Bạn đang xem bài viết Sự Tích Con Trâu được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu chuyện Sự tích con Trâu
Sự tích con Trâu là truyện cổ tích Việt Nam, giải thích cho các bạn nhỏ biết vì sao cỏ lại mọc ở khắp mọi nơi và nguồn gốc xuất hiện của con Trâu ngày nay.
Con Trâu là đầu cơ nghiệp – Tục ngữ Việt Nam –
1. Vị thần gieo hạt giống
Ngày xửa ngày xưa, Ngọc Hoàng, vị vua trên thiên đình đã tạo ra trái đất và để cho loài người cùng muông thú chung sống cùng nhau.
Ngọc Hoàng rất hài lòng khi hai loài sống hòa hợp với nhau nên đã sai một vị thần xuống trần gian gieo trồng lúa, đậu và một vài loại ngũ cốc khác để giúp cho muôn loài có thức ăn. Ngọc Hoàng để các loại hạt giống vào trong một cái túi bằng vàng và căn dặn vị thần gieo chúng dọc theo trái đất.
Sau đó, ngài đưa cho vị thần thêm một chiếc túi khác có chứa các hạt cỏ dại dành cho các loài thú và bảo ông ta gieo chúng vào những nơi mà hạt giống của loài người không nảy mầm. Ngọc Hoàng tin rằng tất cả con người và muông thú mà mình đã tạo nên sẽ không bao giờ bị đói nhờ vào các hạt giống này.
Vâng lệnh Ngọc Hoàng, vị thần mang theo hai chiếc túi vàng xuống trần gian. Khi vừa xuống trần gian, vị thần lập tức rải hạt giống xuống một vùng đất rộng lớn. Ông ta nghĩ nếu hoàn thành nhiệm vụ sớm chừng nào thì càng được trở về thiên đình sớm chừng đó. Nhưng ngạc nhiên thay, cỏ dại bắt đầu mọc lên nhanh chóng từ những nơi vị thần vừa rải hạt giống. Vị thần lập tức nhận ra mình đã lấy hạt giống nhầm túi và nhanh chóng sửa sai bằng cách rải lại các hạt giống ngũ cốc từ chiếc túi kia.
Trong lúc vội vã, vị thần đã làm vỡ các hạt giống mà Ngọc Hoàng đã cố tình tạo ra với kích thước thật lớn để cây trồng có thể mọc lên dễ dàng thành những mảnh nhỏ. Ông ta lập tức gieo các hạt giống nhỏ xíu này xuống các vùng đất mà cỏ dại đã mọc lên.
Tuy nhiên, đã quá muộn để vị thần có thể sửa chữa được lỗi lầm của mình. Cỏ dại mọc nhanh hơn các loại ngũ cốc và hấp thu hết lượng nước, không khí và ánh mặt trời dùng để nuôi dưỡng ngũ cốc. Nhận thấy không còn cách nào để khắc phục được tình trạng này nữa, vị thần quyết định trở về trời. Do e ngại Ngọc Hoàng, ông ta đã không hé một lời nào về việc mình đã làm.
2. Sai lầm của vị thần và câu chuyện sự tích con trâu
Không lâu sau, loài người bắt đầu kêu ca về nạn đói. Họ thắc mắc với Ngọc Hoàng tại sao các loài vật lại có một vùng đồng cỏ rộng lớn trong khi con người chỉ có một chút ít ngũ cốc. Họ cũng phàn nàn quá trình gieo trồng hết sức mệt nhọc và mất nhiều thời gian bởi các loại hạt giống quá bé. Ngọc Hoàng liền truy hỏi nguyên nhân gây nên những lời than phiền của loài người. Sau khi biết được những tai hại gây nên bởi vị thần, Ngọc Hoàng đã quở trách ông ta về những sai lầm của mình.
Mặc dù Ngọc Hoàng có một trái tim bao dung nhưng những thiệt hại mà vị thần gây ra lần này quả thật quá lớn. Ngài đã quyết định trừng phạt vị thần để ông ta biết được lỗi lầm của mình. Sau khi biến vị thần thành một , Ngọc Hoàng đã nói:
– Sai lầm của ngươi đã làm cho cỏ dại mọc lên nhiều hơn các loại cây trồng và ngũ cốc. Ngươi buộc phải ăn hết chúng vì chúng chẳng có ích gì cho loài người cả. Bên cạnh đó, bởi vì ngươi khiến cho loài người phải lao động vất vả hơn, ngươi sẽ phải ở lại trần gian vĩnh viễn để giúp những người nông dân cày cấy trên cánh đồng.
Thậm chí cho đến nay, trâu vẫn bị đưa ra xa nếu người ta thấy nó đi vào các ruộng lúa. Tuy nhiên, trâu vẫn được coi trọng vì nó đã từng phục vụ Ngọc Hoàng vào thời xa xưa. Mặc dù hình dáng không được đáng yêu lắm nhưng trâu chính là một vị thần khốn khổ bị trừng phạt mãi mãi do một lỗi lầm nhất thời.
Truyện cổ tích Sự tích con Trâu – chúng tôi –
Câu chuyện Sự tích con Trâu trên trần gian [Truyện cổ miền núi]
Sự tích con Trâu trên trần gian là truyện cổ tích các dân tộc thiểu số Việt Nam cho chúng ta thấy vì sao con Trâu của Trời lại xuất hiện dưới trần gian.
1. Bác nông dân và Trời
Ngày xưa, Trời có một con Trâu cái. Trời thấy nuôi Trâu thì không có lợi mà để Trâu dùng vào việc cày bừa thì Trời lại không biết làm ruộng. Trời bèn nghĩ ra một cách là cho loài người mượn Trâu. Trong khi ấy, bác nông dân biết làm ruộng nhưng lại không có Trâu. Bác đánh bạo leo dốc lên hỏi thuê Trâu của Trời. Trời bảo:
– Ta cho anh thuê Trâu, nhưng anh phải trả hoa màu cho ta.
Không còn cách gì khác, bác nông dân đành nhận lời và dắt Trâu về. Từ đó, hàng ngày, bác ra sức cùng Trâu cày bừa. Mồ hôi của người và vật đổ xuống, thấm cả luống cày, mà đến mùa, Trời lại dâng nước lên cướp hoa màu đem đi hết. Không chịu được cảnh lấy tô trâu của Trời, bác nông dân đã nhiều lần xinh Trời nới tay cho, nhưng lần nào Trời cũng nói:
– Còn thuê Trâu của ta, ta còn lấy hoa màu. Bao giờ trả Trâu cho ta thì mới hết nợ.
Càng làm vất vả, bác nông dân càng đói rét. Một hôm, sau khi bàn bạc cẩn thận với mọi người, bác quyết đem Trâu đi trả Trời. Đường lên Trời vừa dốc vừa nhiều bùn, bác và Trâu đi khó nhọc lắm mới đến nơi.
Vừa đến cửa nhà Trời, bác lên tiếng:
– Từ nay tôi chẳng công nợ vay mượn gì của Trời. Trời đừng đến lấy thóc lúa của tôi nữa.
Trời cười đáp:
– Để Trâu đấy cho ta. Anh chẳng thuê đã có người khác. Thôi về đi!
2. Sự tích con Trâu trên trần gian
Bác nông dân nghĩ đến bao nhiêu thóc lúa của mình làm ra trong mấy năm bị Trời cướp không cả. Bác thấy cần phải lấy con Trâu của Trời để bù cho chỗ Trời đã cướp không của mình.
Bác nắm lấy đuôi Trâu giật lùi xuống dốc. Cứ như thế, bác dắt Trâu về tới nhà mà Trời không biết.
Chiều hôm đó, không thấy Trâu đâu. Trời vội vàng chạy đi tìm. Đến nhà bác nông dân, trời thấy con Trâu đang ăn cỏ ở trước cửa. Trời hỏi:
– Anh đã dắt con Trâu này của ta đi phải không?
Bác nông dân đáp:
– Tôi đem trả Trâu cho Trời. Trời đã nhận rồi. Con Trâu này tôi chịu khó cày cấy dành dụm mãi mới mua được đấy.
Trời không tin cứ nằng nặc đòi. Sốt ruột, bác nông dân liền dắt Trời lên dốc. Vừa đi, bác vừa chỉ xuống bùn:
– Đấy Trời xem, chỉ có vết chân Trâu đi ngược lên nhà Trời, làm gì có dấu chân Trâu đi xuống mà Trời bảo tôi dắt con Trâu của Trời.
Không biết nói thế nào, Trời đành hậm hực quay về.
Từ đó, không ai phải mướn Trâu của Trời nữa và cái cảnh Trời dâng nước cướp hoa màu thay cho tô trâu ở các nơi miền núi cũng không còn nữa.
Sự tích con Trâu trên trần gian Nguồn: Tập đọc lớp 4 Phổ thông, tập 1, trang 78, NXB Giáo dục – 1977 – chúng tôi –
Bài thơ Con trâu [Võ Quảng]
Bài thơ Con Trâu được trích tập thơ “Thấy cái hoa nở” của Võ Quảng miêu tả đặc điểm của con Trâu và tình cảm của em nhỏ coi Trâu như một người bạn gần gũi.
Ở chơi nông trường Nhớ con Trâu mộng. Da đen láng bóng, Ức rộng thênh thênh, Đôi sừng vênh vênh, Chóp sừng nhọn hoắt. Hai tai quạt quạt, Trố mắt trâu nhìn, Nhìn em đăm đăm Mũi luôn khịt khịt…
Cỏ non em cắt, Em bó mang về, Giơ cỏ: “Mê! Mê!” Là Trâu bước đến. Cùng Trâu lui tới Như chỗ bạn bè. Hễ em vuốt ve Là Trâu… nhắm mắt. Dưới bóng râm mát Trâu đứng nghỉ ngơi, Em nhảy lên ngồi Lưng Trâu em hát.
Bài thơ Con Trâu – Tác giả: Võ Quảng Nguồn: Tập đọc lớp 2, tập 2, trang 99, NXB Giáo dục – 1978
Đôi nét về con Trâu
Trâu nhà (hay còn gọi là trâu nước) là những loài trâu đã được con người thuần hóa thuộc họ Trâu bò (Bovidae). Chúng đã được lai tạo, chọn giống chủ yếu là ở châu Á từ hàng ngàn năm để con người sử dụng trong hoạt động sản xuất, hoạt động nông nghiệp.
Trâu có sừng dài, ngắn cong khác nhau để sống phù hợp với thiên nhiên, da trâu mướt láng bóng dày, tuyến mồ hôi không phát triển và không thoát ra ngoài được nhiều để hạ nhiệt cơ thể, để giải nhiệt chúng có thói quen thích đằm mình nơi nào có nước hay sình lầy.
Trong xã hội cũ, người ta xem “Con Trâu là đầu cơ nghiệp”. Hình tượng con Trâu rất phổ biến trong văn hóa của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Theo văn học dân gian, nguồn gốc của con Trâu được kể lại qua câu chuyện Sự tích con Trâu bên trên.
Từ khi được thuần hóa, Trâu là một trong những con vật rất gần gũi, thân thiết với con người. Hình ảnh con trâu siêng năng, cần cù gắn liền với lũy tre làng thể hiện một nét văn hóa Việt và là một biểu tượng không chính thức của Việt Nam.
Sự Tích Con Sam
Truyện sự tích con Sam
Sự tích con Sam là câu chuyện cổ tích Việt Nam, kể về nguồn gốc con Sam và ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt gắn bó với nhau trong hoạn nạn.
1. Người vợ thủy chung đi tìm chồng
Ngày xưa có hai vợ chồng một người đánh cá nghèo. Một hôm người chồng ra khơi với bạn nghề. Không may có một trận bão rất lớn nổi lên giữa lúc họ đang thả lưới. Không một người nào thoát khỏi tai nạn.
Tin dữ về đến làng, tất cả mọi gia đình đánh cá đều đau khổ. Tiếng khóc lan đi các nhà. Riêng người đàn bà lòng đau như cắt. Như điên như cuồng, bà bỏ nhà ra đi, hy vọng tìm thấy chồng. Bà cứ theo bờ biển đi, đi mãi. Trải qua hai ngày đến một hòn núi lớn. Bà trèo lên rồi vì mệt quá ngủ thiếp dưới một gốc cây.
Đang ngủ bỗng có một tiếng nổ dữ dội. Bà choàng dậy thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ đứng trước mặt mình, hỏi:
– Người là ai mà dám đến nằm trước nhà ta?
Người đàn bà mếu máo đáp:
-Tôi đi tìm chồng. Cụ làm ơn chỉ giúp kẻo tôi nóng lòng nóng ruột quá!
Cụ già nói:
– Ta là thần Cây. Thấy nhà ngươi chung tình ta rất thương. Vậy ta báo cho biết là chồng ngươi còn sống, hiện ở ngoài hải đảo.
Nói rồi, ông cụ trao cho người đàn bà một viên ngọc và bảo:
– Ngươi hãy ngậm viên ngọc này vào miệng thì sẽ bay qua được biển để gặp chồng. Nhưng phải nhớ là nhắm mắt ngậm miệng kẻo rơi ngọc mà nguy đó.
2. Câu chuyện Sự tích con Sam biển
Ông cụ nói xong biến mất. Bà ta lấy ngọc ngậm vào miệng và nhắm mắt lại. Tự nhiên trời bỗng nổi gió ù ù. Bà thấy người như nhẹ bỗng, hai bên tai nghe tiếng vo vo. Được một lúc sau thấy chân chấm đất, bà mở mắt ra thì thấy mình đang đứng trên một bãi cát lạ mà gió bấy giờ đã lặng. Trông thấy chồng ngồi co ro trên bãi, bà mừng quá. Hai vợ chồng hàn huyên một hồi lâu rồi mới tính chuyện trở về làng cũ.
Người chồng ôm ngang lưng vợ để vợ đưa qua biển cả. Lòng người vợ sung sướng không thể nói hết. Vì thế, bà ta đã quên mất lời của thần Cây dặn. Miệng mắc ngậm ngọc nhưng bà vẫn cố hỏi chuyện chồng. Đột nhiên viên ngọc văng ra giữa không trung. Bà chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi cả hai vợ chồng đều sa xuống biển. Rồi đó họ hóa thành những con sam.
Ngày nay, những con sam thường đi cặp đôi ở dưới nước, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái như khi chồng ôm vợ để bay qua biển.
Tục ngữ có câu “Thương như sam”, là do truyện này mà ra.
Đôi nét về con Sam biển
Sam biển là một loài hải sản có 6 đôi chân và 4 mắt, trong đó có hai mắt lồi ra ở bên thân thể và hai mắt còn lại ở trên đầu nằm sát vào nhau. Chúng được phân bố ở các vùng ven biển, chủ yếu là các dải cát tại khu vực có thủy triều cao. Sam biển sống thành từng cặp cho đến hết đời.
Mỗi cặp sam đẻ nhiều trứng từ tháng 4 đến tháng 7, tháng 8 và sau khi đẻ trứng, con sam cái sẽ bò đi nơi khác.
Ở Việt Nam, Sam biển được phân bố nhiều ở các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hóa, Bình Thuận,… Hai loài sam phổ biến nhất ở nước ta là Tachypleus tridentatus và Carcinos corpius rotundicauda.
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng. Chúng được dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh suyễn, mụn nhọt, chữa bỏng, chữa ho, chữa rong huyết khi có thai. Đặc biệt, máu sam còn có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn độc hại. Ngành y tế đã sử dụng máu sam để kiểm tra các loại thuốc chích, vaccine hay dụng cụ y tế xem chúng có bị nhiễm vi khuẩn gram âm nguy hiểm hay không.
Theo văn hóa dân gian Việt Nam, nguồn gốc của loài này được kể lại qua câu chuyện Sự tích con Sam bên trên.
Sự Tích Con Muỗi
Sự tích con muỗi là truyện cổ tích được nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Đổng Chi kể lại, nói về một người đàn bà phụ tình, bạc nghĩa, vì thế đã bị trừng phạt. Sau khi chết đi, cô ta hóa thành con muỗi ngày nay.
1. Người chồng tình nghĩa
Có hai vợ chồng nhà nọ yêu nhau rất mực. Ngày mới lấy nhau, họ đã từng ăn thề hẹn không bỏ nhau. Nếu không may một trong hai người chết đi thì người kia sẽ chết theo để xuống âm ty cho có bạn.
Sau đó không bao lâu, người vợ trẻ tự nhiên bị chết mang đi một cách đột ngột. Không ai có thẻ tả được hết tình cảnh đau thương của người chồng. Anh chàng đã mấy lần toan tự tử, nhưng bị người nhà ngăn trở và canh phòng ráo riết.
Hôm sắp sửa cất đám, bỗng có một đạo sĩ đến bày cho chàng phép lạ có thể cải tử hoàn sinh mà theo lời ông ta, đã từng có nhiều người dùng phép đó cứu được người chết sống lại. Phép của ông ta rất giảm dị, chỉ cần người sống gan dạ và kiên trì một chút là được. Nghĩa là người sống mỗi ngày ba lần ôm ấp và truyền hơi ấm của mình vào cho tử thi. Làm luôn như thế không nghỉ ngày nào thì chỉ trong khoảng ba tháng mười ngày là người chết sẽ sống lại.
Người chồng cảm ơn đạo sĩ và làm đúng như lời dặn, hy vọng đưa người yêu trở lại cõi thế. Ngày ngày chàng ôm ấp vợ, truyền sức nóng, hơi thở của mình vào cái xác đã lạnh toát.
Nhưng sau đó ba ngày, mùi thối của tử thi bay ra khắp xóm làm cho mọi người không chịu được. Họ kéo nhau đến nhà bắt chàng phải chôn lập tức.
Bất đắc dĩ, người chông nhờ xóm giềng chặt nứa làm giúp một cái bè để mình đưa xác vợ đi một nơi khác. Nhiều người vui lòng giúp anh chàng trong việc này. Chỉ trong nửa ngày, chàng trai đã chở xác người vợ đi biệt.
Chiếc bè theo dòng nước trôi mãi. Người chồng vẫn ngày ngày ấp ủ vợ không thôi. Cái tử thi đó trông vẫn như người nằm ngủ. Lòng anh chàng tràn trề hy vọng. Đến một nơi kia, hắn cắm bè lại kề một bãi cỏ rộng, lên bộ nấu ăn.
Tình cờ trong khi đi nhặt củi chàng ta gặp một cụ già. Nhìn thấy ông cụ chống gậy đi một mình giữa cảnh trời nước hoang vu, lại râu tóc trắng xóa, hình dung không có gì là lam lũ, chàng trẻ tuổi lấy làm ngạc nhiên. Chàng còn đang suy nghĩ thì thoáng một cái ông cụ đã đứng trước mặt. Hiểu ngay đó là bậc Tiên Phật, chàng trai vội phục xuống chân cụ già rồi kể lể sự tình, cuối cùng không quên cầu khẩn ông cụ sinh phúc giúp cho vợ mình sống lại.
Cụ già đó chính là đức Phật, thấy anh chàng nài nỉ hết sức, bèn thương tình, đi theo xuống bè, bảo chàng trai chích máu ngón tay, nhỏ ba giọt vào miệng vợ. Tự nhiên người đàn bà mấp máy môi rồi từ từ ngồi dậy như vừa tỉnh một giấc mơ.
Trước khi ra về đức Phật có hỏi người vợ:
– Anh chàng này cho vay ba giọt máu để ngươi được hồi sinh. Vậy nhà người có yêu anh ta chăng?
Trước câu thề thốt chắc nịch của người đàn bà, đức Phật bảo:
– Không can gì. Nếu không yêu nữa thì chỉ việc trả lại ba giọt máu cho anh ta thôi!
2. Người vợ phụ tình và sự tích con muỗi
Thấy bọn họ nóng lòng muốn trở về quê hương, đức Phật gọi một con cá sấu khổng lồ từ vực sâu lên, bảo cá sấu chở họ đi.
Cá sấu vượt sông được nửa ngày đường thì bụng đã đói. Nó bảo hai vợ chồng lên bộ nghỉ ngơi để cho nó đi tìm cái ăn. Hai vợ chồng dắt nhau vào quán cơm. Trong quán hôm đó có một người khách thương sang trọng. Hắn ta thấy nhan sắc người vợ diễm lệ, ít ai sánh kịp thì bỗng nảy tà dâm, mưu toan chiếm đoạt.
Hắn lân la lại gần, đưa các mẫu hàng tơ lụa và đồ trang sức ra vờ chào khách, kỳ thực là để tán tỉnh người đàn bà đẹp. Hắn nói trong thuyền hắn đậu ở gần đấy còn có nhiều món hàng nữa rất quý và rẻ, muốn mời họ xuống xem.
Nhưng người chồng thì chẳng thiết một tí nào. Cơm nước xong, bỏ mặc người khách thương, dắt vợ ra bến vắng, ở chỗ hẹn với cá sấu, ngồi đợi. Họ ngồi dưới bóng cây trò chuyện một chốc rồi vì mệt quá, ngủ quên lúc nào không biết. Họ cũng chẳng ngờ sau lưng họ, người khách thương kia vẫn theo hút không rời.
Khi thấy hai người nằm ngủ, hắn đi nhẹ đến thức riêng người vợ dậy, mời nàng xuống thuyền đậu kề đó để hắn biếu một món trang sức:
– Thuyền của tôi chỉ cách đây mươi bước. Bà không phải đợi lâu đâu!
Nghe nói thế, lòng người đàn bà bỗng thấy lay chuyển. Nàng đứng lên, đi theo người khách thương xuống thuyền. Chỉ trong nháy mắt, theo ám hiệu của chủ, bọn thủy thủ chiếc thuyền buôn nhổ neo và giong buồm cho thuyền chạy mất.
Lại nói chuyện cá sấu lúc ngoi lên chỗ hẹn thì thấy chỉ có một mình người chồng, bấy giờ vẫn đang ngủ say. Cá sấu thức chàng dậy hỏi chuyện. Anh ta ngơ ngác không hiểu thế nào. Một mất mười ngờ, hắn đổ tội cho cá sấu đã ăn thịt mất vợ. Để giải mối ngờ, cá sấu mới bảo hắn kiếm cây luồn qua miệng mình, khua trong dạ dày xem thử cho biết. Anh chàng làm theo, chỉ thấy trong bụng cá sấu toàn là xương cá và đá cuội, mới biết mình ngờ sai.
Tìm khắp mọi nơi chẳng thấy vợ, hắn trở về bến, ôm đầu kêu khóc rất thảm thiết. Cá sấu thương tình bèn bảo hắn cưỡi lên lưng rồi phóng đi, đuổi theo những chiếc thuyền vừa qua lại để dò tìm tung tích. Sau mấy lần dò hỏi, người ta cho biết một chiếc thuyền buôn vừa đi qua, trong đó có một người đàn bà trẻ và đẹp. Họ tả nét mặt và hình dạng thì đúng là vợ chàng. Cá sấu bèn cố công đuổi riết.
Khi nhìn thấy vợ ngồi trong thuyền khách thương, người chồng nói với vào:
– Nàng cứ nhảy ra đây… Tôi không thể sống xa nàng được… Tôi sẽ làm cho nàng sung sướng…
Nhưng người vợ trả lời chồng:
– Chàng về đi! Em đành phụ chàng. Chàng tha thứ cho em vậy.
Rồi đưa cho chồng một gói vàng:
– Chàng hãy nhận lấy vật này và coi như em đã chết từ hôm nào rồi.
Vừa bực tức vừa thất vọng, chồng ném gói vàng xuống nước rồi nhờ cá sấu đưa mình trở lại tìm đức Phật. Khi đức Phật gặp bọn họ, liền giục cá sấu hối hả rượt theo chiếc thuyền khách thương để cho anh chàng thất tình đòi lại ba giọt máu của mình.
Lại nói chuyện người đàn bà sau khi chích máu ở tay để lấy ra ba giọt trả nợ cho chồng thì ngã vật xuống chết ngay. Người khách thương hết sức chữa chạy nhưng vô hiệu. Rồi sau đó hắn ném xác nàng xuống biển. Nhưng do phép màu của đức Phật, người đàn bà ấy hóa thành. Vì thiếu máu, nên lúc nào muỗi cũng lén lút đi chích trộm của mỗi người một tý để sống.
[alert style=”danger”]
[button url=”https://thegioicotich.vn/tag/truyen-co-tich-loai-vat/” style=”danger”]➤ Truyện cổ tích về loài vật[/button]
[/alert]
Truyện cổ tích Sự tích con muỗi [Dị bản]
Khác với Nguyễn Đổng Chi, theo hai nhà nghiên cứu văn học dân gian Sơn Nam và Tô Nguyệt Đình thì Sự tích con muỗi bắt nguồn từ một câu chuyện nói về một cô gái con nhà phú hộ lười biếng, khinh rẻ thần nhân nên đã bị trừng phạt.
Có một cô gái con nhà phú hộ, ỷ nhà có tiền nên biếng nhác, không học hành, cũng chẳng thích làm việc gì có ích cho gia đình. Tói ngày cô ta hết ăn rồi tìm chỗ kín đáo vắng vẻ để nằm ngủ. Ngủ dậy rồi lại ăn. Thấy vậy một vị thần hiến đến bảo cô gái rằng:
– Từ nay cô không được biếng nhác như vậy nữa, nếu không lo chăm chỉ học hành, làm việc giúp đời, thì ta sẽ hóa kiếp nhà ngươi làm con vật đê tiện.
Mặc dầu có lời thân nhân khuyên dạy, cô gái vẫn lười biếng như thường, lại còn có ý khi rẻ thần nhân không làm gì mình được. Giân quá, thần nhân hiện đến quát mắng cô gái:
– Nếu còn khinh rẻ thánh thần thì sẽ chịu cảnh đọa đày trong bóng tối.
Cô gái vẫn khinh khỉnh như thường. Vị thần liền xách gậy đến đánh thức khi cô đang ngủ và bảo:
– Lần này thì ngươi sẽ được hóa kiếp làm côn trùng, để bỏ thói lười biếng, khinh đời.
Nói rồi, vị thần giơ gậy đánh vào mình cô gái, cô liền hóa thành con muỗi. Bây giờ cô gái hóa muỗi vì lưới biếng ốm yếu nên bước đi không nổi, mới sụp lạy cầu cứu với vị thần, xin ban cho cách kiếm ăn, nếu không thì sẽ chết.
Vị thần liền ban cho cặp cánh mỏng để dùng bay đi kiếm ăn. Và vì lười biếng sợ ánh sáng, sợ tiếng động nên cô gái hóa muỗi luôn luôn chui vào ẩn nấp trong các xó kẹt đầy bóng tối, đợi cho loài người ngủ yên mới dám bay ra kiếm ăn. Trong khi bay đi than than vãn nên hóa thành tiếng vo ve bên tai người.
Truyện cổ tích Sự tích con muỗi – chúng tôi –
[alert style=”danger”]
[button url=”https://thegioicotich.vn/truyen-co-tich/” style=”danger”]➤ Khám phá thế giới cổ tích[/button]
[/alert]
Sự Tích Con Bọ Hung
Truyện sự tích con Bọ Bung
Sự tích con Bọ Hung là truyện cổ tích Việt Nam, giải thích nguồn gốc công việc hàng ngày của con Bọ Hung ngày nay – hình phạt cho tật hay quên của mình.
1. Nhà trời ban lệnh
Ngày xưa trời ở thấp lắm, thấp đến mức người trần gian giơ chày lên giã gạo cũng chạm vào bụng.
Người trần gian lại ngày một ngày đông, sáng tinh mơ đã thi nhau giã gạo, có khi đâm vào bụng trời ngay cả lúc trời còn đang say sưa trong giấc ngủ. Vào những ngày Tết nhất, đến khuya người ta vẫn còn giã gạo, trời buồn ngủ lắm mà bụng vẫn cứ bị những nhát chày thúc vào đau điếng.
Nhà trời tức lắm, nhưng không biết nên làm thế nào, bèn ra lệnh cho trần gian bớt ăn đi, may ra mới có thể yên thân được. Thế là nhà trời gọi Bọ Hung đến để truyền đi xuống trần gian.
– Ngươi hãy xuống truyền lệnh cho người trần gian rằng: Từ nay trở đi, ba ngày mới được ăn một bữa, mỗi bữa chỉ được ăn ba lưng.
Bọ Hung vốn đãng trí, nói trước quên sau. Đi bao nhiêu lần mà vẫn truyền sai lệnh, bị nhà trời quở phạt. Nhưng được cái tính ngoan ngoãn, hễ nhà trời sai thì làm ngay. Lần này Bọ Hung nhất quyết không truyền sai lệnh nữa. Nên vừa ra khỏi cửa, luôn mồm lẩm bẩm:
– Ba ngày ăn một bữa, mỗi bữa ba lưng…
2. Tĩnh đáng trí và truyện sự tích con Bọ Hung
Bọ Hung cứ thế mà đi từ trên trời xuống trần gian. Một chàng nông dân đi cấy, thấy Bọ Hung lẩm bẩm cái gì đấy liền lắng tai nghe. Rồi anh ta nấp vào sau một bụi cây, khi Bọ Hung đi qua liền hét lên một tiếng để trêu. Bọ Hung giật bắn người lên và quên khuấy những lời mình đang nói. Tức mình, Bọ Hung quay lại, định cãi nhau với anh kia, nhưng…trước hết, phải nhớ xem mình đang nói gì đã. Nghĩ mãi không ra, anh kia bèn nhắc:
– Có gì đâu, mày đang nói : “Một ngày ăn ba bữa, còn ăn vặt không kể”.
Bọ Hung mừng rối rít, quên cả việc định đôi co với anh chàng kia và cứ tiếp tục đi. Vừa đi miệng lại vừa lẩm bẩm:
– Ngày ăn ba bữa, còn ăn vặt không kể …
Nghe nói có Bọ Hung mang lệnh nhà trời xuống, vua tôi trần gian và cả một đám đông cận thần ra nghênh đón để nhận chiếu chỉ. Khi nghe Bọ Hung nói:
– Ngày ăn ba bữa …
Vua tôi trần gian nghe hoảng quá, ăn nhiều như vậy thì làm bao nhiêu cho đủ. Trước ăn mỗi ngày có hai bữa đã phải giã gạo làm trời mất ngủ, kỳ này chắc nhà trời càng quở trách ta đây.
Bọ Hung truyền lệnh xong liền trở lại về trời. Nhà trời thấy từ ngày truyền lệnh cho người trần gian ăn ít đi, mà sao lại giã gạo nhiều hơn trước. Lấy làm lạ, trời bèn triệu vua trần gian lên hỏi nguyên do.
Vua trần gian kể lại khi nhận lệnh các quần thần đều đến đông đủ để nghe chiếu chỉ của nhà trời do Bọ Hung truyền xuống là phải ăn nhiều hơn trước. Bấy giờ nhà trời mới vỡ lẽ việc Bọ Hung truyền sai lệnh.
Trời tức quá, gọi Bọ Hung đến và đánh cho một trận. Sau đó, cắm cái xẻng vào đầu, đẩy đi làm nghề xúc phân. Từ đó, Bọ Hung phải đi hót phân không kể đêm ngày. Và câu chuyện sự tích con Bọ Hung được bắt nguồn từ đấy.
Lệnh đã truyền đi, không thu lại được nữa, dân chúng hạ giới ngày đêm giã gạo không ngơi tay. Nhà trời mất ăn mất ngủ liên miên, đành phải chuyển lên thật cao, để con người không còn có thể chạm tới được nữa.
Giới thiệu về loài vật trong truyện sự tích con Bọ Hung
Bọ Hung có tên tiếng Anh là dor-beetle hoặc dung-beetle là một nhóm các loài bọ cánh cứng thuộc họ Scarabaeoidea, bộ Bọ cánh cứng.
1. Hình dáng, cấu tạo
Cũng giống như cái loài côn trùng khác, cơ thể Bọ Hung chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Đầu có cặp râu và cái sừng cứng chắc, dùng để tự vệ và phô trương trước bạn khác giới. Ngực gắn sáu cái chân và đôi cánh cứng tựa như chiếc áo chống đạn, che kín cả phần trên của ngực và bụng.
Thân hình con Bọ Hung thô thiển, đầu dạng cái mai, chân trước dạng cái xẻng và đầu nhọn hơi cong. Hình dạng thân hình đó hết sức thích hợp cho công việc của chúng và không phải dùng hết sức lực.
Loài Bọ Hung có một sức mạnh phi thường, chúng có khả năng nâng được nặng gấp 8 lần trọng lượng cơ thể. Nếu chúng có kích thước như con người thì việc nâng một chiếc xe tăng chỉ là việc rất dễ dàng.
2. Sinh sản của Bọ Hung
Vào mùa sinh sảnh, Bọ Hung thường bay đi bay lại là là trên mặt đất để tìm đống phân tươi. Khi phát hiện ra một đống phân, chúng liền hạ xuống, lấy đầu tựa như cái xẻng và chân trước xúc phân ướt và đất ướt gộp lại với nhau rồi ve thành viên bi đẩy về phía trước. Viên phân càng lăn càng lớn. Khi đẩy, thường thì con đực ở phía trước và lấy chân sau đẩy viên phân về phía sau theo kiểu bò lùi lại; còn con cái bám ở phía bên cục phân, để mặc cho con đực hoàn thành công việc.
Sau khi đã chọn được địa điểm thích hợp, chúng dừng lại, đào đất chỗ dưới viên phân, tạo thành một cái lỗ và lấp viên phân lại. Sau đó, con cái sẽ đào một cái lỗ trên viên phân, đẻ trứng vào đó, rồi cẩn thận lấp lớp đất dày sao cho cuối cùng bằng với mặt đất mới thôi. Tiếp đó chúng lại vội vàng làm viên phân thứ hai ở chỗ khác để đẻ trứng. Những viên phân chính là chất dinh dưỡng chuẩn bị cho con non sắp ra đời.
Người đã tính được, một đôi Bọ Hung chỉ cần 30 giờ đã có thể vần đi được 1000 milimet khối phân tươi vùi xuống. Vì thế, chúng là động vật rất có ích trong việc bảo vệ mội trường.
Bọ Hung đẻ ra ấu trùng, một thời gian sau chúng chuyển hóa thành nhộng rồi biến thành Bọ Hung.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Tích Con Trâu trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!