Xu Hướng 12/2023 # Thơ Chọn Và Lời Bình: Khi Mùa Thu Sang # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thơ Chọn Và Lời Bình: Khi Mùa Thu Sang được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có lẽ, trong bốn mùa,Thu có lẽ là mùa đẹp nhất trong năm với sự nhẹ nhàng thanh tao không gắt gao như mùa Hạ, không lạnh lùng như mùa Đông hay diễm lệ như mùa Xuân. Văn nghệ Hà Tĩnh hân hạnh giới thiệu bài thơ Khi mùa thu sang của nhà thơ Trần Đăng Khoa qua bài bình của tác giả Nguyễn Văn Thanh.

KHI MÙA THU SANG

Mặt trời lặn xuống bờ ao Ngọn khói xanh lên lúng liếng Vườn sau gió chẳng đuổi nhau Lá vẫn bay vàng sân giếng

Xóm ngoài, nhà ai giã cốm Làn sương lam mỏng rung rinh Bạn nhỏ cưỡi trâu về ngõ Tự mình làm nên bức tranh

Rào thưa tiếng ai cười gọi Trông ra nào thấy đâu nào Một khoảng trời xanh leo lẻo Thình hình hiện lên ngôi sao

Những muốn kêu to một tiếng Thu sang rồi đấy. Thu sang! Lòng bỗng nhớ ông Nguyễn Khuyến(1), Cõng cháu chạy rông khắp làng…

LỜI BÌNH Vừa tròn mười lăm tuổi, thần đồng thơ Trần Đăng Khoa đã chững chạc trình làng bài thơ “Khi mùa thu sang”. Bài thơ bộc lộ khả năng quan sát đặc biệt với nhiều chiều liên tưởng. Mỗi khổ thơ là một bức tranh quê, được nhà thơ nhí sử dụng ngôn từ làm chất liệu, phóng bút vẽ ra hết sức chuẩn xác. Mở đầu là khung cảnh bờ ao giếng nước lúc hoàng hôn buông xuống: “Mặt trời lặn xuống bờ ao/ Ngọn khói xanh lên lúng liếng.” Ở đó khi thu về hàng cây thay lá mới, dẫu chẳng chịu tác động của gió lá vàng vẫn tìm về với cội: “Vườn sau gió chẳng đuổi nhau/ Lá vẫn bay vàng sân giếng.” “Ngọn khói xanh lên lúng liếng, lá vẫn bay vàng sân giếng” là những hình ảnh đẹp long lanh, sống động chẳng khác gì một bức tranh thủy mạc của một họa sĩ tài ba vừa vẽ ra. Những động từ “đuổi” , “bay” thể hiện không đuổi mà vẫn bay trong hai câu thơ tương phản nhau để nói lên quy luật của mùa thu là mãi mãi, làm rõ nghĩa hơn câu ngạn ngữ từ xưa truyền lại: “mùa thu lá rụng”.

Khi mùa thu sang ( Ảnh: Steve Bùi)

“Xóm ngoài nhà ai giã cốm? Màn sương lam mỏng rung rinh.” Cái màn sương lam mỏng xuất hiện quanh nhà đó không rung rinh khi gió thổi tới, bởi gió thổi thì màn sương lam đó bay lên chứ không thể rung rinh. Ở đây nó ” rung rinh” bởi ngoại lực dồn nén trong không khí từ tiếng chày giã cốm tác động. Bản thân tiếng chày giã cốm cũng tự nó gián tiếp báo hiệu một mùa thu đang độ chin. Thật không ai lí giải nỗi mới mười lăm tuổi đầu, nhà thơ nhí Trần Đăng Khoa lại có hai câu thơ xuất thần đến vậy! Và trong bức tranh làng quê đó hình ảnh ” Bạn nhỏ cưởi trâu về ngõ” phảỉ chăng cũng là hình mẫu trong bức tranh “Mục đồng cưỡi trâu thổi sáo ” ngày nào. Bài thơ “Khi mùa thu sang” được nhà thơ Trần Đăng Khoa viết thành công khi tròn mười lăm tuổi bởi những cảm nhận tinh tế bằng mắt, với sự tham gia của liên tưởng và kí ức. Đặc biệt, ba bài thơ bất hủ về mùa thu Việt Nam của cụ Nguyễn Khuyến ngày nào đã in dấu đậm nét trong hồn thơ câu bé Trần đăng Khoa: “Lòng bỗng nhớ ông Nguyễn Khuyến/ Cõng cháu chạy rông khắp làng.” Mang hồn thơ viết về mùa thu của cụ cố nhà thơ Nguyễn Khuyến cậu bé chạy rông khắp làng để tìm những nét đẹp của mùa thu hiện tại tái hiện một mùa thu tươi trẻ ở miền quê Việt Nam, tái hiện “Một khoảng trời trong leo lẻo” mới.

(1)- Tác giả ba bài thơ về mùa thu Việt Nam.

. . . . .

Thơ Chọn Và Lời Bình: Ảnh Bác

                  ẢNH BÁC

       Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi

       Ngày ngày Bác mỉm miệng cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà

       Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi

       Em nghe như Bác dạy lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

       Trồng rau quét  bếp đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi

       Bác lo bao việc trên đời

Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em

                                                   1966

                                                 Trần Đăng Khoa

Đại biểu học sinh trường trung học Trưng Vương (Hà Nội) đến chúc thọ Hồ Chủ Tịch (Tháng 5 năm 1956).

Lời bình:

        Năm 1966 của thế kỉ 20,  thần đồng thơ Trần Đăng Khoa mới tròn 8 tuổi đã viết nên bài thơ “Ảnh Bác”. (Trong bối cảnh đế quốc Mỹ dùng không quân, hải quân mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền bắc với quy mô lớn, bom và đạn cùng lúc trút xuống hai miền Tổ quốc ta). Bài thơ Ảnh Bác như một chứng tích lịch sử khắc sâu vào lòng người đọc về hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ta quen gọi với hai từ gần gũi, ấm áp, thân thương  là Bác Hồ. Người là hiện thân của những gì tốt đẹp nhất trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam chúng ta qua mọi thời đại.

        Mở đầu bài thơ cậu bé Khoa đã phác họa nên nét đặc trưng của những ngôi nhà ở nông thôn ngày đó, thời mà vào bất kì nhà nào chúng ta cũng bắt gặp: “Nhà em treo ảnh Bác Hồ/ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi.” Một hình ảnh bình dị tự nhiên như cơm ăn nước uống hàng ngày của hàng triệu triệu  người dân Việt Nam biểu hiện lòng biết ơn và tôn kính của mình  đối với Tổ quốc, với vị lãnh tụ kính yêu.  Người đã đưa lại cho họ tự do, ấm no và hạnh phúc. Tấm ảnh Bác Hồ trang trọng treo trên tường nhà đã chụp được cả thần thái của vị lãnh tụ kính yêu. Khoảng khắc diệu kì đó là nụ cười rạng ngời hiền hậu nhân từ trên nét mặt của Bác. Nụ cười rạng ngời ấy bắt nguồn  từ ánh mắt yêu thương và nhà thơ nhí Trần Đăng Khoa cũng không bỏ lỡ cơ hội ấy chớp lấy khoảng khắc hiếm hoi đó triển khai tứ thơ của mình theo nhiều chiều liên tưởng: “Ngày ngày Bác mỉm miệng cười/ Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà.” Một câu thơ viết ra tự nhiên như lòng con trẻ  nhưng lại nêu bật lên được hình ảnh Bác Hồ thật giản dị, gần gũi thấm sâu vào tận cõi lòng của mỗi người dân Việt Nam nhất là với các cháu thiếu nhi. Hai câu thơ tiếp theo mở ra với sự mô tả hình ảnh chân thực, sống động cảnh vật nơi sân, vườn làng quê: “Ngoài sân có mấy con gà/ Ngoài vườn có mấy quả na chin rồi.” Để từ những con gà đang đi lại ngoài sân đó một chiều liên tưởng mới, một tư duy thơ mới đầy chất suy ngẫm lại xuất hiện: “Em nghe như Bác dạy lời/ Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa/ Trồng rau, quét bếp, đuổi gà/ Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.” Câu thơ gần như nhắc lại trọn vẹn những gì mà cha mẹ hay người lớn trong nhà thường nhắc nhở cậu bé Khoa mỗi khi họ vắng nhà: Đó là không đi chơi xa, phải ra hầm trú ẩn mỗi khi tàu bay Mỹ đến hay “người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình” như lời Bác Hồ căn dặn các cháu thiếu nhi.  Bé Khoa đã vận dụng ngôn ngữ dân giã thường  gặp chuyển tải, nâng tầm những suy tưởng đó thành lời căn dặn của Bác Hồ để đạt được mục đích sâu xa hơn nhắn nhủ với mọi người rằng  Bác Hồ mãi luôn gần gũi ấm áp với người dân Việt Nam, gửi gắm đến bạn đọc nhỏ tuổi thời đó hình ảnh  Bác Hồ người được ví như cha già của dân tộc.  Ngay cả hai từ “tàu bay” hay “máy bay” em đã chọn lọc có chủ đích và sử dụng từ “tàu bay”như cách gọi của người xứ Nghệ quê hương Bác, một âm tiết dân dã hơn với mọi người.

         Bài thơ Ảnh Bác được mở ra với: “Nhà em treo ảnh Bác Hồ” và khép lại với hai câu kết: “Bác lo bao việc trên đời/ Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em.” Một bài thơ lục bát ngắn nhưng có cấu trúc chặt chẽ. Thông điệp mà thần đồng thơ Trần Đăng  Khoa muốn chuyển tải đến với các em, với bạn đọc  đã hoàn thành một cách mĩ mãn. Em đã đạt được cái đích mà em muốn nói tới đó là sự quan tâm của Bác Hồ tới tất cả mọi người dân trong đó có các em thiếu nhi. Một cái kết trọn vẹn của một bài thơ lục bát “nhuyễn” được viết ra khi thần đồng thơ Trần Đăng Khoa mới lên tám tuổi.

                                                                                          11-5-2023

N.V.T

Thơ Chọn Và Lời Bình: Nói Với Con Dâu

NÓI VỚI CON DÂU

Thế là, cháu đã thành con

Bác thành bố, mẹ – chẳng còn lạ, xa

Ăn chung bữa, ở chung nhà

Nói năng thêm giọng, vào ra thêm người.

Nhà mình, quý nhất con ơi:

Nâng niu, gìn giữ nghĩa đời trước sau

Đã rằng hai tiếng thương nhau

Thì thương cho đến bạc đầu còn thương.

Dặn con biết trước mà lường:

Bố hay nóng nảy, mẹ thường nghĩ lâu

Đừng vì những chuyện không đâu

Mà sinh nặng nhẹ, vàng thau những lời.

Chồng con, con đã hiểu rồi:

Mải mê công việc, chây lười vệ sinh

Những khi dọn dẹp một mình

Thì con tự ví trúc xinh trong nhà!

Buồn làm dâu sẽ chóng qua

Niềm vui lắng đọng, nỗi xa xích gần

Cũng như trời đất xoay vần

Mùa đông đang hết, ngày xuân cận kề.

                                                              Vương Trọng

Lời bình:

         Trong ứng xử mối quan hệ gia đình chúng ta thường có câu: Mẹ chồng nàng dâu. Đó cũng là tâm lý sinh hoạt thông thường của xã hội. Trong thơ ca Việt Nam, Xuân Quỳnh đã có bài thơ Mẹ của anh viết rất cảm động. Mẹ của anh cũng chính là mẹ của em không còn phân biệt nàng dâu, mẹ chồng. Bởi mẹ đã sinh ra anh và anh là tài sản lớn nhất của đời em. Đó là cái nhìn bao dung, nhân hậu đầy nữ tính. Gần đây, tôi được đọc bài thơ Nói với con dâu của nhà thơ Vương Trọng ở góc độ cha chồng nói với con dâu với tấm lòng của một người mẹ. Đây cũng là một trong những mô típ “chuyện đời thường” mà Vường Trọng khá thành công bởi lời thơ giản dị, những cảnh ngộ thân phận được cảm thông, được chia sẻ. Tác giả chọn một cách nói tâm tình rủ rỉ: Thế là cháu đã thành con – Bác thành bố, mẹ chẳng còn lạ xa – Ăn chung bữa, ở chung nhà – Nói năng thêm giọng vào ra thêm người. Thêm giọng nói, thêm người là hiển nhiên nhưng trong cái tổ ấm gia đình ấy lại thêm một cá thể, một tính cách khác đến từ một đời sống khác, hoà hợp vốn không dễ vì lứa tuổi vì thứ bậc từ “bác chuyển sang bố mẹ”, từ “cháu chuyển thành con”. Ở đây nhà thơ nhấn mạnh đến chữ “thương”: Đã rằng hai tiếng thương nhau – Thì thương cho đến bạc đầu còn thương. Tiếng Việt có hai chữ rất hay “yêu thương” hay “thương yêu”. Người Việt có những ứng xử riêng gắn kết với cộng đồng bắt đầu bằng chữ thương: Bầu ơi thương lấy bí cùng hay  Người trong một nước phải thương nhau cùng. Thường, yêu gắn với một người nhưng thương thì rộng hơn. Yêu có thương mới bền vững. Cũng chính vì nhà thơ rất thương con dâu mình mới dặn dò bảo ban như người mẹ đẻ: Dặn con biết trước mà lường – Bố hay nóng nảy, mẹ thường nghĩ lâu, rồi: Chồng con, con đã hiểu rồi – Mải mê công việc, chây lười vệ sinh. Ở đây ta không còn thấy thơ nữa mà chỉ thấy tấm lòng, rất thật thà, thật đến mức vụng về hồn hậu đáng yêu. Tôi hình dung ra một Vương Trọng ngoài phẩm chất thi sỹ tài hoa thông minh đáng quý, anh còn là một người đàn ông rất chu đáo cẩn thận trong cuộc sống đời thường. Một sự chuẩn mực rất cần thiết trong đời sống hiện đại. Nhưng anh còn là một người rất dí dỏm – chính cái sự hóm hỉnh này đã phá vỡ cái không khí khá nghiêm túc có lúc sa vào chất giáo huấn của bài thơ. Đó là anh tự cười với mình khi tôn vinh con dâu: Những khi dọn dẹp một mình – Thì con tự ví trúc xinh trong nhà. Đây là hai câu thơ hay nhất của toàn bài, là điểm sáng lung linh, cái ngọn nến hư ảo ấy đã hiện ra một “liền chị” đáng yêu. Trúc xinh em đứng một mình cũng xinh rất Việt Nam, rất dân tộc. Có lẽ bài thơ dừng ở đây cũng đã đạt được ý tưởng chuyển tải như một thông điệp nhà thơ muốn nói với con dâu. Khổ thơ cuối có cảm giác bị thừa, âu đó cũng chính là tính cẩn thận chu tất của nhà thơ nguyên là một thầy giáo dạy toán.

N.N.P

Thơ Chọn Và Lời Bình: Thơ Vui Tặng Mẹ Vợ

THƠ VUI TẶNG MẸ VỢ

Mẹ từng lặn lội suốt đời Trên những cánh đồng hoang dại Tìm ánh trăng non ngàn xưa Toả mát màu da con gái

Mẹ vượt qua bao đỉnh núi Trập trùng rừng mộng suối mơ Chọn những sắc hoa đẹp nhất Làm nên làn môi thơm tho

Rồi mẹ ngược miền thiếu nữ Lọc từng nét đẹp, vẻ xinh Kiếm nỗi dịu dàng muôn thuở Chuốt nên vóc dáng con mình

Mẹ trao thiên thần của mẹ Cho một chàng trai nghèo nàn Thế là con thành ông chủ Bỗng nhiên giàu nhất thế gian…

                                                    Trần Đăng Khoa

Ảnh: Internet

LỜI BÌNH:

Trong thi ca Việt Nam có nhiều bài thơ hay viết về mẹ chồng, đặc biệt là của các nữ thi sĩ như Xuân Quỳnh, nhưng viết về mẹ vợ thì hiếm – nhà thơ Trần Đăng Khoa đã chọn cái tứ “Thơ vui tặng mẹ vợ”. Nhà thơ thật có lý khi dùng hình thức “đòn bẩy”: viết về vẻ đẹp của vợ chính là viết về vẻ đẹp của mẹ – Người đã từng vượt qua bao vất vả đời thường để chắt lọc ra vẻ đẹp tinh tuý cho đứa con gái từ hình hài máu thịt của mình: “Mẹ lặn lội suốt đời” rồi “Mẹ vượt qua bao đỉnh núi” và “Rồi mẹ ngược miền thiếu nữ” để: “Chuốt nên vóc dáng con mình”. Vóc dáng của người con gái hiện lên thật lung linh và hoàn hảo từ sự tạo hoá huyền bí của thiên nhiên, của ánh trăng, của sắc hoa. Vẻ đẹp vĩnh cửu và rất gần gũi thân thương từ “Tìm ánh trăng non ngày xưa”; “Chọn những sắc hoa đẹp nhất” để “Lọc từng nét đẹp, vẻ xinh”. Nhà thơ rất có ý thức khi nâng cấp độ sự chăm chút, thanh lọc này từ “Tìm” đến “Chọn” và kết tinh thành “Lọc”. Tất cả hình hài, dáng vóc bên ngoài đó như ánh trăng đến vẻ đẹp tâm hồn như hương hoa của “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” thành một tuyệt tác “Thiên thần” để trao tặng chứ không phải là ban tặng cho một chàng trai nghèo nàn như một huyền thoại cổ tích có hậu trong kho tàng truyện cổ. Tôi tin chàng trai này có thể nghèo nàn về vật chất nhưng tâm hồn và trí tuệ không thể nghèo được vì chàng đã nhận ra được vẻ đẹp bí ẩn của cô gái “Thiên thần của mẹ”. Trái tim đã mách bảo như thế. Tình yêu là sự hoà hợp của hai trái tim chứ không phải là sự sát nhập của hai gia tài của cải. Hai câu thơ cuối thật bất ngờ, dí dỏm làm nổi rõ cái ý tưởng “Thơ vui tặng mẹ vợ” của nhà thơ: “Thế là con thành ông chủ – Bỗng nhiên giàu nhất thế gian…”. Tứ thơ bỗng sinh động hẳn lên, tươi mới vừa hàm chứa sự biết ơn trân trọng vừa khái quát một tâm thế làm người của dân tộc Việt: Coi trọng cái phẩm hạnh, đạo đức của con người. Với thể thơ tự sự sáu chữ, lối viết tung tẩy như chơi chơi mà ngẫm lại thật sâu sắc, Trần Đăng Khoa vốn là người hóm hỉnh, thông minh trong cuộc sống thường ngày nhưng lại hàm chứa một hàm lượng trí tuệ đằng sau trang viết phập phồng tươi ròng chất liệu cuộc sống đời thường.

N.N.P

Trọng Hùng: Lời Bình Bài Thơ ” Mùa Thu” Của Thái Giang

Trời buông nắng nhẹ sang thu

Có con dế thốt lời ru cỏ mềm

Câu thơ lục bát nổi chìm bến thu.

Mùa thu là một thi đề hết sức gợi cảm cho thi nhân. Từ ngàn xưa, các thi sĩ Đông phương đã cắm vào đấy những nhành thu khá đẹp. Đời Đường đã có những thi sĩ viết thơ thu nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy, Đỗ Mục, Mạnh Hạo Nhiên… Nhưng phần lớn họ đều ám ảnh về sắc thu, khí thu, gió thu, trời thu, sông thu, nước thu… Mạnh Hạo Nhiên: “Mây trắng mập mờ núi Bắc”. Lý Bạch: “Vẻ thu cây nhuộm một màu”. Đỗ Phủ: ” Gió lay rụng hết lá vàng”. Bạch Cư Dị: “Trời thu đỏ tựa lửa đồng”. Lưu Vũ Tích: “Gió thu đến tận nơi nao. Hắt hiu đưa nhạn ào ào bay qua”.

Và ở Việt Nam, các thi nhân của ta cũng có những câu thơ thu, bài thơ thu bất hủ. Nguyễn Du: “Long lanh đáy nước in trời. Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”. Nguyễn Khuyến: “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” – nhất là ba bài thơ thu: “Thu ẩm”, “Thu điếu”, “Thu hứng”, Nguyễn Khuyến đã khái quát một cách tài hoa toàn bộ hồn thu đất Bắc. Bích Khê có hai câu thơ thu không ai không nhớ: “Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng. Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông”. Xuân Diệu: “Với áo mơ phai dệt lá vàng”… Nhưng, các nhà thơ Trung Quốc, cũng như các nhà thơ Việt Nam, khi viết về thu đều tập trung bút lực của mình để làm nổi bật các chi tiết: “Lá rụng”, “trời xanh”, “gió heo may”, “nước trong”, “màu vàng” để mùa thu ám ảnh lòng người… Đến thời hiện đại, Hữu Thỉnh lại phát hiện một chi tiết mới lạ: “Hương ổi phả vào trong gió se”, để nói ” Sang thu “. Còn bây giờ Thái Giang lại là “con dế” để nói “Mùa thu”:

Trời buông nắng nhẹ sang thu

Có con dế thốt lời ru cỏ mềm

Câu thơ lục bát nổi chìm bến thu.

Bốn câu thơ lục bát, với tiêu đề “Mùa thu”, Thái Giang đã thể hiện được sự nhạy cảm, tinh tế, sáng tạo của mình về cảm hứng thu.

… Mới đây thôi, tháng sáu: như ai đổ chảo lửa từ trên trời làm thiên hạ ngột ngạt, oi nồng. Thế mà sang tháng bảy, tiết trời mưa ngâu, đổ sương xuống, làm cho cái nắng hôm nay dịu nhẹ. Nói theo cách thi sĩ của Thái Giang: “Trời buông nắng nhẹ sang thu”. Từ “buông” một từ bình thường nhưng đứng đúng chỗ nên thú vị làm sao! “Buông” chứ không phải thả. “Buông” thì chả cần gì phải giữ, phải níu kéo. Bởi vì từ “buông” đã có sự gượng nhẹ.Chỉ có thế, thu đã sang. Hai từ “nắng nhẹ” đều là thanh trắc, nhưng từ “nắng” mang dấu sắc, sẽ nặng hơn thanh trắc dấu nặng. Bởi thế hai thanh bằng “sang thu” cứ thế bay lên nhè nhẹ. Câu lục đã hay, câu bát mới thần tình: “Có con dế thốt lời ru cỏ mềm”. Cả tám chữ đều có sức nặng, gần như chữ nào cũng có “danh vị” của nó. Nhưng hai từ “con dế” thì mới thú, nhất là “dế” lại “thốt” mới sinh động chứ! Và bốn chữ “lời ru cỏ mềm” mới tuyệt làm sao. Mùa thu đã rõ đặc trưng của nó. Mùa thu, ngày ấy, sương dày đặc, ông trời không chỉ “buông nắng” mà còn buông cả hàng ngàn con dế mèn trong sương dày, xuống bờ bãi, ruộng đồng. Thích chí, các chú dế gáy te te. Cái thứ gì dế thích nhất? Ấy là cỏ non tươi xanh, đầy mật ngọt ngào. Thái Giang đã nắm bắt hồn của thu, thả vào đấy, những chữ không thể nào chê vào đâu được. Mấy từ “dế thốt lời ru cỏ mềm” gợi cảm thực sự. Có người bảo rằng hình ảnh con dế chẳng có gì mới lạ, vì cách đây 1700 năm, Vương Duy trong bài thơ: “Thơ làm buổi sáng mùa thu ở trong núi” đã nói rồi: “Dế kêu đám cỏ hơi may”. Thực ra câu thơ Vương Duy là câu kể, thiên về tự sự. Còn “con dế” của Thái Giang rẽ về cảm xúc. Thái Giang lấy tình cảm điện lực, cho nên con dế của Thái Giang là con dế trữ tình ngọt lịm. Ta đọc tiếp hai câu thơ sau, ẩn ý của nhà thơ còn sâu xa hơn nữa:

Câu thơ lục bát nổi chìm bến thu

“Dế” thì “thốt lời ru cỏ mềm”, còn thi nhân thì “mải miết đi tìm”! Đi tìm gì? Tìm “bến thu” hay đi tìm “câu thơ lục bát”? Có lẽ có cả hai. Bởi thế khi mùa thu hiện nguyên hình thì câu thơ lục bát cũng rất chỉnh, thi sĩ đâu phải tìm nữa. Ẩn số vừa xuất hiện, máy đáp số đã bật lên rõ rành rành. Tài hoa của người cầm bút là chỗ ấy. Mùa thu đã thực sự hiện lên đầu ngọn bút. Nhà thơ vừa “cất bút” thì những đặc trưng tiêu biểu của thu cũng rõ mồn một. Thơ như thế mới thật là thơ.

Thơ Chọn Và Lời Bình: Bâng Khuâng Của Mai Văn Hai

Tôi đọc bài thơ Bâng khuâng của nhà thơ Mai Văn Hai đăng trên Báo Văn nghệ năm 1990. 30 năm bài thơ nằm trong trí nhớ, và đâu đó, thỉ thoảng, đôi ba câu thơ lại ngân vang trong tâm trí khi bắt gặp một một cảm xúc đồng điệu, một sự hồi nhớ thoáng qua hay một niềm bâng khuâng trước thiên nhiên, trước sự đổi mùa, sự trôi đi của ngàytháng, dường như là ngày càng vội vã.

Bài thơ của Mai Văn Hai nêu lên một mệnh đề sáng rõ. Thời gian trôi đi một cách vội vã, kéo theo bao hình dung, dự định không thành,bao hẹn hò bỏ dở: Ta nôn nao khắc khoải đợi xuân về/ Lòng nở rộ một cành đào nẩy lộc/ Đào chín lúc nào ta chưa về hái được/ đã bập bùng hoa gạo đỏ bên sông/… Hoa gạo rụng rồi phượng dắt hè sang/… Muốn chằm cho em một vành nón trắng/ Nón chưa kịp tròn vành thì cúc đã sang thu… Gọi tên bốn mùa, không chỉ là xuân hạ thu đông mà gọi về những nỗi nhớ cỏ cây, sắc màu của thời gian, của mưa nắng và bao nỗi thân thương kết đọng lại trong những sắc mùa riêng có: Ôi lời hẹn vườn xưa về thăm cúc/Ta chưa về gió bấc đuổi heo may. Phong vị thiên nhiên là cách nói hơi có phần kiểu cách, nhưng quả thực dư vị riêng biệt của mỗi mùa, qua nhiều năm tháng của đời người, dường như đã trở thành một thứ kinh nghiệm của tâm hồn, rất đỗi nhạy cảm và rất dễ đồng điệu. Và Mai Văn Hai đã gọi tên được “nỗi nhớ mùa” trong mỗi chúng ta: Trước mắt kìa một chiếc là vàng bay/ Bao giá lạnh nhuốm trong màu lá ấy. Thiên nhiên nói chung và thiên nhiên đặc trưng gắn với mùa, với mỗi miền đất, mỗi xứ sở đã trở thành một ký hiệu, một thứ ngôn ngữ, hình dung một cách chính xác hơn là những âm thanh ngân vang trong mỗi tâm hồn. Ví như nhà thơBasho đã chạm đến được tâm hồn Nhật Bản trong vẻ rơi của hoa anh đào mùa xuân: Từ phương trời xa/ Cánh hoa đào rơi lả tả/Gợn sóng hồ Biwa.Hay nhà thơSergei Yesenin đã gọi tên được tâm hồn xứ sở mình trong âm điệu riêng của mùa thu nước Nga: Nơi ấy mùa thu vẫn chưa đi/ Cây phong cây du vẫn còn bên của sổ/ Những cành to vẫn xòa vào gọi nhớ/ Những người thân yêu từng sống nơi này. Và ý tứ sâu xa này ta cũng đã được diễn đạt trong bài thơ khá nổi tiếng của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường: Mùa xuân lên đồi cỏ thơm/Mùa hạ nhìn trời mây khói/Mây tím chân cầu tím núi/Đông xa ngày trắng mưa dầm/Nhìn trời ngẩn ngơ anh nói/Mới thôi mà đã một năm/Sẽ đến một ngày trắng tóc/Nhưng lòng anh vẫn không nguôi/Thời gian sao mà xuẩn ngốc/Mới thôi đã một đời người ( Dù năm dù tháng).

Mùa tiếp mùa, thời gian làm phôi pha rất nhiều thứ đẹp đẽ, nhiều thứ đã bị chúng ta bỏ quên, nhiều thứ cứ bị chúng ta làm cho muộn màng, chuồi lấp bởi những lo toan, kiếm tìm vội vã đâu đó…Nhưng cuộc sống vốn dĩ là như thế, sau tất cả, cái được và cái mất, điều đang đến hay đã qua đi, tiếc nuối hay đợi chờ hy vọng, thảy đều là những cái chúng ta có được và chúng làm đầy, làm giàu có và làm vững vàng hơn tâm thái của mỗi người. Miễn là chúng ta có được niềm tin, sự bằng an trước vũ trụvà cuộc sống này: Bốn mùa ơi vũ trụ xoay vần/Che trái tim từng khắc dây thao thức/Qua kẽ tay ngày tháng vừa rơi mất/Lại phập phồng chờ đợi tháng ngày sang…

Cập nhật thông tin chi tiết về Thơ Chọn Và Lời Bình: Khi Mùa Thu Sang trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!