Bạn đang xem bài viết Sự Tích Chó Mèo Ghét Nhau được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sự tích chó mèo ghét nhau – Truyện cổ tích loài vật
Chó và mèo vốn chơi thân với nhau. Mèo có ơn với chó. Nhưng sau khi về ở với con người thì chó trở nên ghét mèo vì con người bất công….
(Sự tích dân gian Thái)
Xưa kia, chó và mèo vốn chơi thân với nhau. Tính chó thời luộm thuộm, bạ đâu nằm ngủ đấy. Còn tính mèo thì ưa sạch sẽ, lúc nào cũng nằm trên chiếu. Thế rồi, chó sinh con đúng vào mùa đông trời buốt lạnh. Thương đàn con của chó rét mướt, nên mèo liền nhường chiếu (tiếng thái là phụ) cho đàn con của chó nằm. Nhờ thế, mà đàn con của chó sống sót qua được mùa đông rét đó. Thế rồi một ngày kia, chó và mèo cùng về ở sống chung với người. Thấy mèo có vẻ hiền lành, lại biết bắt chuột, nên người rất quý, cho mèo nằm ngủ chung chăn, cho ăn cơm trộn miếng ngon. Còn với chó thì người cho ăn cơm thừa và canh cặn, bắt nằm ngủ ở dưới sàn, dưới đất. Vì người đối xử không công bằng, nên chó nảy sinh ra ghen tỵ. Cứ nhìn thấy mèo ở đâu là chó đuổi theo tìm cách cắn. Mỗi lần bị chó đuổi là mèo lại phồng miệng lên kêu “phụ, phụ” (tức là chiếu), để nhắc lại cái ơn của mình đã cho chó mượn chiếu trước đây. Nhưng chó bỏ qua, vẫn cố đuổi cắn mèo cho bằng được. Mèo tức chó vô ơn, nên kiện lên vua Then ở mường bun, nhờ vua Then phân xử lấy lại công bằng. Khi được vua Then hỏi đến, chó bèn thưa: – Tại con người đối xử bất công. Mèo chỉ giúp người được mỗi việc bắt chuột thì lại được ăn ngon, ngủ chăn. Còn con làm giúp người bao nhiêu việc, như canh nhà trông trộm, đuổi trâu đuổi gà khi chúng phá vườn,… Vậy mà lại toàn phải ăn của thừa, của ôi thiu vứt đi, khi ngủ thì phải nằm đất. Cho nên tức quá con mới đuổi cắn mèo. Vua Then nghe thấy có lý nên phán: – Vậy từ nay, chó và mèo nếu muốn sống chung ở trong một nhà, thì mèo phải lạy chó xin cho được ở cùng. Thế là từ đấy, nhà nào muốn bắt mèo về nuôi thì khi bắt mèo về phải bế mèo lạy chó ba lạy. Như thế, chó sẽ để cho mèo ở cùng và không đuổi bắt nữa.
Nguồn: Sưu tầm
Quay về trang chủ:
Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:
Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Truyện xem nhiều nhất
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Đọc Truyện Cổ Tích Chú Mèo Đi Hia
Mời các bạn và các em cùng đọc truyện cổ tích Chú mèo đi hia, một câu chuyện rất nổi tiếng của anh em nhà Grim!
NGHE AUDIO TRUYỆN CHÚ MÈO ĐI HIA CHÚ MÈO ĐI HIA
Một bác thợ xay có ba người con trai, gia tài của bác cũng có ba thứ: một cối xay gió, một con lừa và một con mèo. Các con bác xay bột, lừa đi lấy ngũ cốc về xay và chở bột đi, còn mèo thì bắt chuột.
Khi bác thợ xay qua đời, ba người con chia nhau gia tài: người anh Cả lấy cối xay gió, người anh thứ Hai lấy con lừa, người em Út đành phải lấy con mèo, vì gia tài còn lại chỉ có thế.
Người em Út buồn rầu, lẩm bẩm một mình.
– Mình nhận được phần tồi tệ nhất. Anh Cả mình có thể xay bột, anh Hai mình còn được cỡi lừa, còn mình, mình làm ăn gì với con Mèo khốn khổ kia? Họa chăng lột da nó làm được đôi găng tay lông là hết sạch cả gia tài.
Nghe được hết đầu đuôi câu chuyện của chủ mình, Mèo nói:
– Cậu ơi, hãy nghe tôi nói, cậu chẳng cần giết tôi, lấy da làm một đôi găng tay loại tồi làm gì. Cậu cứ thuê thợ làm cho tôi một đôi hia để tôi có thể đi phố được, lúc đó mọi người sẽ lưu ý tới tôi, rồi chắc cậu cũng mở mày mở mặt, ăn nên làm ra.
Người con trai bác thợ xay rất đỗi ngạc nhiên khi nghe Mèo nói vậy. Ngay lúc đó, nhân tiện có thợ giày đi qua, anh vẫy gọi vào thuê làm cho Mèo đôi hia. Khi hia làm xong, Mèo xỏ chân vào, lấy một cái bao, đổ đầy lúa mạch rồi buộc miệng bao lại cho lúa mạch khỏi vãi ra ngoài. Đoạn Mèo quẩy bao lên vai, bước ra cửa, đi bằng hai chân như người.
Vua trị vì hồi đó là một người thích ăn chim đa đa. Nhưng thịt chim đa đa trở nên hiếm quí, vì hầu như không ai săn bắt được con nào cả. Khắp rừng, đâu cũng có chim đa đa, nhưng chim nhát quá, hễ hơi thấy động là bay nên không thợ săn nào tới gần được để săn bắn. Mèo biết được chuyện đó, bèn nghĩ cách để săn bắt chim đa đa.
Vào rừng, Mèo cởi nút thắt bao, rắc lúa mạch ra xung quanh, giấu dây bẫy lẫn trong cỏ, Mèo ẩn núp trong một bụi cây gần đó, nằm rình. Được một lát, chim đa đa bay sà xuống ăn lúa mạch. Ăn hết ở xung quanh, chim lần vào ăn trong bao. Khi số chim vào bao ăn khá đông, Mèo liền vác bao chim lên vai, cứ thẳng đường phía cung vua mà đi.
Lính canh hô: – Đứng lại! Đi đâu?
Mèo đáp ngắn gọn: – Vào gặp nhà vua.
– Mày có điên không đấy? Có đời thuở nhà ai lại có mèo vào gặp nhà vua?
Một tên lính khác nói xen vào:
– Cứ để cho nó vào. Nhà vua cũng hay buồn, biết đâu những trò gừ gừ và nhảy nhót nhố nhăng của nó lại làm cho hoàng thượng thấy khuây khỏa?
Đến trước nhà vua, Mèo dừng lại, Mèo đứng hai chân sau, gập người cúi chào nhà vua rồi nói:
– Tâu bệ hạ, chủ tôi là bá tước… – Mèo bịa ra một cái tên quí phái thật dài – xin trân trọng kính gửi hoàng thượng lời chúc sức khỏe và xin kính dâng hoàng thượng số chim đa đa vừa mới bẫy được.
Những con chim đa đa béo ngon làm vua rất hài lòng. Quá đỗi vui mừng về chuyện đó, nhà vua truyền lệnh cho phép Mèo vào kho, muốn lấy bao nhiêu vàng cho vào bao cũng được. Vua phán:
Trong lúc đó, người con Út khốn khó của bác thợ xay ngồi rầu rĩ bên cửa sổ, hai tay ôm đầu suy nghĩ: có bao nhiêu tiền của thì đã đổ hết vào việc sắm hia cho Mèo, chẳng biết nó có làm nên trò trống gì không? Đúng lúc chủ đang buồn rầu thì Mèo bước vào, đặt bao lên nền nhà, cởi nút thắt, trút vàng trong bao ra ngay trước mặt chủ và nói:
– Thưa cậu chủ, đây gọi là chút ít bù đắp lại tiền sắm đôi hia. Nhà vua còn gửi lời hỏi thăm và đa tạ cậu chủ.
– Giờ thì cậu chủ đã có đủ tiền rồi, nhưng không phải chỉ có vậy thôi đâu. Sáng mai tôi lại xỏ hia vào, cậu chủ còn giàu có hơn bây giờ. Tôi cũng đã tâu với vua rằng cậu chủ là một vị bá tước.
Ngày hôm sau, đúng như lời Mèo nói, Mèo xỏ hia vào, rồi đi săn, và mang tới biếu vua một bao đầy chim đa đa.
Mọi việc cứ trôi chảy đều đều như vậy, ngày nào Mèo cũng có chim dâng vua, ngày nào Mèo cũng mang vàng về nhà, Mèo được vua yêu quí như cận thần tin cẩn, ra vào cung vua không bị hỏi xét, tha hồ tung tăng trong cung điện.
Một hôm, Mèo đang sưởi ấm trong bếp nhà vua thì thấy người đánh xe vừa đi vừa nguyền rủa:
– Mình mong vua cùng công chúa bị đao phủ giết chết đi cho rồi! Mình đang khoái ra quán nhậu và chơi bài cho thỏa chí thì lại phải đánh xe cho họ ra bờ hồ dạo cảnh.
Sau khi nghe hết câu chuyện, Mèo rón rén lẻn về nhà và nói với chủ:
– Nếu cậu chủ muốn thật sự trở thành bá tước và trở nên giàu có cậu hãy đi với tôi ra hồ rồi nhảy xuống hồ tắm.
Người con Út bác thợ xay không hiểu sự tình sẽ ra sao, chẳng nói chẳng rằng, lẳng lặng theo Mèo ra hồ, cởi quần áo rồi nhảy ùm xuống nước. Mèo cầm quần áo của chủ mang giấu đi một chỗ. Vừa mới giấu xong thì nhà vua tới. Mèo liền lên tiếng la lối nghe thật là thảm thiết:
– Trời ơi là trời! Muôn tâu bệ hạ, bá tước chủ tôi đang tắm ở hồ thì có một tên trộm đến lấy cắp tất cả quần áo để trên bờ. Giờ thì chủ tôi làm sao mà lên được? Ở lâu dưới nước chắc sẽ bị cảm lạnh mà chết mất thôi!
Nghe vậy vua cho dừng xe lại, phán bảo một cận thần quay ngay trở về lấy một bộ quần áo của nhà vua đem tới.
“Bá Tước” mặc bộ quần áo lộng lẫy vào. Nhà vua tưởng chính bá tước là người bẫy và dâng biếu mình chim đa đa nên rất biệt đãi bá tước, mời bá tước lên ngồi cùng xe. Còn công chúa thì cũng chẳng có lý do gì để khó chịu, vì bá tước vừa trẻ, lại đẹp trai, thậm chí công chúa còn cảm thấy bá tước là một con người dễ thương là đằng khác.
Đọc Truyện Cười Con Chó Vàng Và Ông Lão Đánh Chó
Ngày xưa, có hai vợ chồng nhà nọ làm nghề đánh trộm chó. Hằng ngày, ông lão lang thang, rong ruổi khắp các đường làng, ngõ ngách trong vùng, tay lăm lăm cái thòng lọng và cái gậy đập chó.
Thấy con chó nào lấp ló là lão tiến lại gần nó rồi nghiêng ngó, nếu thấy không có ai quanh đó là lão tung cái thòng lọng ra siết chặt lấy cổ con chó, rồi vung cái gậy đánh chó đập liên tiếp vào đầu nó, mặc cho con chó kêu la nhăn nhó, chân co dúm dó…
Nhưng đó là hồi còn khỏe, còn sức thôi, chứ dạo gần đây, sức đã yếu, người đã mỏi, lão cũng không dám oánh những con chó to nữa mà chỉ rình rình bắt nạt những con bé. Sở dĩ lão sợ chó to là vì lần ấy, lão thấy một con Béc-giê to như một con dê, mắt lão sáng lên rồi nhủ thầm: “Đậu, ngon rồi, hôm nay bắt được con này về mình sẽ dành tiền đầu tư quả súng giảm thanh. Có súng giảm thanh thì đi bắt trộm chó nhàn lắm, chỉ việc bắn cái “Bọp” một phát vào đầu nó, thế là ung dung đến hốt xác cho vào bao thôi”.
Nghĩ rồi lão rón rén đến gần, quăng cái thòng lọng vào cổ con Béc-giê rồi siết mạnh. Nhưng lão không ngờ con Béc-giê này lại khỏe thế, nó hất một phát khiến lão ngã chúi chụi, lăn lông lốc, bổ ngửa ra đất. Rồi con chó tru lên dữ tợn, nhe răng chồm tới. Nó nhằm thẳng chym lão mà tớp. Rất may, lão đã kịp xoay người lại nên con chó chỉ ngoạm được vào mông lão, một mảng thịt trượt ra. Lão đau quá, ôm mông rú lên, rồi chợt nhớ đến cái gậy đánh chó vẫn đang cầm trên tay, lão vung lên loạn xạ. Con chó bị dính hai gậy vào đầu thì hơi chùn và khựng lại. Chỉ chờ có thế, lão vùng dậy chạy thục mạng. Đúng là súng giảm thanh chưa thấy đâu mà suýt nữa bị nó tớp mất cái súng lục, thật là nhục!
Ấy thế nhưng con vợ lão không có hiểu được cái vất vả, cái nguy hiểm mà lão phải chịu, phải đối mặt hàng ngày. Mụ ta thì chỉ thích mỗi ngày lão về phải vác theo vài con chó, để cho mụ hả hê xẻ thịt, lọc thịt, gọi người đến bán buôn, bán lẻ, tấp nập, rồi mụ ngồi dạng chân ra giữa nhà đếm tiền, cười khềnh khệch. Nhưng cái nghề đánh chó nó cũng giống như đi ăn trộm, giống như đi buôn, hôm được, hôm không. Những hôm lão về với cái bao nhăn nhúm, rỗng tuếch thì mặt mụ vợ lão cũng nhăn nhúm như cái bao. Rồi mụ gầm gừ, chì chiết, rồi chửi lão là đồ ăn hại, đồ vô tích sự…
Vợ chồng lão mà đứng cạnh nhau thì nhìn khá là lố bịch và buồn cười. Mụ vợ thì lùn lùn, béo ú, nung núc như cái bánh đúc, còn lão thì yếu ớt, gầy gò, phờ phạc, nhìn như lão Hạc. Thành thử, mụ hay cáu gắt cũng phải: sức lão như thế, làm sao phục vụ nổi mụ ta.
Sáng nay cũng vậy, lão vừa ngủ dậy, đang lòng khòng đứng ở sân, tay chân khuờ khoạng mấy động tác thể dục dưỡng sinh thì mụ vợ lão đã hằn học:
– Ông đang diễn tuồng đấy à? Nhìn ngứa cả mắt. Còn không mau vào chuẩn bị mà đi đánh chó đi.
– Hôm nay là mùng 1 tháng 5, quốc tế lao động mà, tưởng được nghỉ?
– Nghỉ à? Thế cái mồm có nghỉ ăn không? Cái tiền có nghỉ tiêu không? Mà ông mặc quần áo tử tế vào cho tôi nhờ, người thì loèo khoèo như cái cành cây queo mà lại cứ thích cởi trần mặc quần đùi. Khách người ta đến mua hàng giờ đấy, ông định làm trò cười cho thiên hạ à?
– Kệ họ, tôi cứ cởi trần mặc quần đùi đấy, để cho họ thấy rằng bà ngược đãi, hành hạ và bóc lột chồng bà như thế nào.
– À, được, vậy ông cởi luôn cái quần đùi ra đi, để cho họ hiểu lý do vì sao ông đáng bị đối xử như thế.
Lão không nói gì, lẳng lặng vào nhà mặc quần áo rồi chuẩn bị đồ nghề. Lão lang thang, lững thững, khật khưỡng qua từng con ngõ nhỏ vắng vẻ, đìu hiu. Dạo này nạn trộm chó hoành hành nên người ta cũng cảnh giác lắm, không dám thả chó rông ra như trước nữa, thành ra lão đi gần nửa ngày trời ngoài đường mà vẫn chưa thấy bóng dáng con chó nào. Vừa mệt vừa khát nước, lão ngồi nghỉ ở dưới gốc cây đu đủ cổ thụ rồi nằm lăn ra ngủ lúc nào không hay. Trong giấc mơ, lão thấy mình lạc vào một cánh đồng bao la toàn là chó. Lão tha hồ đánh bắt mà không sợ ai phát hiện. Thế rồi mưa ập xuống trắng xóa cả cánh đồng, trắng xóa cả chó, lão lại đang khát nên cứ há miệng thật to, mặc cho những giọt mưa thốc thẳng vào mồm lão, mưa bắn tung tóe lên mặt lão thật sảng khoái.
Rồi lão giật mình bừng tỉnh và nhận ra rằng: không phải lão đang ở trên đồng cỏ mà là đang ngủ dưới gốc cây đu đủ. Và những giọt nước phi vào mồm, vào miệng lão nãy giờ không phải là nước mưa mà là nước của một con chó. Cái con chó này bé thôi, chỉ bằng con mèo. Nó vẫn đang nhấc một chân lên hênh hếch, chổng chym vào mặt lão rồi tè say sưa. Lão điên tiết vùng dậy, vật ngửa con chó ra rồi xông lên bóp cổ.
– ĐKM chó, dám tè vào mặt ông à?
Bị siết chặt cổ, con chó lấy hai chân trước quờ quờ tay lão như muốn gỡ ra rồi miệng nó phát ra từng tiếng ú ớ:
– Ối ối…Xin tha mạng cho ta, ta biết lỗi rồi…
Lão nghe vậy thì kinh ngạc quá liền buông con chó ra rồi lắp bắp:
– Ngươi…ngươi là…?
– Ta là chó.
– Là chó thì ta biết rồi, nhưng ý ta muốn hỏi ngươi là chó gì mà lại nói được tiếng người?
– Ta vốn là chó cưng của Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng rất cưng chiều ta, đi đâu cũng bế ta theo, ngủ cũng ôm ta ngủ. Thế rồi một hôm Ngọc Hoàng vô cớ, đùng đùng nổi giận quẳng ta xuống hạ giới, từ đó ta cứ lang thang, gặp gì ăn nấy, gặp đâu đái đấy.
– Tại sao vô cớ mà Ngọc Hoàng lại ném ngươi xuống hạ giới chứ?
– Nói là vô cớ thì cũng không hẳn, thực ra ta có mắc một lỗi, nhưng lỗi đó rất nhỏ và không đáng để Ngọc Hoàng phải đối xử với ta như thế.
– Ngươi đã mắc lỗi gì?
– Hôm đó Ngọc Hoàng cùng các quan trên thiên đình đang ăn lẩu. Cũng như mọi ngày, ông ấy vẫn bế ta trên tay rồi hỏi ta thích ăn gì thì ông ấy gắp cho. Đột nhiên ta buồn ỉa quá nên đã nhảy lên bàn ăn rồi ỉa một bãi vào trong nồi lẩu. Đấy, sự việc chỉ có thế thôi mà lão ấy quăng ngay ta xuống dưới này.
Lão nghe con chó trình bày thì tỏ vẻ rất cảm thông, rồi cũng không trách tội nữa mà tha cho nó đi. Thực ra, nếu là con chó to thì chắc lão cũng đập chết đấy, nhưng con này bé quá, có bắt về cũng chẳng bõ công mổ, rồi thui, rồi chặt. Được lão tha chết, con chó cảm ơn rối rít:
– Đa tạ ông đã không giết, ông thật tốt bụng. Từ nay, nếu ông cần gì, cứ đến gốc đu đủ này gọi ta, ta sẽ giúp ông toại nguyện.
Lão đem sự lạ về kể lại cho vợ nghe, ai ngờ, vợ lão trợn mắt lên quát ầm ĩ:
– Đồ ngu, thế là ông tha cho nó thật à? Sao không xin lấy cái gì đó?
– Xin gì? Tôi có cần gì đâu, tiền bạc có bao nhiêu bà cũng lột sạch, tôi đâu có giữ được cái gì cho riêng mình mà xin.
– Thì ông xin cho tôi. Chân tôi hơi ngắn ông ạ, ông đến xin con chó cho chân tôi dài ra khoảng nửa mét nữa đi, chỉ nửa mét thôi.
Lão không dám cãi lệnh vợ nên đành tất tưởi đến chỗ cây đu đủ gọi con chó. Sau khi nghe xong yêu cầu của lão, con chó cười tươi rồi nói:
– Đơn giản mà, ông cứ về đi, yêu cầu của ông sẽ được thực hiện.
Về tới nhà, lão thấy chân của vợ lão đúng là dài ra nửa mét thật, dài miên man với chi chít những vết hắc lào, lang ben. Tưởng là đã yên, ai ngờ, mụ vợ lại mon men tới ôm lão rồi thì thầm:
– To làm gì nữa hả bà? Như bây giờ mà tôi vẫn phải dùng hai tay, gồng hết sức mới nâng lên được. Bà muốn to gấp đôi để tôi chết ngạt à?
– Ông dốt bỏ xừ! Người ta phải mất cả trăm triệu để bơm, mình đây không mất đồng nào mà vẫn có ngực to, tội gì không xin. Đi đi ông.
Sợ vợ nổi cáu, lão lại thất thểu ra chỗ con chó. Con chó nghe xong lại nói:
– Được rồi. Ông cứ về đi, yêu cầu của ông sẽ được thực hiện.
Quả thật, lúc về tới nhà, lão đã thấy vợ lão nằm ưỡn ra với hai quả ngực to tướng, chềnh ềnh, chiếm tới 1/3 diện tích cái giường. Mụ vợ nháy mắt lão tình tứ rồi nói với giọng rất khiêu khích, mời gọi:
– Lên đây với em, em cho thử hàng mới nè…
– Thôi, con lạy bà! Sáng đến giờ con đi đi lại lại mệt lắm rồi, giờ mà leo lên là chết đấy!
– Ừ, cũng phải, với lại, nhìn cái bộ dạng còm cõi, ốm yếu của ông tôi cũng mất hứng rồi. Ông mau ra gặp con chó, bảo nó biến ông thành Lý Đức ngay, có vậy mới phục vụ được tôi. Đi mau…
Đương nhiên là con chó lại đáp ứng yêu cầu của lão. Lão oai phong trở về nhà với một vóc dáng cao to, cường tráng, cơ bắp cuồn cuộn. Mụ vợ thấy lão về với thân hình vạm vỡ, đồ sộ như vậy thì mắt sáng lên, chạy tới sờ nắn lung tung, săm soi, kiểm tra ríu rít.
– Oa!!! Giống anh Lý Đức thật. Mình lên giường tiến hành ngay thôi ông.
Nói rồi mụ vợ nhảy tót lên giường. Nhưng bỗng nghe tiếng “Rắc!!!” Chiếc giường xiêu vẹo rồi đổ sập xuống, nó đã quá cũ nát và không thể cáng nổi cái thân hình vốn đã ục ịch nay lại càng ục ịch hơn của mụ. Thấy thế, mụ lắc đầu ngao ngán:
– Đi suốt sáng đến giờ mệt rồi, không thích đi nữa.
– Ái zà! Hôm nay gớm nhỉ, lại dám cãi lệnh bà à? Chán sống rồi hả?
– Này thì lắm mồm này! – “Bốp!!!”
– Á, ông dám đánh tôi?
– Đương nhiên. Trước đây tôi gầy còm ốm yếu nên đành chịu để bà bắt nạt, giờ tôi là Lý Đức rồi, còn sợ bà nữa sao? Láo là đánh luôn. Này thì lắm mồm này! – “Bốp! Hự!!”
– Ối giồi ôi, làng nước ơi, cứu tôi với! Anh Lý Đức anh ấy đánh tôi…
– Này thì lắm mồm này! – “Bốp! Hự!!”
Nội Dung Thơ Mèo Đi Câu Cá
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Nội dung : Thơ ” Mèo đi câu cá”
– Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả.
– Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ.
– Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ.
– Trẻ biết trả lời các câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
– Giáo dục trẻ chăm chỉ, không lười biếng, ỉ lại vào người khác .
Máy chiếu, hình ảnh các con vật nuôi trong gia đình
Nhạc bài hát ” Gà trống, mèo con và cún con”
– Trẻ: Quần áo sạch sẽ và tâm thế thoải mái,mũ mèo, mũ gà trống, mũ lợn con.
– Các con ơi! Nghe tin lớp mình chăm ngoan và học giỏi nên hôm nay có rất nhiều các cô đến xem chúng mình học đấy, chúng mình hãy chào đón các cô bằng một tràng pháo tay nào!
– Các con ạ! Để đáp lại tình cảm của các cô giờ chúng sẽ cùng nhau hát tặng các cô bài hát ” gà trống, mèo con và cún con” nào!
– Chúng mình vừa hát xong bài hát gì?
– Trong bài hát nói về những con vật nào?
– Nhà các con có những con vật này không?
– Ngoài những con vật này ra nhà các con còn có những con vật nào nữa?
– Trong bài hát nói về một chú mèo rất đáng yêu, chúng mình có biết chú mèo làm công việc gì?
– Cô có một bài thơ nói về những chú mèo rất đáng yêu các con có muốn cùng cô học bài thơ không!
Vậy chúng mình cùng nhau về chỗ ngồi học bài nào!
– Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì các con?
– Bài thơ ” Mèo đi câu cá” của tác giả nào?
– Cô đọc lần 2 qua trình chiếu powerpoint
– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ ” Mèo đi câu cá” của nhà thơ Thái Hoàng Linh rồi
– Bạn nào giỏi cho cô biết trong bài thơ có những nhân vật nào?
– Hai anh em mèo trắng đã rủ nhau đi đâu?
– Chúng mình thấy mèo anh có câu cá không? Vì sao?
Đã có em rôi!
– Thế mèo em có câu được cá không? Vì sao?
– Cuối cùng hai anh em mèo trắng có câu được con cá nào không?
Cùng khóc meo meo!
– Các con ạ trong bài thơ có những từ khó như:
+ Từ: ” Hớn hở” tức là thể hiện sự vui mừng thoải mái. Vì mèo em nghĩ đã có mèo anh câu cá rồi nên mèo em rất vui mừng và thoải mái đi chơi cùng thỏ bạn đấy!
– Cho cả lớp đọc từ ” Hớn hở”
+ Ngoài ra còn từ ” hối hả” Các con ạ! ” hối hả” thể hiện sự gấp gáp, vội vàng nhanh chóng.
– Cho cả lớp đọc từ ” hối hả”
– Cho cả lớp đọc 2 -3 lần
– Cô lắng nghe, động viên và sửa sai cho trẻ
– Cô thấy chúng mình rất ngoan và học giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi có tên ” Tiếng con vật gì”
– Cô giáo sẽ mở máy tính tiếng kêu của các con vật, cả lớp sẽ đoán tiếng kêu đó của con vật nào!
Nghe tiếng kêu nói đúng tên con vật
– Cho cả lớp cùng chơi 2 lần
* Kết thúc cô cho trẻ ra chơi
– Gà trống, mèo con và cún con
– Hai anh em mèo trắng và con thỏ
– Mèo không câu cá, vì buồn ngủ
– Mèo em không câu cá vì muốn đi chơi
– Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo
– Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo
– Trẻ lắng nghe cô giáo phổ biến cách chơi và luật chơi
Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Tích Chó Mèo Ghét Nhau trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!