Xu Hướng 11/2023 # Thi Hoàng Và Những Tiếng Gọi Quyến Rũ Bằng Thơ # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thi Hoàng Và Những Tiếng Gọi Quyến Rũ Bằng Thơ được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thân thuộc bởi từ thời trai trẻ, chàng thanh niên đất cảng Hoàng Văn Bộ đã có thơ hay. Một số câu thơ còn nằm lòng độc giả đến tận hôm nay: “Trời cứ xanh như rút ruột mà xanh/ Cây cứ biếc như vặn mình mà biếc”… Thân thuộc bởi từ khi lấy bút danh Thi Hoàng với dụng ý người thơ họ Hoàng, ông trở nên nổi tiếng trên văn đàn với các trường ca “Ba phần tư trái đất”, “Gọi nhau qua vách núi”, các tập thơ “Cửa sông”, “Nhịp sóng”, “Đom đóm và sao”, “Bóng ai gió tạt”…Khi đã ngồi xếp bằng tròn trên chiếc chiếu trải nơi góc phòng khách, nâng chén trà nóng trên tay, tôi tranh thủ chiêm ngưỡng đồ đạc của nhà thơ. Những bức tranh sơn dầu treo bên cạnh giá sách. Những bình gốm, pho tượng đặt bên cạnh đôi câu đối trạm khảm, chắc có niên đại một vài thế kỷ. Hỏi xuất xứ, ông bảo tất cả tranh treo ở đây đều là bản gốc do các bạn họa sĩ nổi tiếng tặng. Còn đồ cổ là do ông sưu tập, gom góp từ gia tộc sinh sống ở Vĩnh Bảo quê hương. Dừng lại khá lâu trước tấm bằng Giải thưởng Nhà nước do Chủ tịch Nước ký vào ngày 8/2/2007 tặng cho 4 tác phẩm của ông, gồm “Ba phần tư trái đất”, “Nhịp sóng”, “Gọi nhau qua vách núi” và “Bóng ai gió tạt”, tôi hỏi:

@ Được biết, trước khi được giải thưởng Nhà nước, “Gọi nhau qua vách núi” của ông đã được trao hai giải Văn chương: một của Hội Nhà văn Việt Nam, một của Hội Văn học Nghệ thuật Hải Phòng mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm. “Gọi nhau qua vách núi” là một trường ca viết về chiến tranh mà chủ yếu là số phận của người lính trong chiến tranh. Cũng như tôi, nhiều độc giả luôn ám ảnh với những câu thơ: “Anh gọi tên em từ bùn lầy cho tới nhụy hoa sen/ Gọi em trong lần vỏ cây sau mưa còn thẫm nước/ Gọi nhau trong tiếng kèn đám ma tiễn đưa người đã chết/ Tiếng kêu như những ngón tay khốn cùng sờ xoạng trái tim anh/ Trong tiếng côn trùng êm ả mượt như nhung/ Trong chiếc giày bỏ lại bên đường sau cuộc chiến/ Anh đứng trên mũi dao của những người lương thiện/ Mà gọi em, em hỡi ở phương nào”… Thưa ông, người em trong trường ca là có thật hay chỉ là hình tượng thơ?Thi Hoàng: Là thật. Thật một trăm phần trăm. Đó là một cô gái khoác áo lính, khá đẹp, tôi đã từng gặp, từng quen trên đường hành quân. Thời ấy, tôi đang là một người lính súng dài thực thụ. Khoảnh khắc gặp gỡ và quen biết với người nữ chiến sĩ ấy thật thi vị nhưng quá ngắn ngủi. Có lẽ cũng giống như cô thanh niên xung phong mà nhà thơ Phạm Tiến Duật gặp ở tuyến lửa để có được bài thơ nổi tiếng “Gửi em cô thanh niên xung phong”, cô gái mặc áo lính mà tôi quen trên đường hành quân vào mặt trận là một trong những kỷ niệm chiến trường và kỷ niệm ấy đã thăng hoa thành cảm xúc để tôi có hàng chục câu thơ “gọi em” trong trường ca. Tuy nhiên, tôi còn có kỷ niệm gặp gỡ khác mà cho đến bây giờ nghĩ lại vẫn còn thấy xót xa đến rợn người. Ấy là sau khi tôi bị thương ở chiến trường phải đưa ra vùng hậu cứ điều trị. Có hai nữ y tá, một người tên là Phấn, một người tên là Hợi thường xuyên đến chăm sóc và động viên anh em thương binh, trong đó có tôi. Quả thực giữa vùng rừng núi hoang vắng và thiếu thốn đủ thứ, ánh mắt, gương mặt, giọng nói của hai cô gái là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với chúng tôi. Nhưng một chiều, hai cô ra suối tắm bị bọn phỉ bắt cóc và mất tích từ đó. Câu chuyện đau buồn ấy đã trở thành nỗi ám ảnh suốt cuộc đời tôi. Mỗi khi nghĩ về hai cô gái, tôi đều cảm thấy xót thương và cắn rứt. Trong trường ca của tôi không có câu chuyện ấy nhưng nỗi ám ảnh về sự mất mát ấy như đã lặn vào nhiều câu thơ..

@ Thưa, có thể nói hàng chục năm những tiếng “gọi em” của ông chỉ là tiếng vọng, tiếng gọi câm trong lòng ông. Bởi lẽ mãi đến năm 1995, qua trường ca “Gọi nhau qua vách núi” do NXB Quân đội nhân dân ấn hành, người đời mới được nghe, người yêu thơ mới biết. Chắc hẳn ông đã dành rất nhiều thời gian và tâm sức cho “tiếng gọi” bằng thơ để đời này?Thi Hoàng: Tôi viết “Gọi nhau qua vách núi” vào thời điểm đất nước đã thanh bình. Là một người lính trở về sau cuộc chiến, những kỷ niệm chiến trường và số phận của những người lính vẫn như những thước phim cứ “tua” đi, “tua lại” trong đầu. Tôi luôn nghĩ ngợi, luôn nghiền ngẫm mãi những thước phim ký ức ấy. Mãi đến năm 1980 tôi mới bắt đầu đặt bút viết. Ròng rã hơn mười năm trời mới có thể hoàn thành trường ca 9 chương với 3.000 câu thơ. Nhưng khi đưa đi in tôi để lại 3 chương. Thành ra đọc “Gọi nhau qua vách núi” độc giả có cảm giác bị hẫng một vài nhịp, tựa hồ như bức tường bị hổng ra một vài viên gạch. Một chương trong trường ca để lại từ ngày ấy có nhan đề “Bồng bế một thời” vừa mới được công bố trên tạp chí Nhà văn tháng 9 năm 2008.

@ Vâng thưa nhà thơ, những câu như: “Gửi vào đâu địa chỉ tuổi lên mười/ Gửi vào đâu những ngày thừa khoảng trống/ Một đầu đường chẳng có ai trông ngóng/ Một buổi chiều không biết cất vào đâu” hay: “Hoa sen không định thơm/ Không định thơm thì mới thơm đến thế/ Rất tự nhiên là ta nhớ mẹ/ Mẹ quá xa rồi/ Để ta thành con cái của làn hương.”. Là những câu thơ quyến rũ người đọc, là những câu khi vui buồn người ta có thể mang ra chia sẻ. Trong ba trường ca và 5 tập thơ ông đã công bố còn nhiều câu thơ quyến rũ như thế. Nhưng hình như trong gia tài thơ của ông đến nay lại vắng bóng những câu thơ tình quyến rũ?Thi Hoàng: Đúng như vậy. Tôi coi mấy chục câu thơ “Gọi em” trong trường ca “Gọi nhau qua vách núi” là những câu thơ tình. Nhưng những câu thơ tình ấy chắc khó mà đi vào trái tim các cô gái. Và có lẽ vì thế , ngoài bốn mươi tuổi tôi vẫn “ve vuốt” ý nghĩ sẽ sống độc thân suốt đời… May sao, đến gần tuổi năm mươi bị gia đình thúc giục, lại có người mai mối chí tình tôi mới được yên bề gia thất…

@ Thưa ông, đó là một gia thất đầy hạnh phúc mà hôm nay tôi đang được cảm nhận từ ngôi nhà đơn sơ của ông. Trước đó, tôi đã được đọc khá nhiêu bài thơ chứa chan tình phụ tử ông viết tặng con gái. Nhân đây, tôi muốn chính nhà thơ đọc lại một trong số những bài thơ ấy.Thi Hoàng: Được thôi. Tôi và chú sẽ cùng chia sẻ mấy câu thơ khép lại tập “Đom đóm và sao”: “Danh vọng hão chẳng cần chi nữa/ Ôm con như mò được ngọc rồi/ Cần gì sáng tận đâu giời bể/ Làm ngọn đèn sáng chỗ con chơi”.

@ Lại những câu thơ rưng rưng nữa. Xin chúc mừng nhà thơ. Cũng xin chúc ông mạnh khỏe và cảm ơn ông về cuộc trò chuyện hôm nay

Những Cử Chỉ Đầy Quyến Rũ Trong Tình Yêu

Theo Tuần Báo Mới

www.chuyencamcuoi.blogspot.com – Bạn rất yêu anh ấy, và muốn biểu lộ tình yêu đó thật nhiều, thế nhưng đôi lúc bạn trở nên bối rối và chẳng biết phải làm sao…

Tiến sĩ Shirley Jackson chuyên gia tâm lý. Sau một thời gian tìm hiểu về thái độ cử chỉ của đôi lứa yêu nhau, đã đúc kết nên những cử chỉ “chết người” ở phái nữ, khiến cho các đấng nam nhi phải xao xuyến, rung động:

* Chống hai tay lên cằm khi nghe anh ấy nói chuyện: Lúc này, nhìn bạn thật ngoan hiền và nhỏ bé.

Nhất là khi bạn nhìn anh ấy với ánh mắt say sưa…. chàng sẽ cảm thấy bạn thật đáng yêu khi chăm chú lắng nghe anh ấy nói chuyện.

Tất nhiên bạn đang làm cho anh ấy hiểu rằng anh ấy đang nói rất hay, rất thuyết phục và vì vậy anh ấy cảm thấy hài lòng vì được tôn trọng.

* Vuốt tóc, mặt hơi cúi xuống và khẽ mỉm cười: Đa số cánh đàn ông đều thích nhìn phụ nữ vuốt tóc.

Đây là một cử chỉ đầy nữ tính và gần như là độc quyền của….phái nữ. Một người phụ nữ đưa tay vuốt nhẹ tóc, mặt hơi cúi xuống như muốn che giấu một nụ cười e ấp, nhìn có một nét gì đấy rất bẻn lẽn và đáng yêu.

* Đầu hơi nghiêng qua một bên, đôi môi hé mở: Đây là một cử chỉ rất quyến rũ, mái tóc khẽ chảy qua một bên, lòa xoà trước mặt khi bạn khẽ nghiêng đầu sẽ tạo cho chàng một cảm giác như đang bị thu hút.

Hình ảnh này, vừa biểu lộ cá tính, vừa có nghĩa như một sự mời gọi tinh tế. Nụ cười rất nhẹ trên môi khiến cho bạn có vẻ đầy bí ẩn và dễ thương.

* Gục đầu lên vai: Trong một chuyến đi chơi xa bằng ô tô hay xe bus, bạn ngồi bên cạnh anh ấy và khẽ gục đầu lên bờ vai của anh ấy, cử chỉ này sẽ gây cho anh ấy một cảm giác xúc động đặc biệt vì là điểm tựa cho ban.

Đây là một cử chỉ rất nữ tính. Bạn sẽ làm cho anh ấy cảm thấy bạn rất nhỏ bé, mỏng manh và rất cần sự che chở của anh ấy. Cũng là một cử chỉ thân thiện và đầy tin cậy của bạn dành cho anh ấy.

* Luồn bàn tay vào mái tóc anh ấy: Đây là một cử chỉ âu yếm rất dẽ thương, nó được xây dựng trên một mối quan hệ gần gũi. Cái cảm giác nhột nhột khi những sợi tóc của anh ấy sẽ tạo nên sự phấn khích dễ chịu..

Cử chỉ này vừa như một sự sở hữu lần nhau, lại vừa như một sự cợt đùa nghịch ngợm khiến cho hai người cùng cảm thấy thoải mái, cử chỉ này sẽ làm cho tinh thần dịu xuống và những sự bực bội, nặng nề trong cuộc sống hàng ngày dễ dàng tan biến đi.

* Ôm ngang người anh ấy từ phía sau lưng: Cử chỉ này tạo nên một vẻ tự nhiên và phóng khoáng, thân mật. Giữa hai người, hình như đã rất hiểu nhau. Việc bạn tựa vào người anh ấy từ phía sau, hai tay ôm chặt có vẻ như một sự ràng buộc dễ chịu giữa cả hai bên. Đây là một cử chỉ mang thông điệp đại loại như “Em đang giữ được anh đây này! Vòng tay em rất chặt và sẽ quấn quýt anh mãi….

* Trả lời anh ấy bằng một nụ hôn: Trước những tình huống khó chịu có thể gây nên sự tranh cãi hoặc trước những câu hỏi đại loại như: “Em sẽ yêu anh mãi chứ” thì việc trả lời anh ấy bằng một nụ hôn sẽ tạo nên hiệu quả rất hữu hiệu và nó có thể ngăn chặn được những bất đồng không đáng có.

Chùm Thơ Nắng Mùa Thu Thật Hay Với Sắc Vàng Quyến Rũ, Lãng Mạn

Mùa hạ đã đi qua mang theo cái oi nồng của buổi ban trưa rát bỏng, mang theo hết cái ồn ào rền rĩ trên những vòm lá của ban nhạc ve sầu. Thu sẽ tới, Thu đang tới và Thu đã tới. Bóng dáng Thu hòa quyện trong làn gió heo may đang vuốt ve vòng tóc rối. Màu áo Thu chính là màu nắng mới tinh khôi.

Bốn mùa đều có nắng nhưng không có cái nắng nào đẹp say lòng như cái nắng của mùa Thu.

Không cháy bỏng như hè, không vàng giòn như Xuân, không thấm đẫm hơi sương giá buốt như Đông mà nắng Thu dịu ngọt, mềm mại, nhẹ nhàng như một dải lụa vàng nhạt trải dài trên lối cỏ. Nắng Thu vươn mình ấp ủ những nụ hoa cúc vừa chớm nở bên rào. Từng sợi, từng sợi nắng thấm đượm nồng nàn hương hoa bưởi, hoa cau ngan ngát.

Trong cái nắng có len thêm chút se se lạnh của gió. Vài chiếc lá trên cành cũng bắt đầu đổi sang màu của nắng. Có phải vì sự quyến rũ của mùa Thu mà lá đã không cưỡng lại được tình yêu của riêng mình. Trong nắng, lá ấp ủ ước mơ đợi một ngày buông mình theo làn gió.

Tâm hồn thi nhân cũng thế. Ấp ủ những nỗi niềm từ bao giờ không biết, bất chợt vỡ òa thành ngàn cung bậc cảm xúc từ lúc Thu mới vừa thấp thoáng bên thềm.

Chùm thơ Nắng Mùa Thu sẽ mang đến cho độc giả những trải nghiệm tuyệt vời về màu áo mới của một mùa Thu diễm tuyệt.

Thơ Nắng Mùa Thu Hay 01

GỬI NẮNG MÙA THU

Thơ: Mạc Phương

Em gửi tặng anh chút nắng mùa thu. Làn gió nhẹ rung rừng cây khe khẽ. Đàn chim nhỏ vẫn chuyền cành lặng lẽ. Nhặt thời gian trong sợi nắng lung linh.

Em gửi tặng anh ánh sáng bình minh. Vùng sơn cước ngập con đường lá đổ. Ngô trổ bông đang ngày đêm nở rộ. Đón thu về trong tiết lạnh se se.

Em gửi anh khúc hát dưới hàng me. Con đò chiều êm đềm nằm gối bãi. Cánh lục bình theo dòng trôi mê mải. Phía thượng nguồn ăm ắp nỗi nhớ thương.

Em gửi anh hương mùa hạ còn vương. Trên chuyến xe đời chở đầy kỷ niệm. Mùa thu về rừng lá vàng xao xuyến. Cả không gian nồng ấm vị tình yêu.

Em gửi tặng anh những áng mây chiều. Trong ánh hoàng hôn tràn đầy nỗi nhớ. Mùi hoa cỏ ngọt ngào trong hơi thở. Quyện hương thu vương vấn cả tình anh.

NẮNG TOẢ MÙA THU

Thơ: Hạ Vàng

Lá vàng rơi thu đến phải không anh Mây bay nhẹ giữa mảnh trời diệu vợi Ong đùa hoa, gió đưa hương lúa mới Cải nở vàng như đón đợi mùa thu

Trên dòng sông thuyền lướt nhẹ ngao du Mây lơ lửng giữa khung trời đầy nắng Hương ngào ngạt với nhành hoa sữa trắng Điểm tô màu khoảng lắng đọng mênh mông

Anh hỡi anh, có nghe em nói không Lời ấp ủ tình nồng trao đến Nhỏ Ngàn thương nhớ lời yêu anh đã ngỏ Giữa màn đêm trăng cũng tỏ lối về

Hỡi anh yêu, thu điểm trắng hoa lê Vòng tay ấm lòng e thẹn ngây ngất Em nũng nịu, anh hôn trên mí mắt Rạo rực hồn say đắm cả…mùa Thu..!!!

*** Chùm thơ xem nhiều: Thơ Mùa Thu Buồn (những bài thơ viết về Mùa Thu với tâm trạng buồn, nỗi cô đơn một mình, nỗi nhớ về người yêu đang ở xa,..)

Thơ Nắng Mùa Thu Hay 03

GỌI NẮNG

Thơ: Ngọc Nữ

Em về đâu hỡi vạt nắng mùa thu Mà sao ta tìm hoài mà chưa thấy Buổi tinh mơ.. lật mình ta trỗi dậy Hạt mưa dây kín lối cửa ra vào.

Em về đâu hỡi giọt nắng hanh hao Để kẻ nhớ ra vào tìm chẳng thấy Đưa tay ra hứng giọt mưa.. à vậy Chắc tại mây che khuất nắng thu rồi.

Em về đâu khi ngọn gió có đôi Ta mượn tạm thôi.. để thổi mùa đi mãi Đến một lúc mỏi chân thì dừng lại Đem trả về giấc hoang hoải chiêm bao.

Em về đâu hỡi giọt nắng chênh chao Để ta nhớ cứ thét gào gọi mãi Mùa sắp qua và đông thì về lại Vắng em rồi trời mãi chỉ buồn thôi.

Mong em về …. Khoác áo mới..hồng tươi..

(đang cập nhật..)

Hành Trình Thơ Thi Hoàng

“Nâng chiếc mầm lên tận đỉnh cây cao”

(T.H)

Thơ Thi Hoàng xuất hiện cuối giai đoạn chống Mỹ, cùng thời với một số nhà thơ Hải Phòng hồi đó, như Vân Long, Thanh Tùng, Hoàng Hưng, Đào Cảng, Phạm Ngà, Trịnh Hoài Giang… Họ bắt vào văn mạch Hải Phòng, khởi nguồn từ thời Thế Lữ, Khái Hưng, Trần Tiêu, Nguyên Hồng, Văn Cao, Lê Đại Thanh…, cho nơi cửa sóng này được mệnh danh là “miền đất văn chương”. Giai đoạn sau này, Thi Hoàng nổi lên như một trong những gương mặt đổi mới tiêu biểu giai đoạn hậu chiến, ông là gạch nối giữa thế hệ “thơ chống Mỹ” với thế hệ đổi mới sau 1975.

*

Thơ Thi Hoàng có hai giai đoạn, tôi tạm định danh: hướng ngoại và hướng nội. Giai đoạn hướng ngoại thể hiện trọn vẹn trong tập thơ “Nhịp sóng” (Hội Văn nghệ Hải Phòng, 1976). Trước đó, Thi Hoàng còn có tập thơ đầu tiên in chung, lấy tên “Cửa sông” (Nxb Tác phẩm mới, 1971). Người viết bài này chưa tìm được tài liệu và cũng không thấy tác giả đưa vào “Tuyển trường ca và thơ” (Nxb Hội Nhà văn, 2010).

Nhà thơ Thi Hoàng

“Ta đang cách nhau một khoảng chết của quân thù” (Em ở phương xa). Câu thơ vang âm trong “Nhịp sóng”, nhắc nhở mọi người tinh thần cảnh giác, ý chí sắt đá lúc đó. Bài thơ “Rãnh khương tuyến”, có những câu thơ khét nồng mùi thuốc súng: “Những rãnh xoắn dẫn đầu đạn lên theo một đường sáng chiếu/ Nhằm phía ngực quân thù phá ra”. Nhưng sau những phút giây “Viên đạn vọt ra trong chớp mắt”, ta gặp được “Một khoảng trời xanh sáng bừng”. Ngay từ những bài thơ trong giai đoạn “khói lửa” này, Thi Hoàng đã sớm có những câu thơ mang phong cách riêng: “Mũi con tàu tinh anh như con mắt/ từ cửa sông này nhìn suốt đại dương…/ Vạt buồm muốn kéo cả bờ đi…/ Trời xanh lặng như đang điềm tĩnh lại” (Thành phố những cánh buồm mùa hè – cửa bể).

Thi Hoàng có nhiều câu thơ hương sắc trong giai đoạn chống Mỹ. Nếu thơ Chính Hữu hồi ấy réo vui khúc nhạc hành quân: “Những buổi vui sao, cả nước lên đường/ Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục…/ Hàng ngũ ta đi dài như tiếng hát”, thì thơ Thi Hoàng trong “Ba người hát giọng trầm” có những câu thơ gần với cách chuyển dịch ngôn ngữ của thế hệ thơ trẻ bây giờ: “Mái tóc mưa xuân, bàn chân mùa hạ”; hay, “Cửa kín lòng mình nhẹ mở theo ta”. Những câu thơ đẹp mong manh, mơ hồ tiêu biểu cho mỹ cảm của Thi Hoàng thời đó: “Miền đất hứa nắng dồn về bề bộn/ Ong rung hoa bách hợp, phấn rơi vàng” (Lên với vùng cao); cả những câu ám ảnh thấm đượm nồng ấm: “Nghe đằng sau thấp thỏm/ Như ai đi với mình” (Chiếc ba lô); hay non bấy và bay bổng khi “Một cô bé trong vòng múa chìa tay/ Tôi cầm lấy bay lên cùng lũ trẻ” (Trong vườn trẻ). Câu thơ mang cảm xúc tươi ròng, mãnh liệt tựa dòng nước mát lành từ lòng đất sâu trào lên: “Trời thì xanh như rút ruột mà xanh/ Cây cứ biếc như vặn mình mà biếc” (Ở giữa cây và nền trời).

*

Nhà thơ Thi Hoàng khá mạnh về trường ca, đó là sở trường của ông. Với trường ca, ông mở đầu giai đoạn hướng nội, thiết lập cho thơ mình không gian riêng biệt với những phức điệu, phối bè hấp dẫn. Với hai trường ca lớn, “Ba phần tư trái” đất (Nxb Hải Phòng, 1989) viết 1981 – 1984, “Gọi nhau qua vách núi” (Nxb Quân đội nhân dân, 1996) viết năm 1987 – 1994 và một số trường ca “mini”, “Oản tù tì, ra…” in trong tập “Bóng ai gió tạt” (Nxb Hội Nhà văn, 2001), “Bóng tối dưới chân đèn” in trong tập “Cộng sinh với những khoảng trống” (Nxb Hội Nhà văn, 2005)…, Thi Hoàng đã dành được “đất” cho mình ở thể loại này. Khác với những trường ca mang tính sử thi đơn tuyến, có cốt truyện, trường ca của Thi Hoàng có cấu trúc hiện đại với đa giọng điệu. Các chương/ phần trong đó có thể đứng độc lập như một bài thơ dài, nhưng khi đặt trong “tổng phổ”, chúng được phối ngẫu, đan xen, bổ sung cho nhau, giống như cách hòa âm, phối khí trong giao hưởng. Thậm chí, những ý tưởng được đan chéo qua các chương, đoạn của trường ca, làm người đọc hình dung như có một MC vô hình dẫn truyện từ đầu đến cuối.

Trong trường ca “Ba phần tư trái đất”, chúng ta nghe tên các chương có thể nhận biết được tính phân tán, nhưng thống nhất trong cảm xúc chủ đạo, nhìn thấy cái “thân cây” trong truờng ca của Thi Hoàng, để từ đó mọc ra những cành lá xum xuê, bời ngợp. Chương 1: “Có một người, có một hòn đảo”, Chương 2: “Nhà thơ và chiến tranh”, Chương 3: “Biển ở đất liền”, Chương 4: “Số một và tổng thể”, Chương 5: “Cuộc gặp gỡ của những người chết”, Chương 6: “Thư gửi hội nghị luật biển quốc tế”, Chương 7: “Kinh nhật tụng”, và Chương cuối: “Không phải là vĩ thanh”. Trong trường ca “Ba phần tư trái đất”, khá nhiều câu thơ hay với cách liên tưởng lạ, bất ngờ được thắp lên như ngọn đèn dẫn đường: “Đảo nhỏ đang đùa nô với nước mây giây lát rùng mình/ Rồi tĩnh tọa như nghìn năm vẫn thế” (Chương 1); “Hòn đá vỡ tung trong chiến tranh/ Bây giờ không nhận ra được nữa/ lẫn trong đá được ghè bằng búa/ Rải dưới đường bố con anh đi” (Chương cuối: Không phải là vĩ thanh).

Tiếp đến, trường ca “Gọi nhau qua vách núi” là cú nhảy đột biến, bất ngờ trong hành trình thơ Thi Hoàng. Trường ca này có thể gọi là bức tranh tổng quan, những mạch ngầm, cả những góc khuất của đời sống thời hậu chiến. Ông vẫn tiếp tục những thủ pháp trong trường ca “Ba phần tư trái đất” là thiết kế phân mảnh giữa các Chương (ở đây ông đặt là Phần), nhưng khác biệt rõ nét, là tạo sự đa dạng, đa giọng điệu ngay trong từng đoạn, tức là tạo ra cấp số nhân của những phân mảnh. Chúng được đan cài có dụng ý và biến hóa rất linh họat. Có phần ông sắp đặt ý tưởng, hình ảnh chồng lấn, xung đột bất ngờ như những chuyển động Brown, tạo nên những va chạm đến từ các hướng khác nhau, làm nên sự phồn tạp và biến ảo khôn lường như hình dung về đời sống đương đại. Các nhân vật A, B, C… trong trường ca thể hiện tối đa ý đồ này của tác giả, vừa là hữu danh, vừa vô danh, thắt ẩn, thoắt hiện, lúc là cái tôi, đơn vị bé nhỏ nhất, có lúc nhân danh cả “đại tự sự” trong suốt trường ca “Gọi nhau qua vách núi”. Ngay từ phần thứ nhất “Hoa với chuyện của ba người và chuyện của nhiều người”, nhà thơ đã cho các nhân vật A, B, C lúc hiện thân thành đồng đội “A và B khóc C trong một tổ ba người”, lúc hóa thành đại ngàn vững chắc, chở che “A, B, C thành một cánh rừng rồi”. Đến các phần tiếp theo, ông lý giải các nhân vật trong các chiều kích tương quan, gắn bó và va đập của đời sống. Thi Hoàng đã thành công khi khắc họa vóc dáng thời đại của ông. Chúng hiện lên với đa dạng những khuôn mặt, lúc ngây ngơ như “con nghé tơ vơ vẩn đi tìm/ ai đánh mất quả chuông nào của nó” (Phần thứ nhất); lúc âm thầm làm “giọt mồ hôi ngoằn nghèo rủ rỉ trên lưng” trong Phần thứ mười: “A, B, C… (hay là tiếng gọi)”, lúc khắc khổ, ưu tư dè dặt: “Chính trị thời tôi chẳng phải như ong/ Chẳng phải như hoa để dễ dàng xúc động/ Ý thức hệ nào chìm trong mật nóng/ Mặc ong vô tình và hoa ngây thơ” (Phần bảy: Bồng bế một thời). Trong phần thứ chín “Thành phố nơi tôi sinh trưởng”, Thi Hoàng có câu thơ “Một đầu đường chẳng có ai trông ngóng/ Một buổi chiều không biết cất vào đâu”, ấy là chân dung tự họa ông trong cái nền chiều thành phố cảng rất độc đáo. Cả thành phố và nhà thơ hiện lên trong “bức tranh” với tâm trạng ngổn ngang, vừa muốn chuyển động vừa muốn dừng lại, thèm khát sẻ chia lại muốn cô đơn. Ở phần thứ mười, phần về đích của trường ca này: “A, B, C… (hay là tiếng gọi)”, tôi nghe thấy giọng gọi của nhà thơ đã khàn qua những “vách núi” ngăn cách giữa con người với con người, giữa những cá thể nhỏ nhoi với thiên nhiên, xã hội, và với cả những tập tục, ý thức hệ…

*

Thi Hoàng bắt đầu những biến chuyển làm mới khi thơ ông đã định hình phong cách, tạo được chất giọng riêng trong thơ Việt đương thời. Qua các giai đoạn, cảm thức nhân sinh, thế sự luôn là khí thở, là ánh sáng để ông nhận biết, đánh giá mọi biến đổi của đời sống. Phần lớn những bài thơ của ông đều thấm đẫm tinh thần này, ngoại trừ một số bài viết về thiên nhiên, người thân, trẻ nhỏ, như “Những đứa trẻ chơi trước cửa đền”, “Chú chim sâu bé nhỏ”… ông mới chịu rời xa cái “rễ cái” thế sự. Thi Hoàng thường trăn trở, quan tâm những vấn đề lớn, như ý thức hệ, lý tưởng, dân sinh, những áp bức, bất công đè lên vai những người khốn khổ, những thân phận trôi nổi bèo bọt… Trong trường ca “Gọi nhau qua vách núi”, ông dành trọn vẹn phần thứ tư để viết về chính trị. Lúc đầu, Phần này có tên khá “khiêu khích”: “Chính trị”, sau ông đổi thành “Bồng bế một thời”. Bằng cách biểu hiện đa dạng, phong phú, thơ Thi Hoàng, truớc hết vẫn là cách nói của thi sĩ, đau đớn mà giàu liên tưởng, phản tỉnh, gai góc, thậm chí dữ tợn nhưng đậm chất nhân văn: “Buổi chiều đẹp và mệt mỏi/ Mặt trời như người đàn ông vừa ra khỏi nhà/ Đi đánh bạc cho đến sáng/ Để bóng tối lấp đầy mặt người đàn bà như bông hoa rau muống tím/ Nghĩ mà thương cái bông hoa âm thầm…/ Cờ của Tổ quốc tôi là bàn tay mẹ/ Nắng gió sống trên năm ngón tay nứt nẻ” (Bồng bế một thời). Dù viết về thế sự hay bất cứ điều gì, ông luôn hướng đến cái Đẹp. “Lẽ phải”, trong nội hàm cái Đẹp, không đến dễ dàng, có khi phải chờ đợi, thắc thỏm qua nhiều thế hệ: “Lẽ phải dềnh dàng còn tế nhị gửi thưa/ với muôn trùng biến dịch/ Lẽ phải không tự tử cũng không bị ai giết chết/ Lẽ phải đến kia rồi ta đã già rồi thôi để con ta ra đón” (Lại theo đuổi tự nhiên).

Giai đoạn đầu cách tân, thơ Thi Hoàng dùng các mảng lắp ghép giống như tranh đồ họa, ưa dùng màu lạnh, như cố tình tạo ra những “bức tường” ngăn cách trong không gian ngột ngạt, ngổn ngang, gây cảm giác khó chịu, buộc bạn đọc tìm cách thoát ra khỏi nó, giải phóng nó. Hình ảnh trong thơ thường được ông bóp méo, kéo căng, chồng lấn, như cố tình cho chúng mọc ra những “chiếc gai” sắc nhọn, và, có lúc quá cỡ so với cái thông thường: “Nắng rầng rậc một sắc vàng quát thét/ Con còng chạy như điên băng qua cát ngạt/ Rất muốn ngọt ngào mà biển phải đành lòng mặn chát/ ta một nỗi niềm, biển một nỗi niềm, cát cũng một” (Với cát bỏng). Mọi câu thơ trong bài đều được kết thúc bằng những thanh sắc (quát thét… cát ngạt… mặn chát… lạnh buốt… gai nhọn…) tạo dựng một khoảng không lộn xộn với những va đập chói tai, nghe như tất cả bộ gõ trong dàn giao hưởng được tấu lên mà không còn loại nhạc cụ nào khác. Bài thơ này biểu hiện đặc trưng cách viết của Thi Hoàng ở giai đoạn đầu đổi mới: “Nắng quất nắng quật ư? Cũng chưa ghê gớm/ Bằng ánh mắt ta sao lại mọc những tia nhìn như gai nhọn”.

Thi Hoàng đã tạo được những xung động, sản sinh những nghĩa mới của chữ, tạo chữ mới lạ, sự biến ảo đa nghĩa trong từng câu thơ trên nền tảng của “đại tự sự”. Bài thơ “Tự thú”, rút trong tập “Đom đóm và sao” (Nxb Hải Phòng, 1997) là một minh chứng cách viết của Thi Hoàng giai đoạn khởi đầu cách tân của ông: “Ngày nép vào mắt mở/ Đêm nép vào mắt nhắm/ Tôi rình mò sự hoàn thiện đến cỗi cằn xương thịt/ Hoá ra khoảng không yên lành là mẹ của ước mơ/ Còn nhịp bước tự nhiên của bàn chân, thế nghĩa là triết học”. Câu thơ “Tôi rình mò sự hoàn thiện đến cỗi cằn xương thịt” là một cách nói hình tượng hóa rất mới mẻ. Câu thơ ngoài nghĩa trực diện, còn cho thấy chuyển động bên trong của quá trình phân hóa/ hóa giải, quá trình tự hủy diệt và hoàn thiện trong mỗi cá thể. Kết hợp cái cụ thể với những khái niệm trừu tượng là cách viết của Thi Hoàng. Ông tự nhận/ tự thú là “kẻ thất thường hoang tưởng/ Từng tạo ra những hốc tối om cho sự thông minh ngồi im/ Rồi đột nhiên nhảy xổ ra đâm chết tâm hồn”. Bài thơ là một cách nhà thơ cật vấn chính mình, là lời tâm sự với người thân yêu những điều gan ruột, cho vơi đi nỗi lo lắng, bức bối đang chứa chất. Tâm trạng chán nản, cô đơn, nghi ngờ chính là “xương sống” đỡ lấy toàn bộ những “câu chuyện” trong bài thơ. “Tự thú”, là cách ông “lộn ngược chiếc túi” của mình, từ chuyện “ngồi gãi lưng dưới bóng cây… và ngáp, chuyện giày dép trẻ con, xó bếp, người được phong thánh, kẻ bị tử hình”, đến chuyện “quốc gia, chính trị cao sang như nước sạch”, đều được ông “thưa gửi” thẳng thắn, chân thành, lúc nghiêm trang, lúc cười cợt bi hài. Cả bài thơ như thấy ông đi lại ngất ngưởng, và, biết dừng lại ở những hình ảnh đẹp dù chỉ thoáng qua: “Giày dép trẻ con không phải chuyện đùa/ Có thể có thiên thần trong xó bếp…/ Tôi xin, mỗi sớm mai như cằm cô gái đẹp”. Trong hai câu kết bài thơ, nhà thơ tự đẩy mình xa vị trí tự thú ban đầu, mở ra ba góc nhìn: tác giả, hiện thực đời sống và người đọc, tạo những liên tưởng hỗn mang, đa chiều: “Tôi xa lạ với chính tôi/ Như mảnh trăng giữa trời nhìn trăng dưới đáy hồ, ngơ ngác…”

Cường điệu hóa những chuyển động của hình ảnh cũng là cách viết dụng ý của Thi Hoàng. Có lúc ông như cố ý “bình phương”, “lập phương” những hình ảnh, liên tưởng vốn đã được phúng dụ, như cố tình “đùa bỡn” người đọc, làm cho họ hình dung một thế giới vừa bày đặt trong thơ ông, thật như giả, giả mà như thật. Những câu thơ có cách liên tưởng kỳ quặc/ kỳ quái này chắc chỉ Thi Hoàng mới có: “Những nét chữ hay là những con giun/ Nguấy lên làm râm rẩm những cơn đau bụng thẩm mỹ…/ Tiếng phi cơ xé rách trán trời xanh” (Hiện thực tập mờ); “Chiếc lọ cổ rất lâu mới cất tiếng thở dài/ Tưởng nhả ra chiếc đinh khoảng không lút trong cuống họng” (Dấu vết); “Khoảng tối trong mồm bị nắng mắng mỏ/ Dẫu chỉ há ra kinh ngạc vì thế kỷ qua mau” (Giật mình… hoa phượng).

Thi Hoàng thường tiết chế tối đa những tính từ, gia tăng nhiều động từ, đẩy tốc độ của hình ảnh chuyển động nhanh hơn: “Ai đang hát trong mưa/ Nước như băm như thái” (Ai đang hát trong mưa); “Vo ve tiếng muỗi thả dây câu/ Ta dẫu nghỉm chìm nghe vẫn thấy” (Chân dung âm bản).

Ông vận dụng cách nói của ngôn ngữ thông tấn, giao tiếp, thể hiện ý tưởng của mình bằng những câu thơ lạ, chính xác: “Người bồm xộp như cắt ra từ nệm mút” (Để nhớ một cái tên); bằng những hình ảnh ám thị, ám ảnh: “Máy tính ti-vi màn hình có hôm nhùng nhầy như cục đờm thằng nghiện/ Trong ấy có không biết bao nhiêu vi trùng” (Lại theo đuổi tự nhiên); lúc sắc lạnh: “Lông con chó vàng bắt nắng đẹp thế kia/ Đừng có mà hoạnh họe” (Trình bày); những xúc cảm bộc phát, ngộ nghĩnh: “Bố con tôi xin chào nắng mới/ nắng thò tay sờ vào má mình” (Nắng mới và con); “Lá ngang nhiên xanh dưới trời da cá lạnh” (Dưới bóng cây).

Ông dùng chữ tinh tường, khôn hoạt, có lúc như người uống trà cố tình để lại một vài cọng trà trong miệng: “À ơi! Lóe sáng ru mù tịt” (Chân dung âm bản); “Nước rê vê hạt rơi soi rọi/ Rau ngây ngô từ lúc biết ngây ngô” (Tưới rau); “Sự chai lì cứ bóng bẩy dần lên cho mình trượt ngã” (Thế kỷ mới); “Những đêm tăm vũng nước tối mơ hồ” (Mùa hè của tôi); “Ý nghĩ lỏng ra đuôi cá quẫy đều” (Bóng tối dưới chân đèn). Chữ của Thi Hoàng thường tỉnh táo, biến hóa tài tình, nhiều lúc như một trò chơi, cho bạn đọc hình dung những quân bài “đô-mi-nô” đang theo nhau đổ xuống: “In trên bao nẻo mưa rơi/ Dấu chân một thời hăm hở/ Bước qua thời hăm hở nữa/ Cơn mưa đang tạnh kia rồi” (Mưa); lúc dùng từ gợi thanh, gợi hình lạ mà chuẩn xác: “Chiều áp tết tiếng giã giò thộp thệp” (Lại theo đuổi tự nhiên).

“Chú chim sâu bé nhỏ”, viết năm 1992, là bài thơ tiêu biểu cho cách dùng chữ của Thi Hoàng giai đoạn đầu đổi mới. Chữ, ở đây được ông tinh lọc kỹ lưỡng, có thể nói là điêu xảo, được đặt trong từ trường cảm xúc nhất quán xuyên suốt bài thơ. Chỉ có hai nhân vật, nhà thơ và con chim sâu, nhưng bạn đọc được chìm ngập trong không gian rộng lớn và thanh sạch, hình dung ông đang hóa thân, tan chảy vào thiên nhiên: “Chú chim sâu nhỏ giọt xuống lòng ta/ Những giọt đoan trang cho hồn ta nhuần nhị”. Đây là cách chơi chữ: “Chú chim sâu bé nhỏ/ Chim chim cơm nóng nuông chiều/ Chim chim nếp xôi đỗ ngậy”. Ánh sáng trong mỗi câu thơ vừa đủ cho bạn đọc thấy tài nghệ của ông, nhưng không lấn át cái “khí” của cả bài thơ như ta thấy ở một số bài khác ở giai đoạn sau này của ông. Bài thơ được viết với lòng biết ơn trời đất, thiên nhiên đã cho con người được ân hưởng từng giây phút kỳ diệu: “Tiếng tinh tích dường như ăn được vậy/ Ráng chiều như váng canh riêu”. Bài thơ mang vẻ đẹp nhân bản và hiện sinh.

Tuy nhiên cách dụng chữ của Thi Hoàng đôi lúc lại như chống lại ông. Bài “Lang thang ở Cúc Phương”, sau câu thơ “Chỉ biết đây là rừng xanh thành thực”, ông viết: “Vỗ về xanh rồi lại nỉ non xanh”. Cách dùng chữ tinh điệu, như chính xác này không phù hợp với “rừng xanh thành thực” ở câu trên. Ánh sáng, tiếng động từ “vỗ về xanh” vừa phát ra, chưa kịp lan tỏa đã bị “nỉ non xanh” chặn lại. “Vỗ về” và “nỉ non” lại biến thành hai gọng kìm xiết lấy câu thơ, chúng giống như đôi chim quý bị nhốt trong chiếc lồng hẹp. Chữ của ông đôi khi còn mang cảm giác gượng ép, cố tình: “Tiếng còi xe được nhìn thấy như mỡ rịn ra hai bên mép” (Lại theo đuổi tự nhiên). Và, ông đã lạm dụng sự thông minh của mình/ thái quá khi dụng chữ; đọc những câu thơ sau đây, ta ngỡ như nhiều “miếng ngon” bị ông liên tiếp đưa vào một “cái miệng” quá nhỏ: “Hắc ín kín bưng dính khét giọng rồ…/ Nắng sặc gạch đôi co đá bỏng…/ Vỡ ngữ pháp động từ đi tị nạn… Sáng quá ghê răng, sáng quá vỡ bát” (Quen thuộc với nỗi buồn).

Thơ có tính truyện được Thi Hoàng vận dụng rất linh họat, sáng tạo. Trong bài “Ngẫu cảm”, ông kể cứ tưng tửng từng mẩu chuyện như chúng chẳng ăn nhập gì với nhau. Chuyện thứ nhất: “Hòn đá rơi trúng đầu/ Chàng trai vào bệnh viện… rồi thành vợ thành chồng quấn quyện”. Tiếp đến mẩu chuyện thứ hai, “bông hoa đẹp nở kề bên ngọn thác” làm “người phải lòng hoa” với ra hái, “tuột chân” mà chết. Hai cửa sổ ấy mở ra trong một bài thơ để ông quan sát, làm xuất hiện câu thơ kết rất độc đáo và gây thảng thốt đến hoang mang: “Sáng dậy thấy còn mình cũng đã là vui!”. Những “câu chuyện” ấy đã đem đến cho bạn đọc nhiều liên tưởng xa hơn, đa chiều về “thiên nan vạn nan” của đời sống, nhân sinh, thế sự, về sự mong manh đầy hiểm họa của kiếp người.

Thơ văn xuôi được ông sử dụng trong trường ca “Oản tù tì, ra…” với nhiều phạm vi ngữ nghĩa cùng lúc được triển khai, tạo được những va đập, cộng hưởng: “Sông ngòi dãi bày chảy cộn ruột gan, phù sa để tóc dài với tay tắt vợi đi những chói gắt phân chia cho đài các dần lên, nền nã dần lên lùm bóng râm lương thiện”. Các câu thơ văn xuôi của Thi Hoàng thường có nghĩa khá xa nhau, nhưng được liên kết bằng cảm xúc mạnh, nên đã tạo được những khoảng trống cần thiết. Trong một vài trường hợp, ông để những hình ảnh chồng lấn thái quá trong một câu thơ, nên khi đọc toàn bài, người đọc có cảm giác chúng bị “nhiễu sóng”: “Những dấu chấm kia sau cơn mưa đã thành ra muôn vàn xoáy nước dìm chết không tiếc thương những tư tưởng váng dầu, nhưng mô thức lá khô củi mục…”

Thơ viết cho trẻ nhỏ là một mạch chảy ngầm, riêng biệt trong thơ Thi Hoàng. Nó xuyên suốt lộ trình thơ ông, luôn cuộn chảy dưới bề mặt ngổn ngang, gai góc và dữ dằn của đời sống hiện đại, và trong từng thời khắc, bất chợt phun lên những mạch nước trong suốt, mát lành. Mạch thơ cho trẻ nhỏ có lẽ được khởi nguồn từ phần thứ sáu của trường ca “Gọi nhau qua vách núi”, là nơi để nhà thơ nương náu, tránh những cạm bẫy dù là của ngôn từ hay do một trí thông minh sắc sảo lấn át. Bài thơ “Những đứa trẻ chơi trước cửa đền”, viết năm 1999, nằm trong mạch thơ hay viết về trẻ con. Đây là một “trò chơi” của trẻ thơ được nhà thơ bầy đặt trong không gian linh thiêng mà không huyền bí. Mọi nghi thức, tập tục đang diễn ra được “đại xá”, bởi nhà thơ đã xin ông từ giữ đền không “Chấp với bọn trẻ ranh rửng mỡ làm gì…/ Cho chúng nó chơi đừng đuổi chúng đi”. Nhà thơ gọi tên từng đứa trẻ, gợi cách đặt tên cho trẻ con vần với tên cha mẹ ở các làng quê Việt từ xa xưa, như “thằng Tâm con nhà bố Tầm, cái Nhân con bà Nhẫn”. Ngôn ngữ sinh họat, giản dị đậm chất folklore (dân gian, dân dã…) được nhà thơ vận dụng hợp lý, tài tình; như cách ông răn dạy, “mắng yêu” lũ trẻ: “Trước cửa đền không được giồng cây chuối…/ Lại còn hét lên như giặc cái”. Những hành động vui đùa, nghịch ngợm hồn nhiên của trẻ con trong một buổi chiều làm chúng ta thêm hy vọng khi thấy “Chúng như là hạt mẩy dưới hoàng hôn”. Bài thơ có cách viết tự nhiên, tinh nghịch như những cử chỉ hồn nhiên, bản năng của trẻ, hợp với cách chơi chữ tung tẩy của nhà thơ, được Thi Hoàng viết trong tâm thức tỉnh táo, không sa đà vào u minh, mù mịt… Khổ cuối bài thơ, ông có cách liên tưởng bất ngờ: “Chợt ngẫm thấy trẻ con là giỏi nhất/ Làm được buổi chiều rất giống ban mai”. Thi Hoàng đã để những trò chơi của lũ trẻ mở cửa một không gian khác, trong lành, thánh thiện ở câu thơ cuối: “Thánh cũng hân hoan. Đố ai biết được/ Ngài ở trong kia hay ở ngoài này”.

Tính phân rã và tự hủy trong tập thơ “Cộng sinh với những khoảng trống” đôi khi thể hiện ở thái độ thái quá trong cách vận dụng ngôn ngữ giao tiếp, sinh hoạt, hoặc cách thức chồng lấn những sự kiện, khái niệm trong một mạch thơ. Nếu lối tạo mạch thơ ấy được sử dụng liên tiếp trong những khổ thơ dài, dễ gây cảm giác như tác giả cố ý đánh mất cái không gian riêng biệt được mở ra từ đầu bài thơ: “Dúm gói cá nhân thăng hoa thăng hoét, thèm khát danh xước rách, suy nghĩ tận lực lôi ra từ ruột gan một trạng thái cũ mèm sao vẫn phải thăng hoa vẫn phải nghiến răng tận lực” (Bóng tối dưới chân đèn). Đoạn thơ sau đây như khúc hát của một gã du ca thời hiện đại, với giọng điệu đầy nghi hoặc và chán nản: “Phải tìm đường đi cho phế thải đi/ Chính gan ruột ta cũng đang làm việc ấy/ Khoác áo choàng tang của thuốc trừ sâu/ Thì đến ma-nơ-canh cũng chết huống chi người/ Trẻ con thích làm đám tang của búp bê thôi/ Còn người lớn rất thích làm đám tang cho các nguyên thủ” (Mở đường). Không gian thơ của Thi Hoàng thường hiện ra trước mắt bạn đọc, nửa như nhà thơ chủ ý sắp đặt, nửa như vô tình mà thấy: “Vỏ chuối trượt chân trời mạt rệp/ Hôi xì ghì ý nghĩ xuống đằng mông/ Buồn đại tiện chứ không buồn sáng kiến/ Đã khá lâu vợ chẳng muốn gần chồng” (Mở đường). Trong bài thơ dài “Mở đường”, Thi Hoàng còn vận dụng cách ví von, biểu hiện của bài đồng dao “rồng rắn lên mây…”, thật ngây thơ, mê đắm: “Phủ nắng Vàng có nàng Mưa nhỏ/ Trong quán trọ có khách gió to”. Nhưng bất chợt ông nổi xung bằng thái độ “thất thường”, gây chú ý đặc biệt: “Đắc thời thì nhắm rượu với đít của mình, mặt ghế với mặt người là một”.

Ở giai đoạn sau này, những hình ảnh trong một câu thơ thường được Thi Hoàng nén chặt, cô đọng hơn trước đây. Nó gây cho bạn đọc cảm giác như đã lấn chiếm cảm xúc chủ đạo của cả bài thơ: “Đèn quán đêm bạc ra như mủ chảy”; hay, “Ý hóa bãi lầy làm lời trượt ngã/ Lời ơi lời bùn đất có thương không” (Bệnh). Có một số trường hợp, ngay khi câu thơ vừa được ngân lên, thì nhà thơ đã tỏ thái độ nghi ngờ tính xác thực của nó: “Hay cú ngã ấy ở trên bùn đất giả”. Cách viết này đã làm nên đặc điểm, nhưng cũng bộc lộ những hạn chế của thơ Thi Hoàng. Rất nhiều những ý nghĩ vụn rời, biệt lập nhau trong liên tuởng, ngữ nghĩa lại đứng cạnh trong trong một khổ thơ: “Khi thật vui hay thật buồn/ thì thích ở ngoài sân hay trong nhà/ Đây không phải là một câu thơ/ Tóc còn đen mà làm quan rất to/ Đây cũng không phải là một câu thơ/ Mẹ ta mất đã hơn mười năm rồi” (Người đem thơ đi đâu).

Cùng với những câu thơ hay, độc sáng, thơ Thi Hoàng luôn giữ khoảng cách cần thiết giữa nhà thơ và bạn đọc, mà ít có những phiêu lưu, mạo hiểm. Có lúc ông cố tình giải thích một ý tưởng vừa viết, vốn đã khá rõ ràng, nhưng vẫn băn khoăn sợ người đọc có thể chưa hiểu hết. Ông là nhà thơ giỏi tự diễu, tự biết mình và thích cách nói thái quá: “Thì bằng những câu thơ vơ bèo vạt tép/ Ta cũng thành nhà thơ đấy thôi” (Người ta ai lại thế). Nếu đánh giá suốt hành trình sáng tạo của Thi Hoàng, thì tính cường điệu trong tự chiếu, tự giễu lại chính là thế mạnh, giúp cho nhà thơ biết bình tĩnh, lạnh lùng nhìn lại mình và liên tiếp thực hiện những cuộc khai phóng.

Đến tập thơ “Chìm vào mật nóng” (Nxb Hội Nhà văn, 2011), ngoài sự ổn định về cấu tứ nội dung và thủ pháp nghệ thuật, nhà thơ đã tìm về cách biểu hiện trong sáng ở tập thơ đầu, “Nhịp sóng” (1976), phát huy sự giản dị nhiều nội lực của “Ba phần tư trái đất” (1979), tầm vóc và phồn sinh trong “Gọi nhau qua vách núi” (1996), cũng như thể hiện tài hoa và bay bổng trong “Đom đóm và sao” (1997) và “Bóng ai gió tạt” (2001). Thơ ông lúc này như con nước lặng lẽ trong bài thơ “Sông đêm”: “soi thấy ta trong ánh đêm một khuôn mặt lạ lùng/ bí ẩn xõa tóc đen mượt/ hơi ẩm bảo nơi người, ngày bối rối thì đêm chải chuốt”. Hai câu thơ kết “Nước ong óng phải lòng và lịch duyệt/ Ăn mặc tử tế vào ra chào dòng sông” trở về cách nghĩ và cách cảm quen thuộc trong tập “Đóm đóm và sao”: “Bố con tôi xin chào nắng mới/ nắng thò tay sờ vào má mình” (Nắng mới và con). Thơ Thi Hoàng gần đây tuy vẫn gai góc, sắc nhọn nhưng ít nhói buốt hơn trước, vẫn giữ thái độ tự chiếu, phản tỉnh mà không cay cú: “Một im lặng săn chắc/ Nối vào miền tăm cá bóng chim/ Từ một tịt đến muôn vàn, chó đá giữ bình yên/ Trong lòng người có cái đẹp thường không thèm chấp” (Ngồi với chó đá). Mọi động chuyển, dư ba trong lòng ông như đã lặng dần xuống, muốn lắng đến trong veo: “thương giàn mướp leo qua vai ta ra quả/ mùi mướp hương thương mái bếp nhà nghèo” (Về cái không phải là tôi của tôi). Những cung bậc hờn giận, mất-còn buốt xót trong “Chìm vào mật nóng”, ngỡ như không còn nhiều hệ lụy đối với Thi Hoàng nữa. Ông là người “Kéo mộng gửi vào mơ tìm đêm rơi ngày tuột/ Miệng vết thương lên cao vút một giọng ca nhói buốt/ Tôi leo lên cái giọng ca kia nhìn xuống vết thương mình” (Mộng gửi vào mơ). Ta gặp cách nói chân thành, nhuần nhụy hơn trước: “Phận em chữ nghĩa rỉa ơ hờ/ trên trang giấy có dấu chân bỏ chạy” (Thương chị).

Thi Hoàng là nhà thơ luôn tự làm mới từng câu, từng ý, cố nhích lên theo dấu mốc thời gian dù chỉ nửa bước chân. Ý chí và tinh thần sáng tạo ấy của ông luôn là tấm gương, là bài học cho thế hệ cầm bút sau này. Tôi trân trọng ông ở thái độ ứng xử với thi ca trong những câu thơ: “Nhớ lại câu thơ mình riết róng viết ra/ Về phố cũ đường nét xưa di chú/ Chữ béo ú mắt díp lại ngái ngủ/ Trang giấy mặt đường không ra được ngã năm thiết tha…/ Đem đốt bài thơ đi cho nước non đứng đắn/ Cho trăng đàng hoàng thanh sạch sáng nghiêm minh” (Tôi không thấy thơ mình như trước nữa). Phải chăng ông tự mình đã nhìn thấy hết sức mình, biết chấp nhận “thất bại”, tuy bạn đọc có thể hiểu sự “thất bại” ấy chỉ do ông tự hoạch định, tự đặt ra ranh giới khắc nghiệt cho bản thân mình. Như nương vào sự thông minh, nên ông đã nhìn thấy đích đến, hoặc chân trời xa hơn, rộng hơn, nhưng biết mình không thể vượt qua nữa. Phẩm chất đó của ông chính là tài sản quý để lại cho thế hệ cầm bút tiếp theo, trên hết, là cái Đức và lòng dũng cảm của kẻ sáng tạo.

*

Thơ Thi Hoàng là những chặng đường từ truyền thống đến hiện đại, cách tân kết hợp với những giá trị ổn định trong mọi vỉa tầng của văn hóa dân tộc, đóng góp quan trọng vào cuộc đổi mới thơ Việt trong hai thập niên qua. Nhà thơ Thi Hoàng từng đọat nhiều giải thưởng văn học, trong đó có Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1996, cho tác phẩm “Gọi nhau qua vách núi” và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật 2007, cho nhóm tác phẩm “Nhịp sóng”, “Ba phần tư trái đất”, “Gọi nhau qua vách núi”, “Bóng ai gió tạt”. Trong lời mở đầu bài viết, tôi nhận xét thơ Thi Hoàng là gạch nối giữa thế hệ ông với một số nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng cách tân sau 1975; bởi, ông không thể vượt qua từ trường, giới hạn mà thời đại, thói quen, và, có thể chính cá nhân ông đã trù định. Có thể gọi Thi Hoàng là nhà thơ của trường ca. Đây là miền đất rộng để ông được tự do bầy đặt ý tưởng và thể hiện bút lực của mình. Từ “rễ cái” nhân sinh, thế sự, thơ ông lan tỏa, bời ngợp nhiều lĩnh vực, với giàu có liên tưởng, phồn tạp cảm xúc trong đa dạng bút pháp. Nếu mỗi thế hệ có ý thức hệ, có tiếng nói của riêng mình, thì Thi Hoàng đã đi xa hơn thế hệ, tuổi tác của ông. Trong thơ ông có hai con người, vừa già vừa trẻ. Thi Hoàng là người trẻ vì sức bật dũng mãnh, liên tiếp thực hiện những cuộc lên đường, làm cho thơ mình biến đổi rõ nét qua từng giai đoạn. Nhưng ông khác biệt thế hệ trẻ, là luôn tự chiếu, tự biết giới hạn dừng lại, như trong một câu thơ của ông có “chân trời” mà ông từng lo sợ đó là “chân trời kim loại”: “Đắp một con đê theo dọc lòng mình/ Ngăn ý chí đẩy xô tới chân trời kim loại”. Thi Hoàng cũng đã vượt qua sự cản ngăn của “chân trời kim loại” trong lòng mình. Đó là con người không ngừng tìm tòi những giá trị cách tân về tư tưởng cho thơ ca, không chịu làm kẻ soi ngắm những thành quả đã gặt hái trong đời thơ của mình. Ông đã “Nâng chiếc mầm lên tận đỉnh cây cao”, như sức bật của kẻ gắn thơ với triết luận.

Hải Phòng, 12/2012 M.V.P

Lời Bài Hát Đừng Gọi Anh Bằng Chú

Lời bài hát Đừng gọi anh bằng chú- Diên An

Ɛm ơi! đừng gọi anh bằng Ϲhú Khi em, em chín thơm hoa mộng Ϲhưa vấn vương gì, Ɛm lúc xuân thì Ϲòn anh mới đôi mươi.

Xin em đừng gọi anh bằng Ϲhú Ô haу sao Ϲhú ưa mơ mộng Ѕao Ϲhú haу nhìn, sao chú haу cười Làm con bé bâng khuâng

Họ hàng ta chẳng có tại sao giấu con tim Ѕao gọi anh chú lính cho anh thấу không vui Ɓao lần anh đã bảo anh chỉ уêu áo vàng Thì em hỡi đừng quên

Anh muốn em em hãу giã từ thơ ngâу Ɛm sẽ là nàng tiên xinh Khi tàu anh về em đi ra bến đón Ɲhớ nghe em chẳng còn ông Ϲhú đâu Ѕẽ là anh với em

Ɛm không còn gọi anh bằng Ϲhú Ɲhưng sao anh vẫn nghe chưa vừa Ông Ϲhú bâу giờ không muốn em là Ɲgười em gái anh đâu.

Ɲhìn trùng dương dậу sóng lòng mơ ước em anh. Yêu tàu xuôi bến cũ Yêu áo trắng anh mang Yêu vài câu hát buồn trong bài ca Hoa Ɓiển Và уêu mỗi mình anh…

***** Xin em đừng gọi anh bằng Ϲhú Ô haу sao Ϲhú ưa mơ mộng Ѕao Ϲhú haу nhìn, sao chú haу cười Làm con bé bâng khuâng

Họ hàng ta chẳng có tại sao giấu con tim Ѕao gọi anh chú lính cho anh thấу không vui Ɓao lần anh đã bảo anh chỉ уêu áo vàng Thì em hỡi đừng quên

Anh muốn em em hãу giã từ thơ ngâу Ɛm sẽ là nàng tiên xinh Khi tàu anh về em đi ra bến đón Ɲhớ nghe em chẳng còn ông Ϲhú đâu Ѕẽ là anh với em

Ɛm không còn gọi anh bằng Ϲhú Ɲhưng sao anh vẫn nghe chưa vừa Ông Ϲhú bâу giờ không muốn em là Ɲgười em gái anh đâu.

Ɲhìn trùng dương dậу sóng lòng mơ ước em anh. Yêu tàu xuôi bến cũ Yêu áo trắng anh mang Yêu vài câu hát buồn trong bài ca Hoa Ɓiển Và уêu mỗi mình anh…

Trong bài ca Hoa Ɓiển và уêu mỗi mình anh… Trong bài ca Hoa Ɓiển và уêu mỗi mình anh…

Những Câu Tán Gái Hay Bằng Tiếng Anh Ngắn Gọn Và Yêu Thương

Những câu tán gái bằng tiếng Anh ngắn gọn nhất

+ Ask me why I’m so happy and I’ll give you a mirror.

– Nếu bạn hỏi tại sao tôi hạnh phúc thì tôi sẽ đưa cho bạn một chiếc gương.

+ I don’t know what my future holds, but I’m hoping you are in it.

– Tôi không rõ tương lai mình sẽ như thế nào, nhưng tôi hy vọng bạn sẽ là một phần trong đó.

+ I can’t really find the words to explain the way I feel when I hear your voice or when I see your face… all I can say is that I like the feeling.

– Tôi không thể tìm được từ ngữ diễn tả cái cách tôi cảm nhận khi nghe giọng nói hay khi nhìn thấy gương mặt bạn… Tôi chỉ có thể nói rằng tôi thích cái cảm giác đó!

– Khi tôi thấy bạn lần đầu tiên, tôi đã lo lắng khi bắt chuyện với bạn. Khi tôi nói chuyện với bạn, tôi đã lo lắng khi cầm tay bạn. Khi tôi cầm tay bạn, tôi đã lo lắng khi yêu bạn. Và giờ đây khi yêu bạn, tôi lo sợ sẽ đánh mất người tôi yêu.

+ It is not true that love does not have boundaries. In fact, my love for you has created boundaries in your heart so that no one else can come in. I love you.

– Không phải là tình yêu không có ranh giới. Thực tế, tình yêu của tôi dành cho bạn đã tạo ra những ranh giới trong trái tim của bạn để không ai khác có thể vào được. Tôi yêu bạn.

+ My mom told me that life is like a deck of cards, so you must be the queen of hearts.

– Mẹ anh nói với anh rằng cuộc đời như một bộ bài, vậy nên em hẳn phải là lá Q cơ.

+ I’m no organ donor, but I’d be happy to give you my heart.

+ When I first saw you I looked for a signature, because every masterpiece has one.

– Khi lần đầu nhìn thấy em, anh cố tìm một chữ ký, bởi vì mọi kiệt tác đều có chữ ký riêng.

+ Was your father a thief? ‘Cause someone stole the stars from the sky and put them in your eyes.

– Cha em có phải một tên trộm không? Bởi vì ai đó đã đánh cắp những vì sao trên trời và đặt chúng vào đôi mắt em.

+ If your heart was a prison, I would want to be sentenced to life.

– Nếu trái tim em là một nhà tù, anh nguyện được nhận án chung thân.

+ If a star fell for every time I thought of you, the sky would be empty.

– Nếu mỗi lần anh nghĩ về em lại có một ngôi sao rụng xuống, bầu trời sẽ trở nên trống rỗng.

+ We must be near an airport, because my heart just took off when I saw you!

– Chắc hẳn anh và em đang ở gần một sân bay, vì tim anh trở nên loạn nhịp khi anh nhìn thấy em.

– Nếu những nụ hôn là những bông tuyết, anh sẽ gửi em cả một trận bão tuyết.

+ If you had eleven roses and you looked in the mirror; then you’d see twelve of the most beautiful things in the world.

– Nếu em có 11 bông hồng và em đang nhìn vào tấm gương, em sẽ thấy 12 thứ đẹp nhất trên thế giới này

+ I’ll put a tear drop in the ocean. When you find it is when I’ll stop loving you.

– Anh sẽ thả một giọt nước mắt vào đại dương. Khi em tìm thấy nó là lúc anh ngừng yêu em.

+ We’re like a 4-Leaf clover. You’re the C and I’m the R, and there’s love in between us.

– Chúng ta giống như cây cỏ 4 lá, anh là chữ C và em là chữ R, và rồi có tình yêu giữa đôi ta.

+ Loving you is like breathing…I just can’t stop, you know that honey.

– Yêu anh giống như là hơi thở….Mà anh biết rồi đó, em không thể không thở.

+ Are you a thief ? Cause you stole my heart!!!

– Anh là tên trộm sao ? Vì anh đã đánh cắp mất trái tim em rồi!!!

+ Meeting you is the best thing that ever happened to me.

– Gặp được anh là điều tốt đẹp nhất từng xảy đến với em.

– Tôi không quan tâm nếu mặt trời không chiếu sáng, tôi không quan tâm nếu trời không mưa và tôi sẽ không quan tâm nếu tôi không thể tận hưởng niềm vui của mùa đông. Tất cả những gì tôi quan tâm là nhìn thấy khuôn mặt của bạn và cảm nhận sự hiện diện của bạn mỗi ngày trong cuộc đời tôi.

Những câu tỏ tình bằng tiếng Anh chạm trái tim

+ There are two reasons why I wake up in the morning: my alarm clock and you.

Có hai lý do vì sao anh thức dậy vào buổi sáng: đồng hồ báo thức và em.

+ Set a place for me in your heart and not in your mind for the mind easily forgets but the heart always remembers. I love you.

Hãy đặt em 1 chỗ trong trái tim anh chứ đừng đặt trong đầu, bởi trí óc thì mau quên nhưng con tim thì mãi nhớ. Em yêu anh.

+ I wrote your name in the sand but it got washed away, I wrote your name in the sky but it got blew away. I wrote your name in my heart where it will stay.

Anh viết tên em trên cát nhưng sóng biển sẽ cuốn trôi đi, anh viết tên em trên bầu trời nhưng gió lại thổi bay đi mất. Vậy anh viết tên em trong trái tim anh, nơi mà nó sẽ ở mãi.

Có đến 12 tháng một năm… 30 ngày một tháng… 7 ngày một tuần… 24 giờ một ngày… 60 phút một giờ… nhưng chỉ một người như em trong cả cuộc đời anh.

+ I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you.

Anh từng nghĩ rằng những giấc mơ không trở thành hiện thực, nhưng điều này nhanh chóng thay đổi ngay khi anh nhìn thấy em.

+ Great minds contain ideas, solutions and reasons; scientific minds contain formulas, theories and figures; my mind contains only you!

Những bộ óc vĩ đại chứa đựng những ý tưởng, giải pháp và những lý do; những bộ óc khoa học chứa những công thức, lý thuyết và số liệu; tâm trí anh thì chỉ có mình em thôi!

+ I dropped a tear in the ocean, when someone finds it I’ll stop loving you.

Anh đã đánh rơi một giọt nước mắt vào biển khơi, và khi một ai đó tìm thấy nó thì đó là lúc anh ngừng yêu em.

+ If water were kisses, I’d send you the sea

If leaves were hugs, I’d send you a tree

If nite was love, I’d send you the stars

But I can’t send you my heart cause that where you are.

Nếu giọt nước là những nụ hôn, anh sẽ trao em biển cả.

Nếu lá là những ôm ấp âu yếm, anh sẽ tặng em cả rừng cây.

Nếu đêm dài là tình yêu, anh muốn gửi em cả trời sao lấp lánh.

+ Do you even realize how much I love you?

Em có biết anh yêu em nhiều như thế nào không?

Anh ước có thể bên em mãi mãi, nhưng kể cả từng đó thời gian cũng không đủ để anh yêu em.

+ I’m not a sweet talker but if I could say something romantic, you’d be the only one I’d say it to.

Anh không phải người hay nói những câu đường mật nhưng nếu anh có thể nói những lời lãng mạn, anh sẽ chỉ nói những lời ấy với em.

Những câu mắng yêu bằng tiếng anh đặc sắc nhất

1. I love you not because of who you are, but because of who I am when I am with you-Tôi yêu em không phải vì em là ai, mà là vì tôi sẽ là người thế nào khi ở bên em

2. No man or woman is worth your tears, and the one who is, won’t make you cry-Không có ai xứng đáng với những giọt nước mắt của bạn, người xứng đáng với chúng thì chắc chắn không để bạn phải khóc

3. Just because someone doesn’t love you the way you want them to, doesn’t mean they don’t love you with all they have-Nếu một ai đó không yêu bạn được như bạn mong muốn, điều đó không cónghĩa là người đó không yêu bạn bằng cả trái tim và cuộc sống của họ

5. Never frown, even when you are sad, because you never know who is falling in love with your smile-Đừng bao giờ tiết kiệm nụ cười ngay cả khi bạn buồn, vì không bao giờ bạn biết được có thể có ai đó sẽ yêu bạn vì nụ cười đó

6. Don’t waste your time on a man/woman, who isn’t willing to waste their time on you-Đừng lãng phí thời gian với những người không có thời gian dành cho bạn

7.Maybe God wants us to meet a few wrong people before meeting the rightone, so that when we finally meet the person, we will know how to begrateful-Có thể Thượng Đế muốn bạn phải gặp nhiều kẻ xấu trước khi gặp người tốt, để bạn có thể nhận ra họ khi họ xuất hiện

8. Don’t try so hard, the best things come when you least expect them to.-Đừng vội vã đi qua cuộc đời vì những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn đúng vào lúc mà bạn ít ngờ tới nhất

9.You know you love someone when you cannot put into words how they make you feel.-Khi yêu ai ta không thể diễn tả được cảm giác khi ở bên cô ta thì mới gọi là yêu.

11. A great lover is not one who lover many, but one who loves one woman for life.-Tình yêu lớn không phải yêu nhiều người mà là yêu một người và suốt đời.

12. Believe in the sprit of love… it can heal all things.-Tìn vào sự bất tử của tình yêu điều đó có thể hàn gắn mọi thứ.

13. Don’t stop giving love even if you don’t receive it. Smile anf have patience.-Đừng từ bỏ tình yêu cho dù bạn không nhận được nó. Hãy mỉm cười và kiên nhẫn.

14. You know when you love someone when you want them to be happy event if their happiness means that you’re not part of it.-Yêu là tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người mình yêu.

15. Frendship often ends in love, but love in frendship-never-Tình bạn có thể đi đến tình yêu, và không có điều ngược lại.

16. How can you love another if you don’t love yourself?-Làm sao có thể yêu người khác. Nếu bạn không yêu chính mình.

17. Hate has a reason for everithing bot love is unreasonable.-Ghét ai có thể nêu được lý do, nhưng yêu ai thì không thể.

18. I’d give up my life if I could command one smille of your eyes, one touch of your hand.-Anh sẽ cho em tất cả cuộc đời này để đổi lại được nhìn em cười, được nắm tay em.

19. I would rather be poor and in love with you, than being rich and not having anyone.-Thà nghèo mà yêu còn hơn giàu có mà cô độc

20. I looked at your face… my heart jumped all over the place.-Khi nhìn em, anh cảm giác tim anh như loạn nhịp.

22. It only takes a second to say I love you, but it will take a lifetime to show you how much.-Tôi chỉ mất 1 giây để nói tôi yêu bạn nhưng phải mất cả cuộc đời để chứng tỏ điều đó.

23. If you be with the one you love, love the one you are with.-Yêu người yêu mình hơn yêu người mình yêu

24. You may only be one person to the world but you may be the world to one person.

Đối với thế giới này bạn chỉ là một người nhưng đối với ai đó bạn là cả một thế giới.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thi Hoàng Và Những Tiếng Gọi Quyến Rũ Bằng Thơ trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!