Xu Hướng 3/2023 # Thơ Hay, Thơ Dở, Cái Hay Của Thơ Dở Và Cái Dở Của Thơ Hay (2) # Top 10 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thơ Hay, Thơ Dở, Cái Hay Của Thơ Dở Và Cái Dở Của Thơ Hay (2) # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Thơ Hay, Thơ Dở, Cái Hay Của Thơ Dở Và Cái Dở Của Thơ Hay (2) được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thơ hay, thơ dở, cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay (2)

Hiện tượng nhiều bài thơ, thậm chí, cả nguyên một khuynh hướng thơ hay nhưng bị xem là dở không phải chỉ gắn liền với sở thích. Mà là với quan niệm.

Thơ không bao giờ chỉ là thơ. Đằng sau thơ bao giờ cũng có một cái gì khác. Cái khác ấy, xưa, ở Tây phương, từ ảnh hưởng của Plato, người ta xem là thế giới lý tưởng, và từ ảnh hưởng của Aristotle, là tự nhiên; ở Trung Hoa và Việt Nam, là đạo hay chí; sau, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, người ta cho là cảm xúc, và dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, là vô thức; gần đây hơn, người ta cho đó là ngôn ngữ. Chỉ là ngôn ngữ. Rất ít người đề cập đến vai trò của quan niệm. Có thể đó là ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp từ Emmanuel Kant, người gắn liền việc thưởng thức cái đẹp (kể cả cái đẹp trong nghệ thuật, dĩ nhiên) với lạc thú (pleasure). Lạc thú ấy có bốn đặc điểm chính: Một, khác với các loại lạc thú khác, lạc thú do cái đẹp mang lại có tính chất vô tư và vô vị lợi (disinterested); hai, cũng khác với các loại lạc thú khác, nó không dựa trên ý niệm: đó là loại lạc thú phi ý niệm (non-conceptual pleasure); ba, đó cũng là loại lạc thú của tính mục đích vô mục đích (purposiveness without a purpose): ở đó cái đẹp thể hiện một trật tự bên trong thay vì tuân theo bất cứ một mục đích ngoại tại nào khác; và bốn, đó là loại lạc thú cần được chia sẻ và muốn nhận được sự đồng thuận của mọi người. Nó là sự chủ quan mang tính phổ quát hoặc một sự phổ quát chủ quan (subjective universality).

Có điều, chính Kant cũng thấy những phân tích của ông là bất cập nên ông lại chia cái đẹp thành hai loại: một cái đẹp tự do (free beauty) và một cái đẹp lệ thuộc (dependent beauty). Sự khác biệt chính là, trong khi cái đẹp tự do có tính phi ý niệm, cái đẹp lệ thuộc lại gắn liền với một ý niệm nhất định. Hoa là cái đẹp tự do của thiên nhiên. Để thưởng thức cái đẹp của hoa, người ta không cần bất cứ kiến thức nào về thảo mộc. Cũng vậy, để thưởng thức cái đẹp của một số vật trang trí, người ta cũng không cần biết ý nghĩa của chúng, hơn nữa, chúng cũng chẳng có ý nghĩa gì, chúng không biểu hiện cho một cái gì. Chúng chỉ là hình thức. Và chúng tự tại. Nhưng cái đẹp của một con người, một con ngựa hay một tòa nhà (ví dụ nhà thờ, lâu đài, cung điện) thì lại được đặt trên tiền đề về tính cứu cánh và quan niệm về tính hoàn hảo để làm chuẩn mực cho nhận thức và đánh giá. Đó là những cái đẹp lệ thuộc.[1]

Khi áp dụng quan điểm thẩm mỹ của Kant vào thơ, người ta chỉ chăm chăm tập trung vào cái đẹp tự do mà quên đi, với ông, phần lớn nghệ thuật, nhất là các loại hình nghệ thuật ngôn ngữ, trong đó có thơ, nếu không muốn nói, đặc biệt là thơ, vốn, tự bản chất, là những cái đẹp lệ thuộc: Chúng gắn liền với ý niệm. Cái ý niệm ấy không những quy định cách đánh giá thơ hay và thơ dở mà còn, xa và sâu hơn, ảnh hưởng đến cách phân biệt thơ và những gì không phải thơ. Bắt chước cách nói của Jean-Paul Sartre, “đằng sau kỹ thuật của một cuốn tiểu thuyết bao giờ cũng là một siêu hình học của tác giả”, chúng ta có thể nói, đằng sau mỗi bài thơ bao giờ cũng có một mỹ học thơ. Đằng sau thơ Đường là một mỹ học của thơ Đường. Đằng sau Thơ Mới là mỹ học của Thơ Mới, chủ yếu đó là mỹ học của chủ nghĩa lãng mạn. Đằng sau thơ tự do, cũng vậy, cũng có mỹ học của thơ tự do. Kéo nhận định này dài ra thêm, chúng ta cũng có thể nói, ngay cả với thơ phản-thơ, hay thứ thơ sau này được nhóm Mở Miệng mệnh danh là thơ cắt dán, thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa cũng có một mỹ học riêng của nó.

Cũng từ sự phân biệt này, khái niệm sáo hay sáo ngữ càng ngày càng trở thành phổ biến và được sử dụng như một sự đánh giá: sáo là dở, thoát sáo, ngược lại, là hay. Về phương diện chức năng, khi đề cao chức năng tải đạo hay ngôn chí, những bài thơ thiên về tình cảm rất dễ bị xem là “tiếng dâm” và cần bị tước quyền công dân trong thế giới thơ. Ngược lại, thời Thơ Mới, khi người ta nhấn mạnh vào chức năng bộc lộ cảm xúc, đặc biệt những cảm xúc sôi nổi nhưng vu vơ kiểu “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” hay “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, những bài thơ tải đạo và ngôn chí lại bị chê là khô khan, thậm chí, không có chút gì là thơ cả: Khái niệm “chất thơ” được ra đời để chỉ những cái đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng và đầy thơ mộng, không những không gắn liền với đạo lý mà cũng không gắn liền với cả chất văn xuôi sần sùi của đời sống hàng ngày.

Cuối cùng là quy ước về thể loại. Các quy ước ấy thay đổi theo từng thời đại và từng trường phái. Ở bình diện rộng lớn, bao quát toàn cảnh văn học, ngày xưa, khi chưa xây dựng được một quy ước chung về tiểu thuyết, tiểu thuyết rất bị rẻ rúng, như những chuyện ngồi lê đôi mách; rẻ rúng đến độ Kim Thánh Thán, bị người đương thời khinh bỉ chỉ vì cái tật mê tiểu thuyết của ông dù trên thực tế, với tật ấy, sau này ông được xem là nhà phê bình lỗi lạc nhất của Trung Quốc thời nhà Minh và nhà Thanh. Giới hạn trong thơ, ngày xưa, cả một thời gian rất dài, hàng ngàn năm, người ta xem thơ thì phải có luật, có niêm, đối, và đặc biệt, có vần nên khi loại thơ mới, và nhất là thơ tự do, ra đời, phản ứng chung là phủ định: người ta không xem đó là thơ.

Nếu thơ bao giờ cũng gắn liền với một mỹ học nào đó về thơ, theo tôi, chính cái mỹ học ấy sẽ trở thành tiêu chí đầu tiên để đánh giá và đặc biệt, để phân loại thơ, từ đó, chúng ta sẽ có những bài thơ hay và những bài thơ dở. Trong thơ hay, có hai cấp chính: hay vừa và hay lớn. Thơ dở cũng có hai loại: dở – dở và dở – hay. Dở – dở là dở thật; còn dở – hay là chỉ dở tạm thời, từ cách nhìn cũ, tuy nhiên, khi thay đổi cách nhìn, từ một hệ mỹ học khác, chúng lại trở thành hay. Lửng lơ giữa hai phạm trù hay và dở ấy là một số bài không thật hay và cũng không thật dở nhưng lại đóng một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy sự vận động của thơ khiến thơ bước sang một thời đại khác với một hệ mỹ học khác. Trước khi phân tích các loại thơ kể trên, xin được nhấn mạnh thêm điều này: Từ mấy chục năm nay, các lý thuyết phê bình trên thế giới đều né tránh việc đánh giá và xếp hạng các tác phẩm văn học cụ thể, kể cả thơ. Họ chỉ tập trung vào việc diễn dịch và phân tích, hết phân tích văn bản đến phân tích các yếu tố liên văn bản cũng như các yếu tố ngoại văn bản, từ tư tưởng của tác giả đến chính trị và văn hóa, nhất là văn hóa, gắn liền với những khung nhận thức như nữ quyền luận hoặc hậu thực dân luận. Tuy nhiên, người ta chỉ né chứ không thể tránh được. Né vì tính chất phức tạp của vấn đề và cũng vì không muốn sa vào cái bẫy của chủ quan và cảm tính. Nhưng không thể tránh được vì phê bình, dù muốn hay không, cũng phải bắt đầu bằng sự chọn lựa: chọn đề cập đến tác phẩm hoặc tác giả này thay vì một tác phẩm hay một tác giả nào khác. Mà chọn lựa tức là so sánh. Khi chúng ta chọn bước vào tiệm ăn này thay vì tiệm ăn khác, chọn quán cà phê này thay vì quán cà phê khác, cũng như chọn loại rượu này thay vì một loại rượu nào khác bày đầy trong một tiệm nào đó, chúng ta đều so sánh với vô số các tiệm ăn khác, các quán cà phê khác và các loại rượu khác. Như vậy, sự so sánh bao hàm sự đánh giá và phân bậc. Chính vì vậy Harold Bloom mới cho câu hỏi “cái gì làm cho bài thơ này hay hơn những bài thơ khác?”[2] bao giờ cũng là một câu hỏi trung tâm của nghệ thuật đọc thơ.

Muốn đánh giá chính xác cần có hai điều kiện tiên khởi: phải có diện so sánh rộng và phải bám chặt vào một tiêu chí nhất định.

Về điểm trên, trong Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp có nói một câu rất hay: “Phải đàn ngàn khúc rồi mới hiểu được âm thanh, phải nhìn một ngàn thanh kiếm rồi mới hiểu được vũ khí. Cho nên muốn thấy sáng được toàn bộ tác phẩm thì, trước hết, phải nhìn rộng. Xem núi lớn rồi mới tả được gò đống, ra biển khơi rồi mới hiểu được ngòi rạch.”

Về điểm thứ hai, trong phạm vi văn học cũng như thơ nói riêng, người ta có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá và phân bậc. Có những tiêu chí văn chương và những tiêu chí ngoài văn chương. Tiêu chí ngoài văn chương bao gồm ba khía cạnh chính: thương mại (ví dụ, bán sách được nhiều hay ít), xã hội (có đông độc giả hay nhiều người ái mộ hay không) và chính trị (mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít, sâu hay cạn). Ngoài văn chương, những tiêu chí ấy, dù thông dụng đến mấy, vẫn không có ý nghĩa gì đáng kể. Chúng ta chỉ cần tập trung vào tiêu chí đầu. Tuy nhiên, cái gọi là tiêu chí văn chương ấy cũng rất phức tạp.

Trong cuốn The Art of Reading Poetry, Harold Bloom cho cái lớn trong thơ tùy thuộc vào hai yếu tố: sự rực rỡ của ngôn ngữ hình tượng và quyền lực nhận thức.[3] Giản dị, nhưng hai tiêu chí do Bloom nêu lên lại làm nảy sinh ra nhiều vấn đề, ví dụ, thế nào là sự rực rỡ (splendour) và tại sao phải là ngôn ngữ hình tượng? Từ giữa thế kỷ 20 đến nay, nhiều nhà thơ thuộc nhiều trường phái khác nhau, từ thơ cụ thể (concrete poetry) đến thơ tạo hình (visual poetry) và thơ ý niệm (conceptual poetry), không những phủ nhận vai trò của hình tượng mà còn giảm thiểu đến tối đa vai trò của ngôn ngữ. Đối với cả sự phủ nhận lẫn sự giảm thiểu ấy, cái gọi là “sự rực rỡ” trở thành một điều hoàn toàn vô nghĩa. Đó là chưa kể đến cái gọi là “quyền lực nhận thức” cũng rất mơ hồ. Quyền lực nhận thức của một nhà thơ có khác quyền lực nhận thức của một triết gia, một nhà tư tưởng hay một nhà tiểu thuyết? Nếu khác, nó khác như thế nào? Bởi vậy, như trên đã trình bày, ở đây, tôi chỉ chọn một tiêu chí: đó là hệ mỹ học đằng sau một bài thơ hoặc một khuynh hướng thơ. Điều này có hai ý nghĩa: thứ nhất, đánh giá một bài thơ, chúng ta phải nhìn từ góc độ mỹ học của bài thơ ấy. Ví dụ, đối với một bài thơ Đường luật, chúng ta không nên sử dụng mỹ học của Thơ Mới vốn dựa trên nền tảng của chủ nghĩa lãng mạn để đòi hỏi ở bài thơ Đường luật ấy những thứ, tự bản chất, chúng không thể có: chẳng hạn, sự phá cách về hình thức và sự dào dạt của cảm xúc. Cũng vậy, để đánh giá một bài thơ tự do, chúng ta cũng không thể sử dụng các tiêu chí của thơ Đường luật với những vần điệu và nhịp điệu khắt khe để làm cơ sở cho việc phân tích hay phán đoán.

Thứ hai, để đánh giá tầm vóc của một bài thơ, chúng ta phải phân tích những đóng góp của nó đối với cái mỹ học mà nó đại diện. Dựa trên đặc điểm thứ hai này, tôi chia thơ thành nhiều cấp độ: lớn, hay, dở, dở – hay, và không dở không hay nhưng có ý nghĩa lịch sử.(Còn tiếp)

Cái Hay Cái Đẹp Trong Bài Thơ Duyên Của Xuân Diệu

Cái hay cái đẹp trong bài thơ Duyên của Xuân Diệu

Hướng dẫn

Cái hay cái đẹp trong bài thơ Duyên của Xuân Diệu

Xuân Diệu là nhà thi sĩ của tình yêu và tuổi trẻ chính vì thế những sáng tác của ông đã khiến cho biết bao con tim của những người trẻ tuổi chung một nhịp đập một khát vọng tới bùng cháy. Và một trong những nỗi khát khao đó phải nói tới tình yêu đôi lứa. Thành công ở đề tài này, Xuân Diệu đã có bài thơ Duyên vô cùng đặc sắc với những nét chấm phá. Bằng cái hay cái đẹp của bài thơ “ Duyên” tác giả mang tới cho người đọc người nghe những cung bậc của buổi mới quan nhau.

Trước hết cái hay cái đẹp của bài thơ Duyên được thể hiện qua hình ảnh của một buổi chiều thu vô cùng ướt át và lãng mạn

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên.

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền. ”

Chính cái duyên cái tình yêu một thời của tuổi trẻ ấy đã khiến cho những con người bắt gặp tình yêu đã vội quyến luyến. dưới con mắt của một người đang yêu thì những thứ họ nhìn thấy được đều vô cùng đẹp và đầy cảm xúc biết bao nhiêu.

Chính cái duyên mà tình yêu mang lại đã khiến cho thiên nhiên và cảnh vật đều nhuốm một màu yêu thương và đẹp đẽ, mọi thứ đều tràn trề sức sống. chúng ta có thể thấy như hình ảnh cây me thì ríu rít những cặp chim chuyền cành, màu trời kia như ai đổ lên những màu xanh ngọc qua muôn lá.

Mỗi mùa mang một thức một dáng dấp riêng. Nếu như người ta yêu mùa xuân với những vẻ non tơ thì người ta lại tới với mùa thu với sự lãng mạn và da diết có chút đượm buồn. hay nghĩ tới mùa hè thì chính là nghĩ tới hình ảnh rộn rã tiếng ve và những màu sắc tươi mới.

Và âm thanh được tác giả sử dụng chính là tiếng huyền. mùa thu xuất hiện với tiếng huyền. một tiếng huyền khiến cho tâm hồn con người như nhẹ bỗng với mọi thứ, tâm hồn như lâng lâng khó tả và cảm xúc thì bộn bề

Cái duyên trong lòng người hay chính là cái duyên của đất trời đã tạo ra cái duyên cho tình yêu đôi lữa. mọi thứ rất dịu ngọt âm thanh bay bổng và có lúc lại ngân dài theo những tiếng động và bước chuyển của thời gian.

Tiếp nối những câu thơ của tác giả chúng ta lại bắt gặp những hình ảnh tinh tế tiếp theo như:

“Con đường nho nhỏ, gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn.

Lần đầu rung động nỗi thương yêu”

Bằng những tính từ láy tác giả như diễn tả từng cung bậc cảm xúc một cách nhẹ nhàng và cũng hết sức tinh tế. đó chính là con đường nhỏ gió hiu hiu thổi và hoa và nắng như quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh thật say đắm lòng người. Con đường đó, ngọn gió đó hoa đó nắng đó hay chính là cái cớ để bày tỏ nỗi lòng thương yêu dấu kín bấy lâu. Cho dù như thế nào thì con người cũng có cái gì đó để làm cho cảm xúc bản thân thăng hoa, và khi nói tới cái yêu thương bộc phát ở trong lòng làm sao người ta không bị tác động bởi ngoại cảnh lãng mạn ấy chứ?

Một tình yêu bắt đầu được nung nấu và ấp ủ bởi ả “anh và em:

“Em bước điềm nhiên không vướng chân,

Anh đi lững thững chẳng theo gần,

Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu,

Anh với em như một cặp vần. ”

Trước sự dịu dàng của thiên nhiên mọi thứ thật tinh tế và đẹp đẽ biết bao nhiêu, những thứ mà chúng ta thấy thực chất là tâm lí của những con người đang yêu. Em bước trước anh lững thững theo sau, cố làm ra vẻ vô tâm nhưng thực chất lại là muốn người kia chú ý tới, và câu thơ cuối bài như giải thích rõ” anh em với cặp vần” một hình ảnh đối rất chỉnh rất đẹp

Bài thơ duyên của Xuân Diệu với những chất liệu tạo dựng từ cuộc sống đã khiến cho người đọc đặc biệt những đôi lứa đang yêu bắt gặp hình ảnh và cảm xúc của mình trong đó. Bởi vậy mà người ta mới cho rằng Xuân Diệu là ông hoàng của tình yêu và tuổi trẻ. Thơ của ông thấm đẫm chữ duyên mà người đời ban tặng.

Nhà Tuyển Chọn Thơ Trần Đình Thu: Thơ Dở Mà Xếp Với Thơ Hay Là Có Tội Với Bạn Yêu Thơ

Giữa năm 2009, nhà báo Trần Đình Thu, người viết nhiều cuốn sách nghiên cứu hấp dẫn như Bùi Giáng – thi sĩ kỳ dị, Giải mã nghi án văn học T.T.Kh… lập trang web chúng tôi để tìm kiếm thơ hay Việt Nam. Cuộc trao đổi thú vị sau đây về quan điểm chọn thơ giữa nhà văn Nguyễn Một và nhà nghiên cứu Trần Đình Thu được gửi riêng cho trannhuong.com.

Nguyễn Một: Tôi để ý thấy trên web chúng tôi thiếu vắng rất nhiều bài thơ nổi tiếng một thời của Nguyễn Duy, của Phạm Tiến Duật… Tại sao vậy?

Trần Đình Thu: Đúng là một số bài thơ có tiếng của các tác giả này không được tôi chọn. Lý do là vì nó không phù hợp với tiêu chí của tôi đưa ra ngay trong trang web.

Nguyễn Một: Tôi cũng có thấy mấy dòng tiêu chí vắn tắt ông đưa ra nhưng bây giờ tôi muốn ông phân tích sâu hơn để chứng minh cho việc chọn thơ của ông.

Trần Đình Thu: Nền tảng chung thì không có gì mới. Nhiều nhà văn chúng ta từ lâu rồi đã nhận thấy có một dòng văn học minh họa trong bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam. Trong tiểu luận “Con đường sáng tạo của nhà văn Việt Nam” tôi gọi đó là tác phẩm tuyên truyền cổ động. Nó có giá trị động viên quần chúng, động viên bộ đội xây dựng và bảo vệ đất nước nhưng nó không có giá trị văn học.

Khi xây dựng tiêu chí bình chọn thơ hay, tôi cũng xuất phát từ nền tảng lý luận cơ bản đó. Nhưng tiêu chí thì đòi hỏi anh phải diễn tả cô đọng bằng một vài câu văn, vì tiêu chí chính là quy phạm.

Lâu nay chúng ta mới đưa khái niệm về văn học minh họa chứ chưa ai định nghĩa thế nào là một “tác phẩm minh họa”, thế nào là một “tác phẩm không minh họa”?

Nên tôi phải tìm cách định nghĩa để áp dụng cho việc chọn thơ. Tôi cho rằng, “thơ không minh họa” là thơ được viết ra từ cảm xúc chân thành của cá nhân mình đối với cuộc sống, không viết nhằm mục đích chính trị hoặc tuyên truyền cổ động…

Nguyễn Một: Như vậy “cảm xúc chân thành của cá nhân” là yếu tố quyết định của một tác phẩm “thơ không minh họa”?

Trần Đình Thu: Đúng vậy. Đối với thơ, thì cái chân thành của cá nhân nó quyết định hết. Nó cực kỳ quan trọng. Tôi lấy thí dụ với hai bài thơ viết về chiến tranh. Một là bài Tây Tiến của Quang Dũng, bài kia là Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Bài của Quang Dũng chứa đựng đầy đủ tâm tư của người lính nơi trận mạc. Người lính ra trận để chiến đấu bảo vệ tổ quốc nhưng sự ác liệt của cuộc chiến cũng gieo vào lòng họ bao nỗi niềm. Đó là cảm xúc chân thành. Họ không cố vui, cố reo hò mà nói thật lòng mình: “Tây Tiến người đi không hẹn ước/Đường lên thăm thẳm một chia phôi”. Nó không phải là sự phản chiến mà là sự chân thành. Khác với người lính của Phạm Tiến Duật, cố giấu nỗi buồn bằng niềm vui gắng gượng: “Không có kính, ừ thì ướt áo/Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời/Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa/Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Đó là lối phát biểu tuyên truyền cổ động thôi.

Nguyễn Một: Ông nói cũng có lý. Nhưng làm thế nào để nhận ra “cảm xúc chân thành của cá nhân” trong một bài thơ? Cái này tôi thấy có vẻ trừu tượng ông à!

Trần Đình Thu: Sự giả tạo trong đời sống còn dễ nhận ra, huống chi là giả tạo ở trong thơ. Tôi lấy thí dụ câu thơ trong bài Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây của Phạm Tiến Duật mà nhiều người đã từng phân tích: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Trời ơi, từ cổ chí kim có con đường ra trận nào mà người lính thấy là “đẹp lắm” đâu!

Nguyễn Một: Ngoài vấn đề này ra, ông có xem xét thêm yếu tố nào trong quá trình chọn lựa thơ?

Trần Đình Thu: Nhiều bài thơ được trao giải từ ngày xưa, rất nổi tiếng nhưng thơ ngô nghê vụng về, cần phải loại bỏ. Tôi lấy thí dụ như bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy:

Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Nguyễn Một: Năm ngoái, ông Vũ Quần Phương, thay mặt Hội nhà văn Việt Nam, công bố tiêu chí tuyển chọn thơ hay đối với “Tuyển thơ Việt Nam thế kỷ 20″ như thế này: Phải căn cứ vào hai đặc điểm của thơ Việt Nam thế kỷ XX là chủ nghĩa yêu nước và có những đổi mới về nghệ thuật thi pháp kể từ thơ mới 1930-1945 trở đi”. Ông nghĩ thế nào?

Trần Đình Thu: Ông ấy là nhà thơ mà phát biểu như vậy sao? Yêu nước là yêu nước, thơ là thơ. Yêu nước thuộc phạm trù đạo đức công dân, thơ thuộc phạm trù văn hóa nghệ thuật. Đây là một phát biểu vô trách nhiệm với nền văn học nước nhà. Tôi hết sức đau lòng khi nghe những phát biểu như vậy.

Hồi xưa, chúng ta đã phải cố gắng biết bao nhiêu để đưa những bài thơ như Tây Tiến của Quang Dũng, Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử… trở lại văn đàn. Giờ đây ông ấy muốn quay ngược trở lại tiến trình ấy à?

Nguyễn Một: Hi hi biết làm sao được. Người ta có quyền mà.

Từ Lý Thuyết Mỹ Học Tìm Về Cái Hay Cái Đẹp Của Bài Thơ “Tre Việt Nam” (Nguyễn Duy)

Cái đẹp trong nghệ thuật là hình thái cao nhất của sự biểu hiện cái đẹp. Văn học là một loại hình nghệ thuật tồn tại dưới dạng tác phẩm thuộc một thể loại xác định. Cái đẹp trong văn học đồng nghĩa với cái hay. Mỗi thể loại, ứng với những tiêu chí chung của một tác phẩm văn học hay, sẽ có những tiêu chí riêng, phù hợp với đặc trưng thể loại, để có thể được gọi là một bài thơ hay, một tiểu thuyết hay, hay một truyện ngắn hay… Do đó, thiết nghĩ việc xác lập một mô hình nhận thức chung, một cái nhìn tổng quát về tiêu chí của một bài thơ hay là hết sức cần thiết, để từ đó có thể soi rọi, nhận diện cái hay, cái đẹp trong bài thơ Tre Việt Nam (Nguyễn Duy).

Tính chân thật là phẩm chất hàng đầu của cái đẹp trong nghệ thuật. Với tư cách là nghệ thuật ngôn từ, một tác phẩm văn chương hay, bằng những hình tượng văn học, bằng chất liệu ngôn từ phải phản ánh được bản chất của cuộc sống, của hiện thực, hoặc ít ra là vài phương diện cơ bản của bản chất đó. Ngôn ngữ thơ mang tính tạo hình và tượng thanh cao. Những hình tượng thơ trong một bài thơ hay phải nói lên được những vấn đề cốt lõi của cuộc sống. Thơ ca đặc trưng về tính hình tượng cao, nhưng cho dù tính hìnhtượng có cao đến đâu đi chăng nữa thì một bài thơ hay vẫn phải bắt rễ từ hiện thực cuộc sống, cốt lõi của những biểu tượng ấy vẫn phải là bản chất của cuộc sống được soi rọi qua lăng kính của nhà thơ. Không chỉ vậy, một bài thơ có tính chân thực còn đòi hỏi cả tấm lòng của người viết nữa. Và chính nhạc điệu của bài thơ là yếu tố nghệ thuật phản ánh chân thực nhất “điệu hồn” của nhà thơ. Điệu hồn ấy là những những rung động sâu xa từ trong sâu thẳm trái tim của người làm nghệ thuật, là tâm tư, lòng trắc ẩn, sự chiêm nghiệm của thi sĩ. Những đặc trưng của một thể loại trữ tình sẽ giúp thơ ca thể hiện được những điều sâu xa ấy của tâm hồn con người.

Hài hòa là thuộc tính cơ bản nhất của cái đẹp. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm nhiều yếu tố hợp thành. Cái đẹp của một tác phẩm văn học nằm ở sự thống nhất, hài hòa giữa các yếu tố đó: hài hòa giữa các yếu tố của nội dung tư tưởng, hài hòa giữa các yếu tố hình thức nghệ thuật và hài hòa giữa nội dung và hình thức. Mỗi bài thơ cũng là một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo. Sự hài hòa giữa các yếu tố nội dung trong một bài thơ thể hiện ở sự thống nhất, liền mạch giữa các ý thơ. Sự hài hòa giữa các yếu tố nghệ thuật thơ là sự tương tác, phối hợp giữa những cách gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh, sáng tạo hình tượng v.v… Sự hài hòa giữa nội dung và hình thức trong chỉnh thể bài thơ cho thấy hình thức nghệ thuật không chỉ là “yếu tố kĩ thuật” mà bắt nguồn sâu xa từ trong cá tính sáng tạo của nhà thơ, thể hiện ở nhiều chiều: hình thức nghệ thuật của bài thơ có tác dụng làm nổi rõ đối tượng cần phản ánh, đồng thời, chính nội dung tư tưởng sẽ quy định cách cấu trúc các đơn vị ngôn ngữ thơ. Tổng thể những mối thống nhất, hài hòa đó sẽ tạo nên đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

Cái đẹp trong nghệ thuật bao giờ cũng hiện rõ dưới một hình thái mới về chất. Điều này có ý nghĩa sâu sắc đối với quá trình sáng tạo của thi sĩ. Thi sĩ được người đọc yêu mến không ngại viết về những đề tài quen thuộc. Tác phẩm không nhất thiết cứ phải nói cái gì hoàn toàn mới, chưa biết, chưa nghe đến bao giờ, nhưng phải lạ trong cách cảm nhận, đánh giá. “Nghệ thuật là sự ngạc nhiên”. Ngạc nhiên vì khám phá ra những điều mới mẻ trong những cái quen thuộc. Đó chính là ý mà nhà thơ Liên – xô E. Vi-nô-ku-rốp từng phát biểu: mỗi bài thơ mới là một “sự bất ngờ mong đợi” đối với độc giả. “Người đọc thơ chờ đón ở cuốn sách đọc lần đầu một cái gì đối với mình thật mới mẻ, thật bất ngờ, nhưng lại là cái mà anh ta đã mường tượng đâu đấy trong đáy sâu của tâm hồn từ lâu. Nhiệm vụ của nhà thơ là thể hiện điều mơ ước không rõ nét ấy.” Thi sĩ có thể thổi làn gió mới vào tác phẩm của mình không chỉ ở nội dung tư tưởng mà còn có thể bằng cách khai thác những đặc trưng về cấu trúc ngôn ngữ của loại hình nghệ thuật này.

Một bài thơ hay là một sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao, được tạo nên từ sự kết hợp một cách nhuần nhị, tự nhiên của tất cả các yêu cầu trên, đem đến cho người thưởng thức thơ những rung động, xúc cảm thẩm mỹ tích cực.

Tre xanhXanh tự bao giờChuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh?

Bão bùng thân bọc lấy thânTay ôm tay níu tre gần nhau thêmThương nhau tre không ở riêngLũy thành từ đó mà nên hỡi người.

Lưng trần phơi nắng phơi sươngCó manh áo cộc tre nhường cho con.

Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ khoác áo lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Sáng tác thơ ca cách mạng mới giai đoạn 1945-1975 đã trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, đánh dấu một giai đoạn phát triển của thơ ca Việt Nam (Trần Đình Sử). Vẻ đẹp của sáng tác thơ ca giai đoạn này thể hiện ở những phản ánh chân thực về các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong lao động và chiến đấu, ở sự kết hợp hài hòa giữa lý tưởng cách mạng và tài hoa nghệ thuật của các nhà thơ, ở những sáng tạo độc đáo về hình tượng đất nước và nhân dân… Ra đời trong giai đoạn ấy, Tre Việt Nam của Nguyễn Duy hòa vào vẻ đẹp chung của thơ ca thời đại, đồng thời mang cái nhìn và những cách thể hiện độc đáo, rất riêng, in đậm dấu ấn phong cách Nguyễn Duy.

Cùng với Hơi ấm ổ rơm và Bầu trời vuông, Tre Việt đã mang đến cho Nguyễn Duy giải Nhất trong cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ năm 1973. Bài thơ được rút ra từ tập Cát trắng. Đây là tập thơ nổi tiếng về chiến tranh và người lính của nhà thơ cựu chiến binh này.

Tính chân thật của bài thơ được thể hiện trước hết qua đối tượng phản ánh. Bài thơ lấy nhan đề là Tre Việt Nam và đó cũng chính là đối tượng miêu tả của nhà thơ.

Bằng biện pháp nhân hóa được sử dụng toàn bài, Nguyễn Duy đã để cho cây tre Việt Nam tự nói một cách sống động, chân thật về tính chất và đời sống của mình. Nhưng đó chỉ mới là lớp nghĩa thứ nhất. Bài thơ không đơn thuần chỉ miêu tả cây tre. Tre chỉ là một hình ảnh ẩn dụ cho những phẩm chất và cuộc đời của những người dân lao động Việt Nam. Bằng sự quan sát tinh tế và óc liên tưởng tài tình, nhà thơ đã nhìn thấy ở cây tre nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Đó là bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, tinh thần lạc quan luôn dũng cảm đối mặt và tìm mọi cách khắc phục những khó khăn, trở ngại của cuộc sống, giống như tre là loài cây có sức sống mạnh mẽ, ưa nắng, có sức đấu tranh bền bỉ với những điều kiện hạn chế của đất đai, khí hậu:

Mỡ màu ít chắc dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ, trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm .

Đó là tinh thần đoàn kết cao độ của dân tộc Việt Nam, tương đồng với khả năng sống tập trung cao của cây tre:

Bão bùng thân bọc lấy thân

Thương nhau tre không ở riêng…

Đó còn là tấm lòng yêu thương vô bờ bến, lòng vị tha của những con người hiền hòa mà Nguyễn Duy đã nhìn thấy được thông qua một hình ảnh thú vị của cây tre:

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

Nhưng cũng không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa thứ hai ấy, thông qua một hình tượng rất đỗi thân quen – cây tre, bài thơ còn là một sự khái quát hóa cao độ về bản chất, sức sống của nền văn hóa Việt. Đó chính là lớp ý nghĩa thứ ba của bài thơ.

Có thể nói, nhà thơ viết rất thật với lòng mình. Sinh ra và lớn lên trên một vùng đất nghèo khó, lại trải qua một thời gian dài tham gia quân đội, Nguyễn Duy có dịp tiếp xúc và quan sát nhiều với cây tre Việt Nam cũng như với những con người Việt Nam cần cù, chịu khó ấy. Bài thơ là sự đúc kết từ những quan sát tinh tế, từ những suy ngẫm, chiêm nghiệm hằng ngày của bản thân, thể hiện được tấm lòng của người viết đối với loài cây kiên cường ấy và nhất là đối với những con người trên quê hương đất nước mình. Nếu không có một tấm lòng chân thành trong sáng tác thì làm sao các dòng thơ như cứ liên tiếp gọi nhau tạo thành một mạch thơ chảy trôi được, làm sao các lớp hình tượng của bài thơ (cây tre – con người – nền văn hóa Việt Nam) có thể chuyển hóa cho nhau, hiện lên thông qua nhau một cách hợp lý, uyển chuyển như vậy được.

Ngoài ra, tính chân thật về phương pháp phản ánh của bài thơ còn được gợi lên qua hình thức tự sự của cây tre. Còn gì thật hơn là để nhân vật tự kể về tính chất mình, cuộc đời mình?

Biểu hiện thứ nhất của tính hài hòa trong nội dung tác phẩm là sự thống nhất giữa ba lớp ý nghĩa trên. Các hình tượng nghệ thuật cứ được gọi lên thông qua nhau một cách hợp lý, uyển chuyển: cứ qua mỗi tính chất của tre, người đọc lại thấy hiện dần lên một phẩm chất đáng quý của người lao động ta, từ đó có niềm tin mạnh mẽ vào một nền văn hóa thấm đẫm những phẩm chất ấy.

Sự hài hòa về mặt nội dung còn là sự thống nhất giữa các ý thơ. Có thể nói, bắt đầu từ câu Có gì đâu, có gì đâu thì toàn bài thơ lần lượt hiện lên những phẩm chất, tính cách, những nét số phận của tre và cũng là của con người Việt Nam. Những nét tính cách, số phận ấy có mối quan hệ gắn bó với nhau, có khi như là mối quan hệ nhân – quả: vì đất nghèo nên rễ phải cần cù, vì yêu nắng nỏ trời xanh nên tre không đứng khuất mình bóng râm…, có khi là mối quan hệ bổ sung để hoàn thiện hơn hình tượng cây tre Việt Nam: tre xanh không đứng khuất mình bóng râmhiên ngang thế, cứng cáp thế ( nòi tre đâu chịu mọc cong, chưa lên đã nhọn như chông lạ thường), nhưng cũng hết sức giàu lòng vị tha, giàu tình yêu thương ( lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo cộc tre nhường cho con)…

Ở một cấp độ khác, nội dung của bài Tre Việt Nam còn có những điểm thống nhất với hệ thống các tác phẩm cùng thời. Trong bài thơ, nét đẹp của con người Việt Nam được hiện lên qua những khó khăn, gian khổ ( rễ siêng – đất nghèo, kham khổ – hát ru, bão bùng – thân bọc lấy thân,…). Đây là một đặc trưng trong thi pháp thơ ca giai đoạn 1945-1975: miêu tả cái đẹp ánh lên từ những khổ đau. Quan điểm ấy đã được thể hiện trong nhiều sáng tác cùng thời:

– Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều.

– Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần

– Nước Việt Nam từ máu lửa

Người Việt Namluôn ý thức được đất mình là một đất nước nghèo, do chiến tranh, giặc giã, thiên tai,… triền miên. Vì vậy, cái nghèo đã thuộc về tiềm thức trong đời sống dân tộc. Từ trong cái nghèo đó lại luôn âm thầm và bền bỉ, kết tinh, lắng đọng một tinh thần quật cường, bất khuất, không cam chịu. Có thể nói, đây chính là cội nguồn của sức mạnh Việt Nam, một sức mạnh đã trở thành hiện thực và cảm hứng thẩm mỹ của con người và dân tộc Việt hằng bao thế kỉ.

Sự hài hòa này trước hết thể hiện qua sự thống nhất giữa thể thơ và giọng điệu. Nhà thơ đã hết sức tinh tế khi chọn cho lối kể chuyện trầm tĩnh, khoan hòa của mình một thể thơ giàu chất trữ tình sâu lắng của dân tộc: thể lục bát. Chính sự hòa hợp ấy đã làm tăng thêm tính biểu cảm cho lời thơ, đồng thời đưa ý đồ thẩm mỹ của nhà thơ đạt đến hiệu quả cao nhất:

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh?

Thơ Nguyễn Duy còn có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc, nhiều bài là tiếng nói khẳng khái, bộc trực, đầy ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm sâu sắc. Tre Việt Nam không nằm ngoài đặc trưng đó của phong cách thơ Nguyễn Duy. Bài thơ vẫn hết sức duyên dáng, trữ tình nhờ thể thơ lục bát giàu nhạc tính và lối gieo vần bằng du dương, nhưng đôi khi ta cũng bắt gặp đây đó tiếng nói khẳng khái, hùng hồn được tạo nên bởi sự phá cách trong cách ngắt nhịp so với thể lục bát truyền thống:

Mỡ màu ít,/ chắt dồn lâu hóa nhiều

– Năm qua đi,/ tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

Sự hài hòa đó đã mang lại cho thơ Nguyễn Duy nói chung và Tre Việt Nam nói riêng nhiều sự chiêm nghiệm sâu sắc.

Ở phạm vi rộng lớn hơn, bài thơ là một chỉnh thể hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Điều này dễ nhận diện nhất ở sự quy định hình thức nghệ thuật của nội dung: bài thơ tràn ngập một cảm hứng ngợi ca, tự hào về những nét đẹp trong phẩm chất và đời sống của con người Việt Nam. Cảm hứng ấy nằm trọn vẹn trong một bài thơ lục bát nhuần nhị – một thể truyền thống của thơ ca người Việt, góp phần tô đậm tinh thần dân tộc cao độ của nhà thơ.

Như đã trình bày, bài thơ miêu tả nét đẹp của con người Việt Namánh lên từ những khổ đau. Vì thế, hàng loạt những cặp hình tượng đối lập được xây dựng nhằm làm nổi bật nội dung ấy: thân gầy guộc, lá mong manh – nên lũy nên thành, đất sỏi đất vôi bạc màu – ở đâu tre cũng xanh tươi, mỡ màu ít – chắt dồn lâu hóa nhiều, rễ siêng – đất nghèo, kham khổ – hát ru lá cành, bão bùng – thân bọc lấy thân, thân gãy cành rơi – nòi tre…nhọn như chông, tre già – măng mọc…

Nhìn một cách tổng thể, bài thơ là sự thống nhất của nhiều mối quan hệ thống nhất, hài hòa. Chính vì vậy mà nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật đều có giá trị vững chắc.

Nguyễn Duy đã không ngại dùng hình ảnh cây tre – một loài cây vốn xa lạ với văn thơ Việt xưa (thường là trúc, không phải là tre) – để nói về con người Việt Nam. Tuy nhiên, viết về cây tre theo khuynh hướng này, không phải chỉ có một mình Nguyễn Duy. Nhà văn Thép Mới trong bài Cây tre Việt Nam cũng từng ca ngợi nhiều phẩm chất quý báu của tre có thể liên hệ được với phẩm chất người lao động Việt Nam: Tre xung phong giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín… Nhưng nét độc đáo trong bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy là nhà thơ đã thổi sự sống, hơi thở, nhịp đập của tâm hồn nhân dân vào hình tượng cây tre, khiến cây tre Việt Nam trong bài thơ trở thành một sinh thể sống có tâm trạng, suy tư và biết tự kể về cuộc đời mình. Chính điều đó cũng đã làm cho bài thơ trở nên gần gũi, dễ đồng cảm hơn, xóa đi khoảng cách cố hữu giữa người đọc và chủ thể trữ tình. Đọc bài thơ, chúng ta như nghe thấy chính mình đang tâm sự với mình vậy.

Bài thơ có nhiều những hình ảnh so sánh, liên tưởng hết sức thú vị, như Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành, Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm, Lưng trần phơi nắng phơi sương – Có manh áo cộc tre nhường cho con… Phần lớn là những liên tưởng, so sánh với những hoạt động, tính cách của con người nên khiến cho “nhân vật tre” thêm phần gần gũi, thân thiết với đời sống và con người Việt Nam.

Nguyễn Duy là một trong số không nhiều cây bút hiện nay đã góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại, tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn trong cấu trúc, hình ảnh và ngôn ngữ của thể thơ truyền thống này. Ở bài Tre Việt Nam, đó là sự phá cách trong cách ngắt nhịp như đã trình bày, là việc sử dụng lối thơ “rớt dòng” ở những câu sáu tiếng:

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh?

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

Cả bài thơ là lời tre tự kể về tính cách, cuộc đời mình, khiến cho lời thơ thêm phần chân thật, dễ đồng cảm. Nhà thơ đã tiếp thu yếu tố tự thuật này trong văn xuôi và đưa vào thơ lục bát một cách tự nhiên, tươi mới, mà vẫn giữ được điệu sâu lắng, nhịp nhàng của thể loại trữ tình này.

Nguyễn Duy nổi tiếng với tài năng vận dụng những yếu tố của văn học dân gian vào thơ mình một cách linh hoạt, nhuần nhị, giàu cá tính sáng tạo. Đọc thơ Nguyễn Duy ta như gặp một thế giới của ngôn ngữ dân gian “sinh động, phập phồng, làm nền cho tiếng đàn độc huyền đầy sáng tạo của hồn thơ thi sĩ”. Ở Tre Việt Nam, ta bắt gặp những cách nói cân đối, nhịp nhàng gần với lời nói dân gian (như quán ngữ, thành ngữ): nên lũy nên thành, tay ôm tay níu, thân gãy cành rơi…hoặc chính những lời nói dân gian ấy lẫn vào bài thơ một cách tự nhiên, đằm thắm: Năm qua đi, tháng qua đi, Tre già măng mọc có gì lạ đâu.Trong bài thơ, ta còn bắt gặp những câu mang dáng dấp quen thuộc của những câu ca dao. Chẳng hạn như câu Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù gợi người đọc nhớ đến những câu ca dao có mô hình cấu trúc “bao nhiêu…bấy nhiêu…” như Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu hay Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu…

Những nét độc đáo sáng tạo ấy đã thổi một làn gió mới mẻ vào bài thơ Tre Việt Nam nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng, đằm thắm vốn có. Bởi một đặc điểm trong phong cách thơ Nguyễn Duy là thể hiện điệu tâm hồn mới bằng những sáng tạo bắt rễ sâu xa từ truyền thống dân tộc.

Tre Việt Nam là một bài thơ hay: tính chân thực cao, có sự kết hợp nhuần nhị, hài hòa giữa những yếu tố trong chỉnh thể bài thơ cùng với những nét sáng tạo mới lạ, độc đáo về lối tư duy và hình tượng nghệ thuật. Ngôn từ đẹp cộng với giá trị sâu sắc của nội dung phản ảnh đã làm rung động nhiều thế hệ người đọc. Hình ảnh cây tre vốn rất đỗi thân quen, gần gũi với người lao động Việt Nam xưa nay, nhưng phải từ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy thì những phẩm chất đáng quý của cây tre mới được nhận diện, khai thác hết, và cũng từ đó mà cây tre trở thành một vật biểu trưng cho con người Việt Nam, cho dân tộc Việt ta. Ra đời trong hoàn cảnh xã hội đặc biệt, bài thơ là một vẻ đẹp mang tính thời sự, nhưng ngẫm cho kĩ thì đó lại là vấn đề muôn thưở: tìm về bản chất sức mạnh của dân tộc mình./.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thơ Hay, Thơ Dở, Cái Hay Của Thơ Dở Và Cái Dở Của Thơ Hay (2) trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!