Xu Hướng 3/2023 # Quan Niệm Về Cái Đẹp Của Phong Trào “Thơ Mới” 1932 # Top 9 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Quan Niệm Về Cái Đẹp Của Phong Trào “Thơ Mới” 1932 # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Quan Niệm Về Cái Đẹp Của Phong Trào “Thơ Mới” 1932 được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cũng từ phương diện này, mà nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá cao về phong trào Thơ mới, cho ” Thơ mới là một cuộc cách mạng vĩ đại trong thi ca”.Lịch sử phát triển của thơ ca nhân loại là lịch sử tiến hóa của sự thay đổi các thang giá trị. Các nhà Thơ mới đã đưa ra một tuyên ngôn về cái đẹp hòan toàn mới, nếu không nói là đối lập với quan điểm thẩm mỹ của thơ ca truyền thống. Nếu thơ cổ điển hướng đến cái đẹp hữu ích, cái đẹp chuẩn mực, cân đối; thì Thơ mới đề cao cái đẹp siêu thoát (vượt lên cái bình thường, tẻ nhạt) cái đẹp kỳ dị, cái đẹp ” phi chuẩn mực“. Quan điểm này được bộc lộ qua cuộc đấu tranh giữa “Thơ cũ” và “Thơ mới”; cuộc tranh luận giữa hai phái: Nghệ thuật vị…; cùng một số sáng tác có tính chất tuyên ngôn của Thế Lữ, Xuân Diệu …, và nhóm Xuân Thu nhã tập. 1 – Các nhà Thơ mới ảnh hưởng sâu sắc quan điểm thẩm mỹ của văn học lãng mạn phương Tây, đặc biệt Baudelaire, Valéry, Gautier… Họ cho rằng, thơ ca muốn đẹp, muốn kỳ diệu, cần phải thoát ly cuộc sống, thoát ly cái hữu ích, vụ lợi của sinh hoạt trần tục. Họ chủ trương thơ phải tách rời với thực tiễn chính trị, kinh tế, đạo đức. Nhiệm vụ của văn học là tìm kiếm cái đẹp: “Tìm cái đẹp trong thiên nhiên là nghệ thuật. Tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình” (Hoài Thanh). Thế Lữ tuyên ngôn: Tôi chỉ là một người khách tình si/ Ham vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ/ Mượn lấy bút nàng Li Tao tôi vẽ/ Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca. (Cây đàn muôn điệu). Nhìn chung, họ đặt nghệ thuật lên trên cuộc sống, hướng nghệ thuật đến chỗ siêu thoát, tách rời đời sống vật chất: “Nghệ thuật cao cấp phải đài các. Phải đem ta xa với đời sống thường về vật chất”.Nhóm Xuân Thu nhã tập (1) đồng nghĩa thơ với Đạo, với cái Đẹp. Với họ, thơ là một thứ rung động, xa vời, vô tư lợi. ” Thơ trước hết phải là một sự trong trẻo, sự vô tư, sự khêu gợi không cùng, sự rung động tức khắc, sự gặp gỡ đột nhiên, sự hiến dâng không nghĩ đến sự trở về – “Văn” nói chuyện đời, nhưng “thơ ” phải là tiếng đời u huyền, trực tiếp”. Thơ được những người trong nhóm Xuân Thu nhã tập biểu thị theo công thức sau: THƠ = TRONG = ĐẸP = THẬT. Và theo họ: ” Cái gì trong trẻo là đẹp: hương hoa, chất ngọc, lòng băng, một ý tưởng vô tư lợi, một cử chỉ vô lý do; không cần cho cái gì, để làm gì, biết thế nào; tự nó có ý nghĩa, có cứu cánh ở nó; tự túc, tòan năng. Và cái gì thật là đẹp. Một chiếc lá, một lời đau, một khóe mắt, một nhịp đờn… Ai bảo là hư ảo? Đó là sự thật, ta cảm thông bằng trực giác, khi đã nằm trong chiếc lá, trong lời đau, trong khóe mắt, trong nhịp đờn… Ta đã thấy THƠ? “.Nhìn chung, quan niệm về cái đẹp trong thơ của các nhà Thơ mới gặp gỡ với quan điểm của các nhà thơ lãng mạn Pháp. Gautier quan niệm: “Chỉ có cái gì không có ích mới thật đẹp… Làm thơ không cần có mục đích, hay có mục đích cũng chỉ để chơi, để phát dương cái đẹp mà thôi“. Khi đặt ra mối quan hệ giữa văn học và đời sống xã hội, các nhà Thơ mới đã đặt cái đẹp của thơ ca lên trên cuộc sống. Họ đều đồng nhất với nhau trong quan điểm: người cầm bút phải vượt qua những thành kiến, phép tắc, khuôn khổ, biết hòa hợp và rung động tự trong lòng trước cái đẹp của tự nhiên. Nghệ thuật không thể vụ lợi, không để đời sống vật chất chi phối – phải biết vươn lên những cái đó, để ” tìm cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh người ta”. Và bằng cái ” văn tài” của mình, giúp cho người đọc cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm trước cái đẹp, cái hay. Muốn vậy, khi sáng tác nghệ thuật phải cố sức giúp người ta phản động lại với hoàn cảnh cùng bẩm thụ của tự nhiên. Cuộc đấu tranh giữa phái ” Nghệ thuật vị nghệ thuật” (2) (đứng đầu là Hòai Thanh) và phái ” Nghệ thuật vị nhân sinh” (đứng đầu là Hải Triều) đã bộc lộ rõ thái độ của nhà phê bình Hoài Thanh và các nhà Thơ mới về thơ. Đối lập với quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh“, họ chủ trương tách nghệ thuật ra khỏi mối liên hệ với đời sống, thời đại và lợi ích giai cấp. Họ nhấn mạnh vai trò sáng tạo chủ quan của nghệ sĩ, tính không vụ lợi, nhất thời của nghệ thuật. Nghệ thuật phải khát vọng vươn tới cái đẹp vĩnh cửu. Hoài Thanh ví văn chương như một bông hoa, nó đem đến cho người đọc những giây phút say sưa, thoát tục để quên đi những nhọc nhằn của hiện thực. ” Một bài văn hay là một bông hoa, làm sao người ta cứ ép bông hoa phải thành quả là nghĩa lý gì”. Thiếu Sơn cho rằng: ” Văn chương chỉ có một nghĩa là tìm kiếm và phô bày cái đẹp”. Còn Phan Văn Dật cho: “Nghệ thuật tức là các phương pháp người ta dùng để gây ra cái cảm giác, cảm tình, và nhất là cái mỹ cảm”. Trong cuốn ” Văn chương là văn chương” Hoài Thanh đặc biệt chú trọng đến cái đẹp của nghệ thuật. “Tìm cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh người ta, rồi mượn câu văn, tấm đá, bức tranh làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm, đó là nhiệm vụ tối cao của nghệ thuật”. Hoài Thanh còn phân biệt hai dạng người: người cầm bút và nhà văn. Người cầm bút có thể nói chuyện chính trị, luân lý, xã hội; còn nhà văn chỉ nói đến văn chương thuần túy. ” Nhà văn là người sống giữa xã hội, cố nhiên phải tùy sức mình làm hết phận sự của một người cầm bút mà thôi. Ta nên nhớ rằng, cầm bút chưa phải là viết văn. Văn chương là vật quý, có đâu được được nhiều thế”.Các nhà Thơ mới cũng như Hoài Thanh đã nhận thấy được cái đẹp – một đặc trưng cơ bản của thơ nói riêng, nghệ thuật nói chung. Nếu đánh mất đặc tính này, vô hình chung, ta đã dung hòa nó với các hình thái xã hội khác (đạo đức, triết học, tôn giáo, chính trị). Đây là một mặt tích cực trong quan niệm nghệ thuật của Thơ mới. Nhưng đề cao cái đẹp quá mức, tuyệt đối hóa cái đẹp một cách cực đoan, thì sẽ đánh mất chức năng xã hội, cắt đứt mối liên hệ của nó với cuộc đời (mà nói cho cùng, cái đích của văn chương là hướng đến cuộc đời, hướng đến con người, vì con người). 2 – Một trong những chuẩn mực về cái đẹp trong thơ của các nhà Thơ mới, là gắn thơ với cái tĩnh lặng, cái buồn, cái mong manh, hư ảo. Tĩnh lặng, buồn, cô đơn, với Thơ mới là một cái đẹp huyền diệu, thanh khiết. Cái đẹp trong văn học lãng mạn nói chung và Thơ mới nói riêng đều hướng đến cái mộng tưởng, thoát ly, cái mong manh, mờ ảo. Quan điểm thẩm mỹ này hoàn toàn đối lâp với các nhà thơ cách mạng. Cái đẹp trong văn học cách mạng luôn hướng đến cái sôi nổi, cái vui tươi, lạc quan. Mộng tưởng (một thế giới khác với hiện thực đang sống) là một đặc tính quan trọng của thơ ca lãng mạn. Dẫu thế giới đó chưa có hoặc không thể có, nhưng nó là miền trú ẩn thiêng liêng, dịu ngọt trong tâm hồn họ Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi. (Xuân Diệu)… Cả một “Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ” đã choáng ngợp tâm hồn. Dường như thi sĩ chỉ sống trong cõi mơ, cõi “lặng chìm”, cõi hư ảo:. .. Cả trời say nhuộm một màu trăng/ Và cả lòng tôi chẳng nói rằng/ Không một tiếng gì nghe đụng chạm/ Dẫu là tiếng vỡ của sao băng. (Đà Lạt trăng mờ – Hàn Mặc Tử). Cái đẹp trong Thơ mới còn gắn với ánh sáng, hương thơm và nhạc điệu. Xuân Diệu đã lấy câu thơ có tính chất tuyên ngôn của Baudelaire làm đề từ cho bài thơ “Huyền diệu” của mình: Les parfumes, les couleurs et les sons se répondent“. (Những mùi hương, những màu sắc và những âm thanh tương ứng với nhau) (Baudelaire). Sự giao động giữa âm thanh, màu sắc và ý nghĩa đã trở thành một nguyên tắc sáng tạo quan trọng của Thơ mới (Ảnh hưởng từ câu định nghĩa của Valéry: “Thơ là sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa”).Đoàn Phú Tứ đã cảm nhận “màu thời gian tím ngát” trong tình duyên (Theo Hoài Thanh, người Pháp cho thời gian là màu xanh):… Duyên trăm năm đứt đoạn/ Tình một thuở còn vương/ Hương thời gian thanh thanh/ Màu thời gian tím ngát. (Màu thời gian).Đây không chỉ là màu của thời gian, mà còn là màu của hương thơm, màu của ánh sáng và nhạc điệu. Nói như R.Jakobson, vai trò chủ âm thuộc về âm nhạc. Âm nhạc đã trở thành một sức hấp dẫn đầy ma lực. Họ viết về nhạc như cả một thế giới kỳ diệu. Trong ” Huyền diệu”, Xuân Diệu đã mang đến một thế giới âm nhạc đầy mơ màng, quyến rũ: Hãy tự buông cho khúc nhạc hường/ Dẫn vào thế giới của du dương/Ngừng hơi thở lại xem trong ấy/Hiển hiện hoa và phảng phất hương. (Huyền diệu). Bích Khê có hẳn một bài thơ với tựa đề là “Nhạc”: Nàng ơi! Đừng động… có nhạc trong dây/Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mây/ Nhạc lên cung hường, nhạc vô đào mộng/ Ô nàng tiên nương! – Hợp nhạc đầy hương. (Nhạc – Bích Khê). Hàn Mặc Tử cho rằng: “Thi sĩ Bích Khê có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo, nhìn vào thực tế thì sự thật sẽ trở thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại xô sang địa hạt huyền diệu” (Huyền diệu được các nhà Thơ mới đồng nghĩa với âm nhạcÂm nhạc đã trở thành một chuẩn thẩm mỹ trong thơ ca, không phải yếu tố âm nhạc chỉ có trong Thơ mới, các nhà thơ cổ điển đã nhận thấy: “Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc” (Trong thơ có họa, trong thơ có nhạc). Nhưng phải đến Thơ mới, yếu tố âm nhạc mới được xem là chuẩn mực của cái đẹp, một trong những hình tượng trung tâm của sáng tác thơ ca. Các nhà Thơ mới đã sáng tạo những câu thơ mong manh, hư ảo, huyền hồ, nhiều câu thơ hay, có thể xem là tuyệt bút: Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông. (Bích Khê); Long lanh tiếng sỏi vang vang hận/ Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người. (Xuân Diệu). 3 – Cái đẹp trong Thơ mới, còn gắn với cái kỳ dị. Và có thể nói, lần đầu tiên, trong thơ ca Việt xuất hiện yếu tố này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, quan điểm thẩm mỹ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tập thơ: “Les fleurs du mal” (Những bông hoa tội lỗi) của Baudelaire. Baudelaire cho rằng: Cái ác, cái kinh khủng chính là cái đẹp. Trong bài: “Ca ngợi cái đẹp”, ông viết: “Hỡi sắc đẹp! Hỡi con quái vật kếch xù, khủng khiếp, ngây thơ! Dầu em đến từ thiên đường hay địa ngục, điều đó có hề chi; miễn sao con mắt, nụ cười, bàn chân em mở cánh cửa của một cõi vô tận mà ta hằng yêu và chưa hề biết tới”. Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê… đều gặp gỡ quan niệm này. Họ xóa nhòa ranh giới giữa cái đẹp với cái ghê tởm.Trong bài tựa cho tập thơ “Tinh huyết” của Bích Khê, Hàn Mặc Tử viết :” Thi sĩ khát khao hoài vọng cái mới, cái đẹp, cái gì rung động hồn phách chàng đến tê liệt, dại khờ, dù cái đẹp đó cao cả hay đê tiện, tinh khiết hay nhơ bẩn, miễn là có tính chất gây nên những đê mê, khoái lạc”. Cái đẹp kinh dị đó đã xuất hiện qua hàng loạt bài thơ của Bích Khê, nhiều bài thơ trong tập ” Tình huyết” nhuộm đầy máu huyết. Hình ảnh sọ người đầy kinh khủng, rùng rợn, nhưng với Bích Khê là: “Hồ nguyệt động nhiều trăng lấp lánh; chứa bao chất ngọt ngào say dại, uống đến lịm người đi những tủy thơm và não mát”. Ta tìm thấy trong thơ Chế Lan Viên những hình ảnh kinh dị như vậy: nào “xương vỡ máu trào“,… nào: ” những bóng ma Hời sờ soạng trong đêm”. Nhất là trong thơ Hàn Mặc Tử (vào thời gian bị bệnh tật, điên loạn cuối đời), ta thường thấy xuất hiện những hình ảnh ghê rợn: Ôi ta mửa ra từng búng huyết/ Khi say sưa với lượn sóng triền miên. (Máu cuồng và hồn điên) Tuy vậy, giữa “cái đẹp kinh dị” trong thơ Hàn Mặc Tử không đồng nhất với cái đẹp trong thơ Baudelaire. Hàn Mặc Tử không thừa nhận cái đẹp đến từ địa ngục, từ quỷ sa tăng như Baudelaire. Cái đẹp ấy, theo Hàn Mặc Tử, được sinh ra từ tôn giáo: “Đức Chúa Trời tạo ra trăng hoa, nhạc, hương là để cho người đời hưởng thụ… Chúa Trời cho ra đời… một loài thi sĩ. Loài thi sĩ này là bông hoa rất quý và rất hiếm, sinh ra ở đời với một sứ mạng rất thiêng liêng… phải biết tận hưởng những công trình châu báu của Đức Chúa Trời… và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê, nhưng rất thơm tho, trong sạch”. Yếu tố ” trong sạch” này đã làm xuất hiện trong thơ như một phạm trù thẩm mỹ mới, mà không thể tìm thấy trong thơ cổ điển. Tuy nhiên, về sau, Thơ mới đã đẩy địa hạt này sang sự điên loạn và thần bí, người đọc khó có thể chấp nhận. Cần phải thấy rằng, để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này, Thơ mới phải có sự cộng hưởng của hai yếu tố: nội sinh (truyền thống) và ngoại nhập (văn hóa phương Tây). Ngoài “cú hích” quan trọng của chủ nghĩa phương Tây, Thơ mới là kết quả của một cuộc vận động tự thân đầy thầm lặng và đau đớn của thơ ca truyền thống. Nguyễn Văn Siêu có nói: “Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương“. Nhìn bề măt, Thơ mới thuộc loại thứ hai. Nhưng thực ra, ẩn sau cái ” chỉ chuyên chú ở văn chương” ấy, nó rất con người, rất nhân văn. Chính Huy Cận – một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới đã bộc lộ: ” Đi sâu vào tâm hồn ta với cả những làn sóng ngầm, chúng ta gặp hồn dân tộc; đi thật sâu vào tâm hồn dân tộc, chúng ta sẽ gặp hồn nhân loại. Quá trình ‘thâm canh’ của Thơ mới là như vậy. Cái chung và cái riêng của Thơ mới hòa hợp biện chứng, rất sáng tạo, rất thơ“. Từ những cách tân trong quan niệm về cái đẹp, Thơ mới đã thay đồi về chất so với thơ ca truyền thống; giúp thơ ca Việt đi vào quỹ đạo chung của thơ ca nhân lọai.

Cái Hay Cái Đẹp Trong Bài Thơ Duyên Của Xuân Diệu

Cái hay cái đẹp trong bài thơ Duyên của Xuân Diệu

Hướng dẫn

Cái hay cái đẹp trong bài thơ Duyên của Xuân Diệu

Xuân Diệu là nhà thi sĩ của tình yêu và tuổi trẻ chính vì thế những sáng tác của ông đã khiến cho biết bao con tim của những người trẻ tuổi chung một nhịp đập một khát vọng tới bùng cháy. Và một trong những nỗi khát khao đó phải nói tới tình yêu đôi lứa. Thành công ở đề tài này, Xuân Diệu đã có bài thơ Duyên vô cùng đặc sắc với những nét chấm phá. Bằng cái hay cái đẹp của bài thơ “ Duyên” tác giả mang tới cho người đọc người nghe những cung bậc của buổi mới quan nhau.

Trước hết cái hay cái đẹp của bài thơ Duyên được thể hiện qua hình ảnh của một buổi chiều thu vô cùng ướt át và lãng mạn

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên.

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền. ”

Chính cái duyên cái tình yêu một thời của tuổi trẻ ấy đã khiến cho những con người bắt gặp tình yêu đã vội quyến luyến. dưới con mắt của một người đang yêu thì những thứ họ nhìn thấy được đều vô cùng đẹp và đầy cảm xúc biết bao nhiêu.

Chính cái duyên mà tình yêu mang lại đã khiến cho thiên nhiên và cảnh vật đều nhuốm một màu yêu thương và đẹp đẽ, mọi thứ đều tràn trề sức sống. chúng ta có thể thấy như hình ảnh cây me thì ríu rít những cặp chim chuyền cành, màu trời kia như ai đổ lên những màu xanh ngọc qua muôn lá.

Mỗi mùa mang một thức một dáng dấp riêng. Nếu như người ta yêu mùa xuân với những vẻ non tơ thì người ta lại tới với mùa thu với sự lãng mạn và da diết có chút đượm buồn. hay nghĩ tới mùa hè thì chính là nghĩ tới hình ảnh rộn rã tiếng ve và những màu sắc tươi mới.

Và âm thanh được tác giả sử dụng chính là tiếng huyền. mùa thu xuất hiện với tiếng huyền. một tiếng huyền khiến cho tâm hồn con người như nhẹ bỗng với mọi thứ, tâm hồn như lâng lâng khó tả và cảm xúc thì bộn bề

Cái duyên trong lòng người hay chính là cái duyên của đất trời đã tạo ra cái duyên cho tình yêu đôi lữa. mọi thứ rất dịu ngọt âm thanh bay bổng và có lúc lại ngân dài theo những tiếng động và bước chuyển của thời gian.

Tiếp nối những câu thơ của tác giả chúng ta lại bắt gặp những hình ảnh tinh tế tiếp theo như:

“Con đường nho nhỏ, gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn.

Lần đầu rung động nỗi thương yêu”

Bằng những tính từ láy tác giả như diễn tả từng cung bậc cảm xúc một cách nhẹ nhàng và cũng hết sức tinh tế. đó chính là con đường nhỏ gió hiu hiu thổi và hoa và nắng như quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh thật say đắm lòng người. Con đường đó, ngọn gió đó hoa đó nắng đó hay chính là cái cớ để bày tỏ nỗi lòng thương yêu dấu kín bấy lâu. Cho dù như thế nào thì con người cũng có cái gì đó để làm cho cảm xúc bản thân thăng hoa, và khi nói tới cái yêu thương bộc phát ở trong lòng làm sao người ta không bị tác động bởi ngoại cảnh lãng mạn ấy chứ?

Một tình yêu bắt đầu được nung nấu và ấp ủ bởi ả “anh và em:

“Em bước điềm nhiên không vướng chân,

Anh đi lững thững chẳng theo gần,

Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu,

Anh với em như một cặp vần. ”

Trước sự dịu dàng của thiên nhiên mọi thứ thật tinh tế và đẹp đẽ biết bao nhiêu, những thứ mà chúng ta thấy thực chất là tâm lí của những con người đang yêu. Em bước trước anh lững thững theo sau, cố làm ra vẻ vô tâm nhưng thực chất lại là muốn người kia chú ý tới, và câu thơ cuối bài như giải thích rõ” anh em với cặp vần” một hình ảnh đối rất chỉnh rất đẹp

Bài thơ duyên của Xuân Diệu với những chất liệu tạo dựng từ cuộc sống đã khiến cho người đọc đặc biệt những đôi lứa đang yêu bắt gặp hình ảnh và cảm xúc của mình trong đó. Bởi vậy mà người ta mới cho rằng Xuân Diệu là ông hoàng của tình yêu và tuổi trẻ. Thơ của ông thấm đẫm chữ duyên mà người đời ban tặng.

Quan Niệm Về Hạnh Phúc Trong “Bài Thơ Về Hạnh Phúc”

Nhà văn Dương Thị Xuân Quý với con gái nhỏ Bùi Dương Hương Ly trước khi chị đi vào chiến trường miền Nam. “Hạnh phúc là gì ? Bao lần ta lúng túng Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi chưa ra”…(*)

Có rất nhiều cách trả lời cho câu hỏi muôn thuở của loài người: “Hạnh phúc là gì?”. Đã có lần, Các Mác trả lời con gái rằng: “Hạnh phúc là đấu tranh!” khi ông được hỏi: “Hạnh phúc là gì?”. Đúng vậy, hạnh phúc biết bao khi con người không ngừng đấu tranh chống cường quyền, áp bức; chống bất công, chống cái xấu, bênh vực cái đẹp để mang lại hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng, xã hội!

Tác giả Dương Hương Ly, trong “Bài thơ về hạnh phúc” lại có những quan niệm về hạnh phúc thật sinh động; bởi niềm hạnh phúc ở đây được nảy sinh, được hài hòa trong những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Bài thơ có lời đề tặng “Tưởng nhớ Dương Thị Xuân Quý thương yêu” gợi cho người đọc bao suy nghĩ. Đó là người vợ hiền của tác giả Dương Hương Ly (Bùi Minh Quốc) – nhà văn Dương Thị Xuân Quý. Chị đã gửi con nhỏ lại và rời hậu phương miền Bắc để vào chiến trường Quảng Nam tham gia công tác văn nghệ trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh.

Trong một lần về công tác ở vùng đồng bằng, chị đã hy sinh anh dũng, để lại bao niềm thương tiếc cho người ở lại. Trong cảm xúc dâng trào, nhà thơ Dương Hương Ly đã viết nên “Bài thơ về hạnh phúc” và trong đó, tác giả quan niệm về hạnh phúc một cách cao đẹp: Hạnh phúc là được sống hết mình cho sự sống và cháy hết mình cho sự đam mê…

Thôi em nằm lại/ Với đất lành Duy Xuyên/ Trên mồ em có mùa xuân ở mãi/ Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên.

Nỗi đau đớn tột cùng khi nhận được tin người vợ – người đồng đội của mình đã hy sinh anh dũng. Tác giả thốt lên: “Anh mất em như mất nửa cuộc đời/ Nỗi đau anh không thể nói bằng lời/ Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy/… Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi/ Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc”.

“Hạnh phúc là gì?”, phải chăng hạnh phúc là được sống trong những tháng ngày gian khổ! Con người sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, biết quý trọng cuộc sống và biết được ý nghĩa cuộc sống khi trải qua bao thử thách, gian khổ. Không có sự trưởng thành nếu không được tôi luyện qua lò lửa gian khổ! Khi đó, con người sẽ cứng cáp hơn, sẽ có niềm vui hơn và nhiều hạnh phúc hơn vì được cống hiến sức mình cho cuộc đời… Đó phải chăng là quan niệm về hạnh phúc của tác giả!

Nhớ chăng em, cái mùa mưa đói quay đói quắt/ Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng/ Em xanh gầy, gùi sắn nặng trên lưng… Giữa hai cơn đau em ngồi ghi chép/ Con sông Giằng gầm réo miên man/ Nước lũ về… Trang giấy nhỏ mưa chan/ Em vẫn viết: Lòng dạt dào cảm xúc/ Và em gọi đó là hạnh phúc…

Với người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ đang giữa chiến trường là được viết những gì đang diễn ra nóng bỏng trước mắt! Dù phải vượt qua bao dốc cao, dù cơn đói hành hạ nhưng không thể ngăn nổi người phụ nữ mảnh mai này! Chị vẫn nói về tương lai; nói về những ấp ủ trong sáng tác. Hạnh phúc trong gian khổ là bản thân mình được lớn lên, được tôi luyện về thể xác lẫn tinh thần.

Hạnh phúc còn là khi được sống với người dân giữa ngút ngàn bom đạn. Giữa cái chết quanh mình, sự sống vẫn hồi sinh. Con người, cỏ cây đều khét mùi thuốc bom, thuốc đạn nhưng cũng con người ấy, mảnh đất ấy lại bừng lên sức sống mãnh liệt một cach diệu kỳ!

Ở đây, bom đạn kẻ thù không thể nào khuất phục được sự sống. Mầm xanh vẫn lên; tiếng nói cười vẫn vang xa và đẹp thay; một nhành hoa cúc nở vàng tươi trong khu vườn cháy khét vì bom đạn!

Hạnh phúc thật đơn sơ và cũng thật bất ngờ. cái đẹp vẫn tồn tại; cái đẹp vẫn vươn lên, vẫn kiêu hãnh vượt lên từ đổ nát, từ đau thương, mất mát…

Nhớ chăng em, ngày mở màn chiến dịch Đông Xuân/ Em lên đường phơi phới bước chân/ B.52 bom nghìn tấn dội… Quanh những bờ dương bị giặc san bằng/ Đã lại mở những chiến hào gan góc/ Những em bé, dưới mưa bom, vẫn đi làm đi học/ Những vồng khoai, ruộng lúa vẫn xanh tràn/ Trong góc vườn cháy khét lửa na-pan/ Em sửng sốt gặp một nhành hoa cúc/ Và em gọi đó là hạnh phúc…

Những tưởng dưới hàng nghìn tấn bom đạn, mọi vật đều bị san bằng và tất cả hoang tàn, không còn dấu hiệu của sự sống. Nhành hoa cúc nhỏ nhắn thôi nhưng đã minh chứng cho sự thật: Sự sống vẫn tồn tại bông hoa cúc vàng làm đẹp cho cuộc đời…

Những chiến hào gan góc, những con người dũng cảm vẫn bám đất bám làng “một tấc không đi, một ly không rời”. Hạnh phúc còn là được sống hòa mình vào mảnh đất đau thương mà anh dũng. Chính niềm tin phơi phới, chính sự trăn trở, khao khát được cống hiến sức lực của mình cho đất nước đã tiếp thêm sức mạnh cho chị.

Cứ thế, chị mải mê bước vào cuộc sống chiến đấu để viết, để ấp ủ nhiều sáng tác cho ngòi bút của mình.

Như chồi biếc gặp mưa xuân, như chim én say trời/Em mải mê, đi giữa bao người/ …Mỗi sự tích trên đất này thắng Mỹ/ Em đã gặp bao anh hùng dũng sĩ/ Đã cùng họ sẻ chia/ Cọng rau lang bên miệng hố bom đìa… Em đã thấy những tâm hồn tuyệt vời trong trẻo/ Những con người như ánh sáng lung linh/ …Vẻ đẹp này em chưa biết đặt tên/ Thức dậy bao điều mới mẻ trong em/ Thức dậy bao điều cao quý trong em/ Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc/ Và em gọi đó là hạnh phúc…

Hạnh phúc còn là được sống với “mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ”! Một miền đất miền Trung cằn khô sỏi đá nhưng vẫn luôn ấm áp tình người. Đó là cô du kích, là em nhỏ giao liên, là người mẹ hiền bám trụ; là dòng sông Thu Bồn chảy qua trang sách ngày thơ ấu… Đó còn là những anh hùng, dũng sĩ; những con người bình dị mà tầm vóc mang dáng đứng quê hương.

Họ nhường nhịn, sẻ chia trong gian khổ từ cọng rau lang, từ những phút giây chiến đấu căng thẳng, ác liệt… Họ thầm lặng cống hiến, thầm lặng hy sinh cho mảnh đất yêu thương.

Chính vẻ đẹp rạng ngời của biết bao con người nơi đất lửa đã khiến cho chị – người nữ chiến sĩ cầm bút – xúc động dâng trào. Ngọn bút thôi thúc chị phải viết, phải ghi lại những khoảnh khắc này của lịch sử…

Em bối rối, em sững sờ đứng lặng/ Vẻ đẹp này em chưa biết đặt tên/ Thức dậy bao điều mới mẻ trong em/ Thức dậy bao điều cao quý trong em/ Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc.

Điệp ngữ “Thức dậy bao điều” cùng với nhịp thơ mạnh mẽ, hào hùng đã làm cho người đọc cũng bồi hồi, xúc động. Có biết bao con người sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng ngã xuống cho bình minh, cho “buổi mai đầy nắng” hôm nay… Đó là vẻ đẹp của con người sống có lý tưởng và hiến dâng đời mình cho lý tưởng cao đẹp.

Hạnh phúc lớn của người cầm bút là viết về những tấm gương lặng thầm mà tỏa sáng… Liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý đã tìm được những hạnh phúc cho mình: Hạnh phúc được cống hiến, được viết bằng cả niềm đam mê và lòng dũng cảm!

Quan Niệm Thời Gian Trong Bài Thơ Vội Vàng

Gia sư luyện thi đại học tphcm cho rằng Xuân Diệu được biết đến là nhà thơ của mùa xuân và tuổi trẻ. Đây là một nhà thơ có giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Ông là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ và là người có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Xuân Diệu nổi tiếng với nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại. Về thơ, ông có các tập thơ như: Thơ Thơ, Gửi hương cho gió, Riêng chung, Mũi Cà Mau- Cầm tay. Về văn xuôi thì có: Phấn thông vàng, Trường Ca. Về tiểu luận, phê bình thì có “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Theo Hoài Thanh thì “Xuân Diệu được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” – một nhận định đủ để cho chúng ta biết vị trí của ông quan trọng như thế nào. Ông là người có quan niệm sống mới mẻ và những cách tân nghệ thuật táo bạo. Thời gian tự nhiên, thời gian khách quan thì ngàn năm đều như nhau.

Nhưng quan niệm về thời gian, sự cảm nhận về thời gian thì mỗi thời đại, mỗi giai đoạn, mỗi cá nhân chắc chắn sẽ khác nhau.Đặc biệt, với quan niệm thời gian hiện đại thì nhà thơ Xuân Diệu đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng nhất định. Quan niệm về thời gian ấy thể hiện chủ yếu qua đoạn thơ:

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất, nhưng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm thấy ở đoạn thơ này, giọng thơ mạnh mang tính chất suy tưởng và có điểm nhấn. Nhà văn sử dụng hàng loạt hình ảnh đối lập: đương tới- đương qua; còn non- sẽ già; rộng- chật; tuần hoàn- thắm lại đã thể hiện một điều chắc chắn rằng thời gian thì vô tình trôi đi không trở lại còn con người thì bất lực. Do ý thức sâu sắc về sự trôi chảy quá nhanh chóng, thời gian trôi theo đường một chiều, cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát. Qua đó, tác giả hô hào nhắc nhở mọi người phải tận dụng và trân quý khoảng thời gian ít ỏi của đời người. Nhà văn có đặt hàng loạt giả thiết bằng các từ: “nói làm chi”, “nếu”, “phải chăng” nhằm thể hiện sự tranh luận vô cùng quyết liệt để khẳng định tính chất đúng đắn triết lí của tác giả rằng thời gian là một đường thẳng. Cũng trong đoạn thơ này, nhà thơ đã đưa ra tính chất hai mặt của cảnh vật.

Trung tâm dạy kèm tiếng anh tại nhà tphcm thấy nhà thơ chỉ rõ trong niềm vui của mùa xuân thì: xuân còn non, con gió xinh, chim rộn ràng. Nhưng ẩn chứa nỗi buồn của sự tàn tạ: xuân sẽ già, đều rớm vị chia phôi, than thầm tiễn biệt, phải bay đi, đứt tiếng reo thi, độ phai tàn sắp sửa. Cách cảm nhận về thời gian như vậy, xét đến cùng là do sự nhận thức sâu sắc về “cái tôi” cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời, nâng niu trân trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng tuổi trẻ. Xuân Diệu là người nhạy cảm trước sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian, ông đã lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của đời người, thậm chí lấy khoảng thời gian quý giá nhất của mỗi cá nhân là tuổi trẻ để làm thước đo thời gian. Đoạn thơ như tạo tiền đề để mười câu cuối cùng nói lên trọn vẹn ý nghĩa của nhan đề.

Gia sư dạy kèm tại nhà thấy đây quả thực là một đoạn thơ hay và vô cùng sâu sắc. Với sự quan sát tinh tế về cuộc sống xung quanh đã đủ để nói lên được quan niệm thời gian vô cùng thiết thực. Bài thơ “Vội Vàng” của Xuân Diệu được xem như là lời thúc giục hãy sống mãnh liệt và sống hết mình. Hãy trân trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ. Điều quan trọng hơn mà chúng ta có thể nhìn thấy đó là niềm yêu đời gắn bó với sự sống của một nhà thơ đa tài.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

quan niệm thời gian trong bài thơ vội vàng

dàn ý quan niệm về thời gian trong bài thơ vội vàng

cảm thức thời gian trong vội vàng

cảm nhận của em về đoạn thơ thứ 2 trong bài vội vàng

quan niệm về tuổi trẻ trong bài thơ vội vàng

nỗi ám ảnh thời gian trong vội vàng

cảm nhận 16 câu giữa bài thơ vội vàng

cảm nhận 16 câu tiếp bài vội vàng

Các bài viết khác…

Cập nhật thông tin chi tiết về Quan Niệm Về Cái Đẹp Của Phong Trào “Thơ Mới” 1932 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!