Xu Hướng 3/2023 # Những Vần Thơ Về Biển Của Tôn Thất Phú Sĩ # Top 8 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Vần Thơ Về Biển Của Tôn Thất Phú Sĩ # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Những Vần Thơ Về Biển Của Tôn Thất Phú Sĩ được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Niềm đau ly xứ lẫn mất mát không còn gì xót xa và bẽ bàng khi nhìn thấy lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ bị ép phải lìa bỏ vị trí của nó. Quốc dân ly tán. Quốc tịch xóa bôi. Mặc dù không vĩnh viễn nhưng sự việc đã xảy ra ngoài ý muốn của con người.

Theo sách HẢI SỬ Lược-Sử Hải-Quân VIỆT NAM CỘNG HOÀ , Tác Giả Vũ Hữu San, trang 164 và 165, đã dành chỗ trang-trọng để đề-cập đến các Thi Phẩm của Nhà thơ Hữu Phương, cựu Phó Đề-Đốc Nguyễn Hữu Chí : các “Tập Thơ ” Tâm Sự Người Đi-Biển ” , ” Luống-Biển ” và ” Neo Tuổi Vàng “.

Cũng trên trang 164, Tác Giả Vũ Hữu San có ghi chú về cựu Phó Đề-Đốc Nguyễn Hữu Chí , ” Phụ-tá TL/HQ/Hành-Quân Biển. Ông mất ngày 28-06-1988 tại Hoa kỳ, để lại hai tập bản-thảo thơ ‘ Kiếp Lưu-Đày ‘ chưa phổ-biến ” .

( cựu Phó Đề-Đốc Nguyễn Hữu Chí ) , Niên Đệ Tôn Thất Phú Sĩ xin gởi những vần thơ về BIỂN để tưỡng niệm NGƯỜI

Paris Mars 2003

XIN ĐỪNG HỎI BIỂN

Bờ cát trắng chân trời xa Dấu chân kỹ niệm thiết tha ngọn triều Thuyền ra cửa biển tiêu điều Người đành ở lại trăm chiều quạnh hiu

Paris – 29 Avril 2005 Tôn Thất Phú Sĩ

Paris 2005

Rồi cũng qua nhanh , khi cuộc tình đã xoáTrên cát vàng theo con sóng trôi điTừ ngày đóEm thương anh giữa sân trường mùa hạĐến bây giờ phượng vĩ vẫn long đongEm đài các chưa nhoà màu áo trắngÁo học trò còn vướng bước chân son

* * Buổi tiễn đưa … anh đi vào biểnViên phấn ngậm ngùi em viết tên anhTrên cát vàng em vẽ con chim biểnVà con tàu theo gió lênh đênhĐôi mắt vương buồnNgơ ngác nhìn quanh

* TÌNH BIỂN VÀ TÌNH EM *

Em và biển tình yêu anh rộng mởBiển trong hồn và em ở trong timAnh là cát in đậm gót chân emSóng triều ghen hờn , dạt dào vội xoá.* Con dã tràng ngẩn ngơ như muốn hỏiÐôi mắt buồn vô cớ em giận anhNắng trãi dài trên sườn đồi hiu quạnh Tưỡng mưa bay ướt mái tóc đen huyền* Chiều xuống thấp con tàu nằm yên nghỉNgày tháng phiêu bồng hải âu cánh mỏiGió trùng khơi thì thầm như muốn gọiNgày mai này anh vào biển xa em* Giọt nước mắt rơi đây và rớt đóBao thương yêu anh gởi cho sóng rồiTàu xa bờ em hình bóng xa xôiVới biển cả em chịu nhiều thua thiệt* Anh vẫn biết tình em và tình biểnTrong như gương và tha thiết rất nhiềuAnh đi giữa hai mối tình tuyệt diệuTuổi xuân mình trời đất cũng xôn xao* Tôn Thất Phú Sĩ

Dạt dào – trăng nước – mênh môngCon tàu rẽ sóngTrùng khơi gọi hồnNửa hồn theo gió viễn phươngNửa hồn vương vấn bên bờ Đại DươngNhỏ nhoi giữa một trời xanhTình em tình biển lênh đênh con thuyền

* Yêu emTừ thuở ban sơTrời chưa có nắng có mưa xuống trầnCõi lòng Chỉ biết lặng câmLời chưa kịp nói chiều nghiêng dáng sầuThôi đừng nhắc chuyện mai sauTim anh dậy sóng con tàu và emNắng hồng hong tóc em mềmBiển xa nồng mặn nỗi niềm cưu mang

BÂNG KHUÂNG *Thuở ấy Có chàng trai vừa nhận đời Thuỷ ThủTóc mây bồng ôm gợn sóng mênh môngBước phiêu lưu vời vợi xa trôngAnh lặng ngắm mây hồng in bóng nước *Rồi mơ ước chuyện tình bao Thu trướcNghìn Thu sau không đến được bến bờDệt mộng vàng ôm kín những vần thơNgày tháng xa xôi anh tiếc nhớ *Vùng đất lạ bước chân ai bỡ ngỡĐi bên em lòng rộn rã dập dồnTrên cát vàng in vội bước chân sonTrong đêm vắng sương rơi vương mái tóc *Em hiện hữu mắt môi viền thạch ngọcMình có nhau trong một quảng đường đờiĐã xa rồi bao năm tháng chơi vơiNgày gặp lại làm sao ta có được *Bởi đời anh như con tàu trên nướcBước cheo leo theo ngọn sóng bạc đầuVượt Trùng Dương nghìn hải lý về đâuMiền đất hứa ngày xưa nay đã mất

tôn thất phú sĩ

Paris 2009

*Trăm năm anh theo biểnTrăm năm em theo anhBiển dỗi hờn dậy sóngEm dỗi hờn lặng thinh *Anh yêu trùng khơi rộngCó tấm lòng bao dungEm yêu người chung thuỷTrái tim hồng sắc son *Rạng đông vàng rực nắngCòi tàu vang trên khôngTình đại dương réo gọiTàu vào biển mênh mông *Màn đêm chừng buông xuốngNhạc côn trùng thở thanCô đơn em tựa cửaMắt trông phía ngút ngàn *Sóng vổ về kỷ niệmGom nhặt từng âm xưaBao điều chưa kịp nóiNgọn gió đã qua mùa *Quê hương thời chinh chiếnĐi gìn giữ bến bờTàu anh xa xa mãiEm … bến chờ hoang sơ *Tôn Thất Phú SĩParis 2007

Tình Người Thuỷ Thủ *Mưa vẫn mưa dài trên lối điGiọt mưa rơi ướt tuổi xuân thìEm tôi vừa độ trăng mười sáuVô tư chưa biết sầu biệt ly *Bỗng dưng màu nắng trong như ngọcTôi xin làm nắng hôn tóc emEm cười em không thích màu nắngLàm gió bay bay mái tóc mềm *Ngày tôi đi con chim sâu nhỏÐậu tít trên cành hót tiễn đưaBẽn lẽn em trao chùm hoa trắngTôi thả hoa trôi theo sóng lùa *Con tàu tách bến chạy ra khơiTôi đi vào biển mặn trời caoEm đến cổng trường còn ngoái lạiLưu luyến trong tôi sóng dạt dào* Từ đó hồn tôi thành cổ thụRễ cây dài bám tóc em mơTình tôi là tình người thuỷ thủEm là con tàu trong ý thơ *Tôi sẽ về để lại gặp emÐể lau nước mắt thắm bờ miEm tôi nay đã tròn mười chínGiờ em đã biết sầu biệt ly *

XUÂN ĐẾN VỚI QUẦN ĐẢO NAM-DU

( Quần Đảo PULAU DAMA )* Biển xanh màu mắt gái phương Tây Vàng nắng chiều dâng đỏ hây hây Sóng xô dào dạt ghềnh đá xám Quần đảo Nam Du mây tiếp mây *

Tàu trôi hờ hững theo chân nước Bãi cát trắng phau rũ bóng dừa Vách đá cheo leo hồn cô tịch Xuân về hải đảo mộng đong đưa *

Nam Du , xuân phủ đầy mai trắng Khiêm tốn đơn sơ nở ngút ngàn Hải âu sãi cánh bồng bềnh gió Hương hoa thơm ngát ý Xuân tràn *

Chân trời một giải lụa tơ vương Nam Du lạc lối mộng Trang Đài Tàu đi vào chốn Xuân hạnh phúc Xuân tự ngàn xưa Xuân Thái Lai*

Đêm nay tiếng pháo giao thừa nổ Nô nức xa xôi Xuân vọng về Nam Du vui tết cùng mây nước Tàu lững lờ trôi dạt bến mơ *

Tôn Thất Phú Sĩ2003

MONG MỘT LẦN CHIM GÃY CÁNH PHÙ VÂN *

Anh vẫn điĐi xa xóm nhỏVới nắng nồng oi bức toả ven sôngTheo con nước trong như dòng nước mắtNước xuôi nguồn chảy ra biển mênh mông

Tàu anh điĐêm hải hành thao thứcÁnh trăng huyền và sóng biển lăn tănCó bao giờ chạnh lòng anh nhớNgười em gáiSợi tóc mềm chia làm hai phần nhỏNửa thương mình và nửa nhớ đến anh

Anh là chim Hải Âu bay muôn hướngBay bay hoài không mõi cánh phù vânGió và sóng đưa con tàu đi mãiKhông ngại ngầnChim sải cánh bay theoEm ức lắm Có một lần tâm nguyệnGãy cánh chim trờiĐể anh rơi vào một góc yêu thương

Thôi , như vậy nghĩa là em ích kỷNghỉ riêng mìnhMà không biết thương anhAnh lỡ sinh trong kiếp bồng bềnhEm chấp nhận yêu người anh thuỷ thủCho anh đóNhững gì anh mơ ướcEm xin làm người thiếu phụ bên songĐêm đêm nghe hơi thở khắp thôn làngNghe tiếng hát ru conNgọt ngào à ơi vọng lạiĐể nghe lòng thương nhớ xa xăm

Ngày anh đi hoa cúc vàng xanh láMùa xuân non phơi phới dáng em gầyNgóng anh vềMùa đông trơ trụi láTuyết trên cànhTừng giọt lệ phôi phaAnh cứ hẹn ngày maiRồi ngày mai nửaCó một người heo hắt mỏi mòn trông

Bỗng một hôm mùi hương thơm trong gióLòng nôn naoTheo lối cũ anh về

MẸ ƠI BIỂN GỌI *

ÐÔNG VỀ NHỚ BIỂN TIÊN-SA *

CON TÀU VÀ BIỂN *

Qua rồi mùa biển động Qua rồi một mùa đông

Tôn Thất Phú Sĩ

Ngày anh đi em nhất định không khóc Không thèm lo không thèm sợ viễn vôngBởi em biết tình anh là đợt sóngÐưa con tàu đi vào cõi mênh mông *Em đến muộn tình đầu anh là biểnAnh thuỷ chung với Ngư Nữ của anhEm không ghen nhưng thôi thế cũng đànhVừa mới lớn em vào đời chậm bước *Ngày xưa đó anh mơ làm thuỷ thủNước triều dâng bên triền đá bâng khuângEm cô bé mắt nai tròn ngơ ngácÐi bên anh muốn nói nhưng ngại ngùng* Lòng non dại hoá thành con chim biểnBay theo anh dù bảo tố sương mùChân trời rộng thiết tha bao quyến rũTàu xa rồi , chim mỏi cánh phù du *Có than thở với bao lời năn nỉTàu vẫn đi theo con sóng lao xaoThôi đã trót giam mình trên hoang đảoLòng nhớ thương em dệt áo mong chờ *Em yêu anh dù tình anh rộng quáTrong lòng anh, em nụ hoa mong manhNgày về bến con tàu nằm hiu quạnhTa có nhau em là ngọn lửa hồng *Sưởi ấm anh giã từ đời phiêu lãngTiếng thì thầm Ngư Nữ luỵ tơ vươngBên khung cửa không còn ai đứng đợiMẹ bồng con hồn tượng đá chờ chồng *Thôi vĩnh viễn Ngư nhân về với Biển Em buông neo giữ chặt lấy con tàu *Tôn Thất Phú Sĩ Paris 1998

http://www.youtube.com/watch?v=Utu-j5U6rjI

Cạnh Vọng Gát Chùa 2 – TTHL/HQ/ NHA TRANG

Nhạc Sĩ Phú Quang Trong Nỗi Nhớ Mùa Đông

Lấy mùa đông sưởi ấm tâm hồn – đây là nét rất riêng của Phú Quang – nhạc sĩ người Hà Nội sống và làm việc ở TP. Hồ Chí Minh. Bằng những nốt nhạc sang trọng nhưng nồng nàn, Phú Quang đã làm bừng sáng tâm hồn người yêu nhạc như tia nắng chiều đông qua những ca khúc đặc sắc suốt 20 năm qua.

Nhạc sĩ Phú Quang rất có tài phổ thơ. Trước đây có Hoàng Hiệp và Phan Huỳnh Điểu – hai bậc đại tài phổ thơ tình cách mạng thì Phú Quang là ông hoàng phổ thơ tình đương đại. Hầu như tất cả những bài hát của ông đều được phổ thơ: Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ), Nỗi nhớ mùa đông (Thảo Phương), Đâu phải bởi mùa thu (Giáng Vân), Biển nỗi nhớ và em (Hữu Thỉnh), Chiều phủ Tây Hồ (Thái Thăng Long)… Nét hay của Phú Quang là biết lấy được cái thần của mỗi bài thơ để hòa quyện với nét nhạc điêu luyện của mình tạo thành một tác phẩm. Ví dụ bài hát Tình khúc 24 phổ thơ Dương Tường, nền bài thơ rất siêu thực, người đọc khó cảm nhận hết ý của tác giả, vậy mà vào tay Phú Quang, bài thơ trở thành lời ca mượt mà say đắm: 24 phím cầm chiều/24 nhành sương mím/24 tiếng ve sầu/đại lộ tháng tư/Gửi lại em/Tờ thư 24 gác mưa/mùi hoa sữa… Nhiều người đã cảm nhận được sự kỳ diệu của bài hát này qua giọng hát Hồng Nhung.

Trước Phú Quang và sau đó cũng không ai có được nét riêng độc đáo: thích mùa thu, yêu mùa đông. Phú Quang xuất phát điểm từ chàng sinh viên học kèn, sau học sáng tác chỉ huy, về làm việc ở dàn nhạc giao hưởng, vì thế trong những bản phối do chính tác giả soạn luôn có tiếng nhạc flute và piano đem lại cho các bài hát có sức quyến rũ lạ thường. Chỉ cần nghe nhạc dạo đã hiểu đó là nhạc của Phú Quang! Nhà văn Châu La Việt (con trai ca sĩ nổi tiếng Tân Nhân) kể lại đêm nhạc của Phú Quang ở Sài Gòn có tên “Nỗi nhớ mùa đông” rất ấn tượng với công chúng. Đêm nhạc kết thúc mà có người phụ nữ đứng tuổi ngồi hàng đầu, trên tay cầm bó hoa, có vẻ muốn tặng nhạc sĩ nhưng không sao chen được nên đành đứng yên. Mãi sau chị mới tiến được tới và nước mắt giàn giụa. Nhạc sĩ tiến tới ôm lấy chị, đó chính là tác giả của bài thơ “Nỗi nhớ mùa đông” – Thảo Phương: “Dường như ai đi ngang cửa, gió mùa đông bắc se lòng. Chút lá thu vàng đã rụng, giờ đây cũng bỏ ta đi”. Câu thơ tưởng ám ảnh, đầy khắc khoải tới cháy bỏng hóa ra lại thành hơi ấm dạt dào trong tâm hồn người yêu sắc mùa đông, có được điều này chỉ là nhạc của Phú Quang.

Thêm một sự hấp dẫn của nhạc Phú Quang, đó là hình như nhạc sĩ luôn yêu người phụ nữ trong sương mờ khói ảo, điển hình như: Thương lắm tóc dài ơi!, Đêm Ả đào, Gửi đôi mắt, Biển nỗi nhớ và em.

Là “ông hoàng của nhạc tình mùa đông”, nhạc sĩ Phú Quang đã đem vào những các khúc của mình tất cả những gì sâu lắng nhất của con người thông qua hình ảnh về mùa đông.

Dương Trang Hương

Những Mẫu Chuyện Vui Tôn Giáo

Trong vườn hoa nhà thờ, linh mục đang đi dạo với một thương gia. Một giáo đồ trẻ đi phía sau. Câu chuyện giữa linh mục và vị thương gia có vẻ rất hấp dẫn, nhà buôn trả giá:

– 5 vạn đôla!

– Không được!

– 10 vạn đôla! Im lặng.

Linh mục vẫn không chấp thuận, vị khách lắc đầu rút lui. Giáo đồ trẻ vội bước đến trước mặt vị linh mục nói:

– Thưa cha, 50 vạn đôla là một con số không nhỏ đâu! Sao cha lại từ chối?

– Nhưng con có biết yêu cầu là gì không? Ông ấy đề nghị ta mỗi lần giảng đạo xong không nói “Amen”, mà nói “Cocacola”.

Một buổi sáng đầu năm, một người nông dân ở làng nọ gặp cha xứ đang đi trên đường.

– Chào cha ạ! Người nông dân lễ phép.

– Chào đứa con của quỷ sa tăng. Cha xứ trả lời.

– Thưa cha, xin cha ban phước lành cho con, vì đêm qua con mơ thấy…

– Tôi không quan tâm tới những giấc mơ của kẻ khác. Cha xứ ngắt lời.

– Dạ, nhưng con mơ thấy những điều về cha.

– Thật vậy sao! Thế anh kể đi.

– Thưa cha, con mơ thấy con chết và đang đi lên thiên đàng.

– Lên thiên đàng?. Cha xứ kêu lên. Anh không bao giờ lên thiên đàng được vì anh có đi lễ nhà thờ đâu.

– Lạy cha, thật ạ, con được lên thiên đàng. Con thấy một cái thang rất dài và một thiên thần đứng dưới chân cầu thang. Thiên thần đưa cho con một cục phấn rất to, rồi bảo con: ” Mỗi bước lên cầu thang, phải đánh một chữ thập. Mỗi dấu thập ấy là tội lỗi mà con đã phạm phải ở trần gian. Khi nào thấy hết tội thì mới thôi làm dấu và cứ thế tiếp tục đi lên”. Sau khi con đã đánh rất nhiều dấu và leo lên khá xa thì con trông thấy một người đàn ông đang đi xuống. Con rất ngạc nhiên, vì người ấy chính là… cha.

– Là tôi? Tại sao tôi lại đang ở đấy?

– Thưa cha, đấy là điều mà con ngạc nhiên. Con đã hỏi cha và cha trả lời: “Tao xuống xin thêm phấn”.

– Hai người lên tới cổng thiên đàng, Ông thứ nhất hỏi: “Sao tới trái thứ 9 rồi mà ông cười làm chi để bị ăn thịt vậy???” Ông thứ hai trả lời: “Lúc đó, tôi thấy cha thứ ba đang khiêng về 10 quả dứa!!!”

– Về phần ông khách thứ ba, thấy hai người kia bị ăn thịt thì sợ quá bỏ chạy, đám thổ dân liền đuổi theo. Tới một bờ vực, cùng đường, ông này sợ quá la lên: Trời ơi!!! Chết con rồi! Có tiếng nói từ trên vọng xuống: Con chưa chết đâu, hãy cầm cục đá, đập vào đầu tên thủ lĩnh..”. Ông này làm theo, tên thủ lĩnh chết, đám thổ dân nổi giận đùng đùng… Ông khách sợ quá la to: Trời ơi, chết con rồi!!! Có tiếng nói từ trên vọng xuống: Đó, bây giờ con mới chết đó!!!.

Cha xứ bán con ngựa của mình cho một người khách. Nhận tiền xong, ông dặn dò:

– Tôi cần lưu ý ông, muốn thúc nó chạy thì nói “Tạ ơn Chúa”, còn muốn nó đứng lại thì nói “Alléluia” (hãy hoan hỉ lên).

– Được thôi, tôi đã quen với ngựa cả đời rồi.

– Nhảy lên lưng con ngựa mới mua, ông khách thử nói khẽ: “Tạ ơn Chúa!”

– Chưa dứt lời, con ngựa đã vọt đi. Đến tiếng “Tạ ơn Chúa” thứ hai thì nó phóng nước đại. Chợt nhìn thấy một vực sâu thăm thẳm ngay phía trước, ông ta hoảng hốt hét lên : “Alléluia!”

– Con ngựa kịp dừng lại sát mép vực. Lau mồ hôi chảy ròng ròng trên trán, kỵ sĩ làm dấu thánh và thốt lên: “Tạ ơn C…h…ú…a!”

Một cặp vợ chồng già đã trên 80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, họ ăn uống theo chế độ và tập thể dục thường xuyên. Không may hai cụ qua đời do một tai nạn xe buýt, họ lên thiên đàng và được Thánh Pierre đón tiếp nồng hậu. Thánh Pierre đưa hai người đi tham quan nhà bếp khổng lồ, hồ bơi, phòng tắm hơi, sân chơi golf… Lóa mắt vì sự sang trọng của ngôi nhà, cụ ông hỏi Thánh Pierre:

– Chúng tôi có phải trả tiền các dịch vụ không?

– Thánh Pierre trả lời: Tất cả đều miễn phí, đây là thiên đàng mà.

– Đến giờ ăn, Thánh Pierre đưa hai cụ đến bàn bày thức ăn linh đình. Cụ ông hỏi: Tất cả các món ăn này đều miễn phí à?

– Thánh Pierre trả lời: Tất nhiên.

– Chúng tôi có thể ăn tùy thích, không phải lo ngại dư mỡ, đường, cholesterol à?

– Không, tôi đã bảo là cụ đang ở trên thiên đàng mà. Cụ có thể ăn uống no say tùy thích mà không sợ bị béo phì, đái đường hay nhồi máu cơ tim…

– Bỗng nhiên mặt cụ ông trở nên đỏ gay, quay sang bà vợ quát to: Tất cả do lỗi của bà! Nếu bà không ép tôi phải ăn uống kiêng cữ và tập thể dục, thì tôi đã lên đây sớm hơn 10 năm!

Trong lớp Giáo lý, sơ hỏi một em: – Em cho Sơ biết, Đức Mẹ người xứ nào? Bé Hà không chần chờ: – Thưa, Đức Mẹ người miền Bắc ạ. Sơ ngạc nhiên: – Căn cứ vào đâu em trả lời như thế? Bé Hà mạnh dạnh: – Thưa Sơ, trong Thánh Kinh, Đức Mẹ nói với thiên thần Gabrien: “Việc ấy xảy đến thế nào, vì tôi không biết đến người Nam”. Sơ lắc đầu chào thua: ???!!!

Một linh mục Công giáo, một Mục sư Tin lành và một Giáo sĩ Do thái giáo cùng trao đổi về việc giữ lại những của quyên góp dành cho nhà thờ. Linh mục nói: – Tôi vẽ một vòng tròn dưới đất, vứt tiền lên trời. Phần nào nằm trong vòng tròn là của Chúa, còn lại là của tôi. Mục sư: – Tôi vẽ một đường thẳng, vứt tiền lên trời. Số tiền nằm bên kia vạch là của Chúa, nằm ở bên này vạch là của tôi. Gíao sĩ: – Tôi tung tất cả tiền lên trời và đồng nào Chúa muốn thì ngài chụp lấy, còn những đồng rơi xuống là của tôi

Giáo Hoàng vừa kết thúc chuyến nghỉ mát và đang trên xe limousin tới sân bay. Chưa bao giờ lái một chiếc xe như vậy, ông yêu cầu tài xế lái xe cho mình lái một lúc. Tài xế chuyển ra đằng sau và Giáo Hoàng cầm tay lái. Khi bắt đầu phóng đến 90 dặm một giờ, Giáo Hoàng bị đội tuần tra liên bang bắt tạt vào lề. Người cảnh sát đi đến cửa sổ xe, nhìn vào trong một lúc, rồi nói: – Đợi một lúc, tôi cần phải gọi điện. Cảnh sát gọi điện và yêu cầu được gặp sếp. Anh ta báo cáo: – Tôi đang xử lý một yếu nhân phạm luật và tôi muốn biết mình phải làm gì. Sếp hỏi lại: – Ai thế? Một thượng nghị sĩ chăng? – Không, còn quan trọng hơn thế nữa. – Đó là ngài thống đốc phải không? – Không. Quan trọng hơn. – Tổng thống? – Không. Quan trọng hơn. – Vậy thì tóm lại đó là ai mới được chứ?! – Đầu dây bên kia mất bình tĩnh la lớn. – Tôi không biết! – Viên cảnh sát nói. – Nhưng Giáo Hoàng làm tài xế cho anh ta.

Trong đoàn người xếp hàng chờ Thánh Peter( Thánh Phao Lồ), người giữ cửa Thiên Đàng xét xem ai đáng được vào và ai phải xuống địa ngục, Thánh chỉ một người đàn ông: – Anh là ai. làm gì dưới trần gian? – Thưa Thánh, con là Pilot của hãng Qantas, cho đến lúc chết, chỉ 1 vợ, 1 con. – Được, cho anh vào Thiên Đàng qua cửa danh dự. Thánh chỉ một người kế tiếp: – Anh là ai, làm gì dưới trần gian? – Thưa Thánh, con là Linh mục, chánh xứ địa phận Cabramatta. – Được, cho vào Thiên Đàng qua cửa thường. Vị linh mục thắc mắc: – Sao con là Linh mục chỉ được vào bằng cửa thường, còn anh kia là pilot thôi lại được vào bằng cửa danh dự? – Ta xét theo công đức của mỗi người lúc dưới dương thế, ngươi là Linh Mục thật nhưng mỗi khi ngươi giảng thì đa số ngủ gục, còn anh pilot kia, mỗi lần lái máy bay thì mọi người đều cầu nguyện.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha xứ đọc thông báo: – Thưa anh chị em, nhà thờ chúng ta hư hại sắp sụp đổ, nhưng tôi có tin vui là chúng ta đã có tiền để xây lại. Cả nhà thờ: – Ồ! và tiếng vỗ tay vang lên. Cha xứ nói tiếp: – Bên cạnh tin vui, tôi lại có tin buồn… Cả nhà thờ: – Trời! và tiếng xít xoa… Cha xứ nói tiếp: – Tin buồn là tuy chúng ta có tiền nhưng số tiền ấy đang ở trong bóp của quý vị. Cả nhà thờ im bặt không tiếng vỗ tay cũng không tiếng xút xoa. Cha xứ: Lễ xong, chúc anh chị em ra về và mừng vui lên. !!!…..

Chú Hai là người nổi tiếng lười đi lễ và thích xem đá bóng. Khi chết, chú lên cửa thiên đàng gặp thánh Phêrô. Vừa thấy chú, thánh Phêrô nói: – Đợi một chút, ta xem sổ coi. Ừ, sao không thấy chú đi lễ Chúa nhật vậy? Chú Hai: – Thưa thánh Phêrô, vì ở xa nhà thờ quá nên Chúa nhật nào con cũng xem lễ trên tivi. Thánh Phêrô đáp: – Chú thích xem tivi quá ha, vậy chú vào phòng kế bế bên lãnh một cái tivi màu hiệu Sony, màn ảnh vĩ tuyến, âm thanh nổi 4 chiều. Chú Hai mừng quá vì ở trần gian đâu có tiền mua nổi tivi màn ảnh vĩ tuyến như thế. Đi vài bước, bỗng chú quay lại hỏi: – Thưa thánh Phêrô, tivi lớn như thế là để coi cái gì ạ. Thánh Phêrô: – Còn hỏi nữa, để mang xuống hỏa ngục coi cảnh trên thiên đàng. Chú Hai: ???!!!

Nguồn: Sưu Tầm

Có một nhà Kinh Thánh lỗi lạc, ông nói gì cũng dùng lời Kinh Thánh mà nói. Đức Giám Mục nghe nói thế bèn gởi một linh mục đến điều tra. Vị linh mục đến trước nhà nhìn qua cánh cửa hé mở thấy nhà Kinh Thánh đang ngồi nhậu nên đứng ngoài quan sát. Bỗng dưng một giọng đàn ông ngà ngà lên tiếng: – Này bà, họ hết rượu rồi. (Ga 2:3)

Bà vợ đáp: – Ngày nào cũng nhậu hết. Ông muốn mua thêm mấy lon bia nữa hả?

Nhà Kinh Thánh: – Một hòm bia (Xh 25:10)

Bà Vợ trợn mắt: – Một hòm bia lận hả? Ngày mai lấy tiền đâu mua đồ ăn cho con chứ.

Nhà Kinh Thánh nửa tỉnh nửa say: – Đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy. (Mt6:34).

Bà vợ cằn nhằn: – Ông thì không lo, nhưng tôi lo. Tôi không đi.

Nhà Kinh Thánh: – Đi mau lên (1Sam9:12). Đưa chân đá lại mũi nhọn thì khốn cho ngươi! (TĐCV26:14)

Vị linh mục đứng ngoài: !!!???

Ba ông thầy Dòng đi thành phố về, dọc đường ghé vào một quán nhỏ ăn trưa. Quán hôm ấy chỉ có thịt luộc, cá kho và rau muống chấm mắm ớt.

Một thầy nổi hứng đề nghị :

– Hễ ai đọc được câu Kinh Thánh chỉ về món ăn nào, thì ăn món đó. Hễ ai không đọc được thì phải chờ người khác ăn xong mới được ăn. Hai thầy kia nổi máu anh hùng, chịu liền.

Thầy thứ nhất thấy đĩa thịt liền đọc :

– “Mọi động vật sẽ là thức ăn của ngươi”. Đọc xong, thầy kéo đĩa thịt về phía mình.

Thầy thứ hai thấy đĩa cá vội tiếp luôn:

– “Cầm năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho …” Thầy vừa đọc vừa kéo đĩa cá kho về phía mình, đắc thắng.

Đĩa rau muống còn đó. Ai nấy đều nặn óc cố nghĩ ra câu Kinh Thánh nào nói đến rau muống. Bỗng thầy thứ ba mỉm cười, một tay cầm chén nước mắm, một tay bốc rau luộc chấm vào mắm, vừa đọc vừa vẩy vào hai thầy kia :

– “Lạy chúa, xin dùng cành hương thảo rảy nước trên tôi, thì tôi được sạch !”

Hai thầy bị vẩy nước mắm la toáng lên, và vội vàng đi lau rửa. Thầy thứ ba còn lại, ung dung… xơi hết.

Một cặp vợ chồng đưa nhau đi thăm Thánh địa Giêrusalem. Chẳng may bà vợ đột ngột qua đời. Nhà chức trách bàn với ông chồng:

– Nếu ông muốn đưa bà về xứ thì phải tốn 5,000 đô la. Còn như mai táng bà ở ngày tại vùng đất Thánh này, thì sẽ chỉ có 200 đô la.

Ông chồng suy nghĩ một lát rồi trả lời rằng ông muốn đưa thi hài bà về quê quán hơn. Nhà chức trách ngạc nhiên:

– Tại sao phải chi 5,000 đô la, trong khi để bà nhà an nghỉ nơi Thánh địa này, chỉ tốn 200 đô ?

Ông già gúa bụa trả lời:

– Cách đây hơn hai nghìn năm. ở Giêrusalem này, có một người đã chết, được chôn cẩn thận, nhưng ba ngày sau sống lại. Tôi thật không muốn gặp trường hợp rủi ro này.

Ba người đàn ông chết trong một vụ tai nạn và cùng lên Thiên đàng. Đến nơi, Thánh Phêrô nói:

– Ở đây chỉ có một luật lệ: Không được đạp chết vịt!

Bên trong Thiên đàng cơ man là vịt, thật khó mà tránh được chúng. Được vài bước chân, một người trong số họ đã lỡ giẫm chết một con. Thánh Phêrô xuất hiện cùng một người phụ nữ rất xấu xí, xích họ lại với nhau và nói: “Hình phạt dành cho anh là phải sống suốt đời với người đàn bà này.”

– Ngày hôm sau, người thứ hai cũng đạp chết vịt và ông Thánh xích anh ta với một người phụ nữ cực kỳ xấu xí khác.

– Người thứ ba hết sức thận trọng mỗi bước chân. Anh ta tránh được xui xẻo trong một thời gian dài.

– Một hôm, Thánh Phêrô mang anh ta đến gặp một cô gái tóc vàng đẹp hoàn hảo, xích họ lại với nhau rồi bỏ đi mà không nói lời nào. Người đàn ông thắc mắc với cô gái: “Không hiểu tôi đã làm gì để may mắn được sống với cô nhỉ?”

– Tôi không biết anh làm gì, nhưng tôi đã đạp chết một con vịt.

Vị linh mục nọ đi du lịch và đã ở lại khá lâu cùng một bộ tộc thổ dân da đỏ. Ông ta nhận ra rằng, có một điều ông ta chưa bao giờ dạy cho bộ tộc nói tiếng Anh như thế nào, vì vậy ông ta kêu vị tù trưởng và bắt đầu đi bộ vào rừng. Ông ta chỉ một cây và nói với vị tù trưởng: – This is a tree (Đây là một cây)! Vị tù trưởng nhìn cây, gật gù và lẩm bẩm: – Tree. Vị linh mục lấy làm hài lòng. Họ đi xa hơn nữa và người linh mục chỉ một hòn đá và nói: – This is a rock (Ðây là một hòn đá)! Nghe thế, vị tù trưởng nhìn và lẩm bẩm: – Rock. Vị linh mục thực sự cảm thấy hăng hái về kết quả đó. Khi ông ta nghe tiếng sột soạt trong một bụi cây, ông ta nhìn trộm vào trong và thấy một đôi nam nữ đang quyện lấy nhau. Vị linh mục thực sự cảm thấy bối rối và nhanh chóng phản ứng lại: – Riding a bike (Ðang đèo xe đạp). Vị tù trưởng thoáng nhìn đôi nam nữ, toang xông vào đánh đấm túi bụi. Vị linh mục nổi giận và la hét: – Tôi đã tốn biết bao công sức để dạy cho bộ tộc như thế nào là sự văn minh và cách đối xử đúng với mỗi người, làm thế nào anh có thể hành xử với những người này một cách thô bạo như vậy? Vị tù trưởng đáp lại: – My bike!

Những Vần Thơ Tha Hương

Hơn nửa thế kỷ trước, nhà thơ Nguyễn Bính đã làm một chuyến “Hành phương Nam”*. Xa nơi chôn rau cắt rốn của mình có gần sáu trăm cây số, nghĩa là vẫn loanh quanh trên dải đất Việt Nam này, mà ông đã phải thốt lên:

“Chén rượu tha hương trời: đắng lắm! Trăm hờn nghìn giận suốt mùa đông.” (Xuân tha hương – Huế 1942)   Hiện nay có hơn ba triệu người Việt đang sống ở hải ngoại – hơn ba triệu linh hồn tha hương!    Tha hương nghĩa là rời bỏ làng quê của mình mà đi đến một nơi khác, một phương trời khác để lập nghiệp, để làm ăn sinh sống. Cũng có thể vì một lý do nào đó, phải rời bỏ quê hương…   Đã có lúc tôi nghĩ rằng chỉ trong thơ của người Việt mới có nỗi niềm tha hương. Bởi con người Việt Nam ta vốn mang gốc gác nhà nông, những cư dân trồng lúa nước, rất gắn bó với làng quê của mình. Mỗi lúc đi xa là thấy nhớ, thấy thương quê mình đến đứt ruột và còn không quên bảo nhau:         “Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”    Hóa ra tôi đã nhầm. Tình cảm đối với quê hương xứ sở dường như là một “thuộc tính” của nhân loại. Gần một trăm năm trước, nhà thơ Nga I.Bunin sau khi rời nước Nga sang sống lưu vong ở Pháp đã từng viết:                              “Là con thú có hang, con chim có tổ Sao trái tim non trẻ của tôi khổ đau đến thế Nhà của cha tôi mà tôi từ bỏ Và nói lời vĩnh biệt quê hương…” I. Bunin tự so sánh mình với cầm thú, cho rằng thân phận của mình không bằng cầm thú, có nỗi cay đắng tủi, nhục nào hơn? Với một người nặng lòng với đất nước như ông, có nỗi đau đớn nào hơn khi phải “nói lời vĩnh biệt quê hương” ? Nhiều người Việt bỏ nước ra đi trong những năm cuối thập kỷ 70 thế kỷ XX ít nhiều cũng mang tâm trạng giống I. Bunin. Tha hương đối với những con người này không chỉ mang ý nghĩa di cư, đi đến một phương trời xa lạ nào đó để mưu sinh mà đã trở thành một sự bắt buộc, một áp lực. Mà thực sự, chẳng có ai bắt buộc cả. Tình cảnh bất đắc dĩ ấy đã được nhà thơ Cao Tần nói đến bằng những câu thơ: “Giữa đỉnh sương mù thông đáy vực Ngược xuôi ngơ ngẩn một linh hồn Còng lưng gánh nốt đời lưu lạc Nặng trĩu nghìn cân nhớ nước non” (Chốn tạm dung) Một khi đã bất đắc dĩ, cuộc sống nơi đất khách quê người chẳng khác gì một gánh nặng. Trong suy nghĩ của Cao Tần, dẫu có sống đến hết đời, quê người cũng chỉ là “chốn tạm dung”, vô nghĩa đến mức nhà thơ đã phải tự hỏi: “Ta làm gì cho hết nửa đời sau?”  Cùng chung cảnh ngộ, nhà thơ Thanh Nam đã thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa về thân phận của mình và chắc hẳn đây cũng là tâm trạng của không ít người: “Quê người nghĩ xót thân lưu lạc Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du Thức ngủ một mình trong tủi nhục Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ”  (Thơ xuân đất khách) Nhà thơ Du Tử Lê, một sĩ quan trong quân đội Sài Gòn, sau khi sang Mỹ đã có những vần thơ mang đỉnh điểm của sự tuyệt vọng: “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển Đời lưu vong không cả một ngôi mồ Vùi đất lạ thịt xương e khó rã Hồn không đi sao trở lại quê nhà … Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển Và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi Cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối Biết đâu chừng xác tôi hẳn đến nơi” (Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển) Du Tử Lê định cư tại California – một bang nằm ở bờ Tây nước Mỹ. Bờ Tây nước Mỹ với quê hương ông cùng chung một Thái Bình Dương. Người Việt Nam có câu: “Lá rụng về cội”. Có rất thấm thía điều này, Du Tử Lê mới viết nên những câu thơ thấm đẫm nước mắt như vậy. Cứ mỗi lần đọc “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”, tôi như nhìn thấy một người đàn ông Việt Nam tuổi không còn trẻ, mỗi buổi chiều ra đứng bên bờ Thái Bình Dương mà trông vọng cố quốc… Như thế, nỗi niềm tha hương đối với một số người Việt ở Bắc Mỹ không chỉ dừng lại ở nỗi nhớ quê nhà, xa hơn nữa, đó là tâm trạng “mất quê hương”. Và có lẽ tâm trạng này chỉ xuất hiện ở những người ra đi với suy nghĩ  “một đi không trở lại”. Do đó, mới có thể đau buồn và tuyệt vọng đến thế! Thơ của người Việt đang sinh sống tại Đông Âu cũng nói rất nhiều đến nỗi niềm tha hương, tuy không dữ dội như một số bài thơ của người Việt định cư ở Bắc Mỹ,. So với người Việt ở Bắc Mỹ, người Việt ở Đông Âu có hoàn cảnh khác hơn. Phần lớn những người Việt di cư đến Đông Âu là vào những năm 90 của thế kỷ XX – những năm đất nước bắt đầu đổi mới và mở cửa. Sự ra đi của họ nhẹ nhàng hơn, mục đích cũng khác hơn. Trong thơ của họ, người ta không thấy tâm trạng “mất quê hương”, nhưng cái mặc cảm tha hương vẫn đeo đẳng, vẫn là một gánh nặng: “Tha hương Sớm chiều trĩu nặng. Đêm Khúc hát dân ca Thêm buồn nơi xứ lạ. Quê hương mẹ già đau đáu Đứa con biền biệt nơi đâu?” (Khúc hát nơi tha hương – Linh Lam) hay: “Tha hương đi giữa dòng đời Buồn vui thì cũng xứ người mà thôi” ( Không đề – Thanh Hiên) “Đã bao năm rồi Em và tôi phiêu bạt, Đã bao năm rồi Chân ta không chạm đất, Làm kẻ mộng du, lơ lửng xứ người…” (Thu cảm – Lâm Hải Phong) Cũng cần phải nói thêm rằng nửa đầu những năm 90 thế kỷ XX, sống trên đất Đông Âu, người Việt muốn tìm một tờ báo mới xuất bản từ trong nước cũng khó như tìm một lọ cà muối hay một mớ rau muống. Internet lại chưa có, sự liên hệ với trong nước gặp rất nhiều trở ngại. Trong hoàn cảnh đó, nỗi nhớ quê hương xứ sở, nhớ người thân… càng nhân lên gấp bội. Nỗi nhớ ấy có khi được biểu hiện rất cụ thể: “Con đi làm người biệt xứ Quả sung muối chín đậm bùi Bếp tro ủ niêu tép mạt Đêm nằm day dứt khôn nguôi”. (Lê Tử Vũ) hoặc: “Ba mươi Tết mẹ đồ xôi, rước ông Vải chưa? Bàn thờ ngát hương, những bông hoa đỏ Nồi bánh chưng reo, bếp tường vôi lở Tấm lưng còng in bóng đung đưa (Xuân về nhớ mẹ – Lan Hải Thu Quỳnh) Những lúc Tết đến Xuân về, nỗi buồn nhớ quê nhà càng cháy bỏng. Lợi Hồng Diệp, một người đang sống tại Ba Lan, đã nói về một cái Tết tha hương hết sức cô đọng và xúc động: Ở đây đông lạnh quá xuân ơi! Khói hương níu kéo giao thừa tới Tàn rơi cháy ruột khách quê người”. (Xuân tha hương – Lợi Hồng Diệp) Với nhiều người Việt xa xứ, quê hương luôn là gốc rễ, là sợi dây ràng buộc. Nhờ đó, nhiều nhà thơ đã có những ý nghĩ rất trong sáng và đẹp đẽ: “Ở nơi đó, tuổi thơ tôi đã sống Tôi yêu thương bằng tất cả tâm hồn Dẫu lưu lạc khắp chân trời góc bể Giấc mơ nào cũng bóng dáng quê hương” (Tổ quốc- Nguyễn Huy Hoàng) Dù ở Bắc Mỹ, Đông Âu hay bất cứ một nơi nào khác trên địa cầu, chỉ khi nào trong lòng của mỗi một con người Việt Nam có quê hương thì mới có nỗi niềm tha hương. Những vần thơ tha hương của người Việt ở hải ngoại mang đậm dấu ấn của một thời kỳ lịch sử. Bước sang thế kỷ XXI, những khoảng cách xa xôi ngày càng được thu hẹp lại bởi xu hướng toàn cầu hóa. Những khoảng cách trong lòng người cũng dần dần mất đi. Chỉ có tình yêu quê hương trong mỗi con người Việt Nam luôn luôn là điều không thể mất. Nhưng mặc cảm tha hương có lẽ sẽ không còn nặng nề như trước.

Đà Lạt tháng 6 – 2011

* Tên một bài thơ của Nguyễn Bính

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Vần Thơ Về Biển Của Tôn Thất Phú Sĩ trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!