Bạn đang xem bài viết Phân Tích Giá Trị Nghệ Thuật Của Bài Thơ Con Cò được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Làm nên thành công của một tác phẩm thơ văn, bên cạnh nội dung, nghệ thuật cũng là một phương diện quan trọng giúp người nghệ sĩ truyền tải nội dung, tư tưởng của tác phẩm ấy. Các em cùng tìm hiểu bài Phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ Con cò để thấy được vai trò của nghệ thuật trong việc hình thành nội dung, giá trị tác phẩm, qua đó các em cũng sẽ có thêm những cơ sở vững chắc cho việc phân tích bài thơ Con cò của mình.
Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ Con cò
Bài văn mẫu Phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ Con cò
I. Dàn ý Phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ Con cò1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về bài thơ Con cò
2. Thân bài
– Thể thơ tự do với độ dài ngắn khác nhau tạo nên sự linh hoạt trong cách xây dựng, triển khai ý thơ.– Cách gieo vần độc đáo, mới lạ: Các câu thơ gieo vần uyển chuyển khiến chúng có âm điệu rất gần với những lời hát ru
– Mượn hình ảnh con cò trong ca dao để thể hiện nội dung tư tưởng bài thơ:+ Con cò vừa là hình ảnh tả thực, vừa là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu thương của người mẹ.+ Hình ảnh xuyên suốt bài thơ, mang giá trị biểu cảm cao.+ Biểu tượng cho tình yêu thương, sự chở che, dìu dắt của người mẹ.
– Không gian nghệ thuật có sự giao hòa với không gian của sự suy tư, của triết lí sâu sắc vang lên từ tâm tình của người mẹ.– Giọng thơ linh hoạt, lúc nhẹ nhàng gần gũi, khi trầm lắng mang đậm tính triết lí.
3. Kết bài
Tổng kết vấn đề.
II. Bài văn mẫu Phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ Con còChế Lan Viên được biết đến là một nhà thơ có phong cách thơ vô cùng độc đáo. Với thi phẩm “Con Cò”, tác giả không chỉ thành công trong việc xây dựng giá trị nội dung của tác phẩm với những tầng ý nghĩa mang nhiều lớp nghĩa tượng trưng cùng những hình ảnh biểu tượng đặc sắc và thông điệp truyền tải mạnh mẽ, tác giả còn rất thành công trong việc tạo nên giá trị của nghệ thuật của bài thơ.
Trước hết, có thể thấy rằng tác phẩm như một khúc hát ru vô cùng hiện đại. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, chính điều này đã tạo nên sự hiện đại trong thi phẩm. Hầu hết các tác phẩm thơ, đặc biệt là ở thể loại thơ hát ru đều viết theo thể thơ truyền thống lục bát. Tuy nhiên, với sự sáng tạo cùng thể thơ tự do đã tạo nên sự đặc biệt trong giá trị nghệ thuật của bài thơ. Các dòng thơ có độ dài ngắn khác nhau đã tạo nên sự linh hoạt trong cách xây dựng, triển khai ý thơ. Bài thơ đã triển khai theo đúng như mạch cảm xúc được thể hiện, do đó đã tạo nên mạch thơ xuyên suốt tác phẩm.
Nhịp của bài thơ cũng được sử dụng chủ yếu theo nhịp hai. Toàn bài thơ có số lượng âm tiết không ổn định, tuy vậy nhưng vẫn có những sự thống nhất bên trong. Bên cạnh đó là cách gieo vần độc đáo và khá mới lạ. Các câu thơ gieo vần uyển chuyển khiến chúng có âm điệu rất gần với những lời hát ru. Chính vì vậy, những câu mở đầu thường ngắn, lặp đi lặp lại cấu trúc sau đó đến các câu dài. Chính điều này đã đem lại những sự suy tưởng sâu sắc và mang tính triết lí cao.
Điểm đặc sắc nhất trong giá trị nghệ thuật của bài thơ chính là việc sử dụng hình ảnh con cò trong ca dao. Tưởng chừng như đây là một sự trùng lặp hình ảnh thơ truyền thống nhưng Chế Lan Viên đã cho ta thấy đó là một sự tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại vô cùng sáng tạo. Hình tượng con cò trong bài thơ đôi khi là hình ảnh tả thực, đôi khi lại là hình ảnh tượng trưng, khi là quá khứ, khi là sự hiện diện của hiện tại và đôi lúc là cả sự hiện hữu của tương lai. Vậy nhưng hình ảnh con có mang những ý nghĩa chung nhất định, đó là lòng mẹ, tình yêu thương con, niềm tự hào về con, những trăn trở, suy tư của người mẹ và những hi vọng đầy tốt đẹp cho tương lai tươi sáng của con. Đó là hình tượng xuyên suốt trong toàn bộ bài thơ, một hình ảnh có giá trị và sức biểu cảm cao. Nếu đoạn một là hình ảnh con cò xuất hiện trong lời ru của mẹ thì đoạn 2, 3 là hình ảnh con cò trở thành người bạn đồng hành gắn bó với con người trong suốt một hành trình dài của cuộc đời. Đoạn ba là hình ảnh biểu tượng cho sự dìu dắt, chở che của người mẹ dành cho con.
Không gian nghệ thuật của bài thơ cũng có giới hạn ngày càng rộng dần đến không gian của sự suy tư, của triết lí vang lên từ những tâm tình của người mẹ. Giọng thơ cũng là một điểm thành công của bài thơ. Giọng thơ liên tục có những sự thay đổi, lúc nhẹ nhàng, gần gũi, sâu sắc, khi thì vô cùng sâu xa và mang đậm tính triết lí.
Hình ảnh con cò trong văn học đã xuất hiện rất nhiều. Từ trong ca dao đến thơ ca trung đại. Vậy nhưng với Chế Lan Viên, tác giả đã sử dụng thành công hình ảnh này vào tác phẩm và mang đến những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Nhờ sự thành công về nghệ thuật đã góp một phần không nhỏ đem đến sự thành công chung của cả tác phẩm.
Giá Trị Nội Dung Và Giá Trị Nghệ Thuật Của Bài Thơ Tương Tư (Nguyễn Bính).
HƯỚNG DẪN
I. TÁC GIẢ
Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên đầy dủ là Nguyễn Trọng Bính sinh tại xóm Trạm, làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hoà) huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Ninh. Ông sớm mồ côi mẹ, được cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm nuôi dạy. Lớn lên, Nguyễn Bính vừa dạy học vừa làm thơ để kiếm sống. Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chông Pháp ở miền Nam. Đến năm 1954, khi hiệp định Giơ-ne-vơ chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà văn ở Hà Nội rồi Nam Định. Năm 1966, Nguyễn Bính ra đi đột ngột, để lại cho đời nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Lỡ bước sang ngang (Thơ – 1940). Tâm hồn tôi (Thơ – 1940), Mười hai bến nước (Thơ – 1942), Bóng giai nhân (Kịch thơ -1942), Truyện tì bà (Truyện thơ – 1942), Gửi người vợ miền Nam (Thơ – 1955), Cô Son (Chèo cổ – 1961), Người lái đò sông Vỹ (Chèo – 1964)…
Trong suốt 30 năm sinh hoạt văn nghệ, với những đóng góp xuất sắc của mình cho văn học nước nhà, Nguyễn Bính được đông đảo độc giả công nhận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Thơ Nguyễn Bính mang vẻ đẹp “chân quê”. Hồn quê trong thơ Nguyễn Bính là sự hài hoà của nhiều yếu tố thuộc cả nội dung lẫn hình thức, về nội dung đó là sự hoà quyện giữa giọng điệu quê với lối nói quê và lời quê. về hình thức, Nguyễn Bính sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ lục bát. Ông là thi sĩ được xem là có sở trường và có bản năng về thơ lục bát. Thơ lục bát của Nguyễn Bính vừa rất thời đại vừa phảng phất ca dao, mang được cái hồn của ca dao ở giọng điệu, cách ví von, cách lựa chọn và tổ chức lời thơ.
II. TÁC PHẨM
1. Giá trị nội dung
a) Tương tư là nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa – một nét đặc trưng của tình yêu. Trên thực tế, tương tư thường để chỉ tình cảm đơn phương, thương thầm nhớ trộm. Đây là một đề tài quen thuộc của văn học Việt Nam từ xưa cho đến nay. Nhà thơ chân quê Nguyễn Bính đã vượt qua được thử thách của một cây bút đến sau và đem đến một hơi thở mới, một nội dung mới với một cách thể hiện hoàn toàn mới mang dấu ấn của thời đại trong bài thơ tương tư. Bài thơ là nỗi niềm nhớ thương, u uẩn của trái tim thầm yêu trộm nhớ của một chàng trai trong tình yêu đơn phương. Xuyên suốt bài thơ là một câu hỏi thông thiết, cháy bỏng, da diết mà không hề có được một câu trả lời. Nỗi niềm tương tư của Nguyễn Bính được thể hiện qua nhiều sắc thái cảm xúc: nhớ mong, khắc khoải, bồn chồn, trách móc, hờn giận và khát khao hạnh phúc. Nỗi niềm ấy đã chìm trong mộng tưởng của một hồn thơ lãng mạn.
b) Bốn câu thơ đâu trực tiếp thể hiện nỗi nhớ mong của chàng trai
Không cháy bỏng và cực kì mãnh liệt như trong thơ tình yêu của Xuân Diệu: Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm – Anh nhớ em, em hỡi Anh nhớ em (Tương tư chiều) nhưng chàng trai ở đây cũng tha thiết, chân thành không kém: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông – Một người chín nhở mười mong một người – Gió mưa là bệnh của trời -Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Chàng trai bộc lộ tình yêu của mình một cách tế nhị và không đường đột bằng một cái cớ đầy ý nhị: Thôn Đoài nhớ thôn Đông. Câu thơ dường như được viết toàn bằng số từ kết hợp với thành ngữ chín nhớ mười mong đậm chất ca dao, dân ca với nhịp thơ 2/2/2 gợi nhịp điệu của niềm mong nhớ. cấu trúc một người – một người đứng ở hai đầu câu thơ và ở giữa là một nỗi niềm tương tư khắc khoải, bồn chồn nhấn mạnh về một đối tượng chỉ là duy nhất với nỗi nhổ rất cụ thể, rất triền miên. Nhân vật trữ tình tự thú nhận nỗi nhớ mong như một quy luật của tình yêu, của một đôi lứa yêu nhau mà xa cách: Gió mưa là bệnh của trời – Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Câu thơ có giọng điệu ca dao nhưng lại rất mới bởi nó như một triết lí, như một sự chiêm nghiệm mà chàng trai phải tự đào sâu vào tâm hồn, vào cảm xúc tình cảm của chính mình để rút ra. Chàng trai vừa lấy quy luật của thiên nhiên như một quy luật đã được khẳng định, đổ cho thiên nhiên một căn bệnh cố hữu để giãi bày nỗi niềm cũng đã thành bệnh của mình vừa tự biện bạch cái tất yếu, che lấp cái nỗi niềm sâu lặng nhưng đơn phương – một tình yêu hồn nhiên và rất mãnh liệt.
c) Mười hai câu thơ tiếp theo là những cung bậc tình cảm của sự trách móc, dỗi hờn, giận dỗi của chàng trai
– Hai thôn chung lại một làng – Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Câu thơ hàm ẩn một sự trách móc bởi chàng trai phát hiện sự đúng đắn của tự nhiên mà không đúng với mình khi không gian đã xích lại gần nhau, tất cả đã chung một còn mình thì vẫn cách hai. Thời gian dường như chảy trôi trong sự trắc trở chứ không tuần tự. Từ lại gợi được dòng thời gian cứ trôi qua hết sức chậm chạp, ngày mới chỉ còn là sự lặp lại ngày cũ một cách chán ngán và vô vọng. Cách đảo chữ ngày qua
– qua ngày, cách ngắt nhịp 3/ 3, lấy cái vô lí (khi chỉ mấy đêm mà lá xanh đã thành lá vàng) để nói cái có lí trong quy luật của sự nóng lòng chờ trông đến mòn mỏi. Nguyễn Bính đã diễn tả được thời gian và tâm trạng thật tinh tế và ý nhị. Thời gian có màu, thời gian hiện lên qua việc chuyến màu: Lá xanh nhuộm đã thành cây là vàng. Rõ ràng tương tư đã khiến lòng người héo hon. đà nhuộm cây kia héo úa.
– Tiếp tục dòng cảm xúc, mong nhớ, đợi chờ khi chàng trai kể lể để giãi bày tâm trạng chờ đợi của mình: Bảo rằng…, chàng trai đã mượn cách miêu tả không gian để gợi sự xa cách của tình cảm. Không gian thì rất gần một đầu đình, có xa xôi mấy, hoàn toàn trái ngược với tình xa xôi. Giọng thơ có tính suy luận bảo rằng… đã đành…; Nhưng đầy… có… mấy… mà… nhưng là suy luận trữ tình, suy luận để loại bỏ hoàn cảnh xa cách khách quan của không gian thiên nhiên và để nghi ngờ không gian tình cảm. Chính vì vậy mà ngữ điệu câu thơ có chút giận hờn, đau khổ khi chàng trai đòi hỏi cô gái một sự cảm thông, một sự đền đáp tình cảm mà mình mong đợi, đồng thời cũng để bộc lộ tình yêu đơn phương: Biết cho ai, hỏi ai người biết cho? Từ ai được nhấn mạnh hai lần một cách linh hoạt kết hợp với cách điệp từ biết cho đã thể hiện rõ nhu cầu khao khát được thấu hiểu, được giãi bày, sẽ chia tình cảm của chàng trai. Nhưng vì tình yêu đơn phương nên nhu cầu giãi bày dâng trào mãnh liệt và cất lên thành một lời than trách, một sự hờn giận.
d) Khát vọng tình yêu, khát khao hạnh phúc được thể hiện cụ thể trong 8 câu thơ cuối.
– Chàng trai càng khao khát được sẻ chia giãi bày thì lại càng nôn nao mơ tưởng, càng nhen nhóm hi vọng – cái hi vọng mong manh trong sự tuyệt vọng: Bao giờ bến mới gặp đò – Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau. Nguyễn Bính vừa vận dụng những hình ảnh quen thuộc trong ca dao bến – đò vừa sử dụng những hình ảnh tân kì, rất mới hoa khuê các – bướm giang hồ. Tất cả ẩn chứa một dự cảm về sự không hoà hợp, về một hạnh phúc xa vời không với tới. Đây cũng là một đặc điểm trong hồn thơ và phong cách thơ Nguyễn Bính bởi phần lớn thơ tình Nguyễn Bính đều kết thúc bằng sự dở dang, lỡ làng.
Trong thẳm sâu tâm lí, tương tư chính là niềm khao khát gần kề, khao khát chung tình, khao khát nhân duyên. Khao khát ấy tràn ra qua giọng điệu khi kể lể, phân trần, khi giận hờn, khắc khoải, dặc biệt là những hình ảnh cuối cùng khi khép lại bài thơ: Nhà em có một giàn giầu – Nhà anh có một giàn cau liên phòng – Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông – Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào. Ảm điệu câu thơ ngọt ngào, đầy mong ước, đầy tưởng tượng. Đây chính là khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu muốn đi đến hôn nhân, đi đến gắn bó và hoà quyện với nhau. Câu hỏi cuôi bài thơ kết lại lấp lửng nhưng cũng đầy gợi mở về một sự mong ngóng, hi vọng
– một tình yêu tha thiết chân thành đầy ý nhị của chàng trai.
2. Giá trị nghệ thuật
a) Chất dân gian, chất ca dao, dân ca chính là nét đặc sắc trong bài thơ Tương tư khi nhà thơ chân quê Nguyễn Bính tìm về với hồn thơ truyền thông. Nguyễn Bính đã viết về trạng thái tương tư hết sức tha thiết, nồng nàn bằng một giọng điệu lục bát dịu ngọt giàu tính nhạc. Nhà thơ đã tạo ra những hình ảnh thơ độc đáo: nhân vật trữ tình là chàng trai thôn Đoài đang gửi lòng sang cô gái thôn Đông khiến cho cả thôn Đoài cũng nhớ thôn Đông. Cách nói bóng gió đã tạo được hiệu quả không ngờ là hai miền không gian đang nhớ nhau. Cảnh vật nhuốm màu tương tư và tràn đầy cả bầu không gian của bài thơ là một niềm nhung nhớ,
b) Mối tình của chàng trai, mối nhân duyên của đôi trai gái càng đậm nét chân quê hơn bởi vì nó gắn liền với khung cảnh chôn quê: thôn – làng; Đoài – Đông; đò giang, đầu đình, bến đò, hoa bướm, giàu giầu, hàng cau… Tất cả vừa tạo ra một không gian cụ thể vừa để nhân vật bày tỏ tâm trạng tương tư của mình một cách tự nhiên, kín đáo, tế nhị, khiến cho tình và cảnh hoà quyện với nhau thật đằm thắm. Nghệ thuật dùng thành ngữ, dùng số từ, cách nói ví von, ẩn dụ, cách tổ chức lời thơ độc đáo đã gợi dược những phong vị của hồn quê và thể hiện được giọng điệu kể lể rất phù hợp với việc bộc bạch nỗi niềm tương tư.
Phân Tích Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá
1. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá
Nói đoàn thuyền đánh cá, thực chất là nói đến những người dân chài trên biển, nói đến con người, nhân vật – “ta”. Chú ý rằng nhân vật “ta” là một trong nét đặc trưng nổi bật của thơ ca cách mạng. Những người đánh cá căng buồm ra khơi trong cảnh hoàng hôn chạng vạng. Tiếng hát mở đầu đầy khí thế, lồng ngực “ta” căng như cánh buồm no gió. Biển Đông giàu có chứa trong lòng bao nhiêu loài cá mà “ta” đã rất am tường; cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá đẻ, cá song,… Tình yêu cuộc sống mới thể hiện qua tiếng hát. Khổ thơ đầu tiên và khổ thơ cuối cũng đều có tiếng hát căng lồng ngực, được gió đưa đi xa khơi: Câu hát căng buồm với gió khơi. Lao động không còn là việc cực nhọc bất đắc dĩ nữa, đây là lao động của “ta”, cho “ta”, con người mới, chủ nhân của chính cuộc đời mình. Tình yêu biển cũng tức là tình yêu đất nước hòa vào tình yêu cuộc đời mới:
Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Ý nghĩa cao cả của lao động đánh cá trong tất cả các công đoạn đều được hình dung mang tầm cỡ của những hành động trong vũ trụ, hòa điệu cùng vũ trụ. Lúc thuyền “ta” tiến ra khơi:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng, Lướt giữa máy cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa đó bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Khi ta gõ thuyền mời gọi các loài cá đến “dệt” vào lưới ta:
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Và khi thuyền đã đầy ắp cá: Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Rồi thuyền ta đem cá từ phía biển Đông tiến về bờ,
Thuyền ta chạy đua cùng mặt trời.
Hình tượng “ta”, chủ nhân chân chính của cuộc sống mới được khắc họa bằng thi pháp đặc sắc. Sức mạnh của bàn tay lao động con người được đo và tả bằng những hình tượng lớn, hào sảng.
2. Hình ảnh biển cả
Bức tranh biển cả tráng lệ bao gồm cả vũ trụ, thiên nhiên, với mặt trời, mặt trăng, gió. Những hình ảnh “Mặt trời xuống biển như hòn lửa: “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi ý đất trời, biển cá có linh hồn, có sự sống như một con người. Gió cũng như phụ họa với câu hát, với cánh buồm căng phơi phới tình yêu đời và niềm lạc quan, con người hòa nhịp với vũ trụ. Biển giàu có với hàng trăm loài cá nuôi “ta” lớn. Nếu “ta” là trung tâm của bức tranh vũ trụ thì “cá” là nhân vật trung tâm của biển: Đêm ngày dệt biển mướn luồng sáng: Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, lấp lánh đuốc đen hồng, cái đuôi quẫy trăng vàng chóe. Tâm trạng phấn chấn, yêu cuộc sống của người đánh cá trong không khí náo nức dựng xây cuộc sống mới đã hiện lên qua những sắc màu sinh động của biển cả. Tác giả đã sáng tạo nhiều hình ảnh đặc sắc để diễn tả vẻ đẹp huy hoàng, lãng mạn của biển cả,- của các loài cá, cảnh quăng lưới,…
Không gian thơ mang tầm kích rộng lớn và đầy màu sắc là môi trường hoạt động của “ta”. Biển bằng mênh mông, đối xứng với mây cao tạo nên ấn tượng khoảng không bao la, khoáng đạt. Gió là hình tượng vũ trụ gió là sức mạnh, gió căng buồm, đẩy thuyền đi xa, gợi sự tự do. Mặt trời, mặt trăng là nguồn sáng tạo nên bức tranh đầy màu sắc cho thế giới. Như hòn lửa đỏ rực – mặt trời đang lặn sau mặt biển. Buồm căng sáng dưới trăng; những con cá quẫy dưới trăng gợn ánh vàng chóe,ánh đuốc đen hồng và ngày mai, lại một rạng đông, mặt trời lại nhô lên tô điểm cho biển trời một màu mới, màu nắng hồng, vẩy bạc đuôi vàng của cá lóe rạng trong hình minh. Trung tâm của bức tranh vũ trụ ấy vẫn là con người. Con người cùng đất trời, biển cả vẽ nên bức tranh lao động thật tươi sáng, lạc quan.
Nghệ thuật trong bài thơ mang tiết tấu nhịp điệu của thời gian lao động khẩn trương, mạnh mẽ. Lúc đoàn thuyền ra khơi là hoàng hôn và khi “ta” từ biển quay về đất liền, mát trời lại nhỏ lên mang màu mới. Thuyền lướt gió, “ta” hát, gõ nhịp gọi cá vào, cá đêm ngày dệt muôn luồng sáng trên tấm thảm biển trăng lên cao dần trong đêm như gõ nhịp cùng ta, cả quầy. đêm thở, rồi sao mờ ta kéo lưới trĩu nặng cá – kéo xoăn tay – cho kịp trời sáng và lóe sáng rạng đông là vẩy cá bạc đuôi vàng. Một buổi mai nắng hồng và ta xếp lưới chào một ngày mới. mặt trời nhô màu mới. Tất cả nhịp nhàng, khẩn trương, hài hòa giữa nhịp lao động của con người và nhịp vũ trụ. Ngày và đêm, nhịp sống vĩnh cửu của con người và biển cả. Một bài thơ có rất nhiều động từ diễn tả hành động, tiết tấu của những người đánh cá và của đại dương, của vũ trụ!
3. Thể thơ và nhịp điệu
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là tiếng hát lao động tươi vui, khỏe khoắn, đầy niềm tự hào trước cuộc sống mới. Phù hợp với âm hưởng chung đó. thể thơ và ngôn ngữ được sử dụng rất. linh hoạt, sáng tạo. Theo mô hình chung, trong mỗi khổ thơ, sự việc được kể, tả trước, tiếp sau đó là liên tưởng, cảm xúc. Chẳng hạn như trong khổ thơ thứ nhất, sau hai câu tả kể không gian hoàng hôn Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then, đêm sập cửa và một câu kể Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, ta gặp một câu diễn tả cảm hứng phơi phới: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Tuy nhiên, mạch cảm xúc mạnh mẽ của nhân vật trữ tình làm vỡ khuôn khổ cổ điển của các khổ thơ truyền thống này. Trong khổ thơ thứ hai, ta thấy có câu thơ bắt cầu nối “hát” ở khổ thơ thứ nhất sang khổ thơ thứ hai: Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng… Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Có khổ thơ không kể hay tả mà chỉ thuần túy liên tưởng:
Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Do vậy mà về hình thức thì bài thơ vẫn có dáng dấp truyền thống song nội dung mới đã thay đổi thi pháp của thể thơ. Không nói đến thơ tự do, trong thơ nói chung, vần thơ và thanh điệu của các từ đứng ở vị trí hiệp vần rất quan trọng, tạo nên đặc trưng nhạc tình của toàn bài.
Về cách hiệp vần, bài thơ không phải là dạng thơ tự do, không vần, song vần thơ đã được tổ chức không theo cách hiệp vần truyền thống. Khổ đầu có hai vần lửa (cửa) và khơi, hai câu đầu hiệp vần lửa, của đều ở thanh trắc; hai câu sau hiệp vần khơi, lại thuộc thanh không. Khổ thứ hai, lại tổ chức hiệp vần hai câu 1 và 3 (lặng và sáng – thanh trắc), hai câu 2 và 4 ( thoi và ơi – thanh không). Khổ thứ 3 lại hiệp vần như một khổ thơ Đường luật,… Nhìn chung, dạng thức hiệp vần và thanh điệu của các khổ thơ rất đa dạng. Nhịp điệu, thanh điệu trong mỗi câu thơ cũng đa dạng, bất ngờ. Phương tiện ngôn ngữ từ tạo nên giọng điệu cung phù hợp với điệu tâm hồn khỏe khoắn, mạnh mẽ trong không khí lạc quan của cuộc sống mới.
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Gợi ýI. Những kiến thức chung
Huy Cận (1919-2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận
Quê ở tỉnh Hà Tĩnh.
Là nhà thơ nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập thơLửa thiêng (1940).
Là nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại Việt Nam từ sau năm 1945:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, thơ ông giàu chất triết lí, thấm thía bao nỗi buồn, tràn ngập cái sầu nhân thế.
+ Sau Cách mạng, thơ Huy Cận dạt dào niềm vui, là bài ca vui về cuộc đời, là bài thơ yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.
1996,ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học-nghệ thuật.
Tác phẩm tiêu biểu: Lửa thiêng(1940); Vũ trụ ca( 1942); Trời mỗi ngày lại sáng (1958);Đất nở hoa (1960); Bài thơ cuộc đời (1963); Hai bàn tay em (1967)…
Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Niềm vui dạt dào tin yêu trước cuộc sống mới đang hình thành, đang thay da đổi thịt đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của thơ ca lúc bấy giờ. Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi ấy, hồn thơ của ông mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.
Bài “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958).
b. Bố cục: 3 phần:
+ Hai khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn buông xuống.
+ Bốn khổ tiếp: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong một đêm trăng rất đẹp.
+ Khổi cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về khi bình minh đã rạng ngời trên biển.
II. Phân tích tác phẩm
Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa … Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
+ Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Biện pháp so sánh làm nên vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của biển khơi. Bút phán nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi với con người.
+ 2 câu thơ tiếp theo nói về hoạt động của con người:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Co n người hiện lên dưới phông nền của thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Vẻ đẹp gợi lên ở đây vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Từ “lại” chỉ mức độ đều đặn thường xuyên của hoạt động “ra khơi”. Câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” thể hiện niềm vui lao động, sự hào hứng cho chuyến ra biển của ngư dân. Từ “căng” như nhãn tự của khổ thơ, giống như một sự tràn căng về sức sống, về niềm tin vào lao động và khả năng chinh phục biển khơi của con người.
Tiếng hát đầy hứng khởi cũng thể hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt thuân lợi giữa sự giàu đẹp của biển khơi:
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
” Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
…
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:
Cảm hứng lãng mạn giúp nhà thơ phát hiện vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng với niềm vui phơi phới, khỏe khoắn khi con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương.
Cảnh đoàn thuyền lướt sóng ra khơi, từng luồng cá bủa lưới vây giăng mang vẻ đẹp vừa hoành tráng, vừa thơ mộng:
Đến dệt lưới ta,đoàn cá ơi!”
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
…
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
+ Con thuyền được tác giả nâng tầm thành tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm bánh lái, có trăng làm cánh buồm, lướt giữa mây cao với biển bằng, giữa mây trời và sóng nước.
+ Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên oai phong giữa biển cả với tư thế của người làm chủ. Hình ảnh con người đã hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm – ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận,bủa lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Biện pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/ Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”. Hai câu thơ làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sinh động hẳn lên. Tác giả dùng đại từ “em” để nói về những con cá giống như một sự hòa nhập và thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, biển cả.
+ Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:
Bút pháp lãng mạn, trí tưởng tượng phong phú của tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh đẹp khiến công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng Ta hát bài ca gọi cá vào
“Đêm thở sao lùa nước Hạ long”
Sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang “lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ.
…
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
+ “Gõ thuyền” là công việc thực của người đánh cá, nhưng cái độc đáo ở đây là vầng trăng được nhân hóa, tham gia lao động cùng con người.
+ Người dân chài hát bài ca gọi cá vào bằng bài ca, khúc hát của người lao động. Mọi sự mệt nhọc của mưu sinh dường như tan biến, nhường chỗ cho những niềm hân hoan, hứng khởi. Sao mờ, đêm tàn cũng là lúc người dân chài kéo lưới kịp trời sáng. Cảnh kéo lưới, bắt cá được miêu tả vừa chân thực, vừa đầy chất thơ với không khí khẩn trương, gấp gáp:
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
…
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
Đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ.
Câu đầu của khổ thơ lặp lại gần như nguyên vẹn câu cuối của khổ thứ nhất, chỉ thay có một từ ( từ “với”) đem đến kết cấu đầu – cuối tương ứng, tạo sự hài hòa cân đối. Cấu trúc lặp lại ấy trở thành điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương và khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn cùng niềm vui phấn khởi của người ngư dân.
Phép nhân hóa: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” cho thấy tư thế chủ động chinh phục biển trời, vũ trụ của người ngư dân.
Nếu khổ thơ đầu, mặt trời xuống biển báo hiệu hoàng hôn thì ở khổ cuối lại là mặt trời đội biển – là ngày mới bắt đầu – ngày mới với thành quả lao động bội thu và niềm tin yêu phấn chấn.
Câu thơ kết bài vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa khiến người đọc liên tưởng tới một tương lai tươi sáng, huy hoàng: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Ngày mới bắt đầu – thành quả lao động trải dài muôn dặm phơi – một cuộc đời mới đang sinh sôi, phát triển…
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng,lạc quan.
Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê,…
Có thể nói, cảnh lao động đánh cá trên biển như bức tranh rực rỡ. Người kéo lưới là trung tâm của cảnh được khắc họa rất độc đáo với thân hình gân guốc, chắc khỏe cùng thành quả thu về “vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”. Màu hồng của bình minh làm ấm sáng bức tranh lao động. Thiên nhiên và con người cùng nhịp nhàng trong sự vận hành của vũ trụ.
III – Tổng kết:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” vẽ nên bức tranh tráng lệ, hùng vĩ của thiên nhiên và hình ảnh con người hăng say lao động. Bài thơ cũng bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Phân Tích Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Bài Thơ Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Người yêu thơ Hồ Xuân Hương ít ai không biết đến bài thơ “Bánh trôi nước”, một bài thơ tứ tuyệt giản dị mà ý tứ sâu xa. Bài thơ là lời ngợi ca trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất trắng trong, son sắt của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời cũng cảm thông với số phận nổi chìm của họ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ trữ tình mà phong cách mang một chút ngông nghênh táo bạo. Thơ của bà thường là lời ngợi ca, nâng đỡ và bảo vệ người phụ nữ – những người thường phải gánh chịu trăm ngàn cay cực trong xã hội ngày xưa. Bài thơ Bánh trôi nước này là một bài thơ như thế.
Bài thơ mở để bằng một câu thơ trong trẻo:
Thân em vừa trắng lụi vừa tròn
Xin chớ vội hiểu thân em là hai từ đùng để chỉ một người nào. Thân em ở đây là chỉ chiếc bánh trôi, một thứ bánh làm từ bột nếp, được nhào năn thành những viên tròn, có nhân đường phên ở giữa và thường được luộc chín bằng cách cho vào nồi nước đun sôi. Bột nếp màu rất trắng, khi làm bánh, chiếc bánh lại được nặn tròn vì thế mà câu thơ đầu này trước hết là một câu tả thực. Nó nói đến chất liệu và cách thức làm một chiếc bánh trôi.
Câu thơ thứ hai lại là một kinh nghiệm khác của người làm bánh. Đã là cách luộc những chiếc bánh trôi:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Bánh được cho vào nồi nước-nóng hoặc nước đang sôi. Người luộc bánh phải chờ khi những chiếc bánh nổi thật trên mặt nước thì mới được coi là chín và mới vớt ra ngoài nước.
Hai câu thơ những tưởng chẳng mang ẩn ý gì. Thế nhưng đằng sau hai câu thơ ấy là phẩm chất và cả thân phận nổi chìm của những người phụ nữ ngày xưa. Chiếc bánh trắng trong với nhân đường son đỏ kia là phẩm chất, là cuộc đời của họ. Nó lênh đênh, nó nổi chìm giữa biển đời trong đục đa đoan. Hai câu thơ sau càng cụ thể hơn điều đó:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Chiếc bánh rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, còn người phụ nữ cũng đâu có tự quyết định được số phận của bản thân. Sống giữa cuộc đời, họ bị kèm nén giữa bao nhiêu ràng buộc. Ca dao cũng đã từng có nhiều câu như thế. Ví như:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vao tay ai
Thế nhưng dẫu có bị rắn nát, dẫu có phải lênh đênh trôi nổi “bảy nổi ba chìm” thì chiếc bánh kia vẫn giữ tấm lòng son đỏ. Và cũng thế, người phụ nữ cũng luôn son sắt thủy chung.
Bánh trôi nước là một bài thơ đa nghĩa. Nó là bài thơ rất đặc trưng cho phong cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: một lối thơ hóm hỉnh, rất trữ tình nhưng cũng rất thâm thúy, mạnh mẽ, sâu cay..
Theo chúng tôi
Cảm Nhận Về Bài Thơ Con Cò & Đặc Sắc Nghệ Thuật
Con cò xuất hiện rất nhiều trong ca dao, thơ ca. Hình ảnh con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên là bài thơ hay và ý nghĩa. Em hãy nêu một vài cảm nhận về bài thơ Con cò & yếu tố nghệ thuật bài thơ này trong chương trình Ngữ Văn 9 tập 2.
Cảm nhận về bài thơ Con cò Lớp 9Hình ảnh con cò đã quá quen thuộc trong những làn điệu ca dao, dân ca, câu hát của mẹ. Cánh cò trắng gắn liền với hình ảnh đồng quê thân thuộc, gần gũi. Nhà thơ Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ”Con Cò” mang giọng thơ hồn quê thân thuộc sâu sắc. Các câu thơ ngọt ngào thể hiện tình cảm thiêng liêng của người mẹ với đứa con.
Bài thơ này được phân thành ba đoạn, mỗi đoạn là những ý nghĩa riêng mà người mẹ gửi gắm vào đứa con. Đoạn thơ mở đầu ngọt ngào:
Trong câu thơ thứ hai cánh cò trở thành người bạn đồng hành của em bé:
Cánh cò thân thuộc gắn bó bởi làn điệu ca dao mộc mạc:
“Con cò bay lả bay laBay từ cổng phủ bay ra cánh đồng”
Chỉ một đọa ca dao thôi nhưng cũng đủ cho người đọc cảm nhận được khung cảnh đồng quê thửa xưa. Hình ảnh con cò cất cánh bay lượn trên cánh đường đó là cuộc sống bình yên, thanh bình của người xưa. Hình ảnh con cò còn tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ lam lũ vất vả đi kiếm ăn hàng ngày để mưu sinh.
Trong câu thơ điệp từ “con cò” sử dụng nhiều lần, người đọc cảm nhận được trong thơ còn có nhạc bên trong đó là nhạc điệu lời ru người mẹ đối với người con. Hình ảnh cò “xa tổ”, cò “ăn đêm”, sợ gặp “cành mềm”, sợ bị “xáo măng” thể hiện sự đơn độc, lẻ loi phải đi kiếm mồi trong đêm tăm tối có vô số những hiểm nguy đang rình tập phía trước. Hơn hết đó chính là thân phận yếu đuối của người phụ nữ, vất vả gian truân trong cuộc mưu sinh để nuôi con trưởng thành trong khi ngoài kia có biết bao nhiêu cạm bẫy đang đợi chờ. Người mẹ muốn hát cho con nghe để con hiểu về yêu thương quê hương, đất nước, hiểu được tình thương bao la mà mẹ dành cho mình. Người mẹ cũng mong con hãy yên tâm tất cả đã có mẹ che chở cho con: “sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”. Đây chính là tình mẫu tử thiêng liêng luôn che chở, bảo vệ ta.
Người mẹ thật giản dị mà vĩ đại lớn lao nguyện che chở, bảo vệ cho con không bị ảnh hưởng bên ngoài. Mẹ cũng có mong ước con làm thi sĩ, những người thi sĩ sẽ có trái tim biết yêu thương, người mẹ muốn cho con mình là một người sống tình cảm, biết yêu thương, sẽ họa ra các bức tranh theo ý muốn để làm chủ cuộc đời, cuộc sống trong tương lai.
Dù cho sau này con lớn lên có đi đâu đi chăng nữa, người mẹ vẫn sẽ đi tìm con, thương yêu con bất kể có khó khăn, gian khổ đi chăng nữa. Hình ảnh cánh cò trở thành biểu tượng của lòng mẹ, tình yêu thương thiêng liêng của mẹ dành cho con. Dù con có trưởng thành con vẫn mãi là con của mẹ, mẹ vẫn sẽ chở che, bảo vệ con.
Bài thơ “Con cò” đại diện cho người mẹ, thể hiện tình cảm thiêng liêng vĩ đại đó là tình mẫu tử. Hình ảnh một người mẹ sẵn sàng bao bọc, che chở,hi sinh vì con mong cho con luôn được hạnh phúc, bình yên. Đồng thời còn đề cao công lao của bậc sinh thành với con cái.
Đặc sắc nghệ thuật bài thơ Con còBài thơ Con cò của Chế Lan Viên là một bài ca cảm động và giàu ý nghĩa về tình mẫu tử. Em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật, biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ này.
Bài thơ Con cò trong chương trình sách giáo khoa được in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967).
2. Đặc sắc nghệ thuật bài thơ Con còThể thơ: Chế Lan Viên đã vận dụng tài tình thể thơ tự do, ít vần, mỗi câu trong bài thơ đều có độ dài ngắn khác nhau giúp biểu hiện tình cảm, cảm xúc của chính nhà thơ.
Hình ảnh trong thơ: ông sử dụng ca dao là xuất phát điểm, điểm tựa cho các liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo của mình trong cả bài thơ. Đặc điểm chung của hình ảnh trong thơ Con cò thiên về ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh biểu tượng trong bài thơ quen thuộc, gắn bó giúp hàm chứa những ý nghĩa thiêng liêng cao quý và có giá trị biểu cảm cao.
Bài thơ có nhịp diệu nhẹ nhàng, tự nhiên thể hiện hình tượng con cò trong lời hát ru của mẹ thật đặc sắc. Tác giả còn có một số liên tưởng mới giúp bài thơ để lại trong người đọc nhiều suy nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.
Ngoài ra, trong bài thơ còn có các điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tạo cho nhịp thơ linh hoạt, nhịp nhàng gần gũi với lời ru của người mẹ.
Vừa rồi là cảm nhận về bài thơ Con cò & Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này. Hy vọng sẽ có ích với học sinh lớp 9.
Giá Trị Nghệ Thuật Khổ Cuối “Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính”
Khổ cuối “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có sử dụng khá nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc đem đến những giá trị vô cùng sâu sắc.
Có thể nói, khổ thơ mang giá trị tư tưởng của toàn bài. Những khổ thơ trước đó tạo một nền tảng, một “sân khấu” để khổ cuối tỏa sáng. Phạm Tiến Duật đã vô cùng tinh tế khi tạo được sức dồn nén để cảm xúc vỡ òa trong khổ thơ cuối cùng.
Không có kính rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim
Biện pháp tu từ điệp ngữ kết hợp với liệt kê tạo nên hình ảnh một chiếc xe biến dạng đến không còn nhận ra. Tất cả những khổ thơ trước đó chỉ nói về những khó khăn của “xe không kính” nhưng khó khăn không chỉ dừng lại ở đó. Xe còn không có đèn, thùng xe méo mó, biến dạng. Không có kính đã chồng chất khó khăn thì không có đèn giữa núi rừng thì sự khó khăn còn tăng lên gấp bội.
Có thể nói, nghệ thuật vẽ mây nảy trăng (nói cái khó khăn khi không kính để gợi những khó khăn khi không có đèn) khiến độc giả có thể cảm nhận được những trở ngại mà người lính lái xe phải chịu đựng trên tuyến đường Trường Sơn hùng vĩ.
Chiếc xe không còn là chiếc xe nữa. Cái KHÔNG được nhấn mạnh ở khổ cuối bài thơ để làm nổi bật một cái CÓ vô cùng đáng quý. Nghệ thuật hoán dụ: trong xe có một trái tim làm người đọc xúc động. Chiếc xe biến dạng bỗng trở nên có linh hồn, có trái tim. Xe vẫn chạy bởi trong xe có trái tim người lính với tình yêu nước cháy bỏng. Chính tình yêu nước ấy đã tạo nên sức mạnh để chiếc xe méo mó, không kính, không đèn ấy vẫn băng băng tiến về phía trước.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Tích Giá Trị Nghệ Thuật Của Bài Thơ Con Cò trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!