Xu Hướng 12/2023 # “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” – Từ Truyện Kể Đến Điện Ảnh # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” – Từ Truyện Kể Đến Điện Ảnh được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tháng 8/2023, thị trường điện ảnh Việt Nam dậy sóng bởi bộ phim Tấm Cám: chuyện chưa kể. Trước khi trình chiếu, qua trailer giới thiệu, khán giả tỏ ra rất hào hứng với bộ phim này vì… háo hức chờ đợi những sắp được kể! Dậy sóng cũng phải bởi truyện Tấm Cám là truyện cổ tích quá quen thuộc với mọi người nên khán giả có lý do để chờ đợi “sự làm mới” của ê kíp làm phim. Dậy sóng cũng phải bởi đây là bộ phim đầu tay của đạo diễn Ngô Thanh Vân – một đả nữ tài năng của làng điện ảnh Việt Nam. Mà thật, chỉ cần làm phép thử, tôi gõ cụm từ “phim Tấm Cám: chuyện chưa kể” lên google và đã thu được những con số bất ngờ như:

-          Khoảng 1.670.000 kết quả chỉ trong 0,40 giây;

-          Nó nằm trong top 10 phim tình cảm Việt Nam hay nhất của Việt Nam năm 2023;

-          Rất nhiều bài cảm nhận về bộ phim này;

-          ….

Từ sức hút đó, từ những thông số trên, tôi đã sắp xếp thời gian để xem phim này, thậm chí xem lại nhiều lần để từ đó đưa có những nhận xét, đánh giá từ góc nhìn của một người nghiên cứu về Văn học dân gian.

1.      Những tín hiệu vui…

Sau khi bộ phim Tấm Cám: chuyện chưa kể được trình chiếu, rất nhiều bài viết đã điểm lại những thành công của bộ phim này. Nhìn chung, phần lớn các ý kiến là khen nhiều hơn chê. Có thể tổng kết về một số tín hiệu vui từ bộ phim này như:

-          Đạo diễn Ngô Thanh Vân đã quy tụ được dàn diễn viên xứng tầm với bộ phim: vừa trẻ trung, xinh đẹp (như Hạ Vi, Isaac, Thanh Vân,…), vừa giàu kinh nghiệm (như Thành Lộc, Hữu Châu, Ngọc Giàu,…), vừa sở hữu lực lượng fan hùng hậu của nhóm 365. Diễn viên có lạ, có quen nhưng nhìn chung, họ đã diễn xuất khá đạt.

-          Đạo diễn Ngô Thanh Vân và ê kíp đã chọn được những hình ảnh chỉn chu, có phần vượt trội so với mặt bằng chung của phim Việt. Những đại cảnh về thiên nhiên rất hùng vĩ và ấn tượng, trong khi đó, các phân đoạn có sự tác động của kỹ xảo cũng được làm tốt.

-          Lần đầu tiên khán giả nhìn thấy một bộ phim Việt có ba quân tướng sĩ trang phục áo giáp sắt chỉn chu, đẹp đến từng chi tiết và còn đông đảo, hùng hậu không thua kém gì phim nước ngoài.

-          Về trang phục cổ trang: có sự đầu tư hoàn chỉnh, là điểm nhấn lớn nhất trong bộ phim này. Có thể nói, Ngô Thanh Vân đã quyết tâm nhào nặn đứa con tinh thần của mình thật xinh đẹp từ nội dung đến hình thức, cô thể hiện mình không hời hợt trong bất kỳ chi tiết nào.

-          Sau cùng, cũng phải nói về doanh thu: tuy chưa được công chiếu tại CGV (cụm rạp chiếm đến 40% thị phần tại Việt Nam hiện nay) nhưng chỉ sau hơn một tháng công chiếu, bộ phim Tấm Cám: chuyện chưa kể đã tạo nên cơn sốt ở các phòng vé, đã có doanh thu đạt 66 tỉ, với hơn một triệu lượt xem. Đây quả là con số ấn tượng trong thị trường phim ảnh vốn được xem là ảm đạm của làng điện ảnh Việt Nam.

Bên cạnh những tín hiệu vui đó, chúng tôi nhận thấy rằng, bộ phim còn rất nhiều “hạt sạn” trong việc xây dựng kịch bản – tiếc thay điều này lại khá nhiều, và càng thấy tiếc hơn vì thiếu các ý kiến mang tính định hướng của các nhà chuyên môn – nhất là những nhà nghiên cứu về văn hóa, văn học.

2.      Những cắt xén đáng tiếc…

So với truyện cổ tích Tấm Cảm, kịch bản của bộ phim đã cắt đi khá nhiều chi tiết – mà theo tôi, đây là những chi tiết rất đắt, rất đáng giá. Xin điểm qua một số chi tiết đó:

-          Số lần biến hóa của Tấm cũng bị cắt giảm: từ bốn lần trong truyện Tấm Cám xuống còn ba lần trong phim, lược đi lần biến hóa thứ 3 – Tấm biến thành khung cửi. Thực tế cho thấy, số lần biến hóa không phải là sự tăng tiến về số học bình thường, mà đằng sau nó là sự biểu hiện về sự xung đột ngày càng gia tăng. Giáo sư Nguyễn Tấn Đắc lý giải việc này như sau: “Về nguyên tắc, số lần biến hóa càng nhiều thì sự xung đột biểu hiện càng gay gắt, và ý chí hãm hại càng mãnh liệt. Vì vậy, số lần giết hại và biến hóa phải là con số tối đa” (1). Do vậy, việc cắt giảm số lần biến hóa, thêm một lần nữa đã làm cho sự xung đột giữa hai chị em Tấm Cám giảm thiểu đi rất nhiều. Các biến hóa cũng chưa thực sự rõ nét, chưa đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm – không thấy những lời đe dọa của chim vàng anh “Giặt áo chồng tao, thì giặt cho sạch; phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao” hay lời hạch tội của khung cửi: “Cót ca cót ket/Lấy tranh chồng chị/Chị khoét mắt ra”.

-          Cái kết của mẹ con Cám: Đây là vấn đề khá nhạy cảm, đã được báo chí đưa ra tranh luận rất nhiều lần. Có lẽ, để tránh “tâm bão”, nhóm biên kịch đã chọn giải pháp an toàn bằng cách nhẹ hóa đi. Cụ thể, trong phim: Tấm ra lệnh bắt giam Cám vào ngục tối – không có chi tiết Cám chết do dội nước sôi và muối thành mắm gửi cho dì ghẻ ăn. Tuy nhiên, cuối phim vẫn có hình ảnh Tấm đưa cơm “mời dì ăn” – ý nói ăn mắm được làm từ xác của Cám. Chi tiết này khá gượng gạo, bởi các bản kể đều nói rằng Tấm “gửi cho mụ dì ghẻ” và mụ “tưởng thật, bữa nào cũng nức nở khen ngon”, rồi sau đó mụ “lăn ra chết” chứ không phải vẻ mặt thất thần và nước mắt ngắn dài như trong phim. Ở đây, để làm tốt hơn, theo tôi nhóm biên kịch có thể tham khảo các bản kể khác – chẳng hạn các bản kể mới sưu tầm được ở Bạc Liêu chẳng hạn. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc, trong 14 bản truyện Tấm Cám mới sưu tầm được ở Bạc Liêu, có bản không có cái chết của mẹ con Cám; có 04 bản nói mẹ con Cám bị sét đánh chết – như mẹ con Lý Thông. Phải chăng, cái kết Cám và mụ dì ghẻ chết do “bị sét đánh” là một “lối thoát” hợp lý nhất để “giải oan” cho nàng Tấm của Việt Nam?

Được biết, trước khi khởi quay, Ngô Thanh Vân cùng năm biên kịch đã dành ra ba tháng để cùng viết, chỉnh sửa, thêm thắt, dựng nên một nội dung mang phong cách mới trên nền câu chuyện quen thuộc. Điều này cho thấy Ngô Thanh Vân cùng nhóm cộng sự đã có quá trình làm việc nghiêm túc, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thêm bớt các chi tiết trong kịch bản. Nhưng có lẽ do không có một cố vấn chuyên môn về lĩnh vực văn hóa, văn học nên nhóm biên kịch đã cắt giảm đi nhiều chi tiết rất có giá trị về mặt nghệ thuật. Điều này ít nhiều làm giảm đi tính nghệ thuật của bộ phim.

3.      Những sáng tạo…lệch pha

Qua tên gọi của bộ phim “… chuyện chưa kể” cũng phần nào cho chúng ta biết rằng, bộ phim sẽ sáng tạo thêm nhiều chi tiết mới trên nền truyện mà chúng ta đã từng nghe biết lâu nay. Quả vậy, kịch bản của bộ phim cho thấy, bên cạnh việc bảo lưu các chi tiết của truyện Tấm Cám như: tình tiết Tấm bị mất con cá bống, ông Bụt hiện ra giúp sức mỗi khi Tấm khóc, lễ hội thử giày, Tấm trèo cây cau ngã chết, Tấm hết biến thành chim vàng anh, cây xoan đào rồi tới trái thị; kịch bản còn lồng ghép câu chuyện tình yêu đôi lứa, thêm nội dung về tình yêu quê hương đất nước. Cụ thể, nhóm biên kịch đã sáng tạo thêm các nhân vật/tình tiết sau:

-          Phần sáng tạo, thay đổi rõ nhất nằm ở chỗ nhân vật trung tâm của phim không phải là Tấm/Cám mà là Thái tử. Chàng thái tử trong phim vừa phải giữ vững biên cương bờ cõi, vừa phải đối đầu với thế lực thù địch bên trong triều đình. Để làm đầy đặn và kịch tính cho phần cải biên này, các nhân vật trong bộ tứ và viên Thừa tướng – kẻ muốn tiếm ngôi vua của Thái tử, xuất hiện. Trong phim, thời lượng và các cảnh quay về nhân vật Thái tử nhiều hơn các cảnh quay về chị em Tấm – Cám. Đây là sự điều tiết có chủ đích, có dụng ý nghệ thuật. Trên báo Thanh niên, số ra ngày 18/8/2023, Ngô Thanh Vân bộc bạch “Tất cả chúng tôi muốn tạo ra hình ảnh người hùng đứng lên bảo vệ đất nước để những người trẻ ngày nay quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn truyện cổ tích, truyện của người Việt Nam mình bên cạnh những tác phẩm nước ngoài” (4). Một ước mơ rất đẹp, hoàn toàn chính đáng. Song rất tiếc, cần phải biết rằng: về đặc trưng thể loại hình ảnh người anh hùng, hình ảnh các ông vua không phải là nhân vật quen thuộc với thể loại truyện cổ tích (nếu có cũng chủ yếu là nhân vật phu). Hoặc giả, nhóm biên kịch có ý tưởng truyền thuyết hóa một truyện cổ tích[2] thì có vẻ cũng chưa đúng thể thức cốt truyện truyền thuyết thường gặp là: hoàn cảnh ra đời với những đặc điểm khác thường đến chặng trung tâm là kể về hành trạng và những chiến công khác thường của nhân vật, và cuối cùng là chuyện hóa thân âm phù. Thực tế cho thấy đây đó, nhóm biên kịch có những lúng túng vì có lúc kết cấu phim còn vương vấn cốt truyện cổ tích (kể về nhân vật thấp hèn, vượt qua thử thách và được thưởng công – lên ngôi), lúc khác lại sa vào việc xây dựng một hình ảnh người hùng nơi trận mạc.

-          Các bản khác nhau của truyện cổ tích Tấm Cám ở Việt Nam hay truyện Lọ Lem ở nhiều nước trên thế giới đều có chi tiết đôi giày rất xinh xắn và nhỏ nhắn, nhỏ đến mức không một bàn chân của một cô gái nào có thể mang vừa, đôi giày nhỏ xinh chỉ có thể vừa vặn với đôi bàn chân nhỏ xinh. Chính vì chiếc giày nhỏ xinh một cách kỳ lạ mới khiến Hoàng tử tò mò và quyết tìm cho ra người con gái sở hữu chiếc giày đó. Thế nên trong các bản kể của Việt Nam và các nước Đông Nam Á luôn có chi tiết rất nhiều cô gái cố gắng nong chân mình vào chiếc giày nhưng không ai vừa cả, đến khi Tấm đặt chân vào thì vừa vặn như in. Dân gian nói về đôi giày chính là để nói về đôi chân, nói đôi chân đẹp là nói về con người đẹp là vậy. Ở đây, Tấm đã sở hữu vật báu là “đôi chân nhỏ bé” – cái duy nhất chỉ một mình Tấm được sở hữu, không ai có thể tranh đoạt được của Tấm. Theo GS. Nguyễn Tấn Đắc, motif bàn chân nhỏ này chắc chắn có ảnh hưởng đến tục bó chân đã từng tồn tại một thời gian dài trong văn hóa Trung Hoa. Ở Việt Nam, khi nói về bàn chân của nàng Kiều, Nguyễn Du cũng viết rằng: “Gót sen lãng đãng như gần như xa” (Truyện Kiều). Như vậy, theo quan niệm của dân gian thì đôi bàn chân nhỏ nhắn là biểu tượng của một người con gái đẹp – cả hình dáng lẫn phẩm hạnh. Tuy nhiên trong Tấm Cám: chuyện chưa kể của Ngô Thanh Vân có chi tiết khá lạ là: đôi chân của Cám còn nhỏ hơn cả chiếc giày nhỏ xinh đó! Nhỏ đến nỗi, Thái giám phải thêm một lóng tay nữa mới vừa! Như vậy, ở đây nếu giải biểu tượng đôi chân thì rõ ràng nàng Cám – Lan Ngọc xinh đẹp hơn, xứng đáng được làm vợ hoàng tử hơn là cô Tấm – Hạ Vi. Sáng tạo chi tiết này cho thấy nhóm biên kịch đã không am hiểu về văn hóa nên có những sáng tạo lệch pha.

-          Khó nhận diện thể loại: cảm giác đầu tiên khi xem xong bộ phim là sự khó khăn trong việc nhận diện thể loại. Bởi thực sự, biên kịch/đạo diễn đã quá ôm đồm nhiều màu sắc: lãng mạn, ngôn tình, thần thoại, giả tưởng, hành động… nhưng chưa lột tả được màu sắc nào đến nơi đến chốn nên càng về cuối, mạch phim càng đuối dần… Ngay cả Ngô Thanh Vân trong những phát biểu của mình cũng thể hiện sự lúng túng này: có khi đạo diễn cho rằng thông điệp chính của bộ phim là “thông điệp nhân văn ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” (tức thông điệp của một truyện cổ tích), khi khác, “đả nữ” lại cho rằng: bộ phim muốn tạo ra “hình ảnh người hùng đứng lên bảo vệ đất nước” (nhân vật quen thuộc của thể loại truyền thuyết). Như đã biết, bộ phim lấy cảm hứng từ một truyện cổ tích nổi tiếng của Việt Nam – đó là truyện Tấm Cám. Đây cũng là kiểu truyện rất phổ biến trên toàn thế giới – với tên gọi là truyện Tro Bếp  hay truyện Lọ Lem. Việc chọn một cốt truyện cổ tích quen thuộc, có sức ảnh hưởng lớn đến tâm thức và văn hóa của người Việt xưa nay vừa thể hiện sự thông minh của đạo diễn, nhưng mặt khác nó cũng đòi hỏi đạo diễn phải đối mặt với nhiều thách thức: phải làm mới, lạ hóa mới thuyết phục, mới thu hút được khán giả. Tuy nhiên, việc làm mới cần phải có những lập trường rõ ràng, kiên định mới tránh được những nhập nhằng nêu trên.

-          Trong phim xuất hiện khá nhiều lời thoại theo kiểu hiền triết, hiện đại như của bà lão hàng nước: “Thanh niên trai tráng bây giờ đụng một tí là không thiết sống nữa… Điều quan trọng ở đây không phải ngươi là ai hay ngươi đã làm gì mà điều quan trọng là người phải làm gì để cứu vãn những sai lầm đó” hay như lời tâm sự của Tấm khi trao khăn thêu cho Thái tử hoàn toàn xa lạ với các nhân vật của truyện dân gian. Lời thoại của nhiều nhân vật trong phim cũng bị sáo rỗng. Các hạt sạn lời thoại kiểu như: Tấm đợi cho Thái tử nuốt trót lọt viên ngọc thần mới cảnh báo chàng sẽ bị biến thành quái vật; Tấm nức nở bên quái vật nói tiếng người với lời yêu đương ngôn tình… gây phản tác dụng. Các tình tiết đáng lẽ gây xúc động, cao trào lại làm khán giả thấy bật cười.

-          Đó là đánh giá riêng từng chi tiết, còn đánh giá chung về toàn bộ kịch bản thì các tình tiết trong phim được sắp xếp lỏng lẻo và không thuyết phục. Lúc đầu, câu chuyện xoay quanh cuộc đời của ba mẹ con nhà Tấm Cám, nhưng đến nửa sau, lại chuyển hướng sang nhân vật Thái tử, đẩy lên vai nhân vật này trọng trách giữ vững giang sơn, rồi để cuối phim, lại gượng ép đưa câu chuyện ba mẹ con Tấm Cám vào. Đành rằng, tên phim là Tấm Cám: Chuyện chưa kể để ngụ ý rằng phim không chỉ có câu chuyện Tấm và Cám. Nhưng việc chọn ra một nhân vật chính để các hành động, nhân vật bám theo vẫn chưa thuyết phục được người xem.

Nghệ thuật là khung trời của sáng tạo. Điện ảnh nói chung, kịch bản nói riêng cũng là một loại hình nghệ thuật nên việc tác giả kịch bản thêm bớt cũng là chuyện thường tình, có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ở đây cũng phải chân nhận rằng: khi sáng tạo, người nghệ sĩ cũng cần cái đầu lạnh, cần sự tỉnh táo để biết những vùng trời riêng của từng thể loại, tránh những ôm đồm, thái quá, tránh những sáng tạo không hợp lý,… Tiếc thay, điều này lại xuất hiện khá nhiều trong bộ phim. Chính vì điều này đã làm cho sự kỳ vọng, chờ đợi của mọi người thành … nỗi tiếc nuối!

***

Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 196.

Dẫn theo Nguyễn Tấn Đắc (2013), Về type, motif và tiết truyện Tấm Cám, Nxb Thời Đại, Hà Nội, tr.527.

Hương Nhu: http://phunuonline.com.vn/giai-tri/xem-nghe-doc-%E2%80%93-choi/tam-cam-chuyen-chua-ke-tren-phim-81350/

Hà Ngân: http://thanhnien.vn/van-hoa/ngo-thanh-van-da-khoc-but-co-hien-len-cuu-tam-cam-735084.html.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 396, tháng 6/2023

[1] Bởi như đã biết, ngoài người Việt, còn có khá nhiều dân tộc khác cũng có tục ăn trầu, thậm chí được thể hiện trong kiểu truyện này (như truyện kể Kajong và Haloek – dân tộc Chăm, Ú và Cao – dân tộc Hơrê) nhưng chỉ riêng ở người Việt thì miếng trầu trở thành biểu trưng cho lối ứng xử giao tiếp giữa các mối quan hệ trong đời sống xã hội, là phương tiện biểu lộ tình cảm con người – nhất là chuyện tình duyên nam nữ.

Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể

(NTD) – Doanh thu ấn tượng, đoạt hàng loạt giải thưởng trong và ngoài nước, “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” đang thực sự viết nên một câu chuyện cổ tích đời thực.

“Tấm Cám: Chuyện chưa kể” được lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nổi tiếng “Tấm Cám”. Cuộc đối đầu của hai chị em Tấm và Cám đề giành lấy trái tim của hoàng tử, nhưng sự toan tính của Cám và dì ghẻ đã khiến cho Tấm hết phen này đến phen khác bị hãm hại… đã truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Chính thức tấn công thị trường điện ảnh từ ngày 19/8, “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” được đánh giá là một trong những bộ phim Việt Nam có kỹ xảo hiện đại và ấn tượng nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, đây cũng là bộ phim gần như khắc phục được yếu điểm muôn thuở trong phim cổ trang Việt.

Bộ phim “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” do Ngô Thanh Vân làm đạo diễn đã thực sự tạo nên cơn sốt ở các phòng vé. Mặc dù là câu chuyện cổ tích quen thuộc mà bất cứ người Việt Nam nào cũng biết, nhưng để khắp nơi nói về bộ phim Tấm Cám, mật độ “khủng” người đến phòng vé… thì quả là một hiện tượng. Chắc cũng khá lâu rồi mới có một phim Việt Nam tạo được làn sóng tranh cãi rộng rãi như “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể”.

Với tham vọng mang đến cho khán giả Việt một sản phẩm chất lượng và chỉn chu nhất, “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” như một phát súng ấn tượng và “tâm huyết” của đạo diễn Ngô Thanh Vân. Chỉ sau 3 ngày công chiếu, phim đã đạt doanh thu hơn 21 tỉ đồng và sau 5 tuần công chiếu, doanh thu đã đạt hơn 66 tỷ đồng. Dù chất lượng của “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” vẫn còn được bàn cãi khá nhiều nhưng đây lại là bộ phim “có tâm” của điện ảnh Việt với quá trình đầu tư nghiêm túc.

Tác phẩm có thời gian quay và hậu kì lên đến 18 tháng so với nhiều phim Việt khác chỉ khoảng nửa năm. Ngoài ra, đề tài cổ trang, giả tưởng cũng thể hiện sự tham vọng lớn của ê-kip đoàn phim và Ngô Thanh Vân. Bộ phim gần như đã vượt quá khuôn khổ của việc kinh doanh trong điện ảnh, đây chính là giấc mơ và là một câu chuyện cổ tích đời thường đích thực.

Theo nghiên cứu và thông kê của Q&ME Marketing Research, “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” hiện đang là bộ phim Việt được yêu thích nhất trong năm 2023. Bên cạnh đó, trong tháng 10 vừa qua, phim được mời tham dự tại hạng mục “A Window of Asia Cinema” (Cửa sổ điện ảnh châu Á) là hạng mục dành riêng cho những tác phẩm điện ảnh mới của các nhà làm phim tài năng và các phim được đánh giá hay nhất trong năm của Liên hoan Phim Quốc tế Busan (Hàn Quốc) và được Công ty Phát hành Kidari Ent (Hàn Quốc) mua toàn bộ bản quyền để phát hành tại thị trường nơi đây.

Và gần đây nhất, “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” xuất hiện trong hàng loạt đề cử của giải thưởng Ngôi Sao Xanh 2023. Với Phim hay nhất hay Kỹ xảo xuất sắc nhất cho hạng mục Phim điện ảnh; Diễn viên xuất sắc cho Isaac và Ninh Dương Lan Ngọc; và Đạo diễn xuất sắc nhất cho Ngô Thanh Vân. Đây là giải thưởng tôn vinh những gương mặt, bộ phim trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình đã có nhiều đóng góp xuất sắc trong năm qua.

Ngọc Trâm

Ảnh: Sưu tầm

Tấm Cám – Chuyện Chưa Kể: Bom Tấn Cổ Tích

Lấy chất liệu từ câu chuyện cổ tích mà dân ta ai ai cũng biết, Tấm Cám – Chuyện Chưa Kể đã được thổi vào lớp vỏ cổ trang chút hơi thở hiện đại để trở thành một bộ phim hay và phù hợp với giới trẻ.

Vẫn giữ cốt truyện xưa cũ, Tấm mồ côi hiền lành phải chịu sự đày đọa của mẹ kế và cô em gái độc ác. Dù có lúc gặp may mắn được làm vợ thái tử nhưng sau đó nàng phải trải qua bao khổ sở thử thách để giành được hạnh phúc vĩnh hằng và trừng phạt kẻ thù.

Với kinh phí đầu tư cực khủng cho một phim chiếu rạp – 20 tỷ đồng, nhà sản xuất kiêm đạo diễn Ngô Thanh Vân đã đem bối cảnh cổ tích biến thành hiện thực một cách sống động và ấn tượng. Điểm cộng đầu tiên của Tấm Cám – Chuyện Chưa Kể chính là những khung hình tuyệt đẹp của làng mạc, thôn quê và cung điện vô cùng lộng lẫy. Ninh Bình, Long An, Đồng Nai trên màn thật đẹp và choáng ngợp với những cảnh quay non xanh nước biếc trời trong vắt. Từ ngôi nhà của Tấm và hai mẹ con Cám đến hoàng cung nguy nga tráng lệ đều được dàn dựng tỉ mỉ đầy đủ và chi tiết.

Với việc xuất hiện nhiều cảnh chiến trận trong phim, Tấm Cám – Chuyện Chưa Kể cũng đầu tư cho ngựa, vũ khí và trang phục của các diễn viên từ chính đến phụ. Diễn viên quần chúng của phim cũng đông đúc trong các đại cảnh như tiệc tuyển vợ cho thái tử và trận chiến với Chinh La. Nhờ sự “chịu chi” này, các đại cảnh đều hoành tráng và sống động như thật.

Phục trang cổ của Tấm Cám – Chuyện Chưa Kể cũng được đầu tư hoành tráng và tỉ mỉ chi tiết từ quần áo tới mấn đội đầu. Mỗi bộ quần áo được thiết kế riêng biệt với những nét tính cách của nhân vật đó. Tuy nhiên, trang phục thường ngày của “thái tử” Isaac có phần hiện đại quá đà.

Dĩ nhiên, ngoài những cảnh quay ấn tượng và trang phục đầu tư, phim còn thành công nhờ một dàn diễn viên hợp vai.

Thể hiện nhân vật chính – một hình tượng nhân vật đã in sâu vào lòng những người dân Việt Nam, dù Tấm không có nhiều đất diễn nội tâm nhưng Hạ Vi vẫn có vài phần gượng gạo. Tuy nhiên, nét đẹp dung dị dịu dàng cùng nụ cười trong trẻo “sáng rực cả phim” đã phần nào gỡ điểm cho cô nàng. Tấm hiền lành, trong sáng, ngây thơ và cả tin đã phần nào được tái hiện thành công trên màn ảnh rộng. Đặc biệt, tuy còn non nớt nhưng trong cảnh cuối phim, Hạ Vi đã có diễn xuất bùng nổ đặc biệt đủ khiến khán giả khắc sâu ấn tượng.

Vốn được giao vai Tấm nhưng lại chủ động xin diễn Cám để thử thách khả năng diễn xuất  của mình, “ngọc nữ” Ninh Dương Lan Ngọc đã hóa thân xuất sắc vào vai cô em gái độc ác chanh chua nổi tiếng trong câu chuyện cổ tích ngày xưa. Không còn nhận ra Nương trong trẻo trong Cánh Đồng Bất Tận hay Thơm hiền lành trong Trúng Số,  Cám của cô tàn ác đến tận cùng. Từ gương mặt đến cử chỉ, đặc biệt là ánh mắt sắc lạnh khiến người xem phải rùng mình sợ hãi, không còn nghi ngờ gì khi nói rằng Cám của Lan Ngọc là nhân vật “đinh” của phim.

Giữ vai trò đạo diễn và nhà sản xuất, có lẽ vì vậy mà “đả nữ” Ngô Thanh Vân xuất hiện không được nhiều. Thế nhưng cô cũng kịp ghi dấu ấn cho dì ghẻ bằng giọng nói chua ngoa, cái liếc mắt đến “nổi da gà”. Dì ghẻ của Ngô Thanh Vân không chỉ ác mà còn đẹp nổi bật, đôi lúc có phần lấn át cả hai cô con gái vốn đã xinh đẹp như hoa.

Là nhân vật phụ xuất hiện chẳng được bao nhiêu trong truyện cổ tích thế nhưng khi lên phim, thái tử của Isaac lại vô cùng được ưu ái. Ở Tấm Cám – Chuyện Chưa Kể, hoàng tử có tuyến truyện riêng với những bằng hữu, phụ hoàng và tất nhiên là… một kẻ thù không đội trời chung. diễn xuất còn cứng nhưng với vai trò là ca sĩ đóng phim, Isaac cũng rất đáng khen khi lột tả được khá tốt hình ảnh thái tử dũng cảm, kiên định và vô cùng quyết đoán.

Ba chàng trai còn lại của nhóm 365 và VJ nổi tiếng Ngọc Trai xuất hiện không nhiều nhưng cũng gây được chú ý. Nếu như Jun gây ấn tượng với vai chàng thái giám dễ-thương-nhất-trong-lịch-sử thì Trần Bằng của Will lại khiến khán giả vừa thương vừa ghét. Thạch Biền của S.T ghi điểm với vẻ nham hiểm của một tên sát thủ tay sai, còn Nguyễn Lực của Ngọc Trai thì có vô số câu thoại khiến khán giả không thể nhịn được cười.

Có một dàn diễn viên trẻ tài năng, Tấm Cám – Chuyện Chưa Kể còn có sự xuất hiện của các nghệ sỹ kỳ cựu. NSƯT Hữu Châu vô cùng xuất sắc với vai tể tướng Tào Hắc muốn soán vị. Chất giọng âm trầm đầy thu hút của một nghệ sĩ kịch nói tài năng giúp anh hóa thân xuất sắc vào vai diễn. NSƯT Thành Lộc thì giúp khán giả có được những phút giây cười thoải mái với nhân vật Bụt đầy cá tính. Khác với mọi phiên bản từng xuất hiện trên phim, trên kịch, Bụt lần này hiện đại hơn, hài hước hơn gấp nhiều lần. Và dù xuất hiện rất ít, nhân vật bà lão NSND Ngọc Giàu cũng khiến khán giả khó lòng quên được.

Dĩ nhiên, lần đầu tiên làm đạo diễn và nhà sản xuất, bộ phim của “đả nữ” Việt Nam cũng khó đạt đến độ hoàn mỹ.

Điểm trừ đầu tiên của Tấm Cám – Chuyện Chưa Kể đến từ giọng nói của nhân vật. Dẫu biết rằng trong một bộ phim bối cảnh cổ trang sẽ khó tìm được các chất giọng phù hợp. Thế nhưng, sự chênh lệch khi đối thoại, nhất là với hai nhân vật có nhiều cảnh diễn cùng nhau như thái tử và tể tướng ít nhiều khiến phim bị mất điểm. Trước một Hữu Châu quá xuất sắc, những thiếu sót trong cách đọc thoại của Isaac càng thể hiện rõ ràng. Với các diễn viên trẻ khác, trừ một Ninh Dương Lan Ngọc quá xuất sắc, tất cả đều ít nhiều mắc phải lỗi này.

Dẫu còn thiếu sót nhưng không thể phủ nhận nỗ lực của ekip làm phim để đưa câu chuyện cổ tích nổi tiếng này ra màn ảnh rộng. Chắc chắn rằng, so với quả bom tấn cổ tích Thạch Sanh chẳng mấy ai biết, phim mới Tấm Cám – Chuyện Chưa Kể đã tiến bộ và vượt trội hơn rất nhiều.

“Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể”: Nàng Tấm Và Mẹ Con Cám, Ai Ác Hơn Ai?

Trong những tác phẩm điện ảnh Việt Nam ra mắt khán giả từ đầu năm đến nay, “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” là bộ phim được chờ đón nhất và cũng là bộ phim ồn ào nhất. Bỏ qua những thị phi ngoài lề, chỉ bàn tới các tuyến nhân vật và kịch bản phim so với truyện cổ tích “Tấm Cám” đã nằm lòng trong tâm trí người Việt thì có một cuộc “đảo chính” bất thường giữa hai phe thiện và ác.

Điều đầu tiên khiến khán giả khá hụt hẫng khi xem phim là các tình tiết được sắp xếp chưa “chắc tay” và kém thuyết phục. Nửa đầu phim, đúng như nguyên tác thì câu chuyện xoay quanh ba nhân vật: Tấm, Cám và Dì ghẻ. Thế nhưng đến nửa sau, phim lại tập trung vào nhân vật Thái tử. Vèo cái đến cuối phim, cái kết cho mâu thuẫn của ba mẹ con Tấm Cám được cài vào thật gượng ép. Cũng giống như những phim chuyển thể và mang tính sáng tạo khác, ngay từ đầu cái tên “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” cũng khiến khán giả chấp nhận những biến tấu về tình tiết và nội dung câu chuyện. Tuy nhiên, cốt truyện phải rõ ràng, nhân vật chính phải xác định cụ thể để người xem bám vào đó mà xem mà hiểu chứ không ngu ngơ tưởng mình đang lạc lối ở tận đâu.

Tấm Hạ Vi lại là người mang nhiều tiếng cười nhất cho “Tấm Cám: Chuyện chưa kể”

Nhân vật Tấm do “mỹ nữ vạn người mê” Hạ Vi thủ vai mới chính là nhân vật đem lại nhiếu tiếng cười nhất trong Tấm Cám. Đầu phim, Tấm vừa đi vừa hát, tay cầm rọ đựng cá trông như mấy bạn đi bắt Pokemon Go ngoài đường. May cho cô, không bị ngựa của Thái Tử giẫm chết. Tiếp đó, Tấm về nhà ngồi ngâm thơ với cá… Thế rồi, Tấm khóc, cười, xong lại khóc. Khóc nhiều đến nỗi để bụt hiện lên cũng hỏi rằng khóc nhiều thế không mệt à. Có thể thấy Tấm chính là kiểu nhân vật “tóc vàng hoe” dùng nước mắt để đòi hỏi mọi thứ. Thường trong phim kinh dị, mấy nhân vật kiểu này sẽ chết đầu tiên, mà đúng thật, trong phim Tấm Cám, Tấm chết còn chết trước cả bố chồng đang già yếu thoi thóp.

Với nhan sắc của mình, Hạ Vi hoàn toàn hợp với vai Tấm xinh đẹp, hiền lành. Thế nhưng, khả năng diễn xuất của người đẹp thì chán không buồn nói. 120 phút xem phim chỉ thấy một khuôn mặt ngơ ngác và cực đơ của cô “Tấm” Hạ Vi. Mỗi lần cô xuất hiện khán giả chỉ muốn cười ồ vì những câu thoại cứ nhàn nhạt, nụ cười cố tỏ ra hiền nhưng không đạt. Không nỗ lực phấn đấu để tìm kiếm hạnh phúc như những nhân vật trong các bộ phim chuyển thể khác. Tấm cứ bị hại, rồi nhờ Bụt mà may mắn thoát nạn. Rồi với tuyệt chiêu khóc muốn ngập cả rạp, giây phút cuối, Tấm lại cứu sống được chồng. Phân cảnh khiến khán giả cười đau cả ruột và giúp nàng Tấm được cư dân mạng chế hình nhiều nhất là cảnh cô ấy ngã từ cây cau xuống. Một diễn viên thường nghiên cứu tâm lí nhân vật ở phân cảnh này cũng đủ hiểu là bản thân say sưa hái cau và bất ngờ bị Dì ghẻ đốn cây ngã. Tất nhiên, với một diễn viên non tay như Hạ Vi thì Ngô Thanh Vân càng thị phạm cho nhiều hơn. Nó không phải là cảnh quá khó đòi hỏi lột tả trạng thái biểu cảm nhiều. Vậy mà lúc nhìn Hạ Vi ngã, mọi người chỉ muốn hét lớn: “Ơ Tấm ngã cây lần đầu hay lần mấy chục thế em?”. Vâng, thế vẫn chưa là đủ. Phân đoạn cuối, khi Tấm giết Cám và làm mắm mời Dì ghẻ ăn, nếu xem bạn hẳn phái ghét cô Tấm lắm. Vẻ mặt lạnh lùng, nham hiểm nhưng cực điềm tĩnh mời mẹ kế ăn thịt con mình khiến ai cũng rùng mình. Thật khó hiểu, hành động giết người và làm thịt đó dã man biết mấy mà sao “cô Tấm” Hạ Vi thực hiện thật “ngọt” và “thâm” đến tận cùng.

Điểm sáng cho phim lại là hai nhân vật nàng Cám và Dì ghẻ. Nàng Cám do Lan Ngọc đảm nhận hoàn toàn chinh phục khán giả vì hợp lí từ biểu cảm, quá trình chuyển đổi tâm lí lẫn hành động. Lúc đầu, Cám thể hiện rất rõ bản chất của một đứa con gái tị hiềm. Xấu tính như thế nào thì phô ra như thế ấy. Không thể nào vai Cám mưu mô xảo quyệt kiểu ngoài mặt bồ tát mà trong bụng toàn dao găm. Điều này lại khiến khán giả hài lòng bởi từ nhỏ, Cám đã được mẹ yêu thương, nuông chiều, muốn gì được nấy thì làm sao không hình thành cái tính ích kỉ, muốn mình là cái rốn của vũ trụ cho được. Càng về sau, Cám lại càng ác. Cái ác này lại rất đời. Thử tưởng tượng, mọi thứ đang nằm trong tính toán, nằm trong lòng bàn tay của bạn thì bất ngờ tan như mấy khói. Người bạn yêu bị con nhỏ bạn ức hiếp hàng ngày cướp đi trong phút chốc, liệu bạn có bình tĩnh nổi? Không chỉ thế, dưới áp lực và sự uy hiếp của tên thừa tướng gian ác, Cám nào còn lựa chọn khác ngoài việc tranh giành hạnh phúc cho mình bằng mọi thủ đoạn. Xem cái cảnh Cám giết con chim vàng anh mà thấy tội. Những đau khổ, dằn vặt của cái tính thiện trong con người với mưu mô và tham vọng gần như khiến Cám gục ngã. Suy cho cùng ai cũng phải vì lợi ích bản thân mà hi sinh người khác là điều thấy hàng ngày trong cuộc sống đời thực đấy thôi.

Cám Ninh Dương Lan Ngọc nhận được nhiều lời khen về diễn xuất

Sau nàng Cám, Dì ghẻ của Ngô Thanh Vân cũng khiến khán giả rất thích bởi đời không kém. Dì ghẻ ác lắm, cay nghiệt lắm. Hẳn không hề sai vì “mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ kế mà thương con chồng”. Nhất là khi Dì ghẻ còn một đứa con gái ruột hỏi sao mà không thương. Dì ghẻ phải dành mọi thứ tốt nhất cho con mình, phải dằn mặt con chồng vì sợ con mình bị ăn hiếp, bị hành hạ. Hơn hết, đứng trước cảnh con gái mình đau khổ vật vã vì mất đi hi vọng, hạnh phúc, Dì ghẻ buộc phải nhẫn tâm. Đoạn Ngô Thanh Vân chặt cây cau trong nước mắt đầm đìa và luôn miệng tự trấn an mình: “Phải vì con Cám, phải vì con Cám”, khán giả cũng phải sụt sùi, cảm thông cho một người mẹ thương con nhất mực và hi sinh mọi thứ cho con. Ngô Thanh Vân đã mang đến một Dì ghẻ rất mới, rất đời. Có lẽ sau vai diễn này, danh hiệu “đả nữ” của cô chắc phải bị tạm lãng quên để thay vào đó là biệt danh “dì ghẻ” mất thôi.

Nhân vật thứ tư phải kể đến trong phim là Thái Tử của Isaac. Nhân vật này không khiến bạn nổi điên khi xem mới lạ. Hoàng tử cứ như người cõi trên khi cái gì cũng không biết, thích gì làm đấy và không suy nghĩ đến hậu quả của mọi việc. Tuy nhiên, số anh chàng này lại cực may mắn, sống cực dai dù bị hại hết lần này đến lần khác. Khán giả chỉ có mỗi cảm giác duy nhất khi Hoàng tử xuất hiện chính là quá sức đẹp trai. Đã vậy, khúc cuối phim, biên kịch còn cố gắng biến hình cho hoàng tử thành siêu anh hùng, văn võ song toàn mà chả hiểu nổi học từ hồi nào.

Vẫn có những điểm đáng xem để hi vọng thu hồi vốn

Bỏ qua những hạt sạn, “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” vẫn được xem là một phim tốt và đáng xem trong số những phim Việt Nam ra mắt từ đầu năm đến nay. Bởi nó được làm chỉn chu, đầu tư mạnh về hình ảnh. Những đại cảnh về thiên nhiên rất hùng vĩ và ấn tượng khi chịu khó tìm và khai thác những danh lam thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam. Các phân đoạn có sự tác động của kỹ xảo cũng được làm tốt. 20 tỷ kinh phí phim hẳn đổ vào phần này cũng khá nhiều nhưng cực xứng đáng.

Tiếp đến, khán giả cũng mát mắt với phần phục trang của phim. Những bộ quần áo hay kiểu tóc trong Tấm Cám không hẳn thuần Việt mà có ảnh hưởng nhiều từ thời hiện đại và tổng hợp những nét tinh hoa đặc sắc nhất từ những nền văn hóa khác.

Kĩ xảo võ thuật, khói lửa, bay nhảy cũng vô cùng đẹp mắt. Những cảnh chiến đấu trong phim được dàn dựng công phu, đặc biệt là những cảnh đấu tay đôi.

Một yếu tố không kém phần quan trọng để giữ chân khán giả đó là những đoạn chuyển cảnh. Phim có những cảnh chuyển khá khéo léo và cho thấy sự tính toán của đạo diễn từ trong quá trình quay phim. Ví dụ như việc chuyển cảnh từ chiếc váy quê mùa của Cám đang mặc lúc hiện tại sang cảnh cô đang xúng xính thử váy mới để chuẩn bị đi dự yến tiệc chẳng hạn.

Bên cạnh đó, biên kịch của phim cũng sáng tạo không ngừng khi đưa thêm những tình tiết về quái vật, những chi tiết đậm tính hành động lẫn thần thoại như nước ngoài vẫn làm để có cái mới cho khán giả xem hơn là cứ rập khuôn mọi thứ một cách nhàm chán.

Theo Nam Nam (Ngoisao.vn/Giadinhvietnam.com)

Nhập Vai Tấm Kể Lại Câu Chuyện Tấm Cám

Bài Làm

“Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”

Nếu hiểu được đạo lý đó từ sớm, có lẽ tôi đã không bị người dì ghẻ của mình hãm hại đến bao phen chết đi sống lại. Tôi thường được mọi người gọi là Tấm, từ nhỏ đã mồ côi cha, tôi sống cùng dì ghẻ và một người con gái riêng của bà tên gọi là Cám. Chị em tôi ngày ngày lớn lên bên nhau, cùng nhau ra đồng mò cua bắt ốc cùng nhau về nhà nấu gạo thổi cơm, nhưng Cám vốn chẳng bao giờ ưa tôi cả, tôi biết điều đó.

Một ngày nọ, dì đưa cho chúng tôi hai cái giỏ nói tôi và Cám ai xúc được nhiều tôm tép thì dì sẽ cho một cái yếm đẹp. Thực lòng lúc ấy tôi hồi hộp mong đợi lắm, nghĩ đến bộ quần áo của mình đã cũ sờn, bạc màu mà không dám xin tiền dì để mua một cái mới nên tôi nghĩ ngày hôm nay nhất định phải cố gắng làm luôn chân luôn tay để xúc được thật nhiều tôm, thực ra việc này cũng không phải là quá khó với tôi bởi ngày thường tôi cũng đã làm quen, ngày nào cũng được giỏ đầy.

Loading…

Cũng sắp được đầy giỏ rồi, trời cũng đã xế muộn, tôi tự nhủ gắng thêm một chút nữa rồi về. Đang mải mê xúc tôm thì tôi nghe Cám nói “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị nấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”, vốn bản tính nhút nhát lại sợ dì vô cùng, nghe Cám nói vậy tôi không ngần ngại mà hụp đầu xuống nước để giũ sạch.

Ngờ đâu khi quay lên định đi về thì nhìn vào giỏ thấy chẳng có gì. Tôi hoang mang đến cực độ, một cảm giác buồn rầu xen lẫn với lo lắng bỗng chốc khiến tôi chẳng biết làm gì, tôi phải làm sao để về nhà đây, biết ăn nói thế nào với dì đây, rồi dì sẽ lại đánh tôi mất. Trong cơn hoảng loạn ấy tôi chỉ còn biết ngồi bệt xuống mà khóc. Lúc đấy, một ông Bụt già râu tóc bạc phơ bỗng từ đâu hiện ra hiền từ hỏi tôi “Làm sao con khóc?” Ở Bụt có một nét hiền lành nhân hậu của một người cha già đáng kính biết bao, không ngần ngại gì tôi đã kể hết cho Bụt nghe từ đầu đến cuối câu chuyện, thấy vậy Bụt bèn hỏi tôi xem lại trong giỏ còn con gì không, tôi nhìn lại mà trong lòng chẳng có hy vọng gì, nhưng thật kì lạ và may mắn làm sao, tôi bỗng thấy một chú cá bống nhỏ xíu còn mắc lại trong giỏ, vừa mừng vừa tủi, tôi đưa lại cho ông Bụt thì ông dặn tôi đem về và nuôi trong giếng, mỗi bữa cơm đem ra cho Bống một bát và gọi “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” để Bống ngoi lên.

Về nhà tôi vâng lời Bụt, làm theo những gì ông nói, thường ngày tôi ăn 3 lưng cơm thì nay tôi dành lại một mang ra cho Bống, thấy tôi gọi, Bống ngoi lên ngay và ăn hết những hạt cơm mà tôi rắc xuống. Mỗi ngày, Bống đều lớn lên trông thấy, tôi cũng dần coi Bống như một người bạn tâm giao mà chuyện vui buồn gì tôi cũng kể.

Nhưng đến một ngày khi tôi như thường lệ đem cơm ra giếng gọi thì không thấy Bống trồi lên nữa, đoán có sự chẳng lành tôi càng tha thiết gọi Bống thì cuối cùng chỉ thấy có một cục máu đông nổi lên. Trong phút chốc, tôi hiểu vậy là Bống đã xảy ra chuyện rồi, người bạn của tôi đã không còn nữa, đau thương không thể nói thành lời, tôi ngồi xuống và khóc nức nở. Ngay lúc ấy, Bụt, vị cứu tinh của tôi lại một lần nữa hiện ra và hỏi tôi về mọi chuyện. Tôi kể đầu đuôi với ông thì được nghe Bụt nói “Con Bống của con bị người ta ăn thịt rồi, con về đào xương đem chôn vào 4 cái lọ đặt dưới 4 chân giường mình”.

Dù rất đau lòng nhưng với lòng tin mãnh liệt vào Bụt, tôi tin rằng Bụt không làm điều gì một cách vô nghĩa hết, nhưng tìm mãi mà chẳng thấy xương Bống đâu. Lúc tôi đang loay hoay thì một chú gà trống đi qua cục tác “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho” nghe vậy, tôi mừng lắm bèn lấy cho chú gà một nắm thóc, quả nhiên gà chạy vào trong bếp moi từ trong đống tro ra một cục xương nhỏ. Hiểu là xương của Bống tôi liền làm như lời Bụt dặn.

Ngày tháng trôi qua, trên kinh truyền tin nhà vua mở hội kén vợ. Tôi với tâm lí của một cô gái mới lớn cũng tha thiết mong mỏi được đi xem. Nhưng dì và Cám đang thay xiêm y lộng lẫy thấy vậy thì múc một vò thóc và một vò gạo đổ chung lại với nhau rồi dì nói nếu tôi không nhặt riêng ra thì không được đi trảy hội. Bao nhiêu uất ức dồn lên, tôi chỉ biết ngồi khóc, lúc này Bụt lại hiện ra và trấn an tôi bằng cách gọi một đàn chim sẻ xuống giúp tôi nhặt, chỉ một lúc sau, thóc đã ra thóc, gạo một bên nhìn vô cùng thích mắt. Nhưng còn quần áo? Tôi làm sao có thể đi xem hội bằng bộ quần áo rách rưới này đây. Lắng nghe tâm sự của tôi, Bụt lại dặn tôi về đào ở chân giường 4 cái lọ khi xưa lên. Khi tôi đào lên thì thật ngạc nhiên, lần lượt trong từng cái lọ là xiêm y lộng lẫy, môt đôi giày thêu, một con ngựa và một bộ yên cương. Tất cả đều đẹp và lấp lánh đến mức ngạc nhiên, lần đầu tiên tôi được nhìn thấy những đồ vật đẹp như vậy. Sau khi thay đồ tôi cưỡi ngựa đi xem hội, nhưng do lần đầu đi ngựa không quen nên lúc qua cầu tôi hì hụi thế nào mà rơi mất một chiếc hài xuống sông.

Sau đó, tôi biết được rằng nhà vua khi qua cầu thì ngựa không chịu đi tiếp nên đã sai người xuống sông mò được chiếc hài của tôi, vua kêu ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Sau khi tất cả các cô gái đều đã ướm xong, tôi cũng mạnh dạn hết sức tiến lại chiếc hài của mình. Dì và Cám đứng đó thấy vậy bèn nói “Chuông khánh còn chẳng ăn ai. Nữa là mảnh chĩnh vất ngoài bờ tre”. Dì đâu ngờ rằng tôi lại vừa như in với chiếc giầy ấy, vua thấy vậy bèn quyết định tôi sẽ trở thành hoàng hậu của người.

Thời gian trôi đi, đến ngày giỗ cha, tôi ở trong cung xin vua cho về nhà làm giỗ, như mọi năm, năm nay dì tiếp tục kêu tôi trèo cau hái cau để cúng. Lúc lên đến ngọn thấy cây rung dữ dội, tôi hỏi thì dì ở dưới trả lời “À, dưới gốc cây có kiến dì đuổi cho con ấy mà”. Tôi đâu biết rằng người dì ác độc đã nhẫn tâm cưa gốc cây và làm hại tôi rơi chết từ ngày đó.

Nhưng linh hồn vẫn còn, tôi bèn hóa thân thành chú chim vàng anh ngày ngày bay về cung điện hót vang cho nhà vua nghe. Vợ chồng tình sâu nghĩa nặng, chàng như đã linh cảm được điều gì bèn nói “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo”, tôi bay thẳng vào tay áo nhà vua, từ đó chàng nào mua lồng sơn son thếp vàng cho tôi còn ngày ngày bên cạnh lắng nghe tôi hát.

Về phần Cám, sau khi hại chết chị là tôi thì đã vào cung, chị mất nên em vào thay và Cám trở thành vợ của nhà vua từ ấy. Nhưng với tâm địa ác độc, Cám dường như nhận ra mối nguy hiểm từ một chú chim vàng anh là tôi và về nói với mẹ. Nghe lời mẹ, Cám bắt chim làm thịt còn xương thì đổ ra vườn. Cám nào biết rằng linh hồn của tôi là không thể tiêu tan được, chỗ xương của tôi mọc lên thành hai cây xoan đào nhanh chóng lớn như thổi, cành lá xum xuê. Mỗi lần thấy vua qua, tôi lại xòe những tán lá của mình ra che mát và thổi gió cho chàng. Nhà vua có vẻ cũng rất yêu quý tôi vì người đã sai mắc võng dưới cây và ngày ngày đều ra đây ngồi hóng mát.

Nhưng Cám vẫn chưa chịu dừng lại ở đó, Cám còn ghen tức với cả một cái cây, một ngày vua đi vắng Cám đã chặt cây để lấy gỗ làm khung cửi rồi nói dối nhà vua rằng trời mưa gió nên cây đổ.

Lúc này đã hiểu được tất cả những âm mưu và thủ đoạn của mẹ con Cám, tôi lòng buồn vô hạn, thấy Cám ngồi dệt củi, nỗi tức giận xông lên, tôi mới lên tiếng rằng “Kẽo cà kẽo kẹt. Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”. Cám sợ hãi về mách mẹ như mọi lần. Và cũng như mọi lần, Cám đã nghe lời mẹ chặt khung cửi đốt và đem đổ tro ở thật xa hoàng cung. Lần này tôi chọn hóa thân thành cây thị và ẩn nấp trong một trái thị chờ đợi một người dân lành đi qua.

Người dân lành ấy cuối cùng là một bà lão ngày ngày vẫn đi chợ qua đây. Thấy bà lão nhìn tôi và nói “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn” tôi không ngần ngại mà thả mình vào trong chiếc bị của bà. Quả thật là bà đã không hề ăn thị, bà để tôi ở góc buồng để ngửi và ngày ngày vẫn đi làm. Cảm động trước tấm lòng của bà, mỗi ngày chờ bà lão đi làm là tôi chui ra quét tước, nấu nước mong đỡ đần giúp bà những công việc nhỏ nhặt. Tôi đâu biết rằng bà lão đã sinh nghi rồi một ngày vờ đi chợ để quay về bắt tại trận việc tôi chui từ quả thị ra cầm chổi quét nhà. Bà lão chạy lại xé tan vỏ thị bởi không muốn thấy tôi biến mất. Chúng tôi ôm nhau khóc, dường như chẳng cần một lời lẽ ngôn từ nào nhưng giữa chúng tôi đã có một sợi dây liên kết chặt chẽ; với tôi, bà đã trở thành một người mẹ thật sự của mình.

Hai mẹ con sống bên nhau hạnh phúc như vậy, hàng ngày tôi giúp bà lão têm trầu, dọn hàng để bà bán. Một ngày, xe ngựa của nhà vua qua đây, thấy quán nước sạch sẽ, vua ghé lại uống nước ăn trầu. Thấy miếng trầu têm thân quen đẹp mắt vua hỏi bà lão và tỏ ý muốn được gặp tôi.

Nghe tiếng mẹ gọi tôi bước ra thì nào đâu ngờ nhìn thấy người chồng mình xa cách đã lâu ở ngay trước mặt. Hai vợ chồng mừng mừng tủi tủi ôm nhau khóc. Tôi theo chàng về lại cung, trong lòng cảm động khôn xiết vì ân tình thủy chung của chàng, chàng đã không hề quên mình.

Thấy tôi về, mọi việc vỡ lở, Cám đã chẳng thể giấu diếm hay làm gì được nữa. Lòng vì kinh sợ sau bao phen hãm hại mà tôi vẫn nguyên vẹn trở về, có phần còn đẹp hơn khi xưa, Cám bỏ chạy về nhà mẹ đẻ và không lâu sau thì cả hai người cùng bỏ đi, không thấy tăm hơi gì.

Tôi tự nhủ rằng ác giả thì ác báo, gieo nhân nào ắt gặp quả đấy, giữa mẹ con Cám suy cho cùng vẫn là không hề có một chút tình thương đối với tôi. Vậy nên, hãy để mọi chuyện thuận theo lẽ tự nhiên. Tôi chỉ mong rằng cuộc sống của tôi từ nay sẽ hết giông bão, tôi sẽ đón mẹ nuôi về ở cùng và cùng nhà vua sống đến đầu bạc răng long. Lòng tôi chỉ biết cảm tạ và biết ơn sâu sắc tới Bụt, tới trời đất đã giúp người ở hiền gặp lành, cho tôi biết bao cơ hội để cuối cùng được trở lại làm người, sống một cuộc sống thật hạnh phúc.

Loading…

Spread the love

Nghe Kể Chuyện Cổ Tích: Truyện Cổ Tích Tấm Cám

NGHE TRUYỆN CỔ TÍCH AUDIO TẤM CÁM Đọc truyện cổ tích Tấm Cám

Nghe kể chuyện cổ tích Tấm Cám

TÓM TẮT TRUYỆN TẤM CÁM

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mồ côi cha mẹ sớm, Tấm phải sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm vất vả, khổ cực, làm việc luôn tay còn Cám thì được cưng chiều, chỉ biết rong chơi.

Một hôm, Tấm và Cám cùng đi hớt tép và ai hớt được nhiều sẽ có yếm đỏ. Cám mải rong chơi, không có tép nên đã lừa trút hết giỏ tép đầy của Tấm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo xem trong giỏ có gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm nuôi cá bống, mỗi ngày cho bống ăn cơm. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi xa để ở nhà giết thịt cá bống. Tấm lại khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm tìm xương cá bỏ vào bốn cái lọ đem chôn dưới chân giường.

Ngày hội làng, dì ghẻ trộn gạo lẫn thóc, bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ dưới chân giường lên để láy quần áo đẹp đi xem hội và một cn ngựa để cưỡi.Tấm đi qua cầu, chẳng may đánh rơi một chiếc giày xuống nước, mò mãi không được. Khi ngựa của vua đi qua cứ đứng lại, vua liền sai quân lính xuống mò thì vớt lên một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Mọi người thi nhau ướm thử, kể cả mẹ con Cám. Tới lượt Tấm, chiếc giày vừa như in cùng với chiếc giày trong túi Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu.

Nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo lên cây hái cau rồi đốn cây giết Tấm để Cám vào cung thay chị. Tấm chết hóa thành chim vàng anh ngày nào cũng ở bên vua. Mẹ con Cám liền giết vàng anh, bỏ lông ra góc vườn. Nơi ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thích hai cây xoan đào, liền mắc võng nằm ngủ. Mẹ con Cám liền chặt hai cây xoan đóng thành khung cửi. Lúc Cám dệt vải, khung cửi kêu tiếng Tấm, Cám sợ hãi, đem đốt khung cửi rồi đổ tro đi thật xa. Nơi ấy lại mọc lên một cây thị xanh tốt nhưng chỉ có duy nhất một quả và ở tít trên cao. Bà cụ đi chợ trông thấy yêu mến quả thị liền bảo thị về ở với bà. Quả thị trên cao rơi vào túi bà. Bà đem quả thị về nhà.Tấm từ trong quả htij chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn dẹp giúp bà cụ. Bà cụ rình bắt được, bà xé vỏ quả thị đi. Từ đó, Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.

Một hôm nhà vua kinh lí đi qua, thấy trầu giống Tấm têm ngày trước liền gọi hỏi. Vua nhận ra Tấm liền rước Tấm về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét. Tấm chỉ cho Cám cách làm da trắng. Cám làm theo và chết. Nghe tin Cám chết, mẹ Cám cũng chết theo.

Đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích Việt nam và cổ tích thể giới hay nhất

Cập nhật thông tin chi tiết về “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” – Từ Truyện Kể Đến Điện Ảnh trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!