Bạn đang xem bài viết Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xưa kia, ở một bờ biển rất rộng lớn nọ, có một ông lão làm nghề đánh cá cùng chung sống với người vợ của mình. Hai vợ chồng già sống trong túp lều rách nát, tồi tàn. Mỗi ngày ông lão ấy sẽ đem lưới ra biển thả để bắt cá, còn bà vợ thì lại ở nhà dọn dẹp và kéo sợi.
Vào một ngày kia, vẫn như thường lệ, ông lão lại vác lưới ra biển thả. Tuy nhiên thì hôm nay vận may lại không tới với ông, lần đầu tiên ông kéo lưới, bên trong chỉ toàn là đất với đất; lần thứ hai kéo lưới lên thì bên trong chỉ duy nhất có một cây rong biển mà thôi; còn lần kéo lưới thứ ba, trong lưới của ông có con cá vàng bị mắc. Khi ông lão gỡ cá vàng ra khỏi lưới thì cá vàng đột nhiên cất tiếng nói, nó van xin:
– Ông lão đánh cá ơi! Ông hãy làm ơn làm phước mà thả cho tôi được trở lại biển, tôi hứa sẽ trả ơn xứng đáng cho ông, dù ông muốn cái gì thì tôi cũng sẽ đồng ý cả! Nghe cá vàng khẩn thiết cầu xin như vậy, ban đầu thì ông lão ngạc nhiên lắm, sau thì lại xúc động vô cùng, bởi vậy nên ông lão liền quyết định sẽ thả cho nó đi. Ông lão thả cá vàng xuống biển và nói: – Mong rằng trời đất phù hộ ngươi! Ngươi hãy mau trở về bên mẹ biển cả của mình mà thỏa sức vùng vẫy. Ta đây chẳng đòi hỏi thứ gì của ngươi đâu!
Và rồi ông lão đành tay không mà trở về nhà. Khi ông lão về tới nhà của mình, ông đem câu chuyện về con cá vàng kể lại cho bà vợ nghe. Khi nghe ông lão lể hết thì bà vợ nổi giận, bà ta mắng ông lão té tát:
– Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa.
Nghe bà vợ chửi mắng một hồi, ông lão đành phải lủi thủi đi ra ngoài biển để tìm cá vàng. Ngoài biển tĩnh lặng, những con sóng cứ lăn tăn chạy vào bờ. Ông lão chỉ vừa cất tiếng gọi, cá vàng liền ngoi ngay lên trên mặt biển. Khi nghe ông lão bộc bạch hết mọi chuyện thì cá vàng mới niềm nở mà bảo ông rằng:
Nói xong thì cá vàng cũng lặn sâu xuống biển. Khi ông lão về nhà, ông rất vui mừng vì đã nhìn thấy trước chuồng lợn có cái máng lợn mới tinh. Tuy nhiên, ông lão chẳng vui mừng được lâu thì bà vợ của ông đã quát lớn:
– Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?
Nghe vợ kêu gào, ông lão ấy lại phải ngậm ngùi đi ra biển để tìm cá vàng lần nữa. Lúc này biển xanh đã nổi những đợt sóng ào ạt. Chẳng đợi ông lão gọi mình, cá vàng đã nhanh chóng ngoi lên trên mặt nước và cất lời chào. Ông lão lại kể lại toàn bộ việc mụ vợ của ông muốn có được một ngôi nhà mới rộng rãi hơn. Khi nghe xong thì cá vàng bảo ông:
– Ông lão đánh cá ơi! Trời nhất định phù hộ gia đình của ông, ông cứ về đi, mụ vợ của ông sẽ có ngay ngôi nhà lớn thật đẹp.
Dứt lời, cá vàng liền hòa mình vào trong nước xanh mà biến mất. Khi ông lão trở về, túp lều cũ nát ngày xưa đã không còn nữa, giờ đây ở chỗ ấy là ngôi nhà to đẹp, còn có lò sưởi nữa. Lúc ấy mụ vợ của ông lão đang ngồi ở bên cửa sổ, khi nhìn thấy ông lão trở về thì mụ ta lại cất cao giọng mà mắng nhiếc đủ điều:
– Đúng là đồ ngu! Tôi chưa từng thấy người nào mà lại ngu ngốc như ông nữa đấy. Tôi muốn làm nhất phẩm phu nhân, vì thế ông mau trở lại biển và nói cho con cá vàng kia biết.
Không còn cách nào khác cả, ông lão đánh cá khốn khổ ấy lại phải lóc ca lóc cóc đi ra biển để gọi cá vàng. Hiện giờ thì biển xanh đang nổi sóng vô cùng dữ dội. Khi cá vàng ngoi lên, ông lão nói cho cá biết về mong muốn mà mụ vợ của ông vừa nói. Khi nghe xong, cá vàng lại ân cần mà an ủi ông vài lời:
– Ông lão cũng không cần lo lắng quá đâu! Ông cứ về đi, chắc chắn trời cao phù hộ ông mà!
Lúc về tới nhà thì mụ vợ của ông lão đã biến thành một nhất phẩm phu nhân theo đúng ý muốn. Trên người mụ khoác một bộ quần áo rất sang trọng, trên cổ đeo một chuỗi ngọc trai, trên tay thì lấp lánh những chiếc nhẫn vàng, dưới chân mụ là đôi giày bằng nhung đỏ đắt tiền. Ở trong nhà cũng xuất hiện không biết bao nhiêu là người hầu kẻ hạ. Và ông lão cũng cất tiếng mà chào hỏi:
– Kính chào nhất phẩm phu nhân…
Nhưng ông chẳng được nói hết câu, mụ vợ của ông lại bắt đầu chửi rủa, mắng nhiếc đủ điều. Sau đó còn bắt ông lão phải đi dọn dẹp chuồng ngựa cho mình. Thời gian trôi đi, ông lão phải sống một cuộc sống vất vả của một người hầu kẻ hạ trong chính ngôi nhà của mình. Rồi một hôm nọ, mụ vợ của ông lão lại cho gọi ông tới. Lúc nhìn thấy ông thì mụ lại giận dữ mà hét lớn:
– Giờ ta không thích làm nhất phẩm phu nhân. Bây giờ ta muốn được trở thành nữ hoàng của vương quốc này. Ngay lập tức, ngươi hãy ra biển và bảo với con cá kia như vậy.
Ông lão đánh cá tội nghiệp cũng đành phải quay đầu, bước đi lặng lẽ tiến dần ra biển. Lúc này thì biển xanh đang nổi sóng mịt mù. Đây là lần thứ tư ông lão phải cất tiếng gọi cá vàng. Từ giữa những cơn sóng dữ dội, cá vàng bơi lên trên mặt nước và hỏi:
– Ông lão đánh cá ơi! Ông có chuyện gì vậy?
Khi nghe cá hỏi thì ông lão cũng thật thà mà lể lại chuyện mụ vợ của ông đang nổi điên lên ở nhà và muốn được thành nữ hoàng, ông lão còn kể cả chuyện mụ ta tát vào mặt của ông nữa… Cá vàng yên lặng mà lắng nghe câu chuyện của ông lão tội nghiệp, sau đó cũng an ủi lão:
– Ông lão cũng đừng lo nữa. Tôi nhất định sẽ nói trời phù hộ ông, và mụ vợ của ông chắc chắn sẽ được làm nữ hoàng như đúng ý muốn của bà ta.
Khi về tới nhà thì ông lão vô cùng sửng sốt vì nhìn thấy ngôi nhà trước đây giờ đã biến thành một cung điện tráng lệ, nguy nga ngoài sức tưởng tượng, còn mụ vợ của ông thì đã trở thành nữ hoàng và đang ngồi tham gia tiệc tùng. Ở xung quanh có không biết bao nhiêu cung nữ, người rót rượu, kẻ dâng bánh… Còn có cả đám vệ binh được trang bị gươm giáo đã tuốt trần, đang đứng chỉnh tề hầu bên cạnh. Nhìn thấy cảnh này khiến ông lão vừa bất ngờ vừa sợ hãi, ông khúm lúm cúi rạp cả người xuống đất để chào hỏi người vợ của mình:
– Thưa nữ hoàng, giờ thì người hài lòng chưa?
Nhưng mà mụ vợ chẳng mảy may đếm xỉa tới lời nói ấy của ông lão, mụ ta lập tức hạ lệnh cho đám lính đuổi ông lão ra khỏi cung điện của mình. Toán vệ binh lập tức tuốt gươm giáo ra và xông tới khiến cho ông lão sợ đến mức run cầm cập, mặt mày tái mét… Nhiều người chứng kiến cái cảnh này thì lên tiếng mỉa mai, chế giễu ông lão:
– Cho đáng đời! Như thế thì mới sáng mắt ra được, lần sau đừng thấy người sang rồi lao đến mà bắt quàng làm họ.
Chỉ được một thời gian thì mụ vợ của ông lão đánh cá lại nổi giận, mụ ta sai đám lính của mình đi tìm ông lão và đem đến cho mình. Vừa trông thấy ông lão ngoài cửa thì mụ đã la lối om sòm:
– Lão già ngu ngốc kia, ngươi mau ra biển và tìm con cá kia, hãy nói cho nó biết ta chán làm nữ hoàng rồi. Giờ ta muốn trở thành Long Vương dưới Long Cung, và con cá đó phải hầu hạ, nghe lời của ta!
Đây là lần thứ năm mà ông lão khốn khổ phải ra biển để tìm cá vàng. Khi ông lão cất giọng gọi cá thì mặt biển đột nhiên nổi lên những cơn sóng dữ ầm ầm, một cơn dông từ đâu ập tới. Nhưng chẳng giống những lần trước, lần này ông lão gọi được một lúc thì cá vàng mới bơi lên trên mặt nước. Ông lão lại thành thật mà kể lại chuyện mụ vợ của ông muốn được làm Long Vương. Lần này thì cá vàng chẳng thèm nói lời nào, nó lẳng lặng mà lặn sâu xuống dưới biển.
Thấy vậy thì ông lão cũng bất ngờ lắm, nhưng chẳng biết phải làm sao cả, vì vậy cứ tần ngần đứng trên bờ cùng với tiếng sóng đang gào thét. Ông chờ đợi hồi lâu nhưng chẳng thấy gì, vì vậy đành phải quay trở về.
Nhưng, một điều khiến ông sửng sốt đã xảy ra, cung điện nguy nga tráng lệ đã không còn nữa. Bây giờ ở nơi đó chính là túp lều cũ nát và sập sệ khi xưa, còn mụ vợ của ông lão thì đang ngồi cạnh cái máng lợn vỡ mà rầu rĩ.
Kể Sáng Tạo Truyện Cổ Tích Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng Theo Lời Kể Của Ông Lão Đánh Cá
Đề bài: Kể sáng tạo truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng theo lời kể của ông lão đánh cá
Hai vợ chồng tôi làm nghề đánh cá. Chúng tôi ở trong một túp lều nát bên bờ biển. Ngày ngày tôi đi thả lưới, còn vợ tôi ở nhà kéo sợi. Tuy nghèo nhưng chúng tôi sống khá đầm ấm.
Một hôm, tôi ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ có bùn; lần thứ hai chỉ toàn rong biển. Tôi thở dài ngao ngán và kéo tiếp lần thứ ba. May quá, trong lưới là một con cá vàng to và đẹp. Sẽ bán được món tiền kha khá đây – tôi thầm nghĩ như vậy và thò tay vào lưới toan bắt cá.
Bỗng con cá cất tiếng kêu van:
– Ổng lão ơi! Ồng làm phúc thả tôi trở về biển cả, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được
Tôi ngạc nhiên quá, nhưng rồi cũng thả con cá xuống biển. Tôi bảo nó:
– Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì.
Về nhà, tôi kể lại chuyện cá vàng cho vợ tôi nghe. Ai ngờ, mụ nổi xung lên mắng tôi:
– Đồ ngốc! Sao lại không bắt con cá đền cái gì? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à? Cái máng của nhà ta đã gần vỡ rồi.
Thấy mụ vợ nói cũng có lí, tôi liền đi ra biển. Biển gỢn sóng êm ả. Tiếng sóng rì rào ca hát thật vui tai. Tôi cất tiếng gọi cá vàng. Con cá lập tức bơi lên và ân cần hỏi tôi:
– Ông lão ơi! Ông cần gì thế?
Tôi chào con cá và bảo:
– Cá ơi! Giúp tôi với. Mụ vợ tôi nó mắng tôi và đòi tôi xin cá cho một cái máng lợn mới. Máng nhà tôi đã sắp hỏng rồi.
Con cố vàng cười:
– Ông lão ơi! Xin ông đừng băn khoăn gì cả. Ồng cứ về đi. Rồi ông sẽ có một cái máng mới.
Tôi về đến nhà thì mụ vợ tôi đã có một cái máng mới thật. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Ai ngờ, mụ lại quát to hơn:
– Đồ ngu! Đòi một cái máng thật à? Mỗt cái máng thì thấm vào đâu? Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng.
Tôi lắc đầu nhìn mụ nhưng rồi cũng đi ra biển. Biển xanh hình như không hài lòng nên đã nổi sóng. Tôi gọi con cá vàng, con cá bơi lên hỏi:
– Ông lão ơi! Ông cần gì thế?
Tôi chào con cá và nói:
– Giúp tôi với, cá ơi! Mụ vợ tôi lại mắng nhiều hơn và không để cho tôi yên chút nào. Mụ đòi một toà nhà đẹp.
Con cá ôn tồn bảo tôi:
– Ông lão ơi, đừng bàn khoăn quá. Thôi hãy về đi. Vợ ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp.
Tôi trở về. Tôi không tin vào mắt mình nữa, túp lều tranh rách nát của tôi đã biến đâu mất, thay vào đó là một ngôi nhà đẹp, có cổng bằng gỗ lim, trong nhà sáng sủa, quét vôi trắng xoá, và mụ vợ tôi đang ngồi bên cửa sổ. Tôi thầm nghĩ: Chắc lần này mụ vợ mình hài lòng rồi. Nhưng trông thấy tôi, mụ vợ tôi lại mắng:
– Đồ ngu! Sao ngốc thế? Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng: Tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muôn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.
Tôi không sao hiểu nổi mụ. Thật là được voi đòi tiên. Nhưng thấy mụ giận dữ quá, tôi cũng đâm e ngại, không dám nói gì, đành đi ra biển. Biển xanh đã nổi sóng dữ dội. Tôỉ run run gọi con cá vàng, cá bơi lên hỏi tôi:
– Ông lão ơi! Ông cần gì thế?
Tôi chào con cá và lắp bắp nói:
– Giúp tôi với cá ơi! Mụ vợ tôi lại phát khùng lên, nó chẳng để cho tôi yên chút nào. Bây giờ nó không muôn làm nông dân nữa mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân.
Con cá vàng an ủi tôi:
– Ồng lão ơi! Đừng lo lắng quá. Trời sẽ phù hộ cho ông.
Tôi lại trở về. Tôi bàng hoàng không tin vào mắt mình nữa. Trước mắt tôi, một lâu đài rộng lớn và lộng lẫy, xung quanh lâu dài là những thảm hoa rực rỡ sắc màu, ngào ngạt hương thơm. Mụ vợ tôi đang đứng trên thềm cao, mình.khoác áo lông, đầu đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỏ. Nom mụ thật quý phái. Xung quanh mụ, kẻ hầu, người hạ tấp nập, còn mụ thì liên mồm quở mắng họ. Tôi bảo mụ.
– Kính chào phu nhân, chắc bây giờ bà đã thoả nguyện rồi chứ?
Không cần giữ thể diện cho chồng mình trước mặt bọn gia nhân, mụ quay sang mắng tôi một trận rồi bắt tồi xuống quét dọn chuồng ngựa. Sao mụ có thể cư xử với tôi như vậy nhỉ? Nhưng tôi không dám trái lời mụ.
Tôi tưởng lần này mụ đã thoả mãn lắm rồi. Nào ngờ, được vài tuần lễ, mụ lại giận dữ gọi tôi đến, bắt tôi đi tìm cá vàng:
– Lão đi tìm con cá và bảo nó tao không muốn làm một bà phu nhân nữa, tao muôn làm nữ hoàng kia.
Tôi hoảng sợ kêu lên:
– Mụ nói gì thế? Mụ có lẫn không? Mụ không có học lại đanh đá chua ngoa, mà lại đòi làm nữ hoàng? Mụ không sợ mọi người chế giễu sao?
Mu vơ tôi bèn nổi trân lôi đình, tát vào măt tôi:
– Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi cổ đi.
Tôi không dám trái lời mụ, đành lủi thủi đi ra biển. Trời, biển nổi sóng mù mịt quá. Tôi lo ngại không dám gọi cá vàng. Nhưng rồi nghĩ đến cơn thịnh nộ của mụ vợ, tôi đành kêu gọi con cá. Con cá bơi lên hỏi tôi:
– Ông lão ơi! Ông cần gì thế?
Tôi chào con cá và nói:
– Cá vàng ơi, mụ vợ tôi nổi cơn điên rồi, bây giờ mụ lại muốn làm nữ hoàng kia.
Con cá lạnh lùng bảo tôi:
-Được rồi tôi sẽ giúp lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
Tôi lại trở về. Thật kinh ngạc. Trước mắt tôi là cung điện nguy nga. Mụ vợ tôi đã thành nữ hoàng đang ngồi ở bàn tiệc. Bọn thị vệ xung quanh, chúng rót mời mụ những thứ rượu và những thứ bánh ngon lành mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy. Xung quanh lại có cả một đội vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu. Trông thấy thế, tôi hoảng sợ, cúi rạp xuống đất chào mụ và nói:
– Kính chào nữ hoàng. Chắc bây giờ nữ hoàng đã thoả lòng rồi chứ?
Mụ vợ tôi không thèm nhìn, ra lệnh đuổi tôi đi. Bọn thị vệ xô tới đẩy tôi ra ngoài, bọn vệ binh cũng chạy tới tuốt gươm doạ chém. Tôi kinh hoàng. Nhân dân không rõ đầu đuôi cũng chạy lại chế giễu tôi: Đáng kiếp! Có thế mới sáng mắt ra, lần sau đừng thấy người sang bắt quàng làm họ nữa.!
Tôi đi ra khỏi cung điện, vừa xấu hổ, vừa buồn bực. tôi lại trở về với nghề đánh cá kiếm sống.
Bỗng một hôm, bọn thị vệ đến bắt tôi đưa vào cung. Tôi nghĩ Chắc mụ vợ mình muốn giết mình.
Trông thấy tôi, mụ nổi cơn thịnh nộ, trừng mắt bảo tôi:
– Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao.
Tôi há hốc mồm kinh ngạc, nhưng tôi không dám cãi mụ. Tôi đành phải di ra biển. Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, biên nổi sóng ầm ầm. Tôi cô trấn tĩnh gọi cá vàng, rồi khẩn thiết van xin:
– Cá ơi, cứu tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Mụ lại không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để cá vàng hầu hạ mụ và làm theo ý muốn của mụ.
Con cá vàng nhìn tôi, chỉ lắc đầu không nói gì. Rồi nó quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Tôi đứng trên bờ đợi mãi không thấy cá vàng lên trả lời, đành trở về. về đến nơi, tôi sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất,- trước mặt tôi là túp lều tranh rách nát ngày xưa. Và trên bậc cửa, mụ vợ tôi, với bộ quần áo cũ rách, đang ngồi bên cái máng lợn sứ mẻ. Nước mắt mụ chảy ròng ròng.
Tôi thở phào nhẹ nhõm.
Đóng Vai Cá Vàng Trong Truyện Cổ Tích Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng Kể Lại Câu Chuyện Ấy
Đóng vai cá vàng trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng kể lại câu chuyện ấy
Tôi vô cùng tức giận trước lòng tham của mụ vợ ông lão đánh cá khi mụ ta muốn làm Long Vương ngự trị trên biển và bắt tôi hầu hạ. Không thể tha thứ cho kẻ vô ơn này, tôi đã để mụ ta trở về với chiếc máng lợn cũ sứt mẻ..
Sinh ra và lớn lên trên vùng biển rộng lớn mênh mông, tôi là chú cá vàng thần kì tự do và hạnh phúc. Tôi không nghĩ sẽ có một lúc nào đó mình bị mất tự do nên ngày nào cũng tung tăng bơi lội. Tôi thoả thích vừa bơi vừa ngắm đất trời và khám phá các ngõ ngách của vùng biển. Bỗng một hôm, mải rong chơi, tôi mắc vào lưới của một ông lão đánh cá hiền lành. Tôi van xin và được ông lão thả ra. Vô cùng cảm kích, tôi muốn trả ơn ông lão. Nhưng ông lão chẳng muốn gì, còn cầu mong trời phù hộ cho tôi mặc dù cả ngày nay ông chưa bắt được gì ngoài bùn và rong biển. Tôi tự nhủ, nếu ông lão có bất cứ điều ước nào tôi sẽ sẵn lòng giúp đỡ. Gặp được người nhân hậu như ông lão thật may mắn cho tôi.
Nhưng không may cho ông lão, khi về nhà kể lại cho vợ nghe, ông đã bị mụ ta mắng ngay là đồ ngốc. Rồi bắt ông ra biển gặp tôi đòi một cái máng lợn mới. Thương ông lão hiền lành, tôi đáp ứng ngay yêu cầu của mụ vợ. Nhưng cứ mỗi lần như thế, mụ ta lại đòi hỏi những thử lớn hơn. Lần thứ hai, mụ ta đòi một cái nhà rộng. Ngay lập tức, túp lều của ông lão biến thành ngôi nhà đẹp, có cổng lớn bằng gỗ lim, trong ngoài sáng sủa, có lò sưởi, quét vôi trắng xoá… Khi điều mong muốn này được đáp ứng, vợ ông lão nghĩ ngay đến việc đòi một thứ khác. Đến lần thứ ba, mụ muốn thay đổi thân phận mình từ một nông dân quèn thành bà nhất phẩm phu nhân. Cũng như hai lần trước, tôi đồng ý. Vợ lão đã biến thành một người khác, đứng trên thềm cao, mình khoác áo lông, đầu đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỏ. Ông lão tưởng như thế đã làm thoả mãn yêu cầu của vợ minh. Còn tôi, tôi vẫn chờ đợi ông lão đến để xem yêu cầu thứ tư của mụ là gì, bởi một người có lòng tham không đáy sẽ không dừng lại khi chưa đạt đến đích cao nhất. Quả như thế. Lần thứ tư, mụ ta muốn mình làm nữ hoàng.
Tôi vẫn chấp nhận. Thế là mụ ta biến thành một nữ hoàng thực sự ngồi bên bàn tiệc sang trọng. Lần này mụ ta đã quên hẳn người chồng tốt bụng của mình, ra lệnh đuổi ông đi. Bình yên được mấy tuần, ông lão lại lóc cóc đến tìm tôi. Tôi không ngạc nhiên mà thấy thương thay cho ông lão. Lần này yêu cầu của mụ vợ làm ông đau khổ và sợ hãi. Mụ ta muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển và bắt tôi phải hầu hạ. Có lẽ mụ ta đã đi quá giới hạn mà không biết. Tôi là một chú cá vàng thần kì tự do của biển cả, tôi mang niềm vui đến cho người khác nhưng lòng tốt của tôi đã không được trân trọng. Danh dự của tôi bị xúc phạm nặng nề. Vì vậy, dù ông lão là ân nhân nhưng tôi cũng không thể thoả mãn yêu cầu của mụ ta như những lần trước nữa. Tôi lặng im không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu dưới đáy biển. Tôi quyết định lần này sẽ dành cho mụ vợ một sự bất ngờ. Và khi ông lão trở về nhà, hết cả cái máng lợn mới, mất cả ngôi nhà rộng, lâu đài và cung điện nguy nga, hết cả ngôi vị nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng cao quí. Trước mặt ông lão chỉ còn túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi bên cái máng lợn sứt mẻ…
Đối xử với ân nhân của mình như thế, cá vàng tôi cũng đau khổ lắm. Nhưng đạo lí không cho phép tôi dung túng mụ vợ tham lam kia. Lòng tham, ích kỉ và sự bội ơn phải chịu sự trừng phạt thích đáng.
chúng tôi
Phân Tích Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá
1. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá
Nói đoàn thuyền đánh cá, thực chất là nói đến những người dân chài trên biển, nói đến con người, nhân vật – “ta”. Chú ý rằng nhân vật “ta” là một trong nét đặc trưng nổi bật của thơ ca cách mạng. Những người đánh cá căng buồm ra khơi trong cảnh hoàng hôn chạng vạng. Tiếng hát mở đầu đầy khí thế, lồng ngực “ta” căng như cánh buồm no gió. Biển Đông giàu có chứa trong lòng bao nhiêu loài cá mà “ta” đã rất am tường; cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá đẻ, cá song,… Tình yêu cuộc sống mới thể hiện qua tiếng hát. Khổ thơ đầu tiên và khổ thơ cuối cũng đều có tiếng hát căng lồng ngực, được gió đưa đi xa khơi: Câu hát căng buồm với gió khơi. Lao động không còn là việc cực nhọc bất đắc dĩ nữa, đây là lao động của “ta”, cho “ta”, con người mới, chủ nhân của chính cuộc đời mình. Tình yêu biển cũng tức là tình yêu đất nước hòa vào tình yêu cuộc đời mới:
Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Ý nghĩa cao cả của lao động đánh cá trong tất cả các công đoạn đều được hình dung mang tầm cỡ của những hành động trong vũ trụ, hòa điệu cùng vũ trụ. Lúc thuyền “ta” tiến ra khơi:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng, Lướt giữa máy cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa đó bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Khi ta gõ thuyền mời gọi các loài cá đến “dệt” vào lưới ta:
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Và khi thuyền đã đầy ắp cá: Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Rồi thuyền ta đem cá từ phía biển Đông tiến về bờ,
Thuyền ta chạy đua cùng mặt trời.
Hình tượng “ta”, chủ nhân chân chính của cuộc sống mới được khắc họa bằng thi pháp đặc sắc. Sức mạnh của bàn tay lao động con người được đo và tả bằng những hình tượng lớn, hào sảng.
2. Hình ảnh biển cả
Bức tranh biển cả tráng lệ bao gồm cả vũ trụ, thiên nhiên, với mặt trời, mặt trăng, gió. Những hình ảnh “Mặt trời xuống biển như hòn lửa: “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi ý đất trời, biển cá có linh hồn, có sự sống như một con người. Gió cũng như phụ họa với câu hát, với cánh buồm căng phơi phới tình yêu đời và niềm lạc quan, con người hòa nhịp với vũ trụ. Biển giàu có với hàng trăm loài cá nuôi “ta” lớn. Nếu “ta” là trung tâm của bức tranh vũ trụ thì “cá” là nhân vật trung tâm của biển: Đêm ngày dệt biển mướn luồng sáng: Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, lấp lánh đuốc đen hồng, cái đuôi quẫy trăng vàng chóe. Tâm trạng phấn chấn, yêu cuộc sống của người đánh cá trong không khí náo nức dựng xây cuộc sống mới đã hiện lên qua những sắc màu sinh động của biển cả. Tác giả đã sáng tạo nhiều hình ảnh đặc sắc để diễn tả vẻ đẹp huy hoàng, lãng mạn của biển cả,- của các loài cá, cảnh quăng lưới,…
Không gian thơ mang tầm kích rộng lớn và đầy màu sắc là môi trường hoạt động của “ta”. Biển bằng mênh mông, đối xứng với mây cao tạo nên ấn tượng khoảng không bao la, khoáng đạt. Gió là hình tượng vũ trụ gió là sức mạnh, gió căng buồm, đẩy thuyền đi xa, gợi sự tự do. Mặt trời, mặt trăng là nguồn sáng tạo nên bức tranh đầy màu sắc cho thế giới. Như hòn lửa đỏ rực – mặt trời đang lặn sau mặt biển. Buồm căng sáng dưới trăng; những con cá quẫy dưới trăng gợn ánh vàng chóe,ánh đuốc đen hồng và ngày mai, lại một rạng đông, mặt trời lại nhô lên tô điểm cho biển trời một màu mới, màu nắng hồng, vẩy bạc đuôi vàng của cá lóe rạng trong hình minh. Trung tâm của bức tranh vũ trụ ấy vẫn là con người. Con người cùng đất trời, biển cả vẽ nên bức tranh lao động thật tươi sáng, lạc quan.
Nghệ thuật trong bài thơ mang tiết tấu nhịp điệu của thời gian lao động khẩn trương, mạnh mẽ. Lúc đoàn thuyền ra khơi là hoàng hôn và khi “ta” từ biển quay về đất liền, mát trời lại nhỏ lên mang màu mới. Thuyền lướt gió, “ta” hát, gõ nhịp gọi cá vào, cá đêm ngày dệt muôn luồng sáng trên tấm thảm biển trăng lên cao dần trong đêm như gõ nhịp cùng ta, cả quầy. đêm thở, rồi sao mờ ta kéo lưới trĩu nặng cá – kéo xoăn tay – cho kịp trời sáng và lóe sáng rạng đông là vẩy cá bạc đuôi vàng. Một buổi mai nắng hồng và ta xếp lưới chào một ngày mới. mặt trời nhô màu mới. Tất cả nhịp nhàng, khẩn trương, hài hòa giữa nhịp lao động của con người và nhịp vũ trụ. Ngày và đêm, nhịp sống vĩnh cửu của con người và biển cả. Một bài thơ có rất nhiều động từ diễn tả hành động, tiết tấu của những người đánh cá và của đại dương, của vũ trụ!
3. Thể thơ và nhịp điệu
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là tiếng hát lao động tươi vui, khỏe khoắn, đầy niềm tự hào trước cuộc sống mới. Phù hợp với âm hưởng chung đó. thể thơ và ngôn ngữ được sử dụng rất. linh hoạt, sáng tạo. Theo mô hình chung, trong mỗi khổ thơ, sự việc được kể, tả trước, tiếp sau đó là liên tưởng, cảm xúc. Chẳng hạn như trong khổ thơ thứ nhất, sau hai câu tả kể không gian hoàng hôn Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then, đêm sập cửa và một câu kể Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, ta gặp một câu diễn tả cảm hứng phơi phới: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Tuy nhiên, mạch cảm xúc mạnh mẽ của nhân vật trữ tình làm vỡ khuôn khổ cổ điển của các khổ thơ truyền thống này. Trong khổ thơ thứ hai, ta thấy có câu thơ bắt cầu nối “hát” ở khổ thơ thứ nhất sang khổ thơ thứ hai: Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng… Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Có khổ thơ không kể hay tả mà chỉ thuần túy liên tưởng:
Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Do vậy mà về hình thức thì bài thơ vẫn có dáng dấp truyền thống song nội dung mới đã thay đổi thi pháp của thể thơ. Không nói đến thơ tự do, trong thơ nói chung, vần thơ và thanh điệu của các từ đứng ở vị trí hiệp vần rất quan trọng, tạo nên đặc trưng nhạc tình của toàn bài.
Về cách hiệp vần, bài thơ không phải là dạng thơ tự do, không vần, song vần thơ đã được tổ chức không theo cách hiệp vần truyền thống. Khổ đầu có hai vần lửa (cửa) và khơi, hai câu đầu hiệp vần lửa, của đều ở thanh trắc; hai câu sau hiệp vần khơi, lại thuộc thanh không. Khổ thứ hai, lại tổ chức hiệp vần hai câu 1 và 3 (lặng và sáng – thanh trắc), hai câu 2 và 4 ( thoi và ơi – thanh không). Khổ thứ 3 lại hiệp vần như một khổ thơ Đường luật,… Nhìn chung, dạng thức hiệp vần và thanh điệu của các khổ thơ rất đa dạng. Nhịp điệu, thanh điệu trong mỗi câu thơ cũng đa dạng, bất ngờ. Phương tiện ngôn ngữ từ tạo nên giọng điệu cung phù hợp với điệu tâm hồn khỏe khoắn, mạnh mẽ trong không khí lạc quan của cuộc sống mới.
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Gợi ý
I. Những kiến thức chung
Huy Cận (1919-2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận
Quê ở tỉnh Hà Tĩnh.
Là nhà thơ nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập thơLửa thiêng (1940).
Là nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại Việt Nam từ sau năm 1945:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, thơ ông giàu chất triết lí, thấm thía bao nỗi buồn, tràn ngập cái sầu nhân thế.
+ Sau Cách mạng, thơ Huy Cận dạt dào niềm vui, là bài ca vui về cuộc đời, là bài thơ yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.
1996,ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học-nghệ thuật.
Tác phẩm tiêu biểu: Lửa thiêng(1940); Vũ trụ ca( 1942); Trời mỗi ngày lại sáng (1958);Đất nở hoa (1960); Bài thơ cuộc đời (1963); Hai bàn tay em (1967)…
Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Niềm vui dạt dào tin yêu trước cuộc sống mới đang hình thành, đang thay da đổi thịt đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của thơ ca lúc bấy giờ. Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi ấy, hồn thơ của ông mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.
Bài “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958).
b. Bố cục: 3 phần:
+ Hai khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn buông xuống.
+ Bốn khổ tiếp: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong một đêm trăng rất đẹp.
+ Khổi cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về khi bình minh đã rạng ngời trên biển.
II. Phân tích tác phẩm
Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa … Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
+ Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Biện pháp so sánh làm nên vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của biển khơi. Bút phán nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi với con người.
+ 2 câu thơ tiếp theo nói về hoạt động của con người:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Co n người hiện lên dưới phông nền của thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Vẻ đẹp gợi lên ở đây vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Từ “lại” chỉ mức độ đều đặn thường xuyên của hoạt động “ra khơi”. Câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” thể hiện niềm vui lao động, sự hào hứng cho chuyến ra biển của ngư dân. Từ “căng” như nhãn tự của khổ thơ, giống như một sự tràn căng về sức sống, về niềm tin vào lao động và khả năng chinh phục biển khơi của con người.
Tiếng hát đầy hứng khởi cũng thể hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt thuân lợi giữa sự giàu đẹp của biển khơi:
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
” Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
…
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:
Cảm hứng lãng mạn giúp nhà thơ phát hiện vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng với niềm vui phơi phới, khỏe khoắn khi con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương.
Cảnh đoàn thuyền lướt sóng ra khơi, từng luồng cá bủa lưới vây giăng mang vẻ đẹp vừa hoành tráng, vừa thơ mộng:
Đến dệt lưới ta,đoàn cá ơi!”
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
…
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
+ Con thuyền được tác giả nâng tầm thành tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm bánh lái, có trăng làm cánh buồm, lướt giữa mây cao với biển bằng, giữa mây trời và sóng nước.
+ Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên oai phong giữa biển cả với tư thế của người làm chủ. Hình ảnh con người đã hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm – ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận,bủa lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Biện pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/ Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”. Hai câu thơ làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sinh động hẳn lên. Tác giả dùng đại từ “em” để nói về những con cá giống như một sự hòa nhập và thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, biển cả.
+ Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:
Bút pháp lãng mạn, trí tưởng tượng phong phú của tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh đẹp khiến công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng Ta hát bài ca gọi cá vào
“Đêm thở sao lùa nước Hạ long”
Sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang “lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ.
…
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
+ “Gõ thuyền” là công việc thực của người đánh cá, nhưng cái độc đáo ở đây là vầng trăng được nhân hóa, tham gia lao động cùng con người.
+ Người dân chài hát bài ca gọi cá vào bằng bài ca, khúc hát của người lao động. Mọi sự mệt nhọc của mưu sinh dường như tan biến, nhường chỗ cho những niềm hân hoan, hứng khởi. Sao mờ, đêm tàn cũng là lúc người dân chài kéo lưới kịp trời sáng. Cảnh kéo lưới, bắt cá được miêu tả vừa chân thực, vừa đầy chất thơ với không khí khẩn trương, gấp gáp:
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
…
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
Đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ.
Câu đầu của khổ thơ lặp lại gần như nguyên vẹn câu cuối của khổ thứ nhất, chỉ thay có một từ ( từ “với”) đem đến kết cấu đầu – cuối tương ứng, tạo sự hài hòa cân đối. Cấu trúc lặp lại ấy trở thành điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương và khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn cùng niềm vui phấn khởi của người ngư dân.
Phép nhân hóa: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” cho thấy tư thế chủ động chinh phục biển trời, vũ trụ của người ngư dân.
Nếu khổ thơ đầu, mặt trời xuống biển báo hiệu hoàng hôn thì ở khổ cuối lại là mặt trời đội biển – là ngày mới bắt đầu – ngày mới với thành quả lao động bội thu và niềm tin yêu phấn chấn.
Câu thơ kết bài vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa khiến người đọc liên tưởng tới một tương lai tươi sáng, huy hoàng: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Ngày mới bắt đầu – thành quả lao động trải dài muôn dặm phơi – một cuộc đời mới đang sinh sôi, phát triển…
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng,lạc quan.
Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê,…
Có thể nói, cảnh lao động đánh cá trên biển như bức tranh rực rỡ. Người kéo lưới là trung tâm của cảnh được khắc họa rất độc đáo với thân hình gân guốc, chắc khỏe cùng thành quả thu về “vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”. Màu hồng của bình minh làm ấm sáng bức tranh lao động. Thiên nhiên và con người cùng nhịp nhàng trong sự vận hành của vũ trụ.
III – Tổng kết:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” vẽ nên bức tranh tráng lệ, hùng vĩ của thiên nhiên và hình ảnh con người hăng say lao động. Bài thơ cũng bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!