Bạn đang xem bài viết Ôn Tập Văn Bản : Cây Bút Thần (Truyện Cổ Tích Trung Quốc) được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. TRẮC NGHIỆM
– Năm tháng trôi qua, Mã Lương không ngừng học vẽ, không bỏ phí một ngày nào và em đã tiến bộ rất mau. Em vẽ chim, cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Thế nhưng em vẫn chưa có cây bút vẽ. Em chỉ mong sao có được một chiếc.
Một đêm em nằm ngủ rất say. Trong giấc ngủ, chợt em nhìn thấy một cụ già, râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho em một cây bút và nói:
– Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con rất nhiều.
Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên:
– Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!
Em chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. Mã Lương giật mình tỉnh dậy mới biết là mình nằm mơ. Thế nhưng, cây bút thần vẫn nằm trong tay em, em rất lấy làm lạ.
Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Em vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lượn trước mắt em. Mã Lương thích thú vô cùng.
Dùng cây bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng…
Việc đó ai cũng biết. Rồi câu chuyện cây bút thần lọt tới tai một tên địa chủ giàu có trong làng. Hắn liền sai hai tên đầy tớ đến bắt Mã Lương về nhà vẽ theo ý muốn của hắn. Mã Lương tuy còn nhỏ nhưng tính tình khẳng khái, Em biết bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ một thứ gì, mặc cho chúng hết lời dụ dỗ, dọa nạt. Tên địa chủ tức giận, nhốt em vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì. […]
Truyện Cây bút thần là truyện nước nào?
A. Việt Nam
B. Trung Quốc
C. Ấn Độ
D. Nhật Bản
A. Là một cậu bé rất thông minh và thích học vẽ từ nhỏ.
B. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải đi đốn củi và cắt cỏ để kiếm sống,
C. Thường xuyên vẽ muôn thú trên giấy.
D. Vẽ rất đẹp và vẽ giống như thật.
3. Trong truyện Cây bút thần, ông già hiện ra trong giấc mơ đã tặng cho Mã Lương vật gì?
A. Một cây bút bằng vàng sáng lấp lánh.
B. Một chiếc gương thần có thể nhìn thấy mọi vật.
C. Một căn nhà thật to để cậu bé trú ngụ.
D. Một cây bút, một tờ giấy để vẽ.
4. Điều kì diệu nào đã xảy ra sau khi Mã Lương sử dụng cây bút của ông già tặng để vẽ?
A. Mã Lương vẽ mọi thứ đều như thật.
B. Bức tranh của Mã Lương vẽ ra có thể bán được cả trăm quan tiền.
C. Tiếng tăm của Mã Lương lan đến tai vua.
D. Mọi vật sau khi vẽ trên giấy đều trở thành vật thật.
5. Mã Lương lúc đầu sử dụng cây bút để làm gì?
A. Vẽ những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt của mình.
B. Vẽ tranh bán kiếm tiền.
C. Vẽ thành một cơn sóng dữ cuốn trôi nhà vua và các quan lại tham lam.
D. Vẽ những vật dụng cần thiết cho gia đình các nông dân nghèo.
7. Thái độ của Mã Lương như thế nào khi bị tên địa chủ giàu có bắt về vẽ theo ý hắn?
A. Rất sợ sệt nên không vẽ nên thứ gì theo yêu cầu của tên địa chủ.
B. Rất khảng khái, không chịu vẽ thứ gì cho dù tên địa chủ mặc sức dụ dỗ.
C. Rất bình tĩnh nhưng chỉ vẽ cho tên địa chủ một căn nhà.
D. Làm theo tất cả những gì tên địa chủ yều cầu.
8. Khi vẽ tranh để bán, Mã Lương đã vẽ như thế nào để mọi người không phát hiện ra?
A. Vẽ tranh thật xấu và không giống với thực tế.
B. Các bức tranh được vẽ đều dang dở, thiếu một vài chi tiết,
C. Chỉ vẽ tranh trên lá cây.
D. Chỉ vẽ tranh vào lúc đêm tối, không có ánh sáng.
9. Truyện Cây bút thần viết về kiểu nhân vật phổ biến nào trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới?
A. Kiểu nhân vật bất hạnh: nghèo khổ, mồ côi, bị áp bức.
B. Kiểu nhân vật thích hành hiệp để cứu giúp người nghèo khó.
C. Kiểu nhân vật tham lam, độc ác.
D. Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ phi thường.
A. Mã Lương có được cây bút thần, vẽ bất cứ vật gì thì vật đó trở thành vật thật.
B. Mã Lương đã vẽ một chiếc thang để trốn khỏi nhà tên địa chủ.
C. Mã Lương là người vẽ rất đẹp và được mọi người ngưỡng mộ.
D. Mã Lương vẽ một chiếc thuyền, vẽ sóng biển tạo nên bão tố để giết chết tên vua tham lam, độc ác.
11. Nội dung ý nghĩa nào không được đề cập trong truyện Cây bút thần?
A. Phê phán những kẻ có tài mà tham lam, độc ác.
B. Đề cao tài năng, sức mạnh kì diệu của con người.
C. Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: kẻ tham lam sẽ bị trừng trị thích đáng.
II. TỰ LUẬN
Hãy nêu những chi tiết lí thú và gợi cảm trong truyện Cây bút thần?
Gợi ý trả lời:
Truyện Cây bút thần có nhiều chi tiết lí thú và mang tính gợi cảm cao. Cụ thể là:
– Em vẽ chim, cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội.
– Sau đó, Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót. Mã Lương vẽ cá, cá tung tăng bơi lội.
– Tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết vì đói và rét nhưng thực ra em đã dùng cây bút thần vẽ lò để sưởi, vẽ bánh để ăn.
– Mã Lương vượt qua tường bằng một chiếc thang vẽ trên tường, nhưng khi tên địa chủ vừa leo lên thì chiếc thang đã biến mất, tên địa chủ ngã lộn xuống đất.
– Một hôm, Mã Lương vẽ một con cò không mắt nhưng vô tình em đánh rơi một giọt mực vào mắt cò, cò mở mắt, xòe cánh bay đi.
– Vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em vẽ một con cóc ghẻ; vua bắt vẽ phượng, em vẽ một con gà trụi lông.
– Mã Lương chấm vài chấm, biển liền hiện ra bao nhiêu là cá, đủ các màu sắc, uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng.
– Nét bút của Mã Lương đưa nhà vua từ thích thú đến sợ hãi và cuối cùng chính nét bút ấy đã nhấn chìm tên vua tham lam cùng đám quần thần độc ác.
Giáo Án Ngữ Văn 6 Tuần 8 Tiết 31, 32 Văn Học: Văn Bản: Cây Bút Thần (Truyện Cổ Tích Trung Quốc)
(Truyện cổ tích Trung Quốc)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
– Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc của truyện.
– Kể lại được truyện .
– Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
C. Tiến trình tổ chức dạy – học bài mới
I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong
+ Nêu các thử thách mà em em bé thông minh phải trải qua? Em có nhận xét gì về mức độ các thử thách đó?
+ Cách giải đố của em bé như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa của truyện.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
Ngày soạn: 3/10/2009 Tiết 31-32 Văn học: Văn bản: CÂY BÚT THẦN (Truyện cổ tích Trung Quốc) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc của truyện. - Kể lại được truyện . B. Chuẩn bị: - Giáo viên: - Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong II. Bài cũ: + Nêu các thử thách mà em em bé thông minh phải trải qua? Em có nhận xét gì về mức độ các thử thách đó? + Cách giải đố của em bé như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa của truyện. III. Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tìm hiểu một chuyện cổ tích của đất nước bạn - Trung Quốc, trong đó nhân vật chính cũng rất quen thuộc và trạc tuổi các em. Đó là truyện cổ tích "Cây bút thần". Câu chuyện vừa có sức mạnh của cuộc đấu tranh chống áp bức cường quyền của bọn quan lại vừa mang vẻ đẹp của chất thơ bay bổng " theo dõi 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản I-Đọc và tìm hiểu chú thích - Giáo viên: hướng dẫn đọc chậm rãi, bình tĩnh, thể hiện đúng lời đối thoại. - Cho học sinh đọc chú thích, chú ý chú thích 1, 2, 6 - Hãy tìm các sự việc chính của truyện. " Giáo viên chốt ý bằng bảng phụ - Dựa vào các sự việc chính đó thì theo em bố cục truyện gồm mấy phần? - Căn cứ vào bố cục em hãy kể tóm tắc câu chuyện? 1- Mã Lương kiên trì học vẽ và có cây bút thần 2- Mã Lương dùng cây bút thần vẽ cho người nghèo khổ 3- Mã Lương dùng cây bút thần chống lại tên địa chủ 4- Mã Lương dùng bút thần trừng trị tên vua độc ác 5- Những lời truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần " Tương ứng 5 phần trong bố cục. 1- Đọc văn bản 2- Chú thích 3- Bố cục: 5 phần * Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản II- Tìm hiểu văn bản - Theo em nhân vật chính là ai? Theo khái niệm truyện cổ tích mà em đã học thì nhân vật chính này thuộc kiểu nhân vật nào? - Mã Lương " Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ (cũng có thể thuộc kiểu nhân vật mồ côi hoặc thông minh) - Em hãy kể một vài nhân vật thuộc kiểu này trong truyện cổ tích Việt Nam mà em biết? - Thạch Sanh, Sọ Dừa, Em bé thông minh - Em hãy rút ra đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật này? - Có tài năng kỳ lạ, dùng tài năng của mình để làm việc thiện, chống lại cái ác. - Mã Lương là một trong các kiểu nhân vật đó. Nhân vật Mã Lương gắn với hình ảnh nào xuyên suốt tác phẩm? - Cây bút thần 1- Mã Lương và cây bút thần a- Mã Lương - Đọc thầm phần 1 và cho biết khi chưa có bút thần Mã Lương là một chú bé như thế nào? - Mã Lương mồ côi, nghèo khổ, tự lực kiếm sống - Thông minh, thích học vẽ, mơ ước có cây bút vẽ - Say mê, kiên trì, học vẽ - Ngay trong đoạn mở đầu giới thiệu Mã Lương, em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật của tác giả dân gian? (Gợi ý: Giúp em hiểu về nhân vật ở phương diện nào?) - Nêu được hoàn cảnh sống, đức tính, ước mơ của nhân vật. - Điều đó giúp các em nảy sinh cảm xúc gì trước một chú bé nghèo khổ nhưng vẫn cố gắng vượt hoàn cảnh để kiên trì luyện tập? - Đáng khâm phục " Đáng khâm phục - Sự kiên trì của Mã Lương thể hiện qua những chi tiết nào? - Kiếm củi trên núi, lấy que củi vạch xuống đất lúc cắt cỏ, nhúng tay xuống nước vẽ tôm cá - Mặt dù vẻ đẹp đến như vậy nhưng tội nghiệp Mã Lương vẫn chưa có được cây bút. Có cây bút vẽ là mơ ước lớn lao của em. Tìm hiểu cốt truyện các em hãy cho biết cây bút thần đã đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào? " Giáo viên giảng giải: Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu, những nhân vật bất hạnh luôn ước mơ và những ước mơ đó truyện cổ tích thường giải quyết bằng những giấc mơ hoặc thực tế- Trường hợp Mã Lương được giải quyết trong mơ. - Trong giấc ngủ, mơ thấy một cụ già tóc bạc phơ tặng em cây bút bằng vàng sáng lấp lánh. Giấc mơ tan, cây bút có thật - Theo em cây bút thần khác với cây bút thường như thế nào? - Khi dùng bút thần vẽ điều gì thì tất cả đều biến thành thật - Điều này có thật không? " Giáo viên : đây là chi tiết tưởng tượng kì diệu. Hình tượng cây bút thần đã xuyên suốt tác phẩm. - Không có thật b- Cây bút thần Vì sao cụ già không ban cây bút thần cho Mã Lương ngay từ đầu ‚ Vì sao ông cụ lại ban thưởng cây bút thần cho Mã Lương chứ không phải ai khác ƒ Nguyên nhân nào khiến Mã Lương vẽ giỏi. „ Sự thành công của Mã Lương khiến em nghĩ đến những câu tục ngữ, danh ngôn nào? " Giáo viên chốt lại ý chính - Vậy theo em hình tượng cây bút thần có ý nghĩa gì? " Giáo viên chốt ý ở bảng phụ. F Hết tiết 1 - Có cây bút thần Mã Lương đã vẽ gì cho những người nghèo khổ? " Giáo viên: đưa tranh lên - Em có nhận xét gì về các đồ dùng mà Mã Lương vẽ cho họ? - Vì sao có bút thần trong tay nhưng không vẽ cho riêng mình và cho những người khổ những của cải vật chất quý báu như vàng bạc, châu báu mà chỉ vẽ những công cụ lao động và những đồ dùng sinh hoạt cần thiết đó? " Chốt ý - Đối với tên địa chủ tham lam và tên vua gian ác, Mã Lương đã vẽ cho họ những gì? - Theo em những chi tiết nghệ thuật nào đặc sắc, lý thú và gợi cảm? - Giáo viên: giữa hai cuộc chiến với tên địa chủ và tên vua là khoảng thời gian ngắn Mã Lương tạm giấu mình, chi tiết "Mã Lương vẽ cò vút bay" là chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật đó? - Mã Lương vẽ cái gì cũng thành hiện thực, còn vua vẽ núi vàng " tảng đá, mãng xà Điều đó có ý nghĩa gì ? Cụ già muốn tìm hiểu kỹ về Mã Lương xem Mã Lương có xứng đáng để nhận cây bút thần không. ‚ Qua tìm hiểu ông cụ thấy rằng sự nỗ lực của Mã Lương phải được đền bù xứng đáng để giúp chú bé phát triển tài năng. Đồng thời ông cụ tin tưởng rằng với cậu bé có đức, có tài như thế sẽ dùng vào những việc có ích. ƒ - Do Mã Lương say mê, cần cù, chăm chỉ luyện tập + thông minh và có sẵn năng khiếu hội hoạ (chủ yếu) - Do Mã Lương được thần ban cho cây bút thần „- Có công mài sắt, có ngày nên kim (tục ngữ). - Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng (Danh ngôn) -Hình tượng cây bút thần là: + Biểu tượng kết quả khổ học thành tài của Mã Lương + Phần thưởng xứng đáng cho người có tài, có đức, có chí nhưng thiếu may mắn. + Sự kết hợp giữa tài năng và phương tiện, điều kiện + Chi tiết giàu chất tưởng tượng, bay bổng, diệu kỳ, hấp dẫn, thần thánh hoá tài năng siêu việt của Mã Lương. - Vẽ cày, cuốc, đèn, thùng " Những dụng cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt bình thường nhưng cần thiết cho người lao động. - Mã Lương quý trọng thành quả lao động, muốn họ tự lực cánh sinh, không dựa dẫm vào người khác thì thành quả lao động mới có giá trị, không muốn họ có thói quen ỉ lại - Địa chủ: Em không vẽ gì dù bị dụ dỗ, doạ nạt, vẽ cung tên trừng trị chúng - Vua: Em vẽ cóc ghẻ, gà trụi lông, vẽ biển cả gió bão nhấn chìm. - Trong tay Mã Lương có bút thần mới phát huy tác dụng còn trong tay kẻ ác sẽ tạo nên điều ngược lại. - Là Phần Thưởng Xứng Đáng Cho Những Người Có Đức, Có Tài, Có Chí - Tô Đậm Chi Tiết Thần Kỳ, Hấp Dẫn 2 - Mã Lương sử dụng cây bút thần - Giúp người lao động có đầy đủ phương tiện cần thiết để tạo ra của cải vật chất. - Trừng trị những kẻ tham lam, độc ác, trừ hại cho dân. 3 - Chi tiết nghệ thuật đắc sắc. " Vẽ tranh thành hiện thực chứng tỏ tài năng nghệ thuật siêu phàm của Mã Lương, Mã Lương là hiệp sĩ của người lao động. - Bút thần trong tay Mã Lương mới phát huy tác dụng * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. - Mã Lương chăm chỉ, tốt bụng được thần cho cây bút thần còn tên địa chủ tham lam và tên vua độc ác bị trừng trị. Qua kết cục đó em thấy người lao động mơ ước điều gì ? - Tài năng nghệ thuật của Mã Lương được thể hiện qua những mục đích gì? - Truyện đã thể hiện ước mơ gì của con người? - Cho học sinh đọc ghi nhớ. - Về công lý xã hội - Phục vụ nhân dân, trừng trị cái ác. - Mơ về những khả năng kì diệu của con người (có báu vật và phương tiện thần kì để sáng tạo ra tất cả) IV- Tổng kết * Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 85 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập III: Luyện tập - Cho học sinh đọc bài tập 2 gọi học sinh trả lời, ghi điểm 2- Nhắc định nghĩa truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích đã đọc IV. Củng cố: - Tại sao câu chuyện có tựa đề "cây bút thần"? (Cách đặt đề cho truyện bằng việc lấy tên nhân vật có phép màu) - Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có truyện cũng lấy tên vật có phép màu nhiệm để đặt tên cho truyện ? (Chiếc áo tàng hình) - Em có thể đặt tên nào khác cho truyện này ? (Mã Lương; Chú bé hoạ sĩ; Có chí thì nên ) V. Dặn dò: - Học bài - Soạn "Ông lão đánh cá và con cá vàng" - Làm bài tập 1 trang 32 sách bài tập –&—Đọc Truyện Cổ Tích Việt Nam Cây Bút Thần
CÂY BÚT THẦN
Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ nhưng vì nhà cậu nghèo quá nên một cây bút vẽ cũng không mua nổi.
Một ngày khi đang trên đường gánh củi đi bán, tình cờ cậu đi ngang qua cửa của một nhà quan lớn trong làng. Cậu quan sát thấy một họa sĩ đang vẽ tranh cho quan xem. Thích quá, cậu cố gắng tiến sát lại cửa sổ để nhìn cho thật kỹ. Cậu mạnh dạn hỏi người họa sĩ:
– Đã nghèo lại còn đua đòi vẽ vời, thôi mày cứ an phận với nghề bán củi của mày, cút đi cho tao vẽ nốt!
Mã Lương nghe vậy không những không xấu hổ mà còn tức tối đáp lại:
– Việc học thì làm gì phải phân biệt giàu nghèo, chả nhẽ nghèo thì không được học vẽ sao?
Nói xong rồi cậu bỏ đi. Mặc dù bị chế nhạo thẳng thừng như vậy nhưng Mã Lương vẫn không hề bỏ cuộc, cậu quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của chính mình. Tranh thủ mỗi lần lên núi để kiếm củi, cậu nhặt những cành cây rơi dưới đất để vẽ phong cảnh, chim chóc ngay trên nền đất. Khi cắt cỏ gần bờ sông, cậu lại túm những ngọn cỏ lại làm thành bút, chấm xuống nước và vẽ khung cảnh thiên nhiên xung quanh lên tảng đá. Tối về được nghỉ ngơi, cậu lại dùng những hòn than trong bếp củi vẽ lên khắp vách tường trong nhà.
Với lòng đam mê nhiệt huyết dành cho hội họa, cộng với tài quan sát rất tinh tế và tài năng thiên phú, những con chim mà cậu vẽ nên dường như biết hót, những chú cá giống như đang bơi lội tung tăng dưới làn nước trong xanh. Có lần Mã Lương vẽ một con chó sói lên vách núi, vì giống thật quá mà dê, bò… tưởng rằng có sói thật mà sợ hãi không dám lên núi gặm cỏ. Người trong làng thấy Mã Lương chăm chỉ học vẽ bèn hỏi:
– Mã Lương ơi, cháu chăm chỉ học vẽ thế để mai sau đi vẽ cho nhà quan lấy tiền phải không?
Mã Lương lắc đầu đáp rằng:
– Không đâu bác ơi, cháu sẽ không bao giờ dùng tài năng vẽ của mình để phục vụ cho nhà quan. Cháu chỉ vẽ cho người dân nghèo mà thôi!
Với sự siêng năng của mình và tài năng bẩm sinh mà ông trời ban tặng, Mã Lương ngày một tiến bộ. Tuy vậy ước ao của cậu là có được một cây bút vẽ thật sự để vẽ những bức tranh bằng mực thật đẹp thì chưa thế thành hiện thực, cậu vẫn phải vẽ những bức tranh bằng nước hay trên vách đá.
Một đêm nọ, khi Mã Lương đang mơ màng đi vào giấc ngủ thì bỗng trong nhà rực lên một ánh hào quang sáng chói. Bước ra từ luồng sáng đó là một ông cụ râu tóc bạc phơ với đôi mắt hiền từ. Cụ tặng cho Mã Lương một cây bút vẽ và dặn dò rằng:
– Mã Lương, ta tặng cháu cây bút thần này, sở hữu nó cháu sẽ có trong tay rất nhiều phép màu và quyền năng thần kỳ. Nhưng cháu phải ghi nhớ lời cháu đã nói: “Chỉ vẽ để giúp đỡ người nghèo khó, và vì người dân nghèo mà cầm bút vẽ”.
Dặn dò xong xuôi, ông cụ vụt biến mất cùng vầng hào quang khiến cho Mã Lương còn chưa kịp nói lời cảm ơn. Tỉnh dậy, Mã Lương ngỡ đây chỉ là một giấc mộng, nhưng lạ thay khi nhìn xuống thì cây bút vẽ đang nằm trong tay mình. Cậu sung sướng reo lên:
– Tuyệt vời quá! Ta đã có bút để tha hồ vẽ rồi!
Mã Lương hào hứng ngay lập tức trổ tài hội họa của mình. Cậu đưa tay vẽ một chú chim, bỗng nhiên từ trong tranh chú chim bay ra và cất tiếng hót lanh lảnh. Cậu vẽ thêm một con cá thì con cá trong tranh biến thành cá thật và quẫy đuôi bơi tung tăng.
– Quả đúng đây là cây bút thần rồi!- Mã Lương vui sướng reo lên.
Ghi nhớ lời hứa với ông tiên trong giấc mơ, hàng ngày Mã Lương vẽ không biết mệt mỏi để giúp đỡ người dân nghèo trong làng. Nhà nào thiếu cày em vẽ cày, thiếu trâu em vẽ trâu, thiếu ruộng em vẽ ruộng…
Một hôm khi đi ngang qua một mảnh ruộng, thấy bác nông dân gầy gò đang gò lưng kéo cày, đất ruộng rắn khiến cho bác nông dân mồ hôi ướt đẫm mà vẫn không cày nổi. Thương bác vất vả, Mã Lương lấy bút ra vẽ một con trâu to khỏe tặng cho bác
…
Phân Tích Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Cây Bút Thần
Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần
Truyện cổ tích Việt Nam luôn mang trong mình nét đẹp của dân tộc, chứa đựng tâm tư tình cảm mà con người gửi gắm vào đó, trong số những câu chuyện rất hay được lưu truyền từ đời này sang đời khác nổi bật lên trong số đó là “Cây bút thần” câu chuyện với nhiều bài học đáng suy ngẫm mà nhân dân muốn gửi gắm cho thế hệ sau.
Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo, thông minh, có sở thích học vẽ mang tên Mã Lương. Một hôm nằm mơ được ban tặng cây bút thần, với cây bút thần có thể biến những nét vẽ trở thành sự thật cậu bé đã dùng cây bút giúp đỡ những người dân nghèo khó xung quanh, tiếng vang của cây bút và cậu bé cũng từ đây vang xa. Tới tai nhà vua, nhà vua bắt cậu bé về cũng và bắt cậu bé vẽ theo ý mình. Vốn ghét sự áp bức bóc lột cậu bé không những không vẽ theo ý vua mà còn làm trái lại hoàn toàn, cậu vẽ ra những con vật xấu xí, rồi vẽ trận cuồng phong to lớn nhấn chìm thuyền rồng chôn vùi tên vua độc ác. Sau đó cậu bé đi khắp mọi nơi giúp đỡ những người nghèo khó.
Qua câu chuyện mà dân gian để lại đã gửi gắm đến người đọc rất nhiều ý nghĩa về tình người, đức tính con người và cách làm người. Trước tiên xét về hình ảnh cụ già râu tóc bạc phơ ban cho cậu bé nghèo, thông minh cây bút thần thể hiện sự ban thưởng xứng đáng đối với những con người thật thà, trung thực, có tài, có đam mê, đầu tư thời gian theo đuổi đam mê của mình, vượt lên sự khó khăn nghèo khó của cuộc sống mà lạc quan yêu đời, không chán nản, không vì sự giàng buộc của cuộc sống mà từ bỏ. Bên cạnh đó còn là khát vọng mà con người gửi vào trong đó, khát vọng công bằng đối với những người lao động nghèo khổ, những người nông dân chân lấm tay bùn, những con người không đề cao vật chất, dùng tình thương để đùm bọc lẫn nhau, hình ảnh cậu bé tuy tài giỏi, thật thà nhưng cậu cần có được sự giúp đỡ để thể hiện tài năng, đức tính của mình, hình ảnh cây bút như một sự giúp đỡ để cậu có thể thực hiện ước mơ, khát vọng đó.
Xuyên suốt câu chuyện người đọc chỉ thấy được những việc mà cậu bé giúp đỡ cho người khác, những hình ảnh được vẽ ra không có một chút nào để dành cho chính bản thân cậu cả, chỉ vẽ những vật dụng thông thường mà người lao động cần thiết, không vẽ những ham muốn mà địa chủ, quan vua yêu cầu, một con người không hề có gì trong tay, không gia đình, không tài sản nhưng lại không hề có một chút vụ lợi, luôn lo nghĩ cho những người xung quanh, quên đi bản thân mình, dù còn nhỏ những đã tự tập cho bản thân đức tính trung thực, thật thà, hành động đó thật khiến bất kì ai đọc qua tác phẩm đều thấy khâm phục. Những hành động của cậu bé tuy không đem lại giá trị vật chất nhưng những gì cậu bé làm khiến cậu mãn nguyện, yêu đời và cảm thấy cuộc sống có ích. Tại sao cậu không vẽ ra tiền bạc nhà cửa cho những người nông dân, tại sao không vẽ ra những viễn cảnh an nhàn không làm cũng có ăn, đơn giản bởi vì cậu hiểu giá trị của lao động, hiểu giá trị của những người nông dân, sản phẩm tạo ra từ chính bản tay lao động là đáng quý và đáng chân trọng hơn bao giờ hết. Cuối cùng truyện cổ tích là thể hiện khát vọng của con người, khát vọng về công lí, cái thiện luôn chiến thắng cái ác trong bất cứ hoàn cảnh nào, khát vọng về cuộc sống công bằng với tất cả mọi người trong cuộc sống, cái thiện luôn được giúp đỡ còn cái ác sẽ bị trừng phạt, bị lụi tàn.
Qua câu chuyện cổ tích này dân gian gửi gắm thông điệp tới tất cả những thế hệ sau, ai cũng có những ước mơ, niềm đam mê riêng của mình, “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” hãy biết cách tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống, theo đuổi đam mê và vượt lên chính bản thân mình.
Từ khóa tìm kiếm:
ý nghĩa của chuyện cây bút thần
Cập nhật thông tin chi tiết về Ôn Tập Văn Bản : Cây Bút Thần (Truyện Cổ Tích Trung Quốc) trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!