Bạn đang xem bài viết Phát Biểu Cảm Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Mai An Tiêm Trong Truyện Cổ Tích “Quả Dưa Hấu” được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG
A. MỞ BÀI:
(Phát biểu cảm nghĩ chung)
+ Nhân vật em thích nhất trong truyện cổ Quả dưa hấu là Mai An Tiêm.
+ Phẩm chất của An Tiêm đã dẫn tới sự đi đày.
B. THÂN BÀI:
(Phát biểu cảm nghĩ)
1. Cảm phục câu nói khẳng khái.
2. Cảm phục về ý chí tự lập, cải tạo hoàn cảnh của An Tiêm.
– Từ hai bàn tay trắng, giữa đảo hoang nhưng không thất vọng mà tạo ra miếng ăn, tạo ra sự sống.
– Đáng giá:
Nếu không có ý chí không thể tồn tại trong hoàn cảnh đó.
3. Đức tính nhẫn nại và trí thông minh
– Dùng dưa hấu để liên lạc về đất liền.
– Đã được vua cha đón về và xứng đáng hưởng hạnh phúc.
– Đánh giá:
Em như chia sẻ niềm vui với gia đình An Tiêm và càng khâm phục An Tiêm hơn.
An Tiêm đã chứng minh mình không là kẻ ăn bám và không là kẻ xu nịnh.
C. KẾT LUẬN:
+ Cần phấn đấu rèn luyện để có những đức tính như An Tiêm.
+ An Tiêm là tấm gương làm người, cho các bạn học sinh chúng ta.
BÀI LÀM
Có lẽ nhân vật mà em thích nhất trong truyện Quả dưa hấu là An Tiêm. Dù chàng được hưởng bổng lộc của vua ban nhưng An Tiêm vẫn không lấy làm sung sướng mà trái lại nghĩ rằng “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Cũng chính câu nói đó mà An Tiêm phải bị lưu đày.
Đức tính của An Tiêm là thế đấy, chàng muốn tự lập, tự hai bàn tay của mình làm ra miếng ăn, manh áo chứ không muốn sống dựa vào người khác. Vì thế mà An Tiêm phải bị đày ra đảo. Không một tất sắt trong tay mà An Tiêm đã tạo cho mình một vườn rau nhỏ, rồi sau đó trồng được một cây có quả ăn rất ngon. Đó là quả “Dưa hấu”. Quả thật nếu ai không có ý chí phấn đấu cao thì không thể nào vượt qua những khó khăn trở ngại quá lớn như An Tiêm. Đức tính này của An Tiêm thật sự đã làm em khâm phục, quí trọng.
Khi trồng được dưa hấu, An Tiêm đã nhẫn nại khắc tên mình vào quả dưa để gởi vào đất liền. Sự nhẫn nại này của An Tiêm đã có kết quả. Đó là sự đón rước của nhà vua đưa vợ chồng An Tiêm trở vào đất liền, hưởng cuộc sống như xưa để bù lại những khổ cực oan trái mà An Tiêm phải gách chịu bởi sự hiểu lầm của nhà vua.
Đọc đến đoạn An Tiêm được trở về đất liền em cảm thấy như mình cùng chia sẻ hạnh phúc với ông. An Tiêm thực sự xứng đáng được hưởng một cuộc sống sung sướng đầy đủ. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng An Tiêm vẫn không chùn bước, mạnh dạn khắc phục những khó khăn để tạo cho mình một cuộc sống đỡ vất vả hơn. Mặt khác em cũng khâm phục An Tiêm ở lòng tự trọng của chàng. Bởi vì An Tiêm không muôn mọi người nghĩ rằng mình là kẻ vô tích sự nên cố gắng dùng sức lực với bàn tay trắng của mình để chứng minh cho mọi người biết mình không là kẻ ăn bám theo người khác, không là kẻ xu nịnh để hưởng lộc.
Qua nhân vật An Tiêm em thấy mình cần phải phấn đấu hơn nữa, học tập những đức tính đáng quí của ông để trở thành người có ích cho xã hội. An Tiêm thực sự là tấm gương của thế hệ trẻ ngày nay về đức tính tự trọng, can đảm, kiên nhẫn, không khuất phục khó khăn, gian khổ…
Sự Tích Dưa Hấu Mai An Tiêm
Vua Hùng hết mực yêu quý Mai An Tiêm
Nhiều năm về trước, vào thời Hùng Vương, đất nước ta rất trù phú và rộng lớn với những ngọn núi cao tới 9 tầng mây, những con sông rộng mênh mông và những khu rừng bạt ngàn với rất nhiều các loài cây và muông thú.
Ở thời đó ruộng đồng vẫn còn rất thưa thớt và các loại cây cho trái ngon, quả ngọt chưa được phong phú như thời bây giờ vì mọi người vẫn chưa khám phá ra hết để mang về trồng.
Vua Hùng Vương thứ 17 có nuôi một người con nuôi tên là Mai An Tiêm. An Tiêm rất tháo vát và đặc biệt là có trí thông minh hơn người. Vua Hùng rất yêu quý An Tiêm nên khi có của ngon vật quý là vua hay ban cho An Tiêm.
Gia đình Mai An Tiêm bị Vua Hùng đầy ra dảo hoang
An Tiêm rất thẳng tính, và chính sự thẳng tính đó đã gây nguy hại tới chàng. Theo thói đời thì vua thường rất thích nịnh, khi các quan trong triều được nhà vua ban thưởng cho một chút bổng lộc nào đó thì tấm tắc khen vua hết lời này đến lời khác. Nhưng An Tiêm lại khác, nhận được bổng lộc vua ban thì An Tiêm thường bảo: “Của được biếu là của phải lo, của được cho là của phải nợ” và xem thường những thứ đó. Không ngờ câu nói đó của An Tiêm lọt đến tai Vua.
Vua khi biết đã nổi giận lôi đình và ra lệnh cho quân lính đầy cả gia đình Mai An Tiêm ra đảo hoang ở ngoài biển khơi. An Tiêm và vợ con của chàng được áp tải xuống một chiếc thuyền buồm và bị đầy ra ngoài biển khơi trong khi không có một chút hành lí mà chỉ được mang theo một chiếc gươm nhỏ để phòng thân. Con thuyền xa dần xa dần bờ và chồng chềnh giữa biển khơi mênh mông.
Đến ngày hôm sau, con thuyền cập bến vào một hòn đảo hoang không một bóng người. Quân lính đưa cho gia đình An Tiêm số lương thực chỉ đủ dùng cho 5 ngày, và một chiếc nồi nhỏ để nấu cơm. Sau đó quân lính quay thuyền trở về bờ và bỏ lại gia đình của An Tiêm trên hòn đảo hoang. Nàng Ba, người vợ của An Tiêm bế đứa con nhỏ trên tay, mắt hướng theo chiếc thuyền càng ngày càng khuất dần và mất hẳn. Nàng khóc và sợ, sợ rằng sẽ sống ra sao trên hòn đảo hoang này khi 5 ngày nữa là lượng lương thực sẽ hết và khi đó sẽ không còn gì để ăn, không còn gì để uống.
Cuộc sống khó khăn của gia đình An Tiêm những ngày trên đảo
An Tiêm an ủi vợ và dắt vợ con tìm một hốc đá để ở tạm. Sau đó chàng lên đường với chiếc gươm nhỏ đi xung quanh hòn đảo hoang để thăm dò.
Quả thật hòn đảo này rất hoang vu và không có một bóng người, chắc chưa từng có người nào đặt chân lên hòn đảo. Trên đảo chỉ có chút cây cỏ mọc lơ thơ và vài loài chim biển sinh sống. Chàng tìm kiếm mãi mới tìm được chút quả dại chua chát và chút rau dại để ăn tạm qua ngày.
Kể từ khi đó, hàng ngày An Tiêm đi khắp con đảo tìm những loại rau rừng để trồng, kiếm quả rừng để ăn. Nàng Ba, vợ An Tiêm thì ra biển kiếm ngao kiếm ốc. Đứa con lớn được chàng dạy cho cách làm bẫy bắt chim, nhưng rồi dần dần lũ chim cũng đề phòng nên có những ngày thằng bé không bẫy được con chim nào.
Mặc dù cá rất nhiều nhưng An Tiêm không có lưới để bắt, quả thì cũng có mùa. Chính vì vậy cả gia đình An Tiêm vẫn chủ yếu sống qua ngày đoạn tháng bằng những thứ rau dại mang về trồng trong vườn. Cuộc đời của cả 4 người rất khốn khó và lao đao. Tuy muôn vàn khó nhọc nhưng An Tiêm vẫn nuôi trong mình một hy vọng rồi sẽ có ngày cuộc sống sẽ khấm khá lên.
An Tiêm tìm thấy giống dưa lạ đem hạt về gieo trồng
Một hôm đang trong lúc đi kiếm rau rừng thì An Tiêm thấy một con chim đang ăn một quả gì đó, thấy An Tiêm nó sợ nên đã vội vã bay đi, để lại một miếng mồi đo đỏ. An Tiêm cầm lên xem thì đó là một quả dưa rất lạ chưa từng thấy bao giờ, nó to bằng hai ngón tay người. Chàng nghĩ thầm trong bụng: “Chim ăn được thì chắc người cũng sẽ ăn được”. Chàng nếm thử một chút thì thấy có vị ngọt ngọt rất dịu. Chàng ăn hết miếng dưa cho đỡ khát rồi gom toàn bộ số hạt lại để mang về gieo trồng.
Ít ngày sau, hạt dưa đã trồi mầm đâm lá, thân dây dưa tỏa ra bò khắp một khoảnh vườn. Nàng Ba vợ An Tiêm cũng phụ giúp chồng ngày ngày chăm sóc giống dưa lạ. Vợ chồng An Tiêm hồi hộp trông thấy vài bông hoa đầu hé nở, một thời gian sau hoa kết trái. Lúc đầu quả chỉ bằng ngón tay út nhưng mấy ngày hôm sau nó đã to như con chuột, một thời gian ngắn sau nó đã vổng như con lợn con. Thấy nó cứ lớn cứ lớn nên An Tiêm cũng không rõ khi nào có thể hái quả vì đây là giống dưa lạ chàng chưa thấy bao giờ.
An tiêm thu hoạch dưa
Một sớm tinh mơ, khi đang trong giấc ngủ thì nàng Ba nghe thấy tiếng quạ kêu ngoài vườn. Nàng thấy sự lạ nên đã gọi chồng dậy và bảo:
– Ở đây là nơi hoang vắng, sao lũ quạ lại tụ họp ở đây nhỉ, chắc có chuyện gì ngoài kia, anh ra xem sự thể có chuyện gì!
An Tiêm ra đến vườn thì đàn quạ bay đi, chúng bỏ lại một quả dưa mà chúng đang ăn dở bị mổ thủng lỗ trỗ. An Tiêm thấy vậy bèn lấy dao cắt dưa mang về. Khi bổ dưa ra, cả nhà ngạc nhiên vì màu đỏ tươi của ruột dưa, lẫn trong đó là những hạt đen nhánh như hạt huyền. Bọc ngoài là một lớp vỏ trắng viền xanh. Để cẩn thận vì là giống dưa lạ, An Tiêm cắt thử cho mỗi người một mảnh nhỏ để ăn thử, lũ trẻ ăn xong khen ngợi quả rất ngọt, vị ngọt thanh mát, mùi thơm rất dịu của quả lạ, ăn vào thấy đỡ khát và còn khỏe hẳn ra. Thấy quả ăn được, An Tiêm mạnh dạn bổ nốt số dưa còn lại cho cả nhà ngồi ăn.
Cũng nhờ lũ quạ mà An Tiêm mới biết đến khi nào thì có thể thu hoạch quả, cả nhà mừng rỡ rồng rắn nhau ra vường để hái dưa đem về. Còn lại những qua chưa chín thì cả nhà thay phiên nhau canh quả, tránh cho lũ quạ lại tới ăn.
An Tiêm thả trôi những quả dưa có khắc tên mình ra biển
Với tài năng chăm bón của mình, vườn dưa nhà An Tiêm càng ngày càng sai trái, thịt quả càng thêm dày, vỏ mỏng dần đi, vị ngọt càng thanh và dịu hơn. Cứ mỗi lần hái trái, An Tiêm lại khắc đánh dấu lên quả rồi thả ra biển mong chờ có một ngày có một chiếc thuyền buôn gặp được dưa trôi thì An Tiêm sẽ dùng dưa để đổi lấy thức ăn và lúa gạo.
Quả nhiên, một hôm có một chiếc thuyền buôn đi ngang qua, thấy giống dưa lạ ăn rất ngon. Chủ thuyền ngỏ ý muốn mua dưa đem bán trên đất liền. Kể từ đó, gia đình nhà An Tiêm đã có thêm thức ăn lương thực, cuộc sống cũng đã khấm khá hơn trước kia.
Cuộc hội ngộ của An Tiêm và Vua Hùng , An Tiêm mang giống dưa vào đất liền gây giống
Về phần Vua Hùng, từ ngày đầy cả gia đình An Tiêm ra đảo hoang, vua luôn nghĩ rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ tới vua cũng bùi ngùi thương xót. Cho đến một ngày, được thị thần dâng lên quả dưa lạ, vua ăn thấy rất ngon miệng bèn hỏi xem ai đã trồng ra giống dưa này. Biết được An Tiêm trồng, vua rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà. An Tiêm rất mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín đem về tặng cho bà con lối xóm. Còn một số quả An Tiêm giữ lại lấy hạt để gieo trồng. Đó chính là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta vẫn ăn ngày nay.
Về sau khắp nước ta đều có giống dưa hấu. Nhưng người ta nói chỉ có huyện Nga Sơn là trồng được những quả ngon hơn cả, vì nơi ấy xa là hòn đảo An Tiêm ở, trải qua mấy nghìn năm nước cạn, cát bồi nay đã liền vào với đất.
Truyện cổ tích Cậu bé thông minh
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Truyện Cổ Tích Em Bé Thông Minh
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Em bé thông minh
Bài làm
Dùng với loại cổ tích thần kì như truyện Sọ Dừa, truyện Tấm Cám, Thạch Sanh,… kho tàng truyện dân gian nước ta còn có loại cổ tích sinh hoạt, cổ tích sinh hoạt gần như không có yếu tố thần kì, được cấu tạo theo cách “xâu chuỗi” các mẩu chuyện từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, vổ cùng hấp dẫn.
Truyện Em bé thông minh là một áng cổ tích như thế. Có thế coi tác phẩm thuộc loại truyện “Trạng”. “Trạng” là người thông minh, tài trí hơn người, có khả năng ứng đáp linh hoạt, hoá giải được mọi bài toán, câu đố hiểm hóc. Truyện “Trạng” đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm sống được vận dụng sáng tạo, đem lại tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên mà thâm thuý. Điều thú vị là nhân vật “Trạng” trong các truyện này nhiều người chẳng được học hành, theo đòi sách vở như các ông Tiến sĩ, Trạng nguyên mà chỉ là một anh nông dân nghèo rớt mồng tơi hoặc một em bé còn ăn bám bố mẹ. Chính em bé đó, bằng trí thông minh, tài ứng đối đã khiến mọi người sửng sốt thán phục.Em bé đó là nhân vật trung tâm của truyện Em bé thông minh. Trí khôn của em không chỉ khiến nhiều người khảm phục mà đã nhiều lần cứu nguy cho cả làng, cả nước, cho ngàn vạn người.
1. Trí khôn, mưu kế của em bé được thử thách như thế nào?
a) Em bé đã phải bốn lần đối mặt với câu đố, bốn bài toán trí tuệ hóc búa. Lần thứ nhất, em phải đáp lại câu đố của quan: “Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”.
Lần thứ hai, em phải tìm ra thâm ý của nhà vua: nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ. Lần thứ ba cũng là thâm ý, thử thách của vua: từ con chim sẻ “phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Và lần thứ tư, vừa là lời thách đố vừa trêu tức, “chơi xỏ” của sứ thần nước ngoài đối với triều đình, với toàn dân tộc ta là xâu một sợi chỉ qua ruột con ốc vặn rất dài.
Lần thứ hai, nhà vua thử thách hai bố con. Con số gấp đôi. Lần thứ ba, nhà vua thách đố cả dân làng. Số người bị lôi vào trận đấu trí tuệ tăng gấp mười, gấp trăm lần rồi! Đến lần thứ tư thì… đáng sợ quá. Sứ thần nước khác thách đố cả triều đình, gồm toàn những người quyện cao, trí sáng. Cứ mỗi lần như thế, hầu như mọi người, già trẻ, lớn bé, dân thường, vua chúa đểu… bị đẩy vào thế… bí. Dân làng thì “lo lắng, không hiểu thế là thế nào, coi dó là tai hoạ”. Vua quan thì “vò đầu suy nghĩ”, “lắc đầu bó tay”. Trong khi đó, em bé – nhân vật chính của câu chuyện – vốn bị mọi người thờ ơ, coi thường, thì vẫn bình thản như không, thậm chí “còn đùa nghịch ở sau nhà”. Dường như đối với em, mọi sự trên đời, mọi lời thách đố chẳng có gì ghê gớm, khó khăn.
Nó là cuộc đời diễn biến hằng ngày mà em từng thấy, từng chơi đùa vui vẻ, hồn nhiên như tâm hồn, trí tuệ của tuổi thơ trong sáng. Mỗi lần kể vẽ một câu đố, tác giả truyện cổ tích này không chỉ đặt ra tình huống đơn giản là sự đối đầu giữa người đố và em bé, một người đối với một người, người lớn đối với trẻ em. Không! Tình huống đố và yêu cầu giải đố mỗi lúc một tăng cao, cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ đó, ngầm một sự so sánh thú vị: lần thứ nhất so sánh em bé với người cha, lần thứ hai so sánh em với dân làng, lần thứ ba khi em bé đố lại thì là so sánh chính em với nhà vua và đến lần thứ tư, rõ ràng người kể chuyện muốn so sánh một mình em bé với cả triều đình gồm vua, quan, các ông trạng, các đại thần. Cả bốn lần, nhờ sự so sánh ấy, vị trí em bé được đề cao, trí tuệ em bé toả sáng dần. Em bé, em là… thần đồng đấy ư?
2. Vị thần đồng ấy có trí thông minh như thế nào khi giải các câu đố?
b) Kết thúc câu chuyện, em bé thông minh được, vua phong là “Trạng nguyên”, “Vua lại xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han”.
Đấy là phần thưởng đích đáng để khẳng định, tôn vinh vị thần đồng. Lời tôn vinh, sự khẳng định ấy có phải chỉ vì em bé thông minh, trí sáng hơn người? Đúng! Nhưng chưa đủ. Điểu đáng tôn vinh, đáng quý trọng nữa là mục đích, tác dụng, hiệu quả của những bài toán trí tuệ mà em bé đã giải. Trong bốn lần giải đố thì lần thứ hai và thứ tư đặc hiệt thú vị. Lần thứ hai, từ ba thúng gạo nếp vua ban và ba con trâu đực, em bé đã giúp cho dân làng biến “một tai hoạ” thành “một bữa ăn sướng miệng”. Lần thứ tư, em bé chỉ cất tiếng hát vui vẻ “tang tình tang, tính tình tang…” mà các triều thần “mừng như mở cờ trong bụng” và sứ giả nước láng giềng phải thán phục. Sau sự “thán phục” này chắc chắn viên sứ giả sẽ trở về tâu với vua nước họ phải bỏ cái ý định ngông cuồng là “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”. Như vậy, trí khôn của một em bé đã cứu nguy cho ngàn người, hoá giải những âm mưu đen tối. Trí khôn nói riêng, sự thông minh, tài năng sáng tạo của con người nói chung ứng dụng vào cuộc sống không phải để tỏ ra mình thông minh, hơn đời mà cần hướng vào một mục đích cao cả, để gỡ rối, cứu nguy, để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Hiểu như thế, chúng ta càng thêm mến yêu em bé thông minh, coi trọng việc rèn giũa trí khôn, sự sáng tạo. Tóm lại, truyện cổ tích Em bé thông minh là loại cổ tích sinh hoạt mà nhân vật trung tâm là nhân vật người thông minh – kiểu nhân vật rất phổ biến trong kho tàng cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thử thách oái oăm), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hổn nhiên trong đời sống hằng ngày. Tôn vinh trí khôn là việc nên làm, nhưng việc cần tiếp tục làm là phải biết dùng trí khôn để phục vụ cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phức cho mọi người.
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Mẹ Của Em
Tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này là tình mẫu tử. Tiếng gọi yêu thương nhất trên đời này chính là tiếng mẹ.Đúng vậy.Mẹ là người đã mang nặng sinh ra ta, sẵn sàng hy sinh tất cả hạnh phúc của bản thân dể nuôi nấng ta nên người.Cũng chính vì lẽ đó nên tôi sẽ không ngần ngại nói rằng: mẹ là người tôi luôn kính yêu và biết ơn suốt cuộc đới này .
Hẳn trong tim mỗi người chúng ta đều giữ riêng một bóng hình của mẹ. Đó có thể là một người mẹ sang trọng trong bộ trang phục công sở. Cũng có thể là người mẹ chân lấm tay bùn , quần quật với đồng áng ở chốn quê nhà. Nhưng với riêng tôi, hình ảnh mẹ tận tuỵ chăm lo cho gia đình lại khắc sâu trong tâm trí tôi.Dáng mẹ tôi cân đối .Khuôn mặt tròn tròn với mái tóc dài ngang chúng tôi mẹ cười hai bên đôi mắt đã hằn những vết chân chim.Thế nhưng nụ cươi rạng rỡ của mẹ như làm lu mờ tất cả những nếp nhăn trên khuôn mặt của mẹ.Những lúc đó tôi lại ước sao có thể đem nụ cười của mẹ cất vào trang vở , để mỗi ngày khi học bài , tôi lại được nhìn thấy nó, được động viên để ngày càng cố gắng trong học tập.Bàn tay của mẹ thon thả, lốm đốm vết đồi mồi .Bàn tay ấy chẳng còn mịn màng đâu .Nhưng mỗi lúc được mẹ ôm vào lòng , vuốt ve mái tóc, tôi lại cảm thấy nhẹ nhõm, hạnh phúc làm sao. Ôi, phải chăng trong bàn tay lam lũ ấy chứa đầy phép nhiêäm màu .
Mẹ tôi may rất khéo.Từng đường kim mũi chỉ cứ đều tăm tắp .Đã bao lần tôi hỏi mẹ:”Mẹ ơi, sao mẹ không mở tiệm hả mẹ ? Mẹ may đẹp thế kia mà ?”Mẹ tôi luôn mỉm cười và bảo rằng :”Mẹ sẵn sàng từ bỏ niềm vui riêng để chăm lo cho các con được tốt hơn”.Thật vậy, mẹ tôi lúc nào cũng tận tuỵ với gia đình .Hằng ngày , khi bố đi làm , tôi và chị gái đi học, mẹ ở nhà với biết bao công việc. Nào là giặt giũ quần áo, nào là đi chợ, nấu cơm.Có những trưa đi học về ø, thấy mẹ đang loay hoay trong bếp chuẩn bị bữa cơm gia đình .Những lúc đó tôi như muốn chạy đến ôm chầm lấy mẹ, rồi nhận hết công việc về mình . Nhưng tôi biết rằng , mẹ sẽ không cho đâu. Bỡi vì , mẹ luôn muốn tôi và chị gái có thật nhiều thời gian để học tập.
Mẹ luôn là người yêu thương chiều chuộng chị em tôi.Nhưng cũng là người rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc phải lỗi lầm.Tôi còn nhớ rất rõ vào năm học lớp bốn .Hôm ấy có bài kiểm tra toán , nhờ chép bài của bạn nên tôi đã đạt điểm 9, mẹ tôi rất vui mừng .Nhưng khi mẹ hỏi “Bài này con làm thật đấy ư ?”.Tôi ấp úng trả lời không được. Aùnh mắt đầy hy vọng của mẹ nhìn tôi đã không cho phép tôi nói dối .Tôi đành phải thú thật với mẹ.Tôi không thể nhớ rõ được khưôn mặt của mẹ lúc đó .Nhưng một câu nói vừa nghiêm khắc , vừa ân cần của mẹ đã khắc sâu trong lòng tôi.”Mẹ không cần điểm tốt của người khác mà chỉ cần điểm của con , cho dù con điểm đó thấp đi chăng nữa ?”Lời dạy chí tình đó tạo động lực giúp tôi học tốt hơn trong những năm học sau đó .
Mẹ tôi không chỉ là người hết lòng với chồng con mà mẹ còn luôn quan tâm đến hàng xóm láng giềng .Nhà nào có người bị đau ốm mẹ luôn đến thăm hỏi và tận tình chăm sóc như người thân trong gia đính .
Năm tháng trôi đi thật nhanh .Trên mái đầu của mẹ đã điểm vài sợi tóc bạc.Tôi đủ trí khôn để nhận ra rằng mẹ tôi đã già.Và tôi ước gì thời gian ngừng lại để tôi luôn sống trong tình yêu thương của mẹ, được mẹ động viên, an ủi khi vấp ngã.
Có thể đối với thế giới này , mẹ tôi là một con người nhỏ bé , nhưng đối với tôi mẹ là tất cả.Tôi luôn tự hứa với lòng mình phải học thật tốt phải thật ngoan ngoãn để đền đáp lại công ơn trời bể của me.Các bạn ơi, chúng ta hãy luôn quan tâm , đỡ đần mẹ để một khi mẹ không còn nữa thì chúng ta vẫn tự hào rằng : Chúng ta đã là những đứa con hiếu thảo của mẹ
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”- Đúng! Mẹ thật bao dung, thật rộng lượng, mẹ tha thứ cho mọi lỗi lầm của con….
“Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹ
Để đọc lên cho nước mắt trào rơi
Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời
Thiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ ?”
Vâng! Mẹ, tình mẹ, đó là những thứ quý giá và thiêng liêng nhất trên đời. Mỗi con người chúng ta ai sinh ra cũng đều có mẹ. Mẹ là người đã chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau sinh ra ta, cho ta cuộc sống này.
Từ khi chào đời, cất tiếng khóc đầu tiên, con đã may mắn nhận được vòng tay che chở, âu yếm của mẹ. Mẹ luôn là người dành cho con nhiều tình yêu thương nhất. Thời gian mới đó mà trôi nhanh quá, xuân này mẹ đã lại thêm một tuổi. Những nếp nhăn trên khuôn mặt mẹ giờ đã dày hơn. Có thể với ai đó, mẹ không phải là người đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, nhưng với con, với gia đình mẹ là nhất! Mẹ không cao, nước da lại ngăm đen. Con biết tất cả là do mẹ đã phải làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi con. Đôi bàn tay của mẹ gầy guộc, rám nắng. Nhưng cũng nhờ đôi bàn tay ấy mà con có được những giấc bình yên, có những bữa ăn ngon lành… Mỗi khi cầm đôi bàn tay mẹ, lòng con lại cảm thấy thương mẹ vô cùng. Mẹ! Mẹ là người đã sinh con ra, cho con cuộc sống này. Mẹ đã dạy con thế nào là người tốt, dạy con cách trưởng thành…. Mẹ mãi là người đẹp nhất trong lòng con.
Với con, mẹ không đơn thuần là người đã sinh ra, nuôi dưỡng con, mà còn là cô giáo đầu tiên của con. Mẹ dạy con ê a từng tiếng nói đầu tiên, chỉ cho con cách bước đi sao cho vững chắc…. Mẹ đã hy sinh đời mình để con có được những gì tốt đẹp nhất cho ngày hôm nay. Con còn nhớ, ngày còn thơ bé, con rất ốm yếu, cứ đau lên đau xuống hoài. Nhiều hôm, mẹ đã phải thức trắng đêm để cùng ba chăm sóc cho con. Lúc ấy, đôi mắt mẹ thâm quần vì thức đêm quá nhiều, rồi mẹ cũng ốm đi và xanh xao nhiều hơn… Giờ nghĩ lại, con thấy lại thương mẹ nhiều lắm. Con luôn biết! Mẹ ơi, những ngày tháng tuổi thơ với con là đẹp nhất vì có mẹ ở bên cạnh, chăm sóc cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Nhưng có lẽ đó cũng là những ngày tháng mà mẹ cực khổ nhất, mẹ nhỉ. Mẹ là một người phụ nữ đảm đang! Mặc dù buổi sáng mẹ phải thức dậy thật sớm để đến trường giảng dạy, buổi còn lại mẹ cũng chẳng được nghỉ ngơi,phải vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho con, thế nhưng tất cả mẹ đều hoàn thành tốt.
Trong mắt của một đứa con nít như con, thì mẹ sinh ra là để chăm sóc cho con. Con chưa bao giờ tự hỏi lòng mình rằng tại sao mẹ lại hy sinh vì con nhiều như thế, tại sao mẹ lại làm tất cả vì con, tại sao mẹ lại không lo cho cuộc sống riêng của mình…? Có lẽ vì mẹ là mẹ của con! Nhiều lúc vì tính trẻ con nên con đã ngây thơ giận mẹ, giận mẹ chỉ vì mẹ không chịu chiều con. Con chẳng chịu ngủ chung với mẹ, con dỗi hờn và sang ngủ một mình. Nhưng những lúc như thế, những lúc ngủ một mình, con lại cảm thấy có một cảm giác trống vắng đang bao trùm xung quanh con. Con cảm thấy thiếu mẹ, con thấy thiếu một người mà hay ru con ngủ, hay kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích ngày xưa….
Giờ chúng con đã khôn lớn, đã trưởng thành, cũng đã làm mẹ, thế nhưng con vẫn nhận được sự chăm sóc, yêu thương của mẹ như ngày còn thơ bé. Mẹ vẫn chăm lo cho con từng chút, từ bữa ăn cho đến việc đi lại. Mẹ luôn an ủi, ở bên động viên con mỗi khi con vấp ngã; chia sẻ niềm vui cùng con những lúc con đạt được thành công. Con thấy mình thật hạnh phúc và may mắn làm sao khi luôn có mẹ kề bên.
Mẹ – một người phụ nữ Việt “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” như Bác Hồ đã từng nói. Tuy đau ốm, nhưng chẳng bao giờ mẹ chịu nghĩ cho mình cả, lúc nào mẹ cũng nghĩ cho gia đình, cho công việc. Mẹ thường thức khuya để nghiên cứu tài liệu, tìm cách giảng bài hay để học sinh dễ tiếp thu, học tốt hơn…. Rồi kể cả những lúc đi chợ, mẹ cũng tiết kiệm chẳng dám mua gì bồi bổ cho riêng mình… Mẹ ơi, tại sao phải như thế? Những lúc trái gió trở trời, mẹ đau nhức khắp cả người, nhưng vẫn một mình chịu đựng, mẹ chẳng than phiền với ai cả, có lẽ vì sợ bố con con lo lắng, phải không mẹ? Có những hôm con thấy mẹ nhăn nhó xoa tay bóp chân, dường như mẹ đang đau lắm. Con đã nhiều lần hỏi, nhưng mẹ đều lảng tránh đi…..
Từ trước đến giờ mẹ luôn là người hy sinh cho con, mẹ chưa hề nghĩ gì đến bản thân mình cả, mẹ cũng chưa bao giờ đòi con phải trả công. Mẹ quả là một người tuyệt vời, là một người cao cả, vĩ đại nhất trong cuộc đời của con. “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”- Đúng! Mẹ thật bao dung, thật rộng lượng, mẹ tha thứ cho mọi lỗi lầm của con….
“Hạnh phúc thay cho người nào được Thượng Đế ban tặng cho một người mẹ hiền” Thật vậy, hạnh phúc của con trong cuộc đời này là có mẹ. Mẹ đã cho con tất cả, mẹ là cuộc đời của con! Thật khó có thể tìm được một ngôn từ nào để diễn tả hết về mẹ. Nhiều lúc con rất muốn nói con xin lỗi vì những điều con đã làm khiến mẹ buồn, con muốn nói con yêu mẹ, nhưng sao khó quá, con không đủ can đảm mẹ ơi. Giờ con chỉ biết cầu mong cho mẹ luôn mãi khoẻ mạnh, mãi ở bên con, mãi cùng con đi hết chặng đường đời đầy cam go, thử thách. Con chỉ muốn mẹ hiểu rằng mẹ vẫn mãi là người quan trọng nhất với con trong cuộc đời này, tình mẹ mãi là tình cảm thiêng liêng nhất; và: Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Phát biểu cảm nghĩ về mẹ của em – Bài làm 3
Tôi yêu quý mẹ tôi như bất cứ một người con hiếu thảo nào trên trái đất này vì người mẹ nặng công sinh thành dưỡng dục. Dù giông bão hay bạo tàn có lớn đến đâu thì tình mẹ đối với con vẫn như nước trong nguồn chẳng bao giờ vơi cạn.
Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân suốt đời lam lũ. Cuộc sống khó khăn khiến mẹ phải bươn trải đủ nghề để lo lắng chu toàn cho ngôi nhà của chúng tôi. Tôi thương mẹ lắm! Mới hơn bốn mươi tuổi mà mái tóc của mẹ đã nhiều sợi chuyển hoa râm. Đôi bàn tay mẹ gầy guộc và nứt nẻ. Vầng trán hiền hòa và hai đuôi khoé mắt cũng ngày một đậm hơn những vết rạn chân chim. Nhìn dáng mẹ tôi xúc động vô cùng bởi nó hiện lên cả một cuộc đời vất vả lo âu.
Từ khi anh em tôi được sinh ra, mẹ dồn cả tình thương yêu cho mấy đứa con bé bỏng. Hai anh tôi sinh ra khoẻ mạnh nhưng mẹ cũng đã vất vả lắm rồi đến tôi, một đứa trẻ yếu ớt từ lúc sinh ra mẹ lại càng vất vả nhiều hơn. Ba đứa con lần lượt lớn lên cùng những đêm dài mẹ tôi phải lo âu và thức trắng. Tôi nhớ, những lần tôi ốm, đang đêm, tôi choàng tỉnh dậy hẫng hụt và sợ hãi. Thế nhưng ngay lúc ấy tôi đã có mẹ ở bên. Mẹ tôi ôm tôi vào lòng, những giọt nước mắt ấm nóng vô tình chạm vào gò má của tôi. Những cử chỉ đầy thương yêu của mẹ cứ thế khắc ghi vào trái tim tôi. Mẹ trở thành bà tiên của cuộc đời tôi từ những lần như thế.
Ngày xưa khi còn bé thơ và khờ dại, tôi thường tự hỏi chính mình: Mẹ có gì khác mọi người mà tình yêu thương của mẹ lại lớn lao như thế? Sau này lớn lên khi tôi bắt đầu được học những bài học nhân nghĩa ở đời, tôi đã hiểu: người mẹ nào cũng giống mẹ tôi, cũng lớn lao và giàu lòng vị tha. Niềm hạnh phúc của mẹ chính là sự trưởng thành của những đứa con yêu.
Mẹ lớn lao nhưng không chỉ với cuộc sống của bản thân tôi mà còn lo lắng cho cả gia đình. Bố tôi thường phải đi xa. Mọi việc ở nhà, mẹ là người gánh vác chăm lo và bao giờ bố cũng rất an tâm vì sự chu toàn của mẹ. Bố thường căn dặn chúng tôi bằng những lời đầy ý nghĩ: Mẹ con đã hi sinh quá lớn cho niềm hạnh phúc của các con. Các con phải nhớ lấy, phải khắc ghi để sống sao cho xứng đáng với tình thương yêu của mẹ. Lời dạy của bố làm tôi càng cảm phục và yêu quý mẹ hơn. Nhưng thú thực nếu không có lời dạy bảo của cha thì anh em chúng tôi cũng đã thấu hiểu sâu sắc sự hi sinh của mẹ. Ba anh em tôi khôn lớn và đều học hành rất chăm ngoan. Chúng tôi tự nhủ phải làm được một diều gì đó lớn lao và ý nghĩa để người mẹ yêu quý của chúng tôi vui vẻ và yên lòng.
Mẹ kính yêu, chúng con cảm ơn tình thương yêu và sự hi sinh của mẹ Chúng con hiểu dù chúng con có lớn khôn, có trở thành những người dũng cảm thì chúng con vẫn nhỏ bé và ngây thơ trong đôi mắt mẹ. Chúng con tự hào vì suốt cuộc đời này mẹ mãi là nguồn sáng soi đường cho mỗi bưóc đi của chúng con.
Phát biểu cảm nghĩ về mẹ của em – Bài làm 4
Khi còn nằm ở trong nôi, em thường nghe bà hát:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ năm canh.
Câu ca dao ấy cho đến tận hôm nay vẫn còn vang vọng nhắc cho em không bao giờ quên công ơn của mẹ. Có lẽ cũng giống với rất nhiều người, mẹ em là 1 người đáng quý, đáng yêu và cũng rất tự hào.
Em sinh ra ở nông thôn nhưng lớn lên mười thì cả gia đình chuyển lên thành phố. Quãng thời gian đó cũng là cả quãng đời vất vả nhọc nhằn của mẹ. Những ngày tháng bươn trãi đã làm hằn lên ở đuôi mắt mẹ những vết rạn chân chim. Tuy thế khuôn mặt mẹ vẫn điềm nhiên và phúc hậu. Mẹ em không cao mà dáng người vừa phải, đôi tay vất vả của mẹ hơn chục năm qua đã dày công vun đắp cuộc sống cho cả gia đình. Có lẽ đó là điều to lớn nhất, ý nghĩa nhất mà mẹ dành cho cuộc sống của bố con em.
Mẹ có thời gian nhưng chẳng bao giờ em thấy mẹ cầu kì. Mẹ thích chiếc áo màu xanh nhạt và chiếc quần màu sẫm. mẹ thường dạy bảo em: “con hãy nhớ, giản dị bao giờ cũng rất cần cho cuộc sống”, câu nói của mẹ và cả tấm gương của mẹ nũa thật ý nghĩa vô cùng khi càng ngày em càng hiểu sâu sắc hơn cuộc sống xa hoa ở nơi đô thị.
Mười hai tuổi, em đã học được ở trường bao điều bổ ích, thế nhưng những bài học đầu tiên mà mẹ dạy sẽ trở thành những kỉ niệm không thể nào phai.
Em còn nhớ khi em chín tuổi, có một vài lần em không nghe lời mẹ, đội nắng đi chơi theo đám bạn suốt cả buổi trưa. Thế mà tối về lên cơn sốt vì cảm nặng, em cứ nằm thế và suốt mấy đêm liền mẹ đã thức trắng để lo cho em. Mấy hôm sau khi em đã khỏe, nhìn khuôn mặt mẹ hốc hác, xanh xao, em thấy ân hận lắm, em đã khóc và xin lỗi mẹ, thế nhưng mẹ đã hiểu, mẹ không hề quở mắng, mẹ ôm em thật chặt vào lòng và dường như trái tim yêu thương của mẹ đang nói lên hai tiếng thứ tha.
Mẹ của em hiền hòa và giàu yêu thương như thế. Nhưng tình thương của mẹ chỉ dành cho những đứa con yêu. Em còn nhớ một lần, lần ấy, gia đình em mới chuyển ra Hà Nội, sáng ngày chủ nhật, vẫn giản dị trong bộ quần áo quê mùa, em dắt tay mẹ đến công viên. Rồi bất chợt mẹ nhìn thấy một cậu bé trạc tuổi em đang xách một chiếc hộp đánh giầy. Mẹ nhìn cậu bé rồi nhìn em rồi xúc đọng đến rơi nước mắt, không hiểu sao lúc ấy em tự nhiên nắm chặt bàn tay mẹ, em hiểu mẹ đang nghĩ về những ngày tháng gian nan vất cả cả gia đình và chắc chăn mẹ đang buồn thương lắm cho cuộc đời cậu bé kia.
Em đã gặp bao cuộc đời lam lũ. Và mỗi lần như thế em lại càng yêu quý mẹ hơn. Sau này, dù có đi đâu, em cũng nhớ về mẹ, nhớ về lòng nhân hậu và nhớ về những gì mà mẹ đã hy sinh để chăm bẵm hạnh phúc cho cuộc đời em.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Biểu Cảm Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Mai An Tiêm Trong Truyện Cổ Tích “Quả Dưa Hấu” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!