Xu Hướng 11/2023 # Tản Văn “Giáng Sinh Đáng Nhớ”: Cây Thông Noel Và Cô Gái Bé Nhỏ # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tản Văn “Giáng Sinh Đáng Nhớ”: Cây Thông Noel Và Cô Gái Bé Nhỏ được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đã hơn chục năm rồi, mỗi khi mùa đông, năm hết tết đến, nhìn nhà nhà người người, con trẻ háo hức theo bố mẹ đi sắm cây thông Noel mà mình cứ trào nước mắt.

Ngày xưa, mỗi khi Noel đến gõ cửa từng nhà, bao giờ mình cũng sắm một cây thông thật tươi, thật đẹp. Khi đưa cây thông vô nhà, nhiệt độ trong phòng ấm áp, cây thông hồi sức và bắt đầu tỏa ra cái mùi thơm thơm đặc trưng của nhựa, của lá, nồng nồng nhè nhẹ lan tỏa khắp phòng. Đó chính là lúc mình và cô con gái bé nhỏ bắt đầu giở ra, nào là các hình nộm, nào là nhà, là hươu, nai… rồi các quả bóng tròn tròn nho nhỏ… vàng mã trang kim treo lên các cành, nhánh hay đặt dưới gốc thông cảnh ông già Noel ngồi trên xe có con tuần lộc kéo đi chia quà cho trẻ em khắp nơi. Cuối cùng là chuỗi chuỗi đèn nháy mắc vấn vít uốn lượn từ ngọn xuống gốc. Khi nhà tắt hết đèn đóm chỉ còn lại mỗi cây thông rực rỡ lung linh, săc màu lẫn lộn. Cô con gái bé nhỏ reo lên vớ ánh mắt trẻ thơ sáng rực:

– Tuyệt vời… tuyệt vời, đẹp ơi là đẹp… hoan hô papa.

Nhìn cô con gái bé bỏng đưa ngón tay nhỏ như đầu đũa, vuốt ve, sờ mó, mân mê các hình thú, các cụm tuyết, đôi mắt lung linh nhấp nháy như những ngọn đèn nhỏ xíu trên cây thông, mà mình thấy trong lòng trống rỗng kì lạ, mình bảo con:

– Con gái ạ, papa chỉ làm cây thông cho con gái một lần cuối cùng này thôi, lần sau sẽ có người khác

– Ai hả papa, bác X, bác Y, chú Z. à?

– Có thể, con gái ạ…

– Thế họ có làm đẹp hơn papa không?

– Tất nhiên rồi, họ làm đẹp hơn, con gái ạ!

– Con gái ứ tin, chỉ có papa là biết làm đẹp thôi, nhà các bác các chú ấy chả có cây thông Noel bao giờ.

Con gái mình nói đúng, bên này người Việt Nam chúng tôi mới có thế hệ thứ nhất là chúng tôi, rồi thế hệ thứ 2 là các cháu. Người lớn như chúng tôi đều là công nhân, bộ đội giải ngũ được nhà nước cho sang lao động, giải quyết khâu chính sách, nên nói chung thế hệ chúng tôi học vấn không cao, cộng thêm cái vất vả mưu sinh hàng ngày nên ít ai chú trọng đến việc nuôi dưỡng bồi đắp phần hồn cho trẻ em, vả lại Noel là cái tết của người công giáo, người Việt Nam chưa quen với ngày lễ này, nên cũng chẳng coi trọng. khi trẻ em có đòi hỏi thì thường nhận được câu trả lời quấy quá của bố mẹ… đại khái như: Rách việc, vớ vẩn, tết của tây chứ của mình đâu… Đến nước ấy thì các cháu chỉ còn biết hậm hự cùng gương mặt buồn buồn với đôi mắt trẻ thơ xỉu xuống. Mình biết, thực ra những gia đình này cũng xót tiền vì giá một cây thông tươi, thật, trông đèm đẹp một tí cũng khá đắt. Sau khi bố, con hoàn thành cây thông Noel, mình khăn gói rời khỏi cái “Tổ ấm”… mãi mãi, con bé cũng đủ lớn để hiểu láng máng về việc ra đi này của mình (rất lạ, nó luôn xưng con với mẹ, nhưng với mình thì luôn xưng con gái… papa cho con gái cái này, cho con gái cái kia… đến tận chừ). Nó ôm lấy mình:

Không trả lời, mình chỉ nhìn con và khẽ gật đầu, đóng cửa rồi đi. Ngoài trời tuyết rơi mỗi lúc một dầy. Những nạm tuyết rơi, xoay nhẹ trong gió, lất phất, qua ánh đèn vàng vọt mờ ảo của đèn đường. Một lần nữa mình ngước mắt mắt lên nhìn ánh sáng cây thông Noel nhà mình in trên nền kính lấp lánh. Tự dưng nghĩ tới câu hát: “ba là cây nến vàng, mẹ là cây nên xanh, con là cây nên hồng, ba ngọn nến lung linh… thắp sáng một gia đình,” mà khẽ chạnh lòng.

Đến bây giờ sau hơn chục năm rồi, kể từ ngày đó, cô con gái bé bỏng của mình không có cây thông Noel trong nhà nữa vì, đó là cái tết của Tây. Chỉ có những dịp tết Nguyên Đán thì bàn thờ với mâm ngũ quả, con gà cúng, bánh chưng… vẫn nghi ngút khói hương. Trẻ em Việt Nam sinh ra ở Đức bố, mẹ, thi nhau đặt tên tây, nào là Kevin, David, Alex, Julia, Tracy, Jasmin, Andrea… vẫn cùng bố mẹ cúng lễ, khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, mà vẫn không hiểu nổi tại sao người lớn lại mê đắm cái tết của người VN đến thế, mà quên đi cái hình tượng rất đỗi thân thương của chúng là cây thông và ông già Noel trong mỗi dịp cuối năm, tuyết giăng một chiếc áo trắng phau lên tất cả cây cối, nhà cửa… vạn vật.

Tản Văn: Hương Đồng, Gió Nội

(GLO)- “Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”  (Nguyễn Bính). “Hương đồng, gió nội”, hẳn đó là phát hiện dân gian và được nhà thơ Nguyễn Bính thể hiện trong phần lớn thi phẩm của ông nên ông được tôn vinh là “Nhà thơ của làng quê Việt Nam”. Tất nhiên, những nhà thơ tiền bối khuyết danh và cả hữu danh như Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu… hay các nhà thơ cùng thời: Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân… hậu thế có Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ… cũng dốc tâm huyết, bút lực với đề tài này, bằng thể thơ lục bát truyền thống.  

Thế có nghĩa, “hương đồng, gió nội” là thực thể hiện hữu ở làng quê Việt, tạo nên chất quê, gồm cả người quê. Và, làn gió như tỏa ra từ dòng sông, đồng bãi, bờ tre, khóm lá, từng nếp nhà… “chuyển tải” hương đồng, gọi là gió nội, chứ sao! Từ thẳm sâu trong tiềm thức, những đêm khó ngủ, những lần về thăm quê… dần định danh sự ám gợi mê hoặc ngút ngát đến choáng ngợp con tim mãi cho đến bây giờ tôi mới gọi ra: Hương đồng. Vâng, quê tôi có mùi và có lẽ chỉ những người sống xa quê, yêu nhớ quê, thường trực ý nghĩ về quê, thêm một chút nhạy cảm sẽ nhận ra cái mùi hương đặc trưng ấy. Mùa xuân, trên cánh đồng mươn mướt lúa đương thì con gái, trôi dọc bờ sông bãi mía, ruộng bắp thẳm xanh hương của đất trời dậy lên phảng phất trong sương sớm ngan ngát dịu lành như thảng hoặc mơ hồ mà tinh khôi, thanh khiết nồng nàn. Mùi đồng quê nồng ngập trong người, chút hương lúa đương thì con gái thơm thanh, chút mùi cỏ dại, cây non ngòn ngọt mát lành; phù sa đất thở; ruộng đồng qua đêm cựa mình, hơi nước từ mặt sông mang theo chút mùi bùn ao, mùi tanh nhẹ của những loài rêu tảo, thủy sản hòa thành một mùi rất riêng biệt khó định danh. Pha trộn mà vẫn cứ rạch ròi mùi hợp hương nồng đượm tỏa vào không gian bát ngát buổi sớm mai trong lành lúc mặt trời chưa kịp nhô lên ướp vào gió, phảng phất rồi trôi đi trong vô tận. Mùi hương ấy nhẹ len vào hơi thở của người dân ra đồng sớm rồi dường như tự tan biến khi mặt trời vừa qua khỏi ngọn tre. Mùa hạ đánh thức ta bằng tiếng chim quen lảnh lót hiên nhà. Tia nắng sớm lùa qua khung cửa sực nức mùi ổi chín mà đêm qua loài chim ăn đêm đã vứt bừa mấy trái ăn dở ngay đầu ngõ nhỏ. Rồi mùi mít chín, xoài thơm, vú sữa mọng căng lủng lẳng… Mùi trái chín trong vườn. Mùa hạ cũng là mùa người dân quê tôi đốn mía làm đường. Giữa trưa chang chang nắng thảng hoặc làn gió, lẫn trong không gian sực nức mùi đường nấu thơm lừng ngọt đậm. Bất giác cánh mũi phập phồng, nước miếng tứa ra thèm một bát nước chè hai vừa nấu sôi mới đánh vôi lần nhất. Ngày hè thường dài hơn, và khoảng thời gian kéo dài ấy là chiều tà, hoàng hôn nhập nhoạng. Vào thời điểm này, dường như nhà nào cũng hun một đống lép cạnh chuồng trâu bò để xua bớt đàn muỗi đói. Mùi khói lép không hăng nồng như mùi vỏ trấu, không đậm và thơm như mùi đốt cỏ lá mà hình như có sự hòa quyện của tất cả các nguyên liệu trên. Khói từ đống lép hun không lên cao mà ngập ngừng âm ỉ, nhè nhẹ tỏa lan quyện với mùi phân chuồng, mùi đốt lá dọn vườn nồng nồng, ngăn ngắt không hẳn là thơm nhưng cũng không hoàn toàn khó chịu nhưng rất đặc trưng mà ám gợi vô cùng! Khi hoàng hôn vừa tắt hẳn ngõ hẹp, lối mòn lập lòe đom đóm, ôi chao hoa dủ dẻ như quyện lấy bước chân, đưa ngang cánh mũi độc chiếm một khoảng không gian quánh đặc cuối ngày…          Sáng mùa thu hơi sương bảng lảng, thảnh thơi vác cuốc ra đồng, hương lúa ngậm đòng, bắp trổ cờ phơi nõn, ao làng búp sen hàm  tiếu hứng giọt sương đêm; hơi bùn đất thở qua đêm… dìu dịu, ngọt lành mà trang văn tôi chưa có tính từ gợi tả! Hương đồng mặn mòi, nồng chua từ tấm áo mẹ cha sau buổi làm đồng về. Từ làn da, mái tóc em thơ chân đất đầu trần chang chang đuổi nắng. Từ cơ thể người già nay yếu mai đau khó bề tắm gội. Ngan ngát hương sả, hương chanh, hương bồ kết dịu thơm lay lay theo mái tóc buông dài cô thôn nữ bước chân duyên nhẹ nhàng đung đưa trong gió. Hợp hương cùng mùi mồ hôi tỏa ra từ cơ thể thanh tân sau nếp áo “chân quê”, định danh mùi trinh nữ!       Còn có biết bao nhiêu mùi khác nữa mà từng thời khắc trong ngày, mỗi mùa trong năm đất quê, người quê, sản vật từ quê ấp ủ, ngầm chiếm ngự trong tôi, nuôi lớn tâm hồn tôi để rồi trên bước đường viễn xứ khi ai đó hỏi về, tự hào mà rằng: Tôi là dân quê. Và mùi hương ấy, làn gió ấy vì lý do gì bị hao sút chẳng tiếc nuối lắm sao!

Nguyễn Đình

Tản Văn: Đôi Dép Tổ Ong Của Bố

Tác giả: Thu Đình

Bố tôi là nông dân. Bố thích đội mũ cối, mặc quần áo bộ đội. Và đặc biệt, ấn tượng lớn nhất trong tôi là đôi dép tổ ong bố vẫn thường đi. Đôi dép dọc dài theo bố suốt tháng năm, là vật dụng, là người bạn, là cái gì chân chất, mộc mạc như chính con người của bố!

Gọi là dép tổ ong, bởi quai trên của dép có vô số những lỗ tròn chẳng khác gì tổ ong. Dép được thiết kế khá đơn giản, chỉ có một quai to phía trên vắt qua thành vòm, dường như chẳng có hoa văn gì và thường làm bằng nhựa màu trắng. Đôi nào nhựa càng dẻo, càng tinh, càng đặc thì càng bền và sẽ đắt tiền hơn so với những đôi nhựa pha nhiều tạp chất khác. Biết vậy, nhưng tôi thấy bố cũng chỉ đi đôi dép tổ ong thường thường bậc trung, chắc là để đỡ tốn tiền!

Đôi dép tổ ong bố đi thường là dép cỡ to. Phần vì, đi cỡ to cho nó rộng rãi, thoải mái. Nhưng chủ yếu là do đôi bàn chân của bố. Đôi bàn chân to bản, bạnh ra, lại còn cong cong vì phải khuân vác nặng nhiều. Bởi thế, dường như chẳng có đôi dép tổ ong nào có thể vừa khít đôi chân của bố. Và lần nào mẹ mua, mẹ cũng chọn cho bố đôi có cỡ khá rộng.

Tính bố cẩn thận, lại ưa sạch sẽ. Bởi vậy, đôi dép tổ ong được bố giữ gìn, quan tâm chẳng khác gì con cái. Dăm ba bữa, chỉ cần thấy dép có màu ố vàng hay đen đúa là bố lại mang nó ra bờ ao hay bờ giếng, lấy bàn chải giặt đồ nhúng nước bột giặt chà qua chà lại cho đến khi sạch tinh rồi gác nó lên thành sân hong nắng cho khô. Bố còn dành riêng một chiếc giẻ mềm giắt dưới mái hiên nhà chỉ để lau chùi cho đôi dép mỗi khi nó bụi bẩn. Nhớ mỗi lần cùng bố đi thăm ruộng, khi lội qua chỗ bùn, nước, kiểu gì bố cũng bỏ đôi dép tổ ong ra cầm nó trên tay. Đợi khi lên được bờ trục lớn hoặc về đến con mương gần nhà, bố mới rửa chân, đi dép vào. Có lần, tôi hỏi: Chỉ là đôi dép thôi, sao bố phải cẩn thận thế? Bố mỉm cười, xoa đầu tôi, nói: Của bền tại người…

Hồi nhỏ, tôi từng ngồi chăm chú hàng giờ để xem bố hàn dép! Đôi dép tổ ong còn mới mà đã đứt quai là được bố hàn lại ngay. Bố cắt một miếng nhựa dẻo cùng màu với dép, vừa với đoạn quai bị đứt rồi nung cái liềm cũ vào bếp củi. Đợi khi thấy đầu liềm đỏ lên, bố cầm cán liềm rút ra khỏi bếp, áp mặt liềm đang đỏ lửa dọc theo chỗ quai dép đứt và lên cả miếng nhựa hàn, sau đó dán miếng nhựa hàn lên chỗ đứt của quai dép. Để cho chỗ hàn của dép dính chặt, bố còn cẩn thận lấy miếng gỗ hoặc cái chày gõ đều lên miếng hàn. Vì quý đôi dép quá mà tôi nhớ có lần mấy con cún con trong nhà nghịch ngợm hay ngứa răng cắn dép của bố, thế là bị bố cho mấy roi, con nào con nấy chạy quanh, la ăng ẳng khắp nhà.

Nhớ lần được bố dẫn đi mua dép mới, tôi nói: Đôi dép tổ ong của bố đã mòn đế, cong lên như cái ván trượt rồi sao bố không mua một đôi mới mà đi! Nghe vậy, bố lại lẳng lặng nhìn tôi, cười: Dép bố còn đi được mà! Khi đôi dép quai đã đứt lia chia, đế dép nứt nẻ, ngấm nước tòe ra, mòn sát gót, bố mới chịu để mẹ bán nhôm nhựa. Đã thế, lúc cô thu mua nhôm nhựa lồng hai chiếc dép vào nhau cho gọn rồi bỏ vào chiếc bao, bố còn nhìn theo đôi dép với vẻ tiếc rẻ.

Cũng chỉ với đôi dép nhựa tổ ong đơn sơ mà bố đã bế bồng, dắt tôi đi dạo quanh khắp đường làng ngõ xóm; cho tôi biết đến vẻ đẹp của bờ đê cong cong ôm lấy ngôi làng nhỏ và cả cánh đồng làng trước nhà mùa nối mùa xanh tươi mướt mát. Cũng với đôi dép ấy năm nào, bố đã đồng hành đưa tôi từ mảnh đất gió Lào cát trắng vào tận trong Nam đi thi đại học, và rồi tự hào dắt tôi bước vào được cổng trường đại học mà mình hằng ao ước.

Bố là thế! Cả đời chỉ gắn bó với vườn tược, ruộng đồng, với những công việc mướt mồ hôi. Cả đời chỉ sống đơn giản, tiện tằn, mộc mạc như đất đai, rơm rạ quê nhà. Giờ không còn khó khổ như xưa nhưng bố vẫn thích đi những đôi dép tổ ong như thế. Để rồi mỗi lần nhìn thấy đôi dép ấy, tôi lại càng thêm yêu thương bố thật nhiều!

Phân Tích Bài Hầu Trời Lớp 11 Của Tản Đà

Tản Đà là một người của hai thế hệ – thời kì Hán học đã tàn và Tây học mới bắt đầu. Xuất thân trong một gia đình quan hệ phong kiến theo học chữ Hán và chữ quốc ngữ. Tản Đà có lối sống phóng khoáng, không chịu ép mình trong khuôn khổ chơi ngông với cuộc đời. Bài “Hầu Trời” là một trong những tác phẩm đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật phong cách thơ của thi sĩ.

“Đêm qua chẳng biết có hay không

Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mộng

Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy

Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi.

Một năm ba trăm sáu mươi đêm.

Sao được đêm đêm lên hầu Trời!”

Câu chuyện “Hầu Trời” được bắt đầu bằng hàng loạt các chi tiết sắp xếp theo một trình tự hợp lí để tạo ra cốt truyện chặt chẽ và tự nhiên. Mở đầu câu chuyện tác giả thật khéo léo và hợp lí với tự nhiên. Tản Đà kể cho người đọc một câu chuyện về một cảm giác bang khuâng, bang khuâng của người đi trong mộng với câu hỏi nghi vấn. Thi sĩ đã tự hỏi mình “có hay không” “thật hay giả” và tác giả đã nghiêng câu hỏi về một hướng khẳng ddingj đó là sự thật của cảm xúc vẫn còn rất “thời sự”. Mới chỉ là đêm qua, cái thật của khát vọng được thỏa chỉ cho đôi cánh, tài năng tự do bay bổng. Đó là một điều hấp dẫn đặc biệt đưa người đọc từ thế giới thực bước vào cảm xúc lãng mạn cùng với tác giả và câu chuyện Hầu Trời.

“Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:

Anh gánh lên đây bán chợ Trời!”

Qua ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ giữa thi sĩ và các nhân vật ;úc đầu còn là yêu cầu truyền lệnh, sai gọi, con xin đọc… những khi tiếng thơ được cất lên một cách hào hứng say xưa thì chỉ còn là mối quan hệ giữa tác giả và độc giả… Nhiệt tình, phấn khích và họ không ngần ngại gọi thi sĩ bằng anh.

Câu chuyện Hầu Trời thấp thoáng nụ cười nhẹ nhàng khôi hài vừa đạo mạo vừa suồng sã. Nó tạo lên một tiếng cười mang tinh thần dân chủ, thể hiện rõ nét con người có tính sáng tác của tác giả, thể hiện cái tôi tài hoa của tác giả. Tản Đà công khai đắc ý nói về mình:

“Văn đã giàu thay, lại lắm lối

Trời nghe Trời cũng bật cười!”

Để chứng minh cho Trời và các chư tiên thi sĩ đã dẫn ra hàng loạt những tác phẩm đã được in và bán dưới hạ giới. Thi sĩ cũng tự tôn tài năng của mình qua thái độ trầm trồ, thán phục, suýt xoa của các vị chư tiên. Trời khen văn tài thi tài cao cường.

“Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt! Văn trần được thế chắc có ít? Nhời văn truốt đẹp như sao băng! Khí văn hùng mạnh như mây truyển! Êm như gió thoảng! tinh như sương! Đầm như mưa sa! lạnh như tuyết!”

Thi sĩ rất đắc ý và sung sướng tán thưởng lời thẩm định của Trời như một thước đo chính xác cho tài năng của mình. Đó là sự giàu có về nội dung đa dạng về hình thức.

Thi sĩ đã tự nhận mình là trích tiên được trời tin tưởng giao phó nhiệm vị thiên lương được lương thịnh dưới hạ giới. Khẳng định cái ngông, cái tài hoa văn học. Cuộc hầu Trời trong tưởng tượng diễn ra khoảng hai canh giờ nhưng đã để lại nỗi niềm bang khuâng và một khát khao chân thành tha thiết của thi sĩ:

“Một năm ba trăm sáu mươi đêm Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!”

Hầu Trời quả là bài thơ hay, độc đáo, có nhiều nét mới về mật thi pháp, rất tiêu biểu cho tính chất “giao thời” trong nghệ thuật thơ Tản Đà. Qua bài thơ, có thể nhận ra được nhiều điều về xu hướng phát triển của thơ Việt Nam trong những nãm hai mươi của thế kỉ XX. Khát vọng sống với văn thơ với những con người yêu và sành thướng văn thơ

Chút Tản Mạn Về Mùa Thu Hà Nội Qua Những Câu Ca, Lời Thơ Hay

TẢN MẠN VỀ MÙA THU HÀ NỘI

Mùa thu là mùa dịu dàng nhất trong tất cả bốn mùa. Không ẩm ướt như mùa xuân, không nóng bức như mùa hè và không lạnh giá như mùa đông.

Thu dịu dàng rực rỡ như thiếu nữ đang ở tuổi dậy thì. Chính vì thế nên Thu Hà nội đã đi vào thơ ca là cảm xúc bất tận cho các nhạc sĩ viết lên những bản tình ca bất hủ.

“Một Hà Nội ngây ngất nắng, một Hà Nội run run heo may”

Đó là lời một bài hát của nhạc sĩ Phú Quang.

Một buổi chiều nào đó thả hồn vào những ca khúc viết về thu Hà Nội không ai lại không thấy nhớ da diết một góc Hồ Tây, một con phố nhỏ, một quán cóc đêm. Nhớ những chiếc lá vàng chao nghiêng nhè nhẹ rơi trên hè phố. Nhất là đối với những người vì hoàn cảnh nào đó hay vì công việc mà phải xa rất lâu… rất lâu….

Chắc chắn là không có ai là không nghe đi nghe lại bài hát “HÀ NỘI MÙA VẮNG NHỮNG CƠN MƯA” của nhạc sĩ Trương Quý Hải.

“Hoa Sữa thôi rơi ta bên nhau một chiều tan lớp. Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về”

Mùa Thu cũng là mùa của tình yêu, của những đôi lứa đắm say muốn kết duyên hạnh phúc lâu dài.

Thu Hà Nội đẹp đến nao lòng. Mùa thay lá của những hàng cây trên khắp các nẻo đường. Hà Nội như khoác lên mình một chiếc áo choàng rực rỡ kiêu sa. Những tán lộc vừng trổ hoa soi trên mặt hồ Gươm lấp lánh như ánh bạc đung đưa theo từng cơn gió.

Thoang thoảng đâu đó mùi hương Ngọc lan, mùi cốm làng Vòng, mùi hương hoa sữa nét đặc trưng của mùa Thu Hà Nội Làm cho ai đó phải xuyến xao lòng, muốn được chìm đắm, muốn lắng nghe hơi thở của mùa Thu… Muốn được ôm cả Thu Hà nội vào lòng…

Các bạn thân mến!, chúng tôi xin cập nhật thêm 1 số bài thơ viết về Hà Nội Mùa Thu mới nhất từ các thi hữu để các bạn gần xa có thể cảm nhận nhiều hơn về nét thu ở Hà Nội..

Bài Tập Ngữ Văn 9 Viết 1 Đoạn Văn P…

Mùa xuân, đó có thể gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi! Con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời…

Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cành đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cành hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tản Văn “Giáng Sinh Đáng Nhớ”: Cây Thông Noel Và Cô Gái Bé Nhỏ trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!