Xu Hướng 3/2023 # Thơ ” Bác Bầu Bác Bí” # Top 12 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thơ ” Bác Bầu Bác Bí” # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Thơ ” Bác Bầu Bác Bí” được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức – Trẻ thuộc bài thơ ” Bác bầu, bác bí”. – Trẻ nắm đ¬ược tên, nội dung bài thơ và biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt nội dung bài thơ đó. 2. Kĩ năng: – Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn cho trẻ kĩ năng đọc rõ ràng mạch lạc. 3. Thái độ. – Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các loại rau xanh.

II. Chuẩn bị:

– Sile minh hoạ bài thơ.

– Mô hình bài thơ.

– Đàn, máy tính.

– Cho trẻ nghe truyện ” Quả bầu tiên”

– Bầu là loại rau ăn gì ?

– Ngoài bầu ra còn có những loại quả gì nữa ?…

– Có 1 bài thơ nói về 1 số loại rau rất có ích với cuộc sống của chúng ta đấy, đặc biệt chúng có rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể của chúng mình nữa đấy các con à!

2.Nội dung. a. Đọc thơ cho trẻ nghe.

– Đọc lần 1: Cô đọc từ đầu đến hết bài thơ. Không tranh

– Cô vừa đọc bài thơ ” Bác bầu bác bí”

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

– Trong bài thơ có nhắc đến những loại quả nào? Con gì ?

+ Trích: 4 câu đầu

” Bác bầu bác bí

Lúc lỉu giàn cao

Nhìn xuống mặt ao

Cá tôm bơi lội”

– Bác bầu đã nói gì?

– Còn bác bí thì sao?

+ Trích: 4 câu tiếp

” Bác bí nghĩ ngợi

Mình với cô tôm

Nấu bát canh thơm

Ăn vào thật mát”

– Bầu và bí đem nấu với những gì ?

+ Trích câu cuối.

” Bác Bí chí chát

Bí bí tôm tôm

Ai ai cũng biết

Nhưng thôi nhường bác

Cá nấu với bầu

Cũng có sao đâu

Vừa ngon vừa bổ

Châu chấu nghể cổ

Bầu, bí, cá, tôm

Món nào cũng thơm

Đều ngon ngon cả “

– Hỏi trẻ đó được ăn quả Bầu và quả Bí chưa ?

– Bầu và Bí là loại rau ăn gì ?

– Ăn bầu và bí cung cấp cho cơ thể con người chất gì ?

– Muốn có nhiều quả để ăn mọi người làm ntn ?

– Giáo dục:

Các con ạ, bầu, bí là một trong những loại rau chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể của chúng ta, giúp cơ thể các con khỏe mạnh hơn. Vì vậy các con phải ăn hết xuất cơm, ăn nhiều rau các con nhớ chưa?

c. Dạy trẻ đọc thơ :

– Cô cho cả lớp đọc 3-4 lần

– Cô cho 3 tổ đọc, tổ – nhóm – cá nhân

– Cô cho cá nhân trẻ đọc

-Trong quá trình trẻ đọc cô sửa sai, sửa ngọng nếu có.

– Động viên khích lệ trẻ đọc to, rõ ràng và tình cảm.

– Cho trẻ đi thăm mô hình và đàm thoại về mô hình.

– Cô mời cả lớp cùng đọc lại bài thơ lần cuối bằng hình thức đồng dao.

– Cô củng cố giáo dục trẻ

– Tuyên dương trẻ ngoan, chăm học.

3. Kết thúc:

– Cô cho trẻ hát bài hát ” Bắp cải xanh” đi ra ngoài

Bài Thơ Hay Của Nhà Thơ Nguyễn Duy

Đánh thức tiềm lực

Thơ Nguyễn Duy

Tiễn đưa anh S.D. đi làm kinh tế

Hãy thức dậy, đất đai!cho áo em tôi không còn vá vaicho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn…xin bắt đầu từ cơm no, áo ấmrồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi nonchâu báu vô biên dưới thềm lục địarừng đại ngàn bạc vàng là thếphù sa muôn đời như sữa mẹsông giàu đằng sông và bể giàu đằng bểcòn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

***

Lúc này ta làm thơ cho nhauđưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạtta ca hát quá nhiều về tiềm lựctiềm lực còn ngủ yên…

***

Tôi lớn lên bên bờ bãi sông Hồngtrong màu mỡ phù sa máu loãnggiặc giã từ con châu chấu, con cào càomương máng, đê điều ngổn ngang chiến hàotrang sử đất ngoằn ngoèo trận mạcgiọt mồ hôi nào có gì to tátbao nhiêu đời mặn chát các dòng sôngbao nhiêu thời vỡ đê trắng đất mất đồngthuyền vỏ trấu mỏng manh ba chìm bảy nổikhúc dân ca cũng bèo dạt mây trôihột gạo nõn nà hao gầy đi vì thiên taiđói thâm niênđói truyền đờiđiệu múa cổ cũng chậm buồn như đói…

***

Tôi đã qua những chặng đường miền Trung bỏng rát và dai dẳngmột bên là Trường-Sơn-cây-xanhbên còn lại Trường-Sơn-cát-trắngđồng bằng hình lá lúa gầy nhẳngcơn bão chưa qua, hạn hán đổ tới rồingọn cỏ nhọn thành gai mà trốn không khỏi úađất nứt nẻ ngỡ da người nứt nẻcơn gió Lào rát ruột lắm em ơi!

Hạt giống ở đây chết đi sống lạihạt gạo kết tinh như hạt muốicây lúa đứng lên cũng đạp đất đội trời

***

Tôi về quê em – châu thổ sáng ngờisông Cửu Long giãn mình ra biểnđất cuồn cuộn sinh sôi và dịch chuyểncây mắm cây tràm lặn lội mở đường đi

Đất tân sinh ngỡ ngọt ngào trên mặtlòng còn chát chua nào mặn nào phènmá sung sức và ba cường tráng thếman mác âu sầu trong câu hát ru em

Đã qua đi những huyền thoại cũ mèmnhững đồng lúa ma không trồng mà gặtnhững ruộng cá không nuôi mà sẵn bắtnhững ghểnh cẳng, vuốt râu mà làm chơi ăn thậtmiếng ăn nào không nước mắt mồ hôi!

Ruộng bát ngát đó thôi, và gạo đắt đó thôiđất ghiền phân vô cơ như người ghiền á phiệncon rầy nâu khoét rỗng cả mùa màngthóc bỏ mục ngoài mưa thiếu xăng dầu vận chuyểnphà Cần Thơ lê lết người ăn xincây đàn hát rong não nề câu vọng cổquán nhậu lai rai – nơi thừa thiếu trốn tìm

***

Này, đất nước của ba miền cày ruộngchưa đủ no cho đều khắp ba miềnta ca hát quá nhiều về tiềm lựctiềm lực còn ngủ yên…

***

Lúc này tôi làm thơ tặng emem có nghĩ tôi là đồ vô dụng?vô dụng lấy đi của cuộc sống những gìvà trả lại được gì cho cuộc sống?

Em có nghĩ tôi là con chích choè ăn và gại mỏ?

Em có nghĩ tôi là tay chuyên sản xuất hàng giả?

Em có nghĩ tôi là kẻ thợ chữ đục đẽo nát cả giấymúa võ bán cao trên trang viết mong manh?tình nghĩa nhập nhằng với cái hư danhtờ giấy chép văn thành tờ giấy bạc

Em có nghĩ…mà thôi!

***

Xin em nhìn kia – người cuốc đất(tôi cũng từng chai tay cuốc đất)cái cuốc theo ta đời này, đời kháclưỡi cuốc nhỏ nhoi liếm sạch cánh đồng rồidướn mình caochĩa cuốc lên trờibổ xuống đánh phậpđẹp lắm chứ cái tạo hình cuốc đất!

Xin em nhìn – người gánh phân, gánh thóc(tôi cũng từng mòn vai gánh phân, gánh thóc)kẽo kẹt hai vai một nhịp cầu vồngđẹp lắm chứ cái tạo hình gồng gánh!

Những cái đẹp thế kia… em có chạnh lòng không?cái đẹp gợi về thuở ngày xưa ngày xửanhịp theo tiết tấu chậm buồncái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa!

Em có chạnh lòng chănggiữa thành phố huy hoàng bạt ngàn quán nhậubỗng hiện lù lù cái xe hơi chạy thanvệt than rơi toé lửa mặt đường

Em có chạnh lòng chăngxích lô đạp càng ngày càng nghênh ngangxích lô máy và xe lam chạy dầu vừa nã đại liên vừa phun khói độcngười đi bộ vừa đi vừa nghĩ về tiềm lựctiềm lực còn ngủ yên…

***

Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèoquen cái thói hay nói về gian khổdễ chạnh lòng trước cảnh thương tâm

Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đấtbãi tha ma không một cái mả xâymùa gặt hái rơm nhiều, thóc ítlũ trẻ chúng tôi vầy đất tối ngày

Thuở tới trường cũng đầu trần chân đấtchữ viết loằng ngoằng củ sắn ngọn khoaithầy giáo giảng rằngnước ta giàu lắm!…lớp lớp trẻ con cứ thế học thuộc bài

***

Lúc nàytôi và em không còn là lũ trẻ con nữata biết buồn để biết lạc quanvà, để nhắn lại sau ta cho lớp lớp trẻ con(dù sau này dầu mỏ đã phun lênquặng bô-xít cao nguyên đã thành nồi thành soongthành tàu bay hay tàu vũ trụ…dù sau này có như thế… như thế… đi nữathì chúng ta vẫn cứ nên nhắn lại)rằngđừng quên đất nước mình nghèo!

Lúc nàytôi và em không còn là lũ trẻ con nữatuổi thanh xuân trọn vẹn cuộc chiến tranhsau lưng ta là kỷ niệm bi trángtrước mặt ta vẫn con đường gập ghềnhvẫn trang trọng tấm lòng trung thựcdù có thể lỗi lầm – làm thế nào mà biết trướcdù có sao thì cũng phải chân thành

Xưa mẹ ru ta ngủ yên lànhđể khôn lớn ta hát bài đánh thứccó lẽ nào người lớn cứ ru nhauru tiềm lực ngủ vùi trong thớ thịt

***

Tiềm lực còn ngủ yêntrong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng

Tiềm lực còn ngủ yêntrong bộ óc mang khối u tự mãn

Tiềm lực còn ngủ yêntrong con mắt lờ đờ thuỷ tinh thể

Tiềm lực còn ngủ yêntrong lỗ tai viêm chai màng nhĩ

Tiềm lực còn ngủ yêntrong ống mũi khò khè không nhận biết mùi thơm

Tiềm lực còn ngủ yêntrong lớp da biếng lười cảm giác

Năng động lên nàotừ mỗi tế bào, từ mỗi giác quancố nhiên cần lưu ý tính năng động của cái lưỡi

***

Cần lưu ýlời nói thật thà có thể bị buộc tộilời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dươngđạo đức giả có thể thành dịch tảlòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường

Cần lưu ýcó cái miệng làm chức năng cái bẫysau nụ cười là lởm chởm răng cưacó cái môi mỏng rát hơn lá míahôn má bên này bật máu má bên kiacó trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩakhái niệm bắn ra không biết lối thu về

Cần lưu ýcó lắm sự nhân danh lạ lắmmượn áo thánh thần che lốt ma ranhnhân danh thiện tâm làm điều ác đứcrao vị nhân sinh để bán món vị mình

Cần lưu ýcó lắm nghề lạ lắmnghề mánh mung cứa cổ bóp hầu nhaunghề chửi đổng, nghề ngổi lê, nghề vu cáonghề ăn cắp lòng tin và chẹt họng đồng bàocó cả nghề siêu nghề gọi là nghề không làm gì cảthọc gậy bánh xe cũng một thứ nghề…

Bộ sưu tập những điều ngang trái ấyphù chú ma tà ru tiềm lực ngủ mê

***

Tôi muốn được làm tiếng hát của emtiếng trong sáng của nắng và giótiếng chát chúa của máy và búatiếng dẻo dai đòn gánh nghiến trên vaitiếng trần trụi của lưỡi cuốclang thangkhắp đất nướchát bài hátĐÁNH THỨC TIỀM LỰC…

Tp. Hồ Chí Minh 1980-1982

Đoạn đầu bài thơ này được sử dụng trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2018.

Nguồn: Nguyễn Duy, Mẹ và Em, NXB Thanh Hoá, 1987

Dịch Thơ Và Thơ Dịch

Dịch thơ là chuyển bài thơ từ tiếng nước ngoài sang tiếng nước ta để giới thiệu tư tưởng và văn chương của người.

Chuyển tư tưởng thì không khó, nhưng chuyển ý thơ của nguyên tác sao cho thích hợp về cách điệu diễn tả của hai ngôn ngữ song hành lại chuyển bằng vần điệu thì không phải là điều dễ làm.

Nước nào cũng có văn chương dịch thuật để con người có thể trao đổi tư tưởng và nghệ thuật của nhau.

Thời kỳ Pháp thuộc có các tác phẩm dịch về triết học, văn học, thi ca, tiểu thuyết của Pháp, Anh. Ðến khi tiếp xúc văn hóa Mỹ thì dịch các tác phẩm nổi tiếng của họ.

Trở lại vấn đề dịch thơ. Người Tàu đã cung cấp cho ta cả một kho tàng về thơ, phong phú nhất là thơ Ðường, Tống. Nhưng từ xưa không ai dịch thơ Ðường, Tống ra thơ Việt. Các nhà nho thời trước vẫn dùng chữ Hán để viết văn, làm thơ như người Tàu, nên vấn đề dịch thơ Tàu không cần thiết. Ðến thời kỳ chữ Nôm phát triển, có nhiều tác phẩm viết bằng văn nôm ra đời, nhưng dịch phẩm chưa có bao nhiêu. Vào thế kỷ 18, mới xuất hiện bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Ðoàn Thị Ðiểm, Phan Huy Ích, theo nguyên tác của Ðặng Trần Côn. Về sau, có bản dịch Tỳ Bà Hành của Phan Huy Vịnh (nguyên văn của Bạch Cư Dị). Các bản dịch trên là bản dịch nôm.

Vào thời chữ quốc ngữ ra đời, thì các tác phẩm dịch về thơ, văn hết sức phong phú, được đăng tải trên các tạp chí hoặc xuất bản thành sách.

Như trên đã nói, dịch thơ không phải là chuyện dễ làm, và thơ dịch thuộc về một lĩnh vực riêng, có tính chất đặc biệt, bởi vì dịch thơ là một nghệ thuật. Thật vậy, dịch thơ cũng như làm thơ, dịch giả trước hết phải am tường kỹ thuật thơ, tức là thể loại, luật lệ, cấu trúc… Tất nhiên dịch giả phải có trình độ quán triệt ngoại ngữ. Ðiều đáng lưu ý nhất là người dịch thơ cần có tâm hồn để cảm thông với tác giả, như cùng có chung hoàn cảnh, ý niệm và cảm hứng của người sáng tác. Khi dịch thơ, người dịch có thể đặt mình vào địa vị của người làm thơ thì bài dịch mới có hồn, nghĩa là có đủ tính chất như bài nguyên tác, làm rung động tâm hồn người đọc. Ngoài những điều kiện trên, người dịch phải vận động nhiều công phu trong lúc dịch thơ. Dịch thơ không hoàn toàn tuân theo sáu quy tắc làm thơ: thâm (sâu), chân (thực), viễn (xa), cao (cao), tân (mới), kỳ (lạ), nhưng cũng cần có kỹ xảo, tức là những cách thức khéo léo để giúp bài dịch có được phẩm chất tốt như bài nguyên tác (một bài dịch hay cũng cần có tính chất tân, kỳ). Do sự khác biệt giữa các ngôn ngữ, nếu người dịch không quán triệt được hết ý thơ và nghĩa chữ của nguyên văn thì có những lời dịch sai lầm. Người dịch thơ có tài và giàu kinh nghiệm biết chọn chữ dịch vừa hay vừa sát nghĩa. Lấy ví dụ các nhan đề truyện và thơ bằng tiếng Pháp hoặc Anh đã được dịch ở Việt Nam từ trước. Ta hãy so sánh những tựa dịch khác nhau:

– Gone with the wind = Cầm bằng theo gió đưa đi (?) Cuốn theo chiều gió (Lê Công Thành).

– Grand coeurs = Tâm hồn cao thượng (Hà Mai Anh) – Những tấm lòng cao cả (Hoàng Thiếu Sơn).

– Mémoires d’outre-tombe = Tử hậu di bút (?) – Hồi ký từ thế giới bên kia (Từ điển văn học, Hà Nội)

– Wuthering Heights = Ðỉnh gió hú (Nhất Linh) – Ngàn cao gió lộng (?)

– Les Fleurs du Mal = Ðời Tà Hoa (?) – Ác Hoa (?)

Có hai trường hợp dịch thơ ở Việt Nam: Dịch thơ Tàu (Ðường, Tống) và dịch thơ Âu Mỹ. Dịch thơ Âu Mỹ có phần dễ hơn dịch thơ Tàu, vì dịch loại thơ sau có liên hệ đến thi luật (vần, niêm, đối) và ý nghĩa các điển cố. May mắn là tiếng Hán Việt có thể áp dụng để chuyển dịch thích hợp những khó khăn kể trên của các bài thơ Ðường, Tống (Tàu), thành những tác phẩm hoàn toàn Việt hóa, và có thể sử dụng cả những từ Hán trong thơ Việt dịch.

Ví dụ bài dịch: Tình Dạ Tư (Lý Bạch)

Ðêm Lặng Nhớ Nhà

Sàng tiền khán nguyệt quang Trước giường trăng sáng gương

Nghi thị địa thượng sương Ngờ mặt đất đẫm sương

Cử đầu vọng minh nguyệt Ngẩng đầu trông trăng sáng

Ðê đầu tư cố hương Cúi đầu nhớ cố hương

Ta thấy bài dịch trên đã Việt hóa bài thơ Ðường của Lý Bạch, có hình thức, nội dung và âm điệu chẳng khác nhau, với những chữ Hán (sương, đầu, cố hương) được sử dụng lại.

Mặt khác, người dịch cần khéo chọn loại thơ Việt thích hợp để dịch thơ nước ngoài. Về thơ Tàu, có thể chọn thể thơ Ðường luật (thất ngôn, ngũ ngôn), thể lục bát. Về thơ Âu Mỹ có thể chọn thể “thơ mới” (câu 8 chữ với số câu không hạn định), hoặc thơ thất ngôn, ngũ ngôn cải cách (nhiều đoạn 4 câu), hay thơ tự do (không hạn số chữ, số câu).

Ví dụ 1: Bài dịch theo thể thơ mới:

Ðây dòng sông sóng gầm lên bọt trắng

Uốn quanh co triều ngọn hướng về đâu

Kia hồ nước bốn bề gương phẳng lặng

Nơi sao hôm bừng hiện giữa trời sâu

 (dịch thơ Lamartine)

Ví dụ 2: Dịch theo thể thất ngôn cải cách:

Tha thiết mong em nhớ lại ngày

Ðôi ta là bạn sướng vui thay

Suốt thời gian ấy đời tươi đẹp

Và nắng say nồng hơn buổi nay

o0o

Lá úa rơi đầy lá úa rơi

Lòng anh em hỡi nhớ khôn nguôi

Chất chồng lá úa khô nào khác

Những tiếc thương hoài niệm một thời

 (dịch thơ J. Prévert)

Ví dụ 3: Dịch theo thể tứ ngôn, ngũ ngôn mới:

Chuông trên trời cao

Ngân nga đồng vọng

Chim trong ngọn cây

Não nùng cất giọng

o0o

Lệ rơi ở trong lòng

Như trời mưa ngoài phố

Nỗi buồn gì chẳng rõ

Ðã len vào hồn tôi

(Dịch thơ Verlaine)

Ví dụ 4: Dịch thơ theo thể tự do:

Những ngày trôi qua những tuần trôi qua

Chẳng thời xưa nào

Chẳng mối tình nào trở lại

Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine chảy

Ðêm đến giờ điểm rồi

Ngày đi tôi ở lại …

(dịch thơ Apollinaire)

Dịch thơ Âu Mỹ vẫn có thể dùng các thể thơ Việt như lục bát, song thất lục bát, tùy người dịch chọn và cũng tùy theo nội dung nguyên tác mà chọn các thể thơ thích hợp để dịch.

Dịch thơ là một nghệ thuật. Thực vậy, người dịch phải vận dụng cả kỹ năng lẫn tâm hồn khiến bài dịch có khởi sắc và gợi cảm thì mới diễn đạt được cái hay của nguyên tác. Sử dụng bút pháp tân kỳ cũng là một cách làm cho bài dịch được hấp dẫn.

Ta hãy đọc bài Tam Thướng Hải Vân của Trần Bích San:

Tam niên tam thướng Hải Vân đài

Nhất điểu thân khinh độc vãng hồi

Thảo thụ bán không đê nhật nguyệt

Càn khôn chích nhãn tiểu trần ai

Văn phi sơn thủy vô kỳ khí

Nhân bất phong sương vị lão tài

Hưu đạo Tần quan chinh lộ hiểm

Mã đầu hoa tận đới yên khai

Và so sánh hai

Bản dịch 1: Ba Lần Lên Ải Vân

 Nhẹ bổng mình chim lối Hải Vân

 Ba năm qua lại đủ ba lần

 Nửa con mắt ngó trần ai hẹp

 Sát ngọn cây trông nhật nguyệt gần

 Chửa dạn phong sương tài chửa luyện

 Không pha sơn thủy bút không thần

 Mây lồng cổ ngựa hoa đua nở

 Có hiểm gì đâu lối ải Tần !

 (Tô Nam)

 Bản dịch 2:

 Ba năm vượt ải đã ba lần

 Nhẹ cánh chim trời dạo Hải Vân

 Ngắm rộng càn khôn coi cũng bé

 Lên cao nhật nguyệt tưởng đâu gần

 Gió sương như búa tài thêm chuốt

 Hồ bể làm nghiên bút mới thần

 Ðầu ngựa rừng hoa chen khói nở

 Cười ai kêu hiểm lối sang Tần.

 (Vũ Hoàng Chương)

Bản dịch trước của Tô Nam, sát ý nguyên tác, lời dịch nghiêm túc, cổ kính, súc gợi cảm bình thường.

Bản dịch sau của Vũ Hoàng Chương, dịch thoát ý, có văn phong mới lạ, lối dịch phóng túng, nhất là hai câu 5, 6:

 Văn phi sơn thủy vô kỳ khí

 Nhân bất phong sương vị lão tài

 (Văn không sông núi không vẻ lạ

 Người chẳng gió sương chưa tài cao)

Dịch giả dùng những chữ không có trong nguyên tác (búa, chuốt, nghiên, bút, thần) nhưng vẫn diễn được cái ý bao hàm của nguyên tác và bộc được cái ý ấy ra một cách mạnh mẽ, khoái trá.

Thời trước, khi bàn về việc dịch thơ Ðường, người ta cho rằng không dịch giả nào vượt qua được Tản Ðà. Một số bài dịch nổi tiếng của ông có: Hoàng Hạc Lâu (của Thôi Hiệu), Phong Kiều Dạ Bạc (Trương Kế), Trường Hận Ca (Bạch Cư Dị) …

Thời đó, một nhà Hán học khác, ông Ngô Tất Tố, cũng dịch thơ Ðường và đã xuất bản thành sách (Tập Ðường Thi). Nhưng thơ dịch của Ngô Tất Tố không hay bằng của Tản Ðà. Các bài dịch Ðường thi của Tản Ðà có tính cách phóng khoáng, văn dịch lưu loát, âm điệu gợi cảm. Dịch giả sử dụng thể lục bát trong hầu hết các bài dịch là thể thơ thích hợp với đề tài trữ tình hoặc hoài cảm của những bài nguyên tác.

Ta thử so sánh các bài dịch của hai vị ấy.

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Thơ Hoa Quỳnh

Gửi đến các bạn những bài thơ về hoa quỳnh rất hay, buồn và lãng mạn. Sắc trắng tinh khôi, hương nồng dào dạt, ấy thế mà tuyệt nhiên chỉ nở vào đêm khuya, có lẽ vì thế mà hoa quỳnh tự nhiên đã trở thành thi hứng của rất nhiều thi sĩ. Mời các bạn cùng xem qua những bài hoa quỳnh sau đây, những bài thơ về hoa quỳnh này gồm 2 bài tôi mới viết, còn lại sưu tầm và để nguyên văn, hi vọng các bạn sẽ thích!

Nội dung bài viết

1, Màu Trắng Hoa Quỳnh

Dào dạt hương nồng trong gió trong

Thanh tao sắc trắng chẳng đỏ hồng

Nửa đêm chờ đợi vầng trăng sáng

Cùng nguyệt tự tình giữa đêm không

Thờ ơ sắc bướm đẹp mơ màng

Chẳng hề vương vấn lũ ong hoang

Giữ trọn trong tim hồn tinh khiết

Khép áo quay đầu nắng vàng loang

Quỳnh yêu đêm tối tự bao giờ

Mà người thi sĩ phải làm thơ?

Quỳnh gói tâm tư nào xa lắm

Nên lòng thi sĩ vẫn hoài mơ!

(Bằng Lăng Tím)

Hoa quỳnh, sao nở giữa đêm?

Phải vì e thẹn hay duyên bẽ bàng?

Chung quanh đêm tôi giăng màn,

Là khi ong mật bướm vàng nghỉ ngơi.

Trời làm khắc nghiệp chi trời?

Để ai khôn đến trả lời cho nhau.

Xót hoa thầm nở đêm sầu,

Mới khoe trinh bạch đã đau héo tàn!

Đem theo cả cái hồng nhan,

Không nghe ai chạnh thở than nỗi mình.

(Nguyễn Đỗ Lưu)

Đêm xuống đợi trăng, chờ Quỳnh nở

Thâu canh lặng lẽ gác mái buồn

Đông phong gờn gợn lòng viễn xứ

Đùa cợt vai gầy với gió tuôn

Đêm nay thức trắng đợi hương Quỳnh

Hoa lòng một đóa vỡ trong tôi

Khói thuốc canh tàn rơi lả tả

Một chút tình vương trên mắt môi

Mưa đêm phố vắng đèn vàng nhạt

Lất phất đông sang rét buốt sầu

Đợi vầng trăng tới, tình cô quạnh

Hoa đã đơm chưa? Nguyệt khuất đầu!

Đêm nay chắc lẽ chẳng có Quỳnh

Mưa rơi nhiều quá phố thêm sâu

Gác nhỏ không trăng, hồn hoa lạnh

Đã vỡ tan tành buổi biệt nhau…

(Bằng Lăng Tím)

Hoa Quỳnh như tiếng thở dài

Nửa đêm thức giấc gọi ai thì thầm

Dịu dàng cánh khép mi cong

Giọt sương khe khẽ nằm trong lòng nàng

Nhìn em thương đến mênh mang…

Dưới trời vắng lặng – đêm giăng giăng tình

Hỡi em chớ khép lòng mình

Để anh ôm nặng chữ tình vào thơ

Để anh cứ mãi ngu ngơ…

Thả làn khói bạc thẫn thờ vì em…

(Thanh Thanh Ngọc)

5, Hoa Quỳnh Nở

Giữa đêm chỉ thoảng hương thơm

Cánh quỳnh vẫn khép như còn đợi ai

Em về lấp lánh sương mai

Môi cười, hoa nở ngát hai đóa quỳnh!

(Thanh Trắc Nguyễn Văn)

6, Ngắm Hoa Quỳnh Nở

Tiếng sáo đâu đây lại vọng về

Giữa trời vằng vặc mảnh trăng quê

Ngọt ngào hương bưởi vườn ai đó

Lóng lánh sương buồn nặng cánh lê

Ta thức cùng trăng đón đợi hoa

Từng cánh tinh khôi lụa nõn nà

Hương nhẹ thoáng bay ta cứ ngỡ

Lối cũ vườn xưa bước ai qua

Có lẽ đêm nay chỉ một mình

Ta ngồi chờ đợi nụ hoa xinh

“Nguyệt hạ mỹ nhân” đêm nay nở

Thoáng chốc lại tàn quá mỏng manh

Chỉ nở về đêm sáng lại tàn

Bừng hương diễm tuyệt dưới trời trăng

Gục đầu, khép cánh, nhụy hoa phong

Lại một đêm trăng nữa qua rồi

Ngắm hoa quỳnh nở một lần thôi

Sao ở trong ta buồn đến thế

Nhìn nụ hoa tàn như lệ rơi

Ta hỏi cùng ai được một lần

Ngắm hoa Quỳnh nở giữa đêm trăng

Có nghe ray rức và thương tiếc

Có đọng trong lòng chút vấn vương

(Hoàng Lê Nguyên)

7, Quỳnh Hương (Màu Trắng Hoa Quỳnh)

Trèo lên tận đỉnh thời gian

Vươn tay thả xuống một làn gió đêm

Quỳnh hương ngào ngạt môi mềm

Bồng bềnh mây trắng trải êm gối tình

Trăng lung linh nước lung linh

Quỳnh hương với gió tự tình bên nhau!

(Băng Nguyệt)

Trăng vàng sao sáng lung linh

Nụ Quỳnh hé nở mang hình bóng em

Nhẹ theo cơn gió qua thềm

Hương thơm ngào ngạt êm êm gợi tình

Dáng em ẩn hiện hoa Quỳnh

Cánh hoa trong trắng in hình duới trăng

Thẹn thùng khoe sắc chị Hằng

Lung linh bóng nguyệt kiêu sang dáng Quỳnh

Đêm về trở giấc mộng tình

Mùi hương thoang thoảng bóng hình Quỳnh hoa

Quỳnh hoa ơi hỡi Quỳnh hoa!

Hương tình quyến rũ trăng ngà đắm say

Trăng hoa cùng với trời mây

Hương ca vô tận ngất ngây mặn mà

Quỳnh hoa ơi hỡi Quỳnh hoa!

Hương thơm nhè nhẹ chan hòa tình yêu

(Phạm Sĩ Trung)

9, Quỳnh Hoa Đêm Trăng

Đêm qua hoa quỳnh nở

Màu trinh trắng tinh khôi

Anh nhìn ngưng nín thở

Hoa thơm ngát bên trời

Ong bướm nào có biết

Chỉ mình anh thi nhân

Với tấm lòng tinh khiết

Ngóng xem nở một lần

Hoa thèn thẹn nở chậm

Nghiêng đầu chào trăng sao

Như cánh vạc thăm thẳm

Lượn bay một đêm nào

Hoa quỳnh một lần nở

Rồi khép cánh ngủ yên

Anh một lần ghi nhớ

Nét trang đài tự nhiên

(Nguyên Đỗ)

10, Hoa Nở Theo Trăng

Trước hiên một đóa hoa quỳnh

Chờ trăng sắp nở, rung rinh búp đầy.

Ngoài hiên lấp loáng sau cây

Mảnh trăng mười chín hé mây hiện dần.

Thời gian như sơi chỉ giăng

Không gian như bản nhạc dâng hài hòa

Bỗng từng cao trăng hiện ra

Cũng là vừa lúc đóa hoa nở bừng.

Trên hoa trăng sáng một vùng

Dưới trăng hoa nở bừng bừng nhụy bông

Hoa là trăng đậu cành cong

Trăng là hoa ngự trời trong ngời ngời.

Hoa trăng với lại hồn tôi

Phút giây hư thực đất trời trôi qua.

Đến khi thức dậy nhìn ra

Ánh trăng vừa tắc, sắc hoa vừa tàn.

(Tế Hanh)

11, Màu Trắng Hoa Quỳnh

Hoa quỳnh màu trắng kiêu sa

Dáng ai tha thướt mặn mà khó quên

Đêm về thầm nhớ kêu tên

Một bông hoa trắng để trên đầu giường

Mộng mơ hồn mãi vấn vương

Trắng trong một kiếp anh tương tư rồi

Tuyệt vời ánh mắt bờ môi

Cho anh mộng tưởng một ngôi sao tình

Em là ánh sáng bình minh

Soi anh trọn kiếp mong mình bên nhau

Vụng về chẳng dám gởi trao

Câu yêu thương ấy mà sao ngại ngần

Gặp em bỗng thấy chùn chân

Miệng không dám mở phân trần làm sao

Làm sao không biết làm sao

Làm sao để mãi có nhau muôn đời

(James)

12, Tình Ta Kết Bằng Hoa Quỳnh

Hoa Quỳnh nở khi lòng thương nhớ

Một ngày xưa tuổi mộng dại khờ

Trong nửa giấc chiêm bao mơ dáng

Một người yêu trầm mặc ngây thơ

Ngày ấy là khi hoa ươm nụ

Chưa toả hương đọng nét ngọc thu

Những trong trắng tâm hồn thiếu nữ

Đang theo từng tiếng vọng tình ru

Hoa Quỳnh nở như tình vừa chín

Nụ hôn xinh gửi lại cho em

Và một đời ta tròn ước nguyện

Mãi từ nay sẽ được ấm êm

Một buổi sớm sương vờn trước cửa

Bình minh mang kiệu cưới đẫm sương

Kết Hoa Quỳnh nghìn nụ thơm hương

Khúc nhạc tấu hân hoan lễ rước

Trên lối cũ dáng Quỳnh đón trước

Chúc mừng em và chúc cho ta

Hẹn ước xa xưa thành sự thật

Và tình sẽ đẹp mãi nghìn hoa

(Đông Hòa)

13, Đợi Hoa Quỳnh Nở

Thức đợi hoa quỳnh nở

tiếng chuông đổ chuyển ngày

môi hoa còn e lệ

ánh sao nhìn ngất ngây

Gió cong theo chiều lá

từng giọt đợi thấm vào

nụ hoa ra chồi mộng

trăng quỳnh nở ước ao

Lo cơn giông chao đảo

lo ngọn gió vô thường

lo cái tia nắng đốt

đêm cạn đợi quỳnh hương

Ngày gầy em đi vắng

lo không kịp trở về

khi chồi hoa mở cánh

thức rồi vẫn còn mê

Ai rắc miền sao sáng

trăng Rằm lên thục hiền

gió cũng chờ quỳnh nở

mắt ai đành ngủ yên?…

(Hoài Quang Phương)

14, Hoa Quỳnh

Như chỉ hoa Quỳnh có

Cái màu trắng ấy thôi

Màu trắng muốt thơ ngây

Chẳng lẫn vào đâu được

Đời của hoa thơm ngát

Con ong nào biết đâu

Hoa nở trong lặng lẽ

Âm thầm vào đêm sâu

E ấp mà kiêu hãnh

Hoa nghiêng trong trăng sao

Như đàn thiên nga nhỏ

Sắp bay lên trời cao

Chợt quên, tôi thiếp ngủ

Để trôi qua phút giây

Cái phút hoa Quỳnh nở

Làm sao tìm lại đây

Cái phút hoa Quỳnh nở

Nó thế nào hở trăng?

Nó thế nào hở sao?

Nó thế nào hở gió?

Giây phút ấy đi qua

Và thời gian đến trước

Làm sao xin lại được

Xin lại một lần hoa

Từng cánh khép lại rồi

Hoa lả mềm giấc ngủ

Ôi phút hoa hiến dâng

Hồn tôi không kịp hái!

(Lâm Mỹ Dạ)

15, Màu Trắng Hoa Quỳnh

Cánh hoa Quỳnh trắng một màu

Đơn sơ tinh khiết mang nhiều nỗi đau

Đêm thâu bên vạn vì sao

Tìm ko đuợc nữa trăng vàng năm xưa

Cánh hoa Quỳnh rũ dưới mưa

Tơ lòng đan mãi vẫn thưa rạc rời

Người xa như cánh chim trời

Lồng son vọng mãi một đời tìm ai…

Hoa Quỳnh ai nỡ đoạ đày

Bao giờ rực rỡ giữa ngày nắng tươi

Bao giờ lại thắm tiếng cười

Bao giờ lại nói nữa lời nhớ nhung

Hoa Quỳnh rơi rụng đầy sân

Bước chân lữ khách xa dần từ đây

Ân tình gửi lại gió mây

Hoa quỳnh nở hết đêm nay rồi tàn!

Theo chúng tôi

Thơ Chọn Và Lời Bình: Thơ Vui Tặng Mẹ Vợ

THƠ VUI TẶNG MẸ VỢ

Mẹ từng lặn lội suốt đời Trên những cánh đồng hoang dại Tìm ánh trăng non ngàn xưa Toả mát màu da con gái

Mẹ vượt qua bao đỉnh núi Trập trùng rừng mộng suối mơ Chọn những sắc hoa đẹp nhất Làm nên làn môi thơm tho

Rồi mẹ ngược miền thiếu nữ Lọc từng nét đẹp, vẻ xinh Kiếm nỗi dịu dàng muôn thuở Chuốt nên vóc dáng con mình

Mẹ trao thiên thần của mẹ Cho một chàng trai nghèo nàn Thế là con thành ông chủ Bỗng nhiên giàu nhất thế gian…

                                                    Trần Đăng Khoa

Ảnh: Internet

LỜI BÌNH:

Trong thi ca Việt Nam có nhiều bài thơ hay viết về mẹ chồng, đặc biệt là của các nữ thi sĩ như Xuân Quỳnh, nhưng viết về mẹ vợ thì hiếm – nhà thơ Trần Đăng Khoa đã chọn cái tứ “Thơ vui tặng mẹ vợ”. Nhà thơ thật có lý khi dùng hình thức “đòn bẩy”: viết về vẻ đẹp của vợ chính là viết về vẻ đẹp của mẹ – Người đã từng vượt qua bao vất vả đời thường để chắt lọc ra vẻ đẹp tinh tuý cho đứa con gái từ hình hài máu thịt của mình: “Mẹ lặn lội suốt đời” rồi “Mẹ vượt qua bao đỉnh núi” và “Rồi mẹ ngược miền thiếu nữ” để: “Chuốt nên vóc dáng con mình”. Vóc dáng của người con gái hiện lên thật lung linh và hoàn hảo từ sự tạo hoá huyền bí của thiên nhiên, của ánh trăng, của sắc hoa. Vẻ đẹp vĩnh cửu và rất gần gũi thân thương từ “Tìm ánh trăng non ngày xưa”; “Chọn những sắc hoa đẹp nhất” để “Lọc từng nét đẹp, vẻ xinh”. Nhà thơ rất có ý thức khi nâng cấp độ sự chăm chút, thanh lọc này từ “Tìm” đến “Chọn” và kết tinh thành “Lọc”. Tất cả hình hài, dáng vóc bên ngoài đó như ánh trăng đến vẻ đẹp tâm hồn như hương hoa của “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” thành một tuyệt tác “Thiên thần” để trao tặng chứ không phải là ban tặng cho một chàng trai nghèo nàn như một huyền thoại cổ tích có hậu trong kho tàng truyện cổ. Tôi tin chàng trai này có thể nghèo nàn về vật chất nhưng tâm hồn và trí tuệ không thể nghèo được vì chàng đã nhận ra được vẻ đẹp bí ẩn của cô gái “Thiên thần của mẹ”. Trái tim đã mách bảo như thế. Tình yêu là sự hoà hợp của hai trái tim chứ không phải là sự sát nhập của hai gia tài của cải. Hai câu thơ cuối thật bất ngờ, dí dỏm làm nổi rõ cái ý tưởng “Thơ vui tặng mẹ vợ” của nhà thơ: “Thế là con thành ông chủ – Bỗng nhiên giàu nhất thế gian…”. Tứ thơ bỗng sinh động hẳn lên, tươi mới vừa hàm chứa sự biết ơn trân trọng vừa khái quát một tâm thế làm người của dân tộc Việt: Coi trọng cái phẩm hạnh, đạo đức của con người. Với thể thơ tự sự sáu chữ, lối viết tung tẩy như chơi chơi mà ngẫm lại thật sâu sắc, Trần Đăng Khoa vốn là người hóm hỉnh, thông minh trong cuộc sống thường ngày nhưng lại hàm chứa một hàm lượng trí tuệ đằng sau trang viết phập phồng tươi ròng chất liệu cuộc sống đời thường.

N.N.P

Cập nhật thông tin chi tiết về Thơ ” Bác Bầu Bác Bí” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!