Bạn đang xem bài viết Sự Tích Con Dã Tràng – Truyện Cổ Tích Hay Về Loài Vật được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sự tích con dã tràng – Truyện cổ tích hay về loài vật. Truyện đã giải thích nguồn gốc của hành động “xe cát biển đông” của dã tràng.
Sự tích con dã tràng là một trong những truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc về loài vật. Truyện tuy hơi dài nhưng có nhiều tình tiết ly kì và hấp dẫn nên được rất nhiều em yêu thích
Sự tích con dã tràng Truyện cổ tích hay về loài vật
Ngày xửa ngày xưa có một đôi vợ chồng, người chồng tên là Dã Tràng. Trong một lần làm vườn, ông phát hiện trong vườn nhà mình có một cái hang rắn hổ mang. Bên trong là một cặp vợ chồng rắn, chúng thường ra vào trong hang để đi kiếm mồi.
Một lần ông để ý có mình rắn chồng bò ra khỏi hang, lúc sau mang về một con nhái đút cho vợ ăn, thì ra rắn vợ mới lột xác nên yếu ớt không cựa quậy được. Cũng chẳng lâu sau, ông lại thấy rắn vợ bò ra khỏi hang một mình, ông chắc rằng rắn chồng cũng đang lột xác không đi kiếm mồi được. Nhưng kì lạ là, ông chờ đến khi rắn vợ về lại không thấy nó mang thức ăn về cho chồng mà có một con rắn hổ mang đực lớn khác đi theo sau. Hai con bò đến cửa hang, chúng quấn lấy nhau bện như dây thừng.
Bực mình vì rắn vợ dám phản bội chồng, lại thấy con rắn đực kia đang bò vào hang Dã Tràng mới nhanh nhẹn giương cung bắn, chẳng may bắn trúng rắn vợ, rắn vợ chết lăn quay. Con rắn đực kia thấy thế thì hoảng hốt vội bỏ chạy. Dã tràng nghĩ cũng tội cho con rắn cái nhưng ông cũng rất giận nó, khi nó đau yếu thì rắn chồng chăm sóc vậy mà khi rắn chồng không đi tìm mồi được nó lại có thể phản bội như thế. Thế rồi ông cũng bỏ về nhà, từ đó không để ý đến cái hang rắn nữa.
Vài ngày sau, một hôm nằm võng trò chuyện với vợ, ông mới kể hết đầu đuôi câu chuyện về cái hang rắn cho vợ nghe, ông vừa dứt lời thì nghe trên máng có tiếng phì phì. Hai vợ chồng hốt hoảng nhìn lên thì thấy có một con rắn hổ mang rất lớn, đuôi quấn lấy xà nhà, đầu vườn tới gần chỗ ông nằm, miệng nhả một viên ngọc. Ông vừa cầm lấy thì bỗng nghe được tiếng rắn nói:
Dã Tràng hết sức kinh ngạc, sau đó là sung sướng vô cùng, ông nhận viên ngọc và từ đó luôn mang ngọc theo bên mình.
Một hôm, Dã Tràng đang hái rau, bỗng có một bầy quạ đến đậu ở mấy ngọn cau nói chuyện lao xao. Chúng vươn người bảo Dã Tràng:
Dã Tràng đi lên núi Nam, thấy xác một con dê ý như lời quạ mách, ông bèn xẻo lấy một ít thịt xâu lại xách về. Đến nhà, ông vội mách cho xóm giềng biết mà đi lấy, không quên dặn họ để bộ ruột dê lại cho bầy quạ. Nhưng ông không ngờ người trong xóm nghe tin ấy đua nhau đi đông quá, thành ra họ lấy hết cả, chẳng chừa một tý gì.
Lũ quạ không thấy ruột dê, cho là Dã Tràng đã lấy hết, chúng kéo nhau đến vườn nhà ông réo riếc om sòm. Thấy vậy, biết là người trong xóm đã làm hại mình không giữ chữ tín với bầy quạ. Ông cố gắng giải thích nhưng bầy quạ vẫn không nghe, cứ đứng đó mà gào lên chửi.
Bực mình quá, ông mới lấy cung tên ra bắn vào dưới chân chúng, định đuổi chúng đi chứ không có ý giết, ai dè bầy quạ tưởng ông muốn giết chúng, lấy oán trả ơn. Chúng bèn lấy cắp mũi tên khắc tên Dã Tràng ở đuôi, tìm dịp báo thù ông. Lũ quạ cứ ngửi đâu có xác chết là bay đến, một lần nọ chúng bay qua sông, thấy có một cái xác chết trôi, chúng bèn lấy mũi tên của ông, cắm vào yết hầu xác chết, khi quan phát hiện ra, thấy tên Dã Tràng, nghĩ ngay ông là thủ phạm, bèn cho lính đi bắt ông về chịu tội.
Dã Tràng bỗng dưng bị bắt hết sức kêu oan nhưng nhìn thấy mũi tên của mình, ông không sao thanh minh được, tuy nhiên ông vẫn một mực xin quan xét nỗi oan uổng. Quan không biết xử trí ra sao, bèn sai lính đưa ông về kinh nhờ vua phán xét.
Dọc đường về kinh, ông có nghe thấy đàn chim sẻ nói chuyện với nhau:
– Mau nhanh lên thôi, chuyến này chúng ta được ăn no rồi
Một con chim sẻ khác cất lời:
– Thế cơ á? Của ai mang đến mà bỏ vương vãi nhiều thế?
Con chim kia trả lời:
– Của vua nước nọ kéo quân sang đánh nước này, hôm qua quan quân giáo mác kéo đi liên miên không ngớt. Nhưng xe thóc vừa sắp đến biên cương thì bị sụp hầm đổ hết. Họ đang trở về lấy thứ khác, cho nên chúng mình tha hồ chén, không ai đuổi đi đâu. Lần này thì được bữa tha hồ rồi.
Thế rồi bọn sẻ kéo nhau bay đi mất, ông vội vàng báo với bọn lính:
– Các anh lính ơi, việc của tôi sống chết nhưng cũng chưa đáng lưu tâm, giờ có một việc vô cùng trọng đại nữa, tôi cần bẩm báo ngay với quan trên.
Cho dù bọn lính tra hỏi như thế nào thì ông cũng một mực không nói, chỉ khi có mặt quan trên thì ông mới tỏ bày rõ ràng. Lính tra đành mang ông đến gặp quan tỉnh, Dã Tràng kể rõ sự tình, rằng vua Hiền Đế ở phương Bắc đã sai tướng cầm quân sang đánh úp nước mình và đóng quân đầy ở biên giới, chỉ vì bị sụp hầm, xe lương đổ hết, chưa tấn công được. Bây giờ họ đang vận thêm lương, chờ đầy đủ sẽ vượt cửa ải sang Nam.
Quan tỉnh nghe xong nghi ngờ lẽ nào âm mưu to lớn như vậy mà một tên dân quèn như ông lại biết được. Dã Tràng thấy quan còn nghi ngại bèn chỉ vào đầu mình và cam đoan nếu nói sai, ông sẽ xin chịu chết nhưng nếu đó là thực thì mong được thả về nhà. Ngay lúc đó, những tên quân do thám được tung đi tới tấp mọi ngả để lấy tin. Quả đúng như lời Dã Tràng nói, nước ta đang có nguy cơ bị xâm phạm, ông được thả về ngay.
Dã Tràng đi bộ tìm về quê nhà. Đi qua huyện của người bạn thân Trần Anh, trời cũng đã xẩm tối, không đi được nữa. Dã Tràng đành ghé vào nhà bạn một tối rồi mai trở về. Đôi bạn gặp nhau thì mừng khôn xiết, nghe ông kể đầu đuôi sự tình, Trần Anh vô cùng thương cảm. Ăn xong bữa tối, Trần Anh xuống bếp bảo vợ:
– Vợ này, Dã Tràng là bạn thân ta, tối nay lại nhà lại không có gì ăn, nhà mình có cặp ngỗng, ngỗng con cũng đã lớn khôn, ta làm thịt một con, ngày mai đãi bạn lên đường.
Thế rồi hai vợ chồng thống nhất với nhau canh tư sáng mai dậy cùng nhau cắt tiết vặt lông ngỗng. Cặp ngỗng trong chuồng nghe thấy câu chuyện của vợ chồng chủ thì buồn rầu. Ngỗng trống quay sang bảo ngỗng cái:
– Mình này, nhà chủ có ơn nuôi chúng ta đã lâu, nay con cũng lớn rồi, mình ở lại dạy bảo các con, mai tôi sẽ đứng sẵn cho chủ bắt.
Ngỗng cái thương chồng, quyết không để chồng phải chết, nhưng ngỗng trống gạt phăng đi, quay vào dặn đàn con:
– Các con hãy ngoan ngoãn ở lại với mẹ, cha sẽ đi mãi không về nữa.
Đàn con còn ngơ ngác chưa hiểu gì thì ngỗng mái quyết lạch bạch chạy theo ngỗng trống. Dã Tràng nằm trong buồng ngó qua cửa sổ trông thấy sự như thế thì thương đàn ngỗng lắm, chỉ vì mình mà cha lìa con. Nghĩ thế ông định nói với Trần Anh nhưng rồi thấy hơi bất tiện, ông đành chờ lúc bạn ra chuồng bắt ngỗng thì sẽ cản lại.
Suốt đêm hôm đó tuy mệt mà ông không dám ngủ. Canh tư vừa điểm, Dã Tràng nghe có tiếng lạch cạch bên chuồng ngỗng. Ngỗng trống xua ngỗng mái chạy rồi vươn cổ để cho bắt. Khi Trần Anh sắp cắt cổ ngỗng thì Dã Tràng đã lật đật chạy xuống bếp giữ lấy tay Trần Anh. Ông nói:
– Tôi biết bạn có lòng tốt thương cảm với tôi, chúng ta đã thân nhau bao lâu, tính tôi lại không hay sát sinh, bạn đừng giết nó mà tội nghiệp. Nếu bạn giết nó tôi sẽ đi ngay lúc này.
Thấy bạn có vẻ quả quyết, Trần Anh ngậm ngùi thả ngỗng ra, ông giục vợ chạy đi mua tép về đãi bạn. Cơm nước cũng đã xong, Dã Tràng từ giã bạn lên đường về nhà. Vừa ra đến ao, ông đã thấy vợ chồng ngỗng cùng với bầy con đứng chực ở đấy. Ngỗng đực ngậm một viên ngọc đến đặt dưới chân Dã Tràng và nói:
– Cảm ơn ân nhân cứu mạng, không biết nên cảm ơn ông thế nào. Tôi có viên ngọc này, mang nó vào người có thể đi được dưới nước dễ dàng không khác gì trên bộ. Nếu đem ngọc này xuống nước mà khoắng thì sẽ rung động đến tận đáy biển.
Ngỗng lại nói tiếp:
– Hôm nay ông chủ không giết chúng tôi mà tép đã thế mạng nên từ nay loài ngỗng chúng tôi sẽ không ăn tép để tỏ lòng biết ơn.
Dã Tràng cảm động trước tấm lòng báo đáp của ngỗng, ông sung sướng nhận lấy ngọc rồi về. Khi đến bờ sông, Dã Tràng muốn thử xem công hiệu của viên ngọc mới, ông mới lội xuống nước thì lạ thay nước rẽ thành một lối cho ông đi thẳng xuống đáy sông. Ông đi xem xét dạo quanh một hồi. Lại muốn thử xem liệu viên ngọc có sức mạnh dao động đến đáy biển không, ông cứ thế cầm viên ngọc khoắng khoắng vài vòng. Ngọc trong tay ông vừa khoắng thì lòng nước chao đảo, nước cuộn xoáy, thủy phủ rung động như muốn đổ sập, đương lúc họp triều thần của Long Vương. Ai nấy đều giật mình nháo nhác không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Long Vương bèn sai người đi dò la sự tình.
Tên lính hầu đi theo con đường sóng ngầm lọt vào cửa sông thì thấy Dã Tràng đang cầm ngọc khoắng vào nước. Mỗi một lần khoắng, họ cảm thấy đầu đau như búa bổ, cá mú liêu xiêu. Biết Dã Tràng chắc chắn là người gây ra việc này nhưng tên lính hầu không dám kinh động, hắn tiến đến ngỏ ý mời ông xuống thủy cung thăm thú một lần. Dã Tràng nghe thế thì vui mừng lắm, ông theo tên lính đi luôn, nhìn thấy cung điện nguy nga, toàn là vàng bạc châu báu, ánh sáng xanh đỏ lấp lánh. Long Vương ngỏ ý hỏi cơ sự tại sao. Dã Tràng mới kể câu chuyện được tăng ngọc quý cho Long Vương nghe, ông mới chỉ thử xem viên ngọc có hiệu nghiệm không. Nghe Dã Tràng nói tất cả mọi người đều rùng mình xanh mắt. Họ nhìn nhau ái ngại: “Mới khua khoắng tí thôi mà đã nhức óc đau đầu, nếu hắn làm thật thì còn gì là thủy cung nữa”. Long Vương nhún nhường tiếp đãi Dã Tràng rất hậu, lúc đưa dã Tràng về, Long Vương còn cho người đưa ông về tận nhà và tặng rất nhiều vàng bạc châu báu.
Về đến nhà, hàng xóm thấy ông không những khỏe mạnh bình yên mà còn trở nên giàu có thì ai nấy cũng vui mừng. Dã Tràng may một cái túi, đựng hai viên ngọc, đi đâu cũng mang theo không rời nửa bước.
Một ngày nọ, Dã Tràng được mời đến nhà bà con ăn giỗ. Đi nửa ngày đường mới đên nơi. Vừa ngồi xuống mâm thì ông chợt nhớ ra không mang theo túi ngọc, ông vội đứng dậy trở về tìm. Nhưng khi về đến nhà, ông tìm mãi vẫn không thấy túi ngọc đâu cả. Ông rụng rời cả người. Ông đi tìm vợ, cũng không thấy vợ đâu, ông lục lọi khắp mọi nơi, thì phát hiện ra mảnh giấy vợ ông để lại, nói rằng ông không cần mất công tìm ngọc nữa, có người của Long Vương lên bảo hễ có ai bắt được túi ngọc đưa xuống dâng Long Vương sẽ được làm hoàng hậu, bà đã trộm túi ngọc của ông mang đi mất rồi.
Đọc xong thư vợ, Dã Tràng ngất đi. Ông không ngờ vợ ông lại phản bội ông như con rắn cái ông bắn trước kia. Ông cũng không ngờ âm mưu của Long vương thâm độc đến nước ấy, trách mình không cẩn thận để mất hai viên ngọc quý. Tiếc của, ông nghĩ cách tìm bằng được hai viên ngọc. Ông tính đổ cát lấp biển thành một con đường đi xuống thủy cung quyết tìm lại báu vật. Mọi người thấy thế thì cho rằng ông hồ đồ mất rồi, can ngăn ông bao nhiêu cũng không được, ông dọn nhà ra bờ biển để tiện xe cát làm đường.
Ngày này qua ngày khác, ông cứ miệt mài không bỏ cuộc. Thế rồi, chẳng bao lâu sau, ông đuối sức, cho đến tận khi chết, Dã Tràng vẫn không bỏ cuộc. Ông chết đi hóa thành con còng còng. Dân ta gọi là con Dã Tràng theo tên ông, ngày ngày xe cát lấp biển.
Ý nghĩa sự tích con dã tràng
Sự tích con dã tràng đã giải thích nguồn gốc của hành động “xe cát biển đông” của dã tràng. Một hành động vô ích và lãng phí thời gian. Vì lượng cát biển đông là nhiều vô kể. Và mỗi lần xe được một ít thì lại bị sóng biển cuốn trôi hết.
Qua đó, truyện cổ tích “Sự tích con dã tràng” muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết suy nghĩ và phân tích trước khi tránh hành động. Để chế giễu những người làm những việc vô ích, thiếu suy nghĩ chín chắn, trong dân gian ta lưu truyền câu ca dao:
“Dã tràng xe cát biển đông, Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.”
– Sự tích con muỗi – Truyện cổ tích ý nghĩa về đạo đức
– Sự tích quả dưa hấu – Truyện cổ tích ca ngợi những con người lao động chân chính
– Rùa và thỏ – Truyện ngụ ngôn ý nghĩa cho người bền chí
– Sự tích hoa Tulip (Hoa uất kim hương) – Truyện cổ tích về các loài hoa
Sự Tích Quạ Và Công Truyện Cổ Tích Hay Về Loài Vật
Sự tích quạ và công Truyện cổ tích hay về loài vật. Ý nghĩa: truyện khuyên ta cần tránh tật xấu tham ăn tục uống và phải kiên trì thì mới đạt kết quả tốt.
Sự tích quạ và công Truyện cổ tích hay về loài vật
Xưa kia, Quạ và Công là đôi bạn chí thân. Hồi đó Công vẫn còn rất xấu xí chứ không đẹp như bây giờ, Quạ và Công con nào con nấy bộ lông cũng đều xám xịt như vừa mới rúc ở bùn lên. Quạ và công vì biết mình xấu nên chỉ chơi với nhau chứ không dám chơi với những loài chim khác.
Riêng Công thì còn xấu hơn cả Quạ, đầu Công thì bé tẹo không hề cân xứng với người, thêm vào nữa là cái cổ Công thì dài ngoằng ngoẵng nên trông rất khó coi. Một hôm Quạ rủ Công:
– Ở đằng kia đang có người thợ vẽ tranh với đủ các màu vẽ, chúng ta hãy ra đó thừa cơ ông ấy không để ý thì trộm màu về để vẽ lên cho nhau, sửa sang lại bộ cánh cho đẹp.
Công gật gù nhận lời. Hôm đó người họa sĩ đang vẽ dở một bộ tứ bình cho người ta, màu vẽ còn bỏ lăn lóc bên cạnh người. Thừa dịp người họa sĩ ngủ say, Quạ và Công lẻn đến mò vào lấy trộm bút lông và màu vẽ rồi mang ra một con gò ở giữa hồ. Lần thứ hai Quạ và Công định lẻn vào lấy trộm tiếp màu vẽ thì người họa sĩ đã ngủ dậy. Chúng đành quay trở ra chiếc gò thì thấy chỉ lấy được mỗi một hộp mực tàu đen xì, một hộp mực xanh và một túi kim nhũ lấp lánh. Quạ bảo Công:
– Thôi như vậy cũng vẽ được rồi, ta bắt đầu vẽ cho nhau đi, để tôi vẽ trước cho anh.
Quạ bảo Công nằm xuống cho mình tô vẽ lên người, Quạ vốn rất khéo tay nên vẽ cho Công rất đẹp. Ban đầu quạ dùng mực xanh tô vào đầu, cổ và mình Công. Quạ tô đến đâu là liền rắc kim tuyến tới đó. Tô đến cái đuôi, Quạ bảo công phải xòe cái đuôi ra như cánh quạt để Quạ tô cho kỹ lưỡng. Ở mỗi chiếc lông đuôi của Công, Quạ vẽ những vòng tròn và tô bằng mực tàu, sau đó rắc kim nhũ rất đẹp.
Sau khi tô màu hoàn thiện cho Công, Quạ bắt Công phơi cái đuôi cho thật khô.
Giờ đến lúc Công tô lại cho Quạ. Công thì vốn rất vụng về, không hề khéo tay như Quạ nên cực kì lúng túng và không may cho Quạ là lúc đó thì mực xanh và kim nhũ cũng đã hết rồi.
Công đang loay hoay không biết là tô cho quạ thế nào thì bông nhiên Quạ khoang bay đến. Thời đó thì Quạ Khoang thuộc họ nhà Quạ và người nó chỉ một màu trắng toát như vôi. Chưa đáp xuống Quạ Khoang đã giục tíu tít:
– Anh Quạ, anh đang làm gì đó, mau mau bay về phương đông thôi
Quạ hỏi:
– Bay về phương đông để làm gì?
Quạ Khoang trả lời:
– Em nghe thấy mọi người nói rằng có tin ở đó có một trận đánh nhau rất to, nhiều xác chết lắm, đây là một dịp hiếm có của anh em nhà ta.
Quạ nghe nói đến thịt người thì rất thèm muốn. Quạ bảo Quạ Khoang:
Quạ khoang nói:
– Không được, anh em ta phải bay đến trước ban đêm…Ngày mai thì họ mang hết xác đi chôn rồi thì anh em ta còn gì để ăn nữa.
Nghe Quạ Khoang nói vậy, Quạ vô cùng sốt ruột giục Công:
– Thế mày tô gấp nhanh cho anh đi Công
Quạ Khoang cũng muốn có một bộ lông đẹp để diện với mọi người. Nó nói xen vào:
– Anh Quạ, em cũng muốn được ăn mặc chỉnh tề đẹp đẽ một chút, anh cho em tô một chút với.
Quạ thấy Quạ Khoang nói vậy nên rất sẵn lòng chia sẻ một chút màu vẽ cho người em họ của mình. Công thì bị quạ giục, luống cuống nên đã trút một nửa số mực tàu lên đầu của Quạ. Mực cứ chảy tới nơi đâu trên mình Quạ là Quạ đen tới đó. Không những thế, Công vì bôi vội nên đã bôi cả mực vào mỏ và chân của Quạ làm cho Quạ từ đầu tới chân chỉ toàn một màu đen nhánh như là cột nhà cháy.
Đến lượt Quạ Khoang tô điểm, công trút hết sạch số mực còn lại lên người Quạ Khoang thành thử Quạ Khoang cũng đen không khác gì người anh họ mình. Duy chỉ mỗi phần cổ của Quạ Khoang là không dính mực do lúc mực chảy xuống, Quạ Khoang vội rụt cổ lại nên phần đó không bị mực thấm vào.
Nhìn thấy Công tô điểm cho Quạ Khoang, lúc đó Quạ mới nhận ra rằng mình đã quá dại dột khi giao phó sắc đẹp của mình cho Công vì Công quá vụng về. Nhưng mực đã tô rồi không thể làm gì được nữa, tức quá Quạ mắng cho Công một trận rồi cùng Quạ Khoang bay đi. Cũng kể từ khi đó, Quạ không bao giờ chơi với Công nữa.
Chính vì lý do trên mà chúng ta thấy ngày nay, loài công với bộ lông rất đẹp và sặc sỡ. Đi đâu họ hàng nhà Công cũng rất hãnh diện với vẻ đẹp của mình. Nhưng ngược lại, dòng dõi nhà Quạ thì lại đen thui như mực từ đầu tới chân, trong đó có Quạ Khoang là còn một chút ngấn trắng ở cổ do không bị mực thấm. Vì cảm thấy mặc cảm cho vẻ ngoài xấu xí của mình nên đi đâu Quạ cũng than thở: “Quạ xấu hổ, Quạ xấu hổ”.
Ý nghĩa sự tích quạ và công – truyện cổ tích hay về loài vật
Qua sự tích quạ và công ta thấy, Quạ khéo tay, tốt bụng sẵn sàng tô điểm cho Công thật đẹp và lại vui lòng chia xẻ thuốc vẽ của mình cho Quạ khoang nhưng Quạ lại có tính xấu là tham ăn. Vì nôn nóng giục công vẽ nhanh để con đi lấy phần thịt, lại gặp Công vụng về, lúng túng, xấu tính mà Quạ phải suốt đời khoác bộ lông cánh đen thui như mực.
– – Truyện cổ tích Việt Nam hay nhất cho bé
– – Truyện cổ tích ca ngợi những con người lao động chân chính
– Truyện cổ tích Ali Baba và 40 tên cướp với cách kể mang tính giáo dục cho trẻ em
Cổ Tích Về Loài Vật
Sự tích hoa Mào gà
– Lượt xem: 17193
Sự tích hoa Mào gà – Câu chuyện cổ tích Việt Nam ý nghĩa kể về sự tích loài hoa Mào gà đồng thời cũng ca ngợi tình bạn đẹp và rất chân thành, sự đồng cảm…
Sự tích chim gò sóng
– Lượt xem: 7383
Ở một ngôi làng nọ, trên miệng hố nơi dẫn nước xuống ruộng mọc lên một quả bầu kỳ lạ vô cùng lớn khiến che lấp mất lỗ thông nước. Điều đó làm cho…
Sự tích con Thạch Sùng
– Lượt xem: 15405
Chàng Thạch Sùng từ một chàng trai nghèo khó trở thành một phú ông. Nhưng vì quá đắc ý tự mãn nên mất hết gia sản và vợ con vào tay người khác. Hắn ngồi tắc…
Sự tích con ve sầu
– Lượt xem: 13820
Người anh hết mực thương em mình còn người em ích kỉ hiểu lầm anh. Đến khi nhận ra đã quá muộn màng, anh đã chết. Người em vì thế mà khóc ròng mấy tháng…
Sự tích con chuồn chuồn
– Lượt xem: 12728
Chuồn Chuồn được giao nhiệm vụ trông coi thời tiết. Dù được Tò Vò nhắc làm tổ để đề phòng mưa bão nhưng Chuồn Chuồn không nghe. Cũng vì quá ham chơi nên…
Sự tích chó mèo ghét nhau
– Lượt xem: 26830
Chó và mèo vốn chơi thân với nhau. Mèo có ơn với chó. Nhưng sau khi về ở với con người thì chó trở nên ghét mèo vì con người bất công….
Sự tích chim khướu bạc đầu
– Lượt xem: 4014
Vợ chồng nhà nọ sinh hẳn mười đứa con. Nhà nghèo nợ nần chồng chất người mẹ chịu không nỗi đâm ra ốm nằm liệt. Sau người mẹ chết đi mười đứa con…
Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn
– Lượt xem: 9786
Các con vật không thể sống yên lành với hai con thú hung ác là cọp và heo rừng. Thỏ đã nghĩ ra cách để giết cả cọp và heo rừng. Do mải mê xem cọp và heo đấu…
Sự tích ve sầu rỗng ruột
– Lượt xem: 3513
Con nòng nọc bị hại mất hết ruột gan lên kiện Ngọc Hoàng. Sau khi Ngọc Hoàng tra khảo tất cả thủ phạm thì người có tội lớn nhất chính là ve sầu….
Sự tích chim Quốc
– Lượt xem: 4221
Quắc và Nhân là đôi bạn thân. Sau vì miếng ăn mà chia tay mỗi người mổ ngã. Về sau Nhân cưới vợ và trở nên giàu có thì không quên bạn bè. Nhưng vì vợ Nhân…
Sự tích thờ thần hổ
– Lượt xem: 7404
Ông lão chèo bè nghèo sống trên sông Lam làm nghề đưa đò kiếm sống. Con hổ xám hay ve vãn bắt con người để ăn thịt. ông lão chèo bè là ân nhân của con hổ nhưng…
Con cóc là cậu ông trời
– Lượt xem: 8874
Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ có nước uống. Nhưng thần Mưa mải ham chơi mà quên mất nhiệm vụ suốt…
Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ
– Lượt xem: 6888
Ngày xưa có hai mẹ con một anh chàng nhà nghèo rớt mùng tơi. Vốn khỏe mạnh, lại biết bơi nên chàng được chủ thuyền thuê làm thủy thủ. Được trả trước bốn…
Sự tích con dế
– Lượt xem: 5854
Văn Linh và Văn Lang là hai anh em cùng cha khác mẹ nhưng rất thân thiết với nhau. Mẹ kế là mẹ đẻ của Văn Lang, bà luôn ngầm muốn giết Văn Linh để chiếm gia tài….
Con sáo và phú trưởng giả
– Lượt xem: 2816
Bác đi cày bắt được con sáo bị thương mang về chăm sóc và dạy sáo học đủ thứ rất tận tình. Bác nhận sáo làm con và cho sáo tự do đi đâu thì đi. Một hôm…
Con cú
– Lượt xem: 4507
Một con cú nọ khi đi kiếm ăn vô tình lạc vào kho thóc của gia đình nọ. Việc này đã khiên tất cả mọi người trong làng khiếp sợ vì con quái vật mà không ai…
Sự tích con mối
– Lượt xem: 5285
Một chàng trẻ tuổi nhà giàu, ao ước một người vợ đẹp như tiên. Đến khi cha mẹ hắn lần lượt qua đời hắn vẫn chưa có vợ. Chuyện này đến tai Ngọc Hoàng,…
Sự tích chim năm trâu sáu cột và chim bắt cô trói cột
– Lượt xem: 1993
Ông Ba vốn là một người tá điền giỏi được giao cho việc chăn trâu. Về sau khi phú ông đột ngột mất đi con gái ông ấy đã đến kiểm kê tài sản. Vì đinh…
Con thỏ và con hổ
– Lượt xem: 7020
Hổ bị thỏ chơi một mẻ mất mặt nên hổ luôn muốn tìm thỏ để trừng trị. Lần đầu gặp thỏ, thỏ lừa hổ bị ong chích sưng húp. Lần thứ hai thì bị thỏ…
Sự tích chim cánh cụt
– Lượt xem: 6747
Chim cánh cụt vốn xem ngang là người bạn thân thiết và hết mực yêu thương. Nhưng ngan vì ganh tỵ đã cắp đi đôi cánh của bạn mình. Cánh cụt buồn bã đi về…
Sự tích chim tu hú
– Lượt xem: 2646
Bất Nhẫn khi thấy bạn mình là Năng Nhẫn đã được đắc đạo cũng tỏ ý muốn chứng minh sự kiên nhẫn của mình. Tuy nhiên, trải qua nhiều thử thách mà Bất Nhẫn…
Con gà và con hổ
– Lượt xem: 4985
Hổ, gà và thỏ là 3 loài vật ở chung thay phiên nhau nhiệm vụ làm việc và nấu ăn. Khi đến lượt thỏ nấu ăn, dù nghe theo lời gà dạy nhưng lại bị hổ nổi giận…
Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho
– Lượt xem: 2026
Thạch Sùng vốn nghèo khó nhưng với mánh khóe làm ăn không bao lâu đã trở nên giàu có và có địa vị. Tuy nhiên, trong một lần khoe mẽ tài sản cùng tên họ Vương…
Sự tích con Dã Tràng
– Lượt xem: 3165
Ông Dã Tràng vì công cứu rắn và đôi ngỗng mà đã được hậu tạ bằng 2 viên ngọc quý mà ông luôn mang theo bên mình. Trong một lần vì vội đã để quên ở nhà…
Sự tích con thiêu thân
– Lượt xem: 3230
Chuyện kể về hai vợ chồng chàng trai nọ, khi người chồng giả vờ chết đi vợ đã nhanh chóng có nhân tình mới làm trái lại lời thề trước đó. Chính vì vậy…
Phân Định Giữa Truyện Ngụ Ngôn Và Truyện Cổ Tích Loài Vật
1.2.Truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích loài vật có quan hệ khá gắn bó với nhau, việc tách bạch chúng không mấy dễ dàng. Khi xem xét mối quan hệ này, Chu Xuân Diên viết: “Ở Việt Nam, tính chất cổ xưa của loại truyện về loài vật đã bị pha trộn với khuynh hướng của người đời sau mượn truyện loài vật để nói về xã hội loài người, do đó giữa loại truyện này với truyện ngụ ngôn có những trường hợp không có sự phân biệt thật rạch ròi” (2).
Khi chỉ kể về các quan hệ giữa những con vật với nhau, người kể không thể tách rời sự việc với xã hội con người, nên hiện tượng đồ chiếu quan hệ giữa các con vật vào quan hệ của xã hội loài người, được xem là hiển nhiên (theo nguyên lí văn học phản ánh hiện thực). Những phản ánh ấy xuất phát từ các con vật và “xã hội”, môi trường sống của chúng, nên ý nghĩa của tác phẩm được nói đến nhuốm màu ngụ ngôn. Có điều, giữa ý nghĩa nhuốm màu ngụ ngôn và truyện ngụ ngôn, là hai lĩnh vực khác nhau.
Ngày xưa, có con cáo ranh ma, láu lỉnh. Hôm nọ, cáo đi kiếm ăn sớm, chẳng may gặp hổ. Cáo định lủi tránh, nhưng hổ đã nom thấy, gọi lại:
– Này, cáo! Mày có biết qua mặt tao mà không bẩm báo là tội gì không?
Cáo biết nó không gặp may rồi, nhưng cố trấn tỉnh, hỏi:
– Tao muốn đi chơi xuân với mày.
Hổ biết cáo giỏi việc trộm cắp, muốn lợi dụng cáo đưa đường chỉ lối cho mình, để việc kiếm ăn dễ dàng hơn. Hổ nói tiếp, vẻ thân thiện:
– Mày đừng có sợ! Tao cũng biết cách ăn ở sao cho hợp lẽ. Chúng mình hãy kết bạn với nhau. Nói lại: tao với mày là bạn. Rõ chưa?
Cáo nghĩ: “Hổ đã nói vậy mà mình không chơi với nó, là mình ngu”. Nó hỏi:
– Ở cái vườn bên kia dãy núi.
– Đi xa như vậy, đói bụng lấy gì ăn?
Hổ đáp, như đã chuẩn bị sẵn:
– Thì mày hãy đem theo một con gà, tao đem theo một con heo. Nếu tao ăn hết heo mà vẫn còn đói, thì có mày đây, để làm gì?
Nghe vậy, cáo xanh mặt, chực lủi trốn. Nhưng hổ cười:
– Nói chơi vậy thôi, chứ đã là bạn bè với mày, tao không ăn thịt mày đâu.
Chúng hẹn sáng mai, hai bên đem theo mồi, gặp lại nhau ở đây.
Đúng hẹn, cáo đem gà đến, hổ cõng heo tới. Thấy cáo giữ gà trong hai tay, hổ bảo:
– Mày đưa đây tao mang hết cho. Thứ gà mái của mày trăm con tao cũng mang nổi.
Cáo đắn đo: “Sức lực của hổ mạnh thế kia, nó muốn giựt thì mình cũng không giữ nổi. Thôi thì đưa phức cho rồi!”. Rồi cáo đưa gà cho hổ. Hai bên cùng đi. Đến chỗ khe suối, hổ đặt hai con mồi xuống đất, rủ cáo đi uống nước.
Khi trở lại, thấy có thêm một quả trứng, hổ nói:
– Heo làm sao lại đẻ được trứng? Con gà mái của tôi đẻ đó.
Thế là hai đứa cãi nhau kịch liệt, bất phân thắng bại. Chúng kéo nhau đi nhờ bên thứ ba phân xử.
– Này thỏ kia! Tao nói heo tao đẻ ra cái trứng này mà thằng cáo lại nói gà của nó đẻ. Mày nghĩ coi, nó nói bậy nói bạ vậy nghe có được không?
Thỏ vốn nhát gan, thấy hổ là run, nên nói nịnh:
– Xưa nay họ nhà chúng tôi ai cũng khen ông hổ tài ba lỗi lạc. Hễ có bàn tay của ông nhúng vào, thì nó đẻ ra thứ gì mà chẳng được!
Ý thỏ là hổ bảo sao thì sự việc là như vậy. Nhưng cáo vờ không hiểu, nói:
– Chú thỏ nói hàng hai, hàng ba, ai hiểu cho nổi?
Cả hai lại kéo nhau đi. Chúng gặp một con trâu đang ăn cỏ. Hổ nói:
– Này trâu kia! Tao nói heo của tao đẻ trứng, mà thằng cáo lại nói gà của nó đẻ. Vậy mày hãy nói coi, tao đúng hay nó đúng?
Trâu tuy to xác nhưng lại yếu bóng vía, rất sợ oai hổ. Nó nói:
– Ngài là chúa tể sơn lâm, mỗi lời nói ra đều là khuôn vàng thước ngọc. Vậy điều ngài nói ra là đúng!
Cáo không chịu, đòi đi hỏi nữa. Hổ giao ước:
– Sự bất quá tam, nếu lần thứ ba này gặp thằng nói như hai đứa trước, thì mày phải chịu thua tao; nộp cho tao cả gà lẫn trứng. Rõ chưa?
Cáo đồng ý. Lần này, cáo và hổ gặp khỉ. Hổ chặn khỉ lại hỏi:
– Này khỉ kia! Tao nói heo của tao đẻ trứng. Thằng thỏ, thằng trâu đều cho là phải. Trong lúc cáo lại nói gà của nó đẻ cái trứng đó. Mày xem, có phải thằng cáo nói tầm bậy không?
Khỉ nhanh trí, hiểu ngay ra sự việc. Nhưng nó ậm ừ:
– Tôi đang đói, phải đi kiếm ăn đây! Thôi, thế này vậy: hai ông cùng đi với tôi, để trên đường đi, tôi suy nghĩ kĩ việc ấy xem sao, thì mới trả lới đúng được.
Ba con cùng đi một đỗi rất xa. Hổ sốt ruột lại hỏi, khỉ tỏ vẻ lúng túng, không chịu trả lời. Ba lần như vậy. Mãi cho đến lúc cả ba tới gần một cây cổ thụ to cao, khỉ đứng lại, dõng dạc nói:
– Này hai ông, hãy nghe cho rõ tôi nói đây: gà đẻ ra trứng!
Hổ liền nổi giận, phóng tới chụp khỉ. Nhưng đã chuẩn bị trước, khỉ nhảy phốc lên cành cây. Khỉ còn chõ mõm xuống, nói:
– Ông hổ! Ông làm lớn trong chốn lục lâm, phải ăn nói đàng hoàng với kẻ dưới. Chớ ỷ lớn mà nói năng bậy bạ để vơ lợi vào mình, bất chấp sự thật và đạo lí. Như vậy thì thiên hạ không ai phục ông đâu!
– Anh khỉ! Tôi khâm phục anh đã nói đúng sự thật. Nhưng sao hồi nãy anh không chịu nói ngay?
– Hãy thông cảm cho tôi. Hồi nãy, tôi không nói, vì chưa có cái thế để nói. Nay nhờ cây cổ thụ này bảo đảm cho tôi khỏi mất mạng, tôi mới nói được sự thật.
( Nguồn: Ngô Sao Kim (2011). Truyện cổ, truyện dân gian Phú Yên, Nxb. Lao động, Hà Nội, tr. 156-157)
Việc đánh bạn giữa hổ và cáo không xuất phát từ tình cảm thật, nên đây là một sự kết hợp làm ăn. Đã kết hợp làm ăn thì phải tương xứng, nhưng hổ thì hung bạo, bao giờ cũng muốn lấn lướt đối phương, còn cáo thì yếu đuối, vừa muốn lợi dụng kẻ mạnh vừa sợ sệt nó; nên chẳng những không tương xứng mà còn tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn đối kháng. Cặp đôi này đã không vượt nổi thử thách đầu tiên: con gà của cáo đẻ trứng, nhưng hổ lại bảo con heo của nó đẻ! Hai bên cãi nhau, bèn đi nhờ kẻ thứ ba phân xử. Thỏ và trâu run sợ oai hùm, cho hổ đúng. Đến khỉ, nó khất lời đáp lại, và cùng đi với hổ, cáo một đoạn. Lúc đứng dưới một cây cổ thụ, khỉ mới nói: “Gà đẻ ra trứng!”. Hổ giận dữ vồ khỉ, nhưng khỉ đã nhảy tót lên cây. Nó còn chõ mõm xuống mắng hổ nói năng bất chấp sự thật và đạo lí. Cáo khâm phục khỉ, nhưng nó vẫn thắc mắc: Tại sao trước một điều hiển nhiên như vậy mà khỉ lại đắn đo, không chịu nói ngay? Khỉ đáp, đại ý: vì phải tìm ra cái thế cho khỏi mất mạng đã, mới nói được.
(II) TRÂU, HỔ VÀ NGƯỜI THỢ CÀY
Ngày xửa ngày xưa, con trâu và con hổ đều biết nói. Trâu bị con người nhỏ bé dắt ra đồng cày bừa từ sáng sớm. Đứng từ ven đồi nhìn ra ruộng cày, hổ thấy trâu to lại bị con người nhỏ bé đi sau, dùng roi quật vào đít, bắt kéo cày nhanh hơn, hổ thấy rất lạ. Đến giờ nghỉ giải lao, người thợ cày cho trâu nghỉ. Con hổ đến gần hỏi con trâu:
– Sao mày to thế mà để con người bé tí kia đánh vào mông?
Con trâu giọng trầm ngâm nói với hổ:
– Mày không biết đấy thôi, con người bé nhỏ nhưng nó có trí khôn đấy.
Hổ thấy trâu nói vậy, nghĩ bụng: “Quái lạ! Sao người bé vậy mà con trâu to xác phải sợ?”.
– Anh cứ thử trêu người mà xem.
Con hổ tiến gần chỗ anh thợ cày và hỏi:
– Anh thợ cày ơi, cho tôi xem trí khôn của anh một tí?
– Nhưng mà tôi để quên trí khôn của tôi ở nhà rồi! Bây giờ, tôi về nhà lấy trí khôn ra cho anh xem. Nhưng khi tôi đi về nhà, sợ anh chạy lung tung làm tôi khó tìm. Hay là, anh để tôi lấy dây buộc tạm anh vào gốc cây để chờ?
Con hổ nghe anh thợ cày nói có lí, bèn đồng ý để cho anh ta dùng dây da trâu buộc vào gốc cây. Sau khi buộc chặt con hổ vào gốc cây, anh thợ cày bảo hổ cựa mình xem. Con hổ vùng vẫy mạnh nhưng không thể thoát ra được.
Lúc bấy giờ, anh thợ cày mới bảo với con hổ:
Nói xong, anh thợ cày dùng thân cày đánh vào đầu con hổ, cho đến khi con hổ chết mới thôi. Trong lúc đánh, miệng người thợ cày vẫn nói: “Trí khôn của ta đây!”. Con trâu nhìn thấy thế bảo với con hổ:
– Mày thấy chưa, nó bé người nhưng mà nó có lắm mưu kế.
Đồng thời, trâu khoái chí bò lăn ra cười, vô tình va vào hòn đá to làm gãy cả hàm răng trên. Từ đó trở đi, trâu không có hàm răng trên, khi nhai cỏ thì nhai bằng lợi trên với hàm răng dưới.
( Nguồn: Trần Hữu Sơn (Chủ biên) (2015), Văn hoá dân gian người Bố Y ở Lào Cai, tập 2, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 313-314)
Thằng cày mở trâu ra sắm sửa đi cày. Ra đồng cày đàng kia qua đàng nọ. Trâu mệt đà le lưỡi. Mà mắc cày ruộng gần chân núi, khi cày thì thằng trai cầm cày hò hét, đánh đập thá ví con trâu đà cơ khổ, lại thêm chửi rủa hành hạ quá chừng.
Con cọp ngồi rình trong bụi, ngó thấy vậy thì giận lắm. Đến buổi thôi cày, thằng chăn thả trâu ra đi ăn. Con cọp mới lại gần kêu con trâu, mắng nhiếc:
– Mày có vóc vạc mạnh mẽ, lại có hai cái sừng nhọn làm khí giới, sao mày không cự, không chống, lại cúi gầm đầu mà chịu nó? Mày muốn theo làm đầy tớ cho nó, để nó đánh mắng, nó trèo lưng cưỡi cổ mày sao?
Con trâu cười mà nói rằng:
– Trời sinh muôn vật mà khôn thì bao giờ cũng hơn mạnh thôi. Dù mày đi nữa cũng phải thua nó, huống chi là tao.
– Tao có nghề, lại mạnh, cho mười nó đi nữa tao cũng làm chết, lựa là một.
– Vậy thì mày đi lại đây, để tao kêu nó lại đánh với mày cho biết sức.
Cọp đồng ý. Trâu đến gọi thằng cày lại. Anh trai cày lơn tơn tiến đến, nói với cọp:
– Bây giờ tao đang đói bụng, không đánh với mày được.
– Vậy thì mày đi ăn cơm đi, rồi trở lại đây mà đánh với tao.
– Mày hay nói láo lắm! Tao bỏ về thì mày chạy mất, còn gì mà đánh?
– Mặt nào chứ mặt này chẳng thèm chạy đâu!
– Nếu đúng vậy thì để tao trói mày lại, đặng tao vào nhà ăn cơm cho no, sau đó tao trở lại mở mày ra, rồi đánh nhau. Không thì mày bỏ trốn, tao biết đâu được.
Cọp đồng ý để thằng cày trói nó. Trói xong, thằng cày chạy đi bẻ cây, quay lại đánh cọp. Cọp mắc trói thất thế, vùng vẫy không được, bị đòn mà chết.
Bấy giờ, trâu mới nói khẽ với cọp rằng:
– Tao đã nói với mày rồi mà mày không nghe! Mày chết là đáng số lắm!
Ấy là mạnh mà không mưu, ỷ thế mạnh mà khinh rẻ người ta. Có người tuy yếu thế, yếu sức mà cao mưu, nên nhiều khi thắng được kẻ mạnh quờn, mạnh thế mà thấp mưu. (3)
( Nguồn:[3, tr. 332-334/quyển IV] – trích từ: Trương Vĩnh Kí (1974), Chuyện đời xưa, Nhà sách Hoa Tiên xuất bản, Sài Gòn, tr. 82-84)
Giả sử, truyện kết thúc sau lời của trâu nói với hổ “Tao đã nói với mày rồi mà mày không nghe! Mày chết là đáng số lắm!” (III), hay “Mày thấy chưa, nó bé người nhưng mà nó có lắm mưu kế” (II); thì hai truyện được dẫn tương tự nhau. Tức chúng có sự tương đồng về kết cấu, về ý nghĩa, và thể loại (ở đây, là thể loại ngụ ngôn). Để kiểm chứng, ta thử áp mô hình của truyện ngụ ngôn vào truyện (III) (4): a) Nhân vật kèm tính cách: một con cọp ngu dại; b) Nhân vật kèm tính cáchđứng trước bối cảnh, điều kiện cần ứng phó: cọp thấy con trâu to khoẻ phải chịu phép người cày, hỏi lí do thì trâu bảo: do người khôn ngoan, cho dù cọp cũng không đấu lại nổi; c) Nhân vật kèm tính cách đứng trước bối cảnh, điều kiện cần ứng phó,đã có hành động đáp trả phù hợp với tính cách của mình: cọp muốn thi đấu với người, người bảo đang đói không đánh nhau được, mà về ăn cơm thì cọp sẽ bỏ chạy, đề nghị được trói cọp lại; do quá muốn xem sức lực của người và bị chạm tự ái, cọp đồng ý để người trói (5); d) Nhân vật kèm tính cách đứng trước bối cảnh, điều kiện cần ứng phó, đã có hành động đáp trả phù hợp với tính cách của mình,để giành được thắng lợi hay phải chịu thua thiệt: cọp bị người đánh nhừ tử. Theo đó, đây là một kiểu truyện thuộc mô hình của truyện ngụ ngôn (6).
Nhưng đoạn kết truyện của chúng lại không như thế:
– “Ấy là mạnh mà không mưu, ỷ thế mạnh mà khinh rẻ người ta. Có người tuy yếu thế, yếu sức mà cao mưu, nên nhiều khi thắng được kẻ mạnh quờn (quyền), mạnh thế mà thấp mưu” (III).
– “Đồng thời, trâu khoái chí bò lăn ra cười, vô tình va vào hòn đá to làm gãy cả hàm răng trên. Từ đó trở đi, trâu không có hàm răng trên, khi nhai cỏ thì nhai bằng lợi trên với hàm răng dưới” (II).
Việc phân định giữa truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích loài vật, là cần thiết. Bởi đã có mối quan hệ xoắn xuýt giữa hai đối tượng này trong quá khứ. Ở cả hai bộ phận của truyện cổ tích loài vật đều có sự gắn bó theo cách riêng của chúng với truyện ngụ ngôn. Do vậy, việc “tháo gỡ” để tách bóc chúng ra phải lần theo từng bộ phận một. Bài viết này đã cố gắng giải quyết sự việc theo cách ấy.
Nhưng do dung lượng bài viết có hạn, nên có nhiều trường hợp khác phải để người đọc tự giải quyết. Như trường hợp truyện cổ tích loài vật bao hàm một hoặc nhiều truyện ngụ ngôn, hoặc không chỉ bao hàm truyện ngụ ngôn mà còn với một vài thể loại, tiểu loại khác (phần lớn số truyện này, truyện cổ tích loài vật có dung lượng lời lớn hơn hẳn thể loại, tiểu loại mà nó bao hàm – là cơ sở để có thể phân biệt).
3. Một số từ ngữ trong truyện: sắm sửa: chuẩn bị những thứ cần dùng; thá ví: tiếng hô đi sang phải hay sang trái, khi điều khiển trâu cày kéo; lựa là: lọ là, huống gì; kêu: gọi; quờn: quyền.
5. Do ngu dại nên cọp không lường được sự tráo trở của đối phương, khi mình bị thất thế.
6. Một truyện tương tự với truyện này, là “Trí khôn” (hay “Cọp và trí khôn của con người”), đã được một số tác giả xếp vào truyện ngụ ngôn (chẳng hạn, truyện này được chép ở: a) Minh Hạnh, Phan Hồng Sơn (1986), Truyện ngụ ngôn Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr. 126-127; b) Phạm Minh Hạnh (1993), Truyện ngụ ngôn Việt Nam và thế giới (thể loại và triển vọng), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 269-270; c) Trương Chính (1998), Bình giải ngụ ngôn Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr. 105-107;…).
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Tích Con Dã Tràng – Truyện Cổ Tích Hay Về Loài Vật trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!