Xu Hướng 3/2023 # Thơ Hay Về Việc Đi Chăn Trâu, Chùm Thơ Thời Trẻ Trâu Nhiều Kỷ Niệm # Top 5 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thơ Hay Về Việc Đi Chăn Trâu, Chùm Thơ Thời Trẻ Trâu Nhiều Kỷ Niệm # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Thơ Hay Về Việc Đi Chăn Trâu, Chùm Thơ Thời Trẻ Trâu Nhiều Kỷ Niệm được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

CHĂN TRÂU

Thơ: Kim Long

CHĂN TRÂU Thơ: Khương Nguyễn

GHI CHÚ: cua xâu* cua trói bằng rơm, sau dùng đoạn nan tre nhỏ xâu thành xâu mang về…

CƯỠI TRÂU Thơ: Tạ Hồng Thái

ÔM HOÀI KỈ NIỆM Thơ: Đình Thiện

NHỚ THỜI CHĂN TRÂU

Thơ: Nguyễn Văn Tuyên

Cuộc đời ta tựa giấc mơ Chăn trâu thời đó bây giờ ai quên.

NHỚ CẢNH NGÀY XƯA Thơ: Đồng Tâm

Minh Tuyết Nơi tôi sinh ra là quê hương xứ nghệ. Nhưng khi tôi lớn lên tôi đã khắp đó đây. Cho dù nay tôi đang ở tại nước Úc. Nhưng lòng khi nào cũng nhớ thương. Lưu luyến quê hương đất tổ . Kỹ niệm đẹp của những ngày chăn trâu cắt cỏ. Ôi kỹ niệm ấy đã in mãi trong tâm trí của tôi. /.

VUI 1 TÍ: CHĂN TRÂU KHỔ HAY CHĂN EM KHỔ

Thơ: Ngọc Tân

Lớn lên mất cả ngày vàng Tương lai duyên phận sầu mang sớm chiều Chăn trâu cực khổ bao nhiêu Chăn em anh thấy khổ nhiều hơn trâu Vắng trâu anh có buồn đâu Vắng em anh lại âu sầu đợi trong Con trâu anh thả ngoài đồng Không lo không sợ không ông nào kề

THÂN NẦY PHẢI NGHĨ LẠI THÊM CON TRÂU ĐÀY ĐOẠ HAY EM ĐOẠ ĐÀY.

TRẺ TRÂU Thơ: Nguyễn Đình Huân

“Ai bảo chăn trâu là khổ Chăn trâu sướng lắm chứ…”

Ngày trước… Nhà tôi ở là vùng quê nghèo, cuộc sống người dân ở quê tôi chủ yếu là làm nông. Ba mẹ tôi cũng vậy, ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà còn chưa đủ ăn. Ở làng tôi mỗi nhà đều có nuôi một hoặc vài con trâu vì tôi thường nghe mẹ tôi nói “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Nếu như không có con trâu thì ruộng nương chẳng biết phải làm sao…

Tuổi thơ của tôi nó cũng gắn liền với con trâu, trừ những buổi đi học thì còn lại phải đi chăn trâu. Tôi chăn trâu từ hồi rất bé, bé quá thì chưa thể cưỡi trâu được thì phải dắt nó đi. Sau này lớn lên một chút thì lúc nào tôi cũng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Người ta bảo chăn trâu khổ nhưng mà tôi thấy chăn trâu cũng rất là thú vị, được ngồi trên lưng trâu, có khi còn ngủ gục trên lưng trâu, có khi bọn nhỏ chúng tôi lại mang theo một cuốn vở để học bài, rồi đánh trâu nhảy tưng tưng…hihi.

Những ngày trời đẹp bọn tôi thường thả trâu ăn trên một cánh đồng rộng rồi rủ nhau đi hái sim, hái trái dủ dẻ để ăn, rồi nằm lăn lộn trên bãi cỏ thật là thích.

Tôi ghét nhất là những ngày mưa ngồi trên lưng trâu có những con mòng trâu bu vào rất khó chịu. Nói chung tôi yêu tuổi thơ của tôi, tôi yêu những buổi chăn trâu, thả diều, tắm sông, nhảy dây, bắt bướm, hái hoa… Cảm ơn vì đã cho tôi tuổi thơ thanh bình và chân quê…

Ngày xưa tôi cũng như cậu bé trong hình cố gắng nhảy lên lưng trâu hoài không được…hihihi

TÂM SỰ CÔ NÀNG CHĂN TRÂU

Thơ: Lê Liễu

TRÂU ĐÂY NGƯỜI ĐÂU Thơ : Song Trà

MUỐN LÀM ĐỨA TRẺ CHĂN TRÂU

Thơ: Trần Bích Hà

VỀ QUÊ YÊN LÀNH Thơ: Thiên Lý

TIẾNG SÁO MỤC ĐỒNG Thơ: Hạnh Nguyễn

EM LÀ CÔ GÁI CHĂN TRÂU

Thơ: Hoa Nắng

Em là cô gái chăn trâu Đôi tay cắt cỏ đồng sâu sớm chiều.

TUỔI NHỎ CHĂN TRÂU Thơ: An Mai Ka

CHĂN TRÂU Thơ: Hoàng Kiệt

Trưa trời rượt đuổi mấy bầy trâu Áo đẫm mồ hôi mệt cả đầu Vất vả nhưng mà tâm mãn nguyện Rã rời chẳng thấy dạ oằn đau Hừng đông dưới ruộng lo cày lúa Ngã bóng trên đồi bận tưới rau Thả lưới triền sông tìm bẫy cá Trưa trời rượt đuổi mấy bầy trâu.

Sự Tích Con Trâu

Câu chuyện Sự tích con Trâu

Sự tích con Trâu là truyện cổ tích Việt Nam, giải thích cho các bạn nhỏ biết vì sao cỏ lại mọc ở khắp mọi nơi và nguồn gốc xuất hiện của con Trâu ngày nay.

Con Trâu là đầu cơ nghiệp – Tục ngữ Việt Nam –

1. Vị thần gieo hạt giống

Ngày xửa ngày xưa, Ngọc Hoàng, vị vua trên thiên đình đã tạo ra trái đất và để cho loài người cùng muông thú chung sống cùng nhau.

Ngọc Hoàng rất hài lòng khi hai loài sống hòa hợp với nhau nên đã sai một vị thần xuống trần gian gieo trồng lúa, đậu và một vài loại ngũ cốc khác để giúp cho muôn loài có thức ăn. Ngọc Hoàng để các loại hạt giống vào trong một cái túi bằng vàng và căn dặn vị thần gieo chúng dọc theo trái đất.

Sau đó, ngài đưa cho vị thần thêm một chiếc túi khác có chứa các hạt cỏ dại dành cho các loài thú và bảo ông ta gieo chúng vào những nơi mà hạt giống của loài người không nảy mầm. Ngọc Hoàng tin rằng tất cả con người và muông thú mà mình đã tạo nên sẽ không bao giờ bị đói nhờ vào các hạt giống này.

Vâng lệnh Ngọc Hoàng, vị thần mang theo hai chiếc túi vàng xuống trần gian. Khi vừa xuống trần gian, vị thần lập tức rải hạt giống xuống một vùng đất rộng lớn. Ông ta nghĩ nếu hoàn thành nhiệm vụ sớm chừng nào thì càng được trở về thiên đình sớm chừng đó. Nhưng ngạc nhiên thay, cỏ dại bắt đầu mọc lên nhanh chóng từ những nơi vị thần vừa rải hạt giống. Vị thần lập tức nhận ra mình đã lấy hạt giống nhầm túi và nhanh chóng sửa sai bằng cách rải lại các hạt giống ngũ cốc từ chiếc túi kia.

Trong lúc vội vã, vị thần đã làm vỡ các hạt giống mà Ngọc Hoàng đã cố tình tạo ra với kích thước thật lớn để cây trồng có thể mọc lên dễ dàng thành những mảnh nhỏ. Ông ta lập tức gieo các hạt giống nhỏ xíu này xuống các vùng đất mà cỏ dại đã mọc lên.

Tuy nhiên, đã quá muộn để vị thần có thể sửa chữa được lỗi lầm của mình. Cỏ dại mọc nhanh hơn các loại ngũ cốc và hấp thu hết lượng nước, không khí và ánh mặt trời dùng để nuôi dưỡng ngũ cốc. Nhận thấy không còn cách nào để khắc phục được tình trạng này nữa, vị thần quyết định trở về trời. Do e ngại Ngọc Hoàng, ông ta đã không hé một lời nào về việc mình đã làm.

2. Sai lầm của vị thần và câu chuyện sự tích con trâu

Không lâu sau, loài người bắt đầu kêu ca về nạn đói. Họ thắc mắc với Ngọc Hoàng tại sao các loài vật lại có một vùng đồng cỏ rộng lớn trong khi con người chỉ có một chút ít ngũ cốc. Họ cũng phàn nàn quá trình gieo trồng hết sức mệt nhọc và mất nhiều thời gian bởi các loại hạt giống quá bé. Ngọc Hoàng liền truy hỏi nguyên nhân gây nên những lời than phiền của loài người. Sau khi biết được những tai hại gây nên bởi vị thần, Ngọc Hoàng đã quở trách ông ta về những sai lầm của mình.

Mặc dù Ngọc Hoàng có một trái tim bao dung nhưng những thiệt hại mà vị thần gây ra lần này quả thật quá lớn. Ngài đã quyết định trừng phạt vị thần để ông ta biết được lỗi lầm của mình. Sau khi biến vị thần thành một , Ngọc Hoàng đã nói:

– Sai lầm của ngươi đã làm cho cỏ dại mọc lên nhiều hơn các loại cây trồng và ngũ cốc. Ngươi buộc phải ăn hết chúng vì chúng chẳng có ích gì cho loài người cả. Bên cạnh đó, bởi vì ngươi khiến cho loài người phải lao động vất vả hơn, ngươi sẽ phải ở lại trần gian vĩnh viễn để giúp những người nông dân cày cấy trên cánh đồng.

Thậm chí cho đến nay, trâu vẫn bị đưa ra xa nếu người ta thấy nó đi vào các ruộng lúa. Tuy nhiên, trâu vẫn được coi trọng vì nó đã từng phục vụ Ngọc Hoàng vào thời xa xưa. Mặc dù hình dáng không được đáng yêu lắm nhưng trâu chính là một vị thần khốn khổ bị trừng phạt mãi mãi do một lỗi lầm nhất thời.

Truyện cổ tích Sự tích con Trâu – chúng tôi –

Câu chuyện Sự tích con Trâu trên trần gian [Truyện cổ miền núi]

Sự tích con Trâu trên trần gian là truyện cổ tích các dân tộc thiểu số Việt Nam cho chúng ta thấy vì sao con Trâu của Trời lại xuất hiện dưới trần gian.

1. Bác nông dân và Trời

Ngày xưa, Trời có một con Trâu cái. Trời thấy nuôi Trâu thì không có lợi mà để Trâu dùng vào việc cày bừa thì Trời lại không biết làm ruộng. Trời bèn nghĩ ra một cách là cho loài người mượn Trâu. Trong khi ấy, bác nông dân biết làm ruộng nhưng lại không có Trâu. Bác đánh bạo leo dốc lên hỏi thuê Trâu của Trời. Trời bảo:

– Ta cho anh thuê Trâu, nhưng anh phải trả hoa màu cho ta.

Không còn cách gì khác, bác nông dân đành nhận lời và dắt Trâu về. Từ đó, hàng ngày, bác ra sức cùng Trâu cày bừa. Mồ hôi của người và vật đổ xuống, thấm cả luống cày, mà đến mùa, Trời lại dâng nước lên cướp hoa màu đem đi hết. Không chịu được cảnh lấy tô trâu của Trời, bác nông dân đã nhiều lần xinh Trời nới tay cho, nhưng lần nào Trời cũng nói:

– Còn thuê Trâu của ta, ta còn lấy hoa màu. Bao giờ trả Trâu cho ta thì mới hết nợ.

Càng làm vất vả, bác nông dân càng đói rét. Một hôm, sau khi bàn bạc cẩn thận với mọi người, bác quyết đem Trâu đi trả Trời. Đường lên Trời vừa dốc vừa nhiều bùn, bác và Trâu đi khó nhọc lắm mới đến nơi.

Vừa đến cửa nhà Trời, bác lên tiếng:

– Từ nay tôi chẳng công nợ vay mượn gì của Trời. Trời đừng đến lấy thóc lúa của tôi nữa.

Trời cười đáp:

– Để Trâu đấy cho ta. Anh chẳng thuê đã có người khác. Thôi về đi!

2. Sự tích con Trâu trên trần gian

Bác nông dân nghĩ đến bao nhiêu thóc lúa của mình làm ra trong mấy năm bị Trời cướp không cả. Bác thấy cần phải lấy con Trâu của Trời để bù cho chỗ Trời đã cướp không của mình.

Bác nắm lấy đuôi Trâu giật lùi xuống dốc. Cứ như thế, bác dắt Trâu về tới nhà mà Trời không biết.

Chiều hôm đó, không thấy Trâu đâu. Trời vội vàng chạy đi tìm. Đến nhà bác nông dân, trời thấy con Trâu đang ăn cỏ ở trước cửa. Trời hỏi:

– Anh đã dắt con Trâu này của ta đi phải không?

Bác nông dân đáp:

– Tôi đem trả Trâu cho Trời. Trời đã nhận rồi. Con Trâu này tôi chịu khó cày cấy dành dụm mãi mới mua được đấy.

Trời không tin cứ nằng nặc đòi. Sốt ruột, bác nông dân liền dắt Trời lên dốc. Vừa đi, bác vừa chỉ xuống bùn:

– Đấy Trời xem, chỉ có vết chân Trâu đi ngược lên nhà Trời, làm gì có dấu chân Trâu đi xuống mà Trời bảo tôi dắt con Trâu của Trời.

Không biết nói thế nào, Trời đành hậm hực quay về.

Từ đó, không ai phải mướn Trâu của Trời nữa và cái cảnh Trời dâng nước cướp hoa màu thay cho tô trâu ở các nơi miền núi cũng không còn nữa.

Sự tích con Trâu trên trần gian Nguồn: Tập đọc lớp 4 Phổ thông, tập 1, trang 78, NXB Giáo dục – 1977 – chúng tôi –

Bài thơ Con trâu [Võ Quảng]

Bài thơ Con Trâu được trích tập thơ “Thấy cái hoa nở” của Võ Quảng miêu tả đặc điểm của con Trâu và tình cảm của em nhỏ coi Trâu như một người bạn gần gũi.

Ở chơi nông trường Nhớ con Trâu mộng. Da đen láng bóng, Ức rộng thênh thênh, Đôi sừng vênh vênh, Chóp sừng nhọn hoắt. Hai tai quạt quạt, Trố mắt trâu nhìn, Nhìn em đăm đăm Mũi luôn khịt khịt…

Cỏ non em cắt, Em bó mang về, Giơ cỏ: “Mê! Mê!” Là Trâu bước đến. Cùng Trâu lui tới Như chỗ bạn bè. Hễ em vuốt ve Là Trâu… nhắm mắt. Dưới bóng râm mát Trâu đứng nghỉ ngơi, Em nhảy lên ngồi Lưng Trâu em hát.

Bài thơ Con Trâu – Tác giả: Võ Quảng Nguồn: Tập đọc lớp 2, tập 2, trang 99, NXB Giáo dục – 1978

Đôi nét về con Trâu

Trâu nhà (hay còn gọi là trâu nước) là những loài trâu đã được con người thuần hóa thuộc họ Trâu bò (Bovidae). Chúng đã được lai tạo, chọn giống chủ yếu là ở châu Á từ hàng ngàn năm để con người sử dụng trong hoạt động sản xuất, hoạt động nông nghiệp.

Trâu có sừng dài, ngắn cong khác nhau để sống phù hợp với thiên nhiên, da trâu mướt láng bóng dày, tuyến mồ hôi không phát triển và không thoát ra ngoài được nhiều để hạ nhiệt cơ thể, để giải nhiệt chúng có thói quen thích đằm mình nơi nào có nước hay sình lầy.

Trong xã hội cũ, người ta xem “Con Trâu là đầu cơ nghiệp”. Hình tượng con Trâu rất phổ biến trong văn hóa của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Theo văn học dân gian, nguồn gốc của con Trâu được kể lại qua câu chuyện Sự tích con Trâu bên trên.

Từ khi được thuần hóa, Trâu là một trong những con vật rất gần gũi, thân thiết với con người. Hình ảnh con trâu siêng năng, cần cù gắn liền với lũy tre làng thể hiện một nét văn hóa Việt và là một biểu tượng không chính thức của Việt Nam.

Sự Tích Cái Nốt Dưới Cổ Con Trâu

Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện. Cũng như thế, những gã mục đồng đối với trâu không dám đánh đập tàn tệ hoặc cho ăn thiếu thốn vì sợ trâu mách chủ.

Vào hồi đó có một người làm ruộng nuôi một con trâu cày, đồng thời cũng thuê một cậu bé để chăn con trâu ấy.

Người và vật lúc đầu rất tương đắc. Nhưng sau rồi hai bên bất bình với nhau. Cậu bé này tính ham chơi, nhiều khi quên mất phận sự của mình làm cho trâu nhiều lúc chả được miếng gì vào bụng. Có bữa vì say mê một cuộc đánh khăng hay đánh đáo, nhưng lại sợ trâu ăn lúa, cậu ta đã cột trâu lại một nơi không cho ăn. Những lúc đó, để che mắt chủ, hắn dã dùng một mẹo là lấy mo cau áp một lớp vào bụng con vật, rồi trát đất bùn ra ngoài. Cứ như thế, hắn dắt trâu về chuồng. Chủ nhà nhìn thấy bụng trâu căng lớn tướng thì tỏ ý hài lòng mà không căn vặn gì nữa. Nhờ mẹo ấy, cậu ta đã lừa được chủ nhiều lần nhưng cũng nhiều lần làm cho trâu rất tức tối.

Một hôm, cậu bé mải chơi quá. Hội khăng vui đáo để làm cho hắn quên mất cả. Nhưng trâu thì nhịn từ trưa cho đến chiều. Trâu gọi mãi, nhưng hắn ta nào có để ý đến. Buổi chiều hôm ấy trâu định mách chủ nhưng hắn khôn ngoan dùng lời lấp liếm không cho trâu có dịp mở miệng.

Buổi sáng hôm sau, người chủ dắt trâu ta cày ruộng. Trâu cố làm ra bộ bước không muốn nổi. Chủ gắt:

– Nào có đi mau lên không. Đồ lười?

Trâu trả lời:

– Không phải lười mà tại đói.

Chủ hỏi tiếp:

– Thế nào? Ngày nào mà thằng bé chả cho mày ăn một bụng no căng.

Bấy giờ trâu mới vạch mặt:

– Cưỡi trâu ra đánh khăng đánh đáo, cưỡi trâu về nói láo trâu no. No gì mà no: trong mo ngoài đất sét. Ỉa cái phẹt, hết no.

Sự giả dối của cậu bé chăn trâu vì thế bại lộ. Ngay buổi trưa hôm đó người chủ vừa lột những cái mo đầy bùn dưới bụng trâu vừa đánh cho hắn một trận mê tơi. Hắn đau ê cả người. Nhưng trâu thì rất hả hê và từ hôm đó ngày nào cũng được ăn no lại được tắm rửa sạch sẽ.

Qua mấy ngày sau, những chỗ bị đánh hãy còn sưng húp, cậu bé ngồi trên bờ ruộng giọt ngắn giọt dài. Trong khi đó trâu ung dung ăn cỏ. Bỗng dưng có một ông lão hiện ra sau lưng, hỏi cậu bé vì cớ gì mà khóc. Hắn chỉ vào trâu mà nói: – “Tại nó cả. Vì nó mách chủ…”. Đoạn hắn kể cho ông nghe hết đầu đuôi.

Ông lão nghe xong dỗ dành cậu bé và nói: – “Ta rất thương con gặp phải chuyện không may. Bây giờ con muốn gì ta sẽ làm cho con vui lòng”. Hắn đáp: – “Vì nó biết nói làm cho con phải đòn. Bây giờ chỉ muốn làm thế nào cho nó không thể nói được nữa”. Ông lão bảo: – Khó gì việc đó. Ta sẽ có phép làm cho con vừa ý”. Ông lão bèn rút trong người ra một cây hương đốt lên thư phù vào trâu, rồi bất thình lình ông lấy cây hương đó dí vào dưới cổ con vật. Trâu cố giãy giụa nhưng không kịp. Trâu kêu lên oai oái khản cả cổ. Tiếng nói của trâu dần dần mất hẳn. Cuối cùng,lúc nào muốn nói, trâu chỉ còn phát ra có mỗi một riêng “nghé ọ… ” mà thôi. Chỗ bị thương sau thành một cái sẹo như cái nốt ruồi, từ đó trâu không nói được nữa. Cả dòng dõi nhà trâu sinh ra cũng đều không biết nói và cũng đều mang cái nốt ở dưới cổ cho mãi đến ngày nay.

Quay về trang chủ:

Truyện cổ tích,

Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:

Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời

Truyện xem nhiều nhất

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Thơ Viết Về Làng Quê Nông Thôn Với Hình Ảnh Cánh Đồng Lúa, Con Trâu,..

Những bài thơ hay viết về cảnh làng quê nông thôn Việt Nam với những hình ảnh rất thân quen và gần gũi như những cánh đồng lúa chuẩn bị gặt, đàn trâu đi trên những con đường làng, hương rơm rạ sau những mùa gặt,.v.v.

CHIỀU QUÊ

Thơ: Bách Tùng Vũ

BÀI THƠ BÊN LUỸ TRE LÀNG Thơ: Hoa Nắng

Yêu sao … Yêu mấy … Cho vừa… !

Quê Hương … Năm nắng …. Mười mưa Hoà Bình !

Mong sao tất cả khắp nơi Nông thôn thay đổi cho đời tươi hơn.

QUÊ TÔI ĐỔI SẮC Thơ: Mai Ngọc Thoan

Nguyen Dinh Huong Tôi sinh ra từ làng quê nông thôn nghèo. Lớn lên lại gắn bó với nghề Nn nên có điều kiện về với bao bà con nông dân, làng bản trong tỉnh. So với ngày xưa bà con nôngthôn nay khá hơn nhiều, không còn cảnh chạy bữa, nhịn ăn hay cơm độn khoai sắn nữa. Nhưng nói thật vẫn còn rất nhiều gđ nghèo và nghèo lắm. Mỗi lần về với bà con chứng kiến cái cảnh nghèo đó mà lòng quặng đau, đau cái đau cho số phận “bần nông” một thời nay vẫn thế và thầm nghĩ GIÁ NHƯ họ “một bộ phận không nhỏ” ấy thấu hiểu được cái nghèo, cái thiếu thốn đủ bề của rất nhiều bà con để bớt đi sự tham lam, lợi dụng chức vụ quyền hành vơ vét cho bản thân một cách thái quá, bớt đi, bớt đi. GIÁ NHƯ và giá như,…thì người dân đỡ khổ./.

QUÊ TÔI Thơ: Nguyệt Hoàng

Cùng đến với chùm thơ xướng họa viết về bức tranh cảnh làng quê với thể thơ thất ngôn với nhiều tác giả xướng-họa thật hay..

== BỨC TRANH QUÊ == Thơ: Văn Luyện

Lặng lẽ trời cao đã chuyển hồng Đẩy màn đêm tối mãi về không Tầng trên lãng đãng làn mây ửng Phía dưới lao xao ngọn gió nồng Rạng rỡ hoa cười chào nắng mới Tưng bừng nụ nảy đón hừng đông Thi nhân tức cảnh khua ngòi bút Họa bức tranh quê giữa cánh đồng. ***BỨC TRANH TUYỆT TÁC Thơ: Nguyễn Văn Mười

Rạng sáng, đêm đen đã ửng hồng Bình minh thức dậy giữa tầng không Sương rơi thấm vị hương ngào ngạt Gió thổi nghe hơi biển mặn nồng Bóng nguyệt lặng lờ sau dãy núi Vầng dương rực rỡ phía trời đông Bức tranh tuyệt tác vô cùng đẹp Tạo hóa cho không chẳng tốn đồng…! ***TÌNH QUÊ Thơ: Đinh Tuấn Minh

Trời xuân nắng nhẹ dưới mây hồng Bến đợi trăng về bạn nhớ không Bát ngát rừng xanh đầy nhụy thắm Mênh mông biển lúa ngát hương nồng Em cười rạng rỡ trong ngày mới Phố vẫn tưng bừng lúc rạng đông Gió lộng buồm căng thuyền vượt sóng Chiều nghe tiếng hát vọng trên đồng ***Bức Họa Đồng Quê Thơ: Nguyễn Khắc Liêu

Tranh quê một bức rực màu hồng. Đón ánh bình minh trải khoảng không. Thấp thoáng lưng trời mây đã ửng. Xôn xao mặt nước gió thêm nồng. Làn sương ngọc giát chào ngày mới. Giọt nắng vàng ươm đón rạng đông. Thi sĩ thả hồn theo lối mộng. Lời thơ sóng nhạc rộn hương đồng.

LÀNG QUÊ THANH BÌNH

Thơ: Thiện Diệp

Nắng Ấm Ngoài đồng cây lúa trổ bông Có hoa gạo nở nụ hồng đang tươi Thôn làng như môt chiếc nôi Tiếng ru người mẹ từng hồi à ơi.Trần Văn Khánh Cảnh thanh bình lắm anh. Em chúc anh dạt dào ý thơ mỗi ngày nha anh

TÌNH QUÊ NỒNG NÀN

Thơ: Trương Thị Anh

Anh còn nhớ lối đường về? Hàng cau dàn mướp tình quê nồng nàn.

Vũ Uyên Quê hương cảnh đẹp ngút ngàn Làm ta xao xuyến ngập tràn nhớ nhung.Anh Trương Thi Gái quê dịu dàng thuỷ chung Áo nâu chân đất, má hồng vẫn duyên

Vũ Uyên Tình người như vẫn còn nguyên Áo nâu chẳng thấy nhưng duyên mặn mà Gặp lại còn hợp tình ta Cau trầu anh dẫn đến nhà được không Hay là em đã có chồng Tình xưa xao xuyến mặn nồng còn không.

CUỘC SỐNG QUÊ TÔI

Thơ: Trương Tuyết

Hôm nay muốn trở về làng Gió ơi! Hãy nhắn đò ngang ta về.

VỀ QUÊ THÁNG NĂM

Thơ: Nguyễn Đình Huân

Như hoa bưởi sau vườn ngát đưa hương Như hoa xoan quê ta đời thường dân dã Ra bờ đê ta ngắm đàn cò lả Chiều chiều bay về yên ả miền quê Một đàn trâu đang lững thững đi về Con nghé con vẫn mải mê gặm cỏ Ta giang tay muốn ôm mây ôm gió Ôm tuổi thơ ta ngày đó thân yêu

QUÊ HƯƠNG TUỔI THƠ Thơ: Giọt Mưa Thu

Quê em có tự bao đời Thái Bình ta đó là nôi hát chèo…

Cao Tinh Quê hương gợi nhớ bao điều Nhớ chiều đồng cỏ sáo diều vi vu À ơ tiếng mẹ hò ru Lấy chồng ca xứ mịt mù làng quê.

Nguyễn Thoản Thơ rất hay tình cảm Thôn quê chan chứa đậm đà quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người. Huỳnh Đình Khôi Đồng xanh bông lúa chớm vàng…Mênh mông lộng gió nội đồng ngát hương…Vấn vương bóng dáng e ngồi… Bờ môi khép nhẹ mắt buồn ép mi…Trắng dài tóc xõa ngang vai…Mơn mang bông lúa trông càng đáng yêu… Hồng đào hai quả ngất ngây… Mê say lạc buớc giữa chiều mộng mơ…Tuổi thơ ngày ấy qua rồi…Giờ đây nhớ lại đậm tình cơm quê !

VỀ CÙNG EM Thơ: Thi Anh Thai

Tình quê tình mẹ bến bờ yêu thương.Trần Phương Về đi anh quên ngày tháng vấn vương Về đi anh bước trên đường kỷ niêm Về đi anh những ngày xưa yêu mến Về đi anh dưới gốc phượng em chờ..

Chùm thơ viết về nỗi nhớ quê xa của người xa quê rất hay do nhiều tác giả cùng xướng – họa xin chia sẻ cùng bạn đọc… ====== NỖI NHỚ QUÊ XA ====== Thơ: Lê Kim Liên

EM VỀ NHÉ, CÓ ANH ĐỢI Thơ: Trần Hứa

ĐÓN EM VỀ THĂM QUÊ Thơ: Trần Thị Diệp

VỀ NHA EM Thơ: Khánh Huỳnh

VỀ QUÊ HƯƠNG Thơ: Chữ Văn Hòa

NGÀY VỀ THĂM QUÊ Thơ: Mạc Phương

Thanh Ngoc Bài thơ quá bồi hồi. Ai yêu rồi cũng nhớ người ta kinh khủng. Nhưng nếu là tình yêu đơn phương thì nỗi nhớ cũng nhờ đó mà nhẹ đi còn một nửa vì phụ nữ già thường hay đề phòng lắm bạn cái gì cũng yêu có một ít thôi chứ k phải như mấy bé cỏn con. Hình xinh quá bạn. Mình cũng thích về quê lắm vì k đâu bằng ở quê rất hồn nhiên.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thơ Hay Về Việc Đi Chăn Trâu, Chùm Thơ Thời Trẻ Trâu Nhiều Kỷ Niệm trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!