Xu Hướng 6/2023 # Sơ Lược Tác Phẩm Sóng (Xuân Quỳnh) # Top 11 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Sơ Lược Tác Phẩm Sóng (Xuân Quỳnh) # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Sơ Lược Tác Phẩm Sóng (Xuân Quỳnh) được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

b. Sơ lược AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

c. Sơ lược tác phẩm Vợ Chồng A Phủ

d. Sơ lược tác phẩm VỢ NHẶT (Kim Lân)

e. Sơ lược về bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)

f. Sơ lược tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

1.Tác giả

– Cuộc đời bất hạnh ; luôn khát khao tình yêu , mái ấm gia đình và tình mẫu tử. – Đặc điểm hồn thơ : tiếng nói của người phụ nữ giàu lòng yêu thương; khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều âu lo,day dứt, trăn trở trong tình yêu.

2.Tác phẩm

a.Hoàn cảnh sáng tác: 1967 – tại biển Diêm Điền , Thái Bình. b.Đề tài : tình yêu – tình cảm muôn đời của con người. c.Nội dung : Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ . Sóng là hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son, chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người. – Sóng là một hình tượng đẹp của thiên nhiên , các thi nhân thường mựợn sóng để biểu đạt những sắc thái tình cảm của mình. – Sóng trong thơ XQ là hình tượng biểu hiện cho một tình yêu nồng ấm, dạt dào, tha thiết,…và vĩnh hằng. Sóng và em trong bài thơ có mối quan hệ mật thiết với nhau . Sóng chính là biểu hiện tình yêu của em , của người con gái đang yêu nồng nàn, tha thiết. – Trong bài thơ ” Sóng” của XQ, sóng là một hình tượng ẩn dụ . XQ đã mượn hình tượng sóng để nói lên tính chất của tình yêu . + Mở đầu bài thơ, XQ đã đưa ra hai tính chất đối lập của sóng: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Quả đúng như vậy, những khi bão tố, biển động thì sóng trào lên một cách dữ dội, ồn ào như giận dữ muốn nghiền nát cả bờ. Nhưng những lúc trời êm biển lặng thì sóng chỉ rì rào, dịu êm và lặng lẽ . Hai tính chất đối lập này của sóng cũng chính là hai tính chất đối lập trong tình yêu . Tình yêu cũng như sóng, có lúc khát khao cháy bỏng, mãnh liệt , ào ạt nhưng có lúc dịu êm, lặng lẽ , mơ màng đi vào chiều sâu của sự nhớ nhung, chờ đợi. + Sông không hiểu chính mình Sóng tìm ra tận bể Những con sóng cũng thật mạnh mẽ, bản lĩnh : ở phạm vi chật hẹp không hiểu mình thì con sóng tìm ra phạm vi rộng lớn hơn. Mượn nét tính cách , khát khao này của con sóng để thể hiện khát vọng vươn tới miền bao la, vô tận tìm đến tình yêu đích thực của người con gái, người phụ nữ Đây cũng chính là bản lĩnh mạnh mẽ, táo bạo của người phụ nữ trong tình yêu. + Con sóng ngày xưa, ngày nay vẫn cứ “Dữ dội và dịu êm, Ồn ào và lặng lẽ” muôn đời sóng vẫn vỗ và muôn đời tình yêu là tình cảm mà con người khát khao: Ôi con sóng ngày xưa Và ngày nay vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Nhà thơ đã yêu, đang yêu và chiêm nghiệm từ tình yêu của chính mình để khẳng định : Tình yêu là khát vọng muôn đời của con người và nhất là tuổi trẻ . Có lẽ vì thế mà con người chúng ta thường quan niệm tuổi trẻ là tuổi của tình yêu, tuổi của khát khao hạnh phúc. + Nhà thơ đã yêu, đang yêu và muốn đi tìm căn nguyên của tình yêu, điểm khởi nguồn của sóng. Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Khởi nguồn của sóng thì có thể tìm hiểu được , điểm khởi đầu của tình yêu thì “Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau” . Thật khó khăn để lí giải Ta yêu nhau khi nào?, Vì sao ta yêu nhau?,…bởi tình yêu thuộc phạm trù tình cảm , những tình cảm được rung lên từ lòng người và hơi thở của trái tim mà chiều sâu lòng người, hơi thở trái tim làm sao hiểu hết được.Vì thế, trong tình yêu thì muôn đời có những câu hỏi không trả lời được. XQ đã yêu, đang yêu da diết, mãnh liệt nhưng cũng chỉ biết lắc đầu rất phụ nữ ” em cũng không biết nữa” . Câu thơ vừa chứa đựng một sự ngây thơ, bối rối vừa chứa đựng chút bất lực của nhà thơ trước câu hỏi ” Khi nào ta yêu nhau”.Câu hỏi mà các thế hệ thi nhân vẫn chưa trả lời được. Ngay cả ông hoàng tình yêu – Xuân Diệu cũng bối rối ” Làm sao cắt nghĩa được tình yêu .. + Không cắt nghĩa được tình yêu, không lí giải được ” Khi nào ta yêu nhau” nhưng nhà thơ thành thật thổ lộ yêu là nhớ nhung da diết, mãnh liệt: Con sóng dưới lòng sâu….. Cả trong mơ còn thức Tình yêu cũng như con sóng , có khi biểu hiện cụ thể trên bề mặt rất dễ nhận biết nhưng có khi lại lắng sâu vào tận đáy tâm hồn và chỉ có những người nhạy cảm, có chiều sâu tâm tưởng mới nhận ra được. XQ đã khéo léo dùng phép nhân hóa để khẳng định rằng dù là con sóng chìm hay sóng nổi thì con nào cũng nhớ bờ thao thức, ngày đêm không ngủ được. Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Con sóng nhớ bờ ngày đêm không ngủ được hay chính là nỗi nhớ da diết, rạo rực trong tình yêu của XQ. Nỗi nhớ trong tình yêu chiếm lĩnh cả thời gian , không gian, cả lúc thức lẫn lúc ngủ. Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Cách diễn đạt nỗi nhớ của XQ thật là độc đáo , nhà thơ bộc lộ thẳng thắn nỗi nhớ của mình trong tình yêu. Nỗi nhớ cứ tồn tại , cứ hiện diện trong tâm hồn , nó không hề lắng xuống mà trào dâng mãnh liệt , quay quắt không nguôi. + Từ nỗi nhớ tha thiết trong tình yêu , nhà thơ khẳng định tấm lòng sắt son chung thủy của mình đối với người yêu : Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh- một phương Dẫu có xa cách thời gian , không gian thì trái tim em , ánh mắt em vẫn luôn dành cho anh. Thật là một trái tim yêu thủy chung , son sắt đáng trân trọng biết bao. Đoạn thơ 4 câu như một lời thề, một lời tự đính ước với người mình yêu. Tình yêu chân thành, tha thiết ; mãnh liệt , thủy chung. + Yêu chân thành, mãnh liệt nên nhà thơ tin tưởng ở tình yêu của chính mình: Ở ngoài kia đại dương Tăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Người phụ nữ đang yêu và tin rằng tình yêu ấy sẽ đến bến bờ hạnh phúc dù phải trải qua những khó khăn, thử thách. Đúng vậy, một tình yêu chân chính, đích thực sẽ giúp con người vượt qua bao sóng gió cuộc đời để đưa tình yêu cập bến bờ hạnh phúc, yêu thương. + Yêu tha thiết nên nhà thơ khao khát bất tử hóa tình yêu: Cuộc đời tuy dài thế……. Để ngàn năm còn vỗ. Vũ trụ vĩnh hằng , cuộc đời con người hữu hạn . Làm sao để được yêu như trái tim mình khao khát ? Khao khát bất tử hóa tình yêu nhưng trái tim của nhà thơ không vị kỉ , tầm thường , nhỏ hẹp mà thật lớn lao, cao thượng. Nhà thơ đã hòa niềm hạnh phúc riêng của mình vào niềm hạnh phúc của cuộc đời rộng lớn, cái riêng tồn tại trong cái chung bao la , rộng lớn ấy nên trở thành vỉnh cửu. – Nghệ thuật : + Thể thơ tự do – 5 chữ. + Cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo; giàu sức liên tưởng. + Xây dựng hình tượng ẩn dụ – sóng. + Giọng thơ tha thiết. Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ . Sóng là hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son, chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người Trái tim yêu của Xuân Quỳnh: ” Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai cũng có Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” d.Nghệ thuật : + Thể thơ tự do – 5 chữ. + Cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo; giàu sức liên tưởng. + Xây dựng hình tượng ẩn dụ – sóng. + Giọng thơ tha thiết.

Theo Học Văn – Văn Học

Phân Tích Bài Thơ Sóng Của Tác Giả Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức!

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Biển Diêm Điền, 29.12.1967

(Văn học 12, tập một, Nxb. Giáo dục, 2000, tr.228 – 230)

Gợi ý làm bài I. Những lưu ý về tác giả Xuân Quỳnh

– Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, cũng là gương mặt đáng chú ý của nền thơ Việt Nam hiện đại.

– Nhà thơ khởi đầu từ sân khấu, nhưng mê thơ nên rời bỏ để hoạt động văn học. Xuân Quỳnh sớm được chú ý, nhưng lại phải vượt qua nhiều khó khăn để có thể gắn bó với thơ.

– Bản sắc thơ Xuân Quỳnh tươi tắn, hồn hậu và nồng nhiệt. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc đời, con người, khao khát tình yêu, trân trọng, chăm chút cho hạnh phúc bình dị đời thường.

– Thơ tình yêu là một mảng đặc sắc ở Xuân Quỳnh. Đó là tiếng thơ bày tỏ trực tiếp những khát khao sôi nổi, mãnh liệt mà chân thành, tự nhiên của một trái tim phụ nữ trong tình yêu.

II. Cảm nhận chung về bài thơ

– Bài thơ được viết trong chuyến đi của Xuân Quỳnh về vùng ven biển Diêm Điềm, tỉnh Thái Bình, ngày 29.12.1967.

– Bài thơ có một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, gợi ra các nhịp con sóng liên tiếp gối nhau, lúc tràn lên sôi nổi, lúc êm dịu lắng lại. Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, cùng với sự trở đi trở lại, bồi hoàn của hình tượng sóng đã tạo ra nhịp điệu và âm hưởng ấy. Nhưng sự mô tả nhịp điệu bên ngoài (sóng) là để diễn tả nhịp bên trong của tâm hồn: những đợt sóng của tình yêu khao khát, dào dạt, sôi nổi và da diết lắng sâu. Mượn sóng để nói khát vọng tình yêu, nhà thơ đã tìm được một hình tượng thật xác đáng và đẹp.

– Kết cấu hình tượng của bài thơ, nổi lên bao trùm là hình tượng Sóng, nhưng bài thơ còn có hình tượng “em”. Sóng là ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân của em. Hai nhân vật ấy phân đôi ra để soi chiếu vào nhau và cộng hưởng. Tâm trạng người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy mình rõ hơn, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái xúc động, những khát khao mãnh liệt của mình.

III. Phân tích

1. Bài thơ viết về tình yêu nhưng ngay từ đầu nhà thơ không trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình mà mượn Sóng, một hình tượng gần gũi, để nói.

2. Từ tự nhìn lại để thức nhận về tình yêu trong lòng mình dẫn đến nhu cầu phân tích, lý giải. Đó như một quy luật tự nhiên của tâm lý: Sóng bắt đầu… Khi nào ta yêu nhau.

Soi vào lòng mình, đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi về khởi nguồn của tình yêu, nhân vật trữ tình đã nói lên được quy luật sâu xa của tình yêu: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu (Xuân Diệu).

3. Tình yêu đi liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được diễn tả thật sâu đậm. Bao trùm cả không gian (Dẫu xuôi về phương Bắc, Dẫu ngược về phương Nam); chiếm lấy cả tầng sâu và bề rộng (Con sóng… trên mặt nước); khắc khoải trong mọi thời gian (ngày, đem, cả trong mơ). Nó choán đầy cõi lòng, không chỉ trong ý thức mà cả tiềm thức (Lòng em nhớ đến anh, Cả trong mơ còn thức).

Tâm trạng khát khao và nỗi nhớ da diết trong bài thơ nhờ cách thể hiện sóng đôi qua em và sóng làm cho nó vừa được bộc bạch trực tiếp lại vừa được miêu tả với các sắc thái cụ thể, gợi cảm, mỗi nét tâm trạng đều trở lại một điệp khúc, như những vòng sóng nối nhau, dội lại, cộng hưởng và lan tỏa.

Sóng nhớ tới bờ: Ngày đêm không ngủ được / Con nào chẳng tới bờ. Dù muôn vời cách trở.

Em nhớ đến anh: Cả trong mơ còn thức / Nơi nào em cũng nghĩ / Hướng về anh một phương.

4. Nhạy cảm với thời gian, ý thức về thời gian gắn với niềm âu lo và khát khao trong hiện tại:

Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Đó là niềm khao khát dâng hiến, đồng thời cũng là ước muôn vĩnh viễn hóa tình yêu của mình để nó sống mãi với thời gian.

5. Bài thơ thể hiện những cung bậc của tình yêu có khi mạnh mẽ, táo bạo, nhưng ở đây vẫn mang đậm bản sắc của trái tim người phụ nữ Việt Nam, nồng nhiệt mà cũng rất đôn hậu. Đó cũng là lý do khiến người đọc yêu thích bài thơ và tiếng thơ Xuân Quỳnh trở thành tiếng hát từ trái tim yêu của người phụ nữ nước Việt.

Tư liệu tham khảo

Ngôi – nhà – thơ của một phụ nữ

Nếu không có tai nạn quái ác ngày 29.8.1988 cướp mất cùng lúc ba tài năng: Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và Lưu Quỳnh Thơ, thì chẳng mấy ngày nữa, chị đã tròn 50 tuổi. Ngày Xuân Quỳnh mất, mới 46 tuổi, đang tràn đầy sức sáng tạo: đã có 6 tập thơ (in riêng), 7 tập truyện thiếu nhi… Sau ngày chị ra đi, nhiều nhà thơ, nhà phê bình đã ghi nhận rất công tâm những đóng góp của Xuân Quỳnh, điều mà trước đó chẳng phải ai cũng thừa nhận. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân: Có lẽ từ thời Xuân Hương, qua các chặng đường phát triển, phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy mới thấy lại một thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào phong phú như vậy. Nguyễn Duy đặt Xuân Quỳnh là một trong vài ba cái tên được xếp hàng đầu nếu lập danh sách những nhà thơ tiêu biểu nhất thời nay. Còn Anh Ngọc khẳng định: đấy là một tài năng phong phú, sắc sảo, với những đóng góp có vị trí đặc biệt trong nền thơ Việt Nam hiện đại nói chung và… xuất sắc nhất trong giới thơ nữ nói riêng.

Xuân Quỳnh đã trải qua nhiều năm tháng cơ cực, vất vả. Mồ côi mẹ sớm, chỉ được học đến lớp sáu. Sau này, lăn lộn nhiều nơi, nhiều nghề, chị vẫn cố gắng chăm chỉ tự học. Từ năm 1955, Xuân Quỳnh gia nhập Đoàn ca múa Trung ương, ở đó, chị thành đạt, được đi biểu diễn 13 nước. Nhưng cuối cùng, nhất quyết bỏ nghề, theo “nghiệp” thơ. Cuộc đời không hứa trước những vinh quang chị gặt hái ở làng văn, còn bản thân thì luôn nhận thấy chông gai, tai ương trên con đường ấy. Song, làm thơ với Xuân Quỳnh là “sống thêm một cuộc đời nữa”, và không thể từ bỏ, vì như thế, khác nào đánh mất mình:

Ôi trời xanh – xin trả cho vô tận Trời không xanh trong đáy mắt em xanh Và trong em không thể còn anh

Nếu ngày mai em không làm thơ nữa!

(Nếu ngày mai em không làm thơ nữa!)

Hiếm thấy một nhà thơ nào có sự hòa quyện “nhiều con người” trong cùng một phụ nữ như Xuân Quỳnh. Thơ chị là khúc hát trữ tình đằm thắm của người con, người tình, người vợ, người mẹ, của một công dân. Chừng ấy con người mặt trong ngôi – nhà – thơ của một tâm hồn phong phú. Người làm thơ tài hoa nhưng hết đỗi hồn nhiên, thành thật và sâu lắng trong cảm xúc của mình. Bởi vậy, ngôn từ thơ Xuân Quỳnh cầu kỳ, cao xa mà gần gũi, thân thuộc hằng ngày. Chị đã thổi vào thơ hơi ấm nồng nàn của trái tim và dáng vẻ, cốt cách của mình lên câu chữ. Điều ấy làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ Xuân Quỳnh! Và, cũng giải thích vì sao thơ chị tràn ngập hình ảnh con người, cuộc sống bình thường lại không rơi vào tầm thường. Những hình ảnh ấy đi vào thơ với bóng dáng thân thuộc và tràn ngập tình thương mến của tác giả. Chị viết về Mẹ của anh (mẹ chồng) như chính mẹ mình, hơn nữa, với sự đồng cảm của người phụ nữ về niềm vui, nỗi đau, về hạnh phúc và bất hạnh ở đời:

Ngày xưa má mẹ cùng hồng Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau Bây giờ tóc mẹ trắng phau Để cho mái tóc trên đầu anh đen Đâu con dốc nắng đường quen Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần Thương anh thương cả bước chân

Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao…

Những câu thơ cho con của Xuân Quỳnh thuộc vào loại hay nhất của thơ về trẻ em. Có người nói “chùm thơ này đã nâng bản chất làm mẹ lên nghệ thuật làm mẹ”, vì những hiểu biết tinh tế tâm hồn tuổi thơ. Song, điều đáng quý vẫn là tình yêu dạt dào, sự chắt chiu, đùm bọc tuổi thơ của một người mà khi đối diện với các em vẫn thấy thiếu:

Nắng thì lưng mẹ làm cây

Đạn bom mẹ đã vòng tay làm hầm

Một năm… rồi mấy mươi năm

Có bao em bé còn nằm nữa đâu

Vầng trăng đã vỡ trên đầu

Dòng sông đã gãy nhịp cầu tuổi thơ…

(Bài hát ru em bé trên đường chạy giặc)

Tình yêu của mẹ đối với con có phần thuộc về bản năng, tự nhiên nhi nhiên. Nghệ thuật ở mức thấp có tính tự phát của tình cảm. Nghệ thuật cũng như tình yêu, càng đẹp đẽ, tinh tế bởi ánh sáng trí tuệ. Những rung động đời thường trong thơ Xuân Quỳnh là cảm xúc sâu sắc của trí tuệ và mang đậm cá tính sáng tạo của một cây bút tài hoa.

Đóng góp nhiều trong đời làm thơ của Xuân Quỳnh là mảng thơ tình. Từ những ngày mới ra mắt bạn đọc, người ta đã cảm nhận thơ tình của cô diễn viên múa có hơi hướng “là lạ”. Một người con gái tự tin ở sức mình, hơn nữa, còn muốn chở che cho người khác:

Ngủ đi anh! Cứ ngủ Đã có em thức canh

Cho đẹp giấc mơ anh,

Ngủ đi anh! Hãy ngủ

Ngủ ngon anh! Để mai bình minh đến

Buồm chúng ta lại tung cánh ra khơi.

Càng về sau, bản tính tự tin ấy đã khắc phục được sự e dè, thụ động cố hữu của người phụ nữ Việt Nam. Tình yêu được diễn đạt với mọi cung bậc: phóng khoáng, thiết tha và dữ dội hơn:

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ.

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau rạn vỡ.

Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió.

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố.

Tuy nhiên, những đột phá ấy chỉ cốt diễn đạt đầy đủ mọi nẻo đường của tình yêu chứ không bao giờ biến hóa đi. Người đọc thấy thơ Xuân Quỳnh thiết tha, đằm thắm và gần gũi với bao trái tim đôi lứa đang yêu:

Bầu trời xanh hơn cả lúc nằm mơ

Và hạnh phúc trong bàn tay có thật:

Chiếc áo mắc trên tường

Màu hoa sau cửa kính

Nồi cơm reo trên ngọn bếp đèn

Anh trở về, trời xanh của riêng em.

(Bầu trời đã trở về)

Mấy tháng trước khi qua đời, như một điềm gở, có người chép gửi đến Xuân Quỳnh mây câu thơ của nữ bá tước thi sĩ Pháp, Noailles:

Tôi ao ước thơ tôi ngày mai ấy Bao chàng trai sẽ cầm đọc say mê Họ quên hết người vợ hiền thực tại

Mở hồn ra nồng nhiệt đón tôi về.

Xuân Quỳnh đọc và nói: “Nếu thơ tôi là nguyên nhân làm đổ vỡ hạnh phúc của người khác thì tôi không làm thơ nữa”. Sự thật, Xuân Quỳnh bao giờ cũng đứng ở ngôi – nhà – mình để làm thơ tình. Và ở đó, chị là người yêu, người vợ, người mẹ… thiết tha mong đợi cuộc sống bình yên. Tâm hồn người phụ nữ ấy trong trẻo, đôn hậu, giàu yêu thương và vị tha, đến cuối đời vẫn chắt chiu, lo lắng cho người khác. Cho dù “nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương” ấy, Xuân Quỳnh đã sống hết mình và có những bước đi dài trên con đường nghệ thuật đâu dễ ai cũng có được!

8.1992

BÙI QUANG HUY

(Những ngả đường thi ca)

Sơ Lược Về Bài Thơ Tây Tiến (Quang Dũng)

b. Sơ lược AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

c. Sơ lược tác phẩm Vợ Chồng A Phủ

d. Sơ lược tác phẩm VỢ NHẶT (Kim Lân)

e. Sơ lược tác phẩm Sóng (Xuân Quỳnh)

f. Sơ lược tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

I.Tác giả Quang Dũng:

– Là nghệ sĩ đa tài : làm thơ , viết văn , vẽ tranh , soạn nhạc. – Là nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. – Hồn thơ : phóng khoáng , hồn hậu , lãng mạn , tài hoa – đặc biệt khi viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài ( Sơn Tây ).

1. Hoàn cảnh ra đời : – Tây Tiến là một đơn vị bộ đội trong kháng chiến chống Pháp , thành lập năm 1947 ; Quang Dũng làm đại đội trưởng . – Thành phần : đa phần là thanh niên Hà Nội hào hoa , lãng mạn . – Đóng quân và hoạt động khá rộng ( Sơn La , Lai Châu , Hoà Bình , miền Tây Thanh Hoá và cả Sầm Nưa của Lào. – Nhiệm vụ : phối hợp với quân đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng Pháp . – Trung đoàn Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện gian khổ , thiếu thốn về vật chất , bệnh sốt rét hoành hành dữ dội . Tuy vậy , họ sống lạc quan và chiến đấu anh dũng . – Đoàn quân TâyTiến, sau thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52 . – Khi Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác ở Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ đơn vị cũ ông sáng tác bài thơ ” Nhớ Tây Tiến” vào cuối năm 1948 à Bài thơ ra đời trong nỗi nhớ trung đoàn Tây Tiến và núi rừng Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp. – Ban đầu có tên ” Nhớ Tây Tiến”à sau đổi thành ” Tây Tiến ” và in trong tập ” Mây đầu ô”. 2. Nội dung và nghệ thuật: a. Nội dung: – Bức tranh thiên nhiên vùng Tây Bắc tổ quốc ta vừa tráng lệ, hùng vĩ vừa nên thơ, trữ tình. – Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp đậm chất bi tráng về hình ảnh người lính Tây Tiến: tâm hồn lãng mạn, khí phách anh hùng, lí tưởng cao cả Vẻ đẹp của chiến sĩ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. – Thể hiện tình yêu, sự gắn bó, niềm tự hào của tác giả về trung đoàn Tây Tiến và quê hương Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp. * Đoạn 1: Nỗi nhớ của tác giả và con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến: ” Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!…………Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” – Nỗi nhớ của tác giả: Nhà thơ Quang Dũng gắn bó với trung đoàn Tây Tiến, gắn bó với núi rừng Tây Bắc trong những năm kháng chiến . Vì thế mà khi xa Tây Tiến, xa Tây Bắc – xa đơn vị bộ đội , xa vùng đất nhiều kỉ niệm kháng chiến tác giả nhớ nhung da diết: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi – Mở đầu bài thơ là lời gọi tha thiết , ngọt ngào. Tác giả gọi tên đơn vị ” Tây Tiến” , gọi tên con sông vùng Tây Bắc ” sông Mã” mà thân thiết , dạt dào cảm tình như gọi tên những người thân thương trong cuộc đời mình.Phải chăng trung đoàn Tây Tiến, núi rừng Tây Bắc gần gũi , thân thương với tác giả và khi xa thì Tây Bắc, Tây Tiến trở thành một ” mảnh tâm hồn” của tác giả. – Tác giả rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật điệp từ ” nhớ ” và từ láy ” chơi vơi”, tác giả ” nhớ chơi vơi” nỗi nhớ ấy không xác định được hết đối tượng , nhớ sông Mã , nhớ Tây Tến, nhớ núi rừng Tây Bắc , … nhớ tất cả. Những nơi trung đoàn Tây Tiến đã đi qua, những đồng đội từng gắn bó,…tất cả đều trở thành kỉ niệm không thể nào quên.Chính vì thế mà khi xa Tây Tiến, xa Tây Bắc trong tâm hồn tác giả trào dâng nỗi nhớ da diết, mãnh liệt. – Con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến: Qua nỗi nhớ da diết của nhà thơ , con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến nơi Tây Bắc hiện lên khá rõ nét. – Trước hết là những vùng đất mà đoàn quân đã đi qua, gắn bó, mỗi vùng đất với một nét riêng không dễ gì quên: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi …. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi ….. Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người …… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi + Ở Sài Khao thì sương nhiều như muốn che lấp cả đoàn quân khiến cho đoàn quân mỏi mệt Đó cũng chính là những gian khổ mà chiến sĩ phải vượt qua. + Nếu như ở Sài Khao đoàn quân phải vất vả, mệt nhọc thì khi về Mường Lát thật ấm áp, lãng mạn bởi ” hoa về trong đêm hơi”. ” Hoa”, ” hơi” là hai hình ảnh làm cho bức tranh Mường Lát thêm gần gũi, trìu mến. + Về Pha Luông thì mưa rừng thật thú vị, vừa hành quân vừa ngắm cảnh vật dưới mưa thật lãng mạn, trữ tình. + Có lẽ “ấm lòng” nhất là khi hành quân về vùng Mai Châu , hương vị đặc sản ” nếp xôi”của vùng đất ấy khiến các anh chiến sĩ dẫu có xa cũng không thể nào quên. + Còn ghê rợn nhất là khi về Mường Hịch, cái âm thanh phát ra từ núi rừng ấy thật là khiến cho con người cảm giác bất an : “cọp trêu người”. Mỗi vùng đất trung đoàn Tây Tiến đi qua đều để lại dấu ấn trong tâm hồn, tuy có nhiều gian nan, vất vả nhưng cũng rất lãng mạn, trữ tình. – Con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến được tác giả khái quát rõ nhất qua đoạn thơ: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống ….. Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Đoạn thơ ngắn nhưng thể hiện nét bút tài hoa của Quang Dũng. Ông thành công trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, bút pháp,… + Hàng loạt từ láy gợi hình ảnh, cảm xúc “khúc khuỷu”, ” thăm thẳm”, ” Heo hút” + Hình ảnh vừa hiện thực vừa táo bạo, phi thường như dốc cao khiến súng chạm trời – ” súng ngửi trời”, dốc lên bao nhiêu thì xuống bấy nhiêu ” ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống” . + Kết hợp hình ảnh với những âm thanh đặc sắc như ” thác gầm thét”, ” cọp trêu người” + Sử dụng nhiều thanh Trắc. + Đoạn thơ đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nét bút tài hoa của Quang Dũng đã vẽ lại con đường hành quân- chiến đấu của trung đoàn Tây Tiến trong những năm kháng chiến chống Pháp , con đường ấy thật gian khổ, hiểm nguy với đèo cao , dốc hiểm và thú rừng dữ tợn nhưng cũng thật lãng mạn, khó quên. – Sau hàng loạt những câu thơ sử dụng thanh Trắc tác giả phóng bút một câu thơ toàn thanh Bằng khá độc đáo ” Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Phải chăng sau những đoạn đường hành quân, chiến đấu vất vả thì chiến sĩ Tây Tiến được thưởng thức nét lãng mạn của cơn mưa rừng, được thưởng thức nét đẹp của nhà ai thấp thoáng trong màn mưa. Những giây phút lãng mạn , thơ mộng trên con đường hành quân là ngọn nguồn sức mạnh để các chiến sĩ vượt qua gian lao, thử thách. Qua con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến ta cảm nhận được vẻ đẹp riêng của núi rừng Tây Bắc và trung đoàn Tây Tiến. Tây Bắc vừa hùng vĩ, tráng lệ vừa nên thơ, trữ tình. Chiến sĩ Tây Tiến kiên cường, bất khuất, sẵn sàng vượt gian lao thử thách để thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. – Và trên con đường hành quân, chiến đấu , cũng có những chiến sĩ không còn đủ sức để tiếp tục nhiệm vụ, lí tưởng của mình: Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Hai câu thơ gợi cái bi, sự mất mác , đau thương . Nhưng dẫu các anh ” không bước nữa”, ” bỏ quên đời ” thì vẫn trong tư thế cầm súng. Một số chiến sĩ Tây Tiến không tiếp tục sự nghiệp , lí tưởng bởi lẽ sức đã kiệt. Các anh sống và chiến đấu trong điều

kiện thiếu thốn thuốc men, lương thực, lại bị những cơn sốt rét rừng hoành hành nên không còn đủ sức để tiếp bước. Đây là hiện thực đau thương khó tránh khỏi trong những năm kháng chiến nên Quang Dũng cũng không ngần ngại khi nhắc đến. sự ra đi của đồng đội là mất mác không thể nào quên của đại đội trưởng Quang Dũng. Tác giả nhắc đến để tưởng nhớ, buồn thương , tự hào về đồng đội của mình và càng thôi thúc tinh thần chiến đấu để giành lấy sự bình yên, hạnh phúc, độc lập, tự do. Đoạn mở đầu bài thơ ” Tây Tiến” da diết nỗi nhớ đồng đội , nhớ núi rừng Tây Bắc của tác giả Quang Dũng. Qua nỗi nhớ, con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến và bức tranh núi rừng Tây Bắc hiện về khá rõ nét. Đó cũng chính là cái “Tình ” mà Quang Dũng dành cho Tây Tiến ,Tây Bắc : Yêu mến, gắn bó và tự hào. ( Chế Lan Viên : Khi ta ở , chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn ) * Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp của trung đoàn Tây Tiến trong những năm kháng chiến chống Pháp. “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa……….Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” * Kỷ niệm đẹp một thời trận mạc đã trở thành hành trang của người lính Tây Tiến. Đúng vậy, các chiến sĩ Tây Tiến cũng như chính tác giả cũng không thể nào quên những kỉ niệm trong những năm kháng chiến cùng đồng đội, quân dân. Kỉ niệm khó quên nhất có lẽ là những đêm liên hoan lửa trại: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa…….Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ + Đêm ” hội đuốc hoa” là đêm liên hoan lửa trại giữa chiến sĩ Tây Tiến với đồng bào ( Tây Bắc, Lào) . ” Doanh trại bừng lên ” – tác giả sử dụng từ ” bừng lên” thật hay, làm bừng sáng và tỏa hơi ấm cho không gian đêm hội. Đêm hội có ánh sáng, hơi ấm của ” đuốc hoa”, có tiếng khèn, điệu nhạc và có “em” trong trang phục xiêm áo đang yểu điệu , thướt tha , e ấp, dịu dàng. ” Em” ở đây là cô gái, có thể là các cô gái miền núi Tây Bắc nước ta, có thể là các cô gái Lào. Sự xuất hiện của các cô gái làm cho đêm hội thêm vui vẻ, ấm áp và quyến rũ, say lòng người. + Chiến sĩ Tây Tiến đa phần là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn và có chút đa tình nên khi các cô gái xuất hiện trong ánh lửa, tiếng khèn điệu nhạc khiến các anh ngạc nhiên , thích thú, say mê. Niềm vui, thái độ thích thú của các anh được tác giả diễn tả ở từ ” Kìa”. Phải chăng các anh ngạc nhiên vì nơi núi rừng ấy lại có những ” đóa hoa” say lòng người đến thế. + Say mê , thích thú trong đêm hội để về ” xây hồn thơ” các chiến sĩ xây mộng với các cô gái Các chiến sĩ thật là lãng mạn. + Tài hoa của Quang Dũng trong đoạn thơ là kết hợp hài hòa hình ảnh, âm thanh, ánh sáng,… Đoạn thơ là bức tranh đêm hội đuốc hoa thật vui vẻ ,ấm áp , lãng mạn . Và đó cũng chính là một trong những kỉ niệm không thể nào quên của trung đoàn Tây Tiến, minh chứng cho tình cảm đồng đội, tình quân dân nồng nàn, thắm thiết. Giây phút vui vẻ, hạnh phúc cùng đồng bào, tình cảm quân dân thắm thiết là hành trang của các chiến sĩ trên chiến trường ác liệt. * Trung đoàn Tây Tiến qua nhiều vùng đất nơi Tây Bắc, mỗi vùng đất với nét đẹp riêng khó quên. Nếu Sài Khao có sương nhiều như che lấp cả đoàn quân Tây Tiến , Mường Hịch có tiếng cọp khiến con người ghê sợ , vùng Mai Châu có hương vị cơm nếp thật hấp dẫn ,…thì Châu Mộc cũng thật lãng mạn, trữ tình. Người đi Châu Mộc chiều sương ấy….Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa Bốn câu thơ theo dòng hồi tưởng “trôi” về miền đất lạ, đó là Châu Mộc thuộc tỉnh Sơn La, nơi có những bãi cỏ bát ngát mênh mông, có dãy núi Pha Luông cao 1884 mét , nơi có bản Pha Luông sầm uất của người Thái. Quang Dũng đã khám phá ra bao vẻ kì thú của miền Châu Mộc. Năm tháng đã đi qua và miền đất ấy trở thành một mảnh trong tâm hồn của bao người. ” Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn” ( Chế Lan Viên ) + “Chiều sương ấy” là chiều thu năm 1947 , sương trắng phủ mờ núi rừng chiến khu làm cho cảnh, người càng thêm thơ mộng, trữ tình. Buổi chiều thu đầy sương ấy in đậm hồn người khiến cho hoài niệm thêm mênh mang. Chữ “ấy” bắt vần với chữ ” thấy” tạo nên một vần lưng giàu âm điệu, như một tiếng khẽ hỏi “có thấy” cất lên trong lòng. + ” Hồn lau” là hồn mùa thu, hoa lau nở trắng, lá lau xào xạc trong gió thu nơi bờ sông bờ suối”nẻo bến bờ”. Với tâm hồn thi sĩ tài hoa, Quang Dũng đã cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Châu Mộc qua cảnh sắc ” chiều sương” và ” hồn lau nẻo bến bờ”. + Điệp ngữ ” có thấy”, ” có nhớ” làm cho hoài niệm về chiều sương Châu Mộc thêm phần man mác, bâng khuâng. Trong chia phôi còn có nhớ , nhớ cảnh rồi nhớ đến người. ” Có nhớ” con thuyền độc mộc và dáng người chèo thuyền độc mộc? ” Có nhớ” hình ảnh “hoa đong đưa” trên dòng nước lũ ? ” Hoa đong đưa” là hoa rừng đong đưa làm duyên trên dòng nước hay là hình ảnh ẩn dụ gợi tả các cô gái miền Tây Bắc xinh đẹp lái thuyền duyên dáng, uyển chuyển như những bông hoa rừng đang đong đưa trên dòng suối? Và nếu là hình ảnh gợi tả các cô gái Tây Bắc thì các cô gái ấy phải có “tay lái ra hoa” mới có thể ” đong đưa” được như vậy. Quang Dũng thật tài tình và con người Tây Bắc thật tài hoa! Bốn câu thơ là những dòng hồi tưởng về cảnh sắc và con người nơi Tây Bắc, nơi cao nguyên Châu Mộc.Với bút pháp tài hoa và tâm hồn lãng mạn , Quang Dũng vẽ lại bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người Tây Bắc. + Thuở ấy, núi rừng Tây Bắc thật hoang vu, là chốn rừng thiêng nước độc nhưng tác giả đã khám phá ra được nét đẹp thật thơ mộng, lãng mạn của cảnh và người .Nhà thơ gắn bó với cảnh vật, với con người Tây Bắc, vào sinh ra tử với đồng đội mới có những kỉ niệm đẹp và sâu sắc như vậy, mới có thể viết nên những vần thơ sáng giá đến như thế. Bức tranh chiều sương Châu Mộc và đêm hội đuốc hoa như một bức tranh sơn mài của một danh họa mang vẻ đẹp màu sắc cổ điển và lãng mạn, kết hợp hài hòa tính thời đại và hiện đại trong máu lửa chiến tranh.

Theo Học Văn – Văn Học

Dàn Ý Khổ 5 6 7 Bài Sóng Của Tác Giả Xuân Quỳnh

I. Mở bài

Sóng của Xuân Quỳnh là bài thơ hay về đề tài tình yêu đôi lứa, nỗi nhớ da diết và chung thủy một lòng trong tình yêu thể hiện rất đậm nét trong khổ 5 6 7 của bài thơ. Khổ 5 6 7 cũng là đoạn hay và đặc sắc nhất trong bài thơ Sóng.

II. Thân bài Nỗi nhớ nhung da diết trong tình yêu

– Trong khổ 5 tập trung vào nỗi nhớ trong tình yêu của chính tác giả. Sóng dù “dưới lòng sâu” hay con sóng “trên mặt nước” đều có chung một nỗi nhớ đó là “nhớ bờ”.

– Sóng hiện thân con gái khi yêu vô cùng mãnh liệt, nhớ nhung người yêu tựa như những con sóng liên tiếp đang xô vào bờ.

– Người con gái phải yêu thương, nhớ nhung nhiều lắm mới thể hiện cảm xúc “Ôi con sóng nhớ bờ”.

– Nỗi nhớ đó thường trực cả ngày lẫn đêm, xâm chiếm tâm trí người con gái đến cả khi chìm vào giấc mơ.

Sự thủy chung trong tình yêu

– Con sóng dù có xuôi về phương Bắc hay phương Nam cách xa, trắc trở về địa lý nhưng có điểm chung đều hướng vào bờ.

– Hình ảnh sóng vỗ vào bờ tựa như người con gái vượt qua nhiều khó khăn, trắc trở để hướng đến tình yêu, một lòng thủy chung sắc son.

– Thủy chung là đức tính quý báu của người con gái Việt Nam và nhà thơ Xuân Quỳnh nguyện một lòng chung thủy suốt đời.

– Chính sự thủy chung sẽ giúp người con gái vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để đến với tình yêu đích thức.

Tình yêu sẽ chiến thắng mọi thử thách

Khổ 7 như một lời khẳng định tình yêu đích thực có thể vượt qua mọi khó khăn, rào cản.

– Đại dương mênh mông có biết bao con sóng nhưng chúng đều sẽ hướng vào bờ.

– Sức mạnh, niềm tin của tình yêu sẽ giúp con người hạnh phúc.

– Tác giả ca ngợi tình yêu đẹp và sức mạnh vượt qua mọi thử thách.

– Con người sẽ hạnh phúc trong tình yêu như những con sóng ngoài đại dương chắc chắn sẽ vào bờ.

Cả 3 khổ thơ tác giả sử dụng con sóng là hình ảnh ẩn dụ của người con gái trong tình yêu. Kết hợp các biện pháp tu từ, sự đối lập tạo nên thành công của bài thơ Sóng đặc biệt trong khổ 5 6 7.

Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh luôn là bài thơ hay về tình yêu được rất nhiều thế hệ trẻ yêu thích.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sơ Lược Tác Phẩm Sóng (Xuân Quỳnh) trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!