Bạn đang xem bài viết Sự Tích Ông Tơ Bà Nguyệt (Nguyệt Lão) được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sự tích ông Tơ bà Nguyệt (Nguyệt lão). Truyện truyền thuyết về hôn nhân, về tình yêu đôi lứa. Nam nữ trong nhân gian sẽ đến lúc gặp nhau, kết duyên vợ chồng cho dù họ có ở bất cứ nơi đâu, địa vị cao thấp thế nào.
Sự tích ông Tơ bà Nguyệt (Nguyệt lão – ông già ngồi dưới trăng) là một truyền thuyết dân gian nói về ông Tơ, bà Nguyệt nhân vật nổi tiếng thời cổ đại Trung Hoa, là thần nắm giữ việc mai mối, hôn nhân, chủ trì nhân duyên của nam nữ chốn trần gian.
Sự tích ông Tơ bà Nguyệt (Nguyệt lão) – Truyện truyền thuyết về hôn nhân
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng, vào thời nhà Đường, có chàng nho sĩ tên Vi Cố, học giỏi, thi phú tài danh. Một hôm du học đến Đông Đô, giữa đêm trăng sáng, chàng thơ thẩn dạo chơi bỗng nhìn thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, ngồi nhìn vào quyển sổ to, tay se tơ đỏ. Vi Cố lấy làm lạ đến gần, hỏi:
– Chẳng hay lão trượng ở đâu đến đây mà ngồi một mình giữa đêm khuya canh vắng? Còn sách này là sách chi và tơ đỏ này, cụ se làm gì? Cụ già đáp: Ta là Nguyệt Lão, xem sổ định hôn của dân gian. Còn chỉ ta đương se là duyên của vợ chồng do tơ này buộc lại.
Vi Cố mừng rỡ, xin cụ cho biết duyên của mình. Cụ già mỉm cười nói: Số duyên của nhà ngươi là con bé 3 tuổi của mụ ăn mày, thường ăn xin ở chợ Đông Đô.
Vi Cố nghe, thở dài không nói nên lời. Cụ già biết ý, bảo: Đó là duyên trời định. Già này không thay đổi được. Mà nhà ngươi muốn tránh cũng chẳng xong.
Vi Cố buồn bã, từ giã lủi thủi đi về. Sáng hôm sau, Vi Cố ra chợ Đông Đô, quả thực trông thấy một mụ ăn mày, tay ẵm đứa bé gái 3 tuổi, xin ăn ở góc chợ. Cố bực tức, mướn một gã lưu manh đâm chết được đứa bé kia, sẽ thưởng nhiều tiền. Tên lưu manh vâng lời, cầm dao xông đến, chém một nhát vào đầu đứa bé. Mụ ăn mày hốt hoảng, ôm con chạy.
Tên lưu manh tưởng đứa bé đã chết, sợ người bắt nên bỏ trốn. Mười lăm năm sau, Vi Cố đi thi đỗ Thám Hoa. Vào triều bái yết nhà vua xong, Cố ra lễ quan Tể Tướng họ Chu vốn làm chủ khảo khoa thi, thấy quan tân khoa chưa vợ, quan Tể Tướng liền gả con gái cho. Vi Cố mừng rỡ, bái tạ. Đến khi nhập phòng, Cố nhìn thấy vợ mỹ miều, đẹp đẽ lấy làm hớn hở, vừa ý. Chợt nhìn ở sau ót có một vết thẹo, chàng lấy làm lạ hỏi. Nàng thành thật kể rõ thân thế mình vốn là con của mụ ăn mày, 15 năm về trước bị tên lưu manh ác độc, không biết có thâm thù gì lại chém nàng. May mẹ nàng nhanh chân chạy khỏi, nàng chỉ bị thương sau ót. Mẹ chết, nàng chịu cảnh bơ vơ, may Tể Tướng gặp giữa đường, vì không con nên đem về nuôi xem như máu huyết.
Nghe vợ thuật, Vi Cố thở dài, lẩm bẩm: Thật là duyên trời định!
Vi Cố vô cùng xấu hổ, cho nên càng dùng tâm đối xử thật tốt với vợ mình. Hai vợ chồng họ sống hạnh phúc đến lúc đầu bạc.
Sau này, câu chuyện của Vi Cố được truyền đến Tống thành. Từ đó về sau, câu chuyện về Nguyệt lão dần dần được lưu truyền cho đến ngày nay. Mọi người cũng tin tưởng rằng, nhân duyên giữa nam và nữ là do Nguyệt lão kết thành.
Người ta bắt đầu dựng lập tượng và chùa thờ cúng Nguyệt lão. Các chàng trai và cô gái mong muốn có mối nhân duyên tốt đều đến những ngôi chùa này để cầu phúc, hy vọng Nguyệt lão cho mình một mối nhân duyên tốt đẹp.
Ý nghĩa Sự tích ông Tơ bà Nguyệt (Nguyệt lão)
Sự tích ông Tơ bà Nguyệt (Nguyệt lão) nói về mối nhân duyên vợ chồng. Nam nữ trong nhân gian yêu nhau, đến được với nhau là nhờ nhân duyên cho dù trước đó hai người có là kẻ thù của nhau, dù là ở cách xa nhau vạn dặm.
Vậy nên trong nhân gian còn lan truyền câu ca:
“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng.”
– và những bài học ý nghĩa về tình yêu
– Sự tích Hồ Gươm – truyền thuyết về lịch sử của Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm)
– – truyện cổ tích được nhiều em yêu thích về sự thông minh nhanh trí của chú thỏ
Nguyệt Hạ Độc Chước (Dưới Trăng Uống Rượu Một Mình)
Lý-Bạch “Dưới Trăng Uống Rượu Một Mình”
Thi-Tiên Lý-Bạch (李白) là Nhà Thơ nổi-tiếng ở Trung-Hoa, thời thịnh Đường (Lý-Long-Cơ 618-907).
I. Vài Hàng Tiểu-Sử:
Lý-Bạch sinh năm 701, tự Thái-Bạch, hiệu Thanh-Liên cư-sĩ, sinh tại Lũng-Tây, huyện Thiên-Thủy. Ông nổi-tiếng uống rượu, làm thơ và yêu trăng. Ông mất năm 762.
Lý-Bạch đã sáng-tác hơn 20.000 bài thơ, nhưng ông không giữ bài nào. Thơ của ông được biết tới là nhờ dân-gian truyền-tụng. Đến khi ông mất (762), người ta mới gom-góp lại được 1.800 bài, nhưng đến nay chỉ còn khoảng một ngàn bài.
Lý-Bạch sáng-tác về mọi đề-tài. Thơ của ông nhẹ-nhàng, phóng-khoáng, tự-nhiên, không bàn đến thế-sự, lại lãng-mạn và ít dùng điển-tích như các nhà thơ Trung-Hoa khác.
II. Bài Thơ “Nguyệt Hạ Độc Chước”:
1. Hán:
月下 獨 酌
花間一壺酒 獨酌無相親 舉杯邀明月 對影成三人 月既不解飲 影徒隨我身 暫伴月將影 行樂須及春 我歌月徘徊 我舞影零亂 醒時同交歡 醉後各分散永結無情遊 相期邈雲漢
2. Hán-Việt:
Nguyệt Hạ Độc Chước
Hoa gian nhất hồ tửu,Độc chước vô tương thân.Cử bôi yêu minh nguyệt,Đối ảnh thành tam nhân.Nguyệt ký bất giải ẩm,Ảnh đồ tùy ngã thân.Tạm bạn nguyệt tương ảnh,Hành lạc tu cập xuân.Ngã ca nguyệt bồi hồi;Ngã vũ ảnh linh loạn.Tỉnh thì đồng giao hoan,Túy hậu các phân tán.Vĩnh kết vô tình du,Tương kỳ diểu Vân Hán.
3. Bản-dịch:
Dưới Trăng Uống Rượu Một Mình
Rượu ngon ta uống một mìnhBên hoa, trăng sáng lung-linh ánh vàngTrăng ơi, trăng uống đi trăngVới ta, trăng, bóng là thành bộ baTrăng không biết uống trăng-tàSao bóng luẩn-quẩn bên ta thế nàyTrăng theo bóng ngả về đâyChơi xuân cho kịp những ngày có xuânTa ca, trăng cũng tần-ngầnTa múa, bóng cũng thêm phần lung-linhKhi tỉnh, cùng thắm-thiết tìnhKhi say, phân-tán muôn hình muôn nơiBiết nhau trên đoạn đường đờiGặp nhau Vân-Hán cho vơi nỗi-buồn.
Hà Việt Hùng
Rượu, trăng và thơ là những người bạn tri-kỷ thân-thiết nhất của Lý-Bạch. Có một đêm Lý-Bạch say rượu ở sông Thái-Trạch, huyện Đang-Đồ, ông chèo thuyền ra giữa sông. Ông nhìn thấy trăng ở dưới đáy sông, nhẩy xuống với ý-định vớt trăng lên, nhưng bị chết đuối. Từ nơi đó, người ta xây một cái đài để tưởng-niệm ông, gọi là Tróc Nguyệt Đài, có nghĩa là đài bắt trăng. Chuyện ông chết đuối có phần tưởng-tượng thêm, nhưng điều đó càng làm thơ ông hay hơn.
III. Tham-Khảo:
– Các websites liên-quan.– Wikipedia.
Hà-Việt-HùngViết xong 12/2013
Xuân Hoa Thu Nguyệt Khi Nào
Một câu văn án: Tiểu nòng nọc tìm mẹ trên đường, lại trước tìm được một đám 'Yêu ma quỷ quái' chuyện xưa.
Văn án cũng không biết nên bày ra điểm gì thú vị vấn đề, dù sao chính là nữ chủ tìm cha mẹ trên đường, trước tìm được thật nhiều cữu cữu chuyện xưa, sau đó liền biến thành cữu cữu tìm cha chuyện xưa.
PS: Bài này thực cẩu huyết (đại viết thêm thô), lôi chịu không nổi chạy nhanh điểm hữu thượng giác X chạy trốn a!
PS: Bài này đơn giản thô bạo văn danh [ xuyên không dị thế chi tìm mẹ ] [ ta bang cữu cữu nhóm tìm cha ]
PS: Lão đại: Liên Tinh Hoa (kim linh châu thiên phú), nhất nữ Liên Phù Dung (kim linh châu thiên phú)
—— lão nhị: Niên Tinh Vũ (hỏa linh châu thiên phú), nhất nữ Niên Phù Dung (hỏa linh châu thiên phú)
—— lão tam: Bạch Thanh Trạc (băng linh châu thiên phú), nhất tử Bạch Trọng Khanh (thủy linh châu thiên phú)
—— lão tứ: Cơ Cảnh Diệu (thủy linh châu thiên phú), nhất nữ Cơ Băng (băng linh châu thiên phú), nhất tử Cơ Lạc (thủy linh châu thiên phú)
—— lão ngũ: Công Văn Thụy (thổ linh châu thiên phú), nhất tử Công Kình Thương (thổ linh châu thiên phú)
—— lão Lục: Tiết Kiến Lâm (mộc linh châu thiên phú), nhất nữ Tiết Tinh Nhan (kim linh châu thiên phú), nhất nữ Tiết Tinh Nguyệt (mộc linh châu thiên phú)
—— lão Thất: Hách Liên Canh (thủy linh châu thiên phú), nhất tử Hách Liên Tiêu (băng linh châu thiên phú)
—— Lão Bát: Chu Dương Chân (hỏa linh châu thiên phú), nhất tử Chu Dương Lê (hỏa linh châu thiên phú)
—— Lão Cửu: Trác Linh Nhi (Bạch Linh châu thiên phú), nhất nữ Liễu Ảnh (hắc Bạch Linh châu thiên phú)
PS nhất chúng anh em bà con tỷ muội tuổi này lớn nhỏ (theo lớn đến tiểu): Hách Liên Tiêu — Công Kình Thương — Bạch Trọng Khanh — Chu Dương Lê — Cơ Băng — Cơ Lạc — Liên Phù Dung — Niên Phù Dung — Tiết Tinh Nhan — Tiết Tinh Nguyệt — Liễu Ảnh
PS: Đây là nhất thiên ngạc nhiên văn, cùng tu chân văn không sai biệt lắm, nhưng lại có chút bất đồng, vọng quân đều biết.
Bài này thực cẩu huyết, nhân vật tương đối nhiều.
Nội dung nhãn: Xuyên không thời không nữ cường Đông Phương Huyền huyễn
Tìm tòi mấu chốt tự: Nhân vật chính: Liễu Ảnh ┃ phối hợp diễn: Tư Mặc, Hách Liên Tiêu, Tiết Tinh Nhan, Tiết Tinh Nguyệt, Vệ Ngu, Thượng Quan Phi, Công Kình Thương, Cơ Băng, Cơ Lạc, Chu Dương Lê, Bạch Trọng Khanh, Liên Phù Dung, Niên Phù Dung, ┃ cái khác: Trác Dương Hiên: Tiết Kiến Lâm, Tiết Đông Linh, Hách Liên Canh, Hách Liên Đan, Công Văn Thụy, Công Cửu Nhi, Cơ Cảnh Diệu, Cơ Phi Noãn, Chu Dương Chân, Chu Dương Tĩnh, Bạch Thanh Trạc, Bạch Linh phong, Liên Tinh Hoa, Liên Thiên Âm, Niên Tinh Vũ, Niên Bích Đồng, Trác Linh Nhi, Liễu Ngọc Thần.
Sự Tích Phật Bà Quan Âm
Trái hẳn với hai chị là Diệu Thanh và Diệu Âm, công chúa Ba không đắm mình trong cung vàng điện ngọc mà say mê theo tiếng kệ câu kinh, rồi hiến thân cho đạo Phật. Nàng nhất quyết không chịu lấy chồng khiến vua và hoàng hậu nổi giận, bắt giam nàng ở riêng tại vườn sau hoàng cung.
Một hôm vua cùng hoàng hậu ngự ra ngoài, công chúa Ba chạy đến đón xa giá thăm hỏi. Vua lại phán bảo nàng bỏ ý định tu hành để tính việc trăm năm song nàng vẫn một mực từ chối, và xin phép vua cha xuất gia đầu Phật. Vua giả vờ chiều theo ý con, cho nàng đến tu ở chùa Bạch Tước, đồng thời ra lệnh cho các nhà sư bị mua chuộc phải khuyên nhủ công chúa Ba trở về cung để lấy chồng. Nếu việc không thành thì chùa sẽ bị thiêu cháy và tất cả nhà sư cùng Ni Cô đều bị chém đầu.
Các nhà sư sợ hãi tìm đủ mọi cách để làm cho công chúa xiêu lòng mà hồi tục, nhưng đều vô hiệu. Vua hay tin liền nổi cơn thịnh nộ ra lệnh đốt chùa để giết luôn công chúa không tuân lệnh vua cha, nhưng ngọn lửa vừa ùn ùn nổi lên bao vây cả bốn phía chùa thì trời đang tạnh ráo bỗng tuôn mưa xối xả dập tắt ngay. Vua bèn cho bắt công chúa Ba để xử tử, nhưng trời lại nổi bão táp dữ dội, sét đánh văng xa lưỡi đao của đao phủ nhắm bổ vào cổ công chúa. Vua vẫn không nguôi giận, lại ra lệnh xử giảo nàng. Quân lính đang sửa soạn dây để treo cổ nàng lên thì bỗng đâu một con cọp lớn phóng qua hàng rào binh sĩ bao vây cướp mất công chúa Ba, cõng nàng đưa đến chùa Hương Tích.
Chùa Hương Tích ở về xã Phù Lưu, thuộc tỉnh Hà Đông, dựng lên vào thời Chính Hòa nhà Lê (1687) do hai bà vợ chúa Trịnh, hai chị em Đào Thị Cư và Đào Thị Niên cùng nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm rồi xây cất lên. Đời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tôn cho khắc ngay trên cửa vào Hương Tích là Nam Thiên Đệ Nhất Động. Giữa chốn lâm tuyền này, qua Bến Đục Đò Suối, rải rác các ngôi chùa Ngoài Thiên Chủ, chùa Giải Oan, chùa Cửa Võng, chùa Tiên, chùa Trong, cùng nhiều hang động thạch nhũ, hang Phật Tích, động Tuyết Quỳnh, đồi Không Lộ của Thần Trụ Trời, núi Gà, núi Tượng, núi Trống, núi Chiêng, núi Các Cô, núi Các Cậu cho các bà không con đến cầu tự, các cửa Võng, cửa Vương, cửa Chấn Song, lối xuống âm phủ, đường đi lên trời… Tương truyền trong động có một Lẫm Thóc vô tận trời sinh để nuôi các nhà sư tu hành ở Hương Tích, cùng Kho Tiền, Nhà Tầm Tiên, Chuồng Lợn Tiên, Phòng Sách Tiên, Quần Áo Tiên, ngày nay đã hóa thành đá.
Chùa Hương Tích thờ Phật Bà Quan Âm một ngàn tay một ngàn mắt (thiên thủ thiên nhãn), cọp cõng công chúa Ba đến đây ở tu hành. Các thú dữ trong rừng núi được cảm hóa đến nghe kinh, rồi chia nhau chim hái trái, nai lấy nước, cọp bổ củi, khỉ vo gạo, rồng thổi lửa nấu cơm… giúp đỡ trong công việc hàng ngày.
Trong khi ấy, ở triều, vua cha bị phát bệnh hủi (phong) ghê gớm. Các vị danh y được mời đến đều bó tay trước chứng bệnh nan y. Da thịt vua sần sùi lở lói, các ngón tay chân dần dần rơi rụng, mất cả hai bàn tay rồi mù cả hai mắt. Công chúa Ba tu đến thời kỳ gần đắc đạo, khoác lốt Ni Cô về thăm nhà, thấy vua cha bị bệnh thê thảm, liền tự moi lấy hai mắt trong sáng của mình, và chặt cả hai tay để tháp chữa cứu cho cha được lành mạnh trở lại. Sau đó, công chúa hóa về Niết Bàn, rồi sau lại độ cho vua, hoàng hậu cùng hai chị được thành Phật.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Tích Ông Tơ Bà Nguyệt (Nguyệt Lão) trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!