Xu Hướng 6/2023 # Sự Tích Hoa Dạ Lan Hương # Top 11 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Sự Tích Hoa Dạ Lan Hương # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Sự Tích Hoa Dạ Lan Hương được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu chuyện Sự tích hoa Dạ Lan Hương

Sự tích hoa Dạ Lan Hương là câu chuyện ý nghĩa kể về tình cảm và sự biết ơn của một loài hoa nhỏ bé, giáo dục các bé phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

Ngày xưa, có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường, bèn mang về nhà trồng. Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian mà ngắm hoa.

Hoa đành xin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành một loài hoa nhỏ bé, màu sắc không lộng lẫy nhưng hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa Dạ Lan Hương.

Theo Trần Hoài Dương – Tiếng Việt lớp 2

Câu hỏi thử thách trong truyện

a. Vì sao cây hoa biết ơn ông lão? b. Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ông ông lão bằng cách nào? c. Về sau, cây hoa xin Trời điều gì? d. Vì sao Trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm?

Một dị bản khác của truyện Sư tích hoa Dạ Lan Hương

Dị bản này là câu chuyện hoàn toàn khác, kể về sự hối hận muộn màng của cô bé đối với mẹ, đã biến thành hoa Dạ Lan Hương.

Xưa, có một người đàn bà nghèo cô đơn sống nghề bằng trồng rau ở ven sông. Một hôm, bà lão nghĩ: “Ước gì ta có được một mụn con cho vui cửa vui nhà”.

Sáng hôm sau, khi ra vườn, bà nhìn thấy một cái bọc, bên trong có một bé gái xinh xắn. Bà chắp tay cảm tạ Trời Phật rồi bế cô gái vào nhà, lòng mừng vui khôn xiết.

Từ đó, bà nhận cô bé làm con nuôi và thương yêu cô bé hết lòng. Bà nhường thức ăn và quần áo đẹp cho cô bé, còn bà chỉ ăn khoai sắn và mặc quần áo cũ. Nhưng bà rất vui vì có cô con gái xinh đẹp. Dân làng ai cũng trầm trồ khen cô bé. Thấy vậy, cô bé sinh ra kêu căng và lười nhác.

Một buổi sáng, ông mặt trời đã lên cao mà cô bé vẫn ngủ, chú Ong Vàng đến đậu bên cửa sồ khẽ nhắc:

– Cô bé ơi! Nắng sớm lên rồi! Hãy dậy và ra vườn tưới rau giúp mẹ!

Cô bé uể oải vươn vai, gắt gỏng:

– Ong Vàng hãy đi đi! Nếu ta xách nước tưới rau thì bàn tay ngọc ngà của ta sẽ bị chai cứng mất.

Nghe vậy, Ong Vàng liền bay đi. Buổi chiều, Ong Vàng lại bay đến cửa sổ. Thấy cô bé đang ngồi soi gương, chải tóc, Ong Vàng nhắc:

– Cô bé ơi! Mẹ sắp về rồi! Hãy quét nhà, nấu cơm giúp mẹ đi!

Cô bé đáp:

– Quét nhà, nấu cơm thì bẩn mất cái váy trắng của ta. Khi mẹ ta về, mẹ chỉ nấu một lát là xong.

Nói rồi, cô bé lại ngồi soi gương, chải tóc. Nhưng trời đã tối mà mẹ cô bé vẫn chưa về. Cô bé thấy đói bụng. Rồi đêm xuống. Ngồi một mình trong căn nhà vắng lặng, bụng đói cồn cào, cô bé ôm mặt khóc.

Ba ngày trôi qua, bà mẹ vẫn chưa về. Cô bé soi gương thì thấy mặt hốc hác, hai mắt thâm quầng, nước da nhợt nhạt. Lúc này cô mới hiểu rằng sắc đẹp của cô có được là nhờ sự chăm chút và tình yêu thương của người mẹ già. Cô thương mẹ quá… Đúng lúc ấy, Ong Vàng bay qua và nói:

– Mẹ cô già yếu nên mất rồi. Cô bé hãy tự làm việc để mà sống!

Cô bé òa khóc, chạy ra vườn, nhưng Ong Vàng đã bay xa. Cô vừa thương mẹ vừa ân hận nên cứ đứng đó khóc mãi .

Về sau, dân làng không trông thấy cô bé đâu nữa mà chỉ thấy trong khu vườn nhà bà lão mọc lên một bụi cây nhỏ nở những chùm hoa màu trắng xanh. Đêm đêm, những chùm hoa ấy tỏa hương thơm ngọt ngào. Người ta bảo rằng, đó là tấm lòng của đứa con thương mẹ nhưng đã muộn màng và đặt tên cho loài hoa ấy là hoa Dạ hương – thứ hoa chỉ tỏa hương thơm vào đêm thanh vắng.

Truyện Sự tích hoa Dạ Lan Hương – chúng tôi –

Sự Tích Hoa Phượng Đỏ

Sự tích hoa phượng đỏ – Truyện cổ tích Việt Nam về tấm lòng hiếu thảo của năm người con với người bố nuôi, cũng là người thầy dạy võ nổi tiếng trong vùng.

Sự tích hoa phượng đỏ: Truyện cổ tích về người thầy dạy võ nổi tiếng và tấm lòng hiếu thảo của năm người con.

Sự tích hoa phượng đỏ – Truyện cổ tích Việt Nam về tấm lòng hiếu thảo

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, ở một vùng đất đồi kia, có một ông thầy dạy võ nổi tiếng về tài đánh kiếm. Vợ ông chết sớm, ông thương vợ, không lấy ai nữa nên ông không có con.

Ông đi xin năm người con trai mồ côi ở trong vùng về làm con nuôi. Ngoài những giờ luyện võ, ông lại cho năm người đi học chữ, vì ông muốn năm người cùng giỏi võ, giỏi văn.

Tuổi năm người con xấp xỉ ngang nhau. Năm ấy, họ chỉ mới mười ba, mười bốn… Người nào học cũng khá và tài múa kiếm thì nổi tiếng khắp vùng. Ai cũng dễ nhận được họ vì ông sắm cho năm người năm bộ quần áo màu đỏ, để mặc ra đường. Thương bố nuôi nên năm người con rất biết nhường nhịn nhau và yêu quý mọi người trong làng…

Năm ấy trong nước có loạn. Giặc ngoài kéo vào. Nhà cháy, người chết. Tiếng kêu khóc và lòng oán giận cứ lan dần, lớn dần. Đâu cũng đồn tên tướng giặc có sức khỏe kỳ lạ. Chỉ cần đạp nhẹ một cái cũng làm bật gốc được một thân cây to. Hắn lại sử dụng một cây thương dài và nặng, đâm chết từng xâu người một cách dễ dàng. Mọi người còn đồn thêm rằng hắn sở dĩ khỏe như vậy là vì hắn thích ăn thịt sống và đặc biệt hơn nữa là chỉ thích ăn toàn xôi gấc chứ không thích ăn cơm, mỗi lần hắn ăn hàng chục cân thịt cùng với một nong xôi gấc lớn.

Người thầy dạy võ ở vùng đất đồi nọ định xin vua đi đánh giặc thì ngã ra ốm. Tay chân ông bị co quắp cả lại. Cụ lang giỏi nhất vùng đến xem bệnh và chỉ biết là ông uống phải thuốc độc. Ai cũng nghi tên tướng giặc đã ngầm cho những kẻ chân tay của hắn đi tìm giết trước những người tài giỏi trong nước. Người thầy dạy võ vừa uống thuốc, vừa ngày đêm ra sức tập luyện để tay chân mình lại cử động được như xưa. Một buổi sáng, tên tướng giặc bất thình lình phóng ngựa, dẫn quân lính của hắn kéo ập vào làng.

Hắn thấy ông thầy dạy võ đang lấy chân đạp vào một gốc cây sung to. Cây sung lúc đầu bị rung khe khẽ, rồi mỗi lúc rung một mạnh hơn. Sau đó, ông nhấc một cái cối đá to đưa lên, đưa xuống, vẻ còn mệt nhọc. Tên tướng giặc cười phá lên rồi xuống ngựa giơ chân đạp nhẹ vào thân cây sung. Thế là cây sung bị gãy ngang và ào ào đổ xuống. Hắn lại nhẹ nhàng đưa một tay tóm lấy cái cối đá ném vứt đi, như ta ném một hòn gạch con và cho rơi ùm xuống cái ao lớn gần đấy. Hắn gọi mấy tên lính đến trói chặt ông thầy dạy võ lại rồi bảo:

– Tao nghe mày muốn đi đánh tao phải không? Bây giờ thì mạng mày nằm trong tay tao rồi! Muốn sống thì hãy giết một con bò tơ, lọc năm mươi cân thịt ngon nhất, nấu một nong xôi gấc rồi mang đến chỗ ta đóng quân ở trên ngọn đồi giữa làng. Phải đội trên đầu mà đi chứ không được gánh. Đi luôn một mạch, không được dừng lại hay đặt xuống nghỉ. Đội thịt đến trước! Đội xôi đến sau!

Nói xong hắn ra lệnh cởi trói cho ông. Người thầy dạy võ giận tím ruột, tím gan nhưng chẳng nói gì. Lúc ấy năm người con đang đi vắng, họ phải đi học chữ xa làng và lại sắp đến mùa thi. Không ai dám rời cái bút cái nghiên. Nhưng vừa nghe tin giặc kéo đến làng, họ lập tức đeo gươm vào người mà xin thầy cho về. Về đến nhà, nghe bố kể chuyện lại, năm người con nổi giận muốn chạy đi tìm tên tướng giặc hung ác để giết ngay. Người bố liền khuyên:

– Không được! Lúc nào quân lính của hắn cũng vây quanh, khó mà đến gần. Ngọn thương của hắn lại có thể đâm chết người từ rất xa. Các con cứ bình tĩnh, ta đã có cách khử nó!

Người cha đi vay tiền mua một con bò tơ, mổ thịt rồi lọc lấy năm mươi cân thịt ngon nhất để vào một cái nia to. Ông lại đi vay ba gánh nếp trắng, đi xin ba chục quả gấc đỏ, nấu một chục nồi xôi thật dẻo. Ông đội nia thịt bò tơ đến trước. Chân ông còn đau, năm mươi cân thịt đội trên đầu không phải là nhẹ. Ông đội nia đi, mồ hôi vã ra đầy trán.

Tên tướng giặc thấy ông đội thịt đến, mồm cứ nuốt nước bọt ừng ực. Hết nuốt nước bọt ừng ực, hắn lại khoái trá cười to. Còn người đội thịt thì bấm ruột chịu đựng và nghĩ thầm: “Cho mày cứ cười rồi mày sẽ biết…”.

Tên tướng giặc cười nhận thịt xong quát to lên và giục:

– Còn nong xôi nữa, mày về đội đến đây ngay!

Người thầy dạy võ lại về đội nong xôi đến. Nong xôi to và nặng hơn nia thịt nhiều. Nhưng xôi nấu ngon và nhìn đẹp quá. Ông đội nong xôi đi đến đâu, ở đó cứ thơm lừng. Mới đi được nửa đường, mồ hôi ông đã vã ra đầy mặt, đầy người. Đôi chân ông mỗi lúc một yếu, cứ run lẩy bẩy. Cái cổ cứ như muốn gãy gập lại. Ông vẫn bặm môi, cắn răng và bắt đầu leo lên đồi. Tuy mệt lử nhưng đôi mắt ông sáng quắc và lòng ông rất vui.

Ông tự nhủ: “Gắng lên! Chỉ cần một lúc nữa, một lúc nữa…”. Tên tướng giặc ngồi trên cao theo dõi, vừa hả dạ, vừa lo lắng. Hắn nghĩ: “Thằng này không bị thuốc độc của ta thì khó mà trị được nó. Mà ngay bây giờ, hắn vẫn là một tay đáng sợ”. Cái nong xôi gấc to lớn, thơm lừng vẫn lù lù tiến lên đồi. Mặt người đội xôi tái hẳn lại. Chỉ có đôi mắt. Đôi mắt vẫn sáng quắc.

Nong xôi có lúc lảo đảo, ngả nghiêng nhưng liền đó lại gượng lại, rồi nhích dần lên. Tên tướng giặc vội giật lấy thanh gươm của tên lính hầu rồi đứng phắt dậy, phóng gươm đi. Đường gươm sáng rực lên như một tia chớp, cắm vào bụng người thầy dạy võ làm ông chực gục xuống. Nhưng ông đã gượng đứng thẳng lên và đưa tay rút lưỡi gươm ra, phóng lại vào ngực kẻ thù. Tên giặc tránh được.

Bỗng từ trong nong xôi, năm người con nằm quây tròn được xôi phủ kín, đã vung kiếm nhảy ra và như năm làn chớp đâm phập cả vào ngực tên giặc ác. Tên tướng giặc không chống đỡ kịp, rú lên một tiếng rung cả ngọn đồi rồi ngã vật xuống. Thấy tướng đã chết, bọn lính giặc hoảng quá, kéo nhau chạy bán sống bán chết.

Dẹp giặc xong, năm người con trai trở về ôm lấy xác người bố nuôi khóc vật vã mấy ngày liền. Cả làng cùng năm người con lo chuyện chôn cất rất chu đáo. Dân làng mỗi người một nắm đất đắp cho ngôi mộ ông thầy cao lên. Thương bố nuôi, năm người con lại trồng quanh khu mộ năm gốc cây con, một giống cây có lá đẹp như thêu và có nhiều bóng mát. Hàng năm, đến ngày giỗ bố, họ lại đem áo đỏ ra mặc. Họ nhớ tiếc người thầy dạy võ đã có công giết giặc cứu dân.

Đến lúc năm người lần lượt chết đi thì năm cái cây họ trồng quanh khu mộ người bố cũng lần lượt ra hoa màu đỏ thắm, đúng vào ngày giỗ người thầy dạy võ. Hoa đỏ như muốn nói với mọi người rằng: Tuy chết đi nhưng năm người con vẫn yêu thương người bố nuôi và hàng năm đến mùa giỗ bố, họ lại mặc áo đỏ để tưởng nhớ người đã khuất… Hoa có năm cánh đỏ rực và nhìn cả cây hoa nở rộ, người ta thấy giống như một mâm xôi gấc.

Cái mâm xôi ngày nào người bố đã giấu năm người con trong đó và đội đi giết giặc. Đó là cây hoa Phượng ngày nay. Mỗi năm, khi mùa hè đến, mùa thi đến, hoa Phượng lại nở đỏ đầy cây, đầy trời. Khi mùa Hè qua, trên khắp các cành cây, người ta lại thấy hiện ra những quả Phượng dài như những thanh gươm của năm người con trai ngày trước.

– – Giai thoại về trạng nguyên trẻ nhất lịch sử Việt Nam

– – Truyện ngụ ngôn ý nghĩa giúp bé có niềm tin và nghị lực trong cuộc sống

– – Một món quà ý nghĩa tượng trưng cho sự yêu thương, bao bọc và che chở

Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ – Trương Nhược Hư

  Xuân giang hoa nguyệt dạ là bài thơ trữ tình nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn học đời Thanh Vương Khải Vận khen bài thơ này là “chỉ một thiên tuyệt diệu, đủ xứng đáng là đại gia” (cô thiên hoành tuyệt, cánh vi đại gia); nhà thơ hiện đại Văn Nhất Đa thì ca ngợi rằng bài thơ này là “thơ trong thơ, đỉnh núi trên các đỉnh núi” (thi trung đích thi, đỉnh phong thượng đích đỉnh phong). Theo lời Lưu Kế Tài thì đối với người Nhật Bản hiện đại, hai bài thơ Đường được hâm mộ nhất là Xuân giang hoa nguyệt dạ của Trương Nhược Hư và Trường hận ca của Bạch Cư Dị.

Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của người du tử đối với người khuê phụ. Tựa đề có nghĩa là “Đêm hoa trăng trên sông xuân” nhưng cũng là tên một khúc nhạc phủ thuộc Thanh thương ca khúc, khúc điệu được sáng tác vào đời Trần Hậu Chủ, do đó tựa đề cũng có thể không cần dịch nghĩa. (Trích Thi Viện).

Xuân giang hoa nguyệt dạ

Xuân giang triều thuỷ liên hải bình Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh Diễm diễm tuỳ ba thiên vạn lý Hà xứ xuân giang vô nguyệt minh

Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện Nguyệt chiếu hoa lâm giai tự tiển Không lý lưu sương bất giác phi Đinh thượng bạch sa khan bất kiến

Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần Hạo hạo không trung cô nguyệt luân Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân

Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ Giang nguyệt niên niên chỉ tương tự Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân Đãn kiến trường giang tống lưu thuỷ

Bạch vân nhất phiến khứ du du Thanh phong phố thượng bất thăng sầu Thuỳ gia kim dạ thiên chu tử Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu

Khả liên lâu thượng nguyệt bồi hồi Ưng chiếu ly nhân trang kính đài Ngọc hộ liêm trung quyển bất khứ Đảo y châm thượng phất hoàn lai

Thử thời tương vọng bất tương văn Nguyện trục nguyệt hoa lưu chiếu quân Hồng nhạn trường phi quang bất độ Ngư long tiềm dược thuỷ thành văn

Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa Khả liên xuân bán bất hoàn gia Giang thuỷ lưu xuân khứ dục tận Giang đàm lạc nguyệt phục tây tà

Tà nguyệt trầm trầm tàng hải vụ Kiệt Thạch, Tiêu Tương vô hạn lộ Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân quy Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ

(Truong Nhược Hư)

  Sông xuân đêm hoa trăng

Sông xuân nước triều nối biển bằng Trên biển trăng sáng cùng triều dâng Lấp loáng sóng xô ngàn vạn dặm Sông xuân nơi nào chẳng sáng trăng

Quanh co sông vòng cồn cỏ hương Trăng chiếu rừng hoa tựa tuyết vương Sương trôi thấp thấp không bay bổng Cát trắng bờ sông chẳng tỏ tường

Trời sông một màu chẳng mảy may Trên không trăng sáng trơ trọi quay Buổi đầu thấy trăng ai thế nhỉ Người đầu trăng chiếu năm nào hay

Người sinh đời đời chẳng hề ngơi Trăng sông năm tháng chẳng đổi dời Trăng sông đợi ai làm sao biết Chỉ thấy sông dài đưa nước trôi

Mây trắng một dải về xa xôi Phong xanh trên bến buồn chẳng nguôi Ai đó đêm nay dong thuyền nhỏ Lầu trăng đâu nhớ mãi không thôi

Thương thay trên lầu trăng bồi hồi Vẫn chiếu đài gương kẻ chia phôi Nhà ngọc cuốn mành trăng chẳng bỏ Đá giặt lau xong lên lại rồi *

Giờ này trông nhau chẳng nghe nhau Nguyện theo ánh trăng chiếu sáng nhau Nhạn hồng bay dài chẳng mang sáng Cá rồng nhảy chỉ sóng bạc đầu

Đêm qua bờ vắng mơ rụng hoa Thương thay nửa xuân chẳng về nhà Nước sông đưa xuân đi sắp hết Bờ tây trăng về lặn xế tà

Trăng xế dần chìm sương biển rộng Sông Tiêu núi Thạch đường chẳng cùng Nhờ trăng chẳng biết ai về nhỉ Trăng lặn rung tình cây đầy sông

(TĐH dịch Jan. 26, 2019 Stafford, VA, USA)

Chú thích: (*) Đá giặt: Ngày xưa người ta giặt áo quần trên một phiến đá. Đây ý nói đã giặt xong và vừa lau sạch đá giặt, thì bóng trăng lại hiện lên trên đá giặt ngay, chẳng đi đâu cả.

Share this:

Facebook

Email

Thêm

In

Twitter

Reddit

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Sự Tích Và Ý Nghĩa Hoa Đào Trong Phong Thủy Ngày Tết

Đôi nét về một số loại hoa Đào được chọn để trưng Tết

Nếu miền Nam có hoa Mai là biểu tượng đặc trưng báo hiệu xuân về thì miền Bắc có hoa Đào nổi bật với gam màu hồng sáng nhẹ nhàng chào đón những ngày năm mới. 

Sự tích hoa Đào ngày Tết

Cây đào gắn liền với sự tích xua đuổi ma quỷ bảo vệ sự bình an cho dân làng. Ngày xưa ở vùng núi Sóc Sơn có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy. Hai vị thần thường trú ngụ trên cây đào khổng lồ để xua đuổi quỷ dữ và ma quái, che chở cho người dân. Bất cứ loài ma quỷ nào bén mảng tới làng đều bị hai vị thần trừng phạt. Bởi thế chúng sợ luôn cây Đào – nơi trú ngụ của hai vị thần.

Vì thế vào dịp cuối năm, hai vị thần lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng thì người dân đều đi hái những cành đào về trưng trong nhà để tránh ma quỷ. Kể từ ngày đó, người dân vẫn giữ tập tục lấy hoa Đào trưng trong nhà để cầu sự may mắn, bình an cho gia đình.

Ý nghĩa của hoa đào

Hoa đào được nhiều người yêu thích vì nó mang nhiều ý nghĩa hình tượng đẹp trong văn hóa ngày Tết. Với ý nghĩa đem lại sự may mắn, bình yên và hy vọng năm mới tràn đầy hạnh phúc. Không những thế nó còn có ý nghĩa thiêng liêng hơn cả, đó là thể hiện sự gắn bó đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, Đào còn tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng. Vì Đào là cây có thời gian nở lâu dài hơn so với nhiều loại hoa khác. Nếu bạn biết cách chăm sóc, tưới nước thích hợp, Đào sẽ nở hoa rất đẹp. Chính vì vậy khi hoa Đào nở rộ khoe sắc rực rỡ, đó chính là dấu hiệu cho sự phát triển và may mắn trong sự nghiệp, cuộc sống.

[related_posts_by_tax title=””]

Đôi nét về một số loại hoa Đào được chọn để trưng Tết

Hiện nay, hoa Đào có ba loại phổ biến: Đào phai, Đào bạch và Đào bích. Mỗi loại đều có những nét đẹp riêng biệt khiến ai cũng cảm thấy ấm áp vì chúng ẩn chứa vẻ đẹp dịu dàng, e ấp tựa như những cô thiếu nữ xứ Bắc. Trong đó, Đào bích là loại được nhiều người yêu thích nhất bởi nó có cánh dày, to, khoe sắc đỏ rực cả vùng trời.

Thơ hay về hoa đào:

1, Bán Hoa Đào

Vang bóng thanh bình phố đỏ trưngMươi lăm thầy khoá viết khom lưngDăm nàng gái nõn ngon như mứtĐi sánh cây đào vẻ má nhung

Có một thân tang mang trắng phơNgang đầu màu tóc lẫn màu tơLão buồn đi bán cành hương thắmHoa đỏ…mừng vang, áo… bạc mờ!

Ai cũng như ai bận tiếp xuânMê man sắc tía ngả đầy tâmRiêng cô, lão bán muôn hồn đỏRồi lủi về đâu kiếp lệ thầm?

Có những lòng trinh bán một giờVợ người cơ lỡ bán con thơCùng đường, trai bán thân cao trọngCó vạn linh hồn đã bán mua

Như lão rao hoa có vạn tìnhTrĩu trời tang, nặng kiếp thương sinhTháng ngày âm ỉ nguồn đau chảyTrong mắt u trầm ngọn lửa xanh!

Nghiến răng đem bán hết đời xuânCó kẻ nên tang chẳng một lầnChảy dưới mắt đời, khi tất cảMáu đào tranh chảy đã muôn năm(Thâm Tâm)

2, Cánh Đào

Em như cánh anh đào khoe trước ngõChút gió lên là rụng xuống trên sânTrên cành cây là sắc đẹp thiên thầnDưới thảm cỏ một sầu đau bầm nát

Những cơn gió đem hương tình ngan ngátHương hoa đào ngày Hội cuối tháng BaĐầu tháng Tư còn bao nét đậm đàHoa Thịnh Đốn bừng lên tình hữu nghị

Vòng quanh mãi nhìn hoa đào, anh nghĩVườn anh đào đẹp mãi sắp trăm nămCánh hoa đào rơi rụng biết bao lầnBao nhiêu kẻ vẫn trầm trồ khen ngợi

Em như cánh anh đào luôn mãi mớiHương mật đời, nhụy thắm của yêu thươngGió trời rung, hoa dẫu nát bên đườngHoa cũng đã một lần trăm nét đẹp(Nguyên Đỗ)

3, Hoa Đào

Đất Bắc danh lừng há kém aiHương thơm thanh khiết tựa như NhàiBúp non ấp ủ bao ngày thángSắc đỏ tươi cười những buổi maiGió rét, mưa phùn cơ cực nhỉ?Nhụy vàng, nụ thắm mỹ miều thay!Ngày Xuân được ngắm hoa Đào nởCòn thú nào hơn thích thú này!(Trần Bảo Kim Thư)

4, Hoa Đào

Xuân về có đủ thứ hoaNhưng mà nổi nhất vẫn là đào kiaTrải qua những nắng cùng mưaNở ra đỏ rực giữa trưa nắng vàngOng bướm kéo đến từng đànTranh nhau hút mật – đào xuân mặn nồng…(Nguyên Hữu)

5, Hoa Đào Nở Sớm

Hoa đào trước ngỏ em quaSáng nay bỗng ướm cành hoa vào mùaĐầy vườn lộc biết cây tơNăm đi chưa hết, đã ngờ xuân đâu

Bỗng dưng một đóa hoa đầu.Nghe như đất lạ năm nào gặp emPhải rằng xe xích thời gianVầng dương bên ấy mọc sang bên này ?

Nắng hoe, bướm trở mình bayCành non nở vội kịp ngày chào hoa.Lòng anh tự độ em quaHoa bay bướm dạo cùng ta vào đời.(Chế Lan Viên)

Các loài hoa đẹp nhất <<

6, Thương Nhớ Hoa Đào

“Sài Gòn không mưa bụiMùa đông hay mùa xuânPhố dài lên áo ấmKhói lên chiều cuối năm

7, Vịnh Cánh Hoa Đào

Trời để trời nuông, trời phải dạyDẫu rằng bé bỏng khéo kiêng khemTrải bao mưa nắng cùng mưa mócVẫn một màu son với chị emCười trận gió đông hăng hái thổiThương con bướm trắng phất phơ thèmXin ai yêu đến đừng ham nóHễ mó tay vào ố nhọ nhem !(Tản Đà)

8, Xuân Xứ Hoa Đào

Dừng chân ghé lại xứ hoa đàoXuân đã đến rồi buổi sáng naoThành phố mãi chìm trong mộng mịĐồi thông say đắm giấc ngàn saoCam Ly ngây ngất mây se sắtThan Thở miên man gió nghẹn ngàoĐà Lạt mơ màng sương khói phủTình nồng duyên thắm hẹn hò trao(Nguyễn Khánh Chân)

9, Hoa Đào Năm Ngoái

Hoa đào năm ngoái còn tươiMắt môi thuở ấy nét cười thẳm khôngHồn hoa he hé gió đôngTiếc xuân đợi nỗi cải ngồng tháng ba.

Mỗi người chúm chím đào hoaĐể tôi hồn vía tan ra cùng trờiBướm ong còn cất lên lờiMà tôi im lặng một thời đào phai.

Yêu hoa đào, ngắm hoa maiTôi về nam gửi hồn ngoài Thăng LongHoa đào xưa gió long đongMới hay tài sắc đừng mong xuôi chèo.

Bướm ong còn biết vượt đèoHoa đào xưa của ta theo một đờiHồn hoa năm cũ lại cườiMột thời xuân bởi còn người đào hoa…(Trần Mạnh Hảo)

10, Trống Vắng

Chiều nay lất phất mưa bayBỗng có cơn gió heo may thổi vàoNhớ lại ngày ấy năm nàoTóc mây trước gió , hoa Đào đón xuân

Thôn trang vui vẻ tưng bừngCó cô thôn nữ ngập ngừng đón xuânTóc dài e ấp lưng chừngNụ cười hứa hẹn ngày xuân còn dài

Thế mà năm tháng phôi phaiTóc mây ngày trước đến nay nhạt màuChiều nay nhìn cánh hoa ĐàoCũng bay trong gió cũng chào đón xuân

Lòng người thôn nữ ngập ngừngKhông còn hứa hẹn ngày xuân còn dàiNụ cười héo hắt tàn phaiPhai theo tháng rộng năm dài gian truân…(Hồng Sang)

Những bài thơ về Cây đào tết hay nhất được Nguyệt Hỷ Flowers sưu tầm và tổng hợp từ Internet, với các nguồn sau: Ocuaso.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Tích Hoa Dạ Lan Hương trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!