Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nội dung bài đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 4
Câu 1: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
Trả lời:
Trong bài thơ có nhiều hình ảnh nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ. Những người lái xe trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mỹ. Con đường ra tiền tuyến đầy mưa bom bão đạn. Chiếc xe vận tải quân sự “kính Vỡ đi rồi”. Tuy nhiên những người chiến sĩ lái xe vẫn “ung dung” làm chủ phương tiện, rất dũng cảm ngàng tàng:
“Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
“Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” nên người lái xe bị gió lùa “mắt đắng”. Nhưng anh vẫn dũng mãnh phóng xe như bay suốt đêm ngày. Thật là hăng hái:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”.
Mưa rừng “mưa tuôn mưa xối”. Người chiến sĩ như ngồi trong mưa, áo quần ướt hết. Nhưng vẫn ngang tàng hăng hái:
“Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi”.
Chữ “ừ ” trong câu thơ “Không có kính ừ thì ướt áo” đã thể hiện tinh thần dám chấp nhận mọi gian khổ hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ chở vũ khí và lương thực… chi viện cho tiền tuyến.
Câu 2: Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?
Trả lời:
Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ trong Tiểu đội xe không kính được thể hiện qua các từ ngữ. Đó là: “họp thành”, “gặp”, “bắt tay” và trong các câu trong khổ thơ sau:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”.
Câu 3: Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì?
Trả lời:
Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em nhiều xúc động.
– Cuộc chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ta. Cũng như của các chiến sĩ lái xe trên con đường chiến lược Trường Sơn là vô cùng dữ dội và ác liệt.
– Những chiến sĩ lái xe rất ngoan cường dũng cảm, hăng hái, lạc quan bất chấp mọi gian khổ hy sinh. Quyết tâm chi viện cho chiến trường miền Nam, vì thống nhất đất nước.
– Những chiến sĩ lái xe đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cho chúng ta noi gương học tập.
Câu 4: Nêu ý nghĩa của bài thơ
Trả lời:
Bài thơ về một tiểu đội lái xe trong kháng chiến. Dù mưa đạn và gió bụi khiến xe bị vỡ kính, tóc các anh nhuốm bụi đường. Các anh phải ăn tạm, ngủ tạm trong rừng. Nhưng các anh vẫn luôn yêu đời, can đảm và hết lòng vì miền Nam, vì cách mạng.
Bài thơ ca ngợi tinh thần gan dạ dũng cảm của những người lính lái xe trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Họ đã vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ dưới làn bom đạn của giặc Mỹ. Họ tiếp tế súng đạn, lương thực cho bộ đội ta ở chiến trường đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Soạn Bài Việt Bắc Đầy Đủ Nhất
I. Giới thiệu chung khi soạn bài Việt Bắc
1. Tác giả
Tác giả Tố Hữu
– Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành sinh ra tại Huế.
– Ông sinh ra trong gia đình nhà nho và có truyền thống thơ ca từ nhỏ.
– Năm 1996, ông được trao giải thưởng cao quý Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
– Những sáng tác của ông mang đậm giá trị dân tộc, gắn liền với cách mạng, với đất nước và những cuộc kháng chiến trường kỳ.
– Thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn tạo cho người đọc cảm giác dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ.
– Những tập thơ nổi tiếng để lại tên tuổi Tố Hữu mãi sau này: Tập thơ Từ ấy, Việt Bắc, tập Gió lộng, Ra trận, Một tiếng đờn, Ta với ta,…
2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ Việt Bắc được sáng tác sau khi quân và dân ta đã dành chiến thắng trước thực dân Pháp. Lúc đó, Bác Hồ có lệnh dịch chuyển căn cứ quân sự, các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về thủ đô.
– Chính khoảnh khắc chia xa bịn rịn không nỡ giữa những người chiến sĩ cách mạng với Việt Bắc đã khiến Tố Hữu viết nên những lời thơ đầy thương nhớ trong bài Việt Bắc.
b) Nội dung tác phẩm
– Bài thơ thể hiện sự khắc khoải, nhớ thương da diết của tác giả gửi tới Việt Bắc – nơi chất chứa nhiều kỷ niệm.
– Những tình cảm to lớn và cao cả người đọc thấy được trong bài thơ đó là tình quân dân son sắt một lòng, tình yêu dân tộc, yêu đất nước, yêu thiên nhiên xứ sở.
-Ta cũng thấu hiểu cho sự hy sinh gian khổ của những người chiến sĩ cách mạng, của nhân dân lao động và biết ơn hơn, thấy tự hào hơn về những thắng lợi mà quân dân ta có được để cố gắng giữ gìn cho ngày sau.
II. Soạn bài Việt Bắc chi tiết
Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác và tâm trạng của nhân vật trữ tình
a) Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được ra đời vào tháng 10/1954 sau khi chiến thắng thực dân Pháp.
– Các chiến sĩ cách mạng dời căn cứ quân sự về thủ đô.
– Trước sự chia ly bịn rịn giữa kẻ ở – người đi đó, Tố Hữu đã sáng tác ra Việt Bắc.
b) Các cung bậc cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
– Tâm trạng nghẹn ngào không nói nên lời trong giây phút chia ly giữa kẻ ở – người đi.
– Khung cảnh chia tay nặng trĩu ân tình, đong đầy cảm xúc như cuộc tạm biệt giữa 2 người yêu nhau.
Câu 2: Soạn Việt Bắc rất cần thể hiện chi tiết nỗi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc
– Vẻ đẹp Việt Bắc thay đổi sinh động theo thời gian
+ Trong ngày: sương sớm, nắng chiều, trăng khuya.
+ Bốn mùa trong năm: Bức tranh tứ bình tuyệt đẹp “mùa xuân – mơ nở trắng rừng”; “mùa đông – hoa chuối đỏ tươi”; “mùa hạ – ve kêu rừng phách đổ vàng; “mùa thu – trăng gọi hòa bình”.
Mùa xuân hoa mơ nở trắng rừng Việt Bắc
– Vẻ đẹp thiên nhiên gắn liền với con người
+ Thiên nhiên dù có những lúc khắc nghiệt là thế nhưng vẫn nên thơ và trữ tình đồng hành cùng con người.
+ Thiên nhiên gắn với cuộc sống lao động, sinh hoạt thường nhật của người dân Việt Bắc: “đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng”; “người đan nón chuốt từng sợi giang”; “cô em gái hái măng”; tiếng hát ân tình thủy chung”.
+ Sự đồng cảm, chia sẻ khó khăn, gian khổ trong công cuộc kháng chiến: “Thương nhau chia củ sắn bùi – Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
Câu 3: Khung cảnh Việt Bắc trong kháng chiến và vai trò của Việt Bắc trong kháng chiến
– Sự đoàn kết, đồng lòng đánh giặc, bảo vệ sự tự do dân tộc: “miếng cơm chấm muối”, “mối thù nặng vai”.
Tình quân dân thắm thiết trong những năm tháng cách mạng
– Dù cuộc kháng chiến còn dài và chông gai, dù cuộc sống lắm khó khăn, vất vả nhưng người dân Việt Bắc vẫn luôn mang tình lạc quan, sôi nổi vượt qua tất cả: “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”, “tiếng hát ân tình thủy chung”,…
Câu 4: Soạn văn bài Việt Bắc cần chỉ ra được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài
– Tác giả sử dụng thể thơ lục bát dễ thuộc, dễ nhớ và dễ cảm.
– Nhiều biện pháp nghệ thuật được tác giả kết hợp hiệu quả như điệp từ, đảo ngữ, từ láy,…
– Đại từ nhân xưng “mình – ta” thân thiết, gần gũi.
– Kết hợp hình ảnh tả thực và lãng mạn
III. Tổng kết phần soạn bài Việt Bắc
Soạn Bài Đất Nước Đầy Đủ Hay Nhất
Có một đề tài trở đi trở lại như một lời khấn khứa, đó là tình yêu quê hương đất nước. Và bởi vậy, cho nên cảm hứng ấy luôn xuyên suốt trong các thời kì văn học, luôn trở thành nguồn cảm hứng để khơi dậy những cảm xúc thẩm mĩ và bồi đắp cho con người tình cảm thiêng liêng ấy. Với Nguyễn Khoa Điềm, một hồn thơ với cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng, qua “Đất Nước” đã giúp cho ta nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng đất nước của nhân dân. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm nữa. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã tham khảo bài soạn này.
SOẠN BÀI ĐẤT NƯỚC LỚP 11(TRÍCH TRƯỜNG CA MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG)
I, Tìm hiểu chung bài Đất Nước
1.Tác giả
Nguyễn Khoa Điềm viết rất hay về đất nước bằng một lối đi của riêng mình, với cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng.
2.Tác phẩm
Bài thơ được viết để nhằm thức tỉnh thanh niên vùng tạm chiếm đứng lên cùng nhân dân kháng chiến.
II, Đọc hiểu bài Đất Nước
Câu 1 sgk ngữ văn lớp 12 tập 1 tr 122
Bố cục:
Phần 1: Cảm xúc về đất nước: từ đầu đến câu 42.
Phần 2: Tư tưởng đất nước của nhân dân.
Trình tự triển khai mạch cảm xúc: Phần 1 là những cảm xúc của nhà thơ về đất nước trong chiều dài thời gian lịch sử, trong chiều rộng không gian địa lí, trong mối quan hệ riêng tư của cá nhân với cộng đồng. Phần 2 là tư tưởng đất nước của nhân dân. Cảm xúc nồng nàn suy tư sâu lắng nhưng nhà thơ đã triển khai bài thơ đầy thuyết phục, với lối văn trữ tình chính luận sâu sắc.
Câu 2 sgk Ngữ văn 12 tập 1 tr 122
Trong phần đầu từ đầu đến “làm nên đất nước muôn đời”, tác giả cảm nhận đất nước trên những phương diện:
Đất nước trong chiều dài thời gian lịch sử.
Đất nước trong chiều rộng không gian địa lí
Đất nước trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
Cách tác giả triển khai khác với các nhà thơ viết về đất nước cùng thời: Nhìn đất nước trong một quá trình, trên nhiều góc độ, phương diện, gắn với những hình ảnh bình dị, gần gũi nhưng vẫn bay bổng, mĩ lệ.
Câu 3 sgk Ngữ văn 12 tập 1 tr 122
Tư tưởng đất nước của nhân dân đưa đến những phát hiện sâu và mới
Về địa lí:
Đất nước phong phú, rộng lớn nhưng nói bằng những câu ca dao”con cá ngư ông móng nước biển khơi, con chim phượng hoàng..”
Nếu các nhà thơ khác dùng những tên gọi địa lí để thấy đất nước là non kì hải tú thì Nguyễn Khoa Điềm chứng tỏ rằng chính nhân dân đã hóa hồn vào núi sông qua những tên gọi địa lí ấy.
Về lịch sử:
Đất nước có từ những điều giản dị, gần gũi trong đời sống thường ngày.
Đất nước ở đây trong chiều dài thời gian không được tính bằng khoảng thời gian ước lệ, chung chung mà nói bằng truyền thuyết, cổ tích cổ xưa, bởi vậy không ồn ào, sáo rỗng.
Về văn hóa:
Tư tưởng đất nước của nhân dân được truyền tải bằng cách: Nhà thơ dùng chính lời ăn tiếng nói của nhân dân, vì thế càng sinh động, hấp dẫn và giàu sức thuyết phục.
Tư tưởng đất nước của nhân dân nổi bật trong bài thơ này và nhiều bài thơ chống Mĩ bởi, nó là tư tưởng xuyên suốt có từ ngàn xưa “quan nhất thời, dân vạn đại” hay “dân là dân nước, nước là nước dân”. Hơn nữa nhân dân là nguồn gốc, là cội nguồn sức mạnh làm nên thành công của cuộc kháng chiến.
Câu 4 sgk Ngữ văn 12 tập 1 tr 122
Các chất liệu dân gian được sử dụng:
Miếng trầu, gừng cay muối mặn, câu ca dao, truyện truyền thuyết..
Tuy nhiên Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng linh hoạt, sáng tạo để tạo nên những hình tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ, vừa bình dị vừa bay bổng, mĩ lệ.
Nguồn Internet
Bài Soạn Văn Lớp 11 Đầy Đủ Mới Nhất
BÀI SOẠN VĂN LỚP 11 ĐẦY ĐỦ MỚI NHẤT
Ban biên tập xin gửi tới các bạn những loạt bài về Soạn văn lớp 11 để các bạn học sinh có thể nắm bắt được những kiến thức trong S ách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 11 một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
Các bài viết được đội ngũ giáo viên các cấp biên soạn xúc tích, ngắn gọn, dễ hiểu truyền đạt đầy đủ những kiến thức trong Sách giáo khoa Ngữ văn, Soạn văn lớp 11 giúp các bạn học sinh dễ dàng tiếp cận được với những kiến thức mà mình sẽ được học.
SOẠN VĂN LỚP 11 TẬP 1
Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội
Tự tình (Bài II)
Câu cá mùa thu (Thu Điếu)
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
Thao tác lập luận phân tích
Bài ca ngất ngưởng
Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)
Luyện tập thao tác lập luận phân tích
Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Trả bài làm văn số 1
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học (bài làm ở nhà)
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Thực hành về thành ngữ, điển cố
Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)
Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
Trả bài viết số 2
Thao tác lập luận so sánh
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
Chữ người tử tù
Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ)
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Trả bài làm văn số 3
Một số thể loại văn học: thơ, truyện
Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
Chí phèo (tiếp theo)
Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
Đoc thêm: Cha con nghĩa nặng
Luyện tập viết bản tin
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)
Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
Tình yêu và thù hận (Trích Rô – mê – ô và Giu – li – ét)
Ôn tập phần Văn học
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
SOẠN VĂN LỚP 11 TẬP 2
Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt)
Nghĩa của câu
Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
Nghĩa của câu (tiếp theo)
Thao tác lập luận bác bỏ
Tràng giang
Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội (bài làm ở nhà)
Đây thôn Vĩ Dạ
Chiều tối (Mộ)
Tiểu sử tóm tắt
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
Người trong bao
Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ)
Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức và luân lí Đông Tây)
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Một thời đại trong thi ca (trích)
Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
Một số thể loại văn học: Kịch, văn nghị luận
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Ôn tập phần Văn học
Tóm tắt văn bản nghị luận
Ôn tập phần Tiếng Việt
Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
Ôn tập phần Làm văn
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Những bài viết Soạn văn lớp 11 của chúng tôi đều được tập hợp từ Tuyển tập văn lớp 11 và Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11. Các bài viết đều do đội ngũ giáo viên chuyên gia thẩm định hoặc do các bạn học sinh giỏi văn biên soạn, tổng hợp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!