Bạn đang xem bài viết Nước Mắt Rưng Rưng Khi Về Thăm Thành Cổ Quảng Trị được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những câu hò như vọng về từ đáy sông mênh mông, mang nặng niềm thương nhớ, những câu ca như theo nắng tỏa xuống từ trời cao mang niềm tin thiết tha len lỏi trong từng cơn gió. Quảng Trị – mảnh đất của những dòng sông giới tuyến, nơi đã chứng kiến nỗi đau chia cắt đất nước ròng rã suốt 20 năm trời. Những tiếng hát, câu thơ thành kính của lòng thương nhớ và biết ơn luôn hướng về những người con anh linh của Tổ Quốc.Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ghi danh Thành cổ Quảng Trị – nơi đã trở thành huyền thoại giữ nước – một khúc bi ca hoành tráng của những người chiến sĩ bất tử, của một thời huy hoàng và máu lửa. Nơi ấy hôm nay là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân tộc sáng mãi tinh thần chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập của nước nhà.
Đây là lần đầu tiên, trong một ngày nắng cuối Thu, tôi có cơ hội đến thăm Thành cổ Quảng Trị, suy tưởng về sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, tôi không khỏi rưng rưng nước mắt. Soi mình bên dòng sông Thạch Hãn hiền hòa, thành cổ Quảng Trị uy nghi, trầm mặc. Mùa hè năm 1972, tại nơi đây khoảng 328.000 tấn bom đạn của giặc Mỹ đã dội xuống mảnh đất này. Ngày cũng như đêm, trời và đất Quảng Trị đỏ rực một màu của máu và lửa, không một nhành cây, một cành hoa hay một ngọn cỏ nào có thể sống sót. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở Thành cổ Quảng Trị như một bản lề quan trọng, góp phần mở ra con đường đi tới chiến thắng sau này. Chiến dịch đã thay đổi cơ bản cục diện chiến trường, đẩy chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh đến bờ vực phá sản. 81 ngày đêm anh dũng của quân ta, đã làm thất bại âm mưu tái chiếm thị xã Quảng Trị của địch hòng gây sức ép tại Hội nghị Paris. Trong lịch sử chiến tranh thế giới, chưa hề có một cuộc hành quân nào mà mục tiêu chủ yếu chỉ đánh vào một tòa Thành cổ, rộng chưa đầy 3km2, khiến đối phương có thể huy động một lực lượng hải, lục, không quân đông và sử dụng một khối lượng chất nổ khổng lồ như vậy. Điều làm cho tôi vô cùng ấn tượng là tinh thần lạc quan toát lên từ tấm ảnh giữa những gam màu xám xịt đen tối của chiến tranh, giữa sự khốc liệt của mưa bom lửa đạn, giữa ranh giới sống chết mong manh, ta bắt gặp nụ cười của các Anh, Chị vẫn luôn rạng ngời, tươi tắn, thể hiện niềm tin yêu vào ngày mai tươi sáng. Ở đó, ý chí mạnh hơn sắt thép và lòng quả cảm tuyệt vời đã không thể bị khuất phục. Suốt 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ, hàng ngàn người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống, máu xương của các anh đã tan vào đất mẹ, hòa trong sóng nước mênh mang của dòng sông Thạch Hãn.
Bức ảnh nụ cười chiến thắng do phóng viên Đoàn Công Tính chụp dưới chân Thành cổ Quảng Trị
Đến với Thành cổ Quảng Trị không chỉ là đến với một di tích lịch sử mà còn là đến với một nghĩa trang, một nghĩa trang không có nấm mồ. Khác với nghĩa trang Đường 9, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn hay các nghĩa trang khác ai nằm xuống dù biết tên hay chưa đều có một ngôi mộ riêng. Nhưng ở Thành cổ Quảng Trị các Anh, các Chị chỉ có một ngôi mộ tập thể, một nấm mộ chung đó chính là “Đài tưởng niệm trung tâm”. Thành Cổ Quảng Trị quả là một tượng đài bất tử vì nó được dựng lên bằng máu và xương thịt của hàng nghìn người lính trẻ, khắc ghi dấu ấn của dân tộc. Mỗi mét vuông đất tại Thành cổ Quảng Trị là một mét máu và sự hy sinh của các anh, có ai trong chúng ta biết được dưới lớp “Cỏ non Thành cổ – một màu xanh non tơ” kia, dưới tầng tầng gạch vỡ kia còn biết bao hài cốt chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Một khẩu súng giữ hai trời Nam-Bắc, một dấu chân in màu đất hai miền suốt 81 ngày đêm hứng chịu và chống trả, trái tim con người và từng tấc đất nơi đây như được luyện thành thép.
Đài tưởng niệm trung tâm tại Thành cổ Quảng Trị
Trên mảnh đất Thành Cổ giờ đây cây cối và hoa đã nở rực, đua nhau khoe sắc làm dịu đi vết thương chiến tranh. Chẳng thế mà, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phải thốt lên khi viết về Thành cổ Quảng Trị: ” Những người chết đi, không hề muốn được phong anh hùng, hay thấy hoa tươi dâng trước mộ. Không! Họ chết cho một lẽ duy nhất là khát vọng sống, là đằng sau họ cuộc sống đã được thiết kế trở lại trên công bằng và nhân phẩm “. Hình ảnh những con người Việt Nam ấy đã đi vào thơ ca như một niềm thơ lớn và trở thành phần hồn của mỗi người con đất Việt. Yêu biết mấy hình ảnh những người dân đất nước tôi: cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kì kháng chiến chống Mỹ đã dựng lại cả một thời kì máu lửa, đi sâu tìm tòi, khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của con người. Những ai có dịp về thăm Thành cổ Quảng Trị hãy tự mình chiêm nghiệm về những giá trị đúng đắn của con người giữa sự sống và cái chết, giữa hòa bình với chiến tranh. Đài tưởng niệm Thành cổ Quảng Trị cũng vì thế mà giàu tính nhân văn và tính triết lý. Con người sinh ra rồi mất đi là lẽ tự nhiên nhưng những gì họ để lại cho đời là vĩnh viễn. Điều ấy cũng có nghĩa rằng khi tưởng niệm tôn vinh về những người đã mất là để nhắc nhở mọi người hôm nay phải sống sao cho xứng đáng, để quá khứ làm động lực thúc đẩy cho hiện tại và tương lai.
Khói vẫn cay mắt người và những giọt lệ nhớ thương, cảm phục của những lớp người sau vẫn rơi trước hoa cỏ xanh tươi trên những nấm mồ sáng tươi sắc sao vàng Tổ quốc. Hàng chục vạn chiến sĩ đã nằm lại nơi đây, họ đã không được chứng kiến ngày đất nước thống nhất. Trong mỗi chúng tôi đều có suy nghĩ rất nhiều về những gì đã diễn ra sáng hôm nay, vui có, buồn có, niềm tự hào trộn lẫn với sự luyến tiếc…. Tôi sẽ không sao quên được cảm xúc bồi hồi xúc động vì biết dưới mỗi bước chân của mình vẫn còn xương thịt của các người chiến sĩ kiên cường, bất khuất.
Phòng Giáo dục – Truyền thôngNhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2020), Ban Giám hiệu trường tiểu học Điện Biên và trường tiểu học Bình Minh đã tổ chức chương trình tham quan,…
Sáng ngày 23/11/2020, dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc trưng bày “Để bầu trời mãi xanh”. Trưng bày tổ chức nhân kỷ niệm…
Trường Cđsp Quảng Trị Mobile
TRIẾT LÝ Ở HIỀN GẶP LÀNH VÀ ƯỚC MƠ CÔNG LÝ CỦA NHÂN DÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Lương Thị Tố Uyên
Khoa Xã hội
Trước hết, đây là niềm tin và mơ ước của nhân dân. Nó chi phối toàn bộ sự xây dựng và phát triển của các nhân vật chính diện, phản diện và lực lượng thần kì ở trong truyện cổ tích.
Đối với các nhân vật chính diện (Thạch Sanh, cô Tấm, người em trong truyện Cây Khế…) tác giả dân gian không chỉ dừng lại ở sự phản ánh và cảm thông đối với những đau khổ, đắng cay, oan ức của họ mà còn đặc biệt quan tâm, tìm cách, tìm đường giải thoát cho họ để họ được đền bù xứng đáng. Nhờ vậy mà nhiều nhân vật chính diện trong truyện cổ tích đã được đổi đời, được đền bù thích đáng làm cho cả người kể lẫn người nghe đều hả hê, sung sướng (Sọ Dừa thi đổ trạng nguyên và lấy được con gái phú ông, Tấm trở thành hoàng hậu, Thạch Sanh lấy công chúa và lên làm vua…).
Đối với các nhân vật phản diện (Lí Thông, mẹ con nhà Cám, người anh tham lam trong truyện Cây Khế…) thì tác giả dân gian không chỉ phản ánh, tố cáo, lên án sự tham lam, ích kỉ. độc ác, dã man của chúng mà còn tìm cách loại trừ, tiêu diệt chúng để cho những người lương thiện được sống yên vui. Vì thế hầu hết các nhân vạt phản diện trong truyện cổ tích đều dẫn đến kết cục bi thảm và bị trừng phạt thích đáng. Mức độ và hình thức thưởng phạt đối với các nhân vật chính diện và phản diện ở trong truyện cổ tích Việt được thực hiện có phân biệt, tương xứng với tài đức, tội trạng của từng nhân vật. Cô Tấm đẹp người, đẹp nết, chịu thương chịu khó, chịu nhiều thiệt thòi, được lấy vua trở thành hoàng hậu. Thạch Sanh có tài năng, mức độ, có nhiều công tích được lấy công chúa làm vua, Sọ Dừa thì đổ trạng. Người em (trong truyện Cây Khế) là người nghèo khổ, hiền lành, thật thà nhưng không có tài năng, công tích gì đặc biệt nên chỉ được Chim thần cho vàng (vừa đầy chiếc túi “ba gang”) để trở thành giàu có mà thôi. Đối với các nhân vật phản diện, sự trừng phạt cũng có sự phân biệt rỏ rệt. Lí Thông tham tài, tham sắc, tham danh vọng, địa vị, vong ân bội nghĩa, lợi dụng, lùa gạt, cướp công và hãm hại Thạch Sanh thì bị trời đánh hoá thành kiếp bọ hung, đời đời chui rúc nơi hôi hám. Người Anh (trong truyện Cây khế) ích kỉ, tham lam thì Chim thần cũng chỉ “chiều” theo tham vọng của hắn để cho hắn phải tự chuốc lấy cái chết nhục nhã mà thôi. Còn ở truyện Tám Cám thì sự trừng phạt nhân vật phản diện có phần đặc biệt so với nhiều truyện cổ tích khác. Và đây là một trong những chổ có vấn đề đã từng gây ra sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Người thì cho Tấm trừng trị mẹ con nhà Cám như thế là phải, là thích đáng. Người thì cho cách trả thù của Tấm (giết Cám bằng nước sôi, rồi muối thành mắm…) như thế là quá quắt, trái với bản tính hiền lành vốn có của Tấm và cũng trái với truyền thống khoan dung, rộng lượng của dân tộc. Do đó có người đã đề nghị không nên đưa truyện Tấm Cám vào chương trình văn học dân gian trường phổ thông.
Quả thực cách trả thù của Tấm đối với mẹ con nhà Cám là rất đặc biệt, khác với thông lệ của truyện cổ tích. Thông thưòng trong truyện cổ tích, các nhân vật chính diện ít khi trực tiếp trả thù các nhân vật phản diện. Thạch Sanh hoàn toàn tha bổng cho mẹ con Lí Thông; người em trong truyện cây khế không hề phàn nàn, oán trách người anh tham lam; Sọ Dừa và vợ chàng cũng không hề đả động gì đến tội trạng của hai người chị gái (con phú ông)… việc trừng phạt các nhân vật phản diện trong truyện cổ tích phần lớn là do các lực lượng thần kì (Trời, Phật, Thần linh…) thực hiện, hoặc do bản thân các nhân vật tự chuốc lấy. Trái lại, ở truyện Tấm Cám, các tác giả dân gian đã để cho Tấm trực tiếp trả thù và trả thù một cách quyết liệt, dữ dội đối với mẹ con nhà Cám khiến cho tính cách của Tấm phát triển thành hai phần, hai giai đoạn khác nhau và đối lập nhau rõ rệt. Giai đoạn đầu khi còn sống (lúc còn ở nhà với dì ghẻ và Cám cũng như khi đã vào cung vua làm hoàng hậu) Tấm rất hiền lành, chịu thương, chịu khó, thậm chí rất yếu đuối (chỉ biết khóc mỗi khi gặp khó khăn) và nhẹ dạ, cả tin (nên bị Cám cướp giật liên tiếp: cướp giỏ cá, cướp quyêng đi trảy hội, cướp chồng…). Nhưng sau khi bị giết, trải qua nhiều kiếp (kiếp người, kiếp chim, kiếp xoan đào, kiếp khung cửi, kiếp thị) và trở lại làm người thì Tấm trở thành một người khác hẳn: đáo để, kiên quyết, chỉ tên vạch mặt kẻ thù đến nơi đến chốn và trừng trị chúng một cách không thương tiếc. Ở đây có sự kết hợp, hoà trộn giữa niềm tin và triết lí truyền thống “ở hiền gặp lành” của nhân dân và thuyết luân hồi, quả báo (“thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”) của đạo Phật. Vì thế mà có hai cô Tấm khác nhau rõ rệt. Cô Tấm thứ nhất (từ đầu cho đến khi trở thành hoàng hậu) về cơ bản đồng dạng với các nhân vật chính diện khác của truyện cổ tích (cuộc đời cũng gồm hai phần: phần hiện thực và phần ước mơ, phần tối tăm và phần tươi sáng). Cô Tấm thứ hai (từ khi trèo cau bị giết cho đến khi trở lại làm người trải qua nhiều kiếp khác nhau) chủ yếu là nhân vật của sự trả thù, báo ứng, không còn là nhân vật phổ biến, thông thường trong cổ tích nữa. Và đây chính là chỗ đặc biệt trong truyện Tấm Cám so với các truyện cổ tích khác. Với mức độ khác nhau, cả hai cô Tấm ấy đều phù hợp với triết lí “ở hiền gặp lành” và ước mơ công lí của nhân dân. Việc xây dựng cô Tấm thứ hai (hay giai đoạn thứ hai của nhân vật Tấm) cho thấy tác giả dân gian của truyện này có cái nhìn hiện thực xã hội rất sâu sắc và sự phản ánh ước mơ công lí của nhân dân rất triệt để.
Tác giả không bằng lòng kết thúc truyện một cách “có hậu” ở việc Tấm lấy được vua và trở thành hoàng hậu (mặc dù truyện đến đây đã khá dài và có đầy đủ các bước phát triển như nhiều truyện cổ tích thần kỳ khác).
Sự kiện bà hoàng hậu Tấm về nhà làm giỗ cha và bị mẹ con nhà Cám giết chết mở đầu cho phần thứ hai của truyện Tấm Cám, phản ánh sâu sắc và triệt để hơn xung đột quyền lợi trong xã hội phong kiến và khát vọng chính nghĩa thắng gian tà của nhân dân. Với phần thứ nhất truyện Tấm Cám chỉ mới nói được vấn đề “người hiền” có thể và cần phải được “gặp lành”. Với phần thứ hai, tác giả mới nói được rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn kinh nghiệm và lí tưởng sống của mình là: “người hiền” không dễ gì sống yên ổn với “điều lành” khi “kẻ ác” còn tồn tại, chưa bị loại bỏ.
Nếu như ở phần thứ nhất kẻ cướp công của Tấm là Cám thì ở phần thứ hai, sự căm phẫn và trả thù của Tấm cũng chủ yếu hướng vào nhân vật Cám.
Sẽ là một thiếu sót đáng kể nếu không nói đến các nhân vật thần kì, siêu nhiên, khi bàn về triết lí “ở hiền gặp lành” và ước mơ công lí của nhân dân ở trong truyện cổ tích.
Khi khát vọng công lí và niềm tin “ở hiền gặp lành” chưa có điều kiện để thực hiện được nhiều trong đời sống thực tế, tác giả truyện cổ tích đã dùng các nhân vật thần kì, siêu nhiên để thực hiện ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng.
Lực lượng thần kì, siêu nhiên ở trong truyện cổ tích Việt rất phong phú, đa dạng, bao gồm các nhân vật thần kì (như Tiên, Bụt, Thần linh, Diêm Vương), các con vật siêu nhiên (như Trăn Thần, Rắn Thần, Têy Tinh, Hồ Tinh…), các vật thiêng có phép lạ (như gậy Thần, Đàn Thần, Cung Thần, Niêu cơm Thần, chiếc áo tàng hình…).
Lực lượng nảy sinh ra từ nhiều nguồn gốc khác nhau, như quan niệm thần linh trong thần thoại, sự tín ngưỡng của nhân dân, ảnh hưởng của các tôn giáo (đạo Phật, đạo Lão…), nhưng đã được nhào nặn lại theo quan niệm và lí tưởng thẩm mĩ của tác giả truyện cổ tích. Vì thế lực lượng thần kì trong cổ tích không giống với các vị thần trong thần thoại và các tôn giáo đã sản sinh ra chúng. Lực lượng thần kì trong truyện cổ tích không phải là hiện thân của các lực lượng tự nhiên như các vị thần (Thần Mưa, Thần Gió…) trong thần thoại mà ít nhiều đều mang tính xã hội, tính giai cấp. Tiên, Phật (hay Bụt) trong truyện cổ tích chỉ giúp những người nghèo khổ, lương thiện (như Tấm, Thạch Sanh…) chứ không giúp kể ác (như Cám, Lí Thông…). Có khi nhân vật thần kì tỏ ra vô tư, trung lập, không thiên vị, nhưng cuối cùng vẫn gây ra những tác dụng ngược nhau đối với nhân vật chính diện và phản diện. Chẳng hạn con Chim thần trong truyện Cây khế đã nói với người em và người anh một câu như nhau (“Ăn một quả trả cục vàng – May túi ba gang mang đi mà đựng”) và đã đưa cả người anh lẫn người em đến đảo vàng ngoài biển xa. Nhưng sức Chim thần có giới hạn, nên không mang nỗi số vàng quá nhiều của người anh tham lam, khiến cho y pahỉ mất mạng. Cây đàn thần (trong truyện thạch Sanh) cũng chỉ phát huy được tác dụng kì diệu khi vào tay Thạch Sanh mà thôi (vua Thuỷ Tề có cây đàn thần mà vẫn phải chịu bó tay để cho yêu quái bắt Thái tử nhốt trong cũi sắt).
Phần lớn các lực lượng thần kì trong truyện cổ tích đều chỉ xuất hiện khi nhân vật chính diện gặp tai nạn, bế tắc, cần sự giúp đỡ. Nhưng cũng có khi bản thân nhân vật chính diện mang trong mình yếu tố thần kì (ví dụ Thạch Sanh, Sọ Dừa, người vợ Cóc trong truyện lấy vợ Cóc), Thạch Sanh là người nhưng có nguồn gốc siêu nhiên (là thái tử con Ngọc Hoàng, đàu thai vào nhà họ Thạch, năm 13 tuổi đã được Tiên ông dạy cho các phép võ nghệ thần thông). Sọ Dừa cũng có nguồn gốc phi thường (ẩn trong lốt sọ xấu xí, đáng sợ nhưng vốn là “người trời”, tài giỏi và chỉ một mình cô con út của phú ông sớm nhận ra điều kì diệu đó).
Thạch Sanh đã hoạt động trong một không gian rất rộng, bao gồm bốn cõi (từ”cõi trời” đầu thai vào nhà họ Thạch làm người hạ giới, rồi từ cõi trần, xuống hang động, từ hang động xuống thuỷ cung và cuối cùng mới trở lại trần gian).
Số lượng nhân vật trong truyện Thạch Sanh rất đông (trên 20 nhân vật và vật thần kì khác nhau), được phân làm hai tuyến (chính diện và phản diện). Ở mỗi tuyến đều có nhân vật là người và nhân vật siêu nhiên, kì ảo. Tuyến chính diện gồm các nhân vật là người (Thạch Sanh, công chúa, vua (cha của công chúa) và cha mẹ Thạch Sanh). Các nhân vật siêu nhiên (Ngọc Hoàng, Tiên Ông, vua Thuỷ Tề, Thái tử con vua Thuỷ Tề) và các nhân vật thần kì (Cung thần, Đàn thần, Niêu cơm thần). Tuyến nhân vật phản diện cũng bao gồm các nhân vật là người (Lí Thông, mẹ Lí Thông, Quân 18 nước chư hầu) và các quái vật thần kì (Trăn Tinh, Đại Bàng, Hồ TInh).
Thạch Sanh là nhân vật có nguồn góc siêu nhiên, là “con trời” nhưng đã đầu thai vào nhà họ Thạch và được trần gian hoá, xã hội hoá hoàn toàn (có cha mẹ, quê hương, có một cuộc đời phong phú với nhiều thân phận, công việc và kì tích khác nhau: trẻ mồ côi, người tiều phu, người ở dưới hình thức em nuôi, dũng sĩ diệt trừ yêu quái cứu người…).
Có thể nói Thạch Sanh là con người đẹp nhất, phong phú và hoàn hảo nhất trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam đã xây dựng.
Đông Hà, tháng 4/2013
Quảng Trị Trong Thơ Chế Lan Viên
HUỲNH VĂN HOA
Có thể nói rằng , trong thơ ca hiện đại Việt Nam, ít có nhà thơ nào đưa hình ảnh quê hương vào thơ ca của mình một cách tha thiết, đau đáu như Chế Lan Viên. Suốt nhiều trang viết, cả văn cũng như thơ, đất và người Quảng Trị thường xuyên đi và về trong các sáng tác của Chế Lan Viên, làm nên một không gian nghệ thuật đặc sắc.
Chế Lan Viên quê ở làng An Xuân, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Song, từ lúc lớn lên, học hành, ông lại gắn bó đặc biệt với Bình Định.Vùng đất của nhiều tháp Chàm đã tạo nên một Điêu tàn, tập thơ ” đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị. Nó dựng lên một thế giới đầy sọ dừa, xương máu, cùng yêu ma… Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ hai mươi, nó đứng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật “ ( Chế Lan Viên, Điêu tàn-Tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, 2002, trang 149, 153 ). Chỉ từ khi tham gia kháng chiến chống Pháp, dấu chân của ông in đậm suốt cả vùng từ Thanh-Nghệ-Tĩnh đến Bình-Trị-Thiên , nhất là quê mẹ Quảng Trị. Quảng Trị, cả hai cuộc kháng chiến, đều ác liệt và dữ dội. Vùng quê nghèo khổ, lam lũ , gió Lào và cát trắng, hình ảnh mẹ tảo tần khuya sớm với ” đá sỏi, cây cằn ” luôn luôn trở về trong tâm trí nhà thơ:
Ôi gió Lào ơi ! Ngươi đừng thổi nữa
Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ Những đồi sim không đủ quả nuôi người Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng..
Quảng Trị, ấy là trại tù Lao Bảo, nơi giam cầm biết bao chiến sĩ cách mạng. Quảng Trị, nơi ” những đồi tranh ăn độc gió Lào “. Quảng Tri, nơi ” con chim bỏ trời quê ta đi xứ khác”, nơi ” đất không nuôi nổi người, người không nuôi nổi đất “.
Tháng 7-1949, tại Tà Cơn, đường Chín, gần quê nhà, ông được kết nạp vào Đảng. Sau này, bài thơ Kết nạp Đảng trên quê mẹ là lấy từ cảnh và người của quê hương. Bài thơ dài đến 61 dòng, đầy da diết và nhớ thương nặng trĩu , thiêng liêng và xúc động giữa những hình ảnh Quê hương – Mẹ – Đảng lồng vào nhau. Bài thơ có những dòng, những câu nói về mẹ đầy cảm động :
Từ buổi dạy con lòng thương ghét ban đầu
Tự quê mẹ nghèo, tự đời mẹ khổ Tự giọt lệ khóc tù đi biệt xứ Tự nắm cơm khô đưa cán bộ thoát làng Tự tiếng thét căm thù vì giặc giã, vua quan… Là tiếng quê hương ấm lành Quảng Trị …
Trong bài Gửi trạng Thông họ Hoàng, một bài thơ viết cho Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên ghi:
Quảng Trị vốn là quê mẹ
Gió Lào râm ran… Tôi khóc oe oe trong gió Lào rách xé…
Nhiều cơn gió Lào thổi dọc suốt con đường thơ của Chế Lan Viên. Nhiều cảnh đời cơ cực , đói nghèo, ” cuộc sống xưa như nước chảy mất dòng/ Không ai thương như cỏ nội giữa đồng “,…ám ảnh mãi trong nhiều trang viết của Chế Lan Viên. Trước 1945, sự tàn tạ của bao tháp cổ Bình Định trong những chiều thẫm máu hồng, những đêm mờ sương lạnh của dòng sông Linh hư ảo, …đã để lại nơi nhà thơ những dấu ấn siêu hình, những phù chú ngôn ngữ. Sau này, qua bao nẻo đường kháng chiến của Khu Bốn, của chiến trường Trị Thiên, sự gắn bó máu thịt với đất và người của quê hương, nhà thơ càng hiểu và yêu thêm quê mẹ Quảng Trị.
Trong tuyển tập Thơ văn chọn lọc, do Sở Văn hóa-Thông tin Nghĩa Binh, in năm 1992, Chế Lan Viên đã viết :
” Quê cha mẹ tôi ở ngoài Quảng Trị…Cha mẹ tôi sinh ra và lớn lên trong gió Lào và khoai sắn Bình-Trị-Thiên. Ký ức tôi ngược thời gian , thì nó vẫn đi về qua lại thường xuyên giữa các đồi sim mua Quảng Trị và góc thành Bình Định này. Ngỡ như tính cách tâm hồn và bút pháp thơ tôi đều bắt nguồn từ hai nơi ấy. Tôi làm thơ lúc 12, 13 tuổi ở huyện lỵ An Nhơn . Lủi thủi làm và cũng không ý thức đó là thơ. Ký những cái tên chỉ địa danh ngoài Quảng Trị : Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai”.
Như vậy đã rõ, sự nghiệp văn chương của Chế Lan Viên có sự thấm đẫm, chuyển hóa và bắt nguồn từ quê hương Quảng Trị. Quảng Trị có khi hiện diện bằng tên đất tên người, có khi lặn sâu vào hình tượng người mẹ khổ nghèo trong các bài văn, bài thơ của Chế Lan Viên .
Bài thơ dài 10 khổ, theo thể thơ 5 chữ, có tên Quê mẹ thật cảm động . Bài thơ như một tổng kết của những chặng đường kháng chiến, gắn liền với quê hương, với mẹ. Bao kỉ niệm đầy cảm động của ” ngày con đi kháng chiến” :
Đất cát lại gió Lào Vẫn mít và sắn ấy Đây quê mẹ rồi sao Bước chân con dừng lại Nhớ ngày con ra đi Chim trong vườn gáy mãi…
Người mẹ ấy, mỗi lần ra vườn hái lá, nấu bát canh, lại nhớ đến con . Ngày con ra đi, ” mẹ bảo đùm ớt theo / mua gì giờ cũng hiếm” . Nơi xa, người con nhớ về căn nhà tranh gió thốc vào mỗi khi gió Lào , gió nam ào ào thổi qua . Những rặng tre gầy guộc những vườn sắn lao xao, lưng mẹ còng theo năm tháng …trở thành những hình ảnh khó quên trong thơ Chế Lan Viên.
Ngũ tuyệt về mẹ cũng là một bài thơ viết theo kiểu như thế. Hình ảnh của bờ sông ngày mẹ tiễn con đi.Tiếng súng nổ qua hai mươi năm trời vẫn còn âm vọng.. Ngỡ như mới hôm nào , ” giã mẹ ra đi kháng chiến bốn phương trời ” vậy mà, chao ôi, mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm xa mẹ. ” 1972 Quảng Trị giải phóng , tôi về thăm quê mẹ.. Đường vào phần mộ mẹ tôi đầy mìn, nên tôi đành chịu, quay vào làng, tìm những người thân “ ( Nghĩ cạnh dòng thơ, NXB Văn học, Hà Nôi, 1981, trang 279 ) .
Trong tập thơ Hoa trên đá ( NXB Văn học , Hà Nội 1984 ), Chế Lan Viên viết bài thơ Mồ mẹ :
Nấm mộ rìa làng. Mẹ đấy chăng ? Một đời xa mẹ mới về thăm Nhớ bên đồn địch, con rời mẹ Nay đốt tuần hương chỗ mẹ nằm.
Quảng Trị bạt ngàn những rừng lau trắng, nhất là đường lên Lao Bảo. Hoa lau đường 9 , con đường gắn với chiến công và máu. Đó là , ” hoa lau đường máu “, như cách gọi của ông.
Trắng hoa lau như một màu tang: Giá được màu hoa tím/ Hẳn hồn nhẹ đau hơn.
Chế Lan Viên là nhà thơ yêu quê hương Quảng Trị của mình bằng tất cả sự rung động tế vi của một tâm hồn nghệ sĩ, trở thành một trong những nhà thơ hiện đại Việt Nam gắn bó máu thịt với vùng gió Lào cát trắng, cằn khô nhưng thắm thiết nghĩa tình này.
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2009
HUỲNH VĂN HOA
Mục Đồng @ 04:59 10/07/2010 Số lượt xem: 6266
Văn Học Dân Gian Quảng Trị
Quảng Trị là một vùng đất giàu có vốn văn hoá phi vật thể, trong đó văn học dân gian có vị trí hết sức đặc biệt. Văn học dân gian Quảng Trị là sản phẩm chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dòng văn học truyền khẩu.
Xét giá trị nội dung và nghệ thuật, văn học dân gian Quảng Trị có những nét riêng, đóng góp cho văn học dân gian Việt Nam thêm phần phong phú. Văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại (huyền thoại, huyền tích, tục ngữ, câu đố, truyện cười, tuồng hài…) song phong phú,đa dạng và giàu màu sắc địa phương và có thể phân thành 4 mảng chính là ca dao-dân ca, Tục ngữ-câu đố, Truyền thuyết-cổ tích-truyện trạng, hò vè.
Ca dao- dân ca của bất cứ miền nào trước hết cũng là tiếng ca của nghĩa tình, tiếng nói của yêu thương. Trong sinh hoạt gia đình, làng xã, lúc làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi, khi tiếng nói của con tim đã đã ở cung bậc cao nhất, người lao dộng dùng lời ca để bày tỏ tâm tình trước cảnh vật, trước những biến diễn của cuộc đời và trao đổi tâm tình với nhau. Tính trữ tình, bởi vậy thấm đượm trong nội dung lẫn âm điệu của các khúc hát dân gian. Một chút buồn thoáng qua của con người trước cảnh vật:
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân thêm buồn
Một tình cảm thành kính dâng lên cha mẹ:
Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già
Việc tìm kế sinh nhai nhưng người Quảng Trị luôn nhớ về quá khứ, nào công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, tình nghĩa vợ chồng keo sơn, gán bó dù sông cạn đá mòn:
Mẹ thương con qua cầu Ái Tử Vợ trông chồng lên núi Vọng Phu Một mai bóng xế trăng lu Con ve kêu mùa hạ biết mấy thu gặp chàng
Tất cả những biểu hiện khác nhau của mối quan hệ giữa con người với con người, tất cả những cung bậc phong phú, đa dạng, tinh tế của tình cảm con người, ca dao – dân ca đã “thấu đến chân tơ kẻ tóc” (chữ dùng của Xuân Diệu) và đã nói bằng một tiếng nói đằm thắm, sâu lắng, thiết tha. Tình cảm ấy mở rộng ra, nâng lên thành tình cảm đối với quê hương đất nước, thành tình cảm giai cấp, nghĩa đồng bào, và sau này trong thời đại mới là nghĩa quân dân, tình dân đối với Cách mạng, với Đảng, với Bác Hồ và tình nam Bắc ruột thịt. Những biểu hiện khác nhau ấy của tình riêng, nghĩa chung trong ca dao – dân ca miền nào cũng có. Vấn đề đặt ra là cần tìm ra những sắc thái riêng. “Những óng ánh riêng” trong cách biểu đạt tình cảm của ca dao dân ca mỗi miền.
Tiếp xúc với ca dao – dân ca Bình Trị Thiên, ta thấy có nhiều cách biểu đạt khác nhau về những khía cạnh tinh tế, phức tạp của tình cảm con người. Có bài ca dao hết sức mộc mạc, mộc mạc như là lời ăn tiếng nói hàng ngày, diễn đạt một tiếng long cũng hết sức giản dị, chân thực:
Đôi ta thương chắc mần ri Bọ mẹ mần rứa, eng thì mần răng?
Có trường hợp là một tiếng nói mạnh mẽ, quyết liệt đấu tranh cho một nguyện vọng, một ước mơ một sự trọn vẹn của nghĩa tình.
Thiếp thương chàng gươm vàng không sợ Súng bắn chin, mười lần duyên nợ không buông. Chẳng thà chịu tiếng cho luôn Gươm trường kề cổ không buông nghĩa chàng.
Song nhìn chung tiếng trong ca dao-dân ca Bình Trị Thiên, dù mỗi vùng sắc thái có khác nhau vẫn là tiếng nói đằm thắm giàu ân nghĩa chứ không thiên về rắn rỏi, mạnh mẽ, quyết liệt hoặc quá mộc mạc, trần tục…Cách diễn đạt lại thường nhẹ nhàng, bóng bẩy, có sự trau chuốt, gia công tỷ mỉ trong việc dùng chữ, đặt câu (sắc thái này thể hiện rất rõ trong ca dao dân ca vùng Huế -Thừa Thiên)
Kháng chiến chống ngoại xâm là một nội dung khá quan trọng. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ca dao dân ca Quảng Trị vẫn không ngừng phát triển để đáp ứng yêu cầu của thời đại. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã vẽ nên những trang sử oai hùng của dân tộc, cho Quảng Trị mà các địa danh Triệu Sơn, Ba Lòng, Như Lệ là những nơi tiêu biểu cho phong trào kháng Pháp. Những nơi khác cũng đã từng in dấu chiến tranh tàn phá như dãy Trường Sơn, sông Thạch Hãn, Bích La Đông, An Hoà, Đại Hào, Phương Ngạn:
Ai về Bích La Đông khỏi lòng đau xót ruột Ai về An Hoà khỏi hậm hực thù Tây Mồ mả cha ông hắn cho xe xới, xe cày Bao nhiêu oan hồn nước mắt nghĩ lại trăm đắng nghìn cay căm thù.
Cần ghi nhận là dân ca cũng theo thời sự mà chuyển biến, phát triển. Chiến đấu để thống nhất, để được sống tự do, độc lập trên quê hương là niềm tin mãnh liệt của người dân Quảng Trị thể hiện rõ từ thời kháng chiến chống Pháp đến thời chống Mỹ. Ca dao dân ca Quảng Trị đã phản ánh một cách sinh động ý chí và tâm tình thiết tha ấy.
Như vậy, sự thêm bớt chữ trong các câu ca dao Quảng Trị là không có quy tắc mà hoàn toàn tuỳ theo cảm hứng của người hò, sao cho tròn ý nghĩa là được. Sự hợp vần trong các dao thường thay đổi, hết gieo vần lưng lại gieo vần chân, như quy luật hợp vần của thể lục bát và song thất lục bát, nhưng một số ít câu ca dao của Quảng Trị lại có lối gieo ở vần chân.
Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao Quảng Trị cũng khá phong phú. Ta sẽ gặp ở đây những loại từ đối nghĩa, đối ý trong dân ca đối đáp: – Bánh cả mâm răng gọi là bánh ít Trầu cả chợ răng nói trầu không Trai nam nhơn đối đặng sẽ làm chồng nữ nhi – Chuối không qua Tây răng gọi là chuối sứ ? Cây không biết chữ răng gọi là thông ? Nam nhơn đà đối đặng quyết làm chồng nữ nhi Trong lời hò đối đáp, lối ứng xử thật thông minh: Ngồi buồn nói chuyện trên non Một trăm thứ cá có con không thằng Khi chọc ghẹo nhau vẫn giữ lối văn nhã: Em mở khuôn ra cho anh đúc lấy lượng vàng Hoạ may may hoạ thiếp với chàng dùng chung – Anh về thưa với hai họ rõ ràng
Mời thân nhân lại, em mở khuôn vàng cho coi
Quảng Trị là vùng đất thành lập sau khi nước ta đã định hình hàng nghìn năm trước. Văn học dân gian vùng này là sản phẩm của những con người có gốc từ Thanh Nghệ truyền vào. Qua cuộc sống chung với dân bản địa ở vùng đất mới, dần dần con người ở đây mới tạo được một phong cách riêng. Sự giao lưu văn hoá thế tất phải xảy ra. Ca dao là thể loại để lại những dấu vết rõ rệt trong ngôn ngữ văn học
TỤC NGỮ – CÂU ĐỐ
Tục ngữ và câu đố là hai thể loại suy lý phổ biến ở Quảng Trị . Cũng như ở các nơi khác, tục ngữ Quảng Trị được phân làm hai tiểu loại: Các câu phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết và sản xuất. Các câu phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về đời sống xã hội. Đây là phần quan trọng nhất là mọi người cần quan tâm khi viết về đề tài ca dao- tục ngữ
Nhìn chung, kinh nghiệm của nhân dân ở đau cũng tương tự như nhau. Ở Quảng Trị có những câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết như sau: Chớp ngã Cồn Tiên; Mưa liền một trộ; hoặc: Sấm Đầu mâu không cầu cũng đến.
Lại có những câu đề cập đến sản vật đặc biệt của từng địa phương. Chính qua những câu tục ngữ này, chúng ta lại càng hiểu sâu sắc hơn văn hoá vật chất của vùng đất Quảng Trị:
-Nem chợ Sãi, vải La Vang -Khoai quán Ngang, dầu tràm Đại Nại -Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ – Khoai từ Trà Bát, quạt chợ Sông -Cá bống Bích La, gà Trại Lộc…
Kinh nghiệm về đời sống xã hội có những câu thật xác đáng và thực tế:
-Chạy lóc xóc không bằng góc vườn -Nhiều nghề cá trê húp nác(nước)
Người miền núi cũng bày tỏ kinh nghiệm của họ:
– Đừng mau phai như hoa Toang-a-rát – Đừng chóng bạc như vôi – Xách bầu phải xem quai – Địu con phải xem vải buộc – Làm cỏ phải xem cán nắm
Về hình thức nghệ thuật, các câu tục ngữ ở Quảng Trị thường hợp vần theo lối yêu vận chứ không theo lối cước vận.
Câu đố Quảng Trị có thể phân thành những tiểu loại:
-Về những bộ phận cơ thể của con người -Về những hoạt động của con người -Về các con vật -Về các loại cây trái -Về các sự vật hiện tượng khác.
Qua những câu đố ấy, ta thấy được sự tinh vi trong những nhận xét về sự vật, con vật sống cạnh người, như đố về con gà trống:
Đầu rồng, đuôi phụng cánh tiên Ngày năm bảy mụ tối ngủ riêng một mình. Hoặc con chó : Khen ai nho nhỏ Mắt tỏ như gương Tối trời như mực Biết người thương ra chào
Có nhiều khi sự liên tưởng vô cùng sâu sắc. Đố về cau, trầu, vôi có câu:
Hai cây cao đã nên cao Một người dưới rào xa đã nên xa Ba người họp lại một nhà Kết duyên phu phụ duyên đà mặn duyên
Có thể nói sự thông minh dí dỏm, óc nhận xét tinh vi của người Quảng Trị đều được thể hiện trong câu đố:
Da non mà bọc lấy xương Lửa cháy trên đầu chúa chẳng thương Đêm năm canh tiêu hao mình thiếp Nghĩ đến đoạn trường nước mắt nhỏ sa ( Cây đèn sáp) Một mẹ sinh đặng ngàn con Trai có gái có , tài khôn rõ ràng Mặt trời đã xế vàng vàng Con xa ngái mẹ lại càng thương thay Cách nhau đã bốn năm ngày Con lại gặp mẹ mừng thay là mừng (Phiên chợ Cam Lộ)
Một số câu đố khác theo lối “đố tục giảng thanh” cũng thường được nhân dân Quảng Trị vận dụng để sáng tác.
Các truyền thuyết về đền- tháp- miếu- chùa như “Sự tích tháp Dương Lệ và tháp Trung Đan”, ” Đề Tương Hầu”, ” Miếu Tương Nghè”…đã vẽ lại một giai đoạn lịch sử lâu đời lúc thần linh còn ngự trị khá sâu sắc trong tư tưởng của nhân dân.. Qua các truyền thuyết đó, ta thấy được lòng tôn trọng văn hoá, biết ơn những vị có công với đất nước, quê hương
Truyện cổ tích lại mang một nội dung khác. Đó là những chuyện phản ánh tâm tư, nguyện vọng của con người, đề cập đến những tình cảm riêng tư trong sinh hoạt cá nhân, gia đình và xã hội. Hệ tư tưởng nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong các truyện cổ. Nhiều truyện nêu bật các đức tính chung thủy, hiền hậu, đảm đang, cần kiệm. Truyện” Vác mía tìm dâu”, “Tình mẹ con” có mục đích khuyến dụ thanh niên nam nữ giữ gìn và phát triển những đức tính ấy để bảo vệ tình cảm, đạo đức trong cuộc sống gia đình. Truyện” Vợ làm quan cho chồng” đề cao người vợ khôn ngoan cũng là truyện có khuynh hướng đạo lý… Có thể nói các truyện cổ tích dân tộc kinh tại vùng đất Quảng trị dù phương thức diễn đạt khác nhau, có truyện mang tính thần kỳ, có truyện mang tính khôi hài… nhưng nhìn chung xu hướng trong các truyện cổ là đe cao đạo lý làm người.
So với truyện cổ dân tộc kinh thì truyện cổ miền núi Quảng Trị phong phú hơn. Một số truyện cổ tích có tính suy nguyên luận như ” Sự tích sao hôm sao mai” (taôi), ” Tình nghĩa gà vịt” (Vân kiều)…phản ánh sinh hoạt xã hội, có mục đích khuyến giáo đạo lý làm người, đề cao sự chung thuỷ, phê phán những hạng xảo trá, lừa đảo trong quan hệ gia đình, xã hội. Truyện cổ tích thần kỳ miền núi khá hấp dẫn ở những yếu tố người thần, vật thần. Truyện “Con voi thần” hấp dẫn ở nội dung độc đáo, thể hiện sự chất phác cùng sự dung dị trong nếp sống, nếp nghĩ của dân tộc miền núi.
Trong kho tàng truyện kể Quảng Trị, truyện cười cũng chiếm số lượng lớn và vô cùng phong phú. Đặc biệt vùng đất Như Lệ khô cằn lại tập hợp một khối lượng truyện cười đáng kể. Đáng chú ý hơn cả là Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng . Nghệ thuật kể truyện Trạng Vĩnh Hoàng tuy cũng dùng biện pháp khoa trương, phóng đại, nhưng dựa trên cơ sở hiện thực như chuyện “Trâu đen trâu bạc” là để phóng đại dưa hấu ở Vĩnh Hoàng, chuyện “Mắc cọp mà cày” là để phóng đại việc người Vĩnh Hoàng ngày trước đi cày rất sớm và vùng này cũng nổi tiếng có nhiều cọp như ở Thuỷ Ba. Về phương thức phóng đại, người Vĩnh Hoàng không dùng lối trực tiếp mà diễn tả bằng lối gián tiếp. Để chỉ quả dưa khổng lồ, họ không so sánh quả dưa đó với vật thể nào mà diễn đạt một cách thông minh hơn: dưa mà đạn bắn vào mắc kẹt không ra được, cả đàn quạ chui vào ruột khoét dưa ăn, rồi mang cả dưa lẫn quạ bay lên cao.
Truyện Trạng Vĩnh Hoàng đã nêu bật được bản sắc độc đáo của con người Việt Nam ở Vĩnh Hoàng. Tuy là truyện Trạng nhưng vẫn có một giá trị hiện thực. Đây không phải là những truyện bông lơn, nói láo một cách hời hợt dễ dãi mà xây dựng từ những thành quả lao động và chiến đấu. Giá trị ấy cần phải được khẳng định khi xét đến mối tương quan của nó với các loại truyện khác như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn…
HÒ VÈ
Hò địch vận ở Như Lệ vốn là biến điệu của hò mái nhì nhưng vang xa như tiếng ngân vút cao mạnh mẽ phát ra từ con tim yêu nước nồng nàn. Tiếng hò Như Lệ là nét độc đáo trong dân ca kháng chiến Quảng Trị, nó đã phát huy tác dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ, tiếng hò kháng chiến lại được dịp vang xa. Nhiều câu hò hai bên bờ sông Bến Hải nói lên niềm ước vọng đất nước thống nhất. Chính ở vùng này đã hình thành nên một bộ phận văn học dân gian mang những đặc điểm riêng của một vùng đất bị chia cắt.
Sông Hiền Lương bên bồi, bên lở Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương Bao giờ giặc Mỹ hết phương Bắc Nam sum họp con đường vô ra.
Vè là một thể loại kể chuyện bằng văn vần phổ biến ở Quảng Trị, phát triển mạnh vào thế kĩ XIX. Vè Quảng Trị cũng như các nơi khác, phần lớn là những bài có dung lượng vừa phải được sáng tác theo thể lục bát, hoặc tứ tự, song thất lục bát. Một số bài nổi bật với nội dung mang tính xã hội sâu sắc. Đó là loại vè thế sự. Vè “Mẹ Hẹ” là một sáng tác độc đáo. Hình thức sáng tác gần như lối thoại kịch với lời đối đáp của hai nhân vật: cô Hẹ và quan huyện. Nội dung bài vè kể lại câu chuyện cô Hẹ vào tuổi xuân tình phơi phới đã bị quan huyện lừa phỉnh. Sau khi để lại một bầu thai cho cô Hẹ, quan huyện ấy đã tàn nhẫn đuổi cô Hẹ ra khỏi nhà. Cô Hẹ nuốt hận trở về nhà mẹ. Sau khi sinh nở, thấy cô vẫn còn xuân sắc, quan huyện lại giở trò tán tỉnh. Cô đã vạch trần thói bạc tình, bạc nghĩa của tên quan này bằng một ngôn ngữ cay chua, mang sắc thái địa phương đậm đà mà không phải bài vè nào cũng thể hiện được.
Xoay quanh thể loại này có những giai thoại mà mỗi khi quây quần bên ấm chè xanh hoặc đôi phút giải lao nơi đồng áng thường được người dân truyền tụng. Chuyện ông Bộ ở làng Gia Độ và O Thơi ở làng Xuân Thành là một trong số đó. Ông Bộ là người nho nhã, có vốn nho học. Tuy đã có gia đình nhưng lại rất say mê hò hát. Còn O Thơi là một gái chưa chồng, tài sắc vào đám nhất vùng thời ấy. Một hôm, gặp O Thơi quang gánh di chợ qua cánh đồng giáp hai làng, ông Bộ nổi hứng cất câu hò:
“Buôn bán chi chi rày lời mai lỗ, vất quách thúng rỗ theo anh. Một mai công toại danh thành, ta ngồi chung kiệu hành đó đây”
Không hề chần chừ nghĩ ngợi lâu, O Thơi cất giọng hò đối lại ngay lập tức:
“Chữ thánh hiền dược mấy pho mấy bộ, dám huênh hoang xuất lộ vi hành? Một mai đỗ đạt thành danh, đã có O Tam thể nó đợi anh kết nguyền”
Ông Bộ đỏ mặt vì câu hò cay độc. Ai đời đường là một đấng trượng phu ra rứa lại cho rằng chỉ có con mèo tam thể mới lấy anh!
Vẫn cái máu mê gái lại mê hò, một hôm vợ ông Bộ chuyển bụng sắp sinh, nhà lại hết dầu, vợ ông bảo ông xuống chợ mua dầu. Vừa ra đến đầu ngõ gặp cô Thơi đang đang mò cá. Hai người đối đáp đến nổi quên cả mặt trời đã xuống núi. Bỗng ông Bộ cất lên một câu hò trêu chọc rằng:
“Cảm thương cho Em sớm thì lăn đồng cạn, chiều lại lặn đồng sâu. Con tôm con tép liệu được mấy đồng xu”.
O Thơi hò đáp lại:
“Chứ làm ra năm trự mười đồng, trước ngon cơm anh sau lành áo mẹ để tỏ tấm lòng nàng dâu”.
Cũng cần đề cập thêm một nội dung khác cũng khá phong phú của vè Quảng Trị, đó là vè kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài bao nhiêu năm trên đất Quảng Trị khô cằn là đề tài cho hàng trăm bài vè phản ánh những nỗi khổ cực của người dân trong cuộc chiến tranh xâm lược, nêu bật tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân ở một vùng đất có truyền thống đấu tranh.
Bao năm tháng qua, văn học dân gian Quảng Trị đã sống cùng nhịp sống của dân tộc bằng tiếng nói hồn hậu, trung thực của mình, ngân vang bằng giọng hò thiết tha, trìu mến thân thương cho đến ngày nay.
Nguồn Internet
Cập nhật thông tin chi tiết về Nước Mắt Rưng Rưng Khi Về Thăm Thành Cổ Quảng Trị trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!