Bạn đang xem bài viết Nữ Thần Băng Giá được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nữ thần băng giá – Đọc truyện cổ tích Andersen
Mời các bạn và các em cùng đọc truyện cổ tích Andersen – Nữ thần băng giá. Câu chuyện thật dài thật dài về cuộc đời của cậu bé Ruyđi cho đến ngày trưởng thành, anh chàng dũng cảm và cuộc săn đuổi của nữ thần băng giá. Kết thúc thật buồn, như nhiều câu chuyện của Andersen, để lại trong lòng người đọc những nuối tiếc và những nghĩ suy về cuộc sống…
NỮ THẦN BĂNG GIÁ
Phần I
Em bé Ruyđy
Các bạn đọc thân mến, tôi đưa các bạn sang đất nước Thuỵ Sĩ. Hãy nhìn xung quanh các bạn, nhìn lên những khu rừng âm u trên những đỉnh núi hiểm trở. Hãy trèo lên những bãi tuyết sáng chói và trở xuống những bình nguyên xanh tươi, ở đấy có biết bao nhiêu con sông con và khe suối đang ầm ầm chảy xiết, như sợ không đến kịp để tiêu tan trong biển cả.
Mặt trời rọi những tia nóng bỏng vào những thung lũng sâu, làm tan những khối tuyết. Đến đêm tuyết lại đông lại thành những tảng băng, lở ra rồi lăn xuống núi, hoặc đóng thành những dòng sông băng chồng chất lên nhau.
Trong số ấy có hai con sông băng đóng đầy những khe vực lớn dưới chân hai ngọn núi Sơrêchoóc và Vette-choóc gần thị trấn Gơrinđenvan. Những con sông băng ấy hình thành một cách lạ kỳ nên đến mùa hè, rất nhiều nhà du lịch từ khắp các nước đến đều nghỉ chân tại đó. Từ các thung lũng, leo hàng giờ liền mới lên tới đỉnh núi, ở đó, họ cảm thấy như đang nhìn thấy đồng bằng từ một quả khinh khí cầu lơ lửng trên không.
Mây luôn luôn tụ lại trên các ngọn núi thành một màn hơi bao la, còn mặt trời thì chiếu xuống thung lũng làm cho cây cỏ rực rỡ như một bức thanh lụa đặt trước đèn. Phía còn ở trên cao, nước thì thầm, khẽ róc rách và trườn theo các tảng dá, trải ra thành những dải bạc.
Hai bên đường đi lên sông băng là những nhà gỗ, xung quanh mỗi cái có vườn khoai nhỏ nuôi sống các em bé, miệng xinh xắn, háu ăn, lốc nhốc trong những gian nhà nhỏ bé đó. Người ta thấy hàng đàn các em bé ấy xô đến trước những người du lịch, vây quanh họ và mời mua những chiếc nhà gỗ xinh xinh do cha mẹ chúng đẽo gọt. Ngày nắng đẹp cũng như ngày mưa trút nước, lũ trẻ con ấy luôn đứng rải rác trên đường để chào mời du khách món hàng bé nhỏ của mình.
Cách đây chừng hai mươi năm. Du khách thấy một em bé cũng đến bán hàng, cùng chạy tới với các em khác, nhưng bao giờ em cũng đứng cách ra xa một chút. Em có một bộ mặt nghiêm nghị đáng yêu, và hai tay giữ khư khư cái hộp gỗ, tưởng chừng như không bao giờ em muốn rời nó. Các em khác quấy rầy mọi người. Riêng em chẳng nói chẳng rằng. Nhưng vẻ nghiêm trang của đứa bé làm mọi người thích gọi em hơn các em láu táu kia và em bán được nhiều hàng hơn, tuy em chẳng biết tại sao.
Chính ông em đã đẽo gọt những cái kẹp bột bồ đào, những ông phỗng kỳ quái, những con gấy, những thìa, nĩa, những cái hộp chạm trổ cành lá thanh tao và những con nai mảnh khảnh. Ông cụ ở trên núi cao. Cụ có một tủ đầy những đồ chơi xinh xinh như thế thường làm trẻ con rất mê thích. Nhưng em bé, tên gọi Ruyđy, không chú ý đến những đồ chơi đó lắm. Cái mà em thích nhìn và thèm muốn, cái mà em khao khát chiếm được, là cây súng cổ treo trên xà nhà. Ông em đã hứa cho em, nhưng chỉ cho khi nào em đã lớn và đủ sức dùng cây súng ấy.
Tuy còn bé tí, em đã phải đi chăn dê. Nếu một tay chăn dê giỏi cần phải biết cùng dê leo lên các mỏm đá thì Ruyđy là một em bé chăn dê giỏi. Em còn trèo cao hơn cả dê nữa. Em thích trèo lên ngọn cây cao để gỡ tổ chim. Em cam đảm, còn liều lĩnh là khác. Chỉ khi nào đến bên một thác nước đang gầm thét, hay nghe thấy tiếng băng lở đổ ầm ầm, mới thấy em mỉm cười.
Em chẳng bao giờ chơi với những đứa trẻ khác. Chỉ thấy em trong bọn chúng khi nào ông em sai em đi bán các đồ gỗ trạm chổ do ông cụ làm ra, Ruyđy chẳng thích làm việc ấy tí nào. Em chỉ thích một mình leo lên các ngọn núi hiểm trở, hoặc ngồi cạnh ông ngoại để nghe kể lại những câu chuyện thời xưa và những tiểu thuyết về xứ Mêringgien, nơi ông cụ sinh trưởng, xứ sở ngày xưa đã bị một dân tộc thuộc dòng giống Thuỵ Điển từ trên tít miền Bắc xuống xâm lăng.
Vì thế Ruyđy học được khối thứ. Trong khi lắng tai nghe những câu chuyện của nhà điêu khắc già ấy, em đã thu lượm được một kiến thức nho nhỏ mà các em khác cùng tuổi không hề có. Nhưng trí tuệ em lại càng minh mẫn nhờ sự giao du với những con vật cùng sống trong gian nhà gỗ. Đó là Ajôla, con chó lớn của cha em và một con mèo mà Ruyđy rất yêu quý. Chính con mèo này đã dạy Ruyđy leo trèo.
Một hôm mèo bảo: “Này, đi lên mái nhà với tớ đi”, em nghe hiểu ngay. Khi người ta hiểu ngay tiếng nói của gà, vịt, chó và mèo, chúng nói cũng rành rọt như cha mẹ nói với ta. Khi ta lấy gậy của ông làm ngựa cưỡi chơi thì ta cũng nghe thấy nó hí và trông thấy nó có cả đầu, cả chân và cả đuôi. Nhưng một khi ta lớn lên thì tính năng đó mất đi. Tuy nhiên cũng có nhiều em giữ dc tính năng đó lâu hơn các em khác, người ta cho rằng chúng là những đứa đần độn hạng nặng. Nhưng, người đời thật là lắm chuyện!
Đây, mèo đã bảo em: “Này, đi lên mái nhà với tớ đi!” Tưởng là nguy hiểm thì thật là hão huyền. Khi người ta không hề sợ ngã. Nào, cậu đặt một cẳng như thế, một cẳng như vầy. Giữ cho chắc hai cẳng đằng trước. Mắt phải thật tinh, người phải thật mềm, khi tới một vực sâu cứ nhảy qua, không sợ gì cả. Trông tớ làm đây này.”
Thế là Ruyđy thuộc lầu cả bài diễn giảng đó, theo còn mèo lên tận mái nhà và các ngọn cây. Sau đó, em leo lên tận các mỏm đá nhỏ nhọn, nơi mà loài mèo không leo đến bao giờ. Chính những bụi cây mọc cheo leo đã dạy em bám lấy những ria núi chật hẹp hiểm trở nhất.
Ruyđy thường hay trèo lên núi trước lúc mặt trời mọc, và ở đấy em thở hít không khí tươi mát, lành mạnh. Đó là một thứ rượu tiên mà chỉ có Chúa Trời nhân đức mới biết làm, và đây là cách pha chế: Hãy trộn hương thơm của tất cả các loại cỏ tươi trên núi lẫn với bạc hà, xạ hương, hoa hồng và tất cả các thứ hoa khác mọc dưới thung lũng. Hãy lọc lấy những vị thơm tinh tuý nhất, còn các hơi nặng nề thì để cho mây hút đi. Nhờ gió đẩy tất cả qua những khu rừng thông, sau đó bạn được hương của một bó hoa tươi tắn, dịu dàng và cực kỳ thơm ngát.
Chính Ruyđy sáng nào cũng lên hưởng hương thơm ấy trên núi cao, ánh sáng mặt trời đến vuốt ve đôi má em. Thần Choáng váng, con quỷ kinh tởm đang rình mò em, nhưng có lệnh của bề trên cấm nó đến gần em bé. Những con chim nhạn trong bầy tổ chim làm dưới mái nhà của ông ngoại, bay theo em lên núi cao, nơi em chăn dê, và hát lên những điệp khúc bí ẩn: “Vi ốc i, ố ốc i, ố ốc vi”* Chúng truyền lại cho em nghe những lời khen ngợi của mọi người trong nhà, kể cả của đôi gà mái, những con vật mà em không hề giao du.
Tuy còn bé tí, em đã từng du lịch khá nhiều. Em sinh ở tổng Vale, từ đấy người ta mang em vượt qua dãy núi Anpơ về Obéclen, khi em còn nhỏ xíu. Sau này, em đã từng đi bộ đến tận Ettobach để ngắm nghía cái thác nước mỹ lệ toả trong không trung như một tấm sa màu bạc dài chừng ba trăm thước trước ngọn núi Jungfơrô phủ đầy băng tuyết trắng toát.
Cũng có lần em đến gần những sông băng lớn ở Gơrinđenvan nữa. Nhưng đó là một chuyện buồn. Mẹ em đã chết ở đấy và em đã mất hết tính vui vẻ của tuổi thơ. Thỉnh thoảng ông ngoại em lại kể rằng: “Hồi thằng Ruyđy lên hai, lúc nào nó cũng cười. Thư của mẹ cháu viết cho tôi toàn kể những nét vui như điên rồ của cháu, nhưng từ khi cháu bị rơi xuống hang băng đến nay, cháu trở thành nghiêm nghị hơn ông già.” Ông cụ không thích nhắc đến biến cố ấy, nhưng khắp vùng chung quanh mọi người đều biết. Câu chuyện xảy ra như sau:
Người ta chỉ nhớ rằng cha của Ruyđy là một người đánh xe ngựa. Con chó lớn Ajôla luôn chạy theo khi ông đánh xe từ Giơnevơ qua đèo Ximplông, đi sang nước Ý. Ông có một người em trai ở thung lũng ven sông Rôn thuộc tổng Vale. Đó là một tay săn nai dũng cảm và còn là người dẫn đường cho khách du lịch.
Ruyđy mồ côi cha từ năm lên hai. Mẹ em quyết định quay trở về quê hương Obéclen thuộc Becnơ, sống với ông ngoại em cách Gơrinđenvan một dặm đường. Ông cụ làm nghề chạm chổ những đồ gỗ xinh xinh để kiếm ăn.
Thế là đến tháng sáu bà ta bế con đi cùng với hai người thợ săn nai. Họ đã vượt qua dốc núi Giemmi và đã trông thấy từ xa các nhà gỗ nằm trong thung lũng của quê hương. Họ chỉ còn phải vượt qua một con sông băng lớn nữa thôi. Đường đi thật vất vả. Tuyết vừa mới rơi xuống, che một cái vực chỉ rộng độ mấy chục thước- như thường thấy ở vùng này- nhưng lại sâu hơn một người. Người thiếu phụ trượt chân, thụt xuống tuyết và cùng Ruyđy rơi biến xuống đáy vực.
Lúc đầu người ta không nghe tiếng kêu, cũng không nghe tiếng rên rỉ. Nhưng chẳng bao lâu em bé cất tiếng khóc. Phải mất hơn một giờ sau hai người săn nai mới tìm được cọc và dây ở một nhà gần đấy. Sau nhiều cố gắng, đến tảng sáng họ mới mang lên được người mẹ và đứa bé nom như đã chết rồi. Người ta cứu được đứa bé, còn người mẹ thì không cứu được. Em bé được mang về với ông ngoại và ông cụ đã cố gắng hết sức mình nuôi nấng em thật chu đáo. Cụ không thấy cháu vui vẻ tươi cười như mẹ cháu đã tả. Em bé hầu như không bao giờ cười nữa.
Ấy là hậu quả cái tai nạn làm em bé bị rơi vào thế giới băng giá lỳ lạ. Thế giới đó toàn là những khối băng vĩ đại sắc trắng hoặc xanh, đủ các hình thù, chồng chất lên nhau. Theo óc mê tín của nhân dân miền núi Thuỵ Sĩ thì linh hồn những người có tội bị giam giữ trong đó cho đến ngày phán xử cuối cùng.
Bên trong sông băng có những hang rộng bao la, những vực sâu suốt đến tận trong lòng dãy núi Anpơ. Nơi ấy có một lâu đài tuyệt đẹp. Đó là cung điện của Nữ thần băng giá, bà chúa của địa hạt âm u này. Mụ thích phá phách, đè bẹp và nghiền nát mọi vật. Không trung là cha mụ. Quyền lực của mụ rải trên tất cả các dòng sông bắt nguồn từ xứ sở của mụ. Mụ có thể lao nhanh hơn nai lên những đỉnh núi tuyết vĩnh cửu mà người liều lĩnh nhất cũng phải đẽo bậc thang vào băng mới leo lên được. Có những lần mụ trút xuống các cành cây thông những thác nước hung dữ nhất để rồi nhảy từ mỏm đá này sang mỏm đá khác, mớ tóc dài trắng toả phất phơ quanh mình, mụ khoác một áo choàng màu hồ thuỷ giống như nước các hồ vùng Henvêchi.
Khi người ta kéo Ruyđy từ dưới vực lên, mụ gào thét! “Thôi đi, để nó đấy! Nó là của ta!” Khi người ta dành đứa bé mang đi, thì mụ nói: “Chúng đã cướp của ta một đứa bé xinh đẹp, ta đã ôm nó, sắp sửa cho nó một cái hôn giết chết nó. Thế là nó lại được về sống với người đời. Nó chăn dê trên núi, nó trèo lên cao nữa, cao mãi. Nó đi xa hơn mọi người, nhưng không xa ta. Nó là của ta, ta sẽ chiếm được nó.”
Và mụ nhờ Thần Choáng váng đi bắt em bé cho mụ, vì bấy giờ, trên dãy núi Anpơ xanh tươi, cây bạc hà đã mọc, mùa hè tới, làm cho mụ Nữ thần băng giá nóng không chịu được.
Thần Choáng váng bay lên không để rồi lao xuống đáy các hồ nước và người ta thấy một em của thần chui lên, rồi thêm hai ba, rốt cuộc cả một bầy đông đảo, vì thần có rất nhiều em. Một số rình ở trên các thang gác, một số khác rình trên các lầu cao, gác chuông nhà thờ và mỏm núi. Chúng bơi trong không khí như cá bơi dưới nước và quyến rũ những nạn nhân của chúng để xô họ xuống vực sâu. Thần Choáng váng và Nữ thần băng giá đều chực sẵn và chộp lấy người khi đến gần, giống như con bạch tuộc quấn lấy tất cả mọi vật mà nó tóm được.
Trong tất cả lũ em của Thần Choáng váng, Nữ thần băng giá chọn tên khoẻ mạnh nhất, tinh quái nhất và ra lệnh cho nó đi bắt Ruyđy mang về cho mụ. Nó trả lời: “Tôi không thể bắt được thằng bé ấy. Đã nhiều lần tôi đặt những bẫy hiểm ác nhất để bắt nó, nhưng con mèo khốn kiếp đã truyền cho thằng bé tất cả bí quyết của nó. Hơn nữa, có một sức mạnh vô hình cứ gạt tôi ra, che chở cho thằng ôn con người trần mắt thịt ấy. Ngay cả lúc nó trèo lên cành cây chìa trên vực thẳm, tôi cù vào bàn chân nó, hà hơi làm cho nó chóng mặt, nó vẫn cứ trơ ra và không coi tôi ra gì cả.”
Nữ thần nói: – Dù không phải là mi thì chính là ta. Phải, ta đây, chính ta đây!
Chợt có tiếng: “Không, không được!” như tiếng ngân vang của chuông nhà thờ. Nhưng đó chính là một bài ca thực sự. Đó là tiếng đồng ca của các thiên thần hiền lành và đáng yêu.
Lại có tiếng: “Không, không được!” Đó là các công chúa Thái Dương. Chiều nào các nàng cũng dàn thành vòng tròn trên các đỉnh núi, xoè những đôi cánh cứ đỏ mái lên khi vầng thái dương hạ xuống chân trời, bao phủ dãy Anpơ bằng một vầng hào quang rực lửa. Khi mặt trời lặn hẳn, họ chui vào các lớp tuyết bao phủ các ngọn núi đã ngủ cho đến khi vầng Thái dương lại xuất hiện. Các nàng yêu nhất là hoa, bướm và loài người, nhưng con cưng của các nàng, chính là Ruyđy.
Các nàng ca lên rằng: “Mụ không bắt được chú ấy, mụ sẽ không chiếm được chú ấy đâu!”
Nữ thần đáp: “Ta đã từng bắt những đứa lớn và khoẻ hơn nó.”
Các nàng công chúa Thái dương đồng thanh hát lên một bài ca kể câu chuyện gió lốc đã giật chiếc áo choàng của một du khách như thế nào, cuốn lên không, nhưng chỉ cuốn được áo chứ không cuốn được người. Các nàng hát rằng: “Hỡi những đứa con của bạo lực, các ngươi đã túm được con người, nhưng các ngươi không giữ được con người đầu. Con người khoẻ hơn cả chúng ta, khoẻ hơn cả sức mạnh của thiên nhiên. Họ có thánh trí trong người. Họ biết những câu thần chú khiến được gió và nước phải vâng lời và phục vụ họ.”
Đó là bài đồng ca của các Thiên thần. Và sáng nào những tia nắng mặt trời cũng chiếu qua cái cửa sổ độc nhất của nhà cụ già, đến tận chỗ em bé đang ngủ. Các nàng công chúa Thái dương vuốt ve em bé, hôn khắp người em bằng những cái hôn nồng cháy nhất để xoá tan vết tích cái hôn giá lạnh của Nữ thần băng giá khi em còn nằm dưới lòng mẹ dưới vực sâu, và đã được cứu thoát một cách kỳ lạ.
Điều Ước… Ánh Sao Băng
ĐIỀU ƯỚC… ÁNH SAO BĂNG
Dung Thị Vân
Vì anh nên biển có em Để bờ cát trắng về đêm thầm thì Sóng xô như lệ vương mi Vỡ òa nỗi nhớ bước đi ngập ngừng
Em ngồi trước biển rưng rưng Dã tràng xe cát mấy trùng sóng xô Nhìn đâu cũng chỉ một bờ Mênh mang biển cả mịt mờ bóng đêm
Từ anh lời nói dịu êm Em giờ thổn thức bên thềm đẫm trăng Ước gì một ánh sao băng Vớt lời thề hẹn rồi giăng mái trời
(Trích trong tập “Miền gió ngược” – NXB Thanh niên, 2010)
Lời bình của Trần Vân Hạc
Nếu điều ước trở thành hiện thực, thì điều ước của “em”, nhân vật trữ tình trong bài thơ của Dung Thị Vân sẽ như thế nào nhỉ:
Ước gì một ánh sao băng Vớt lời thề hẹn rồi giăng mái trời
Thì ra người con gái hiện lên từ biển cả, báu vật mà tạo hóa ban cho “anh” đã từng được đắm mình trong bao ánh hào quang của những lời hẹn thề hào phóng. Có bao nhiêu điều trở thành hiện thực? Bao lời thề như “ánh sao băng” lóe lên rồi chợt tắt. Đến nỗi nếu “vớt” được những “ánh sao băng” ấy, sẽ kết thành muôn vì sao lợp kín “mái trời” – mái nhà nhân gian cho những đôi người hạnh phúc!
Hình ảnh: “Em ngồi trước biển rưng rưng/ Dã tràng se cát mấy trùng sóng xô”, sao mà xa xót, khiến cho biển đã mặn lại mặn thêm vì những dòng nước mắt khổ đau. Những con sóng bạc đầu vỡ òa trong nỗi niềm quặn thắt, tiếc nuối bao công sức bền bỉ, vun đắp cho tình yêu, nay đã trở thành: “Dã tràng xe cát mấy trùng sóng xô”.
Chỉ mấy dòng thơ mà bao tâm trạng, cung bậc của tình yêu cùng nỗi lòng da diết của người con gái, từng giọt, từng giọt thấm vào lòng người đọc những lời tự bạch của một trái tim luôn rung lên những nhịp đập vì tình yêu trong trắng cao đẹp.
Hà Nội 10.2011 Trần Vân Hạc
Sự Tích Con Thần Mã
Ngày xưa, có một khu rừng đen, rất nhiều thú dữ, rắn độc, thường ra bắt người ăn thịt. Người qua lại đều phải đi vòng quanh rất xa. Các thợ đi săn xa gần đều không ai dám đến săn bắn ở rừng đen, vì nửa năm trước đây đã có hai người đi săn trẻ tuổi bị hổ báo ăn thịt. Việc đó làm cho mọi người đi săn lo lắng và hổ thẹn, nhưng khong tìm được cách nào tốt để trừ hại tận gốc. Lúc đó, có một người đi săn trẻ tuổi tên là Cát Linh đã có một chú ý riêng. Mỗi khi có người nhắc tới khu rừng đen, Cát Linh đều bỏ đi không nói không rằng. Tối tối dưới trăng Cát Linh luyện tập cung tên suốt cả đêm. Một trăm ngày sau, tài bắn cung của Cát Linh đã đạt đến mức tài giỏi, phi thường. Trong vòng một trăm hai mươi bước, chàng bắn trăm phát trúng cả trăm. Nhưng việc đó, ngoài mẹ chàng ra, thì không một ai biết. Một hôm, trời vừa sáng, Cát Linh đã mang cung tên vào một khu rừng nhỏ tìm súc vật để thử tài bắn của mình. Rừng hoang vắng, một con thỏ cũng không thấy. Cát Linh hơi sốt ruột, chàng chợt ngẩng đầu lên nhìn thấy một con chim ưng hung ác đang lao vụt như tia chớp săn đuổi một con chim bách linh xinh đẹp. Muốn cứu chim bách linh, trừng trị chim ưng hung ác, Cát Linh liền giương cung lắp tên. Chỉ nghe một tiếng “vút”, mũi tên nhọn đã xuyên qua đầu con chim ưng. Chim bách linh được cứu thoát. Cát Linh trong lòng vui sướng, định quay về nói cho mẹ rõ. Bỗng nhiên trước mặt chàng hiện ra cô gái cực kỳ kiều diễm, quần áo sáng lấp lánh. Cát Linh chợt nhớ tới chuyện Liên Hoa Thánh Nữ mà các cụ già thường nói tới. Chàng bất giác vừa lo vừa mừng, đứng ngẩn ra một lát, vừa định nói thì cô gái đã lên tiếng trứơc: – Hỡi chàng trẻ tuổi nhân từ, ta chính là Liên Hoa Sơn Thánh Nữ. Vừa rồi chàng đã cứu ta, ta cảm ơn chàng. Chàng nói đi, chàng muốn gì ta sẽ làm cho chàng vừa ý. Cát Linh vui vẻ nói lên mong ước của mình: – Tôi không mong muốn có một cái gì khác, chỉ cần có con ngựa tốt là đủ rồi. – Được lắm, ta biết có một con ngựa tốt nhất trên đời. Đó là con thần mã, ai được nó, người đó sẽ hạnh phúc. Tiên nữ giơ tay chỉ, nói tiếp với Cát Linh: – Từ đây đi thẳng về hướng Bắc, chàng sẽ tới một cái hồ. Ngày ngày khi mặt trời mọc, thần mã sẽ chạy tới bên hồ uống nước, khi đó, chàng sẽ bắt giữ lấy ngựa. Nhưng chàng nhớ kỹ, thần mã muốn vùng vẫy thế nào chàng cũng không được thả nó. Đôi mắt Cát Linh sáng lên, vừa chớp mắt, tiên nữ đã biến mất, chỉ thấy một con chim bách linh xinh đẹp bay ngang qua đầu. Cát Linh đứng ngẩn người ra một lát, nhớ ít lời Liên Hoa Thánh Nữ vừa nói, chàng thấy trong lòng vui sướng dạt dào, bèn cất bước chạy như bay về nhà. Bà mẹ thấy Cát Linh mặt mày hớn hở chạy về, liền hỏi: – Con ơi, có việc gì vui, hãy nói cho mẹ biết đi! Phải chăng con đã luyện tập cung tên thành thạo? Nhìn khuôn mặt hiền từ đầy vết nhăn nheo của mẹ, Cát Linh ngập ngừng, nhyưng rồi cũng đem chuyện gặp tiên nữ và ý định của mình ra nói cho mẹ nghe. Bà mẹ vừa mừng, vừa lo, nói: – Ngày mai chỉ một mình con vàokhu rừng đen à? Chà, phải cẩn thận đấy con. Bắn cung phải thật trầm tĩnh. Cát Linh nói: – Con rõ rồi mẹ ạ. Mẹ cứ yên lòng, đừng sợ mẹ ạ! Bà mẹ hơi do dự, nhưng không muốn giữ con ở lại bên mình. Im lặng một lát rồi bà bình tĩnh nói với Cát Linh: – Con cứ đi đi! Hãy cố gắng vì mọi người, diệt cho hết loài thú dữ. Hôm sau Cát Linh đến từ biệt mọi nhà. Mấy người đi săn già nhất định đòi đi theo Cát Linh, Cát Linh sợ nguy hiểm nên kiên quyết từ chối. Nhưng những người đi săn trung thành nhất định chẳng muốn cho Cát Linh một mình dấn thân vào nơi nguy hiểm. Cuối cùng Cát Linh phải bằng lòng cho ba người đi săn trẻ tuổi, khoẻ mạnh, có kinh nghiệm cùng đi. Những người đi săn khác đều lặng lẽ kéo nhau tới tụ tập dưới chân núi để tiện giúp đỡ. Lại nói đến Cát Linh và ba người bạn đi săn trẻ tuổi tiến vào khu rừng đen. Rừng tối âm u, không một tiếng động. Cát Linh sốt ruột đi sục sạo kháp nơi, nhưng không thấy dấu vết hổ báo. Cát Linh vui vẻ cất tiếng reo lên. Bỗng một trận gió dữ dội nổi lên giữa rừng sâu. Cát Linh nhìn về phía trước, một con hổ đang băng qua rặng cây thấp, chồm thẳng tới. Chàng giương cung, một mũi tên đã xuy6en qua mắt trái hổ. Hổ đau đớn quá gầm lên, núi rừng chuyển động. Hổ chồm mạnh lên, ãa lăn xuống đất. Ba người đi săn cùng xông lên dùng kiếm chém chết hổ. Giữa lúc đó, trên đầu họ có những tiếng “phì, phì” rít lên. Một con trăn hoa đen, mình to bằng miệng bát từ trên cây cổ thụ trườn xuống, chớp mắt đã quấn chặt lấy ba chàng đi săn trẻ tuổi, chiếc lưỡi đỏ lòm dài hàng thước của nó vươn ngay tới mũi một người đi săn… Cát Linh vội tránh sang bên, “vút”, một mũi tên bay đi bắn trúng đầu con trăn. Con trăn quằn quại vung mình ra, ba người cùng ngã lăn xuống đất. Cát Linh vội vàng chạy tới nhìn, hai người đã tỉnh lại nhưng một người đổ máu mũi đã chết. Cát Linh ôm bạn, trong lòng rất đau thương, những giọt nước mắt nóng hổi từ từ lăn trên đôimắt. Giữa lúc đó, chợt nghe sấm vang lên làm cho rừng lở, đất nghiêng. Một con báo đốm vàng hung dữ từ trong rừng sâu nhảy vọt ra. Cát Linh vội vàng đặt người chết xuống, giận thét lên: – Được lắm, cứ lại đây! Chàng nhắc cung tên dưới đất. “Vút, vút, vút” ba mũi tên bắn đi,hai mũi tên đâm trúng mắt, mũi tên sau cùng trúng giữa trán. Con báo chồm lên gầm gừ dữ dội như sấm. Cát Linh nhảy tới, một mũi kiếm đâm sâu vào ngực con bái đốm vàng rồi liên tiếp mấy mũi tên nữa đâm xuống… Cát Linh đứng sừng sững như thần, cất tiếng hô lớn cho đến lúc không còn nghe thấy động tĩnh gì mới bước đi về phía người bạn đã chết. Lúc này những người đi săn tụ tập ở dưới chân núi đã leo lên núi, vui mừng ôm lấy Cát Linh, thân thiết ôm chàng, khênh kiệu chàng lên. Một lát sau, thấy người trai trẻ chết ngất đã dần dần tỉnh lại, mọi người ôm chầm lấy Cát Linh. Cát Linh mình đầy máu me quay về nhà, thuật lại kỹ càng công việc đã qua cho mẹ nghe. Mẹ già ôm chầm lấy Cát Linh vào lòng, hôn lên trán chàng và ứa nước mắt – những giọt nước mắt hạnh phúc. Hôm sau Cát Linh đem mẹ đến gửi ở nhà một người đi săn già rồi từ biệt mọi người, một mình nhắm thẳng hướng ra đi. Cát Linh đi suốt ba ngày đêm, không biết đã trải qua bao gian nan nguy hiểm, cuối cùng đã tới bên hồ. Cát Linh ẩn núp bên đám cỏ rộng ven hồ. Mặt trời vừa nhô lên, bỗng nhiên một trận gió thổi tới, một con ngựa bờm dài đen nhánh từ trên không trung hạ xuống. Không chờ ngựa đứng vững, Cát Linh đã ra khỏi bụi cỏ tung người nhảy lên mình ngựa. Thần mã hí lên một tiếng dài, gục đầu định hất chàng xuống đất. Nhớ lời tiên nữ, Cát Linh ôm chặt lấy mình ngựa, mặc thần mã lồng lên thế nào cũng không buông tay. Bỗng nhiên thần mã bay vút lên không, bay khỏi chín tầng mây rồi bất thình lình lao xuống đất. Mấy lần như vậy, Cát Linh cũng không bị rơi xuống. Lúc đó thần mã mới dừng lại, nói với Cát Linh: – Thưa chủ nhân dũng cảm, người muốn đi đâu? Cát Linh nói: – Tùy ý ngươi. Ta muốn được xem mọi người trên thế gian này sinh sống ra sao, ta muốn tận mắt nhìn thấy niềm sung sướng cũng như sự không may của họ… Đi thôi, muốn đi đâu trước cũng được. Thần mã liền bay lên trên không như một đám mây. Một lát sau hạ xuống một Hãn quốc có núi non vây quanh. Thần mã dừng lại nói: – Thưa chủ nhân, ngài hãy đi xem đi. Khi nào cần, ngài chỉ gọi một tiếng tôi sẽ đến ngay. Cát Linh xuống ngựa, một mình đi thẳng về phía trước. Chàng thấy rất nhiều người nằm ngoài lều vải, một bà cụ già đang giơ hai tay hứng nước đái uống. Chàng tò mò bước tới trước hỏi: – Cụ ơi, có chuyện gì xảy ra vậy? Bà cụ đờ đẫn nhìn chàng lắc đầu đau đớn nói: – Hỡi người khách lạ, người không biết rằng ở đây chúng tôi sắp chết khát rồi sao? Cát Linh sợ hãi hỏi lại: – Xin cụ hãy nói cho cháu biết rõ ở đây đã có chuyện gì không may xảy ra vậy? Cháu xin vui lòng giúp đỡ! Bà cụ thở dài: – Không giúp được đâu. Người nhìn xem ở dưới chân núi phía Tây kia có một dòng suối phải không? Bên cạnh còn có một cái hồ. Hồ nước đó chính là nguồn sống của chúng tôi. Ai ngờ đâu mấy hôm trước đây có một con mãng xà ở đâu tới, đến hôm nay nó ăn thịt mấy người rồi, không ai dám đến lấy nước nữa… Bà cụ già lại khóc. Cát Linh tức giận nói: – Để cháu đi. Xem nó làm gì được cháu? Chàng vừa nói vừa xách một chiếc thùng gỗ lớn bước đi. Bà cụ vội nhỏm dậy, định giữ chàng lại, nhưng không kịp nữa. Cụ đã kiệt sức ngã lăn xuống đất, hai tay bưng mặt khóc thảm thiết. Cát Linh rảo bước nhanh đến chân núi phía Tây, quả nhiên nhìn thấy một con mãng xà lớn nằm cuộn khúc dưới chân núi lặng lẽ nhìn Cát Linh. Cát Linh đàng hoàng múc đầy thùng nước rồi quay về chỗ bà cụ, sung sướng kêu lên: – Nước đã có, bà con lại uống nước! Mọi người liền vây ngay lấy, mỗi người một ngụm, chỉ lát sau đã uống cạn thùng nước. Tin này truyền đi rất nhanh. Gìa, trẻ, lớn, bé, xa gần đều chạy xô tới như một cơn gió để xin uống nước. Nhưng nước trong thùng không còn một giọt nào. Nhìn môi người nét mặt võ vàng, buồn rầu, Cát Linh thấy trong lòng nóng như lửa đốt, liền lập tức xách thùng chạy mau ra bờ hồ. Mãng xà khẽ nhúc nhích tấm thân nặng nề, trợn trừng hai con mắt đỏ như máu, khe khẽ rít lên. Cát Linh múc đầy thùng nước đem về coi như không có chuyện gì. Thùng nước thứ hai cũng chỉ trong nháy mắt đã cạn khô. Lúc này mọi người đã ba bề bốn bên kéo đến rất đông, ngay cả Khả Hán, cũng cưỡi ngựa tới, Cát Linh nói với mọi người: – Để bà con được yên ổn, tôi xin đi giết con mãng xà hại người này! Cát Linh vừa đi tới bờ hồ, con mãng xà đã giận dữ nói: – Hai lần ta đã làm ngơ cho nhà ngươi, giờ ngươi lại tới đây làm gì nữa? Được lắm, lần này ta sẽ nuốt sống ngươi! Nói đoạn, mãng xà há hốc cái miệng to như chậu máu phun ra luồng khói đen tanh nồng nặc, Cát Linh vội cúi xuống tránh khỏi, rồi lùi lại mấy bước, hét: – Hãy coi mũi tên của ta! Vút! Vút! Vút! Ba mũi tên đều bắn xuyên qua miệng con mãng xà. Làn khói đen lập tức biến mất, đuôi mãng xà quật xuống đất, “bạch bạch” nửa thân trên cất cao lên, nhưng một lát sau đã gục xuống chết trên mặt đất. Thấy Cát Linh dũng mãnh như vậy, Khả Hãn muốn giữ chàng lại, hứa sẽ cung cấp cho chàng rất nhiều bò, ngựa, phong chàng làm quan. Những mục dân được chàng cứu sống đều ứa nước mắt xin chàng ở lại, Cát Linh phải tìm lời khéo léo để tạ từ. Cát Linh từ biệt mọi người, rồi men theo lòng núi hẹp đi thẳng một mạch. Nhớ tới Thần mã, chàng cất tiếng gọi. Thần mã lập tức từ không trung bay xuống, hiền từ trước mặt chàng. Cát Linh cưỡi lên lưng Thần mã bay lên không trung. Không biết đã trải qua bao nhiêu ngày, cũng không biết đã đi bao nhiêu đường đất, Cát Linh nhìn thấy nhiều sự vật mới, đã gặp nhiều người tốt, người xấu. Cuối cùng chàng tới một đất nước xa lạ. Hôm đó, đúng ngày ba công chúa con gái của Quốc vương chọn chồng trên đài cao. Mở đầu là cuộc thi cưỡi ngựa, thi bắn cung. Mấy trăm chàng trai trẻ tuổi, mặc áo quần lộng lẫy đang chăm chú lắng nghe tiếng trống lệnh… “Tùng… tùng… tùng…” tiếng trống vang lên, cuộc đua ngựa bắt đầu. Cát Linh mỉm cười nhìn những chàng trai trẻ đang cưỡi ngựa phi như điên như dại.Mọi người đã phi xa rồi, chàng mới cất mình nhảy lên ngựa phi theo. Chỉ một lát, những con ngựa khác đã rớt lại phía sau, chàng tới đích giữa những tiếng hô reo nồng nhiệt của mọi người. Tiếp đó là cuộc thi ngựa bắn cung. Điều này làm cho Cát Linh có chút ít lo lắng vì vừa phi ngựa vừa bắn cung không phải là chuyện dễ, hơn nữa, chàng chưa hề luyện tập qua. Nhưng Cát Linh không hề nao núng, chờ mọi người bắn xong chàng mới bước ra cúi chào quốc vương, rồi lên ngựa phi thẳng về phía trước một đoạn đường, chàng quay lại nhìn đúng bia để bắn liền chín phát. Chín mũi tên đều xuyên qua hồng tâm. Quốc vương trong lòng rất kinh ngạc. Mọi người reo lên khen ngợi. Những người dự thi bắn cung đều đứng ngây ra như tượng gỗ, há hốc miệng không nói nên lời. Quốc vương cho gọi Cát Linh tới. Vừa thoạt nghe nói Cát Linh là một người đi săn nghèo khó ở nơi xa, Quốc vương xa xầm mặt xuống nói: – Thôi hãy cầm lấy! Đây là lễ vật mà ngươi được thưởng. Thôi ngươi đi đi. Cát Linh tức giận quay ra. Bây giờ đến lúc ba công chúa con của Quốc vương tung tú cầu chọn chồng. Tất cả mọi chàng tari trẻ đều theo lệnh của Quốc vương lần lượt đi qua dưới chân đài. Công chúa cả và công chúa hai đã chọn đúng được các quan đại thần. Nhưng công chúa thứ ba vẫn chưa ném quả tú cầu xuống cho ai. Đứng bên cạnh, Quốc vương sốt ruột nói: – Con, sao con chưa ném tú cầu đi? Chẳng lẽ không có ai hợp ý với con sao? Công chúa thứ ba hình như không nghe thấy lời Quốc vương nói, hai mắt nàng chăm chú nhìn xuống đài tìm người trai trẻ quý yêu. Cát Linh cưỡi lên lưng Thần mã là người cuối cùng đi dưới chân đài cao. Bỗng đâu một trái tú cầu ngũ sắc từ trên cao ném cuống đầu chàng. Lập tức có mấy cô con gái áo hồng chạy đến trước mặt chàng, chẳng nói chẳng rằng, kéo chàng đến gặp Quốc vương. Quốc vương nhận ra Cát Linh, quay đầu nhìn lại cô công chúa thứ ba rồi buồn bã nói: – Công chúa đã lựa chọn nhà ngươi thì nhà ngươi hãy đưa công chúa đi. Thấy công chúa thứ ba xinh đẹp, tính tình hiền hậu, cử chỉ khoan thai, điềm đạm, không như công chúa cả và công chúa thứ hai, Cát Linh thấy được người vợ như vậy cũng rất đáng quý, nên nhận lời. Cát Linh và công chúa thứ ba ở trong một túp lều vải cũ. Quốc vương chỉ cho vợ chồng mười con dê, ngoài ra không có gì khác. Cô công chúa thứ ba cũng chẳng để ý nữa, ngày ngày nàng chăm chỉ làm lụng, giúp người nghèo may vá thêu thùa. Hàng ngày Cát Linh vào tận những khu rừng xa săn bắn. Hai người sống một cuộc đời vui vẻ và hạnh phúc. Được ít lâu sau, bỗng nhiên Quốc vương mắc bệnh nặng. Các thầy thuốc nổi tiếng trong nước đến thăm bệnh đều nói rằng không thể cứu chữa được nữa. Bệnh tình của Quốc vương ngày càng nguy ngập, các đại thần lặng lẽ tránh đi nơi khác, còn lại một mình Quốc vương đau đớn rên la trên giường bệnh. Biết mình khó qua khỏi, Quốc vương liền lớn tiếng kêu hai phò mã và công chúa, nhưng chờ đến trưa vẫn chẳng thấy người. Té ra các phò mã và công chúa, nhân lúc Quốc vương bệnh tình nguy kịch đã lấy trộm rất nhiều của cải, châu báu của Quốc vương rồi bỏ trốn đi nơi khác. Cô công chúa thứ ba nghe tin Quốc vương bị bệnh nặng, lìên vội vã đến thăm hỏi. Thấy công chúa thứ ba, Quốc vương trong lòng buồn rầu, lệ ứa ròng ròng. Cô công chúa thứ ba chăm sóc Quốc vương một ngày một đêm, thấy bệnh tình không giảm, liền chạy về nhà báo cho Cát Linh rõ. Nhìn nét mặt sầu khổ của vợ, Cát Linh không yên lòng bèn an ủi nàng: – Không nên quá lo lắng, để ta nghĩ cách xem! Cát Linh bước ra ngoài, nói với con Thần mã vừa phi tới: – Hiện nay Quốc vương bệnh tình nguy kịch, ngươi biết ở đâu có linh chi không? Thần mã nói: – Biết! Ở đây đi thẳng về hướng đông, trên đỉnh một ngọn núi cao có một loại cỏ linh chi trị được bách bệnh. Nhưng trước hết, chủ nhân phải giết được con sư tử chín đầu, rồi sau đó mới lấy được cỏ tiên. – Cứ đi thử xem sao, biết đâu ta chẳng làm được! Cát Linh từ biệt vợ yêu quý, cưỡi lên lưng Thần mã, như một mũi tên lao vọt lên không, bay thẳng về phía đông. Lát sau, tới một trái núi chắn ngang đường đi, Thần mã dừng lại trên một tảng đá bằng phẳng ở lưng chừng núi, nói với Cát Linh: – Thưa chủ nhân đã tới rồi. Xin chủ nhân hãy lên một mình. Cát Linh nhìn đỉnh núi cao ngút tầng mây: – Ngươi không đưa ta lên được nữa à? Thần mã lắc đầu: – Thưa chủ nhân không được. Trái núi này tôi không bay tới. Không còn cách nào khác nữa, Cát Linh đành xuống ngựa mang hết tài leo núi, leo lên như một con khỉ. Một vách đá trơn tuột, không một chỗ bấu víu, phía tr6en nhô ra một cây tùng cổ thụ. Cát Linh nảy ra một kế, buộc một sợi dây thừng dài vào đuôi mũi tên rồi dùng hết sức bắn đi. Mũi tên cắm vào thân cây. Cát Linh kéo căng dây ra thử, rồi bám vào đó leo lên. Từ sáng sớm cho đến lúc mặt trời lặn, Cát Linh mới lên đựơc tới đỉnh núi. Một con sư tử đen khổng lồ chín đầu đang nằm ngủ cạnh tảng đá xanh to, ngáy ầm ầm như sấm. Cát Linh vội lấy cung tên nhắm thẳng vào giữa đầu sư tử bắn một phát. Sư tử đau quá, tỉnh hẳn ngủ, nhìn Cát Linh gầm lên một tiếng làm núi rung đất chuyển. Cát Linh bị choáng váng, suýt ngã xuống đất. Nhân lúc kẻ thù chưa kịp chồm tới, Cát Linh đem hết dũng khí ra sức bắn mạnh liên tiếp tất cả số tên còn lại vào sư tử đen chín đầu. Sư tử đau quá rống lên, dùng hết sức nhảy chồm tới. Không ngờ dùng sức quá mạnh nên nó ngã lăn xuống dưới chân núi mà chết. Cát Linh tìm thấy hai cây cỏ tiên bên cạnh tảng đá xanh, liền nhổ hết cả, cẩn thận cất vào trong áo, rồi từ trên đỉnh núi tụt xuống. Trời đã tối khuya, Thần mã vẫn đứng yên chỗ cũ để chờ chàng. Về tới nhà, Cát Linh đưa cỏ tiên cho vợ và nói: – Hãy mau mau đem đến cho phụ vương! Qủa nhiên Quốc vương vừa ăn xong cỏ tiên, chẳng những khỏi ngay bệnh, mà thân thể còn tráng kiện hơn nữa. Khi Quốc vương biết rằng chính người đi săn nghèo khổ kia không quản hiểm nguy tới tính mạnh lên đỉnh cao tìm cỏ tiên cứu sống được mình, Quốc vương vô cùng cảm động liền cho mời Cát Linh vào cung, nhất định nhường ngôi cho chàng. Cát Linh kiên quyết không nhận, chỉ xin Quốc vương cho phép đưa vợ trở lại quê hương. Quốc vương bằng lòng. Ngày hôm sau, Cát Linh và công chúa ngồi trên lưng Thần mã, vẫy tay từ biệt Quốc vương và toàn thể nhân dân ra tiễn đưa, rồi bay thẳng về quê hương thân yêu của mình.
Con Gái Của Thần Rắn
Dù là ai, là tiên hay là người, cũng chẳng thể nào né tránh được ái tình. Dù biết ái tình làm cho con người ta đau khổ, yếu đuối, thậm chí phải mất mạng, con người vẫn cam tâm tình nguyện vì nó mà hy sinh… CON GÁI CỦA THẦN RẮN Mời các bạn cùng đọc truyện cổ tích Việt Nam Con gái của thần Rắn, một câu chuyện cổ tích buồn về tình yêu.
Về phía Nam suối Ngọc có cái miếu cổ, hư sập rồi không ai chữa lại. Dựa bên miếu có cây đào to lớn, cành lá um tùm. Trong miếu có hang, hang sâu thăm thẳm. Dưới hang có một con rắn to lớn không biết ngần nào. Rắn sống lâu Năm, linh thiêng hóa hình người được. Cây đào bên miếu sống cũng lâu và cũng thiêng. Mỗi năm đến cuối mùa đông, bắt đầu mùa xuân, khi hoa đào đua nở, thì trong những cành cây bỗng hiện ra một giai nhân đẹp tươi như hoa đào; cứ mỗi đêm ca hát trước miếu. Mãn mùa xuân, lúc hoa tàn, cánh hoa đào rơi trước gió, người ấy biến mất, chờ mùa xuân sang năm lại ra.
Chốn ấy hoang vu, không ai lai vãng. Có người bảo đấy là ổ trăn, vì họ thấy mang máng nhiều sọ người nằm trong bụi Rậm. Có hôm mưa giông người ta gặp một con rắn lớn dị thường bò trước miếu, hoặc khoanh tròn dưới gốc đào, lúc tạnh thì biến mất. Từ đấy họ sợ thêm, và lần lần quanh miếu thành một khu rừng nhỏ, không dấu chân người.
Bấy giờ cuối mùa đông, cây cỏ đâm chồi, trên nhành đào lấm tấm lộc non. Khi xuân đến, hoa điểm hồng mơn mởn. Một đêm nồng, giai nhân hiện ra tha thướt. Nàng cất tiếng hát. Rắn thần đang yên giấc thức dậy lắng nghe. Đêm trong, ngàn sao lóng lánh, từng trận gió thoảng rải hương ngào ngạt. Thần rắn nhìn giai nhân nhởn nhơ bên những cành đào, lòng thần hồi hộp. Rồi uốn thân mình, thần hoá một trang thanh niên tuấn tú. Chàng là một tài tử, tiếng sáo véo von, nhịp nhàng với lời ca thanh tao của giai nhân…
Từ đó hai người quen biết nhau, thân mật nhau rồi trở nên vợ chồng. Mùa xuân năm ấy hoa đào lộng lẫy hơn các hôm khác. Đêm đến, trong không uyển chuyển tiếng yêu đương của Chàng và nàng.
Nhưng chim én đưa thoi, dệt thời gian lẹ làng và thấm thoắt. Sang hè, cuộc ái ân tạm ngừng. Giai nhân tuy buồn về Nỗi tạm biệt chàng, nhưng vui tươi bày tỏ cùng chàng một mầm hy vọng. Rắn thần dẫu bịn rịn khúc chia ly, nhưng Khấp khởi mừng thầm vì ái ân đã kết quả. Rồi một tia nắng nồng, một ngày nồng nực làm héo những đáo hoa cuối Mùa. Luồng gió nồm thoảng nhẹ, rải trên bờ cỏ úa vàng bao cành hoa đẹp. Giai nhân từ biệt thần rắn và biến theo vẻ Đẹp cây đào.
Mùa xuân năm sau, hoa đào nở rất ít nhưng màu sắc đậm đà. Thần rắn trông chờ giai nhân, và, một tối đầu mùa xuân Nàng trở về. Sắc nàng kém tươi nhưng thâm thuý. Nàng sinh một gái, xinh đẹp hồng hào. Thần rắn vui mừng khôn xiết, nhưng một cái buồn tự đâu xâm về chiếm lấy tâm linh chàng. Giữa mùa xuân, trong lúc cây cỏ xanh tươi, trăm hoa đến lúc dậy thì dưới ánh vàng ấm áp, giai nhân than thở cùng chàng:
– Thiếp không dè ái ân của đôi ta đến đây kết liễu. Thiếp không còn sống nữa để cùng chàng sum họp và nuôi con, ái tình đã đem cho thiếp tất cả nhan sắc và đẹp đẽ của sự sống. Ăn ở với chàng được một mụn con, đó là kỷ niệm êm đềm trong đời hai ta. Chàng sống lâu vì chàng là sức mạnh. Chàng sẽ ở lại săn sóc con thơ. Thiếp là sự đẹp rất mong manh, ái tình đã làm cho thiếp thêm xuân nhưng cũng làm cho thiếp chóng tàn. Bây giờ thiếp chết, nhưng thiếp còn để dấu vết nhan sắc lại cho con. Chàng nuôi con hết lòng, đó cũng như chàng tỏ tình còn mến thiếp. Nhưng thiếp xin nhờ chàng một điều: lúc con khôn lớn, chàng nên căn dặn nó, đừng lâm vào vòng ái ân mà kiếp sống phải ngắn lại. Nếu nó muốn sống đời đời kiếp kiếp, trẻ mãi, vui tươi mãi, thì phải xa lánh ái tình.
Nói xong, nàng khóc rất lâu, trao con cho thần rồi biến mất. Hôm sau, những hoa đào tàn rụng. Cây đào khô héo lần rồi chết.
Thần rắn chắt chiu nuôi con thơ, dấu tích của người yêu quý. Ngày ngày chàng vào rừng xa tìm sữa đem về. Ngày qua, nàng lớn khôn; đúng mười sáu năm thì nàng đẹp đẽ và thông minh hơn loài người. Nhan sắc nàng chính là nhan sắc của mẹ ngày xưa; nhưng trong nhan sắc ấy ẩn vẻ huyền bí của cha. Thông minh của nàng là thông minh của loài Rắn. Đôi mắt của nàng trong như trời quang không mây. Cái nhìn nàng chính cái nhìn thôi miên thu cả tâm hồn người Và vật của tổ tiên loài rắn để lại. Miệng nàng cười xinh đẹp như hoa đào. Nàng đi tha thướt, yểu điệu, uyển chuyển. Tất cả tính nết và sắc đẹp của cha mẹ, nàng đều thọ lãnh.
Thần rắn thấy con lớn khôn và xinh đẹp thì lo âu. Ngày ngày dặn con chơi quanh nơi miếu, không được đi xa. Thần lo sợ nàng bị ái tình quyến rũ. Thần chưa dám ngỏ cái sợ ấy cho con biết, cùng nói lại lời trối của giai nhân cho con nghe. Thần cũng không nói câu nào với con mà có lẫn hai tiếng ái tình vào, vì thần biết hai tiếng ấy có sức mạnh vô ngần. Ngày ngày nàng quanh quẩn bên miếu, tâm hồn ngây thơ và chất phác.
Hàng ngày, thần rắn ra sức tìm thức ăn về cho con. Cực nhọc, nhưng thần vẫn sung sướng vì thấy con chóng lớn và khôn ngoan. Nhiều lần suýt chết với thú dữ trong rừng, thần trở về buồn rầu, gương mặt còn in nét sợ. Nhưng khi thấy Nàng chạy đến mừng rỡ, nói những lời ngây thơ, thần bỗng quên tất cả ưu tư, trở lại vui vẻ, nô đùa với con.
Một buổi chiều, trời mưa tầm tã, thần quảy thức ăn về xong, hồi tưởng đến ngày xưa… Thuở ấy, thần hống hách oai linh, không ai dám phạm đến tên tuổi. Thú dữ, người vật thảy đều xa lánh. Thần rất khoẻ mạnh, không biết mệt nhọc là gì. Nhưng từ lúc yêu cho đến bấy giờ, linh tính phai dần, để san sẻ cho con. Ngày trước, thần muốn đi đâu, chỉ uốn mình hoá gió bay đi. Bây giờ phép ấy không linh nghiệm. Thần đã mất thiêng. Nhưng mất phép màu nào, thì con thần được thêm một đức tính. Cảm nhận bấy nhiêu, thần tự an ủi:? Dẫu sao, ta sẽ còn sống mãi mãi, bởi đứa con ta?
Cứ như thế mà ngày tháng trôi đi. Rồi một hôm, thần mệt nhọc, biết mình sắp chết. Thần gọi con lại bên mình trối rằng:
– Con chắc không biết ta là ai và mẹ con ở đâu. Ta xưa là rắn, rất công phu luyện tính minh. Trải mấy trăm năm lao khổ, tính mới được linh và hoá được làm người. Ta phải trau dồi trong mấy trăm năm lòng ta trong sạch, trí ta sáng suốt để hơn cả mọi người và thành thần. Ta ước ao sống đời đời kiếp kiếp dung dưỡng tính tình, nhưng vì ta yêu mà sự sống phải bớt lại để trao sự sống cho con.
Mẹ con trước kia là cây đào, cùng trải mấy trăm năm chất chứa tinh hoa, gộp cả nhan sắc từ đời nào mới hoá hình người được. Rồi cũng vì yêu, mà đem cả vẻ đẹp san lại cho con để phải bỏ mình. Chúng ta đều vì yêu mà chết, vì con mà hy sinh tất cả thông minh, tất cả vẻ đẹp của chúng ta. Ngày ấy, lúc mẹ con sắp mất, có lời trối này mà cũng là lời trối của ta:
– Con là kết quả ái tình của một thần linh và một nhan sắc tuyệt trần. Con Là một giai nhân của những giai nhân trong đời, một thần linh trong những thần linh. Đời con sẽ là đời của mẹ con và của ta hợp lại. Nhưng nếu con muốn giữ vẹn toàn đức tính, con phải xa lánh tình yêu đi; gương mẹ con ngày trước và của ta bây giờ đủ cho con thấy xa…?
Nói xong, thần rắn thấy lòng bứt rứt, giãy giụa. Một lát sau lăn lộn dữ dội, biến hình rắn hổ mang mà chết…
Nàng thương tiếc khôn xiết, đem thây cha chôn cạnh gốc đào. Từ ấy nàng ghê tởm ái tình. Nàng không biết là gì, Nhưng cũng nguyện trước mồ cha mẹ, hễ gặp ái tình chốn nào sẽ tiêu diệt đi.
…
Cập nhật thông tin chi tiết về Nữ Thần Băng Giá trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!