Xu Hướng 11/2023 # Tết Độc Lập Và Bài Học Về Giá Trị Của Tự Do # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tết Độc Lập Và Bài Học Về Giá Trị Của Tự Do được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(VOV5) -Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh vang trên Quảng trường Ba Đình lịch sử vào mùa thu của 73 năm trước mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi người dân Việt Nam.

73 năm trước, sau khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám, đúng vào ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về nước Việt Nam độc lập tự do. Thời khắc cảm nhận niềm hạnh phúc thiêng liêng khi đất nước bước sang trang sử mới đã khắc sâu trong tim những người dân vừa thoát khỏi kiếp lầm than, nô lệ và ngày 2/9 đã trở thành ngày Tết ý nghĩa của lớp lớp những thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh tư liệu lịch sử

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc có phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh vang trên Quảng trường Ba Đình lịch sử vào mùa thu của 73 năm trước mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi người dân Việt Nam, bởi từ thời khắc đó, người dân Việt Nam nhận thấy tất cả giá trị làm người của mình, từ chỗ bị xiềng xích nô lệ nay đã trở thành công dân của quốc gia độc lập tự do.

Tinh thần bất diệt của Tuyên ngôn độc lập

Tuyên ngôn Độc lập là bản hùng ca viết tiếp những trang sử huy hoàng của ngàn năm về trước, đánh dấu thắng lợi của một thế kỷ ngoan cường chống thực dân, phong kiến và mở ra một kỷ nguyên mới trên đất nước Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập chẳng những khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, nhà nước độc lập đầu tiên trong hệ thống thuộc địa thế giới, mà còn báo hiệu thành lập một chế độ xã hội mới, chính quyền công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Châu Á. Từ đây với tư cách người chủ thực sự của đất nước, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến.

GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Ủy viên hội đồng lý luận Trung ương cho rằng thắng lợi của Cách mạng tháng 8.1945 là nhờ Đảng CSVN có sách lược đúng đắn và sự đồng lòng của toàn dân:

“Lúc đấy Đảng lãnh đạo thì chúng ta đứng về phe đồng minh, là phe dân chủ, chống phát xít để giành thắng lợi và đó là nhất quán. Chúng ta tỏ rõ thái độ là chỉ hợp tác, cộng tác với phe đồng minh. Trong nội bộ thì chúng ta huy động sức mạnh toàn dân không phân biệt tầng lớp giai cấp, tôn giáo, dân tộc.

Thời khắc cảm nhận niềm hạnh phúc thiêng liêng khi đất nước bước sang trang sử mới đã khắc sâu trong tim những người dân vừa thoát khỏi kiếp lầm than, nô lệ và ngày 2/9 đã trở thành ngày Tết ý nghĩa của lớp lớp những thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.

Giá trị của độc lập, tự do

Những nhân chứng vinh dự tham gia, chứng kiến ngày Tết độc lập đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay đều đã tuổi cao, sức yếu. Dù vậy, khi nhắc tới khoảnh khắc thiêng liêng đó, ai cũng trào dâng niềm hạnh phúc với những ký ức còn vẹn nguyên. Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, kể: Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, ông và hàng trăm nghìn người dân đã đồng loạt giơ tay tuyên thệ xin thề “Giữ nền độc lập chủ quyền đất nước”:

“Sau khi ban tổ chức đọc xong lời thề thì hàng nửa triệu người giơ tay xin thề vang trời. Tôi cũng giơ tay xin thề nhưng nước mắt trào ra. Nhìn xung quanh các bạn tôi đều lau nước mắt hết. Sau này ngẫm ra mới biết đó là niềm hạnh phúc vô biên vì trước đây mấy ngày đương là người dân mất nước nô lệ, là vong quốc nô mà hôm nay đã là công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa độc lập.”

Đại tá Nguyễn Trọng Hàm, Nguyên phó tham mưu trưởng quân khu Thủ đô, khi đó là tự vệ thành Hà Nội, cho biết chỉ người nào đã trải qua thời nô lệ như ông và những người đồng trang lứa mới cảm nhận hết niềm vui vỡ òa trong ngày trở thành con dân của đất nước độc lập:

“Ấn tượng là sau 3 lần sống dưới các chế độ, bây giờ nền độc lập đến chứa các thành quả nối tiếp thành quả thấy nó vĩ đại quá. Tết độc lập năm đó, ra đường không những riêng tôi thấy không khí đối với mọi người thấy nhau là vẫy chào, một không khí chan hòa đoàn kết.

Với những giá trị độc lập, tự do, hạnh phúc mà cả dân tộc đã đổ máu xương gìn giữ, ngày Tết Độc lập sẽ mãi là niềm tự hào, là lý tưởng của các thế hệ hôm nay và mai sau.

Giá Trị Nội Dung Và Giá Trị Nghệ Thuật Của Bài Thơ Tương Tư (Nguyễn Bính).

HƯỚNG DẪN

I. TÁC GIẢ

Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên đầy dủ là Nguyễn Trọng Bính sinh tại xóm Trạm, làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hoà) huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Ninh. Ông sớm mồ côi mẹ, được cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm nuôi dạy. Lớn lên, Nguyễn Bính vừa dạy học vừa làm thơ để kiếm sống. Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chông Pháp ở miền Nam. Đến năm 1954, khi hiệp định Giơ-ne-vơ chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà văn ở Hà Nội rồi Nam Định. Năm 1966, Nguyễn Bính ra đi đột ngột, để lại cho đời nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Lỡ bước sang ngang (Thơ – 1940). Tâm hồn tôi (Thơ – 1940), Mười hai bến nước (Thơ – 1942), Bóng giai nhân (Kịch thơ -1942), Truyện tì bà (Truyện thơ – 1942), Gửi người vợ miền Nam (Thơ – 1955), Cô Son (Chèo cổ – 1961), Người lái đò sông Vỹ (Chèo – 1964)…

Trong suốt 30 năm sinh hoạt văn nghệ, với những đóng góp xuất sắc của mình cho văn học nước nhà, Nguyễn Bính được đông đảo độc giả công nhận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Thơ Nguyễn Bính mang vẻ đẹp “chân quê”. Hồn quê trong thơ Nguyễn Bính là sự hài hoà của nhiều yếu tố thuộc cả nội dung lẫn hình thức, về nội dung đó là sự hoà quyện giữa giọng điệu quê với lối nói quê và lời quê. về hình thức, Nguyễn Bính sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ lục bát. Ông là thi sĩ được xem là có sở trường và có bản năng về thơ lục bát. Thơ lục bát của Nguyễn Bính vừa rất thời đại vừa phảng phất ca dao, mang được cái hồn của ca dao ở giọng điệu, cách ví von, cách lựa chọn và tổ chức lời thơ.

II. TÁC PHẨM

1. Giá trị nội dung

a) Tương tư là nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa – một nét đặc trưng của tình yêu. Trên thực tế, tương tư thường để chỉ tình cảm đơn phương, thương thầm nhớ trộm. Đây là một đề tài quen thuộc của văn học Việt Nam từ xưa cho đến nay. Nhà thơ chân quê Nguyễn Bính đã vượt qua được thử thách của một cây bút đến sau và đem đến một hơi thở mới, một nội dung mới với một cách thể hiện hoàn toàn mới mang dấu ấn của thời đại trong bài thơ tương tư. Bài thơ là nỗi niềm nhớ thương, u uẩn của trái tim thầm yêu trộm nhớ của một chàng trai trong tình yêu đơn phương. Xuyên suốt bài thơ là một câu hỏi thông thiết, cháy bỏng, da diết mà không hề có được một câu trả lời. Nỗi niềm tương tư của Nguyễn Bính được thể hiện qua nhiều sắc thái cảm xúc: nhớ mong, khắc khoải, bồn chồn, trách móc, hờn giận và khát khao hạnh phúc. Nỗi niềm ấy đã chìm trong mộng tưởng của một hồn thơ lãng mạn.

b) Bốn câu thơ đâu trực tiếp thể hiện nỗi nhớ mong của chàng trai

Không cháy bỏng và cực kì mãnh liệt như trong thơ tình yêu của Xuân Diệu: Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm – Anh nhớ em, em hỡi Anh nhớ em (Tương tư chiều) nhưng chàng trai ở đây cũng tha thiết, chân thành không kém: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông – Một người chín nhở mười mong một người – Gió mưa là bệnh của trời -Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Chàng trai bộc lộ tình yêu của mình một cách tế nhị và không đường đột bằng một cái cớ đầy ý nhị: Thôn Đoài nhớ thôn Đông. Câu thơ dường như được viết toàn bằng số từ kết hợp với thành ngữ chín nhớ mười mong đậm chất ca dao, dân ca với nhịp thơ 2/2/2 gợi nhịp điệu của niềm mong nhớ. cấu trúc một người – một người đứng ở hai đầu câu thơ và ở giữa là một nỗi niềm tương tư khắc khoải, bồn chồn nhấn mạnh về một đối tượng chỉ là duy nhất với nỗi nhổ rất cụ thể, rất triền miên. Nhân vật trữ tình tự thú nhận nỗi nhớ mong như một quy luật của tình yêu, của một đôi lứa yêu nhau mà xa cách: Gió mưa là bệnh của trời – Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Câu thơ có giọng điệu ca dao nhưng lại rất mới bởi nó như một triết lí, như một sự chiêm nghiệm mà chàng trai phải tự đào sâu vào tâm hồn, vào cảm xúc tình cảm của chính mình để rút ra. Chàng trai vừa lấy quy luật của thiên nhiên như một quy luật đã được khẳng định, đổ cho thiên nhiên một căn bệnh cố hữu để giãi bày nỗi niềm cũng đã thành bệnh của mình vừa tự biện bạch cái tất yếu, che lấp cái nỗi niềm sâu lặng nhưng đơn phương – một tình yêu hồn nhiên và rất mãnh liệt.

c) Mười hai câu thơ tiếp theo là những cung bậc tình cảm của sự trách móc, dỗi hờn, giận dỗi của chàng trai

– Hai thôn chung lại một làng – Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Câu thơ hàm ẩn một sự trách móc bởi chàng trai phát hiện sự đúng đắn của tự nhiên mà không đúng với mình khi không gian đã xích lại gần nhau, tất cả đã chung một còn mình thì vẫn cách hai. Thời gian dường như chảy trôi trong sự trắc trở chứ không tuần tự. Từ lại gợi được dòng thời gian cứ trôi qua hết sức chậm chạp, ngày mới chỉ còn là sự lặp lại ngày cũ một cách chán ngán và vô vọng. Cách đảo chữ ngày qua

– qua ngày, cách ngắt nhịp 3/ 3, lấy cái vô lí (khi chỉ mấy đêm mà lá xanh đã thành lá vàng) để nói cái có lí trong quy luật của sự nóng lòng chờ trông đến mòn mỏi. Nguyễn Bính đã diễn tả được thời gian và tâm trạng thật tinh tế và ý nhị. Thời gian có màu, thời gian hiện lên qua việc chuyến màu: Lá xanh nhuộm đã thành cây là vàng. Rõ ràng tương tư đã khiến lòng người héo hon. đà nhuộm cây kia héo úa.

– Tiếp tục dòng cảm xúc, mong nhớ, đợi chờ khi chàng trai kể lể để giãi bày tâm trạng chờ đợi của mình: Bảo rằng…, chàng trai đã mượn cách miêu tả không gian để gợi sự xa cách của tình cảm. Không gian thì rất gần một đầu đình, có xa xôi mấy, hoàn toàn trái ngược với tình xa xôi. Giọng thơ có tính suy luận bảo rằng… đã đành…; Nhưng đầy… có… mấy… mà… nhưng là suy luận trữ tình, suy luận để loại bỏ hoàn cảnh xa cách khách quan của không gian thiên nhiên và để nghi ngờ không gian tình cảm. Chính vì vậy mà ngữ điệu câu thơ có chút giận hờn, đau khổ khi chàng trai đòi hỏi cô gái một sự cảm thông, một sự đền đáp tình cảm mà mình mong đợi, đồng thời cũng để bộc lộ tình yêu đơn phương: Biết cho ai, hỏi ai người biết cho? Từ ai được nhấn mạnh hai lần một cách linh hoạt kết hợp với cách điệp từ biết cho đã thể hiện rõ nhu cầu khao khát được thấu hiểu, được giãi bày, sẽ chia tình cảm của chàng trai. Nhưng vì tình yêu đơn phương nên nhu cầu giãi bày dâng trào mãnh liệt và cất lên thành một lời than trách, một sự hờn giận.

d) Khát vọng tình yêu, khát khao hạnh phúc được thể hiện cụ thể trong 8 câu thơ cuối.

– Chàng trai càng khao khát được sẻ chia giãi bày thì lại càng nôn nao mơ tưởng, càng nhen nhóm hi vọng – cái hi vọng mong manh trong sự tuyệt vọng: Bao giờ bến mới gặp đò – Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau. Nguyễn Bính vừa vận dụng những hình ảnh quen thuộc trong ca dao bến – đò vừa sử dụng những hình ảnh tân kì, rất mới hoa khuê các – bướm giang hồ. Tất cả ẩn chứa một dự cảm về sự không hoà hợp, về một hạnh phúc xa vời không với tới. Đây cũng là một đặc điểm trong hồn thơ và phong cách thơ Nguyễn Bính bởi phần lớn thơ tình Nguyễn Bính đều kết thúc bằng sự dở dang, lỡ làng.

Trong thẳm sâu tâm lí, tương tư chính là niềm khao khát gần kề, khao khát chung tình, khao khát nhân duyên. Khao khát ấy tràn ra qua giọng điệu khi kể lể, phân trần, khi giận hờn, khắc khoải, dặc biệt là những hình ảnh cuối cùng khi khép lại bài thơ: Nhà em có một giàn giầu – Nhà anh có một giàn cau liên phòng – Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông – Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào. Ảm điệu câu thơ ngọt ngào, đầy mong ước, đầy tưởng tượng. Đây chính là khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu muốn đi đến hôn nhân, đi đến gắn bó và hoà quyện với nhau. Câu hỏi cuôi bài thơ kết lại lấp lửng nhưng cũng đầy gợi mở về một sự mong ngóng, hi vọng

– một tình yêu tha thiết chân thành đầy ý nhị của chàng trai.

2. Giá trị nghệ thuật

a) Chất dân gian, chất ca dao, dân ca chính là nét đặc sắc trong bài thơ Tương tư khi nhà thơ chân quê Nguyễn Bính tìm về với hồn thơ truyền thông. Nguyễn Bính đã viết về trạng thái tương tư hết sức tha thiết, nồng nàn bằng một giọng điệu lục bát dịu ngọt giàu tính nhạc. Nhà thơ đã tạo ra những hình ảnh thơ độc đáo: nhân vật trữ tình là chàng trai thôn Đoài đang gửi lòng sang cô gái thôn Đông khiến cho cả thôn Đoài cũng nhớ thôn Đông. Cách nói bóng gió đã tạo được hiệu quả không ngờ là hai miền không gian đang nhớ nhau. Cảnh vật nhuốm màu tương tư và tràn đầy cả bầu không gian của bài thơ là một niềm nhung nhớ,

b) Mối tình của chàng trai, mối nhân duyên của đôi trai gái càng đậm nét chân quê hơn bởi vì nó gắn liền với khung cảnh chôn quê: thôn – làng; Đoài – Đông; đò giang, đầu đình, bến đò, hoa bướm, giàu giầu, hàng cau… Tất cả vừa tạo ra một không gian cụ thể vừa để nhân vật bày tỏ tâm trạng tương tư của mình một cách tự nhiên, kín đáo, tế nhị, khiến cho tình và cảnh hoà quyện với nhau thật đằm thắm. Nghệ thuật dùng thành ngữ, dùng số từ, cách nói ví von, ẩn dụ, cách tổ chức lời thơ độc đáo đã gợi dược những phong vị của hồn quê và thể hiện được giọng điệu kể lể rất phù hợp với việc bộc bạch nỗi niềm tương tư.

Bài Thơ Chúc Tết Độc Lập Đầu Tiên Của Bác

Tết Bính Tuất – 1946 là Tết độc lập đầu tiên của dân tộc. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời với niềm hân hoan của đồng bào và chiến sĩ cả nước và cũng là thời điểm miền Nam phải đương đầu với cuộc xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp đã trải qua hơn 100 ngày thử thách. Đây cũng là bài thơ chúc Tết đầu tiên của Bác trên cương vị người đứng đầu quốc gia.

Có thể nói, chưa có năm nào, kể cả những năm sau này, Bác Hồ, lãnh tụ của dân tộc lại có đến 3 bài thơ chúc Tết: Thơ Chúc Tết Xuân Bính Tuất, Mừng báo Quốc gia, Gửi chị em phụ nữ Xuân Bính Tuất cùng 4 bức thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp năm mới và một bài báo có tên là Tết.

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG

Trong thư gửi các chiến sĩ và đồng bào nhân dịp Tết Bính Tuất: “Hôm nay là mồng một Tết, năm Bính Tuất. Ngày Tết đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi thay mặt Chính phủ chúc đồng bào năm mới muôn sự tốt lành. Tôi riêng chúc các gia quyến của các chiến sĩ thân yêu, năm mới vui vẻ. Năm mới, đồng bào ta sẽ phấn đấu cho một đời sống mới, ai cũng góp sức vào cuộc kháng chiến lâu dài để làm cho nước ta được hoàn toàn tự do độc lập”. Kèm theo bức thư là bài “Thơ chúc Tết Xuân Bính Tuất – 1946”, Bác viết:

Hỡi các chiến sĩ yêu quý: Bao giờ kháng chiến thành công Chúng ta cùng uống một chung rượu đào Tết này ta tạm xa nhau Chắc rằng ta sẽ Tết sau vui vầy Chúc đồng bào: Trong năm Bính Tuất mới Muôn việc đều tiến tới. Kiến quốc chóng thành công Kháng chiến mau thắng lợi Việt Nam độc lập muôn năm!

Câu đầu tiên Bác cất lên tiếng gọi các chiến sĩ thật thân thương, gần gũi xiết bao. Sở dĩ Bác dành tình cảm đầy yêu thương trân trọng của mình với các chiến sĩ như vậy là vì Bác thấu hiểu các chiến sĩ lúc bấy giờ vẫn đang còn chịu dầm nắng, phơi sương chống địch, trong khi đồng bào ở hậu phương được đoàn tụ sum vầy chung quanh những bình hoa, mâm bánh.

Trong Thư Chúc mừng năm mới, Bác thể hiện rõ hơn tình cảm thắm thiết của mình “Trong khi đồng bào ở hậu phương đốt hương trầm thờ phụng Tổ tiên, thì các chiến sĩ ở tứ phương dùng súng đạn để giữ gìn Tổ quốc. Trong khi đồng bào ở hậu phương ta rượu mừng xuân, thì các chiến sĩ ở tiền phương tuốt gươm giết giặc. Các chiến sĩ hăng hái chống địch, để cho đồng bào được an toàn mừng xuân”.

Trong thư là như thế, còn trong thơ, Bác vẫn giữ một khẩu khí lạc quan để động viên, làm phấn khích tinh thần chiến sĩ:

Bao giờ kháng chiến thành công Chúng ta cùng uống một chung rượu đào

Hai chữ “chúng ta” không chỉ có giá trị biểu cảm tình thân mà còn xóa đi khoảng cách bề trên với bề dưới. Bác đã hòa cùng các chiến sĩ, hòa vào đoàn quân, hoàn toàn không còn khoảng cách giữa lãnh tụ và chiến sĩ với một lời hẹn chân tình. “Chung rượu đào” – hình ảnh ấm nồng đẹp đẽ biết bao. Rượu là một hình ảnh quen thuộc, rất truyền thống mà cũng rất hiện đại trong thơ Bác mỗi khi nói đến quê hương, đất nước, đồng bào, đồng chí khi Tết đến, Xuân về hoặc trong những thời khắc đoàn tụ thiêng liêng của dân tộc. Chẳng hạn, “Độc lập đầy vơi ba cốc rượu”(Mừng báo Quốc gia) hay “Du kích về thôn rượu chửa vơi” (Đêm thu)… Cũng nhân dịp Tết, các chiến sĩ cảnh vệ cán bộ giúp việc Bác xin Bác một câu đối Tết theo hình thức cổ truyền, Bác cho hai vế đối:

Rượu Hòa bình, hoa Bình đẳng, mừng Xuân Độc lập Bánh Tự do, giò Bác ái, ăn Tết Dân quyền

Về những câu thơ chúc đồng bào, sau giọng điệu hồ hởi, đầy lạc quan, tin tưởng, Bác đề ra rất rõ 2 nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân: Kiến quốc chóng thành công/Kháng chiến mau thắng lợi”..

Trong tất cả các bức thư và thơ chúc của Bác đều chung một hào khí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng, tràn đầy niềm vui đất nước giành được độc lập, tự do. Quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do là tư tưởng và hành động xuyên suốt trong cả thư và thơ chúc Tết Bính Tuất – 1946 của Bác.

Hơn bảy mươi xuân song hành tuổi đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, trở lại chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên, trời đất, đón chào xuân Mậu Tuất 2023, chúng ta càng thấm thía hơn chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Bác đã khẳng định.

NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG

6 Bài Học Giá Trị Về Sự Im Lặng

Sự im lặng là “vương quốc” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm,… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư mặc tưởng, đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.

2. Khi người khác khoe khoang, lý sự

Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, phép trừ là phép “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Chỉ vì kém thông minh nên mới độc đoán, khắt khe hoặc cố chấp. Khoe khoang và lý sự là điển hình của đầu óc nông cạn, thiển cận. Dốt thì hay nói chữ để cố che lấp khiếm khuyết của mình.

3. Khi người khác không hiểu mình

Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hòa đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể gây chán ghét hoặc hiềm thù.

4. Khi người khác buồn phiền, đau khổ

Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là động thái của người có giáo dưỡng, tri thức, biết điều, biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười – hoặc ngược lại. Sự “lệch pha” đó khả dĩ khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo.

5. Khi người khác không cần mình góp ý kiến

Đừng bao giờ xen ngang vào chuyện của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói giấu giếm sẽ đến chỗ cùng. Cibbon nói: “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ và là cuộc sống.

Tuân Tử dạy: “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là 5 cung bậc khác nhau của trí tuệ”. Có thể coi đây là ngũ cung sống của cuộc đời. Tóm lại, im lặng là một nghệ thuật kỳ diệu và là cách thể hiện văn hóa cao cấp.

6. Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu

Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Đừng ảo tưởng mình là “bách khoa tự điển”.

Bác học A. Edison nói: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”.

Còn hiền triết Socrates thừa nhận: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Chỉ là người bình thường, chúng ta càng cần khiêm nhường mà biết im lặng.

Thu Uyên

Phân Tích Và Làm Sáng Tỏ Nhận Định Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Có Giá Trị Như Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Đầu Tiên Của Việt Nam

Đề bài: Tại sao lại nói Nam quốc sơn hà có giá trị như bản tuyên ngôn lần đầu tiên của dân tộc Việt Nam Em hãy phân tích và làm sáng tỏ cho nhận định này.

I. Dàn ý chi tiết 1. Mở bài

– Khẳng định giá trị câu nói: “Nam quốc sơn hà có giá trị như bản tuyên ngôn lần đầu tiên của dân tộc Việt Nam”

– Có thể coi bài thơ “Nam quốc sơn hà” có giá trị như bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc Việt Nam

2. Thân bài

Sự ra đời của bài thơ “Nam quốc sơn hà”: Bọn phong kiến phương Bắc với tư tưởng muốn thống trị thiên hạ, bá quyền nước lớn nên vẫn nhăm nhe và ngông cuồng xâm lược Đại Việt ta

Sự khẳng định ranh giới lãnh thổ và độc lập chủ quyền: khẳng định nước Nam là của người Nam, sự ý thức sâu xa về chủ quyền dân tộc thiêng liêng và bất khả xâm phạm

Lời cảnh cáo kẻ thù: xâm phạm vào một tấc đất của nước Nam sẽ chuốc lấy kết cục bi thảm, nhơ nhuốc đến ngàn đời

Lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc: Hoàng đế nước Nam không “phạm đạo trời” nên việc đấu tranh của dân tộc Đại Việt là chính nghĩa, lẽ phải

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói: Lời tuyên ngôn có âm hưởng vang mãi ngàn đời, dội vào tâm hồn nhiều thế hệ, tạo nên khí thể của cả một dân tộc, sẽ đè bẹp bất cứ kẻ thù nào.

II. Bài tham khảo

Có thể coi bài thơ “Nam quốc sơn hà” có giá trị như bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc Việt Nam bởi chính bài thơ là sự kết tinh từ tất cả tư tưởng và tinh thần, khát vọng và ý chí độc lập của dân tộc Đại Việt trong suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Vào thế kỉ X, nước Đại Việt độc lập đã được xây dựng, các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý kế tiếp nhau trị vì đất nước hàng trăm năm. Bọn phong kiến phương Bắc với tư tưởng muốn thống trị thiên hạ, bá quyền nước lớn nên vẫn nhăm nhe và ngông cuồng xâm lược Đại Việt ta. Những mong có thể biến nước ta thành quận huyện của chúng. Chính vì vậy đây là thời điểm mà dân tộc ta phải lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình, từ đây bản tuyên ngôn độc lập của nước Đại Việt đã được ra đời:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thỉ bại hư.”

Trong câu thơ đầu tiên “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” đã bộc lộ mạnh mẽ ý thức tự tôn dân tộc, khẳng định nước Nam là của người Nam, sự ý thức sâu xa về chủ quyền dân tộc thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ cũng thể hiện tư thế của mộ dân tộc kiêu hãnh, giáng một quả đấm thép vào thái độ ngông cuồng của bọn phong kiến phương Bắc.

Sông núi nước Nam là của người Nam, điều đó là sự thật hiển nhiên, bởi chính bàn tay của dân tộc ta đã gây dựng và tồn tại mấy ngàn năm nay, đó là sự tất yếu của quyền độc lập và tự chủ, khát vọng chính đáng của một dân tộc, ngay cả “Trời” cùng đã thừa nhận và ghi trong sách trời: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”. Hai câu thơ cuối đã khẳng định khát vọng và ý chí độc lập tự chủ, dân tộc ta quyết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, dù cho kẻ thù có là ai thì cũng sẽ phải nhận thất bại thảm hại.

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”, nước Nam có Hoàng đế nước Nam, Hoàng đế nước Nam không “phạm đạo trời” nên việc đấu tranh của dân tộc Đại Việt là chính nghĩa, lẽ phải. Lời tuyên bố đanh thép, nếu kẻ thù dám coi thường phán xét của “Trời”, coi thường một dân tộc, xâm phạm vào một tấc đất của nước Nam sẽ chuốc lấy kết cục bi thảm, nhơ nhuốc đến ngàn đời “Nhữ đẳng hành khan thủ bại thư”. Đó như là một lời cảnh cáo với những kẻ không thừa nhận và tôn trọng sự tồn tại độc lập thiêng liêng ấy.

Với ngôn từ đĩnh đạc, trang nghiêm, mang tính chất của một bài chính luận, có thể nói, bài ” Nam quốc sơn hà ” xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Đại Việt. Từng câu chữ trong bài thơ được kết tinh từ lòng yêu nước và căm thù giặc đã chất chứa hàng ngàn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Bản tuyên ngôn không chỉ tuyên bố chủ quyền đất nước mà còn tuyên bố lòng quyết tâm giữ vững chủ quyền đó của dân tộc Đại Việt. Lời tuyên ngôn có âm hưởng vang mãi ngàn đời, dội vào tâm hồn nhiều thế hệ, tạo nên khí thể của cả một dân tộc, sẽ đè bẹp bất cứ kẻ thù nào.

Chùm Thơ Hay Mừng Ngày Tết Độc Lập

Tổ quốc

Con đã viết bài ca mừng đất nước.Tổ quốc mình đẹp lắm bốn nghìn năm.Đã qua rồi bao ngày tháng khó khăn.Vẫn vững tin tự hào người con Việt.

Bẩy mươi năm bao chiến công oanh liệt.Gìn giữ non sông tiêu diệt kẻ thù.Cho muôn đời đất nước ngọt lời ru.Hai tiếng Việt Nam đời đời vĩnh cửu.

Trời tháng tám mùa thu này mát dịu.Nắng Ba Đình nặng trĩu những yêu thương.Bảy mươi năm rồi mãi vẫn vấn vương.Lời của Bác trên quảng trường năm ấy.

Theo chân Bác toàn dân ta đứng dậy.Dẫu hy sinh hãy giữ lấy hòa bình.Cho muôn đời con cháu hưởng bình minh.Cho non sông thấm đượm tình nhân ái.

Để bắc nam nối liền về một dải.Đất nước mình …..Mãi mãi….Trọn niềm vui !

(Hồng Giang)

Ngày 2-9

Con viết bài thơ mùng hai tháng chínCả đất trời rạo rực kín cờ hoaBảy ba năm rồi mà ngỡ hôm quaLời của Bác chan hòa cùng sông núi

Vạn người nghe trong ngậm ngùi mừng tủiGiọng của người gần gũi những yêu thươngĐồng bào ta trên khắp mọi nẻo đườngĐược mãi hưởng nền ” tự do, độc lập”

Cả rừng người đứng nghe im phăng phắcLời của người truyền đi khắp non sôngBao dân tộc cũng nòi giống lạc hồngĐều sống chung trong một dòng máu đỏ

Tổ Quốc ta từ lá cây, ngọn cỏBốn nghìn năm sử sách rõ còn ghiNay cháu con chẳng quản khó khăn gìDẫu có phải hy sinh vì đất nước

Thì vẫn phải giữ vẹn toàn sau trướcCho muôn đời chúng tôi ước ….Được bình yên !

(Hồng Giang)

Chào mừng lễ Quốc Khánh

Hôm nay Quốc Khánh nước taLễ hội nhộn nhịp cờ hoa rợp trờiHòa bình độc lập tuyệt vờiNói sao cho hết những lời tri ân

Đất Nước tươi đẹp vô ngầnBắc Nam một dãy tình thân một nhàNgày vui hát khúc hoan caCùng nhau xây dựng nước nhà yên vui.

(Ngọc Chi)

Ngày độc lập tự do, ngày 2-9

“Không thể nói Trời không trong hơnKhi Đoàn quân tiến về Hà Nội”Ba mươi sáu Phố phường thành hộiĐất nước tôi- Tiếng nói hòa bình.

Ngày 2-9 khởi đầu cuộc chiến chinhĐộc lập, Tự do, Hòa Bình ,Thống nhấtNgày 2-9, Đất nước Thơ và NhạcĐất nước hồng tươi, nét Bác Hồ cười!

Tôi lớn lên , Đất nước tuổi đôi mươiĐất nước của trăm triệu người dũng cảmĐất nước trải qua bom rơi lửa đạnVà Tình yêu ngàn vạn trái tim yêu.

Đất nước tôi, Đất nước đẹp yêu kiềuCánh cò trắng với bao nhiêu đồng lúa ngátĐất nước tôi, luôn cất cao tiếng hátTiếng hát tự hào, dào dạt ý thơ ca.

Ngày Tuyên ngôn độc lập hóa lời caNgày chiến thắng vỡ òa Tình yêu nướcĐất nước tôi, hòa bình không thẳng bướcLửa chiến tranh không thắng được chí quyết tâm.

Xin gửi về ngày Độc lập xa xămTriệu trái tim cánh chim bằng mơ ướcTôi viết bài thơ ngợi ca Tổ QuốcNgày 2-9 nhịp theo bước Quân hành.

Xin nghiêng mình trước Tiền nhân, các chị, các anhĐã dâng hiến máu mình cho Dân tộcCả ngàn năm vọng Tuyên ngôn Độc lậpĐất Vạn xuân, bất chấp mọi quân thù!

(Phạm Quang Thu)

Hào khí ngàn năm…!

Trời Nam Việt mấy mươi năm vẫn nhớBản Tuyên Ngôn Người đã đọc thuở nàoGiữa Ba Đình một ngày nắng chênh chaoLời Bác gọi hiệu Đồng bào cả Nước.

Thu năm ấy âm vang cùng Tổ QuốcTiếng Tự Do rung động triệu tấm lòng“Tôi nói đồng bào nghe rõ không… “Vẫn còn đó bóng in lồng lộng mãi.

Cả Dân Tộc đã đồng lòng chống lạiĐưa Bắc chúng tôi một dải chung nhàĐể một ngày Đất Nước rợp cờ hoaVọng hào khí Quốc Sơn Hà bách thắng…!

(Phan Trung)

Mùa thu Ba Đình nhớ Bác!

Trời Ba Đình gió thu lồng lộngTiếng Bác Hồ vang vọng muôn nơiTuyên ngôn độc lập ra đờiSáng vai cường quốc đất trời năm châu.

Bác dừng lại hỏi câu thân ái“Đồng bào nghe tôi nói rõ không ?”Toàn dân xúc động trong lòngTiếng hô ” Rõ ạ ” dậy trong biển người.

Cả thế giới vọng lời của BácTiếng Người nghe ấm áp muôn đờiViệt Nam đất nước ta ơiVững tin theo Bác rạng ngời quê hương.

Quyết giữ vững giang sơn Tổ QuốcQuét sạch loài xâm lược, ngoại bangĐẹp thay đất nước Việt NamBa Đình mãi mãi vọng vang lời Người.

(Nguyễn Đức Phúc)

Mốc son lịch sử

Chào Quốc Khánh ngày này cả nướcMốc son vàng đã được tôn vinhBiết bao đồng đội hy sinhHôm nay non nước chúng mình đẹp tươi

Trải mấy chục năm trời kháng chiếnBao khổ đau hiển hiện quê nhàCác anh nay đã đi xaChúng tôi xin nguyện giữ đà xung phong…

Tiếng quân đi, long trời lở đấtLũ xâm lăng, rất sợ lòng dânHăng say luyện tập chuyên cầnQuyết tâm đánh thắng khi cần tổng công.!!!.

(Võ Sơn Lâm)

Quốc Khánh nước nhà

Mừng ngày quốc khánh việt nam taKhắp nơi tưng bừng rực cờ hoaVui trong ngày vui tết độc lậpNon nước ấm no hạnh phúc nhà

(Nguyễn Xuân Đoài)

Theo chân Bác

Giữa Ba Đình sáng toả một vì saoHình ảnh Bác in vào non sông ViệtNgười anh dũng trái tim hồng nhiệt huyếtĐã vì dân chẳng tiếc tấm thân mình

Để quê nhà rạng rỡ sắc màu xinhToàn quốc tộc thái bình vui đầm ấmCông đức ấy chúng con nguyền khắc đậmMãi học theo nhân phẩm chiếu rạng ngời

Giữ trong lòng chẳng một phút nào lơiGắng sức luyện muôn đời không ngừng nghỉNung ý tưởng miệt mài luôn vững tríGiũa rèn thân bền bỉ hướng cao tầm

Diệt tiêu trừ những tiếng giặc ngoại xâmCho đất nước tươi mầm hoa tráng lệRực cờ đỏ khắp nơi miền dương thếGiống rồng tiên oai vệ chí quật cường.

(Huy Lê)

Cập nhật thông tin chi tiết về Tết Độc Lập Và Bài Học Về Giá Trị Của Tự Do trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!