Xu Hướng 5/2023 # Sự Tích Hằng Nga # Top 14 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Sự Tích Hằng Nga # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Sự Tích Hằng Nga được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sự tích Hằng Nga – Truyện cổ Trung Hoa

SỰ TÍCH HĂNG NGA

   Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi.

   Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.

   Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

   Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.

   Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Sự tích Hằng Nga

   Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.

   Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.

— Hết —

Truyện Cổ Tích: Sáu Con Thiên Nga

Lần ấy vua đi săn trong một khu rừng rộng mênh mông, nhà vua mải đuổi săn theo một con thú rừng, quân hầu không ai theo kịp. Khi bóng đêm đổ xuống cánh rừng, nhà vua mới đứng lặng nhìn quanh, bối rối, thấy mình đã lạc đường, không tìm được đường ra. Bỗng nhà vua thấy một bà già đầu lắc lư đi tới – đó là một phù thủy – nhà vua bảo:

– Bà cụ ơi, bà có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng không?

Bà già đáp:

– Tâu bệ hạ, được ạ. Cái đó già làm được, nhưng chỉ khi nào điều kiện đặt ra được thực hiện, bằng không, bệ hạ không ra được khỏi khu rừng và sẽ chết đói ở đây.

Nhà vua hỏi:

– Điều kiện ấy như thế nào?

– Già có một đứa con gái xinh đẹp không ai trên trần gian sánh bằng. Nó thật xứng đáng thành hoàng hậu. Nếu bệ hạ ưng chọn làm hoàng hậu, già sẽ chỉ cho bệ hạ đường ra khỏi khu rừng.

Trong lúc hoảng sợ, vua bằng lòng ngay. Mụ già dẫn vua đến căn nhà nhỏ của mụ. Cô con gái mụ ngồi bên bếp lửa. Cô đứng dậy chào đón vua như thể đang chờ vua tới. Tuy thấy cô gái đẹp nhưng nhà vua trong lòng vẫn còn chưa ưng, cảm thấy rờn rợn. Sau khi vua đưa cô lên ngựa, mụ chỉ đường cho vua. Vua về trở lại hoàng cung để làm lễ cưới.

Nguyên vua đã có vợ, hoàng hậu sinh được bảy người con, sáu trai một gái. Cả bảy người con đều được vua yêu quý vô cùng. Sợ người dì ghẻ đối với con mình không tốt, thậm chí có thể hành hạ chúng nữa, nên vua cho các con mình đến ở trong một lâu đài hiu quạnh nằm khuất giữa rừng sâu. Đường đi đến đó khó mà tìm ra được. Chính vua cũng không tìm thấy đường đến đó. Một bà lão đã cho nhà vua một cuộn chỉ có phép lạ. Nhà vua chỉ cần ném cuộn chỉ về phía trước, nó sẽ tự cuộn lại và chỉ đường đi cho vua. Nhà vua thường xuyên đi thăm các con yêu dấu.

Sự vắng mặt của nhà vua làm hoàng hậu để ý. Mụ trở nên tò mò, muốn biết vua đi một mình vào rừng làm gì. Mụ ban phát cho thị vệ rất nhiều tiền để chúng đi rình mò, nói lộ bí mật sự việc, chúng nói cho mụ biết cả về cuộn chỉ có phép lạ, biết đưa đường. Mụ đứng ngồi không yên, lục tìm khắp mọi nơi cho đến khi thấy cuộn chỉ mới thôi. Mụ may một số áo bằng lụa trắng và khâu bùa phép vào áo, bùa phép này khi xưa mụ được mẹ truyền lại cho.

Một hôm nhà vua đi săn vắng, mụ mang áo và cuộn chỉ chỉ đường vào rừng. Bọn trẻ thấy từ xa có bóng người đi đến tưởng là cha kính yêu nên mừng chạy ra đón. Mụ tung trùm lên mỗi đứa một chiếc áo lụa trắng, áo vừa chạm người thì chúng biến ngay thành thiên nga, bay vượt cánh rừng biến mất.Mụ hớn hở về nhà, tưởng như vậy là đã trừ được lũ con chồng. Nhưng mụ không ngờ là cô con gái, cô không cùng các anh chạy ra đón.

Một hôm, vua đến thăm các con thì chỉ thấy con gái. Vua hỏi: – Các anh con đâu? Cô đáp: – Trời ơi, cha kính yêu! Các anh con đi bỏ lại con một mình ở đây.

Rồi cô kể cho vua rằng, khi cô đứng ở cửa sổ thì nhìn thấy các anh biến thành thiên nga và bay vượt qua cánh rừng, rồi cô đưa cho vua xem những lông chim cô nhặt được ở ngoài sân.Vua rất buồn, nhưng không nghĩ hoàng hậu làm việc độc ác như vậy. Vua sợ con gái cũng sẽ bị bắt nên có ý định mang cô về hoàng cung. Nhưng cô sợ dì ghẻ nên xin vua cho cô đêm nay ngủ lại trong lâu đài giữa rừng. Cô nghĩ bụng: – Mình không ở đây lâu hơn được nữa, mình phải đi tìm các anh!

Khi bóng đêm phủ xuống, cô lẻn vào trong rừng. Cô đi mãi, đi hoài, đi thâu đêm và suốt cả ngày hôm sau. Khi chân tay rã rời mỏi mệt, cô dừng chân thì thấy phía trước có một căn lều. Cô đi tới, bước vào nhà thì thấy có sáu chiếc giường nhỏ. Cô không dám ngả lưng trên chiếc giường nào, mà chui xuống gầm một chiếc giường, định ngủ qua đêm trên nền nhà đất.

Lúc mặt trời sắp lặn, cô nghe có tiếng lào xào và thấy sáu con thiên nga bay qua cửa sổ vào nhà. Cả sáu con đứng trên nền nhà và thổi lông cho nhau. Bộ lông thiên nga trút ra như chiếc áo. Cô gái nhận ra các anh mình nên rất mừng, chui từ gầm giường ra.

Em gái òa lên khóc và hỏi: – Thế không có cách nào giải thoát được các anh sao? Các anh đáp: – Trời, không được đâu! Điều kiện khó lắm, em không được nói cười sáu năm. Trong thời gian ấy em may cho các anh sáu cái áo bằng hoa thủy cúc. Chỉ cần một lời từ miệng em là mọi việc đều hỏng cả.

Các anh vừa nói xong thì khắc đồng hồ đã điểm, các anh lại biến thành thiên nga, bay vút qua cửa sổ.Cô quyết định giải thoát cho các anh bằng mọi cách, dù cho có nguy hiểm tới tính mạng đi chăng nữa. Cô rời chiếc lều hoang vắng, đi mãi vào trong rừng sâu, leo lên cây ngủ đêm. Sáng sớm hôm sau cô đi hái hoa thủy cúc, và bắt đầu khâu áo.

Rừng vắng lặng chẳng nói được với ai, và cô cũng chẳng buồn hé miệng cười. Cô ngồi chăm chú khâu áo.Ngày tháng cứ thế trôi qua. Một ngày kia, có một ông vua cùng tùy tùng đi săn. Họ vào trong rừng sâu và thấy có cô gái trên cây.Họ gọi hỏi cô: – Cô là ai mà ở đây. Không có tiếng đáp. Họ nói: – Cứ xuống đây với chúng tôi, chúng tôi không làm gì cô đâu!

Cô chỉ lắc đầu. Họ cứ hỏi mãi, hỏi hoài, khi ấy cô tung sợi dây chuyền bằng vàng xuống, tưởng thế để mình yên thân. Nhưng đám người kia vẫn cứ đứng đó. Cô cởi dây lưng thả xuống, rồi đến vớ và những thứ cô có. Trên thân cô chỉ còn đồ lót. Đám thợ săn không lui đi mà còn trèo lên cây ẵm cô xuống, và dẫn cô tới chỗ vua.

Vua hỏi: – Nàng là ai? Nàng ngồi trên cây làm gì? Cô không đáp. Vua hỏi cô bằng nhiều thứ tiếng, nhưng cô vẫn nín lặng như cá trong nước. Sắc đẹp của cô làm lòng vua rộn ràng xao xuyến. Vua cảm thấy yêu cô vô cùng. Vua quàng áo ngự lên người cô, để nàng ngồi phía trước và đưa về hoàng cung.

Cô được mặc quần áo sang trọng, vẻ đẹp của cô trở nên lộng lẫy như một ngày nắng đẹp chan hòa, nhưng cô vẫn nín lặng, không nói nửa lời. Vào bàn ăn, cô được ngồi bên cạnh vua. Dáng điệu khiêm nhường và thùy mị của cô làm vua rất hài lòng. Vua nói: – Ta thiết tha được chung sống với nàng, chứ không với ai khác trên đời này!

Mấy ngày sau, hôn lễ được cử hành.Vua có một bà mẹ ghẻ độc ác, bà không ưng thuận việc cưới xin này nên bà nói xấu hoàng hậu trẻ tuổi. Bà bảo: – Không biết con này ở đâu ra, mà nó câm, không nói được nửa lời. Nó chẳng xứng đáng làm hoàng hậu.

Hơn một năm sau, khi hoàng hậu sinh con đầu lòng, mụ bắt trộm đi và lừa khi nàng ngủ, bôi máu vào mồm nàng. Rồi mụ đi tâu vua, nàng là loài ăn thịt người. Vua không tin và không để ai hại nàng. Lúc nào nàng cũng chăm chú ngồi khâu áo. Năm sau, nàng lại sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Mụ ghẻ chồng độc ác lại quỷ quyệt lừa vua như lần trước, nhưng vua nhất định không tin lời mụ. Vua bảo: – Nàng ngoan đạo và tốt bụng, nên không thể làm việc ấy. Nếu nàng không bị câm thì nàng có thể tự minh oan, để cho mọi việc sáng tỏ.

Nhưng đến lần thứ ba, dì ghẻ lại ăn trộm đứa bé mới sinh và lại tố cáo hoàng hậu. Vua không làm sao khác được là đưa quan tòa xét xử. Nàng bị tội chết thiêu.Ngày hành hình cũng là ngày cuối cùng của hạn sáu năm nàng không được nói, được cười.Đó là ngày nàng sẽ giải thoát được các anh khỏi yêu thuật.

Sáu chiếc áo đã khâu xong, cái cuối cùng còn thiếu cánh tay trái. Khi nàng đã bị dẫn tới giàn hỏa thiêu, nàng vắt mấy chiếc áo lên cánh tay. Khi nàng đứng trên giàn hỏa thiêu, ở dưới sắp châm lửa, nàng nhìn quanh thì thấy sáu con thiên nga từ xa bay tới. Nàng biết mình sắp được cứu thoát, lòng mừng khôn xiết.

Thiên nga vỗ cánh lượn sà xuống chỗ nàng để nàng phất quàng áo lên. Áo vừa đụng chim thì bộ lông thiên nga rơi xuống liền, các anh nàng hiện nguyên hình là những chàng trai khôi ngô, tươi cười đứng trước nàng. Chỉ có người em út nhận chiếc áo thiếu cánh tay trái nên còn một cánh thiên nga ở lưng. Anh em vui mừng ôm hôn nhau thắm thiết.

Hoàng hậu bước lại phía nhà vua, khi vua còn rất đỗi ngạc nhiên, hoàng hậu nói: – Hoàng thượng kính mến, giờ thiếp mới được phép nói và thổ lộ hết nỗi oan của mình. Rồi nàng kể cho vua việc mụ già đã lấy ba đứa con giấu đi. Được gặp lại các con, vua rất mừng. Mụ dì ghẻ độc ác phải đền tội, bị trói đưa lên giàn hỏa thiêu, thiêu ra tro. Vua và hoàng hậu cùng sáu anh hưởng hạnh phúc thái bình suốt đời.

Sưu tầm

Bầy Chim Thiên Nga

[alert style=”success”]

Bầy chim thiên nga là câu chuyện đề cao tình cảm anh em trong gia đình. Nàng Li-dơ tội nghiệp phải chịu bao cực hình, làm việc nhiều, lo lắng nhiều, đau khổ nhiều để giải thoát cho mười một hoàng tử anh nàng thoát khỏi tà thuật của mụ dì ghẻ phù thủy độc ác.

Câu chuyện này được lược kể theo truyện của Andersen, in trong SGK Kể chuyện lớp 4 (năm 1984).

[/alert]

Ngày xưa có một nhà vua sinh được mười một người con trai và một người con gái tên là Li-dơ. Họ sống rất sung sướng. Nhưng chẳng được bao lâu khi hoàng hậu mất đi, nhà vua lấy một hoàng hậu mới vô cùng độc ác. Bà ta chính là một mụ phù thủy[1]. Một hôm mụ nói với mười một hoàng tử:

– Chúng mày hãy cút khỏi nơi đây, hãy bay đi mà kiếm ăn như những con chim.

Lập tức, mười một hoàng tử biến thành mười một con thiên nga[2] bay về phía khu rừng âm u dọc bờ biển.

Cô bé Li-dơ tội nghiệp phải ở lại trong một túp lều tranh.

Lên mười lăm tuổi, Li-dơ được trở về hoàng cung. Hoàng hậu thấy nàng muôn phần xinh đẹp, lại tức giận muốn biến nàng thành thiên nga. Nhưng mụ không dám vì đức vua muốn gặp công chúa.

Mụ liền lấy nhựa vỏ trái bồ đào sát vào người Li-dơ làm cho nàng đen thủi, xoa thuốc mỡ thối vào mặt nàng, làm rối bù bộ tóc dài và đẹp của nàng. KHông ai còn có thể nhận ra nàng Li-dơ xinh đẹp nữa. Khi vua cha nhìn thấy nàng, ngài khiếp sợ và tuyên bố rằng nàng không phải là con gái mình.

Nàng Li-dơ buồn bã trốn khỏi cung vua và đi lang thang tìm các anh nàng. Nàng đi đến một bờ đầm và lội xuống nước tắm thỏa thuê. Da dẻ nàng trở lại trắng trẻo như xưa.

Sau đó nàng tiếp tục đi. Nàng gặp một bà lão tay mang giỏ đầy mận. Bà cho Li-dơ mấy quả. Nàng hỏi bà có thấy mười một hoàng tử bay qua cánh rừng không.

– Không – bà lão trả lời – Nhưng hôm qua ta trông thấy mười một con thiên nga, mỗi con đội một cái mũ miện bằng vàng, đỗ xuống bơi lội trên dòng suối gần đấy.

Li-dơ chia tay bà cụ và đi men suối tới tận bờ biển. Khi mặt trời lặn, Li-dơ nhìn thấy ở chân trời hiện ra mười một con thiên nga lớn, lông trắng, đầu đội mũ miện vàng, đang bay về phía đất liền. Chúng bay nối đuôi nhau thành hình một dải trắng dài.

Nàng chạy lên một quãng bờ cao và nấp sau một bụi cây. Đàn thiên nga sà xuống gần nơi nàng. Khi mặt trời vừa lặn bỗng lông chim rụng hết và Li-dơ vui mừng thấy hiện ra mười một hoàng tử xinh đẹp, các anh trai yêu quý của nàng. Nàng reo to lên, chạy lại ôm chầm lấy các anh và tíu tít gọi tên từng người. Khi nhận ra cô em út, mười một hoàng tử mừng quýnh lên. Họ vừa cười vừa khóc gọi tên cô gái. Sáng ra họ lại biến thành chim và bay đi xa. Đến chiều các anh bay về và khi mặt trời vừa lặn họ lại trở thành người.

Người anh cả nói:

– Ngày mai các anh phải đi và một năm mới quay lại đây. Nhưng các anh không thể để em ở lại đây được. Em có can đảm đi theo các anh không?

Nàng công chúa nói:

– Vâng, các anh đem em đi với.

Suốt đêm họ tết được một tấm lưới chắc chắn bằng cói và dây liễu. Li-dơ ngủ trên tấm lưới ấy. Khi mặt trời vừa hiện ra, các anh nàng biến thành thiên nga dùng mỏ kéo lưới bay lên mây, mang theo em gái đang ngủ. Khi Li-dơ tỉnh giấc thì họ đã bay rất xa đất liền. Cuối cùng họ đã đến dải đất mà họ mơ ước. Nơi đó sừng sững những ngon núi xanh lam cao ngất với những khu rừng cây bá hương, những tòa lâu đài và nhiều thành phố. Li-dơ đã được đặt xuống một tảng đa, ngay một cái hang, nền đất phủ đầy dây leo như một tấm thảm tuyệt đẹp.

Được gặp lại và sống bên các anh nàng, Li-dơ càng nóng lòng tìm cách giải thoát cho các anh. Ý nghĩ ấy không phút nào rời nàng cả. Và quả nhiên một đêm nàng mơ thấy bà tiên ở lâu đài Moóc-gan bầy cho cách giải thoát các anh của nàng. Bà tiên nói: “Con phải đi hái cây tầm ma[3] ngoài nghĩa địa và con sẽ bị phồng tay, đau đớn vô cùng. Con hãy lấy chân dẫm nát cây ra và được một loại sợi gai mà con sẽ dùng để dệt mười một chiếc áo dài tay. Dệt xong con quàng áo lên mười một con thiên nga và như vậy là phép ma sẽ tiêu tan. Nhưng đây mới là điều cấm nặng nề nhất là từ lúc bắt đầu dệt cho đến khi dệt xong con không được nói một câu. Nếu con chỉ nói một tiếng thôi thì tiếng nói đó sẽ là nhát dao đâm xuyên tim các anh con”.

Nàng bừng tỉnh và bắt đầu làm việc ngay để giải thoát cho các anh nàng.

Qua hai ngày làm việc cật lực, hai bàn tay nàng bị phồng cả lên, đau đớn vô cùng. Nhưng nàng đã bắt đầu dệt những chiếc áo dài tay bằng sợi cây tầm ma xanh thẫm.

Nàng dệt xong một cái áo và bắt đầu dệt sang tấm thứ hai.

Bỗng có tiếng tù và của người đi săn vang lên. Một lát sau tất cả những người đi săn đã tụ tập ở cửa hang. Đây là một cuộc săn bắn của nhà vua trị vì xứ này. Nhà vua tiến thẳng về phía nàng Li-dơ. Chưa bao giờ ngài thấy một thiếu nữ xinh đẹp như thế. Ngài hỏi nàng:

– Làm sao mà nàng lại tới chốn này, hỡi cô bé kiều diễm kia.

Li-dơ chỉ lắc đầu.

– Nàng hãy đi theo ta – nhà vua phán – Nàng sẽ ở lại trong cung điện của ta.

Nhà vua đặt nàng lên yên ngựa về cùng rồi tổ chức tiệc tùng hết sức linh đình. Lễ cưới được cử hành. Tuy nhiên trước sau nàng vẫn không nói một lười. Nhưng nhà vua vẫn cứ quyết cưới nàng làm vợ. Thế là cô gái câm nghiễm nhiên trở thành hoàng hậu.

Nàng vẫn câm và đêm nàng vẫn ra nghĩa địa bứt cây tầm ma về lặng lẽ dệt áo cho các anh. Nhân cơ hội này lão giáo chủ[4] lại càng khẳng định với nhà vua: Chính nàng là một mụ phù thủy đã làm mê hoặc[5] nhà vua và toàn thể nhân dân. Nhà vua lúc đầu không tin nhưng dần dần cũng theo dõi nhưng bước đi của nàng. Cho đến khi công việc của nàng sắp xong, nàng chỉ còn phải dệt một chiếc áo cuối cùng thì bị ngài phán truyền phải hạ ngục[6]. Ở trong ngục, nàng vẫn tiếp tục dệt nốt chiếc áo cuối cùng.

Bây giờ đàn thiên nga của anh nàng đã biết tin nàng bị bắt giam và họ cũng biết sắp đến ngày nàng phải lên giàn hỏa thiêu[7]. Một đêm trời chưa sáng họ kéo đến đập cửa nhà vua xin tiếp kiến. Vừa lúc đó mặt trời ló lên và mười một con thiên nga bay lượn trên giàn hỏ thiêu, nơi xử tử hình nàng Li-dơ vô tội. Dân chúng đi xem rất đông. Nàng Li-dơ bước tới giàn hỏa thiêu, vừa đi nàng vừa dệt tiếp. Nàng vẫn ôm bọc áo đã dệt xong bên mình.

Dân chúng xô đẩy nhau nhau và sắp sửa giằng lấy bọc quần áo từ tay nàng. Nhưng cũng đúng lúc ấy mười một con thiên nga bay tới. Nàng vội vã tung mười một chiếc áo lên đàn thiên nga. Lập tức chúng biến thành mười một hoàng tử trẻ măng. Riêng hoàng tử út còn lại một cánh thiên nga thay cánh tay, vì một chiếc áo chưa xong, còn thiếu một tay.

– Giờ thì tôi nói được rồi – Li-dơ reo lên – Tôi vô tội.

Nhân dân thấy thế vội quỳ xống trước mặt nàng như một bậc nữ thánh. Nhưng nàng ngã lăn ra, ngất đi trong tay các anh nàng vì nàng làm việc quá nhiều, lo lắng nhiều và đau đớn nhiều. Nàng đã bị kiệt sức.

Trước đám đông dân chúng, hoàng tử cả tuyên bố:

– Đúng thế, em gái chúng tôi không có tội nào cả.

Rồi hoàng tử kể lại đầu đuôi câu chuyện. Nhà vua nghe ra vô cùng cảm động. Ngài hai một bông hoa cài vào ngực Li-dơ. Nàng tỉnh dậy, lòng tràn đầy vui sướng và hạnh phúc. Bỗng nhiên tất cả các chuông nhà thờ không ai giật đều rung lên chuông lên. Chim chóc kéo tới từng đàn và trong cung vua mở ngày hội lớn. Một ngày hội lớn chưa từng có từ trước đến nay ở đất nước này.

Lược kể theo truyện của Andersen (Kể chuyện 4, NXBGD – 1984)

[alert style=”success”]Đừng quên kể cho bé nghe những câu chuyện hấp dẫn về các nàng công chúa

Chú thích trong truyện Bầy chim thiên nga

Phù thủy: kẻ có ma thuật sai khiến được quỷ thần (theo nhận thức của người xưa)

Thiên nga: ngỗng trời

Tầm ma: một loại cây có sợi, giống cây gai ở nước ta.

Giáo chủ: người đứng đầu nhà thờ tôn giáo

Mê hoặc: làm cho người ta nhầm lẫn như bị mất tri giác.

Hạ ngục: giam vào nhà ngục, nhà tù.

Giàn hỏa thiêu: giàn để thiêu chết người có tội

[alert style=”success”]Đừng bỏ lỡ những câu chuyện nổi tiếng của Andersen!

Sự Tích Ông Táo Về Trời Hay Truyện Sự Tích Táo Quân

Sự tích ông Táo về Trời

Sự tích ông Táo về Trời hay còn gọi sự tích Táo quân là câu chuyện cảm động về tình nghĩ vợ chồng, qua đó giải thích tục lệ cổ truyền của người Việt cúng ông Công, ông Táo vào 23 tháng Chạp hằng năm.

Ngày xưa có 2 vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu mà không có con. Một hôm trong lúc phiền muộn, vợ chồng cãi nhau, chồng nóng nảy đánh vợ, vợ tủi thân bỏ nhà đi. Duyên số run rủi, chị ta kết bạn với một người đàn ông khác ở miền ngược làm nghề săn bắn. Anh chồng hối hận, ít ngày sau, đi tìm. Tìm mãi không thấy, hết tiền, lại sinh ốm đau, đành phải ăn xin lần hồi.

Một hôm tình cờ anh ta đến xin ăn đúng nhà vợ chồng người đi săn. Chị vợ nhận ra chồng cũ, thấy đói rách tiều tụy, chị ta rất thương. Nhân chồng mới vắng nhà, chị dọn một bữa cơm rượu đãi chồng cũ. Anh ta ăn uống no say, rồi lăn ra ngủ thiếp đi, đánh thức mấy cũng không dậy. Thật là tai hại! Trời sắp mưa, chồng cũng sắp về. Hoảng quá, chị vội cõng anh kia ra đống rơm cuối sân, lấy rơm phủ lên người giấu đi để tránh điều tiếng không hay.

Vừa lúc đó người chồng mới mang về 1 con cầy, bảo chị vợ ra chợ sắm sửa các gia vị làm một bữa ra trò thết hàng xóm. Ở nhà, anh ta đốt đống rơm thui cầy. Bất đồ, lửa bùng lên, bén vào đống rơm, thui cả anh chồng cũ. Chị vợ về, thấy vậy, vô cùng đau xót, như chính mình mắc tội giết chồng cũ. Chị ta liền nhảy vào đống lửa chết theo. anh chồng mới thương vợ, cũng đâm đầu vào chết luôn. Hôm ấy là hai mươi ba tháng Chạp âm lịch.

Thấy ba người ăn ở với nhau có tình nghĩa, Ngọc Hoàng cho họ hóa thành ba “ông” đầu rau để họ được ở bên nhau mãi mãi, đồng thời phong cho họ là Táo quân (còn gọi là Vua Bếp). Hàng năm, táo quân phải lên chầu Ngọc Hoàng tâu về việc làm ăn của các nhà ở hạ giới. Nhân dân ta từ xưa, mỗi lần năm tết đến có tục mua cá chép làm cỗ tiễn ông táo lên chầu Trời, chính là bắt nguồn từ câu chuyện này.

Sự tích ông Táo về Trời hay truyện sự tích Táo quânNguồn : Truyện đọc lớp 5– chúng tôi –

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Tích Hằng Nga trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!