Xu Hướng 3/2023 # Soạn Bài Tây Tiến Ngắn Gọn Nhất # Top 11 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Soạn Bài Tây Tiến Ngắn Gọn Nhất # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Tây Tiến Ngắn Gọn Nhất được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Tây Tiến

1. Tác giả

Tác giả Quang Dũng 

– Tác giả Quang Dũng (1921-1988) sinh ra tại Hà Nội là nhà thơ nổi bật trong thế hệ những nhà thơ miền Bắc của Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến sau cách mạng tháng tám.

– Ngoài sáng tác thơ thì ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩ tài ba.

– Năm 2001, Quang Dũng được truy tặng giải thưởng Nhà nước cao quý về văn học và nghệ thuật.

– Các bài thơ nổi bật trong sự nghiệp thơ ca của ông như: Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, Quán bên đường, Linh râu ria.

2. Tác phẩm

– Tây Tiến là tác phẩm được in trong tập thơ Mây đầu ô (1986).

– Tây Tiến là tên gọi của một đơn vị quân đội phần đông là thanh niên Hà Nội được thành lập năm 1947. Các chiến sĩ trong đoàn quân có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào nhằm chống lại âm mưu xâm lược của bọn thực dân Pháp.

– Năm 1948, ông rời khỏi binh đoàn Tây Tiến và sau đó vì nỗi nhớ binh đoàn cũ nên ông đã viết nên bài thơ Nhớ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh. Sau này bài thơ được đổi tên thành Tây Tiến.

II. Tìm hiểu văn bản và soạn bài Tây Tiến

Câu 1: Bốc cục tác phẩm

Bài thơ được chia làm 4 đoạn với những mục đích và nội dung thể hiện riêng:

– Đoạn 1 (từ đầu đến câu 14): Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ,nên thơ và mỹ lệ.

– Đoạn 2 (tiếp theo đến câu 22): Kỷ niệm của người lính Tây Tiến trong đêm liên hoan tại Mộc Châu.

– Đoạn 3 (tiếp theo đến câu 30): Hình ảnh người lính Tây Tiến hào hoa và tình quân dân thắm thiết, mặn nồng.

– Đoạn 4 (4 câu cuối): Sự khẳng định nỗi nhớ da diết và lời hẹn ước của tác giả

Câu 2: Soạn Tây Tiến qua bức tranh thiên nhiên và hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên đầy đặc sắc trong đoạn thơ

 “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

 Cảnh Sài Khao hùng vĩ

– Hình ảnh người lính cũng được thể hiện rõ nét bên cuộc hành trình cùng thiên nhiên. Với những khắc nghiệt của núi rừng trên chặng hành trình đầy vất vả, gian truôn, đầy hiểm nguy là thế và khiến “đoàn quân mỏi” nhưng tinh thần không “mỏi”. Những chàng trai trí thức Hạ thành ngày ra đi đầu không ngoảnh lại, họ đem sức trẻ, trí tuệ và tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng ý chí đấu tranh bất khuất, kiên cường vì tổ quốc, vì dân tộc.

Hình ảnh người lính hành quân qua núi rừng

Câu 3: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở đoạn 2 được thể hiện gần gũi, độc đáo

– Nếu soạn Tây Tiến ở đoạn thơ trên đậm tính dữ dội của hiện thực núi rừng thì đoạn thơ 2 lại mang màu sắc trữ tình, thơ mộng với 2 bối cảnh: cuộc liên hoan tại doanh trại, cuộc chia tay lên đường đi Châu Mộc.

+ Cuộc liên hoan vui vẻ giữa quân và dân nơi doanh trại đầy hào hứng với khung cảnh lung linh, rực rỡ. Sau một ngày dài hành quân vất vả, mệt mỏi thì những giây phút này trở nên vô cùng quý giá và ý nghĩa với những người lính. Ở đây chỉ còn lại tình quân dân, tình đồng đội thân tình, chân ái.

+ Cuộc chia tay lên đường đi Châu Mộc trên sông giữa chiều sương đượm buồn. Cảnh vật đôi bờ cũng trở nên có tình, có tâm hồn, cũng biết nhớ thương, lưu luyến.

Câu 4: Vẻ đẹp lãng mạn và đậm chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa qua đoạn 3

– Tác giả miêu tả những đồng đội của mình một cách chân thật nhất:

– Đánh giá cao tinh thần yêu tổ quốc mà hy sinh quên mình, khẳng định khí chất anh hùng ngời sáng.

Câu 5: Soạn Tây Tiến qua nỗi nhớ vùng đất thiêng liêng này được diễn tả ở đoạn thứ 4

– “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”

… Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

III. Tổng kết soạn bài Tây Tiến

1. Giá trị nội dung

Qua nỗi nhớ Tây Tiến xưa cũ, tác giả thể hiện hình ảnh người lính đầy lãng mạn, hào hoa nhưng vô cùng dũng cảm, gan trường và giàu lòng yêu nước. Bên cạnh đó, vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng hiện lên dữ dội, hiểm nguy nhưng cũng đầy chất thơ, lãng mạn và hùng vĩ.

Qua bài thơ, tác giả không chỉ khắc khoải nỗi nhớ mà ẩn trong đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu đồng đội, tình yêu nhân dân và lớn lao hơn cả là tình yêu đất nước to lớn luôn có mặt trong từng câu chữ, ý thơ của Quang Dũng.

2. Giá trị nghệ thuật

– Bút pháp lãng mạn, đậm chất hào hùng, bi tráng được thể hiện nhiều trong bài thơ để lột tả những nét độc đáo, đặc biệt của Tây Tiến và Tây Bắc.

– Phép phóng đại, đối lập kết hợp những yếu tố cường điệu; hình ảnh và ngôn từ độc đáo, giàu trí tưởng tượng, thể hiện một tư tưởng mới lạ mang phong cách riêng của tác giả.

Sơ Đồ Tư Duy Tây Tiến Ngắn Gọn Dễ Hiểu

XEM SAU: Tuyên Ngôn Độc Lập: Soạn Văn Ngắn Gọn Bằng Sơ Đồ Tư Duy, Khắc Ghi Kiến Thức

1: Thiên Nhiên Tây Tiến dữ dội, hùng vĩ

Thiên nhiên luôn mang vẻ đẹp hùng vĩ và Tây Tiến cũng vậy. Thiên nhiên đầy hùng vĩ nhưng cũng đầy gian khổ, nguy hiểm đối với người lính. Khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, thú dữ… tất cả đều chờ đợi người lính vượt qua.(sơ đồ tư duy tây tiến khổ 1).

XEM SAU: Sơ Đồ Tư Duy: Dạng Bài So Sánh Hai Tác Phẩm 12

Gian khổ nào cũng dẫn tới vinh quang và rừng núi cho dù dữ dội đến mấy thì vẫn luôn ẩn chứa vẻ thơ mộng. Thơ mộng của cảnh vật, của cỏ cây hoa lá, thơ mộng còn ở sông nước còn ở vẻ trữ tình nhẹ nhàng và đặc biệt thơ mộng tới từ chính cảm nhận của người lính, từ những liên tưởng táo bạo, tinh nghịch.(sơ đồ tư duy tây tiến khổ 2).

1: Bi tráng

Người lính vượt rừng băng núi, trải qua trăm ngàn khó khăn, tất cả đều vì một lý tưởng chung, một tình yêu chung đó là tình yêu quê hương đất nước. Cho dù vẻ ngoài có kì lạ, đầu có không mọc tóc đi nữa thì trong họ vẫn toát lên khí chất oai hùng tựa cọp vùng tây bắc.(sơ đồ tư duy tây tiến khổ 3).

XEM THÊM: Tuyên Ngôn Độc Lập (Phần 2): Có Ý Kiến Cho Rẳng:” Đây Là Tác Phẩm Nối Tiếp Các Áng Hùng Văn…”

2: Lãng mạng

Những người lính Tây Tiến cho dù vẻ ngoài có khô cằn đi vì sương gió nhưng tâm hồn họ vẫn tràn đầy sức sống, tươi trẻ và đầy lãng mạng. Điều đó chính là sức mạnh để họ có thể vượt lên trên mọi khó khăn, thử thách để sẵn sàng bảo vệ nước nhà.

Kết Luận: Bài thơ Tây Tiến với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa của Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng của người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vũ, dữ dội và mĩ lệ. Hình ảnh người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, là tiếng khóc bi tráng và để lại cho người đọc nhiều xúc cảm về một thời đạn bom của Tổ quốc.

Phân Tích Bài Tây Tiến Về Hình Tượng Người Lính Ngắn Gọn

I. Mở bài phân tích bài Tây Tiến

1. Giới thiệu tác giả

Quang Dũng (1921 – 1988) là người nghệ sĩ đa tài vừa làm nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ.

Tác giả Quang Dũng

Người nghệ sĩ tài hoa này được nhắc tới nhiều hơn cả với vai trò là nhà thơ xuất sắc trong thời kỳ cách mạng với những áng thơ về kháng chiến, về quân và dân vô cùng đặc sắc.

Chất thơ của ông vừa tài hoa, phong nhã; vừa tinh tế, hồn nhiên với nét lãng mạn, phóng khoáng của một người lính.

Ông để lại cho đời những áng thơ đẹp, ấn tượng mang đậm chất Quang Dũng: Mây đầu ô (1986), Thơ văn Quang Dũng (1988). Năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh ông đã viết nên bài thơ Nhớ Tây Tiến sau đổi tên thành Tây Tiến và được in trong tập thơ Mây đầu ô.

2. Giới thiệu bài thơ

Vào năm 1948, từ binh đoàn Tây Tiến, Quang Dũng phải chuyển đơn vị công tác khác và trong những ngày đầu phải xa cách đồng đội, đơn vị đã thôi thúc ông viết nên nỗi nhớ của mình bằng một bài thơ đầy cảm xúc về núi rừng thiên nhiên Tây Bắc trữ tình, hùng vĩ; về tình quân dân thắm thiết và đặc biệt là tình thương, nỗi nhớ với những người lính, người đồng đội đã xông pha cùng nha tại Tây Tiến.

Xem Thêm:

Soạn bài Tây Tiến ngắn gọn nhất

Phân tích bài thơ Đất Nước hay nhất

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh chi tiết

II. Thân bài phân tích bài Tây Tiến với hình tượng người lính

1. Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến qua biểu tượng thương nhớ

Hồi ức xa xưa hiện về trải dài cùng không gian và thời gian với bóng dáng người lính ở mọi nơi.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

… Tây Tiến người đi không hẹn trước

… Đường lên thăm thẳm một chia phôi.”

Hình ảnh dòng sông Mã vùng Tây Bắc thượng nguồn

Qua việc phân tích đoạn 1 Tây Tiến và xuyên suốt hình tượng người lính trong tác phẩm đã hiện về một nỗi nhớ day dứt, khôn nguôi, mênh mang, vô tận của tác giả. Dù mang thân là lính, đã trải qua bao gian khổ dặm trường nhưng không vì thế mà trái tim trở nên chai sạn, mà ngược lại trong trái tim ấy còn nhen nhóm tình thương yêu nồng nạn cho đồng đội, cho chiến hữu đã cùng xông pha dặm trường.

2. Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến qua vẻ đẹp tâm hồn

– Đường hành quân nhiều vất vả, hiểm nguy là thế nhưng người lính vẫn rất bản lĩnh, kiên cường cùng nhau vượt qua gian khổ “dốc khúc khuỷu… thăm thẳm”,”heo hút cồn mây”, “thác gầm thét”, “cọp trêu người”.

– Những thách thức của chặng đường hành quân xa chỉ làm lòng người lính bền thêm ý chí, bén hơn tinh thần. Tác giả còn khéo léo thể hiện một góc trong vẻ “ngông” của người lính trẻ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” hay sự lạc quan, khí phách hiên ngang, thi sĩ với hình ảnh “súng ngửi trời”.

Người lính Tây Tiến trong kháng chiến

– Những người lính trẻ cũng vô cùng lãng mạn, họ đem trong mình chất trẻ, hào hoa, phong nhã. Họ nhạy cảm trước những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời nơi núi rừng Tây Bắc “hồn lau nẻo bến bờ; dáng người trên độc mộc, hoa đong đưa”.

– Người lính Tây Tiến là tầng lớp trí thức trẻ trong xã hội, họ sẵn sàng rời chân khỏi giảng đường để một lòng ra đi phục vụ đất nước và nhân dân. Nhưng khi đóng quân ở nơi xa, họ cũng mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê nặng trĩu và đặc biệt là nỗi nhớ người yêu da diết, nồng đượm nhất “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới – Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Sau tất cả thì người lính vẫn gác lại tình yêu cá nhân để hướng tới một tình yêu đất nước lớn lao hơn, cao cả hơn.

3. Sự hy sinh bi tráng, hào hùng của người lính

Tất cả hình ảnh của người lính Tây Tiến qua bài thơ của Quang Dũng đều rất chân thực nhưng cũng rất lãng mạn, thơ mộng và cũng biết đa sầu, đa cảm.

“Áo bào thay chiếu anh về đất – Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Quang Dũng tạo nên sự thiêng liêng, cái chết bi tráng, anh dũng của người lính khiến vang động cả thiên nhiên, đất trời.

III. Kết bài phân tích bài Tây Tiến với hình ảnh người lính

Với bút pháp vừa chân thực, vừa lãng mạn, Quang Dũng đã khắc họa hình tượng người lính đầy bi tráng, dũng cảm nhưng cũng rất hào hoa, giàu cảm xúc, đáng mến với tình yêu dành cho đất nước, cho con người và thiên nhiên. Chính nỗi nhớ đồng đội da diết đã khiến tác giả có được những chất liệu cảm xúc đẹp nhất kết tinh với những khoảnh khắc tài liệu đáng nhớ để tạo nên hình ảnh người lính hào kiệt trong lòng người đọc khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến.

Xem Thêm:

Soạn Người Lái Đò Sông Đà ngắn gọn nhất

Soạn bài Rừng Xà Nu

Soạn Bài Tây Tiến Lớp 12

SOẠN BÀI TÂY TIẾN LỚP 12

I- Tìm hiểu chung bài Tây tiến

1. Tác gia

Tên khai sinh: Bùi Đình Diệm.

Bút danh: Quang Dũng.

Sinh năm 1921và mất năm 1988.

Quê: Phưọng Trì, Đan Phượng, Hà Tây.

Xuất thân trong một gia đình nho học.

Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh soạn nhạc.

Một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa. Đặc biệt là khi ông viết về lính kể lại những kỉ niệm một thời của những người lính Tây Tiến.

2. Tác phẩm

Năm 1948: Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác ®nhớ đồng đội cũ®Tại Phù Lưu Chanh ông viết bài thơ này.

II. Soạn bài Tây tiến

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Bố cục:

Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 14): Nhớ về thiên nhiên, núi rừng miền Tây.

Đoạn 2 (từ câu 15 đến câu 22): Nhớ về con người miền Tây.

Đoạn 3 (từ câu 23 đến câu 30): Nhớ về đoàn binh Tây Tiến.

Đoạn 4 (còn lại): Lời ước hẹn cùng Tây Tiến.

Mạch cảm xúc của bài thơ: Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ, tiếp theo là những kỉ niệm của nhà thơ về Tây Tiến và kết thúc là lời khẳng định sẽ mãi gắn bó lòng mình với Tây Tiến.

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

a. Bức tranh thiên nhiên miền Tây

Ở đoạn 1 bức tranh thiên nhiên miền Tây lần lượt hiện ra qua những khung cảnh của địa bàn hoạt động, những chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến.

Không gian:

Từ láy tượng hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút

Hình ảnh giàu giá trị: dốc lên, súng ngửi trời, ngàn thước

Đường hành quân: sương lấp

Xuống: ngàn thước

Thác gầm – cọp trêu

b. Hình ảnh người lính:

Giây phút nghỉ ngơi: cơm lên khói, thơm nếp xôi

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Kỷ niệm đêm liên hoan

Con người: “em”,” nàng” với xiêm áo lộng lẫy( xiêm áo tự bao giờ) và cử chỉ e thẹn, tình tứ( e ấp) trong vũ điệu mang màu sắc xứ lạ( man điệu) khiến những chàng trai Tây Tiến vừa ngạc nhiên, ngỡ ngàng, vừa say mê, vui sướng( kìa em, xây hồn thơ).

Bức tranh thiên nhiên

Cảnh núi rừng hiểm trở hoang vu, dữ dội dần lùi xa rồi khuất hẳn, nhường chỗ cho vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, duyên dáng của miền Tây – Cảnh đêm liên hoan.

Cảnh sông nước:

Thời gian: chiều

Không gian: giăng mắc một màu sương, lặng tờ

hồn lau

hoa đong đưa

Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Bức chân dung người lính Tây Tiến được vẽ bằng những nét khác lạ, phi thường gợi nét đẹp lãng mạn, hào hùng và bi tráng:

Ngoại hình:

Không mọc tóc:

hiện thực: lính Tây Tiến người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi đánh giáp lá cà với địch, người thì bị sốt rét rụng hết tóc.

Lãng mạn: gợi nét ngang tàng

xanh màu lá dữ oai hùm; Mắt trừng…

Hiện thực: xanh xao vì đói khát, vì bị sốt rét

Lãng mạn: cái oai phong lẫm liệt

Nội tâm:

gửi mộng qua biên giới: giấc mộng lập công danh

Lý tưởng:” chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Sự hy sinh:

sông Mã gầm: khúc hát ngợi ca mang âm hưởng hào hùng, dữ dội của thiên nhiên khiến cho cái chết của những người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.

Câu 5 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Trở về hiện tại: đã rời xa Tây Tiến

Khẳng định tâm hồn vẫn thuộc về Tây Tiến

Luyện tập Tây tiến

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Giống: miêu tả người lính trong kháng chiến chống Pháp

Khác:

Tây Tiến:

Cảnh và người được thể hiện chủ yếu trong cảm hứng lãng mạn

Nhà thơ tập trung tô đậm cái đặc biệt, phi thường, cái đẹp của xứ lạ, phương xa đồng thời lồng vào hình ảnh người anh hùng trong hiện thực theo mẫu hình lý tưởng của người tráng sĩ xưa.

Đồng chí:

Cảnh và người chủ yếu được thể hiện bằng bút pháp hiện thực

Nhà thơ tập trung tô đậm cái bình thường, cái thường thấy, cái có thật. Hình ảnh người dân cày lam lũ, không nghĩ đến cái chết, không có ý định làm anh hùng, họ sung sướng và cảm động khi phát hiện ra sự giống nhau giữa mình và đồng đội, sức mạnh tinh thần là tình đồng chí, tình giai cấp.

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa của người lính Tây Tiến:

Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, gian khổ

Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề.

Họ vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy, vượt qua núi cao, vực sâu, thú dữ, bệnh tật.

Tinh thần lạc quan, yêu đời thể hiện qua cách nói táo bạo “súng ngửi trời”, “không mọc tóc”…

Sự hào hùng gắn liền với bi tráng: Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.

Nghệ thuật

Cảm hứng lãng mạn trên nền hiện thực của chiến tranh gian khổ.

Chất liệu lấy từ hiện thực chiến đấu của người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

Khai thác thủ pháp đối lập nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về thiên nhiên, con người miền Tây và lính Tây Tiến.

Nguồn Internet

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Tây Tiến Ngắn Gọn Nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!