Bạn đang xem bài viết Thơ Tình Cuối Mùa Thu: Mối Giao Cảm Ngọt Ngào Giữa Thơ Và Nhạc được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa Thu đi cùng lá Mùa Thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mông Mùa Thu vàng hoa cúc Chỉ còn anh và em Là của mùa Thu cũ Chỉ còn anh và em Tình ta như hàng cây Đã yên mùa bão gió Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như ngọn gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại.
Thi sỹ Xuân Quỳnh
Mùa thu – mùa yêu, không biết tự bao giờ người ta đã mặc định như thế. Để rồi, cái mùa dịu dàng ấy nghiễm nhiên trở thành nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thế hệ những người cầm bút. Dù phản ánh vào thơ ca, âm nhạc, hội họa hay bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, ai ai cũng dễ dàng nhận ra trong từng tác phẩm sự giao hòa giữa đất trời, lòng người mỗi độ thu sang lắng dịu bao dư vị ngọt ngào, trong trẻo.
Từ trước đến nay, trên nhiều lĩnh vực sáng tạo, đã có rất nhiều văn nghệ sĩ thành công với đề tài mùa thu – tình yêu. Vậy nhưng, để có một tuyệt phẩm để đời của mối giao cảm thơ – nhạc thì thật hiếm hoi. Và vì thế, tác phẩm càng khẳng định được giá trị và sức sống mãnh liệt, trường tồn qua thăng trầm năm tháng.
Một trong những “bản tình ca mùa thu” đẹp đến nao lòng về tình yêu đôi lứa là giai phẩm “Thơ tình cuối mùa thu” của nữ sĩ Xuân Quỳnh, được chắp cánh bởi những giai điệu âm nhạc trữ tình, tài hoa của cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
Có lẽ, không một trái tim đa cảm nào có thể giấu được thổn thức khi thả hồn mình giữa trời thu mênh mang trong khoảnh khắc này: “Cuối trời mây trắng bay/Lá vàng thưa thớt quá/ Phải chăng lá về rừng/Mùa thu đi cùng lá”. Đẹp thay khi trong những vần thơ tha thiết kia đã có sẵn nhạc tính, nên những giai điệu ngọt ngào cứ thế tự nhiên được rung lên đầy cảm xúc: “Mùa thu ra biển cả/Theo dòng nước mênh mông/Mùa thu vào hoa cúc/Chỉ còn anh và em…”. Hãy lắng lòng lại để chiêm nghiệm những câu thơ mộc mạc mà rất tình này, khi nó được lặp lại đến 4 lần trong bài thơ, và cũng là điểm nhấn được luyến láy nhiều nhất trong bài hát: “Chỉ còn anh và em”.
Giản đơn mà sâu sắc, chừng ấy là đủ để khẳng định một tình yêu lứa đôi son sắt thủy chung, băng qua thời gian, tuổi tác. Niềm tin đó thêm một lần nữa được kiểm chứng dẫu thời gian vẫn trôi, mùa thu đã cũ, ngoái lại nhìn quá khứ nuối tiếc một chút thôi, để biết yêu thương và nâng niu nhiều hơn khi đã cùng nhau đi qua bề bộn thăng trầm: “Tình ta như hàng cây/Đã yên mùa bão gió/Tình ta như dòng sông/Đã yên ngày thác lũ/Trời gian như ngọn gió/Mùa đi cùng tháng năm/Tuổi theo mùa đi mãi/Chỉ còn anh và em…”.
Có khi, “Thơ tình cuối mùa thu” nghe như một lời tự sự về chút tình riêng tư của chính tác giả. Lúc khác, đó lại như là một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, đầy trìu mến của những đôi lứa đang yêu, về dự cảm thời gian sẽ mang theo tình yêu và tuổi trẻ của mình xuôi về quá vãng. Hiểu cách nào cũng hay, cũng tình. Lời thơ, giai điệu âm nhạc dàn trải toàn bài mang đến một chút dư vị buồn man mác nhưng sâu lắng, ngọt đằm. Đặc biệt, thành công của tuyệt phẩm này là bất cứ người đọc thơ, người nghe nhạc nào cũng có thể dễ dàng bắt gặp chính mình, chuyện tình của mình ở đó, để rồi lay thức bao rung cảm xốn xang giữa tiết trời heo may bảng lảng trong mối giao hòa bất tận giữa thiên nhiên với con người.
Giá trị của tuyệt phẩm này còn được thể hiện ở thông điệp ngợi ca tình yêu thủy chung son sắt, qua thăng trầm dâu bể, bản tình ca lứa đôi vẫn được ngân lên da diết, tiếp nối đời đời, trường tồn với thời gian. Dẫu anh và em đã là những người của mùa thu cũ, của mùa yêu xa, thì ngoài kia: “Kìa bao người yêu mới/Đi qua vùng heo may…”, họ cũng như mình đấy thôi, đã và đang nắm tay nhau đi qua mùa thu, đi qua vùng tuổi trẻ tràn trề khát vọng cùng yêu dấu đong đầy và sẽ viết tiếp những bài ca tình yêu mới.
Cuộc gặp gỡ đầy duyên nợ giữa hai tâm hồn đa cảm, tài hoa khiến cho mối giao cảm giữa thơ và nhạc đạt đến sự thăng hoa tuyệt đỉnh. Cơ duyên đó đã để lại cho bao lứa đôi một “bản tình ca mùa thu” ngọt ngào, lãng mạn, vượt lên sự bào mòn của tuổi tác, thời gian: “Tuổi theo mùa đi mãi/Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại/Chỉ còn anh và em…”.
Tác giả: Ngô Thế Tâm
52 Phạm Văn Đồng – Nha Trang – Khánh Hòa
Nguồn :
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Thơ Tình Cuối Mùa Thu (Xuân Quỳnh)
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may
Cùng nghe và cảm nhận Thơ tình cuối mùa thu được phổ nhạc qua giọng hát của nữ ca sĩ Anh Thơ
Đôi điều tản manh về Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh
Thơ tình cuối mùa thu của nhà thơ xuân Quỳnh với những vần thơ trong trẻo, mộc mạc, đó là giai điệu của một bức tình thư vô cùng sâu lắng. “Thơ tình cuối mùa thu” của Quỳnh chỉ là những hình ảnh giản dị, quen thuộc, đặc biệt là với miền quê đồng bằng Bắc Bộ. Đó đơn thuần là tâm sự của một người đàn bà khi đang đắm chìm trong tình yêu: khắc khoải, tinh tế, đầy xúc cảm, hồ nghi nhưng cũng tràn ngập sự tin tưởng.
Khi nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc bài này, ông đã dùng tiết tấu chậm và nhẹ, không có những đoạn ngân dài để tạo sự lắng đọng nào ngoài chính bản thân những câu chữ, ca từ của nó. Bài nhạc nghe có thể buồn, có thể khắc khoải, có thể đầy suy tư nhưng không hề có nỗi ám ảnh tàn phai.
Ta có thể cảm tưởng rằng Thơ tình cuối mùa thu là bức thư tình của một người phụ nữ viết trong buổi chiều, trước thềm nhà đang tràn ngập gió heo may, bầu trời cuồn cuộn mây trắng. Người phụ nữ cảm nhận được thời gian cuộc đời đang trôi đi, đang chậm dần
Nhưng kết của bài thơ lại làm cho người đọc bừng tỉnh: Kìa bao người yêu mới/Đi qua cùng heo may. Chắc chắn viết tới dòng chữ này, Xuân Quỳnh đã rớm nước mắt long lanh của hạnh phúc tiếp nối. Bây giờ, cứ đến cuối thu, trời hanh hao se lạnh, ta lại nghe Thơ tình cuối mùa thu để thấy ấm lòng. Nữ sĩ Xuân Quỳnh đã Mùa thu ra biển cả/Theo dòng nước mênh mang/Mùa thu vào hoa cúc, nhưng với Thơ tình cuối mùa thu thì vẫn còn mãi mãi, vì đó là tình yêu.
Những Vần Thơ Hay Tháng 9 Ngọt Ngào, Sâu Lắng Nhất Khi Mùa Thu Đến
I. Những bài thơ hay về mùa thu tháng 9
BÀI THƠ: NGÀY 2-9
Tác giả: Hồng Giang
Con viết bài thơ mùng hai tháng chín
Cả đất trời rạo rực kín cờ hoa
Bảy ba năm rồi mà ngỡ hôm qua
Lời của Bác chan hòa cùng sông núi
Vạn người nghe trong ngậm ngùi mừng tủi
Giọng của người gần gũi những yêu thương
Đồng bào ta trên khắp mọi nẻo đường
Được mãi hưởng nền ” tự do, độc lập”
Cả rừng người đứng nghe im phăng phắc
Lời của người truyền đi khắp non sông
Bao dân tộc cũng nòi giống lạc hồng
Đều sống chung trong một dòng máu đỏ
Tổ Quốc ta từ lá cây, ngọn cỏ
Bốn nghìn năm sử sách rõ còn ghi
Nay cháu con chẳng quản khó khăn gì
Dẫu có phải hy sinh vì đất nước
Thì vẫn phải giữ vẹn toàn sau trước
Cho muôn đời chúng tôi ước ….Được bình yên !
BÀI THƠ: BÁC ƠI
Tác giả: Lãng Du Khách
Sáng nay toàn quốc reo ca
Mừng ngày độc lập nước nhà hiển vinh
Con cháu xum họp Ba Đình
Báo công báo hiếu nghiêng mình trước CHA
Chiều nay đổ giọt châu sa
Trời âm u cũng thương CHA khóc cùng
Toàn dân khóc nhớ CHA chung
Trong ngày đại lễ chẳng cùng cháu con
Cả đời vì nước vì non
Ngàn đời ghi tạc lòng son kính người
Con cháu nay đã hồng tươi
Mà sao chẳng thấy bóng người – CHA ơi
Bốn chín xuân đã xa rời
CHA đi đi mãi con rơi lệ sầu
Việt giờ đã sánh năm châu
Mời CHA hưởng phúc tìm đâu bây giờ
Toàn dân con lập ban thờ
Thắp nhang cầu khấn phụng thờ CHA ơi
Linh thiêng giữa chốn đất trời
Cầu CHA phù hộ dân đời bình yên
Chúng con nhớ mãi CHA hiền
Trời ban phước lộc Ông Tiên cứu nhà
Để dân Việt mãi thăng hoa
Con cháu tạc mãi CHA già trong tim.
CHÚNG CON ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CHA
Thơ: Hoài Thương
“Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”
Lời xưa ghi khắc mãi trong lòng
Giờ đây bóng Bác không còn nữa
Nhưng hồn còn mãi với núi, sông
Tuyên Ngôn Độc Lập nước khai sinh
Mong muốn dân ta được hoà bình
Một đời áo vải … hồn dân tộc
Khiến bao tướng giặc phải nghiêng mình …
Cái thời bom đạn đã đi qua
Thống nhất non sông với nước nhà
Chúng con đời đời nhớ ơn Cha !
Hôm nay Hà Nội rực cờ hoa
Kính dâng lên Bác … vị Cha già
Một đời vất vả vì dân, nước …
Ngày này, năm ấy … Bác đi xa !!!
THEO CHÂN BÁC
Thơ: Huy Lê
Giữa Ba Đình sáng toả một vì sao
Hình ảnh Bác in vào non sông Việt
Người anh dũng trái tim hồng nhiệt huyết
Đã vì dân chẳng tiếc tấm thân mình
Để quê nhà rạng rỡ sắc màu xinh
Toàn quốc tộc thái bình vui đầm ấm
Công đức ấy chúng con nguyền khắc đậm
Mãi học theo nhân phẩm chiếu rạng ngời
Giữ trong lòng chẳng một phút nào lơi
Gắng sức luyện muôn đời không ngừng nghỉ
Nung ý tưởng miệt mài luôn vững trí
Giũa rèn thân bền bỉ hướng cao tầm
Diệt tiêu trừ những tiếng giặc ngoại xâm
Cho đất nước tươi mầm hoa tráng lệ
Rực cờ đỏ khắp nơi miền dương thế
Giống rồng tiên oai vệ chí quật cường.
TÌNH THÁNG 9
Tác Giả: Phạm Hương
Tháng chín rồi, có hẹn hò không anh..!?
Đừng để lỡ mà lá xanh vàng úa
Nắng cũng không còn mềm như dải lụa
Heo may về, gió bấc lại tràn qua.
Trên cánh đồng cũng tàn tạ sắc hoa
Em cũng vậy mùa qua là xuống sắc
Chờ anh về … như lời thề… xa lắc..!
Thấy em buồn, thu vẫn nhắc lời xưa.
Đầu tháng chín nắng nhẹ, gió cũng thưa
Mà mùa mưa thì cũng vừa mới hết
Lá trên cành chưa sang màu ly biệt
Em bồn chồn muốn biết thật lòng anh.
Để em giữ màu xanh trên mái tóc
Và vượt mọi nặng nhọc của thế gian
Để em dặn trái tim hãy bình an
Sẽ có người …. vượt gian nan… tìm đến…!!!
THÁNG 9 RỒI À
Tháng chín rồi à?? Chậc! mau quá!
Mới thoáng đây mà, hè đã vội qua..
Bao năm cô đơn, mình anh sống..
Vẫn thấy niềm vui_lũ bạn già!
Ừ! Tháng chín ! hồ nước trong veo
Cũng mây trắng, trời xanh nhè nhẹ nắng
Một mình anh giữa chiều phố vắng
Cũng đã quen rồi, chẳng thấy cô đơn!
Tháng chín rồi trời vẫn kéo mây
Những cơn mưa của nỗi buồn bất chợt
Không có em, Đàn anh ôm hời hợt
Chẳng buồn gẩy lên những nốt thăng trầm…
Tháng chín rồi, sắp đến mùa lạnh giá
Nhưng quen rồi,anh chẳng ngại đâu
Chẳng nhớ nổi cái ôm từ dạo ấy
Chẳng nhớ nổi…ai khóc trên vai này…
Tháng chín về, rồi cũng qua thật mau
Sẽ cuốn xa, tình yêu năm ấy…
“Yêu thôi mà” nghe sao nặng đến vậy
Tháng chín rồi, anh vẫn thích cô đơn.
THÁNG 9 VỀ
Tác Giả: Nguyễn Hà Bắc
Tháng 9 về rồi em có hay?
Làn gió heo may, thổi nhẹ qua chiếc lá
Con đường ngày xưa, nay trở nên xa lạ
Thành phố ngày buồn, u ám những màu mây…
Tháng 9 về rồi, anh vẫn ngồi đây
Một góc riêng anh, cần vòng tay ấm
Từng phút trôi qua, trôi qua thật chậm
Gió thoảng qua rồi…chỉ còn những chờ mong
Tháng 9 về rồi em biết không?
Thu sắp qua đi, đông dần đến cửa
Lại một mùa thu dần trôi qua nữa
Biết đến bao giờ mình tìm thấy được nhau…
Tháng 9 về…..rồi cũng sẽ qua mau
Lại một năm, trôi qua trong nháy mắt
Mới ngoảnh mặt lên, mặt trời kia đã lặn
Chưa làm được gì, lòng chợt thấy bâng khuâng…..
THÁNG 9 VỀ
Tháng chín về rung rinh hoa đầu ngõ
Nắng trải vàng trên lối nhỏ thân quen
Tháng chín về cho nỗi nhớ đầy thêm
Bao kỷ niệm ùa về theo năm tháng
Nhớ ngày ấy cứ bình minh mỗi sáng
Vui hân hoan tay cắp sách tới trường
Chân bước nhẹ lòng đầy ắp yêu thương
Bao ước mơ gửi vào từng trang vở
Tháng chín về muôn hoa đua sắc nở
Tiếng chim ca lảnh lót hót trên cành
Tháng chín về bầu trời cũng thêm xanh
Yêu biết mấy khoảng trời thu tháng chín.
THÁNG 9 GỬI ANH
Tháng chín nghẹn ngào … tháng chín nhớ anh
Vỡ òa giọt ngâu.. lắt lay nhành hoa sữa
Ngọn nến hồng…. sao lụi tàn đốm lửa
Tức tưởi hoài… chới với giữa làn mưa
Tháng chín gọi.. anh nín lặng chẳng thưa
Cứ dấu mình trong suy tư bất tận
Đong kỷ niệm… đếm những gì còn.. mất
Món nợ lòng .. liệu nhận trả hay quên
Tháng chín ngậm ngùi.. trút lá rụng dầy thêm
Rót cô đơn vào mắt đêm vò võ
Gió ấm ức…. giằng co ngoài cửa sổ
Mà giật mình lại ngỡ bước người thương
Người yêu hỡi…. xin anh hãy đừng buông
Tháng chín vẹn nguyên …. vấn vương mong mỏi
Về đây anh…. nắm bàn tay nóng hổi
Em và tháng chín …. mãi đợi chờ anh
THÁNG 9 NHẸ RU
Đường chiều tắt nắng ngõ vàng lên
Tháng chín nhẹ ru lòng thương mến
Hè đi day dứt đau mắt ướt
Thu về lưu luyến lạnh gió rên
Chuông chùa xa vọng buồn nhắn nhủ
Hồi ức bâng khuâng thầm gọi tên
Những chiều giao thức lòng trắc ẩn
Mấy thu tiếc nuối phận chưa nên
THÁNG CHÍN HANH HAO
Thơ: Bằng Lăng Tím
Thu tháng chín lá trải vàng lối mộng
Gió thu về lay động cánh hoa rơi
Chim ríu ran những bản nhạc không lời
Bên ô cửa khoảng trời mơ rất lạ
Căn phòng trống mình em cô đơn quá
Vắng anh rồi lạnh giá chỉ mình em
Trăng ngoài song vừa lướt nhẹ qua rèm
Nghe tiếng dế nỉ non đêm tĩnh lặng
Đêm không anh vòng tay ôm trống vắng
Thao thức hoài suốt đêm trắng đợi mong
Muốn bên anh được nép nhẹ vào lòng
Hai trái tim bên nhau hòa chung nhịp
Nắng hanh hao cuối thu rồi có kịp
Trải thềm rêu hong tiếp sắc vàng thu
Tím chiều loang nghe vẳng tiếng chim gù
Lòng thổn thức nghe gió ru xào xạc…
BÂNG KHUÂNG THÁNG 9
Tôi nghe tiếng trống trường bâng khuâng tháng 9
Nghoảng lại sau lưng mùa hạ đã qua rồi
Ai nép vội góc hiên trường bỡ ngỡ
Chờ heo may về vương tóc rối bay.
Đốm phượng vĩ cất vào ngăn cặp mới
Thu soi gương tô bờ má thêm hồng
Đừng vẫy gió thả rơi mùa cũ vội
Kẻo nắng sân trường hỏi lá có vàng không?
Làn mắt biếc tiếng nói cười xao xuyến
Ai thênh thang trong một khúc giao mùa
Tôi khép lại đôi dòng lưu bút cũ
Gọi tháng 9 về nghe nhịp trống bâng khuâng
CHỢT NHỚ MÙA THU
Có một thời hoa cúc của riêng em
Mùa thu ghé gió về đưa phím nhạc
Em hồn nhiên đôi mắt tròn ngơ ngác
Bản nhạc tình hoa cúc gợi vầng trăng!
Có một thời – thời hoa cỏ tung tăng
Vầng trăng khuyết giắt lược cài mái tóc
Em hồn nhiên trong veo đôi mắt ngọc
Heo may về khe khẽ.. đợi tình quân…
Có một thời hoa cúc vàng trước sân
Trăng cuối thu chợt rũ buồn xao xác
Bài hát xưa không còn ngân tiếng nhạc
Dáng em gầy in trên lối hoa phai…
Có một thời-một thời của riêng ai???
Lặng lẽ thu về khắp thế gian
Hương thu bay vội vẫn nồng nàn
Nghe thấy gì không? Trong thổn thức
Lá thu kể mãi chuyện hợp tan.
Chẳng hiểu mùa thu muốn nói gì:
Ngõ vắng, chiều buông níu bước đi
Êm êm gió lại như khẽ hỏi
Có phải ai buồn nỗi biệt ly?
THÁNG 9 YÊU THƯƠNG
(Lê Gia Hoài)
Tháng chín về còn lại chút heo may
Ngẩn ngơ bay trên từng ô cửa nhỏ
Hương sữa thơm cuối trời thu bỏ ngỏ
Câu yêu thương cháy đỏ sắc mây chiều.
Tháng chín về phố cũ bỗng phiêu diêu
Thu khắc khoải cánh diều bay chao đảo
Ai trở về nép mình sau cơn bão
Lục tung trời tìm màu áo xưa xanh.
Tháng chín về giọt nắng cũng mong manh
Gọi nhớ thương đan thành mưa giăng mắc
Mưa mùa ngâu cuối con đường xa lắc
Cho ai kia nhắc mãi mối duyên đầu.
Tháng chín về mìh anh đứng thật lâu
Bên hàng cây dãi dầu nghiêng trút lá
Anh nhớ em lòng anh bâng khuâng quá
Tháng chín về anh hoá đá chờ… em.
TÌNH KHÚC THÁNG 9
(Toàn Tâm Hòa)
Bên góc sân trường lần đầu ta gặp gỡ
Bao tháng hè xa lòng tràn đầy nhung nhớ
Khi mùa thu về trời trở gió tinh khôi
Tháng chín về rồi ta hò hẹn nhau thôi
Những buổi trường tan ta cùng về chung lối
Đếm những vòng xe cứ quay đều thật vội
Những buổi trưa nồng áo đẫm ướt mồ hôi
Tháng chín đến rồi mình hò hẹn em ơi !
Sài Gòn vào Thu cả đất trời êm ả
Em giấu mùa Thu vào muôn ngàn sắc lá
Bất chợt những chiều cùng hứng giọt ngâu sa
Tháng chín về rồi ta nắm tay bước qua
Cùng đón mùa Thu đang hòa ca rạng rỡ
Mình lại hẹn hò như ngày đầu bỡ ngỡ
Giấu những nồng nàn sau trang vở tinh khôi !
THẬT LÀ MÙA THU
Thật là mùa Thu rồi em ạ
buổi sáng nay dáng núi mờ mờ
gió nhẹ mơn man, nhớ tóc em bay
và nghe thoảng mùi hương ai đó
Thật là mùa Thu rồi em ạ
mưa lất phất bay, gợi nhớ sao!
phố núi cao, dáng nhỏ phương nàỏ
mưa có lại gieo buồn mắt biếc?!
Thật là mùa Thu rồi em ạ
tối hôm qua rả rích mưa Thu
sáng hôm nay mặt trời dậy muộn
có lẽ còn lười vì chớm Thu
Thật là mùa Thu rồi em ạ
dù bên song chưa thấy lá rơi
nhưng trong lòng đã thấy bồi hồi
dường Thu đến mang theo nhung nhớ …
II. Tháng 9 và những cơn mưa
MƯA THÁNG 9
Tháng 9 về ướt cả những cơn mưa
Chiều loang lổ từng cơn giông mùa lũ
Anh cứ đi khỏi tháng ngày xưa cũ
Nhớ làm gì một người cũ đã quên.
Anh cứ ấm, cứ êm mùa mưa lạnh
Em trở về nắm lấy bàn tay không
Tự dắt mình bước qua cơn bão lòng
Vì đời này ai chẳng từng như thế.
Đời cứ trôi, phiêu diêu hồn quạnh quẽ
Chốn phong trần từng dâu bể, đa đoan
Vẫn vẹn nguyên, qua năm tháng chẳng tàn
Một tình yêu còn muôn ngàn lỡ dở.
MƯA THU
Nắng hạ ra đi anh có biết
Em về vàng úa cả con tim
Nửa đêm tiếng gió như ngưng thở
Và tiếng côn trùng ray rức thêm
Có phải mưa thu mà lá đỗ
Hay vì xa cách lá buồn đau
Khi từng giọt lệ rơi trên má
Lại xoáy vào tim đã rối nhàu
Mỗi độ thu về mưa lại đến
Gieo ngàn u uẩn khắp tâm can
Như hôm đưa tiễn mây vần vũ
Phút giã từ nhau dạ võ vàng
Kỷ niệm bên anh em ấp ủ
Cho mùa lá úa chẳng buồn hơn
Bao đêm gió thổi hồn man mác
Và tiếng mưa thu lại chập chờn
CƠN MƯA NGÀY CŨ
Thơ: Thanh Tâm
Tháng chín rồi! Anh cảm nhận được không?
Em một mình sao thấy lòng buồn quá
Ngày tiếp ngày giữa dòng đời ồn ã
Em sợ mình sẽ gục ngã mất thôi
Đưa bàn tay cho em nắm anh ơi!
Để em bước giữa dòng người hối hả
Có anh rồi em sẽ không gục ngã
Sẽ chẳng còn vội vã bước qua nhau
Tháng chín về cho sắc lá thay màu
Em gói lại gửi về phương xa đó
Trao cho anh trái tim yêu nho nhỏ
Luôn nồng nàn và thắm đỏ tình em
Tháng chín về cơn mưa cũ ướt mèm
Chỉ có em trong mùa ngâu kỷ niệm
Một mối tình cả hai cùng tìm kiếm
Trong gió Thu kéo hai đứa lại gần.
KHÚC MƯA THÁNG 9
Tác giả: Hư Vô
Đêm rắc mưa cho hương đầy tóc
Tháng 9 về quanh những gót chân
Phố xá chờ nhau đèn thao thức
Soi buồn chưa rõ mặt tình nhân.
Con đường có lần em qua đó
Hẹn hò cho đỏ dấu son môi
Tôi về không kịp như đã hứa
Giọt mưa xoá mất bóng em rồi!
Bàn tay lùa trong di tích đá
Nhặt chút hương xưa để nhớ đời
Hàng cây bàng mấy lần thay lá
Mà nghe hối hả bước chân tôi.
Chỗ có mũi tên đường rẽ trái
Mưa bay đâu còn thấy lối vào
Tôi nhìn tôi lạ người lạ phố
Cỏ xanh mọc đã quá đỉnh sầu…
NỖI NIỀM THÁNG CHÍN
Thơ: Tư Anh Đặng
Tháng chín về mây bảng lảng chiều mưa
Kỷ niệm xưa vơi đầy theo nỗi nhớ
Hay phải chăng chỉ nỗi niềm vô cớ
Gió đổi mùa xào xạc lá chiều thu
Chiều dần buông trong bóng tối mịt mù
Sương giăng mắt bờ mi ai đẫm lệ
Ánh trăng khuya trông u hoài đến thế
Cho đêm trường thêm mộng mị chơi vơi
Có nỗi niềm chi rứa tháng chín ơi!
Mà mưa mãi để lòng thêm tê tái
Cuối mùa thu trăng buồn mang luyến ái
Giọt ngâu ơi xin rũ sạch muộn phiền…
Tháng chín về lá rụng dưới hàng hiên
Tiếng thơ ai mang nỗi niềm đến lạ
Dòng đời ơi sao u buồn nghiệt ngã
Để cho thu thêm lả chả giọt sầu…
ANH ĐỪNG BUỒN
Anh đừng buồn tháng 9 đến mau
Thời gian chẳng đợi chờ ai nữa
Cứ vô tâm, cứ mải mê chọn lựa
Ngoảnh lại sau biết mất điều gì?
–
Ngày qua ngày nắng cũng nhạt màu đi
Em thôi trẻ nên đâu còn giận dỗi
Vẫn vẹn nguyên trong lòng em nỗi đợi
Chỉ khác là…đợi ở chốn không anh
–
Có ai mà muốn cô độc một mình
Vì tháng 9 nhắc mùa mưa đang đến
Vì em biết khi mà anh chưa hẹn
Thì nỗi buồn sẽ về trước cơn mưa
–
Nếu một ngày…gợi nhắc tháng 9 xưa
Anh sững nhớ quên rằng chưa hò hẹn
Với ai đó luôn đợi mong anh đến
Có nhói lòng hoài tiếc thứ mất đi ???
Mối Quan Hệ Giữa Bếp Lửa Đời Và Bếp…
Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà, về những hồi ức đẹp đẽ của tuổi thơ, về tình bà cháu – Bếp lửa đời: + Là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam + Gợi sức sống, tình cảm gia đình và sự bình yên, no ấm . – Bếp lửa trong thơ Bằng Việt: + Hình ảnh bếp lửa gắn liền với bà khiến cho người đọc liên tưởng đến mối quan hệ kì lạ, thiêng liêng. + Nỗi nhớ về bếp lửa được gợi nhớ bằng nhiều giác quan, bằng trí tưởng tượng: thị giác, cảm giác, khứu giác, xúc giác…Mọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã được tái hiện chân thật, rõ ràng từ một thời kí ức xa xôi. + Bếp lửa gắn với bà: hình ảnh bếp lửa ấp iu…chính là sự hóa thân của tình cảm bà dành cho cháu…Nếu bếp lửa củi rơm gắn với cảm nhận về mùi khói, với dư vị sống mũi còn cay, thì bà gắn với tuổi thơ cháu vừa như người chăm sóc vừa như một người bạn lớn….(dẫn chứng) + Những kí ức tuổi thơ ùa về trong tâm tưởng cháu… Nhớ về bếp lửa, nhắc về bếp lửa là nhắc về bà với những công việc xoay quanh bếp lửa, và tình cảm của một người bà đôn hậu, tần tảo.…(dẫn chứng) + Qua dòng hồi tưởng hình ảnh bếp lửa không còn là bếp lửa bình thường mà là một hình ảnh biểu tượng cứ trở đi trở lại trong bài thơ, trong tâm trí cháu với sự hòa quyện tuyệt vời giữa cái ấm áp của bếp lửa đời và bếp lửa lòng người. ( dẫn chứng) + Từ bếp lửa, tình cảm của bà đã được hình tượng hóa trở thành ngọn lửa, là một hành trình từ cái đơn sơ giản dị đến những cái thiêng liêng cao cả, từ cái thực đến cái linh hồn….Bếp lửa trong kí ức tuổi thơ chính là hiện hữu của một tình yêu nồng nàn, đượm đà mà bà dành cho cháu. + Trong tình cảm của bà có tình yêu quê hương, đất nước của những người xa quê, nhớ bà là nhớ quê hương đất nước.
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Đối với Bằng Việt, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu thậtấy đc tác giảlàm sống dậy trong bài thơ “Bếp lửa”. Bài thơ đc viết năm 1963 khi tác giả đang sinh sống và học tập xa đất nc.
Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong wá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.
Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả những hình ảnh, ngn6 từ bị cuốn theo dòng hoài niệm. Một thờ wá khứ đc tái hiện lại trong tâm tưởng với những chi tiết rất cụ thể. Tác giả nâng niu từng mảnh ký ức ký ức hiện về. Theo diễn biến tâm tư của ngân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thắm thía từng cung bậc tâm trạng theo từng ngọn lủa trong bài thơ: lửa của kỷ niệm tuổi thơ, lửa của cuộc sống lúc đã trưởng thành ; bếp lửa của bà ngày xưa, bếp lửa ngày nay.
Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bêp lửa gắn chặt với hinh ảnh người bà, bếp lửa của 1 thời thơ ấu với nhiều kỷ niệm khó phai. “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Chàu thương bà biết mấy nắng mưa” Trong mấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh “chờn vờn sương sớm” thật sống động, gợi lên ngọn lửa ko định hìnhm khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Sử dụng hình ảnh ấy rất thích hợp với trạng thái tâm lý hồi tưởng những z đã wa, đã rời ra nhưng lại có sức ám ảnh day dứt. Từ láy “ấp iu” bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợil ên cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa. Điệp ngữ “một bếp lửa” đc lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỷ niệm sâu lắng trong ký ức tác giả. Nó trở thành hình tương xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa của quê hương, cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Đọng lại trong 3 dòng thơ đầu có lẽ là chữ “thương” và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi “biết mấy nắng mưa”. Hai chữ “nắng mưa” ko chỉ để nói đến nắng mưa của thiên nhiên mà còn gợi cho ta nghĩ đến nắng mưa cuộc đời. Biết bao tình cảm xúc động mà nghẹn ngào trong câu thơ ấy! Từ tình thương và nỗi nhớ da diết tràn đầy đã đánh thức tác giả sống lại với những năm tháng ấu thơ. Giờ đây, tác giả đã sống xa xứ, đã trưởng thành, đã rời xa vòng tay ngừoi bà. Đaứ cháu ấy đã đc mở rộng tầm mắt để nhìn thấy “khói trăm tàu” , “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”. Cuộc sống đầy đủ vật chất hơn, nhưng vẫn ko nguôi ngoai tình cảm nhớ thương bà. Tình cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ thật khéo, tậht hay, có sức ám ảnh day dứt tâm trí người đọc (tui chưa bị ám:33 . Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà đã trở thành chỗ dựa tinh thân của đứa cháu ở phưong xa. Đó là nỗi nhớ tha thiết, da diết. Hình ảnh bếp lửa cứ trở đi trở lại trong bài thơ, vừa là 1 hình ảnh rất cụ thể, vừa có sức khái quát sâu sắc. “Bếp lủa ấp iu nồng đượm” đã trở thành biểu tượng của tấm lòng người bà, mãi mãi sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Thật ko ngờ, một bếp lửa bình thường như trăm ngàn bếp lửa khác lại có tác dụng xúc động đến như vậy. Người bà trong “Bếp lửa” đã nuôi con nuôi cháu, đã đi wa đói khát và chiến tranh, đã cho cho con mình đi kháng chiến vì đất nước, đã âm tầhm ở lại nhà giữ mảnh đất tổ tiên để lại, âm thầm chờ đợi và hy vọng… Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người sao? Bà là người phụ nữ VN, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi.
Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người có những ngày tháng, những kỷ niệm và những con người ko thể nào quên đc. BV đã có đc 1 tuổi thơ gắn bó với người bà mà ông yêu quý, kính trọng. Ông đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng điệu tâm tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm & giàu sức liên tưởng, suy ngẫm. Bài thơ chính là món quà quý giá mà BV gửi đến cho người đọc. Tác phẩm có tác dụng giáo dục rất tốt về tình nghĩa thủy chung với gia đình, quê hương, đối với những gì đã nhen nhóm và nuôi dưỡng ngọn lửa thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con người. Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ “Bếp lửa” của ông.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thơ Tình Cuối Mùa Thu: Mối Giao Cảm Ngọt Ngào Giữa Thơ Và Nhạc trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!