Bạn đang xem bài viết Phân Tích Bài Thơ Tiếng Chổi Tre Của Nhà Thơ Tố Hữu được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phân tích bài thơ Tiếng chổi tre của nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng vô cùng nổi tiếng trong nền Văn học hiện đại Việt Nam. Tố Hữu được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). Tố Hữu đã để lại cho đời nhiều tập thơ (tính đến năm 2001): Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đòn (1992) và Ta với ta (1999). Thơ Tố Hữu vượt thời gian nhờ một phong cách nghệ thuật độc đáo. Đó là một hồn thơ cách mạng, sôi nổi, mãnh liệt. Đó là một nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, của lòng thương mến và ân tình thủy chung. Đó là một nghệ thuật thơ ca giàu tính dân tộc và hồn nhiên. Đặc biệt, bài thơ Tiếng chổi tre rút từ tập thơ Gió lộng (1961) của Tố Hữu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc về cả ý lẫn lời.
Trước khi tìm hiểu bài thơ, chúng ta cần phải chú ý đến mốc lịch sử năm 1958 đến 1960. Thời kỳ này, miền Bắc nước ta đã được giải phóng, đang bắt tay cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trong ba năm (1958-1960), Đảng và Chính phủ đã đề ra “kế hoạch ba năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa”. Thực hiện kế hoạch, khắp nơi từ nông thôn đến thành thị trên miền Bắc đều sôi động phong trào thi đua, vận động xây dựng nhiều mặt.
Bài thơ Tiếng chổi tre chia làm hai phần rõ rệt.
Phần thứ nhất là âm thanh tiếng chổi tre và hình ảnh chị lao công trong đêm khuya gợi những rung cảm của nhà thơ:
“Những đêm hè .
Khi ve ve
Sã ngủ
Tôi lắng nghe Trên đường Trần Phú Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me Tiếng chổi tre Đêm hè Quét rác…
Những đèm đông Khi can giông Vừa tắt
Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công
Như sắt
Như đồng Chị lao công Đèm đông Quét rác …”
Hai mươi hai dòng thơ trên cũng như cả bài thơ được viết theo thể tự do. Số tiếng thấp nhất ở mỗi dòng là hai và cao nhất là bốn. Nhà thơ không ngắt nhịp ở mỗi dòng mà nhịp điệu được tạo nên bởi sự thay đổi số tiếng ở mỗi dòng. Từ dòng 1 đến dòng 5 (cũng như dòng 12 đến 16), nhịp điệu phần bổ là 3-3-2-3-4. Từ dòng 6 đến dòng 11 (cũng như dòng 17 đến dòng 22) có nhịp điệu 3-2-2-3-2-2. Cách ngắt nhịp này tuy ngắn, gọn nhưng có âm vang mô phỏng nhịp của các động tác quét rác của người lao công. Mặt khác, cách ngắt nhịp ấy còn thể hiện thái độ chăm chú lắng nghe và miêu tả được một cách sinh động, rõ ràng, tinh tê âm thanh phát ra tư nhưng nhát chổi khi ngắn, khi dài, bền bỉ, tích cực vọng lên từ đường nhựa khô khốc (đường Trần Phú ở thủ đô Hà Nội). Và cứ mỗi đêm, khi mọi người đang ngon giấc sau một ngày lao động, tiếng chổi tre ấy lại vọng lên đều đặn. Âm thanh quen thuộc này đã đi vào tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, khiến nhà tho’ bồi hồi xúc động trước hình ảnh chị lao công âm thầm lặng lẽ đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Ý thơ và nhịp thơ đã thể hiện thái độ hết sức cảm thông, rất mực trân trọng của nhà thơ đối với người lao động chân tay đơn giản, bình thường. Hơn nữa, cái âm thanh “xao xác” ấy còn tác động vào cõi sâu hun hút trong tâm hồn độc giả.
Tuỳ nhiên, từ dòng 1 đến dòng 11, Tố Hữu chỉ gợi lên hình ảnh chị lao công qua tiếng chổi tre. Phải từ dòng 12 đến dòng 22, nhà thơ mới trực tiếp miêu tả hình ảnh đáng yêu của chị. Ai trong chúng ta cũng biết rằng, đêm đông tiết trời thường giá lạnh, nhất là ở miền Bắc, đêm đông, trời càng lạnh hơn và lạnh đến cắt da cắt thịt. Còn gì sung sướng hơn khi được mặc áo lông sưởi ấm cùng với nệm êm, chăn dày. Thế nhưng không phải chỉ một đêm đông mà là “những đêm đông”, sau khi cơn giông tố đã lắng dịu, chị lao công phải luôn luôn thực hiện công việc của mình một cách thầm lặng, ít được mọi người hay biết, quan tâm, thấu hiểu chia sẻ. Có thể nói rằng, hình ảnh chị lao công hiện lên “trên đường lặng ngắt” đẹp một cách hiên ngang, vững vàng như một pho tượng bằng sắt, bằng đồng bất chấp giông bão, gió mưa, giá rét.
Bên cạnh tầng nghĩa tường minh hiện lên như nguyên văn các dòng thơ còn có tầng nghĩa hàm ẩn sâu xa, giàu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng chị lao công. Chị lao công trong bài thơ là biểu tượng cho tất cả những con người biết quên đi cái “tôi” cá nhân chật hẹp để hướng đến cái “ta” mênh mông, bát ngát, cao đẹp: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” và họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vất vả để mang hết công sức, khả năng của mình ra cống hiến cho sự nghiệp x,ây dựng, cải tạo xã hội chủ nghĩa vun. đắp cho cuộc sống mới. Họ chính là những người “lính đi đầu” đế’ dọn đường, mỏ’ đường cho thế hệ sau hăm hở bước đi trên con đường mà những đoá hoa hạnh phúc, tương lai tươi sáng luôn nhoẻn miệng cười. Ôi! Tuyệt đẹp làm sao’những con người đáng kính ấy!
Phần thứ hai của bài thơ là hình ảnh con đường hoa vào buổi sáng và lời nhắn nhủ của tác giả: –
“Sáng mai ra Gánh hàng hoa Xuống chợ Hoa Ngọc Hà Trẽn dường rực nở Hương bay xa Thơm ngát Đường ta Nhớ nghe hoa Người quét rác Đèm qua Nhớ nghe em Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông giá rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về
Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe!”.
Phần này cũng gồm hai mươi hai dòng thơ. Số tiếng và cách ngắt nhịp ở mỗi dòng cũng giống phần thứ nhất (ngoại trừ câu 32: “người quét rác”). Đoạn thơ này, Tố Hữu dùng bút pháp gợi để làm nền cho những nét miêu tả khung cảnh thực mà vẫn bàng bạc chất thơ. Điệp từ “hoa” được lặp đi lặp lại những đến ba lần có sức gợi hình ảnh con đường rực rỡ sắc màu và lộng ngát hương hoa. Trên con đường sạch đẹp, thi vị ấy xuất hiện hình ảnh người con gái “gánh hàng hoa” ra chợ bán. Trong “gánh hàng hoa” không phải chỉ có một loại hoa mà có nhiều loại hoa. “Ngọc Hà” là tên một làng trồng hoa lâu đời nổi tiếng ở Hà Nội, thuộc quận Ba Đình, không xa đường Trần Phú. Nhiều loại hoa ở làng Ngọc Hà đã góp phần làm đẹp cả một Hà Nội ba mươi sáu phố phường “bốn nghìn năm văn hiến”. Các vần a (sáng mai ra, hoà Ngọc Hà, hương bay xa, đường ta, đêm qua) và các vần oa (gánh hàng hoà, nhớ nghe hoà) tạo ầm hưởng lan tỏa,
trong sảng hòa quyện với hương thơm của “hoa Ngọc Hà” đã gợi cho chúng ta một trường liên tưởng đến cuộc sống tốt đẹp, đong đầy niềm vui, ngập tràn ánh nắng ban mai tươi sáng, xua đi cái lạnh lẽo, lặng ngắt và bóng mù sương của đêm đông có giông gió (chỉ mới đêm qua thôi!).
Nhìn vẻ đẹp nổi bật của con đường, nhà thơ thốt lên lời nhắn nhủ vừa có tình vừa có lý:
“Nhớ nghe hoa Người quét rác Đềm qua”.
Không phải chỉ một lần, mà trong khổ thơ cuối, lời nhắn nhủ ấy được lặp lại đến những hai lần nữa như một điệp khúc dồn dập, tha thiết, nghiêm túc, có sức tác động lớn lao, vọng đến trái tim thổn thức của độc giả:
“Nhớ nghe em Tiếng chổi tre Chị quét”.
Và:
“Giữ sạch lể Đẹp lối Em nghe!”.
Tại sao nhà thơ nhắc nhở nhiều lần như thế? “Ấy là vì tính em hay quèn. Đã hay quèn công Ơ11 người quét rác lại hay xả rác trên đường đi. Những “em” như thế chúng ta biết không hiếm lắm xung quanh chúng ta và trên thế giới. Nhà thơ đã chọn đúng một thứ lao động khó nhọc, tối tăm. Anh muốn nhắc lại với tất cả những “em” gánh hàng hoa cái cách dọn đường của người đi trước.” (Hoài Thanh – Chuyện thơ).
Thật vậy, trong xã hội thời điểm đó và hiện nay, không phải bất kỳ ai cũng để lòng mình nhớ đến công ơn của lớp người đi trước, trong đó có công lao của những con người đêm từng đêm, giữa đường vắng, gió khuya buốt giá, lại âm thầm, lặng lẽ khom lưng quét rác một cách siêng năng chăm chỉ, kiên nhẫn. Và cũng chính những con người – nếu không nói là quá vô tình, hay quên ấy, lại là những con người có thói quen xả rác bừa bãi dọc lối đi.
Thế nhưng, có một điều mà chúng ta phải tự hỏi với lòng mình là chúng ta cảm nhận bài thơ Tiếng chổi tre của Tố Hữu như vậy đã đủ sâu sắc và hợp lý chưa? Chúng ta hãy nghe chính nhà thơ Tố Hữu nói về dụng ý khi viết bài thơ này: “Thơ tôi thuộc loại thơ “trần trụi”, nghĩ sao thì nói thế, không có gì “bay bướm” củng không có gì “bí hiểm”. Tuy vậy, cũng không phải không có cái gì đằng sau những câu chữ. Bài Tiếng chổi tre tôi viết năm 1960. Có thực tế là đêm nào tôi củng nghe tiếng quét rác ở đường phố trước nhà. Cái công việc vất vả âm thầm ấy cứ diễn ra đèm đèm, hè cũng như đông, thực tế đó, đã gợi cho tôi nghĩ về việc quét “rác xã hội”. Việc ấy mệt lắm. Phải kiên trì lắm, dũng cảm lắm. Không chỉ ở nước ta mà trên thế giới có đủ thứ rác rưởi: Và’thiếu gì người không những không quét rác đi, mà còn đổ rác thèm, và tệ hơn nữa là quét cả hoa … Ai hiểu ở bài thơ này tôi chỉ nói đến việc quét rác ngoài đường thôi thì củng được, nhưng ý tôi không chỉ có thế”. (Gặp gỡ 27 nhà văn có tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường).
Vậy nên, bài thơ Tiếng chổi tre không chỉ “nói đến việc quét rác ngoài đường thôi” mà còn nói đến việc quét “rác xã hội”. Đó chính là tầng nghĩa hàm ẩn sâu xa của bài thơ: Vì lẽ đó, “người quét rác” cần phải quét sạch các loại “rác xã hội” như: nạn buôn hương bán phấn, ma tuý, trộm cắp, cướp giật, móc ngoặc, tham ô của cải của nhà nước … Xét cho cùng, công việc này chẳng dễ dàng chút nào và luôn đòi hỏi lòng dũng cảm, gan góc, kiên trì cần mẫn của “người quét rác”.
Ngoài rá, các từ “lề” và “lối” trong toàn bài thơ cũng đều mang tầng nghĩa kép. Tầng nghĩa tường minh trực tiếp chỉ lề đường và con đường. Tầng nghĩa hàm ẩn gián tiếp chỉ những quy tắc, luật lệ, kỷ cương của xã hội xã hội chủ nghĩa mà bất kỳ công dân nào cũng phải tôn trọng, tuân thủ, giữ gìn một cách nghiêm ngặt. Tư tưởng tốt đẹp của nhà thơ là ở đó. Nội dung giáo dục đạo lý của nhà thơ cũng là ở đó.
Tóm lại, Tiếng chổi tre trong tập thơ Gió lộng là bước trương thành mới của Tố Hữu đồng thời cũng thể hiện một hồn thơ đã chín. Từ một việc rất đỗi bình thường là việc quét rác âm thầm, lặng lẽ giữa đêm khuya của chị lao công, nhà thơ đã ngợi ca hình ảnh những con người đi trước để dọn đường, mỏ’ đường cho cuộc sống mới tươi đẹp đang sinh sôi nảy nở đồng thời đề lên thành một bài học biết ơn những bậc tiền bối đã giữ “sạch lể, đẹp lối” cho người sau. Ý ở lời, nhưng bài thơ Tiếng chổi tre còn giàu hơn ở âm thanh khoẻ khoắn, nhịp điệu rộn ràng, uyển chuyển, mới mẻ, hiện đại. Chính vì vậy mà bài thơ Tiếng chổi tre vẫn còn để lại sức rung, sức gợi lâu bền trong lòng những độc giả yêu thơ, say thơ suốt hơn 40 năm qua.
Phân Tích Bài Thơ Từ Ấy Của Nhà Thơ Tố Hữu
Bài làm
Từ lâu thì bài thơ “Từ Ấy” được xem chính là bài thơ nổi tiếng và nó là bài thơ đánh dấu sự trưởng thành của nhà thơ Tố Hữu trong hoạt động cách mạng. Không thể phủ nhận được khi nhận được khi nhận xét “Từ ấy” cũng chính là tiếng reo vui sướng, đó chính là sự hạnh phúc của một người trẻ mà chính bản thân họ dường như cũng cứ đang trên con đường tìm kiếm lẽ sống và lúc đó lại may mắn khi được nhận lý tưởng của Đảng của cách mạng.
“Từ ấy” chính là một thi phẩm đồng thời cũng chính là một từ như để chỉ mốc son chói lọi và nó như cũng đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời và trong cả tâm hồn của nhà thơ Tố Hữu nữa. Đó được hiểu chính là những giây phút mà đã có tác dụng để khiến nhà thơ vui mừng đến nỗi không thể định nghĩa chính xác được chính xác là khi nào mà đã dùng từ “từ ấy” mà nhà thơ cũng đã giác ngộ được lý tưởng cách mạng.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim”
Người đọc cũng lại thấy được nhà thơ Tố Hữu dường như cũng đã sử dụng một loạt những hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ đó chính là hình ảnh ” bừng nắng hạ”, ” mặt trời chân lí” hay đó là những từ “chói qua tim” cũng lại được nhà thơ sử dụng tài tình và hợp lý. Độc giả cũng như cảm nhận thấy được chính người thanh niên vẫn đang loay hoay, vô định chính trong bóng tối của mùa đông mù mịt, chưa tìm thấy lối đi nào cho riêng mình. Người thanh niên đó cũng chưa tìm thấy lí tưởng thì mặt trời bỗng bừng lên xua tan bóng tối và đồng thời cũng đã lại soi đường chỉ lối cho anh. Sử dụng hình ảnh độc đáo đó là “Bừng nắng hạ” giúp chúng ta gợi nhớ đến đó cũng chính là thứ ánh nắng mùa hè chói chang. Thứ ánh nắng dường như cũng cứ mạnh mẽ và rực rỡ, mạnh mẽ đến nỗi như cũng đã lại đủ để soi rọi sau những ngày tăm tối. Và đó cũng chính là ánh sáng đến từ “trong tôi” hay nói đúng hơn từ trái tim người chiến sĩ trẻ. Cùng với sự xuất hiện của lí tưởng Đảng, sự xuất hiện của cách mạng dường như cũng đã lại soi sáng cho tâm hồn nhà thơ Tố Hữu. Tất cả dường như soi rọi cả những góc khuất nhất trong con người, và hơn hết cũng như đã khiến cho cả con người người chiến sĩ trẻ như cũng lại bừng tỉnh ngộ sau những đêm dài tối tăm, vô định không có phương hướng:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Nhà thơ Tố Hữu cũng thật tài tình khi ông cũng đã ví “hồn tôi” với “vườn hoa lá”. Thực sự chính với cách so sánh độc đáo này, nhà thơ Tố Hữu cũng đã lại khiến một thứ vô hình trở nên hữu hình, nó cũng như trở lên thật sinh động trước mắt người đọc. Thế rồi ở đây người ta lại bắt gặp được tâm hồn người chiến sĩ trẻ cũng đã lại được ví như một vườn hoa lá đậm hương sắc. Khu vườn đó còn thu hút được cả tiếng chim vui nhộn nữa. Không hề sai khi nhận xét đây là khổ thơ hay nhất của bài thơ “Từ ấy”. Khổ thơ và hình ảnh thơ thật tươi vui, rộn ràng như chính sự háo hức, say sưa, rạo rực và hơn hết đó còn lại tràn đầy nhiệt huyết của nhà thơ khi tìm được lí tưởng của mình sau bao nhiêu tháng ngày thật tối tăm.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải khắp muôn nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Nhà thơ Tố Hữu cũng đã tự nguyện “buộc” lòng mình với mọi người. Ông cũng đã lại tự nguyện gắn mình với những người dân lao động, gắn mình với tất cả đồng bào Việt Nam. Tố Hữu cũng đã tự nhận mình cũng là một người đứng trong hàng ngũ những người dân lao động, nhà thơ cũng đã cùng ăn, cùng ngủ hơn hết đó chính là việc cùng chia sẻ cay đắng ngọt bùi với nhau, để trở thành một gia đình lớn. Thông qua đây người ta cũng lại nhận thấy được chính tình cảm trang trải khắp nơi, họ yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau. Thực sự thì chính những người cùng khổ, họ dễ cảm thông dễ dàng có thể chia sẻ với nhau hơn. Từ ngữ sử dụng trong đoạn thơ vô cùng độc đáo và mới mẻ đó chính là “khối đời”. “Khối đời” được xem chính một từ rất trừu tượng, nhưng đã khái quát được lòng mong ước xây dựng một tập thể quần chúng vững chắc, xây dựng lên một xã hội cũng gần gũi, thân thiết như ruột thịt để có thể tạo nên một sức mạnh không gì sánh nổi.
Độc giả đọc đến bốn câu thơ tiếp theo là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò, vị trí của mình trong cuộc đời này:
“Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
Không khó để có thể nhận ra được nhà thơ Tố Hữu hòa mình với nhân dân, đã tự nguyện trở thành con, thành em và cũng đã thành anh của bao quần chúng lao động cực khổ. Những người lao động họ cũng chính là những con người với kiếp sống “phôi pha”. Họ dường như cứ sống trong vòng luẩn quẩn, sống hôm nay chưa biết đến ngày mai, đó cũng chính là những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những đứa trẻ tội nghiệp nghèo khổ đói rách. Đáng chú ý ở đây đó là từ “là” được nhà thơ sử dụng lặp đi lặp lại. Với dụng ý ở đây đó chính là việc như muốn khẳng định một cách chắc chắn mối quan hệ giữa mình và nhân dân lao động, cũng như một lời khẳng định vai trò của mình đối với người dân và vai trò đối với cộng đồng và xã hội. Các từ “Cù bất cù bơ” ở trong khổ thơ chính một tính từ vô cùng mới mẻ và tạo được ấn tượng cho bạn đọc. Có lẽ rằng chính cuộc sống bơ vơ, tác giả nói mình, nhưng đồng thời cũng là nói chung những người dân quanh mình, những người anh em của mình. Thông qua đó nhà thơ cũng đã thể hiện niềm thương xót đối với những kiếp người.
Khép lại bài thơ “Từ ấy” chúng ta vẫn còn nhận thấy được đâu đó cũng vẫn cứ là tiếng reo vui không chỉ của nhà thơ Tố Hữu. Mà thông qua đó còn như muốn nói đến là tiếng reo vui của cả một thế hệ thanh niên khi họ được bắt gặp lý tưởng cách mạng của Đảng. Nhà thơ Tố Hữu là thơ của nhân dân, của cách mạng đã có thể diễn tả niềm vui sướng khi được tiếp nhận lý tưởng cách mạng trong thi phẩm “Từ ấy” một cách đặc sắc.
Minh Nguyệt
Phân Tích Bài Thơ Khi Con Tu Hú Của Nhà Thơ Tố Hữu
Bài làm
Tố Hữu luôn luôn được đánh giá chính là một tác giả có vị trí đặc biệt quan trọng trong dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng văn học cách mạng nước nhà một khối lượng sáng tác khổng lồ và bài nào cũng hãy. Và thi phẩm “Khi con tu hú” cũng đã được đánh giá chính là một trong những sáng tác hay và đặc sắc của nhà thơ.
Tác phẩm “Khi con tu hú” cũng đã được nhà thơ Tố Hữu sáng tác khi đang bị địch giam trong nhà lao Thừa Phủ. Có thể nhận thấy được rằng chính mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ cũng chính là nổi khổ của người cách mạng, người lính như càng khao khát được phục vụ cách mạng được chiến đấu thì cũng là lúc người chiến sĩ càng cảm thấy bức bối uất ức đến tột cùng khi bị giam hãm giữa bốn bức tường ngột ngạt. Trong khi ở trong chốn ngục tù thì người chiến sĩ cách mạng này cũng đã lại chứng kiến thời gian cứ đằng đẵng trôi qua khi ở bên ngoài tinh thần kháng chiến đang sôi sục và tươi đẹp biết bao nhiêu.
Người đọc cũng sẽ cảm nhận được ngay từ nhan đề đặc sắc và ngắn gọn – “Khi con tu hú” dường như cũng được tác giả ngụ ý nhắc đến thời gian mà còn mang được một ẩn ý nghệ thuật rất hay, rất đặc sắc. Đó chính là nhắc đến chính điểm bừng lên của thiên nhiên đất trời và cả với nỗi khát khao hoạt động cách mạng của người chiến sĩ. Cho nên khi tiếng tu hút cất lên khiến cho người chiến sĩ có một tâm trạng khó tả.
Khi người lính đang bị giam cầm và cũng chính tiếng chim tu hú vọng qua thanh sắt, tiếng tu hú lúc này đây dường như lại len lỏi vào trong tâm hồn tâm trạng buồn bã của nhà thơ thành ra câu thơ miêu tả thiên nhiên cứ thôi thúc người lính:
Khi con tu hú gọi bầy Lúa chim đương chín trái cây ngọt dần
Tiếng chim tu hú đến như đã đánh thức được mọi cảnh vật của tự nhiên, nó không chỉ báo hiệu màu hè đã đến. Tiếng tu hú đánh thức mọi thứ của thiên nhiên và trong một chừng mực nào đó có những tác động đến người lính cách mạng. Người lính trong chốn ngục tù thì cũng mong muốn nó đừng trôi qua nhanh mà hãy chậm rãi từng chút một cho nên cảm nhận được lúa đương chín và trái cây cũng mới ngọt dần. Không những vậy tiếng chim tu hú còn đánh thức vạn vật nữa:
Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng vàng Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Có thể cảm nhận được rằng cũng chính giữa chốn ngục tù người chiến sĩ ấy dường như cứ nhớ tiếng ve ngân nhớ cả những sân bắp được phơi đầy giữa sân nắng chiếu vàng. Và đó chính là những hình ảnh âm thanh màu sắc của dời sống thường nhật ở bên ngoài mà sao nhà thơ lại nhớ đến tột cùng, nhớ đến da diết. Nhà thơ cũng luôn luôn thèm muốn được ngắm nhìn chúng biết bao nhiêu. Có lẽ rằng chính trong chốn ngục tù đó người lính mới có thể thấu hiểu được giá trị của trời xanh rộng rãi bao la. Trên bầu trời xanh chắc chắn có con diều sáo như cứ đnag bay và lộn nhào thật thi vị biết bao nhiêu.
Thông qua khổ thơ này người đọc cũng có thể nhận thấy được nhà thơ phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên và cũng phải hòa nhập với thiên nhiên và khát khao được sống trong thiên nhiên thì tác giả cũng mới có thể vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trong trẻo và đầy những sự tươi mới, sự rộn ràng đến như thế. Khi chỉ nghe thấy tiếng chim tu hú thôi là người chiến sĩ yêu thiên nhiên cũng đã lại có thể cảm nhận được những dư vị của cuộc sống bên ngoài kia thật tươi đẹp biết bao nhiêu.
Tiếp đến khổ thơ như được luân chuẩn về giọng điệy thơ, đó chính là từ nhung nhớ tha thiết chuyển sang uất ức được thể hiện rõ ràng qua khổ:
Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi Ngột làm sao chết mất thôi Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu
Khi mà mùa hè đã đến trong thiên nhiên cảnh vật và đất trời của quê hương Việt Nam mới tươi đẹp biết bao nhiêu. Khi mùa hè đến dường như đã thúc đẩy trong lòng bao thôi thúc giục giã. Tiếng chim tu hú như báo hiệu mùa hè và cảnh vật thật tươi đẹp biết bao nhiêu cho nên càng giục giã người chiến sĩ nhanh ra để có thể tận hưởng được vẻ đẹp của mùa hè. Ngay lúc đó thì tinh thần thoát khỏi nhà lao ra hòa nhập với thiên nhiên đất trời bay nhảy cùng chim muông cảnh vật và hòa mình vào những âm thanh của đất trời. Cảnh vật đẹp là vậy khiến cho nhà thơ như muốn “đập tan phòng” để có thể đắm mình vào thiên nhiên tươi đẹp bên ngoài chứ không muốn sống tù túng như trong tù như vậy. Khổ thơ cũng cho thấy được cũng chính lòng uất hận đang dâng trào khiến cho nhân vật trữ tình như cũng chỉ muốn thoát khỏi sự chật chội ấy để ra ngoài thiên nhiên rộng lớn ngay lúc đó. Ngoài trời thì tiếng chim tu hú thúc giục còn trong ngục tù biết bao khổ đau và sự bí bách vì không được tự do. Và điều này cũng đã tạo ra một nghịch trạng trong người chiến sĩ và đã thốt lên thành lời than “ngột làm sao chết uất thôi” như khát vọng mong ngóng tự do của chính mình. Hiểu sâu hơn nữa đó chính là nỗi niềm của cả một dân tộc đang bị áp bức đang khát thèm sự tự do.
Bài thơ “Khi con tu hú” cũng đã được tác giả sử dụng những hình ảnh thơ gần gũi giản dị, giàu sức gợi liên tưởng. Bài thơ cũng đã thể hiện được tình cảm thiết tha sâu lắng thể hiện nguồn sống sục sôi của người cộng sản và luôn mong ước được phục vụ cộng sản phục vụ cách mạng phục vụ nhân dân. Và mong muốn tự do cho đất nước.
Minh Tân
Phân Tích Bài Thơ Từ Ấy Của Nhà Thơ Tố Hữu Tuyệt Hay
Phân tích bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu
“Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ sẽ làm đắm say lòng người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được cái thế bình quân giữa hai vực thu hút ấy. Thơ anh vừa ru lòng người trong nhạc, vừa thức người bằng ý”(Chế Lan Viên). Mang đậm phong cách trữ tình chính trí, dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để ca ngợi đất nước, nhân dân và những lý tưởng cách mạng cao đẹp. Tố Hữu- cánh chim đầu đàn của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam, một tiểu tư sản yêu nước được giác ngộ lý tưởng Cách mạng và trở thành người chiến sĩ Cộng sản. Từ đó, thơ ông gắn liền với cuộc sống Cách mạng và cuộc đời kháng chiên. Bài thơ “Từ ấy” ra đời đã đánh dấu cho sự trưởng thành trong lý tưởng, là mốc son lớn, bước ngoặt lớn trong cuộc đời và tâm hồn của người thanh niên yêu nước . Lời thơ trong bài chính là tiếng lòng vui sướng, hạnh phúc của nhà thơ khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, kiếm tìm được lẽ sống cao đẹp và ánh sáng của lý tưởng, của Đảng và Bác Hồ.
Trong cuộc đời mỗi con người, ở một thời điểm nào đó sẽ có những sự đổi thay kì diệu, đánh dấu một bước đi mới trong sự phát triển của nhân cách con người. Đối với Tố Hữu, những giây phút được giác ngộ Cách mạng đã trở thành những dấu ấn mãi mãi chẳng thể phai mờ. Khoảnh khắc tiếp nhận chân lí và tư tưởng của Cộng sản chính là thời khắc đẹp nhất trong cuộc đời người thanh niên yêu nước. Đó là cái mốc son đỏ thắm khiến tâm hồn nhà thơ như sống dậy. Và “Từ ấy” con người ấy tìm được chân lý cao cả và được ánh sáng của Đảng soi đường, dẫn lối:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Tiếng hát trong trẻo, tiếng lòng say mê, phấn chấn của người thanh niên Cộng sản được cất lên trong sự vui mừng, hứng khởi. “Từ ấy” là một mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời nhà thơ, đó là sự giác ngộ lớn, là tư tưởng lớn trong lẽ sống cao đẹp và lớn lao. Mở đầu bài thơ với cụm từ đơn giản, ngắn gọn, giản dị :” Từ ấy” nhưng đã bộc lộ được sự nhận thức trong tâm hồn một con người, là những cảm xúc chân thật và sung sướng khi bắt gặp được nguồn sống lớn, niềm vui lớn, niềm hãnh diện cao cả. Và chính lúc ấy “trong tôi bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lý chói qua tim”. Tâm hồn nhà thơ như được gột rửa và bước sang một trang mới, ánh “nắng hạ” nhẹ nhàng ” bừng” lên trong tâm trí tác giả. Đó là thứ ánh sáng rực rỡ, cao sang. Cái “nắng hạ” chói lòa cả màu mắt, không giống với ba mùa còn lại trong năm. Thêm vào đó, tác giả còn dùng từ ” bừng” để diễn tả sự bộc phát, ánh sáng phát ra đột ngột, mạnh mẽ. Phải chăng, đó là ánh sáng của “mặt trời chân lý“đang rực sáng và khơi dậy trong lòng nhà thơ. Hình ảnh mặt trời là một hình ảnh ẩn dụ mang màu sắc mới lạ, hấp dẫn. Đó không những là ánh sáng mặt trời của tự nhiên, mà còn là ánh sáng trong lòng, là chân lý của Đảng, của Cách mạng, của chủ nghĩa Mác-Lê nin đang soi chiếu, tỏa sáng với một sức sống ấm áp, đằm thắm, cần thiết như mặt trời và đúng đắn như chân lý ” chói qua tim” người Cộng sản mới. Thứ mà người ta gọi là lẽ sống cao đẹp ấy đã đâm xuyên qua trái tim nhà thơ, hiện lên một sức sáng đến mức “chói ” cả trong lòng. Nguồn sáng ấy mạng mẽ đến kì lạ và hấp dẫn khiến người ta không thể cưỡng nổi. Ánh sáng ban đầu vốn dĩ chỉ như ngọn lửa nhỏ đang cháy âm ỉ trong tim, nhưng đến lúc này, nó chợt lóe sáng trong tim, làm thổn thức cả một tâm hồn và trái tim con người yêu nước. Là nắng, là mặt trời hay là nắng ở trong lòng người thì đều là những thứ cao đẹp, khởi đầu cho một tư tưởng, một hành trình mới của nhà thơ. Đó là những hình ảnh ẩn dụ, ẩn dụ cho lý tưởng Cách mạng, cho lí lẽ cao cả như nguồn sáng mới mẻ đang bừng dậy trong tâm hồn người thanh niên Cộng sản. Ở hai câu đầu, những hình ảnh được nhà thơ soi lọc kĩ càng, lấy ngữ liệu từ tự nhiên thuần khiết để bộc lộ nỗi niềm trong lòng mình. Đó chính là sự kính trong, ân tình, biết ơn của nhà thơ đối với Đảng, với Cách mạng. Chính ánh sáng của lý tưởng ấy đã soi đường, chỉ lối, xua tan sương mù và những hướng đi mơ hồ trong ý thức tiểu tư sản và đồng thời mở ra cho họ một con đường mới, một chân trời mới với tầm nhận thức và tư tưởng, tình cảm cao đẹp hơn.
Thiên nhiên vốn dĩ là ngữ liệu gần gũi nhất để người thi sĩ dùng trong thơ. Với Tố Hữu, việc lấy thiên nhiên để diễn tả lòng người đã là điều quen thuộc trong phong cách thơ của ông. Cách mạng đã soi đường cho những người thanh niên trẻ, niềm vui sướng ấy không thể nào nói thành lời, cảm xúc vỡ oà đến tột cùng khi tư tưởng đã được giác ngộ:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Niềm hạnh phúc vô bờ của mình trong buổi đầu đến với cách mạng đã được tác giả diễn tả thật chân thực, thành khẩn. Đó là niềm tự hào, hãnh diện khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng với những cảm xúc không thể nói nên lời. Một loạt hình ảnh ẩn dụ, so sánh được nhà thơ dùng liên tiếp như để nói ra hết nỗi lòng mình ngay lúc ấy. ” Hồn tôi” bây giờ đang man mác một cảm giác của niềm vui, tâm hồn thảnh thơi, tươi mới như ” một vườn hoa lá “, “đậm hương”, và “rộn tiếng chim”. Hình ảnh so sáng ấy đã gợi nên một không gian tràn đầy sức sống. Ở đây, có cỏ cây hoa lá, có âm thanh bình dị như hiện nên một tâm hồn phóng khoáng, vui tươi, đầy năng lượng của một con người.Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng của Đảng giống như cỏ cây, hoa lá đón nhận ánh sáng mặt trời để hấp thụ sự sống và nuôi dưỡng bản thân. Cỏ cây tươi xanh nhờ ánh sáng mặt trời nuôi dưỡng. Còn tác giả vui sướng vì có ánh sáng rực chói của Đảng đang săn sóc tâm hồn. Nhà thơ như yêu thêm cái cuộc đời này và cảm thấy nó ý nghĩa đến lạ. Hơn thế nữa, đó cũng là niềm tự hào, kiêu hãnh trong trái tim con người. Bằng bút pháp trữ tình kết hợp đan xen với lãng mạn, ngay ở đoạn thơ đầu đã thể hiện được tình cảm chân thành, nồng nhiệt và trong trẻo trong ý thức một người thanh niên trẻ, thể hiện được niềm vui và nỗi lòng nhà thơ khi bắt gặp được lý tưởng mới cao đẹp và tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình.
“Tôi muốn hóa một con chim để cùng gió bay
Bay lên cao mơn trớn sợi mây hồng.
Muốn uống vào trong buồng phổi vô cùng
Tất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng lộng”.
Thì đối với nhà thơ Tố Hữu, ông lại có những ước nguyện thiết thực hơn:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Nhận thức về lẽ sống cũng chính là nhận thức về mối quan hệ giữa cá nhân nhà thơ với mọi người, với nhân dân, đặc biệt với những con người lao động kham khổ. Cái ” tôi” riêng được đặt trong trên trên hòa cùng với cái “ta” chung của toàn dân tộc. Đó chính là quan hệ mật thiết, đoàn kết, gắn bó vô cùng để kết thành một làn sóng mạnh mẽ và sức mạnh lớn để đấu tranh vì cách mạng. Nhận thức của tác giả đã có nhiều biến chuyển và sự thay đổi lớn, ông như muốn hòa nhịp cùng nhân dân để làm nên những điều lớn lao cho Cách mạng và kháng chiến. Động từ ” buộc” đã thể hiện được điều đó. Nó không phải là bắt buộc, cũng không có ý nghĩa là miễn cưỡng mà nó là tự nguyện-sự tự nguyện trong ý thức người thanh niên Cộng sản. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện được nguyện ý chân thành và sâu sắc đối với Cách mạng. Lòng quyết tâm ấy đã được đẩy lên đến cao độ. Sự trải rộng của tâm hồn nhà thơ đã được lan tỏa thành một nếp sống đẹp của một tâm hồn, Tố Hữu muốn ” để tình trang trải với muôn nơi” như là muốn giao kết và đưa lòng mình đến với muôn dân, muôn họ. Cuộc đời ông đã gắn bó cả cuộc đời với cách mạng, để rồi Xuân Diệu đã hạ bút viết rằng:”Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc. Giải phóng cho người lao khổ”. Là một nhà thơ sống hết mình vì Cách mạng thì sự đồng cảm và thấu hiểu với con người và cuộc sống nhân dân là một điều tất yếu. Nhà thơ muốn gắn cuộc đời mình với nhân dân, gắn hồn mình với tâm hồn nhân dân và đất nước. “Để hồn tôi với bao hồn khổ” nhằm thể hiện một sự đồng cảm sâu sắc, thấu hiểu lòng người của nhà thơ. Ông muốn gắn kết bản thân với mọi người, gắn kết cuộc sống mình cùng bao sinh linh trên mọi miền Tổ quốc. Người ta thường nói:”một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Bằng định luật ấy, Tố Hữu như muốn gắn kết mình, giao hòa tâm hồn và sức sống mình cùng người dân để “gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. Đó chính là hình ảnh ẩn dụ trừu tượng hóa sức mạnh của mình và sức mạnh của toàn dân thành một “khối đời” vững chắc. Từ việc được đứng trong hàng ngũ của Đảng cho đến những thay đổi về nhận thức và tư tưởng trong tâm hồn, Tố Hữu đã nguyện gắn kết cái tôi cá nhận của mình vào nhịp sống và cái ta chung của thời thế, hướng tới sự gắn bó cùng quần chúng nhân dân, cùng nhau vượt qua lao khổ để đấu tranh vì tự do, hòa bình. Nhà thơ tự đặt mình vào vị trí và môi trường quần chúng để hiểu hơn về lối sống và tâm hồn họ. Đồng thời, qua đó ông cũng tìm thấy niềm vui và sức mạnh từ họ. Với tình yêu chân thành, thắm thiếu, bằng trái tim muốn giao cảm với đời, tác giả đã hòa nhập được tâm hồn mình vào thế giới của triệu con người dân Việt:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Lẽ “sống là cho”, cho đi và nhận lại là những quy luật tất yếu của tạo hóa, là một người sống trong hoàn cảnh đất nước đang mất tự do thì càng nên gắn bó và dâng hiến sức mạnh của mình, hòa nhịp vào sức mạnh muôn dân để dành về cái quyền độc lập ấy. Cho người ta cái mình có thì cũng sẽ nhận lại được thứ mình khao khát, nếu không được gì thì cũng đã được cho. Lời thơ như một lời tâm sự, cũng là nỗi niềm thầm kín của nhà thơ về những cảm xúc vỡ òa và những mong muốn, khát khao từ đáy lòng người thanh niên mang lòng yêu nước nồng nàn, cuồng nhiệt.
“Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là ánh sáng lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải chăng đây chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu”(Hoài Thanh). Với sự lãng mạn và trữ tình chính trị trong thơ, Tố Hữu đang đem đến những nét độc đáo trong âm điệu và cách diễn tả nội dung. Ở đoạn cuối bài, dường như có một sự chuyển biến tình cảm hoàn toàn sang một phương diện mới:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
Tiếp tục ghi nhận những biến đổi trong tình cảm, nhận thức và hành động của nhà thơ về lẽ sống. Đó là những quan hệ hết sức gần gũi, thân thiết với nhân dân lao động. Tác giả tự nhận mình là “con của vạn nhà”, “em của vạn kiếp”, “anh của vạn đầu em nhỏ” để nói lên một tình cảm lớn trong gia đình đối với những người thân yêu. Vì là người thân như ruột thịt, nhà thơ càng phải có trách nhiệm đối với họ, cũng như thể hiện được mình là một người cùng họ chung một nhịp bước, thở chung một bầu không khí, chung kẻ thù, chung mục đích, chung lý tưởng sống. Kiếp đời nghèo khổ, vất vả của những “kiếp phôi pha” đã gợi nên một cái gì đó của sự tàn phai, mai một, sống bơ vơ, nhưng dù là thế thì nhà thơ vẫn nhận mình là “em” để cùng nếm trải cảnh đời với những con người ấy. Trong sự đấu tranh vì hòa bình, toàn thể nhân dân chính là gia đình, là “nhà” của người thanh niên ấy, ông phải cố gắng để mình trở thành thành viên trong ngôi nhà lớn. Điệp từ “là” trong đoạn thơ được lặp lại ba lần như đang nhấn mạnh sự gần gũi trong các mối quan hệ, đó là tập thể, là “vạn nhà”, là người thân và cả những người “em nhỏ”, vừa nhấn mạnh được sự thương xót cho những kiếp đời nghèo khổ . Đồng nghĩa với điều đó chính là gánh nặng trên vai càng ngày càng lớn đối với tác giả. Đời sống nhân dân khốn khổ, “cù bất cù bơ” vì “không áo cơm”, sống kiếp lang thang, không nơi nương tựa, không chốn nương thân đã khiến nhà thơ nao lòng và đồng cảm. Cách nói trực tiếp, trận trụi, tự nhận mình là người thân với mọi người trong xã hội đã thể hiện một bản tính thẳng thắn, tự giác của nhà thơ. Phải chăng, đó chính là ý thức giác ngộ và lẽ sống cao đẹp mang tính giai cấp của người Cộng sản trong cuộc vận động tuyên truyền và đấu tranh cách mạng:
“Nay ở trong thơ như có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(Hồ Chí Minh)
Với hoàn cảnh ấy, nhà thơ phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng, là người truyền cảm hứng đến mọi thế hệ để ủng hộ tinh thần và sức mạnh cho Đảng và nhân dân dành lại chính quyền:
“Lấy cán bút làm bàn xoay chế độ
Những vần thơ bom đạn phá cường quyền”
(Sóng Hồng)
Ánh sáng của lý tưởng đã làm thay đổi nhận thức của Tố Hữu. Nhà thơ đã tìm được lẽ sống thiết thực và cao đẹp khi bắt gặp được ánh sáng của Đảng. “Từ ấy” được coi như lời tuyên ngôn của nhà thơ, là một bài thơ thể hiện tình cảm chân thành và vui sướng, lòng say mê mãnh liệt của một người thanh niên yêu nước lần đầu tiên được giác ngộ lý tưởng Cách mạng. Qua dòng chảy cảm xúc của tâm hồn và sự nhiệt huyết của người Cộng sản, nhà thơ đã tìm cho mình niềm vui và sức mạnh ở nhân dân, tự nguyện hóa thân mình vào cuộc sống toàn dân, hóa cái tôi riêng vào cái ta chung để cùng cộng đồng, cùng dân tộc và đặc biệt và những người nghèo khổ đứng lên đấu tranh cho lý tưởng, cho tự do và hòa bình.
Bùi Phương Thảo
Phân Tích 8 Câu Đầu Bài Thơ Việt Bắc Của Nhà Thơ Tố Hữu
Đề bài: Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu
Bài làm
Thi phẩm đặc sắc “Việt Bắc” ra đời lấy bối cảnh trong cuộc chia tay thật là đặc biệt giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến vào tháng 10/1954. Tuy bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đó thế nhưng nó lại không mang cảnh trạng của một cuộc chia ly với nỗi buồn đầy nước mắt, lệ nhòa mà người đọc cũng có thể nhận thấy được nó cũng chính là nỗi niềm chia ly biết bao nhiêu xúc động chính trong tình cảm giữa cán bộ và nhân dân sâu đậm ân tình biết bao nhiêu. Ngay từ đoạn thơ mở đầu của bài thơ Việt Bắc thì đó cũng chính là sự thể hiện tinh tế và sâu sắc những rung động từ sâu trong tâm khảm của người đi và người ở trong giờ phút phân li thốt ra những câu:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiếu bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
Thực sự người đọc cũng lại có thể cảm nhận được cũng chính đoạn thơ tràn đầy một nỗi nhớ tưởng như không thể kìm nén được. Dường như nỗi nhớ đó lại cứ trào ra theo ngòi bút và tuôn chảy thành những dòng thơ có nhịp điệu thật da diết biết bao nhiêu. Không khó có thể nhận thấy được trong 8 câu thơ đầu này người ta nhận thấy được có đến bốn chữ “nhớ”. Hơn thế nữa thì chính sự dày đặc của chữ “nhớ” được thể hiện trong đoạn thơ dường như nó cũng như minh chứng một điều đó chính là chắc hẳn nỗi nhớ ấy thực sự cũng lại phải thật da diết và sâu nặng biết bao nhiêu. Có thể nói rằng đây cũng chính là nỗi nhớ quê hương cách mạng của người mà chính bản thân họ cũng đã từng gắn bó sâu sắc với vùng đất thiêng đầy kỷ niệm ấy. Và đây chính là một nỗi nhớ của nghĩa tình, của ân tình thủy chung người ở đối với người đi.
Trong 8 câu thơ đầu này thì nó hệt như một khúc hát dạo đầu đã nhắc đến nỗi nhớ của đạo lí Việt Nam đó chính là cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi nhớ. Thế rồi chính những người ở lại hỏi người ra đi cũng chỉ một nỗi nhớ và người ra đi cũng đã lại trả lời bằng chính nỗi nhớ ấy của mình mới đằm thắm và chân thành biết bao nhiêu. Qủa thật nhà thơ Tố Hữu thật khéo léo khi ông đã diễn tả nỗi nhớ quê hương cách mạng bằng tiếng nói ngọt ngào, bằng tiếng nói cũng thật tha thiết của khúc hát đối đáp giao duyên nam nữ trong dân ca của các bậc tiền nhân xưa. Có thể nói rằng chính khúc hát ấy thấm nhuần đạo lí ân tình thủy chung son sắc biết bao nhiêu:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”.
Đọc những câu thơ này lên người đọc cũng có thể cảm nhận thấy được khổ thơ nghe như ca dao, đã vậy nó lại phảng phất âm hưởng thơ Kiều của đại thi hào Nguyễn Du đó là”Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”. Tiếp đến đó là đối với bài thơ Việt Bắc thì người ở lại đã không giấu được cảm xúc cũng đã hỏi người cán bộ về xuôi có còn nhớ mình không? Và cũng không quên nhắc nhớ lại biết bao nhiêu là tình cảm thiết tha, mặn nồng trong suốt khoảng thời gian thật dài đó là trong khoảng mười lăm năm gắn bó. Người về có nhớ không? Khi mà nhìn cây còn có nhớ núi? Và khi nhìn sông còn có nhớ đến nguồn? Thực sự có thể nói được rằng cũng chính bốn câu thơ nhưng thực chất là hai câu hỏi tu từ được sử dụng đầy hàm ý và thật hấp dẫn. Ngay chính lời của người ở nhưng thực chất nó cũng chính là lời nói của người đi để nói lên đạo lí Việt Nam truyền thống đó là sự biết ơn và đây cũng là một chất tốt đẹp của dân tộc ta. Người ở lại như cũng đã nhắc nhở người đi phải giữ gìn và phát huy được truyền thống đẹp đó.
Ngay sau khúc hát mở đầu là cảnh tiễn đưa bâng khuâng mà như đang trong nỗi nhớ của người ra đi và cả người ở lại đó là những câu:
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi,
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Bốn câu thơ đầy hình ảnh đã miêu tả, gợi lên được tiếng âm thanh da diết và màu sắc đậm đà thủy chung. Không những vậy người ta lại cảm nhận được có bước chân bồn chồn và có cả những cái nắm tay đầy lưu luyến. Thực sự trong buổi chia li này thì mỗi bước chân của người đi dường như cũng đã lại mang theo nỗi niềm luyến lưu cho người ở lại đến kì lạ. Tố Hữu cũng đã sử dụng “Tiếng ai” không phải là câu hỏi mà nó cũng chẳng phải là đại từ phiếm chỉ mà đơn giản đó cũng chỉ là một cách nói để thể hiện được nỗi niềm thật bâng khuâng như hiển hiện rõ trong dạ. Từ “bâng khuâng” và “bồn chồn” như hai từ được sử dụng rất đắt bởi hai từ này cũng đã phần nào thể hiện được nỗi niềm, được tâm trạng và cả những chuyển động trong cảm xúc. Thêm một hình ảnh đẹp nữa lại xuất hiện rõ ràng:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Có thể liên tưởng đến được cũng chính màu áo chàm là một hình ảnh đầy ý nghĩa, đó không là gì ngoài là màu áo của Việt Bắc đậm đà cả. Thế nhưng nó xuất hiện trong câu thơ như để ngụ ý nhắc nhở người ra đi nhiều ký ức khó phai nhòa. Làm sao không thể chạnh lòng và xúc động khi cầm tay nhau mà cổ họng nghẹn ngào không biết nói gì nữa. Thực sự câu thơ như cũng đã chất chứa trong đó biết bao nhiêu nghĩa tình rồi chứ đâu cần nói nhiều nữa. Người ở và người đi họ cầm tay nhau và cũng chẳng biết nói gì. Không biết nói gì vì đơn giản họ có quá nhiều điều muốn nói với nhau và cũng không biết bắt đầu từ đau nữa. Thế nên việc không biết nói gì như càng thể hiện được những tấm lòng thật sâu sắc giữa kẻ đi và người ở.
Thực sự cũng chính trong màn đối đáp giao duyên của cuộc chia tay lịch sử ấy thì nhà thơ Tố Hữu dường như cũng đã để cho người ở lại lên tiếng trước. Không có gì lạ vì cũng chính điều này không chỉ hợp lý, tế nhị mà nó dường như cũng đã lại còn cần thiết cho sự phát triển mạch thơ trong cả bài thơ. Bài thơ dường như đã lại tái hiện cuộc chia tay lịch sử của Việt Bắc, thế rồi cũng chính người chiến sĩ cách mạng đã được khắc hoạ trong 8 câu thơ đầu của bài với biết bao ân tình, chung thủy. 8 câu thơ đầu của bài thơ Việt Bắc là một khổ thơ cực hay, nó phần mở màn cho nỗi nhớ, những kỷ niệm đẹp của người dân Việt Bắc và các chiến sĩ cách mạng khiến cho toàn bộ bài thơ có được một tình cảm sâu sắc.
Minh Tân
Phân Tích Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu
Lượm là nhân vật trong bài thơ Lượm của Tố Hữu, một thiếu niên ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, hồn nhiên, trong sáng nhưng vô cùng gan dạ.
Như Bác Hồ đã dạy: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Lượm luôn muốn góp sức nhỏ bé của mình trong cuộc chiến đấu với kẻ thù. Góp nhỏ thành to, quân dân ta đoàn kết đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.
Bài 1. Bài văn của em Trần Thị Kim Hồng đã phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu:
Tố Hữu đã xây dựng hình ảnh nhân vật Lượm thật đẹp. Đó là một chàng thiếu niên, hồn nhiên vô tư, nhưng vô cùng dũng cảm trước bom đạn của kẻ thù. Vì lí tưởng chiến đấu để bảo vệ đất nước, Lượm đã vượt qua hết nhũng làn bom, bão đạn để góp sức của mình cho công cuộc cứu nước của toàn dân.
Phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu
Hình tượng nhân vật Lượm, xuất hiện khiến người đọc hình dung như một người có thật, từ trang phục đến dáng đi, cử chỉ, lời nói.
“Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh”
Qua miêu tả của tác giả, ta nhận thấy nét hồn nhiên vui tươi trong con người của Lượm, đúng với độ tuổi của em. Nhưng điều bất bình thường ở đây là, em còn bé nhưng đã làm công việc phi thường mà những người lớn chưa chắc đã làm được. Lượm đã coi việc đi liên lạc nguy hiểm khó khăn kí như một chuyến đi chơi, thật vui và thích thú.
Có lẽ niềm vui lớn nhất cần được chia sẻ lúc này là niềm vui của con cá tung tăng được từ suối, ra sông, ra biển. Lượm đã là con của đất nước “con của vạn nhà” chứ không chỉ hạn hẹp là con của một nhà. Lời thơ không phân tích lí giải mà đơn giản chỉ là sự giãi bày của Lượm, cách dẫn dắt như vậy cũng chính là một dấu hiệu về sự hồn nhiên, hợp với tuổi nhỏ. Cũng như tâm lí thích làm người lớn, tập làm người lớn mà biểu hiện cái háo hức bên trong không giấu được của mình”
Lượm đã dùng từ đồng chí để nói với người đáng tuổi chú mình, vừa có ý nghĩa chứng tỏ Lượm cũng đang làm nhiệm vụ của một chiến sĩ cách mạng, và người đồng chí kia chỉ là bạn trong chiến đấu của mình, hai từ đồng chí nghe mà náo nức, xôn xao. Đó là ngôn ngữ mà cũng là tiếng reo vang khi người ta có thể giã từ tuổi thơ để bước vào đội ngũ. Một thế giới mới lạ mở ra, cho dù dấu vết của tuổi thơ còn đó (cười híp mí, má đỏ bồ quân). Với nhà thơ, những kỉ niệm ấy làm sao có thể dễ dàng quên, quên đi lớp thiếu niên của nước Việt Nam độc lập, quên đi đứa cháu thật đáng tự hào và cũng rất đáng yêu của mình như thế? Trong hành trang của nhà thơ, hình tượng bé Lượm là một sự cổ vũ lớn, có một vị trí không gì thay thế được.
Sự hồn nhiên nhí nhảnh, lòng dũng cảm kiên cường của em cũng không tránh khỏi bom đạn của kẻ thù. Thì ra, sự ác liệt của chiến tranh đã không loại trừ một ai kể cả những em nhỏ chưa kịp thành người lớn. Lượm tự nguyện bước vào cuộc đời chiến đấu và chấp nhận hi sinh, dũng cảm hi sinh. Hình ảnh ấy đã trở thành một tượng đài bất tử. Đoạn thơ nói về cái chết anh dũng của em bắt đầu từ câu: “Ra thế – Lượm ơi!”. Một câu thơ tưởng như đơn giản vật thôi mà hội tủ đủ ba tính chất: nhất quán, cao trào và đột biến. Nói nhất quán vì đây là một bài thơ kết hợp hai yếu tố trữ tình và tự sự. Tự sự là mạch nổi, còn mạch chìm là cảm xúc của nhà thơ. Nói cao trào vì đây là những nổi niềm của nhà thơ dâng lên cực điểm. Còn nói đột biến vì dòng cảm xúc từ yêu thương, phấn khởi đã thành đột ngột, hụt hẫng, đau đớn, rụng rời. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở?. “Ra thế” thuộc về khách quan, còn “Lượm ơi!” thuộc thuộc về chủ quan, về nỗi đau của trái tim nhà thơ như viên đạn bắn vào. Từ cảm xúc tức thời ấy mà câu chuyện trong cái kênh “tin nhà” kia được kể lại, tất nhiên là trong tưởng tượng mà nhà thơ có thế hình dung:
Chính với ý thức ấy mà nhà thơ thay đổi đại từ xưng gọi, những đại từ đơn: cháu, chú bé, Lượm… bằng một đại từ ghép: chú đồng chí nhỏ. Cách gọi tên trang trọng này tương ứng với hành động, với sự kiện hi sinh. Vị trí của người kể chuyện khi hòa nhập vào nhân vật được kể, khi thì tách ra với cự li cần có để đảm bảo tính khách quan của việc trần thuật:
Biết trước sự ra đi lúc này là rất nguy hiểm, nhưng Lượm vẫn vô tư, hiên ngang bất khuất trước bom đạn của kẻ thù. Lượm đã đối mặt với cái chết mà Lượm không hề nghĩ đến nó mặc dù nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì yêu cầu của nhiệm vụ, Lượm đã vượt lên tất cả, đó là trường hợp tác giả đã hóa thân vào nhân vật của mình. Còn khổ thơ sau đó, ông trở lại vị trí của người quan sát:
“Đường quê vắng vẻ Lúa trổ đòng đòng Ca lô chú bé Nhấp nhô trên đồng.
Chính chất biểu cảm trữ tình trong thơ tự sự tỏa ra theo một cách riêng từ phía ấy. Và chính nó làm cho người theo dõi lo lắng đến thắt lòng. Kẻ thù (đồng nghĩa với cái chết) thì tàn bạo, hiểm độc mà chú bé của chúng ta trong trẻo, thơ ngây như một tiên đồng. Cái hồn nhiên thần thánh của nhân vật là ở chỗ: trước họng súng của kẻ thù, em vẫn không biết giấu mình, cứ lồ lộ, không hề quan tâm đến hiểm họa bao vây. Bởi vậy. khi cái chết ập đến. câu thơ như có gì vỡ ra thật đau đớn, nghẹn ngào. Giọng trần thuật không còn ở dạng thông thường. Thay thế cho nó là một tiếng kêu thảng thốt cất lên. Tâm trạng của nhà thơ qua câu: “Thôi rồi! Lượm ơi!” chẳng những như người bước hụt mà còn có gì như bâng khuâng nửa mê, nửa tỉnh. Cảm giác không tin là có thật, vì bé Lượm, vì chú tiên đồng làm sao có thể chết? Nhưng thực sự đau xót “Một dòng máu tươi” lại không thể không tin. Chí có điều kẻ thù cướp đi mạng sống mà không giết được cái thanh thản, hồn nhiên của một tâm hồn thơm mùi đồng quê gặt hái.
Đoạn thơ thứ ba của bài bắt đầu bằng một câu thơ đặt biệt: “Lượm ơi, còn không”. Đó là lời gọi, lòng tiếc thương và khâm phục trước sự hi sinh của Lượm, Lượm không bao giờ mất đi trong niềm mến yêu, nhớ tiếc. Lượm vẫn còn sống trong lòng đồng chí, đồng bào. Cấu trúc trùng điệp (hai khổ thơ kết lặp lại hai khổ thơ đầu của bài thơ) như một âm vang bất tử. Nó vừa là câu hỏi, vừa là những hồi âm. Sự hô ứng trong bài thơ này dễ tạo nên ở người đọc sự tri âm, đồng điệu.
Về nghệ thuật bài thơ, Tố Hữu đã bắc được một cái cầu nối với bạn đọc nhỉ tuổi bằng thể thơ bốn chứ thật trong trẻo, hồn nhiên như bà kể cho cháu, mẹ kể cho con. Cách kể cũng không một chiều, đơn điệu. Tuy vẫn sử dụng cấu trúc đường thẳng, lấy trục thời gian làm điểm tựa nhưng khi trực tiếp (đoạn một), lúc gián tiếp (đoạn hai), kết hợp giữa miêu tả (đoạn một, đoạn hai ) với độc thoại (đoạn ba). Tính sinh động của bài thơ còn thể hiện ở sự ngắt nhịp như những nốt lặng trên dòng chảy tâm tình. Những khổ thơ đặc biệt như “Ra thế – lượm ơi!” hoặc “Lượm ơi, còn không?” là những cơ hội giao tiếp (giữa nhà thơ với bạn đọc, giữa nhà thơ với nhân vật), cũng là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là nhà thơ đặt nhân vật anh hùng nhỏ tuổi vào bối cảnh thiên nhiên, một thiên nhiên thuần phác, trẻ trung, ngọt ngào rất quen thuộc. Với Lượm, thiên nhiên ấy như một thứ khí trời. Về với nó như cá được về với nước. Sự quấn quýt giữa Lượm với cánh đồng quê phảng phất một tình mẫu tử thân thiết lạ lùng, có một cái gì thật thanh khiết bản năng. Đó là nơi ra đi (đi chiến đấu), cũng là bờ bến trở về (lúc hi sinh):
Hình ảnh Lượm trong thơ Tố Hữu thật đáng tự hào. Lượm đã cho kẻ thù thấy được trong cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc, toàn thể dân tộc ta đều đứng lên chiến đấu, những người nhỏ tuổi cũng có thể góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Thật đáng tự hào biết bao với những người con dũng cảm ấy. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong một xã hội hòa bình, xã hội mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương máu để có được chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao đó.
Bài 2. Bài văn của em Lý Thị Mai Hoa đã phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu:
Bài thơ được viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đây là nhưng giai đoạn cách mạng gặp nhiều khó khăn, vì tình yêu quê hương đất nước cậu đã xin theo người chú của mình để làm nhiệm vụ cao cả đó cho Tổ Quốc.
Phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu
Với một vóc dáng nhỏ nhắn nhưng cậu bé rất linh hoạt rất nhanh, Với dáng đi, cử chỉ lời nói của mình đã được tác giả miêu tả một cách rất khái quát hình ảnh chú giao liên yêu đời ấy.
Ở độ tuổi mười, mười một đó là độ tuổi còn đi học còn trong vòng tay chăm sóc của gia đình nhưng cậu bé không vậy mà đã đảm nhiệm một công việc hết sức khó khăn nguy hiểm mà người lớn cũng không thể nào làm được. Và trong tư tưởng của cậu thì đi làm nhiệm vụ như một chiến đi chơi mà thôi. Với một bộ đồ của đội viên với đầy vết bẩn của bom đạn, bụi đường nhưng trong túi cậu lúc nào cũng đầy những thư từ của các chiến sĩ để liên lạc với nhau. Đặc biệt cậu có một đôi mắt to tròn, khi cười đôi mắt của cậu híp lại càng thể hiện rõ sự yêu đời, hồn nhiên vo tư của cậu hơn. Cho thấy là một cậu bé yêu quê hương đất nước, khi thực hiện nhiệm vụ của mình cậu luôn là một người yêu đời yêu thiên nhiên.
Những thú vui thích được vui chơi đi đây đi đó tất cả được thể hiện qua những cuộc nói chuyện với chú. Dường như cậu chỉ muốn được đi qua rừng, qua sông súi chứ cậu không muốn được ngồi yên một chổ. Chi tiết này cho ta thấy được cậu là một người rất ham chơi rất thích những cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Nhưng không vì ham chơi mà quên nhiệm vu của mình đó la mang tin tức đến cho cách mạng.
Với những hình ảnh rất đẹp, tác giả đã khắc họa hình ảnh cậu thanh niên giao liên rất đẹp và đầy nhưng mơ ước. Sự hồn nhiên, vô tư trẻ thơ của em cũng không thể nào tránh khỏi sự tra tấn sự truy đuổi của kẻ thù. Không chỉ người lớn mà các em nhỏ cũng không thể nào tránh khỏi những ác liệt của chiến tranh.
Một hôm nào đó, Như bao hôm nào, Chú đồng chí nhỏ, Bỏ thư vào bao,
Vụt qua mặt trận, Ðạn bay vèo vèo, Thư đề “Thượng khẩn”, Sợ chi hiểm nghèo!
Dù sự truy đuổi của kẻ thù thế nào thì cậu bé vẫn không ngại nguy hiểm mà vẫn làm nhiệm vụ như bình thường. Biết là sự ra đi giao lien lần này dù gặp nhiều nguy hiễm nhưng cậu vẫn không ngại mà vẫn đi. Với sự hiên ngang bất khuất đó cậu đã đối diện với một cái chết vô cũng nghiệt ngã giũa một cánh đồng.
Cái chết của cậu bé đã được tác giả khái quát giũa một cánh đồng đầy mùi sữa cho thấy cậu bé còn trong độ tuổi vui chơi không được ra đi như vậy. Bên cạnh đó là sự ra đi bên thiên nhiên tâm hồn cậu đã hòa lẫn vào thiên nhiên. Nói lên hình ảnh cậu bé là tiếng thơm cho đời, là một tâm hòn trong sáng.
Câu thơ này thể hiện sự đau buồn luyến tiếc của tác giả dành cho cậu bé. Một cậu bé nhanh nhẹn, hồn nhiên vô tư đã cống hiến cho đời rất nhiều, đặc biệt là cách mạng của ta. Sự hi sinh của cậu đã là tiếng thơm cho đời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Tích Bài Thơ Tiếng Chổi Tre Của Nhà Thơ Tố Hữu trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!