Bạn đang xem bài viết Phân Tích Truyện “Thầy Bói Xem Voi” được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị. Truyện ngụ ngộn là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống.
Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Từ việc chễ giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.
Truyện ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố đặc biệt của nó: tình huống đặc biệt, nhân vật đặc biệt, sự vật đặc biệt và cách cảm nhận sự vật của mỗi người lại càng đặc biệt. Có thể coi truyện ngụ ngôn này là một vở hài kịch nhỏ có đủ hoàn cảnh, nhân vật và mâu thuẫn kịch.
Mở đầu là cảnh năm thầy bói mù nhân buổi ế khách bèn túm tụm lại ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao. Tình cờ đúng lúc ấy, các thầy nghe người ta nói có voi đi qua, bèn chung nhau tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Vì mù nên năm thầy cùng chung một cách xem voi là sờ bằng tay và mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà thôi.
Phần mở đầu ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết để thu hút và dẫn dắt người đọc. Nếu coi truyện là một màn kịch thì ở đoạn này, mâu thuẫn kịch đã bắt đầu hình thành và phát triển. Cách xem voi của năm thầy là dùng tay để sờ. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Thầy nào sờ được bộ phận nào thì nhận xét về hình thù “con voi” như thế. Thầy sờ vào vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà bảo voi chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ vào tai khăng khăng voi bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ vào chân voi thì cãi: Nó sừng sững như cái cột đình. Bốn nhận định của bốn thầy khác xa nhau nên thầy này phủ nhận ý kiến của thầy kia. Thầy thứ năm sờ vào cái đuôi thì phủ nhận tất cả bốn thầy trước: – Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Dựa trên thực tế mà mình “xem” được, mỗi thầy đều đưa ra nhận xét về hình thù con voi bằng hình thức ví von, so sánh. Điều đó làm cho truyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm sai lầm trong cách xem voi và lời “phán” về voi của các thầy. Mâu thuẫn càng lúc càng tăng, không ai chịu nghe ai vì người nào cũng cho rằng mình đúng. Tục ngữ có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một sờ. Ở đây, các thầy đã sờ tận tay, thử hỏi còn sai vào đâu được? Do vậy, việc thầy nào cũng khẳng định rằng mình đúng là có cơ sở. Thầy nào cũng đúng nhưng khổ nỗi chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con voi.
Người xưa thật hóm hỉnh khi để các thầy bói mù xem một con vật khổng lồ là con voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi) mà các thầy đều bị mù, không thể đi lại dễ dàng. Mỗi thầy lại chỉ sờ được có một thứ nên mới dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình. Cãi nhau mãi không xong tất dẫn đến cuộc ẩu đả quyết liệt, bởi vì cả năm thầy không ai chịu ai. Như vậy là cãi nhau không đi đến đâu, mà đánh nhau càng không thể dẫn đến chân lí khách quan. Cái sai nọ tất yếu dẫn đến cái sai kia. Người đọc tưởng tượng ra cảnh năm thầy bói mù gân cổ cãi nhau rồi quờ quạng đánh nhau mà cười ra nước mắt.Biện pháp phóng đại được sử dụng triệt để trong truyện để tô đậm cái sai về nhận thức của các thầy bói xem voi.
Năm thầy bói đều sờ vào voi thật và mỗi thầy đều tả đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nhận xét đúng về cả con voi. Sai lầm của họ là mỗi người chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã nhất quyết cho rằng đó là con voi. Điều đáng buồn cười là các thầy đều sai nhưng ai cũng nhận mình là đúng. Thực ra họ đều sai lầm trầm trọng bởi vì ai đã lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.
Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tình huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy.
Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.
Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: Thầy bói xem voi.
Thầy Bói Xem Voi
[alert style=”success”]
Thầy bói xem voi
Thầy bói xem voi là truyện vui dân gian Việt Nam rất nổi tiếng, phê phán và châm biếm cách xem xét sự vật một cách phiến diện của năm thầy bói. Câu chuyện có tính chất giải trí, nhưng để lại tiếng cười với nhiều bài học ý nghĩa:
✔️ Phải tìm hiểu sự vật bằng các phương cách tiếp cận thích hợp.
✔️ Phải xem xét một cách khách quan, toàn diện.
✔️ Phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác.
✔️ Không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề nhận thức.
✔️ Câu chuyện cho ta biết nguồn gốc của câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi“.
[/alert]
Năm ông thầy bói[1] rủ nhau đi xem voi.
Tới chỗ voi đứng, ông thầy chen vào, sờ tận tay xem con voi nó thế nào.
Về tới chợ, năm thầy họp nhau bình phẩm[2].
Thầy sợ được cái vòi voi nói:
– Tưởng voi lạ lắm, té ra chỉ giống con đỉa cực lớn. Tôi sờ vào, nó uốn cong người lại.
Thầy sờ ngà[3] bảo:
– Không phải, nó chần chẫn[4] như cái đòn càn[5]
Thầy ôm phải cái chân vội cãi:
– Voi chỉ hệt như cái cột nhà thôi. Tôi ôm vừa tay cái cột cái.
Thầy nắm phải cái tai voi, chê:
– Các bác chỉ nói mò[6]. Con voi thật ra, tự như cái quạt to tướng.
Thầy túm phải cái đuôi voi, cười khẩy:
– Bốn bác nói sai cả. Tôi đã túm nó trong tay, thì đúng là một cái chổi xể[7] đại (to).
Không ai chịu ai, bốn thầy to tiếng cãi nhàu ồn ào một góc chợ.
Có người đi qua, nghe chuyện, phân xử rằng:
– Thân hình con voi có nhiều bộ phận, đại để như thế này: Nếu các thầy thấy được hết, đâu đến nỗi phải cãi nhau.
Truyện vui dân gian (Kể chuyện 4, NXBGD – 1984)
Chú thích trong truyện Thầy bói xem voi
Thầy bói: người làm nghề mê tín trong xã hội cũ, thường bị mụ cả hai mắt
Bình phẩm: bàn luận, cân nhắc để đánh giá một sự vật, sự việc.
Ngà: răng của hàm trên con voi mọc dài ra ngoài.
Chần chẫn: tròn lẳn.
Đòn càn: đòn làm bằng đoạn tre nguyên cả ống, đẽo vát hai đầu cho thon lại để xóc những bó củi, rơm rạ,… mà gánh.
Nói mò: nói không có căn cứ.
Chổi xể: loại chổi làm bằng cành cây chẻ nhỏ rồi bó lại.
Thơ Chế Thầy Bói Xem Voi Đọc Cười Chua Chát
Thơ chế thầy bói xem voi đọc cười toe toét sự đời
Tập đoàn khuyết tật Việt Nam Trung tâm sứt mõm sái hàm mẻ răng Chuyên gia chém gió Rằm Trăng Biệt tài là viết truyện bằng smartphone
Nàng đưa câu chuyện ngụ ngôn Năm ông thầy bói sờ trôn con Lười À không nàng nói nhầm rồi Năm ông thầy bói xem Voi max tài
Đầu đuôi dư tế nài nài Nghe xong nhớ phải ấn like nhiều lần
[…] Mưa phùn giữa tiết giời xuân Được hôm vắng khách xa gần bói lô À bói sự nghiệp, cơ đồ Tình duyên, long mạch, mả mồ, gia tiên Đây là tình trạng thường xuyên Thầy quen thành thói thế nên chẳng buồn Rảnh thì lót dép ngồi buôn Tào lao các cái mọi nguồn Đông – Tây Anh mua cối, chị tậu chày Đánh ghen vợ vác dao phay chém chồng Bà già mới tuyển phi công Nổ bom khủng bố, xe tông chết người Công viên mới nhập đười ươi Trâu bò mọc cánh, loi choi mọc sừng Lol.noet có bà Tưng Vẫn thua kiều nữ ba vùng Ngọc Trinh (Ẻm này quê ở Trà Vinh Nổi hơn sau vụ “Người tình 72”)
Các thầy chuyện rất lai rai Toàn đua nhau nói chẳng ai nghe, nhìn Cũng do sự thật vãi lìn Các thầy nghễnh ngãng, đôi mìn lại đui
[…] Rồi họ nói tới con Voi Nhưng chửa ai biết đầu đuôi dư lào Con này bé – bự ra sao Ác – hiền, dài – ngắn, thấp – cao kiểu gì Để hanh thông máu hiếu kỳ Các thầy góp ít mơ – ni xem hàng
Vừa may rằng ở đầu làng Có con Voi đú hiện đang đứng chờ (Chắc là sở thú đặt mua Chỗ còn tu tạo nên chưa nhập chuồng)
Các thầy rồng rắn tới luôn Ba toong chọc thủng mọe đường mới kinh Con Voi to lớn chình ình Năm tên thầy bói ngồi rình cạnh bên…
Phần sau rảnh sẽ post lên Hãy like cộng với còm men cuối bài
Part 2
Năm thầy tay chống ba toong Vẫn là điệu bộ lom khom lù khù Con Voi to tựa cái lu Mắt tròn mắt dẹt nhìn ngu vãi lìn 😂
Năm thầy phóng đến như điên Làm voi hoảng hốt van xin rối bời Em hem phải gái làng chơi Bớ Giàng, A Lú, A Lùi…cíu tao!!!
Im mồm, mày muốn chết sao? Sờ xong tí trả mấy hào dắt mông Em là súc vật mà ông Tiền em nỏ có biết dùng chi mô
Thế thì vài bó cỏ khô (Một thầy nhanh nhảu a lô kì kèo) Voi ưng ý vội làm theo Xong phim! Vụ việc xem Heo bắt đầu 😂
À không là vụ xem Trâu Vẫn nhầm! Là vụ cùng nhau xem vòi Tai, chân, ngà nhọn và đuôi Của năm thầy với Thị Voi bản nhà
Đầu tiên là lão bói già Lão này đui nặng nhưng mà dẻo tay Rất nhanh nhẹn lão sờ ngay Ồ Voi nó chỉ thế này thôi ư!
Nó ra sao hả lão mù? Ờ thì nó cứ y như cột đình Dài, to và rất chình ình Phải ngang ngửa cái lục bình chứ chơi
Một ông ngờ vực tiếp lời Thật chưa tin lắm, để tôi thử sờ Hai tay loạng quạng quơ quơ Lão chồm phải cái to to bè bè
Á à, hem phải he he Con voi giống cái quạt rê thóc mà Nó còn vẫy vẫy đây nà (Sự tình khiến lão thứ ba bồn chồn)
Thôi đi, mỗi bố một mồm Mỗi người một ý ai còn tin ai Tôi thì lại thấy sai sai Xê ra tôi nắn, ngô khoai rõ liền
Mèng ơi, thật hốt cả hền Nó sun sun lại mềm mềm thấy kinh Xin khẳng định chắc như đinh Voi là giống đỉa thành tinh đếch đùa!
Các ông toàn bói nửa mùa Xong rồi lươn lẹo đoán bừa liên thiên Tôi tra nhiều sách thánh hiền Ca này khó thật, để yên tôi sờ!
Thế là thầy bói thứ tư Lao vào khám xét rồi thừ mẹt ra Con này giống quái gì ta Lông lông lá lá đâm ra lồm xồm Giống lông chân mí lông…mồm Mọe, đây là cái chổi rơm đếch nhầm!
Cuối cùng là lão thứ năm Nãy giờ lửa đốt đứng nằm nôn nao Voi kia tròn méo dư lào Mà bọn kia nó cãi nhao phát khùng
Có im mọe hết đi không Để tui chốt phát cuối cùng này đi Cãi nhau tổ mệt, ích gì Tuyền là một lũ ngu si ngắn đầu
Lão này sờ soạng rất lâu Ủa sao cứng tựa đồng thau vậy nhề Lại còn bóng lộn thấy ghê Ôi thôi chính xác là que đòn càn!
Năm thầy gân cổ cãi ngang Ông này chẳng chịu đụng hàng lão kia Cãi từ chiều đến tận khuya Đả nhau răng gãy môi chìa mắt sưng
Cuộc xem Voi vẫn lùng nhùng Chưa tìm ra được ý chung năm thầy Người dân mai mỉa xua tay Đúng là mấy lão cù nhầy thiểu năng!
Cố nhân, tiền bối dạy rằng: Cái gì chưa hiểu thì răng ngậm vào Khua môi múa mép tào lao Giang hồ nó táng cho vào Bạch Mai.
Theo Vũ Thị Tuệ Thiên Đeo nhẫn lông voi rất may mắn nhưng để biết cách phân biệt phải xem bí kíp ở đây Đeo nhẫn phải đeo đúng cách – theo hướng dẫn này
Tập đoàn khuyết tật Việt NamTrung tâm sứt mõm sái hàm mẻ răngChuyên gia chém gió Rằm TrăngBiệt tài là viết truyện bằng smartphoneNàng đưa câu chuyện ngụ ngônNăm ông thầy bói sờ trôn con LườiÀ không nàng nói nhầm rồiNăm ông thầy bói xem Voi max tàiĐầu đuôi dư tế nài nàiNghe xong nhớ phải ấn like nhiều lần[…]Mưa phùn giữa tiết giời xuânĐược hôm vắng khách xa gần bói lôÀ bói sự nghiệp, cơ đồTình duyên, long mạch, mả mồ, gia tiênĐây là tình trạng thường xuyênThầy quen thành thói thế nên chẳng buồnRảnh thì lót dép ngồi buônTào lao các cái mọi nguồn Đông – TâyAnh mua cối, chị tậu chàyĐánh ghen vợ vác dao phay chém chồngBà già mới tuyển phi côngNổ bom khủng bố, xe tông chết ngườiCông viên mới nhập đười ươiTrâu bò mọc cánh, loi choi mọc sừngLol.noet có bà TưngVẫn thua kiều nữ ba vùng Ngọc Trinh(Ẻm này quê ở Trà VinhNổi hơn sau vụ “Người tình 72”)Các thầy chuyện rất lai raiToàn đua nhau nói chẳng ai nghe, nhìnCũng do sự thật vãi lìnCác thầy nghễnh ngãng, đôi mìn lại đui[…]Rồi họ nói tới con VoiNhưng chửa ai biết đầu đuôi dư làoCon này bé – bự ra saoÁc – hiền, dài – ngắn, thấp – cao kiểu gìĐể hanh thông máu hiếu kỳCác thầy góp ít mơ – ni xem hàngVừa may rằng ở đầu làngCó con Voi đú hiện đang đứng chờ(Chắc là sở thú đặt muaChỗ còn tu tạo nên chưa nhập chuồng)Các thầy rồng rắn tới luônBa toong chọc thủng mọe đường mới kinhCon Voi to lớn chình ìnhNăm tên thầy bói ngồi rình cạnh bên…Phần sau rảnh sẽ post lênHãy like cộng với còm men cuối bàiPart 2Năm thầy tay chống ba toongVẫn là điệu bộ lom khom lù khùCon Voi to tựa cái luMắt tròn mắt dẹt nhìn ngu vãi lìn 😂Năm thầy phóng đến như điênLàm voi hoảng hốt van xin rối bờiEm hem phải gái làng chơiBớ Giàng, A Lú, A Lùi…cíu tao!!!Im mồm, mày muốn chết sao?Sờ xong tí trả mấy hào dắt môngEm là súc vật mà ôngTiền em nỏ có biết dùng chi môThế thì vài bó cỏ khô(Một thầy nhanh nhảu a lô kì kèo)Voi ưng ý vội làm theoXong phim! Vụ việc xem Heo bắt đầu 😂À không là vụ xem TrâuVẫn nhầm! Là vụ cùng nhau xem vòiTai, chân, ngà nhọn và đuôiCủa năm thầy với Thị Voi bản nhàĐầu tiên là lão bói giàLão này đui nặng nhưng mà dẻo tayRất nhanh nhẹn lão sờ ngayỒ Voi nó chỉ thế này thôi ư!Nó ra sao hả lão mù?Ờ thì nó cứ y như cột đìnhDài, to và rất chình ìnhPhải ngang ngửa cái lục bình chứ chơiMột ông ngờ vực tiếp lờiThật chưa tin lắm, để tôi thử sờHai tay loạng quạng quơ quơLão chồm phải cái to to bè bèÁ à, hem phải he heCon voi giống cái quạt rê thóc màNó còn vẫy vẫy đây nà(Sự tình khiến lão thứ ba bồn chồn)Thôi đi, mỗi bố một mồmMỗi người một ý ai còn tin aiTôi thì lại thấy sai saiXê ra tôi nắn, ngô khoai rõ liềnMèng ơi, thật hốt cả hềnNó sun sun lại mềm mềm thấy kinhXin khẳng định chắc như đinhVoi là giống đỉa thành tinh đếch đùa!Các ông toàn bói nửa mùaXong rồi lươn lẹo đoán bừa liên thiênTôi tra nhiều sách thánh hiềnCa này khó thật, để yên tôi sờ!Thế là thầy bói thứ tưLao vào khám xét rồi thừ mẹt raCon này giống quái gì taLông lông lá lá đâm ra lồm xồmGiống lông chân mí lông…mồmMọe, đây là cái chổi rơm đếch nhầm!Cuối cùng là lão thứ nămNãy giờ lửa đốt đứng nằm nôn naoVoi kia tròn méo dư làoMà bọn kia nó cãi nhao phát khùngCó im mọe hết đi khôngĐể tui chốt phát cuối cùng này điCãi nhau tổ mệt, ích gìTuyền là một lũ ngu si ngắn đầuLão này sờ soạng rất lâuỦa sao cứng tựa đồng thau vậy nhềLại còn bóng lộn thấy ghêÔi thôi chính xác là que đòn càn!Năm thầy gân cổ cãi ngangÔng này chẳng chịu đụng hàng lão kiaCãi từ chiều đến tận khuyaĐả nhau răng gãy môi chìa mắt sưngCuộc xem Voi vẫn lùng nhùngChưa tìm ra được ý chung năm thầyNgười dân mai mỉa xua tayĐúng là mấy lão cù nhầy thiểu năng!Cố nhân, tiền bối dạy rằng:Cái gì chưa hiểu thì răng ngậm vàoKhua môi múa mép tào laoGiang hồ nó táng cho vào Bạch Mai.
Phân Tích Truyện Cổ Tích Cây Khế
Phân tích truyện cổ tích Cây khế – Bài làm 1
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam quả thật là vô cùng phong phú,. Mỗi câu chuyện lại mang đến cho người đọc những bài học sâu sắc và có tính giáo dục rất lớn cho thế hệ học sinh. “Cây khế” là một trong những câu chuyện như vậy.
Khai thác một đề tài không mới trong cổ tích, nói về người em thứ trong gia đình, nhưng Cây khế mang đến một câu chuyện riêng với ý nghĩa răn dạy đáng học hỏi.
Sinh ra trong một gia đình không quá nghèo khó, những vợ chồng người em trong câu chuyện chỉ được anh trai mình chia cho một mảnh đất nhỏ đủ để dựng một căn nhà lá với cây khế ở trước nhà. Cây khế đó cũng là tài sản duy nhất mà hai vợ chồng người em có được. Tình huống truyện đã lột tả được bản tính tham lam, keo kiệt và thiếu tình thương của vợ chồng người anh trai với em ruột của mình. Lấy hết toàn bộ gia tài cha mẹ để lại, chia cho em mảnh đất nhỏ với cây khế làm vốn sinh nhai, thử hỏi có người anh nào lại cạn tình đến như vậy?
Vợ chồng người em hiền lành chất phác, tuy chỉ được chia cho mảnh đất đủ dựng ngôi nhà nhỏ nhưng vẫn không oán than nửa lời, ngược lại họ chăm chỉ đi làm thuê cấy mướn kiếm sống và chăm sóc cho cây khế – tài sản duy nhất mà họ có. Đức tính hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó này của hai vợ chồng quả thật đáng quý và đáng học hỏi.
Ông trời không phụ lòng người quả không sai, đến mùa quả chín, cây khế trước nhà sai trĩu quả, như là thành quả cho công lao của hai vợ chồng đã chăm chỉ sớm hôm. Thế nhưng, bỗng đâu một con đại bàng to lớn từ đâu bay đến, xà xuống cây ăn lấy ăn để. Hai vợ chồng lo sợ và bất lực chỉ biết cầu xin chim đừng ăn nữa. Nhưng con đại bàng to lớn kia vẫn ăn không ngừng, trước khi bay đi, nó nói lại một câu răng: ” ăn một quả trả một cục vang, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Lời nói của chim tưởng đâu là bâng quơ nhưng người em tin là thật và đã thức đêm chuẩn bị chiếc túi ba gang như lời chim dặn. Sáng hôm sau, con chim đến chở người em ra đảo, một hòn đảo có rất nhiều vàng. Tác giả dân gian xây dựng tình huống truyện để cho người em được nhận một món quà vô cùng giá trị, nhưng đó cũng là những gì vợ chồng người em xứng đáng nhận được. Đó cũng là lời khẳng định cho một giá trị nhân văn rằng: người tốt nhất định sẽ được báo đáp và ở hiền chắc chăn sẽ gặp lành.
Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, vợ chồng người anh khi thấy em mình đang nghèo rớt bỗng nay lại mua đất làm nhà, rồi mua ruộng làm ăn thì lấy làm ngạc nhiên và lân ra sang nhà hỏi dò vì sao lại có nhiều tiền như vậy. Vợ chồng người em thật thà kể lại câu chuyện được đại bàng trả ơn thì anh ta liền đưa ra ý kiến muốn chuyển về ở dưới ngôi nhà lá cạnh cây khế. Được sự đồng ý của hai vợ chồng người em, vợ chồng người anh đã nhanh chóng dọn nhà đến ở trong ngôi nhà lá lụp xụp. Mục đích của anh ta đơn giản là mong muốn khi lần sau chim đến ăn khế thì sẽ được trả ơn. Sự tham lam và quỷ quyệt của người anh được bộc lộ từng cấp độ tình huống truyện. Khi thì không cho ngươi em bất cứ thứ tài sản gì đáng giá, nay nghe tin em được chim thần trả ơn thì lại muốn chiếm lấy “cây khế tạo vàng”.
Cuối cùng thì anh ta cũng được trả công, chim thần cũng đưa anh ta ra đảo vàng thế nhưng bản tính tham lam chưa bao giờ có thể thay đổi, thay vì may chiếc túi ba gang như chim thần dặn anh ta đã may chiếc túi tới 12 gang và nhặt vàng chất đầy chiếc túi ấy. Nhưng lượng vàng quá nặng khiến chim thần không đủ sức chở vào bờ, đại bàng đã bảo anh ta bỏ bớt vàng xuống biển nhưng lòng tham không cho anh ta làm vậy. Cuối cùng, đại bàng nghiêng mình, khiến người anh trai cùng túi vàng của anh ta rơi xuống biển.
Đáng đời kẻ tham lam, phải mất mạng chỉ vì quá tham vàng. Nếu anh ta chỉ may chiếc túi ba gang thì đâu đến nỗi phải bỏ mạng. Thế nhưng tâm tính con người đâu dễ gì thay đổi. Đó là cái giá mà người anh phải trả sau những gì đã làm với người em và trả giá cho bản tính tham lam của mình.
Cây khế với một kết thúc có hậu dành cho người chính nghĩa chăm chỉ lương thiện, và kẻ tham lam sảo quyệt đã phải lãnh hậu quả. Đó là bài học về cách làm người mà thế hệ cha ông gửi gắm qua từng câu chữ. Hãy cứ chăm chỉ lương thiện, sống đúng với những giá trị nên có rồi sẽ có ngày thu được quả ngọt, còn những kẻ chỉ biết đến bản thân mình, gian manh tham lam thì cuối cùng cũng mất tất cả và phải chịu quả báo.
Phân tích truyện cổ tích Cây khế – Bài làm 2
Truyện cổ tích cây khế là một trong những câu chuyện rất thân thuộc đối với mỗi đứa trẻ. Đây là một trong nhưng câu chuyện thần kỳ mà mỗi đứa trẻ khi còn bé đều thuộc làu làu và nghe mãi mà không bao giờ biết chán. Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là một hình ảnh rất hấp dẫn và rất thu hút những độc giả bé con không khỏi mắt chứ A mồm chứ O khi nghe đến chuyện ấy. Và không ai là không biết tới câu nói của chim phượng hoàng với người em trai: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Nhưng ẩn chứa trong những câu chuyện ly kỳ ấy lại là những bài học, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người.
Hai người anh em trai sống hòa thuận với nhau, khi cha mẹ mất, có để lại chút tài sản cho hai người con và căn dặn hai người phải sống hòa thuận và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi người anh trai có gia đình thì người anh không mảy may suy nghĩ đến đứa em trai út của mình mà ngang nhiên lấy hết tài sản, chỉ để lại cho em một túp lều tạm bợ và một cây khế. Người em trai tốt bụng vì thương anh chị làm lụng mà mình thì có một mình nên vui vẻ nhận lấy phần mà không hề so đo hay tính toán gì.
Người em trai thì chăm chỉ làm việc kiếm sống, nhưng luôn nhận được sự ghẻ lạnh và kinh thường từ người chị dâu và kể cả với anh trai mình. Nhiều người đọc phải thốt lên: làm sao lại có một người anh trai như vậy, sao mà lại nhẫn tâm đến thế. Anh em phải đùm bọc, thương yêu nhau nhưng người anh trai này lại tham lam và ích kỳ đến vậy.
Khi chú chim phượng hoàng đến ăn khế, câu nói của chim luôn vang vọng trong tâm trí mỗi chúng ta: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy thôi, nên cũng không suy nghĩ gì vậy mà chim đã thực hiện đúng lời hứa của mình. Mấy ngày sau chim đến và chở người em trai đi đến nơi lấy vàng. Ngay đến cả một chú chim còn biết giữ lời hứa, đã nói thì phải thực hiện thì làm sao giữa con người với nhau lại không biết quan tâm, sẻ chia và giữ lời hứa với nhau?
Người em thật thà, đem kể hết chuyện với gia đình người anh, bản tính tham lam, người anh cũng muốn được giàu có như thế nên đã xin chim cho đi theo, nhưng vì lòng tham vô đáy, không bao giờ là quá đủ nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả mà người anh nhận phải đều là do người chứ có phải tại chim đâu, mà chim đã cảnh báo trước rồi nhưng người anh tham lam đã không chịu nghe theo.
Con chim ‘thần’ trong truyện của Cây khế là một con có tình có nghĩa, biết giữ lời hứa. Chiếc túi ba gang mà chim dặn người em mang đi ẩn chứa một lời nhắn nhủ kín đáo: phải biết sống cho đúng đạo lý và không được để lòng tham che mờ mắt.
Cũng qua chuyện này, dân gian muốn nhắc nhở chúng ta, lòng tham làm ta đánh mất đi chính bản thân mình, khiến con người ta trở nên thấp hèn, xấu xa. Và hãy luôn nhớ câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” của ông cha ta, làm việc thiện thì sẽ ắt gặp nhiều điều may mắn và tốt đẹp.
Từ khóa tìm kiếm
phan tich truyen cay khe
phan tich truyện cổ tích cây khế
tả một tryện cổ tích là cây khế
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Tích Truyện “Thầy Bói Xem Voi” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!