Bạn đang xem bài viết Thơ Tình Chế Lan Viên được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chính vì thế, một lần, khi trả lời phỏng vấn của giáo sư văn học Đức, Gunter Giezenfild, Chế Lan Viên nói:
“Khi đã làm thơ thì không phải chỉ làm thơ chính trị (poème revolutionnaire) mà cả thơ tình (poème d’amour). Tiếp đến, ông còn nhấn mạnh: “Thơ tình, thơ về hoa, về cuộc đời bình thường rất cần thiết. Cần núi cao (haute montagne) của chủ nghĩa anh hùng (heroisme) nhưng cần các đồng bằng (plaine) của đời sống hằng ngày (quotidienne)”.
Chế Lan Viên ý thức về mảng thơ đời thường. Trong bài ” Thơ bình phương-Đời lập phương“, nhà thơ viết: ” Thơ ra đời ở thung lũng tình yêu, ở vịnh biệt ly, ở đỉnh suy tư, khúc eo tưởng nhớ”. Hóa ra, thơ đi ra từ những những vịnh, những eo, những thung lũng, những đỉnh như vậy
Thơ tình Chế Lan Viên không giống thơ tình của Xuân Diệu. Tình yêu ở đây không có hò hẹn, không có “ngó trên tay điếu thuốc cháy lụi dần” của Hồ Dzếnh, không có kiểu ” gặp em thơ thẩn bên vườn hạnh / hỏi mãi mà em chẳng trả lời ” của Thái Can, lại càng không có kiểu yêu đương như các nhà thơ trẻ hiện đại. Thơ tình Chế Lan Viên có chút gì đó vừa của ca dao, của Nguyễn Trãi, vừa của Trần Tế Xương, của Tản Đà,… Thơ tình Chế Lan Viên làm nên một thế giới nghệ thuật riêng, trong đó thời gian và không gian được cá thể hóa, vĩnh cửu hóa, gắn với chủ thể trữ tình trong từng bài thơ.
Tình ca ban mai, bài thơ nằm trong tập Ánh sáng và phù sa, có 14 câu, viết theo thể thơ 5 chữ, lấy các thời khắc của một ngày để nói nỗi thương nhớ của mình, lấy cái cụ thể (em) để nêu lên cái trừu tượng (thời gian), rồi phả lên đó những cung bậc của tình yêu. Nhà thơ so sánh em với chiều (Em đi, như chiều đi), với mai (Em về, tựa mai về), với trưa (Em ở, trời trưa ở), với khuya (Tình em như sao khuya). Nghĩa là, có em là có tất cả, thiếu em là thiếu tất cả. Bài thơ trong trẻo, có ánh sáng của ban mai, có màu xanh của lộc nỏn, có màu vàng của nắng trưa, có hạt vàng của trăng khuya. Bài thơ kết thúc bằng một hình tượng được nhân cách hóa : Mai, hoa em lại về. Cả bài thơ không nói gì đến hoa, chỉ đến cuối bài mới nói đến. Lại một kiểu tư duy của Đường thi “nhân diện đào hoa tương ánh hồng”. Tình yêu đã mang lại sự huyền diệu, tựa hồ như hạt vàng rải xuống thế gian : Tình em như sao khuya/ Rải hạt vàng chi chít , để rồi Tình ta như lộc biếc/ Gọi ban mai lại về. Bài thơ có tên “Tình ca ban mai” là như vậy.
Trong thơ Chế Lan Viên, có một hình ảnh thường xuyên xuất hiện, đó là “bể”. Cũng có thể nói, “bể” trở thành một không gian nghệ thuật riêng biệt, chỉ thấy ở Chế Lan Viên. Hình tượng này đa nghĩa. Đó là:
Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa thu qua còn để tâm hồn nằm đọng lại Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh ra thành bể và thôi không trở lại làm trời Nếu núi là con trai, thì bể là phần yểu điệu nhất của quê hương đã biến thành con gái Bể đổi thay như lòng ta thay mùa, thay cảm xúc Lật từng trang mây nước lạ lòng ta
(Cành phong lan bể)
Bể nghìn đời mà mãi mãi thanh tân…
(Bể và Người)
Những người xa quê hương Sao phải nằm cạnh bể.
(Nghe sóng)
Những năm đầu 1960 là thời điểm của sự phục hưng nơi tâm hồn Chế Lan Viên. Nhà thơ viết nhiều bài thơ về tình yêu như Nhớ, Trời đã lạnh rồi, Nhớ em nơi huyện nhỏ, Hoa những ngày thường, Quả vải vào mùa, Cây dẫn về em, trong đó có Chùm nhỏ thơ yêu. Tác giả gọi là chùm nhưng chỉ có 8 câu, viết vào tháng 8-1962:
Anh cách em như đất liền xa cách bể Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em Em thân thuộc sao thành xa lạ thế Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm
Anh không ngủ. Phải vì em đang nhớMột trời sao rực cháy giữa đôi taEm nhắm mắt cho lòng anh lặng gióCho sao trời yên rụng một đêm hoa.
“ Bể” và “đất liền” hai thực thể xa nhau, hai không gian cách vời, xa thẳm. Giữa hai không gian đó, có “anh”, “em” và nỗi nhớ. Hai phương trời xa lăng lắc, có một người “không ngủ” và một người “đang nhớ”, khiến “cho sao trời yên rụng một đêm hoa”.
Nhớ là bài thơ viết theo thể lục bát, xinh gọn. Sự chờ đợi bao giờ cũng dài, cũng đầy khát khao và ước vọng. Chỉ còn đêm nay thôi, sáng ra, là gặp nhau mà sao như một năm dài dằng dặc:
Sáng ra đã gặp em rồi Còn đêm nay nữa sao dài bằng năm Ước bay đến chỗ em nằm Cùng chung đợi sáng, tay cầm trong tay.
Cách so sánh tựa hồ như Nguyễn Du đã từng nói, “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.
Trong nhiều bài thơ lục bát của Chế Lan Viên, có bài Hoa tháng ba, nằm trong tập Đối thoại mới, nói được thật nhiều cảm xúc của tình yêu:
Tháng ba nở trắng hoa xoan Sáng ra mặt đất lan tràn mùi hương Không em, anh chẳng qua vườn Sợ mùi hương… sợ mùi hương… nhắc mình.
Mùa xuân gắn liền với sự ra hoa của cây xoan. Xoan nở trắng cành, đầy hương. Hai câu đầu là thời – gian – hoa. Thời gian của tháng ba, thời gian của buổi sáng gắn liền với hương và hoa xoan. Hai câu sau gắn với không – gian – nỗi nhớ. Bài thơ có ba chủ thể : Hoa-Em-Anh. Giữa ba chủ thể là nỗi nhớ. Nỗi nhớ lại gắn với mùi hương. Chú ý cách sử dụng dấu ba chấm (…), nhịp lẻ 3/3/2, mới thấy tâm trạng của tác giả. Có chút gì đấy vừa bâng khuâng, thương nhớ, vừa ngọt ngào xa vắng, thoáng những ngùi thương, đánh đắm cảm xúc. Các câu thơ thật bình dị, sâu lắng. Bài thơ dịu dàng và tinh tế, được viết ra từ một trái tim tha thiết và nồng nàn trong tình yêu.
Chế Lan Viên có bài tứ tuyệt vào loại hay nhất trong thơ Việt hiện đại, bài Lòng anh làm bến thu:
Buổi sáng em xa chi Cho chiều, mùa thu đến Để lòng anh hóa bến Nghe thuyền em ra đi!
Nhiều tuyển tập thơ tình đã tuyển bài thơ này. Bài thơ cũng được chọn và đưa vào trong Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam (NXB Văn học, HN, 2000) của Nguyễn Vũ Tiềm. Đây là một trong những bài thơ ngũ ngôn đặc sắc, thường được nhắc đến của Chế Lan Viên. Tứ tuyệt Chế Lan Viên vừa mang hơi thở truyền thống vừa toát lên nét đẹp hiện đại, bát ngát cảm xúc và dồi dào suy tưởng, cái đẹp của đời thường quyện trong chiều sâu của triết học, câu chữ chân thật lại âm vang dằng dặc. Tác giả hóa thân thành một bến thu, nằm nghe chiếc thuyền – em, chầm chậm, rời bến. Thuyền đã đi. Bến ở lại. Ở lại với một mùa thu trống trải, cách vời nhung nhớ. Thời gian vật lý chỉ từ sáng sang chiều nhưng kéo theo sau nó là thời gian tâm trạng.
Bến và thuyền vốn là những hình ảnh quen thuộc trong ca dao cổ: Thuyền ơi, có nhớ bến chăng / Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Ở đây, mô típ thuyền – bến được vận dụng tài tình, sáng tạo bằng chiều sâu cảm nghĩ. Chế Lan Viên đã đổi mới ngôn ngữ, thổi vào đó những cung bậc tình yêu, đằm thắm, tinh tế. Cũng mô típ này, Nguyễn Bính từng có bốn câu thơ xuất sắc, có điều, chỉ khác về chủ thể của tình yêu:
Hôm qua dưới bến xuôi đò Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau Anh đi đấy, anh về đâu Cánh buồm nâu…cánh buồm nâu… cánh buồm.
Xưa nay vẫn thế. Tình yêu không thể tách khỏi thời gian và không gian. Tâm lý, tình cảm của con người tồn tại và đan xen trong hai thực thể đó. Chế Lan Viên cũng vậy. Có điều là, thời gian và không gian trong thơ tình Chế Lan Viên thường lấy cái khoảnh khắc để vĩnh cửu hóa tâm trạng. Từ một cơn gió mùa từ phương bắc thổi về, se lạnh đất trời khiến nhà thơ nghĩ về tình yêu đôi lứa. Từ vựng chỉ về số (hai lần/ lần trước/ lần sau) và sự lặp từ (gió mùa đông bắc/ gió mùa/ gió mùa đông) được sử dụng trong bài thơ đã vượt lên tính cụ thể, trở thành biểu tượng của nhớ thương:
Từ lúc em ra đi, hai lần gió mùa đông bắc thổi qua phòng Lần trước lạnh vừa, lần sau lạnh gắt Ở đất nước đánh giặc này, ta chỉ sợ gió mùa, không sợ giặc Chỉ sợ lòng mình, ai sợ gió mùa đông
(Gió mùa đông bắc)
Một cảm nhận độc đáo, một so sánh tài tình giữa cơn gió mùa với sự chung thủy trong tình yêu: Không sợ gió mùa. Không sợ giặc. Chỉ sợ lòng mình.
Ở một bài thơ khác, bài Trận đánh, nhà thơ đã mô tả tâm hồn mình như chiến trận. Một cuộc chiến tâm tình không ngang sức. Cũng là lối so sánh đầy cá tính. Chỉ bốn câu:
Em ra đi, anh dọn lòng anh lại Một mình anh, trận đánh chẳng cân bằng Một mình anh chống với cả mùa mưa lũ Với cả màu mây trắng, chỉ mình anh.
Nỗi cô đơn trong bài thơ như dài rộng, trăm mối. Một mình chống lại đất trời, lòng người. Một trận – đánh – tâm – hồn, chẳng cân bằng. Đúng như ai đó từng nói, “thiếu một là thiếu tất cả”. Ở một bài thơ khác, bài Mây của em:
Trong tập Hái theo mùa, có một bài thơ tình xinh xắn, bài Tập qua hàng. Bài thơ pha trộn và đi giữa ngôn ngữ và tình yêu. Tình yêu khiến cho nhà thơ như bâng khuâng, ngập ngừng, khó nói trọn lời. Hãy xem diễn đạt của tác giả thì rõ. Một bài thơ bảy chữ, viết theo kiểu qua hàng của lối thơ vắt dòng, đúng âm vận và luật nhưng cũng có thể hiểu theo kiểu thơ tự do, thơ văn xuôi. Nỗi chờ đợi như kéo dài ra, khiến thời gian cũng nhuốm cả tâm tình tác giả. Khách thể hóa tâm trạng bằng những hình ảnh: nắng, cây, ngõ, bướm và choàng lên đó các cung bậc của mong, nhớ, chờ, làm cho toàn bộ bài thơ thành một không gian tâm tưởng của cô đơn, khắc tạc vào một ngày và chỉ một ngày nữa thôi:
Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ trở về. Nắng sáng cũng mong. Cây cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm cũng thêm màu trên cánh đang bay.
*
Thơ tình Chế Lan Viên đa dạng trong việc chọn thể loại và diễn đạt. Câu thơ có lúc thật ngắn, có lúc thật dài. Bài thơ có khi là lục bát, có khi là tứ tuyệt. Đặc biệt và tài hoa là khi sử dụng hình ảnh. Hình ảnh đa nghĩa, giàu suy tưởng. Thơ tình làm nên nét riêng trong thế giới nghệ thuật của Chế Lan Viên.
TS. HUỲNH VĂN HOA
Một Số Bài Thơ Của Chế Lan Viên
Bài: Xuân Tôi có chờ đâu, có đợi đâu Đem chi xuân lại gợi thêm sầu ? — Với tôi, tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau !
Ai đâu trở lại mùa thu trước Nhặt lấy cho tôi những lá vàng ? Với của hoa tươi, muôn cánh rã, Về đây đem chắn nẻo xuân sang !
Ai biết hồn tôi say mộng ảo Ý thu góp lại cản tình xuân ? Có một người nghèo không biết tết Mang lì chiếc áo độ thu tàn !
Có đứa trẻ thơ không biết khóc Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran !
Chao ôi ! mong nhớ ! Ôi mong nhớ ! Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.
Bài: Tiếng hát con tàu Tây bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc?Khi lòng ta đã hóa những con tàuKhi tổ quốc bốn bề lên tiếng hátTâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.
Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà NộiAnh có nghe gió ngàn đang rú gọiNgoài cửa ô? Tàu đói những vần trăng.
Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹpTàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khépTâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây BắcXứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùngNơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đấtNay rạt rào đã chín trái đầu xuân.
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửaNghìn năm sau, còn đủ sức soi đường,Con đã đi nhưng con cần vượt nữaCho con về gặp lại mẹ yêu thương.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũCỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữaNhư chiếc nôi dừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Con nhớ anh con, người anh du kíchChiếc áo nâu anh mặc đêm công đồnChiếc áo nâu suốt một đời vá rách.Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con,thằng em liên lạcRừng thưa em băng, rừng rậm em chờSáng bản Na,chiều em qua bản BắcMười năm tròn!chưa mất một phong thư.
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạcNăm con đau, mế thức một mùa dài.Con với mế không phải hòn máu cắtNhưng trọn đời con nhớ mế ơn nuôi.
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủNơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?Khi ta ở, chỉ là nơi đất ởKhi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rétTình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,Như xuân đến chim rừng lông trở biếcTình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịchVắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừngĐất Tây Bắc tháng ngày không có lịchBữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương.
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ,Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vộiMắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga.
Mắt ta nhớ mắt người, tai ta nhớ tiếngMùa nhân dân giăng lúa chín rì ràoRẽ người mà đi, vịn tay mà đếnMặt đất nồng nhựa nóng của cần lao.
Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổTây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ,Mười năm chiến tranh, vàng ta đau trong lửaNay trở về, ta lấy lại vàng ta.
Lấy cả những cơn mơ!Ai bảo con tàu không mộng tưởng?Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng,Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uốngMặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.
Bài: Người đi tìm hình của nước Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn.
Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dây!
Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.
Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước Không phải hình một bài thơ đã tạc nên người Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc, Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi…
Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc Một cách vinh hoa cho hai mươi lăm triệu con người.
Có nhớ chăng, hỡi gió rét thành Ba Lê? Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, Những đất tự do, những trời nô lệ, Những con đường cách mạng đang tìm đi.
Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? Bao giờ dải Trường Sơn bừng tỉnh giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao?…
Ơi, độc lập!
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc Khi tự do về chói ở trên đầu.
Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc Sao vàng bay theo liềm búa công nông.
Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!” Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười,
Bác thấy:
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc… Không còn người bỏ xác bên đường ray.
Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân Những kẻ quê mùa đã thành trí thức Tăm tối cần lao nay hóa những anh hùng.
Nước Việt Nam nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê Thành nước Việt nhân dân trong mát suối Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói Những đời thường cũng có bóng hoa che.
Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc Tuyết Matxcơva sáng ấy lạh trăm lần Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân.
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.
Bài: Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng?Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?– Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhấtKhi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn,Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc.Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng…Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cảDù mai sau đời muôn vạn lần hơn:Trái cây rơi vào áo người ngắm quả,Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn,Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn…Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời,Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoáNhững pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lờiCả dân tộc đói nghèo trong rơm rạVăn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi!Có phải cha ông đến sớm chăng và cháu con thì lại muộn?Dẫu có bay giữa trăng sao cũng tiếc không được sống phút giây bây giờBuổi đất nước của Hùng Vương có Đảng,Mỗi người dân đều được thấy Bác Hồ,Thịt xương ta, giặc phơi ngoài bãi bắnLại tái sinh từ Pắc Bó, Ba Tơ…Không ai có thể ngủ yên trong đời chậtBuổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng.Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm,Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng…Ôi! Trường Sơn vĩ đại của ta ơi!Ta tựa vào ngươi, kéo pháo lên đồi,Ta tựa vào Đảng ta, lên tiếng hát,Dưới chân ta, đến đầu hàng Đờ-cát,Rồng năm móng vua quan thành bụi đất,Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười!Đều lộng hương thơm những cánh đồng hợp tácChim cu gần, chim cu gáy xa xa…Ruộng đoàn tụ nên người thôi chia cắt,ĐêmKhôngấm, giọng chèo khuya khoan nhặt,Lúa thêm mùa khi lúa chín về ta.Rồi với đôi tay trắng từ Đinh, Lý, Trần, Lê…Đảng làm nên công nghiệp.Điện trời ta là sóng nước sông HồngAn Dương Vương hãy dậy cùng ta xây sắt thép,Loa thành này có đẹp mắt Người chăng?Ong bay nhà khu Tỉnh ủy Hưng YênMật đồng bằng mùa nhãn ngọt môi emCây xanh ngắt đất bạc mầu Vĩnh Phúc…Ôi! Cái thuở lòng ta yêu Tổ quốcHạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên?Ôi, cái buổi sinh thành và tái tạoKhi thiếu súng và khi thì thiếu gạoNhững phù sa đẻ ra những Cà Mau thịnh vượng mai sau.Dẫu là Chúa cũng sinh từ ruột máu,Ta đẻ ra đời, sao khỏi những cơn đau?Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!Ôi! Thương thay những thế kỷ vắng anh hùng,Những đất nước thiếu người cầm thanh gươm nghìn cân ra trận,Nhà thơ sinh đồng thời với mưa phùn và những buổi hoàng hôn,Cả xứ sở trắng một màu mây trắng,Ai biết mây trên trời buồn hơn hay thơ mặt đất buồn hơn?Chọn thời mà sống chăng? Anh sẽ chọn năm nào đấy nhỉ?– Cho tôi sinh ra buổi Đảng dựng xây đời,Mắt được thấy dòng sông ra gặp bể,Ta với mẻ thép gang đầu là lứa trẻ sinh đôi,Nguyễn Văn Trỗi ra đi còn dạy chúng ta cười…Cho tôi sinh giữa những ngày diệt Mỹ,Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũyBên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.
Bài: Vòng cườm trên cổ chim cu Con cu cườm vẫn đeo vòng cườm muôn thuởTriệu tấn bom không thể nào làm xổMột hạt cườm trên cổ chim tơMùa xuân thật bất ngờTiếng chim sau pháo cụm pháo bầy cấp tậpRừng cháy đen vẫn cành ra lộcChỗ cành xanh là chỗ chim gù.Hồn đất nước bâng khuâng theo tiếng chim dân dãNhư chửa nghe bao giờ. Mà như đãNghe rồi. Tự đâu thời xa xửa xa xưaTự sông Thương đôi dòng, Vọng phu hóa đáTiếng chim như tự buổi bình Ngô, tự thuở Hai BàTiếng chim như tình ái, như thơỞ xứ nghìn năm chiến tranh, vạn ngày trận mạcĐể yên lòng người thì con chim hátCho kẻ ra đi, cho kẻ đợi chờBom đạn ngất trời thì đã sao đâu?Trăm hạt cườm trên cổ chim không thiếu hạt cườm nào.Chim cu gáy sự vật tuần hoàn theo quy luật,Chim cu gáy thì xanh rờn cỏ mọcĐỏ trái chín cành cao cành thấpThì anh lại yêu em như buổi ban đầu.Ngày thắng trận trở về vẫn chim cu ấy gáyVòng cườm qua nghìn cơn lửa cháyTiếng gáy tưởng chừng như đã, như chưaNhư của năm nào, như của bây giờ.
Bài: Sao chiến thắng Giặc Mỹ mày đến đâyThì ta tiêu diệt ngay!Trời xanh ta nổi lửaBể xanh ta giết mày!Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,Như mẹ cha ta, như vợ như chồngÔi Tổ quốc, nếu cần, ta chếtCho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…Hãy cứ đo bể ta bằng luật – điều quốc tếTrời xanh ta xanh bao nhiêu hải lýNhưng chớ đừng đo lòng căm giận chúng taMau hơn ba chục năm trời ta đã đổ raPhải trăm năm mới có ngày độc lậpAi đếm hết chuỗi người lên máy chém lúc hừng đông?Roi vọt Côn Lôn, ngục tù Phú QuốcMỗi trang sử đất này đều nặng máu cha ông.Hãy yêu! Hãy yêu! Hãy yêu tất cảMột chiếc cầu vừa mới bắc qua sôngMột hợp tác lúa chiêm vàng óng ảMột nhà ăn cửa sổ sơn hồng…Những nhà máy, nước sinh trong gian khổNhững lò cao như đứa trẻ đầu lòngHạnh phúc mới, có khi còn vất vảNhưng bước đầu đây là của công nôngMiền Bắc thân yêu trong tầm đạn MỹHãy yêu! Hãy yêu! Hãy yêu và bảo vệMây nước, cửa nhà, văn học, ngữ ngôn…Một đảo vắng Hòn Ngư còn chớp bểMột rặng núi Kỳ Sơn từng lắm lúc mưa nguồn.Hãy đem máu ta ra mà gìn giữNửa thân thể miền Bắc này cho ruột thịt phương nam!Trời xanh biếc của người đầu tuyến lửaNẻo Hùng Tinh từng quay hướng địa bànChớ để cho chúng đến gieo khăn tang và nạng gỗXây dựng những pháp trường và kiến thiết những tha maSúng Mỹ chĩa vào căn phòng ta ởDao cửa vào trên cổ họng ta ca.Hỡi những tấm lòng lạnh tanh máu cáNhững nhiệt tình xuống quá độ âm!Có nghe tiếng ngư lôi và cao xạ?Giặc đánh ta thì ta đánh trảGiữ hòa bình phải đâu bằng mọi giáGiá hòa bình là quật ngã bọn xâm lăng.Tàu Mỹ rụng đất này, ai có nghe chăng?Sao thức canh đêm, bể biếc reo mừng,Sóng ru đất, mấy nhắn cùng gió thổi:“Thần chiến thắng là những người áo vảiNhững binh nhất, binh nhì mười tám tuổiGiết quân thù không đợi có hạt nhân”.Giết quân thù không cần phải phân vânHỡi những con thỏ hòa bình đang tìm nơi gặm cỏSúng ta nổ cũng là vì ngươi nữaNhờ súng này mà người được yên thân.Đêm nay sao chín vàng như thóc giốngPhải đêm nay trời cũng được mùa?Trời sao cao như là chiến trậnSao sáng ngời vũ khí lòng taNghe dào dạt mười bốn triệu miền Nam đang tỉnh thứcKhông! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc!Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời!Hứa một Mùa Gặt Lớn ngày mai.
Bài: Đọc Kiều Suốt mười năm tôi biếng đọc Nguyễn DuQuân thù ném bom xuống những làng quê ta đẹp nhấtKiều bó tròn trong những gói tản cưBà ru cháu bằng ca dao sản xuất.Thấy trăng lên tôi sợ ánh trăng ngờiTôi muốn luyện lòng tôi thành lửa sắtKhông tiếc gì vầng trăng xẻ làm đôiSợ bộ đội hành quân đi gặp giặc.Mười năm qua, nay trở lại hòa bìnhTràng ly biệt lại đoàn viên trước cửa,Cảo thơm đặt trước đèn, tôi giở,Mỗi trang Kiều rung một bóng trăng thanhChạnh thương cô Kiều như đời dân tộcSắc tài sao mà lại lắm truân chuyênCành xuân phải trao tay khí nước mấtCỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên.Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộcChữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khócVà lò trầm đêm ấy tỏa bay hương.Tôi hiểu sao trong xà lim án chémLý Tự Trọng trưa nào còn đọc trang KiềuĐảng dạy ta không thể đưa lòng đi theo ĐảngLại xa những gì dân tộc thương yêuGiá đem lòng tôi tôi đọc Nguyễn DuCó phải đã hiểu nhân dân mình thêm chút nữa?Hiểu giá khổ đau để thêm bừng ngọn lửaNước mắt ta đem đổi máu quân thùThôi vui lên! Hạnh phúc đến đây rồiDẫu sống lại, cô Kiều không khổ nữa.Cả nhân loại sắp đến ngày hội ngộNguyễn Du viết lại Kiều chắc sẽ có văn vui.Ta cách xa nhau một tiếng nấc, một thôi đườngXưa Nguyễn khóc – thì nay ta đã hát,Những chuyện Kiều cứ để yên, không cần lau nước mắtĐời đang vui đời sẽ viết thêm chương.
Bài: Gửi Kiều cho em năm đánh Mĩ Hai trăm năm ngày kỉ niệm Nguyễn DuPháo sáng đốt tên nhà của NguyễnEm có yên tâm để đọc Truyện KiềuBuổi trăng lửa chếch soi tiền tuyến?Gió mùa thu xào xạc hoa lauAnh qua nhà của Nguyễn chả dừng lâuNhớ đến Nguyễn: ngước nhìn Hồng Lĩnh vậyBến phà Vinh bom “cắt” hai đầu…Có ngờ đâu cồn cát trắng cây xanhGặp Nguyễn nơi đây trên đất Quảng BìnhĐất hỏa tuyến những chàng trai lớp bảyLại ngâm Kiều sau một cuộc giao tranh.Bốn phía ruộng đồng mái rạ bờ treTrận địa nằm man mác giữa hương quê…Thơ dân tộc lẫn màu nâu dân dãNên câu Kiều đồng vọng, họ còn nghe.Đêm thắng giặc Bảo Ninh, mẹ Suốt ngâm KiềuMẹ dám đâu quên cái thuở khổ nghèoNhà ai đó lẩy Kiều, câu được, mấtMẹ nấp gốc dừa, nước mắt tràn theo“Thuyền ai thấp thoáng”… Đất trời quê taNhật Lệ sông dài, đò mẹ lại quaCâu thơ Nguyễn cũng góp phần chống MĩMột mái chèo trong lửa đạn xông pha.Hai trăm năm… ờ nhỉ… hai trăm nămThuở vui buồn… Kiều sống giữa lòng dânXưa tiếng võng ru hời đêm lạnh giáNay cỏ mềm xanh nõn tận trời xuân.Đất nước mình còn nghèo lắm, hỡi em yêuCho đến giọt lệ cha ông cũng còn có ích với ta nhiều…Dẫu súng đạn ngặng đường ra hỏa tuyếnĐi đường dài, em giữ Truyện Kiều theo.
Bài: Nhớ Em Nơi Huyện Nhỏem đi về Kiến Xươngmùa này mưa bão lắmphòng anh mờ hơi sươngnhớ em nhu nhớ nắng
chiều nay ốm một mìnhvắng em ngồi bên cạnhngọn gío đùa trêu anhcửa khép rồi vẫn đánh
đường xa trăm cây sốngỡ có em về đóđắp chăn dày cho anhvà đứng nhìn anh ngủ
rồi lại đi Thái Bìnhvề Kiến Xương huyện nhỏđể lại trời bên cửamột màu xanh xanh xanh
(Hoa Ngày Thường-Chim Bào Bão)
Bài: Những Sợi Tơ Lòng Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi Xuân đừng về ! Hè đừng gieo ánh lửa ! Thu thôi sang ! Đông thôi lại não lòng tôi !
Quả đất chuyển đây lòng tôi rung động Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư Vô ! Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ !
Lửa hè đến ! Nỗi căm hờn vang dậy ! Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ ! Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy Chỉ nói thêm sầu khổ với ưu tư !
Tạo hóa hỡi ! Hãy trả tôi về Chiêm Quốc ! Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian ! Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt ! Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn !
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh, Một vì sao trơ trọi cuối trời xa ! Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo !
Bài: Tình Ca Ban Mai Em đi , như chiều điGọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai vềRừng non xanh lộc biếc
Em ở, trời trưa ởNắng sáng màu xanh tre
Tình em như sao khuyaRải hạt vàng chi chít
Sợ gì chim bay điMang bóng chiều đi hết
Tình ta như lộc biếcGọi ban mai lại về
Dù nắng trưa không ởTa vẫn còn sao khuya
Hạnh phúc trên đầu taMọc sao vàng chi chít
Mai, hoa em lại về…
(Ánh Sáng Và Phù Sa)
I Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay: “Con cò bay la Con cò bay lả Con cò Cổng Phủ, Con cò Đồng Đăng…” Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn, Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ. “Con cò ăn đêm, Con cò xa tổ, Cò gặp cành mềm, Cò sợ xáo măng…” Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng! Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân, Con chưa biết con cò, con vạc, Con chưa biết những cành mềm mẹ hát, Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
II Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên! Cho cò trắng đến làm quen, Cò đứng ở quanh nôi Rồi cò vào trong tổ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ, Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi. Mai khôn lớn, con theo cò đi học, Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân. Lớn lên, lớn lên, lớn lên… Con làm gì? Con làm thi sĩ! Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn…
III Dù ở gần con, Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể, Cò sẽ tìm con, Cò mãi yêu con. Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. À ơi! Một con cò thôi, Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi. Ngủ đi! Ngủ đi! Cho cánh cò, cánh vạc, Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi.
Bài: Đêm xuân sầu Trời xuân nắng cỏ cây rên xào xạcBóng đêm hôm hoảng hốt mãi không thôiGió xuân lạnh ngàn sau thời ca hátTrăng xuân sầu,sao héo cũng thôi cườiTrên đồi lạnh tháp chàm sao ủ rũHay hận xưa muôn thuở vẫn chưa nguôi?Hay lãnh đạm,Hời không về tháp cũHay xuân sang,Chiêm nữ chẳng vui cười?Bên tháp vắng còn người thi sĩ hỡiSao không lên tiếng hát đi người ơi?Mà buồn bã âu sầu trong đêm tốiNgười vẫn nằm há miệng đớp sao rơi?
Bài: Giờ báo tử Tất cả bình minh đều hứa hẹn, trừ bình minh ấy,Cái bình minh phản thùng, cái bình minh phản chủ, ác ôn!Mà thôi, đừng vội lên án hạt sương và tiếng gà kết liễu ánh sáng đóCó khi giã từ giữa khi đúng ngọ, lúc hôn hoàng.Hơn thế, anh đã vĩnh biệt từ lúc ngòi bút, trang thơ anh bất lực.Từ lúc nhựa hồn anh khô kiệt, thấy hoa mai mà không biết đấy xuân về.
Bài: Một người thường Người nông dân ấy đã bốc mộ cho hàng trăm trhương binhXác anh em và xác con mìnhXác anh em và xác con mìnhAnh xếp trên giường nhà anh như họ còn nằm ngủVợ, dâu anh thì sợNhưng anh vẫn làm nhiệm vụ.Việc ấy không để lại hào quang trên tayÁnh sáng gì trong mắtHay huân chương trên tường.Có khi bản thân anh cũng muốn quên cuộc đời chật vậtCòn ta à! Thì bận vì dạ hội, liên hoan…Tình ca, hội thảo…Bao nhiêu điều láo nháo chúng ta quênQuên rằng giờ chiến thắng mười nămAnh ta vẫn khổCon vào trường không có chỗĐến bệnh viện không tiềnRa đường không ai nhớVề làng người ta quên.
Bài: Khoảng cách Khi em xoay lưng lại với anh Hai đứa cách nhau một vòng quay trái đất Khi hai đứa mắt đã soi trong mắt Thì không gian còn khỏang cách nào đâu
Bài: Đêm tàn Ta cùng nàng nhìn nhau không tiếng nóiSợ lời thay lay đổ cả đêm thâuĐôi hơi thở tìm nhau trong bóng tốiĐể linh hồn chìm đắm bể u sầu“Chiêm nương ơi,cười lên đi em hỡi!Cho lòng anh quên một phút buồn loNhìn chi em chân trời xa vời vợiNhớ chi em sầu hận nước Chàm ta?Này,em trông một vì sao đang rụngHãy nghiên mình mà tránh đi,nghe em!Chắc có lẽ linh hồn ta lay độngKhi vội vàng trở lại nước non Chiêm”Lời chưa dứt,bóng đêm đã vụt biến!Tình chưa nồng đã sắp phải phôi phai!Trên trần gian vần ô kia đã đếnGỡ hồn nàng ra khỏi mảnh hồn ta
Bài: Đêm xuân sầu Trời xuân nắng cỏ cây rên xào xạcBóng đêm hôm hoảng hốt mãi không thôiGió xuân lạnh ngàn sau thời ca hátTrăng xuân sầu,sao héo cũng thôi cườiTrên đồi lạnh tháp chàm sao ủ rũHay hận xưa muôn thuở vẫn chưa nguôi?Hay lãnh đạm,Hời không về tháp cũHay xuân sang,Chiêm nữ chẳng vui cười?Bên tháp vắng còn người thi sĩ hỡiSao không lên tiếng hát đi người ơi?Mà buồn bã âu sầu trong đêm tốiNgười vẫn nằm há miệng đớp sao rơi?
Bài: Giếng Hằng ngày anh khoét sâu vào hang,vào giếng thẳm lòng mìnhXem cái vết thương nội tâm kia là tài sảnĐi đâu,làm cũng lắng nghe tiếng vang từ giếng,từ hang động ấyCái nỗi đau riêng anh chẳng muốn lành.Anh ăn lấy lấy sự bất lực của mình làm sức lựcĐịnh làm giàu cho cuộc đời bằng cái vốn hư không…
Bài: Điệu nhạc điên cuồng Hầu ran nóng, lửa hồng bừng cháy mắt Máu nồng tươi lay vỡ cả thành tim Ðâu điệu nhạc điên cuồng ta khao khát Chẳng vang lên tràn ngập suối träng êm?
Ðêm mau đây, chiếc sọ dừa ứ huyết Chiếc xương khô rợn trắng khí tinh anh! Và rót mau trong hồn ta tê liệt Những nguồn mơ rồ dại, hỡi yêu tinh!
Ta sẽ nhịp khớp xương lên đỉnh sọ Ta sẽ ca những giọng của Hồn Ðiên Ðể máu cạn, hồn tàn, tim tan vỡ Ðể trôi đi ngày tháng nặng ưu phiền!
Ðể hưởng lấy một giờ không tục lụy Ðể uống vào một phút chết say sưa! Nhạc trần gian khôn vui hồn quạnh quẽ Rượu trần gian gây nhớ vết thương xưa.
Bài: Mồ không Và xương khô, và sọ người, và thịt nát, Và hơi âm rờn rợn của yêu tinh Loài người đã mang đi qua mộ khác Để lòng ta trống trải khí thiêng linh
Thôi vắng bặt từ nay bao giâu phút Mà tiếng cười ghê rợn dậy vang mồ! Mà hơi khóc rung dài dây gió lướt, Mà lời than náo động cõi Hư Vô!
Hồn ma ơi! Hồn ma ơi! Có nhớ Nơi mi hằng chôn gửi hận Trần Gian? Nơi đã khô của mi bao máu đỏ, Bao tủy nồng, nào trắng với xương tàn?
Mi có biết rồi đây trong những buổi Mà sao sa rung chuyển đáy mồ không, Mà nắng chếch huyệt sâu um cỏ dại Ta buồn thương, nhớ tiếc, với trông mong?
Hồn ma ơi! Trong những đêm u tối Mi tung mây về chân trời vòi vọi Hãy mau nghiêng cánh lại ở bên mồ Phủ lòng ta say đắm chút hương mơ!
Ở đâu rồi người nhớ mong yêu tưởng Mà phách hồn vẫn ôm ấp trong tay? Quá xa xôi phút giây chan chứa mộng! Vỡ tan rồi! cốc rượu ứa hơi say!
Nàng hỡi nàng! trên tay ta là mộ trống Trong lòng ta là huyệt bỏ, với trong hồn Mà mồ không lạnh lùng sương giá đọng, Toàn khổ đau, sầu não với lo buồn!
Hãy cho ta lúc vui trên tay khác Một chút Thương an ủi tấm lòng đau Như hồn ma, trong khi về mộ khác, Còn đôi hồi dừng cánh viếng mồ sâu
Bài: Ai? Tôi! Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng Chỉ một đêm, còn sống có 30 Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó? Tôi!
Tôi – người viết những câu thơ cổ võ Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong. Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ, Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ! Ai chịu trách nhiệm vậy? Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời, Tôi ú ớ. Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong Mà tôi xấu hổ. Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
Bài: Hương sen Anh cho tôi làm hoa sen không, tôi trong lý lịch có bùn?Thân phạn người mà, ai chả có bùn đen?Giết chết một mùi hương, dễ thôi, cứ quậy bùn lên để giếtNhưng vượt lên bùn, sen cứ ngát hương sen.
Bài: Hoa đào nở sớm Hoa đào trước ngỏ em qua Sáng nay bỗng ướm cành hoa vào mùa Đầy vườn lộc biết cây tơ Năm đi chưa hết, đã ngờ xuân đâu
Bỗng dưng một đóa hoa đầu. Nghe như đất lạ năm nào gặp em Phải rằng xe xích thời gian Vầng dương bên ấy mọc sang bên này?
Nắng hoe, bướm trở mình bay Cành non nở vội kịp ngày chào hoa. Lòng anh tự độ em qua Hoa bay bướm dạo cùng ta vào đời
Bài: Những sợi tơ lòng Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi Xuân đừng về! Hè đừng gieo ánh lửa! Thu thôi sang! Đông thôi lại não lòng tôi!
Quả đất chuyển đây lòng tôi rung động Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư Vô! Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!
Lửa hè đến ! Nỗi căm hờn vang dậy! Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ! Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy Chỉ nói thêm sầu khổ với ưu tư!
Tạo hóa hỡi ! Hãy trả tôi về Chiêm Quốc! Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian! Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt! Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn!
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh, Một vì sao trơ trọi cuối trời xa! Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!
Bài: Ngủ trong sao Ta để xiêm lên mây, rồi nhẹ bước Xuống dòng Ngân lòa chói ánh hào quang Sao tán loạn đua bơi trên mặt nước, Tiếng lao xao dội thấu đến cung Hằng
Rồi trần truồng, ta nằm trên điện ngọc, Hai tay cuồng vơ níu áo muôn tiên Đầu gối lên hàng Thất tinh vừa mọc Hồn giạt trôi về đến nước non Chiêm
Ta gặp Nàng trên một vì sao nhỏ Ta hôn Nàng trong bóng núi mây cao Ta ôm Nàng trong những nguồn trăng đổ Ta ghì Nàng trong những suối trăng sao
Nàng không nói, không cười, không than thở Theo ta về sao Đẩu ở chân trời Trên má ta lệ Nàng đâu bỗng nhỏ Ôm má ta, Nàng sẽ bảo đôi lời.
Nhưng mà trăng! Nhưng mà sao! nhưng mà gió ! Ồn ào lên, tán loạn chạy quanh ta Phút hỗn độn qua rồi. Trời ! Đau khổ ! Bóng Chiêm nương dần khuất dưới sương sa.
Đêm hôm nay ngồi đây trên bờ bể Ta lặng đếm thử bao nhiêu thế kỷ Đã trôi trong một phút vội vàng qua Ta lắng nghe những thế giới bao la Tụ họp lại trong lòng muôn hột cát, Dòng tư tưởng lần trôi trong Lầm Lạc Hồn say sưa vào khắp cõi Trời Mơ, Ai kêu ta trong cùng thẳm Hư Vô? Ai réo gọi trong muôn sao, chới với? Nàng, nàng, nàng, thôi chính nàng đương mongđợi.
Bài: Nhớ em nơi huyện nhỏ Em đi về Kiến Xương Mùa này mưa bão lắm Phòng anh mờ hơi sương Nhớ em nhu nhớ nắng
Chiều nay ốm một mình Vắng em ngồi bên cạnh Ngọn gío đùa trêu anh Cửa khép rồi vẫn đánh
Đường xa trăm cây số Ngỡ có em về đó Đắp chăn dày cho anh Và đứng nhìn anh ngủ
Rồi lại đi Thái Bình Về Kiến Xương huyện nhỏ Để lại trời bên cửa Một màu xanh xanh xanh.
Bài: Canh cá tràu Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khếKhế trong vườn thêm một tý rau thơmỪ, thế đó mà một đời xa cách mẹBa mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!
Bài: Chơi Ở đâu chơi chiến tranh, chơi cờ, chơi cờ người, chơi cờ giết người…Chơi những cuộc giết người cắm cờ,Chơi bi, chơi bi-a, chơi bi kịch, bi thảm…Chơi phong cảnh, chơi non bộ, chơi làm bộ…Ở đây chơi chữĐem chữ ra mà chơiChữ trá hình đang là ta nó, hoá ra mìnhChữ đa nghĩa ở bên bờ vô nghĩaĐể trò chơi ấyNhững kẻ đã sống thật, đem đời mình thậtRa mà chơi trong chữĐầu chơi, sau thậtVờ khóc cho thiên hạ khócHoá ta mình là người đau nhấtChơi cười, để cho thiên hạ cườiThiên hạ chả thèm cườiMình bày trò nên cứ phải cười liên thiêng, liên tiếp, liên hồi…Không thể ngừng chơi.
Bài này không nằm trong Di Cảo đã phát hành mà lấy từ trong “Văn học và dư luận” số tháng 8 năm 1991,NXB Văn Nghệ,thành phố Hồ Chí Minh
Bài: Chùm nhỏ thơ yêu Anh cách em như đất liền xa cách bể Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em Em thân thuộc sao thành xa lạ thế Sắp gặp em rồi, sóng lại đẩy xa thêm
Anh không ngủ. Phải vì em đang nhớ Một trời sao rực cháy giữa đôi ta Em nhắm mắt cho lòng anh lộng gió Cho trời sao yên rụng một đêm hoa.
Bài: Cái sọ người Này chiếc sọ người kia, mi hỡi! Dưới làn xương mỏng mảnh của đầu mi; Mi nhớ gì, tưởng gì trong đêm tối? Mi trông mong ao ước những điều chi?
Mi nhớ đến cảnh pháp trường ghê rợn Sọ muôn người lần lượt đuổi nhau rơi? Hay mi nhớ những đêm mờ rùng rợn Hồn mi bay trong đốm lửa ma trơi?
Có tìm chăng, những chiều không tiếng gió, Của người mi thi thể rữa tan rồi? Có tưởng lại mảnh hồn mi đau khổ Đang lạc loài trong Cõi Chết xa xôi?
Hỡi chiếc sọ, ta vô cùng rồ dại Muốn giết ta trong sức mạnh tay ta! Để những giọt máu đào còn đọng lại Theo hồn ta, tuôn chảy những lời thơ.
Ta muốn cắn mi ra từng mảnh nhỏ! Muốn điên cuồng nuốt cả khối xương khô! Để nếm lại cả một thời xưa cũ Cả một dòng năm tháng đã trôi xa!
Bài: Chia Em đi về phía ấy Anh chia cho nỗi buồn Chia cho cơn mưa nhỏ Và nắng quái chiều hôm
Một cái hôn ban sáng Thành cơn mưa buổi chiều Chia cho cơn mưa ấy Ðể xa rồi em yêu.
Tia nắng ấm gần nhau Xa nhau thành nắng quái Chia làm gì nắng ấy Ðể xa rồi em đau.
Bài: Bữa cơm thường trong bản nhỏ (Trích)
Bài: Bánh vẽ Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn Cầm lên nhấm nháp. Chả là nếu anh từ chối Chúng sẽ bảo anh phá rối Ðêm vui Bảo anh không còn có khả năng nhai Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc… Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt? Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn Như không có gì xảy ra hết Và những người khác thấy anh ngồi, Họ cũng ngồi thôi Nhai ngồm ngoàm…
Bài: Tìm đường Nửa thế kỷ tôi loay hoay Kề miệng vực Leo lên các đỉnh tinh thần Chất ngất Theo các con đường ngoắt ngoéo chữ chi Gẫy gập Mà đâu được gì? Khi tôi cưỡi trên mây Thì máu người rên dưới đất Mẹ hỏi tôi – Con lên cao mà làm chi? Mẹ ở dưới này cơ cực Về đi! Ôi! Con đường không ra đường của kẻ tìm thơ Cái thơ không ra thơ của kẻ tìm đường Đã gần hết thời gian của tôi ở trên trái đất Mà tôi chưa có thể trả lời cho mẹ Mẹ đâu biết cho rằng: Hoa tôi hái trên trời Cũng chính là nước mắt Dưới xa kia
Bài: Tình ca ban mai Em đi, như chiều đi Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về Rừng non xanh lộc biếc
Em ở, trời trưa ở Nắng sáng màu xanh tre
Tình em như sao khuya Rải hạt vàng chi chít
Sợ gì chim bay đi Mang bóng chiều đi hết
Tình ta như lộc biếc Gọi ban mai lại về
Dù nắng trưa không ở Ta vẫn còn sao khuya
Hạnh phúc trên đầu ta Mọc sao vàng chi chít
Mai, hoa em lại về…
Bài: Thu Chao ơi!Thu đã tới rồi sao?Thu trước vừa qua mới độ nào!Mới độ nào đây,hoa rạn vỡ,Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao.
Cũng mới độ nào trong gió lộng,Nến lau bừng sáng núi lau xanh.Bướm vàng nhẹ nhẹ bay ngang bóngNhững khóm tre cao rũ trước thành
Thu đến đây!Chừ,mới nói răng?Chừ đây,buồn giận biết sao ngăn?Tìm cho những xánh hoa đang rụng,Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn!
Trời ơi!Chán nản đương vây phủ.Ý tưởng hồn tôi giữa cõi Tang.
Bài: Trên đường về Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ Quay về xem non nước giống dân Hời
Đây, những Tháp gầy mòn vì mong đợi Những đền xưa đổ nát dưới Thời Gian Những sông vắng lê mình trong bóng tối Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.
Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn, Muôn Ma Hời sờ soạng dắt nhau đi Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn Lừng hương đưa, rộn rã tiếng từ qui!
Đây, chiến địa nơi đôi bên giao trận Muôn cô hồn tử sĩ hét gầm vang Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm oán hận, Xương Chàm luôn rào rạt nỗi căm hờn.
Đây, những cảnh thái bình trong Chiêm Quốc Những cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi Những Chiêm nữ nhẹ nhàng quay lại ấp Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui
Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng, Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng, Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành.
Đây, trong ánh ngọc lưu ly mờ ảo Vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà, Những Chiêm nữ mơ màng trong tiếng sáo, Cùng nhịp nhàng uyển chuyển uốn mình hoa.
Những cảnh ấy Trên Đường Về ta đã gặp Tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi Và từ đấy lòng ta luôn tràn ngập Nỗi buồn thương, nhớ tiếc giống dân Hời.
Bài: Trưa đơn giản Trưa quanh vườn. Và võng gió an lành Ngang phòng trưa, ru hồn nhẹ cây xanh.
Trưa quanh gốc. Và mộng hiền của bóng Bỗng run theo… lá… run theo… nhịp võng Trưa lên trời. Và xanh thẳm bầu trời, Bỗng mê ly, nằm thấy, trắng, mây trôi…
Trưa! Một ít trưa, lạc vào lăng tẩm, Nhập làm hồn những tượng xưa u thảm.
Trưa theo tàu, bước xuống những sân ga Dựng buồn lên xa gửi đến Muôn Xa. Đây trưa hiện hình trong căn trường nhỏ Đưa tay lên thoa những hàng kính vỡ.
Trưa gọi kêu, nâng ngực gió lên trời: Bên vú trái tròn, lá bỗng run môi. Tiếng ai ca, buồn theo song cửa sổ: “Nâng không gian trưa đặt giữa lòng người.”
Về Bài Thơ Con Cò Của Chế Lan Viên
Bài thơ Con cò là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ đặc sắc của nhà thơ Chế Lan Viên.
Vào một buổi trưa giữa mùa xuân năm 1970, đang lim dim giấc trưa trong căn nhà nhỏ, nhà thơ Chế Lan Viên chợt tỉnh dậy khi nghe câu hát ru: Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao… Tuổi thơ trong ký ức nhà thơ chợt hiện về…
Ngày ấy, tuổi thơ chưa hiểu gì, chỉ biết nước mắt mẹ ru ướt đẫm. Tuổi thơ lại biết thêm mẹ là con cò đi kiếm ăn để con chơi, con ngủ, mẹ là cánh cò, cánh cò trong hai cánh tay mẹ ru mình ngủ yên, ngủ yên… Nhớ lại cùng lúc những vần thơ có giọng ru của mẹ: Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ/ Cánh cò mềm, mẹ đã sẵn tay nâng. Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Trong cảm xúc ấy, nhà thơ như nhìn thấy rõ cánh cò đậu bên con, vỗ cánh cò đưa con bay đi tìm mộng, tìm thơ: “Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi/ Mai khôn lớn, con theo cò đi học/ Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân/ Lớn lên, lớn lên, lớn lên…/ Con làm gì?/ Con làm thi sĩ/ Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ”.
Giữa những câu thơ, vần thơ cứ nối tiếp trong nhà thơ. Trong cảm xúc, trong suy nghĩ đã có cánh cò là của mẹ – cánh cò là của con. Lời ru của mẹ ngày xưa, lời ru của nhà bên bây giờ cứ quyện lẫn, xáo trộn. Câu hát lời ru nối đi nối lại “Con cò mà đi ăn đêm” bỗng trong phút chốc nhà thơ nghĩ đến những đứa con trai xa nhà đang ở mặt trận phía Nam, trên các công trường phía Bắc đều mang theo cánh cò trong lời ru: Dù ở gần con,/ Dù ở xa con, lên rừng xuống bể,/ Cò sẽ tìm con,/ Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. Bỗng cảm xúc của nhà thơ lại đột ngột vang lên lời ru, lời ru từ cánh cò, lời ru của thi sĩ. “Con cò” nhà thơ mang lời ru từ cánh cò của mẹ, mang lời ru từ cánh cò cuộc đời – giờ là lời ru những giấc trẻ thơ đang dưới nhà hầm, đang trong cánh nôi đưa của mẹ: À ơi!/ Một con cò thôi,/ Con cò mẹ hát,/ Cũng là cuộc đời,/ Vỗ cánh qua nôi./ Ngủ đi, ngủ đi!/ Cho cánh cò, cánh vạc,/ Cho sắc trời/ Đến hát/ Quanh nôi.
Trúc Chi
Cảm Nghĩ Về Tình Yêu Thường Trong Bài Thơ Con Cò Của Chế Lan Viên
Cảm nghĩ về tình yêu thường trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
Đề bài: Cảm nghĩ của em về tình thương yêu, sự che chở của lòng mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên và tình yêu mẹ của em bé trong bài Mây và sóng của R.Tago.
Bài làm
Tình mẫu tử thiêng liêng bao đời nay vẫn là mạch nguồn cảm hứng vô tận của các văn nhân, thi sĩ trên thế giới. Tuy vậy, trong mỗi tác phẩm, các tác giả lại khai thác tình mẫu tử ở những khía cạnh khác nhau.
Trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ đối với các con trong suốt cuộc đời. Bài thơ Mây và sóng của R. Tago lại ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Mở dầu bài thơ Con cò là lời ru quen thuộc của mẹ bên nôi, đưa con vào giấc ngủ êm đềm, chập chờn những cánh cò, cánh vạc trong ca dao xưa: Con cò bay la, Con cò bay lả, Con cò cổng phủ, Con cò Đồng Đãng… Rồi hình ảnh cò mẹ lặn lội kiếm ăn ban đêm để nuôi đàn cò con bé bỏng, chẳng may đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao… Lời ru của mẹ chứa đựng nỗi ngậm ngùi, xót thương cho những thân phận vất vả, nhọc nhằn trong cuộc sống thời xưa. Ngắm nhìn con ngủ say, mẹ càng thấy con của mẹ may mắn được sống đầy đủ, no ấm trong vòng tay mẹ: Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn, Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ… Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
Có lẽ tất cả các bà mẹ trên thế gian này đều coi con mình là thứ của cải quý giá nhất – là vũ trụ riêng của mẹ. Người mẹ trong bài thơ Con cò tuy không hiện diện nhưng tình mẹ, lòng mẹ bao la, chan chứa trong từng câu, từng chữ. Mẹ nuôi con lớn bằng dòng sữa ngọt lành, mẹ cũng là người đầu tiên tạo dựng đời sống tinh thần cho con bằng những lời ru đậm đà tình nghĩa, ẩn chứa lời dạy về đạo lí làm người. Dẫu mẹ biết rằng ở tuổi nằm nôi, con chưa thể hiểu được nội dung sâu xa của những lời ru ấy nhưng mẹ vẫn ru, bởi âm hưởng bổng trầm, tha thiết của lời ru qua ngày tháng sẽ từ từ thấm vào máu thịt, vào tâm hồn của đứa con yêu.
Chế Lan Viên đề cập đến một quy luật tâm lí chung của những người mẹ là người mẹ nào cũng mong cho con mình khôn lớn, trưởng thành, làm nên sự nghiệp. Nhưng dù thế nào đi nữa thì mẹ mong con cũng đừng quên cội, quên nguồn vốn là những điều dung dị, đẹp đẽ, làm nên đời sống tinh thần phong phú của mỗi con người:
Con cò trong ca dao xưa, con cò trong lời ru của mẹ hôm nay và mẹ đã hòa nhập thành một. Cánh cò lòng mẹ ủ ấp cho con, che chở cho con trong giấc ngủ say nồng. Cánh cò lòng mẹ bay theo gót đôi chân con tung tăng bước đến trường. Sau này, tất nhiên con sẽ có cuộc sống riêng tách rời khỏi mẹ, nhưng lòng mẹ lúc nào cũng ở bên con:
Quả là những lời tâm huyết mà bất cứ người mẹ nào cùng muốn nói với con. Đọc những câu thơ trên, không ai là không xúc động trước tình mẹ mênh mông như biển rộng, bất tận như nước suối nguồn, không bao giờ vơi cạn.
Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên đã đúc kết những suy ngẫm sâu sắc không chỉ về tình mẹ, lòng mẹ đối với các con mà cao hơn nữa là sự bao dung, nâng đỡ của cuộc đời đối với mỗi con người. Cuộc đời quanh ta đẹp đẽ, phong phú biết bao! Chúng ta hãy biết ơn cuộc đời 1 người mẹ thứ hai không kém phần cao cả và vĩ đại đã cùng người mẹ ruột thịt nuôi dưỡng chúng ta thành những con người chân chính.
Nếu như ở bài thơ Con cò, Chế Lan Viên ca ngợi tình mẹ yêu con sậu nặng, bền lâu thì ở bài Mây và Sóng của R. Tago, tình cảm yêu thương nồng nàn, tha thiết của con dành cho mẹ lại là cảm hứng chủ đạo. Qua lời tâm sự hồn nhiên, ngây thơ của đứa con với mẹ, chúng ta thấy rõ vai trò to lớn của người mẹ trong đời sống tinh thần của con.
Trong suy nghĩ non nớt, thơ ngây của con, mẹ là tất cả vũ trụ bao la, bí ẩn và đầy hấp dẫn. Chúng ta hãy lắng nghe lời kể của cậu bé về những cuộc gặp gỡ kì lạ được thêu dệt bằng trí tưởng tượng bay bổng nên huyền ảo và thú vị lạ lùng:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
Trong con mắt trẻ thơ, bầu trời mênh mông với mặt trời, mặt trăng, những áng mây rực rỡ và những vì sao lấp lánh là một thế giới tuyệt vời. Nhất là mây với sự biến đổi muôn hình vạn trạng, lúc như dãy núi trập trùng, lúc như đại dương rập rờn sóng vỗ, lúc giống như hàng ngàn con tuấn mã tung vó trên thảo nguyên xanh… cuốn hút vô cùng! Tất nhiên là trước những lời mời mọc của những người sống trên mây, cậu bé không khỏi dao động, phân vân. Nhưng cậu luôn nghĩ đến mẹ đang chờ cậu ở nhà, nên: Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?.
Không thể cùng mây rong chơi với bình minh vàng và vầng trăng bạc, cậu bé nghĩ ra một trò chơi tương tự, vừa thỏa mãn trí tò mò, vừa không phải xa mái ấm gia đình, xa người mẹ thân yêu:
Có lẽ không gì thích hợp hơn, tinh tế hơn hình ảnh ẩn dụ: Con là mây và mẹ sẽ là trăng. Cậu bé khác nào là những đám mây nghịch ngợm, vô tư và người mẹ khác chi vầng trăng tròn đầy dịu dàng, êm mát?!
Cậu bé kể cho mẹ nghe câu chuyện thứ hai:
Còn gì thích hơn được ngao du đây đó bởi biết bao điều hay điều lạ đang chờ đón cậu bé. Dễ dàng lắm, chỉ cần nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được sóng nâng đi, đưa đến những bến bờ xa tắp. Thích thật đấy, nhưng nghĩ đến mẹ chiều chiều muốn thấy con ở nhà thì lòng nào mà đi được?! Chừng như hiểu tình yêu, tình thương của cậu bé đối với mẹ nên sóng mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Cậu bé nghĩ ra trò chơi khác hay hơn: Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ. Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
Như thế là chỉ cần hai mẹ con vui đùa với nhau là cậu bé có đủ bình minh vàng, vầng trăng bạc, được ngao du nơi này nơi nọ trên khắp trái đất này. Hiểu rộng ra và hiểu sâu hơn thì mẹ là vũ trụ thu nhỏ của con, mà đó quả thật là điều kì diệu nhất!
Hai bài thơ, hai tác giả, sống ở hai thời đại, hai phương trời khác nhau nhưng lại giống nhau ở một điểm là cùng ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Chính vì vậy mà nó sống mãi trong tâm hồn nhân loại.
Theo Kenhvanmau.edu.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Thơ Tình Chế Lan Viên trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!