Xu Hướng 12/2023 # Những Vần Thơ Cho Ngày Hội Ngộ I # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Vần Thơ Cho Ngày Hội Ngộ I được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(Mượn cách viết của Trần Dần để nói về bạn.)

Ta “không đi” giửa phố giửa phường. Ta “không đi” dầu chiều nghiêng nắng tắt. Sao mắt ta ướt… Khi nghe tiếng thét gọi đàn. Vang rền trong ký ức.

Ta về cúi mặt “chân không” Phù du phía trước, rượu nồng trao tay. Ơi An Lộc có một ngày. Xua tan huyễn mộng, uống say chữ tình.

Em, Anh rã rời thân xác. Vì thức trắng ba đêm. Trong màu hồng của rượu. Cùng tiếng thét êm đềm. Nhưng vở tung ký ức. Em biết không, Anh đã viết hoa chữ BẠN trong trong trái tim mình. Là dấu ấn sau cùng trong cuộc sống. Thằng cụt chân, thằng một mắt, thằng râu dài, Thằng tóc trắng như mây, thằng tránh bụi trần trong cửa Phật… Ngoài sáu mươi mà mầy tao tá lả. BẠN anh đó vẫn sừng sững hiên ngang như núi. Anh muốn là cây cỏ để cho dáng núi có hương thơm. Người ta nhớ núi và yêu hoa bên núi. Hoa có tàn nhưng núi vẩn hiên ngang. Em trách anh, em gọi phone hoài sao không thấy bắt. Em text message,” Gặp BẠN bè rồi quên cả vợ con”. Thôi mà em, mình bên nhau đi suốt cả cuộc đường. Mà tụi nó, trời ơi, BẠN anh, 365 ngày mới có được một, nha em. Anh viết bài thơ này như là một nụ hôn tạ lỗi. Để nghe em: “Gớm! Chỉ biết BẠN mà thôi.”

Trần Trung Ngôn 344

Bỗng Nhiên Nhớ Em Sáu mươi nhìn anh vẫn còn trẻ Miệng anh cười vẫn như ngày xưa Tóc anh đen, nhìn hình em không nghĩ Anh đã già đừng nghĩ thế anh ơi.

Tình yêu dành cho anh vẫn tuyệt vời Nước trên nguồn xuôi về biển rộng Khác gì nhau đầu nguồn cuối sông Cảm ơn anh người bạn sáu mươi.

Ta gặp nhau đất trời mở rộng Con tim còn rực lửa yêu đương Ta yêu nhau cùng đi hết đoạn đường Dẫu khó tình yêu là động lực. Nắm tay em nhìn sâu vào mắt Chướng ngại nào ngăn bước chân ta Anh vẫn kể mỗi khi mình hò hẹn Trao cho nhau một nửa đời sau. Có câu thơ anh viết không thành Suốt ngày giam trong phòng đầy tranh Tranh quê hương, và tranh cuộc chiến Bao nhiêu năm trên quê hương mình. Anh yêu em, tên em là hoa Một loài hoa đặt tên Vỹ Dạ Đất quê hương có em sanh ra Bên dòng sông rất thật hiền hòa Anh mơ thấy em Vỹ DạBángiùi

Cảm ơn Em Người Bạn Đời Tôi Anh, Thấy mặt anh hốc hác. Đã ba ngày thức trắng. Bia với rượu cùng bạn bè tri kỷ. Ba hôm rồi các anh hét ngày đêm. Thấy anh vui cứ mỗi lần gặp bạn. 40 năm rồi không bỏ chử ” Mày, Tao”. Bạn anh đó, thằng này nằm bên cạnh. Còn thằng kia lại đối diện giường anh. Rồi thăm hỏi coi thằng nào còn sống. Kể nhau nghe sau trận chiến kinh hoàng. Em không trách khi anh là lính trận Đã quá nhiều nổi khổ. Đã bao năm tù tội. Đọc mail bạn anh em thấy lòng ái náy. Cho đi rồi sau lại text lại phone. Em, Cám ơn em với những lời chia sẻ. Cám ơn em cho anh trọn vẹn 3 ngày. Không gọi phone cũng chẳng Text chử nào. Vì em biết tình bạn anh không bao lâu nửa… Cám ơn em, anh lập lại cám ơn. Cho anh gởi những nụ hôn đầy trên trán. Và đính kèm thêm hai chữ ” THANK YOU”

Cho Người bạn đời tôi Khoe352

Phu Nhân & Giai Nhân Ta đếm đủ…dường như 24!! Còn thiếu những ai? Hai Mươi Bốn nhắc nhở ngày xưa “4 giờ đi cộng thêm 4 giờ về Thời gian còn lại anh cho em tất cả em ơi…” Hai Mươi Bốn giờ bỏ trời đất bơ vơ.. Khi người lính trở về từ chiến địa Hai mươi bốn giờ có nghĩa Những giờ phút của yêu thương Bạn có nhớ những ngày xa xưa đó Khi trở về cùng An Lộc hôm nay? Tai Sao! Tại Sao! ở nơi nầy Chỉ vỏn vẹn có 24 người vợ? Những ngýời vợ lính hôm kia! Những con ngýời héo hắt ðợi chồng dzìa Những ngày vui chưa thỏa Những ngày thấp thỏm nghe tiếng đạn bay! Chị có tiếc nuối làm một người vợ lính? Chị ước mơ gì khi gửi phận cho anh? Ngừời xưa nói: “Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu, Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu. Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc, Hối giao phu tế mịch phong hầu.” ( Vương Xương Linh) Chị có tiếc, có sầu như thiếu phụ Khi ngâm câu “Chinh chiến kỷ nhân hồi”? Bây giờ, Còn lại những ai? Những ai thiếu vắng? Chưa hưởng mái ấm gia đình đã vội chia lìa? Nhìn dáng chị, những Giai Nhân “471” Trở về đây gặp lại ngày xưa? Tôi không biết…thời hoa mộng đó Có anh nào tặng chị đóa hoa tường vi? Có anh nào đưa đón chị mỗi khi …chị vừa tan lớp học? Ðường Sài Gòn…đường ruộng, đường quê Anh có đưa chị đón hoàng hôn tình tứ? Hay anh bỏ chị đi mịt mùng tứ xứ Dấu chân anh đặt khắp 4 vùng? Tôi không biết. Thực tâm tôi không hề biết. Nhưng hôm nay các chị đã về đây…24 Hai Mươi Bốn này của Một Ngàn Năm Trăm Lẻ Của Bốn Mươi năm đợi chờ. Tôi thương bạn tôi, tôi thương chị Quí mến tình đồng môn và nghĩa phu thê “Khứ niên kim nhật thử môn trung Nhân diện đào hoa týõng ánh hồng Nhân diện bất tri hà xứ khứ Ðào hoa y cựu tiếu đông phong” (Thôi Hộ) Có bao nhiêu bạn đã bỏ chị ra đi? Có bao nhiêu phu nhân phòng không lẻ bóng? Có bao nhiêu thế hệ trẻ mất cha? Bao nhiêu măng mọc thiếu bóng tre già? Bao nhiêu gia đình mất một nửa phần hạnh phúc?!

Bángiùi 331 (Thân ái tặng quý Giai Nhân An Lộc 471)

Dư Âm Người ta định nghĩa: Dư Âm là tiếng vọng Những âm ba còn chấn động dài lâu Những âm ba vang vọng cả núi đồi Chấn động khắp sơn hà đại địa. Cũng do người ta nói: âm ba có nhiều loại Có âm ba lùng bùng màn nhỉ Có loại âm ba chưa nghe đã muốn bịt tai Có những âm vang ta muốn kéo dài Là những tiếng hát, tiếng la, tiếng cười. Hội Ngộ! Cũng giống như mọi chuyện trên đời Vậy sao buổi hội ngộ lại mang nhiều hình ảnh Vì đó là âm ba nên vóc nên hình, Âm ba cận cảnh, Âm ba của nghĩa, của tình Được xây trên những trái tim rộng mở Của máu, thịt, da, xương… đồng đội Của những giờ đối diện tử thần Là bất lực nhìn bạn chết trên tay… bâng khuâng! Là lúc bạn lên chiếm mục tiêu trong lửa đạn, giữa tiếng gầm của phóng pháo cơ Của đầu đạn 175 chạm nổ Tiếng rít của M 72 Khi dẫn quân lội sình Biết chắc có bạn đang yểm trợ. Người ta có thể hỏi: Sao lạ! Ừ thật lạ, Cũng áo quần quân phục như người ta, Cũng chỉ là cuộc họp mặt qua loa, Có chi lạ? Lạ: Người thương binh có bạn đẩy xe lăn Phục dịch như người thân thiết Lạ: Chữi thề nhưng anh em thương mến không rời Lạ: It nói chỉ cười anh em gần gủi Lạ: Bảy đại đội hơn một ngàn năm trăm Khi ra chiến trường sự chết đến thật nhanh Chết khi chưa mặc chiến y Chết khi vừa về đơn vị Sự chết đến bất ngờ như kẻ trộm vẫn xông lên vì bạn đang ở đó. Lạ: Sau bốn mươi năm họ vẫn tìm nhau Dù trước, hay sau, cũ hay mới vẫn thương yêu không rời. Dù khó khăn, dù ở muôn nơi vẫn tìm về khi nghe tiếng gọi. Đời sống ta có nhiều ngăn Chiếc tủ đời ta chứa hết chăng? Có gạn lọc để giữ những gì đáng nhớ. Nhớ khi ở quân trường Nhớ bốn ba C, hay bốn lăm D Nhớ cô bán xương xâm Nhớ Khu Sinh Hoạt Nhớ căn phòng Ba Lẻ Một Nhớ cầu tên Bến Nọc Nhớ những ngày còn học Nhớ gát tuyến D Nhớ nhảy xổm, nhớ đột kích Nhớ KBC bốn người một mâm Nhớ trước khi vào lính, ta là bạch diện thư sinh Nhớ nhiều thứ linh tinh Chẳng đáng nhớ, nhưng ta cứ nhớ. Bao nhiêu tuổi đời? Có giới hạn của thời gian, Mỗi ngày thêm cỗi. Vẫn vui khi gặp nhau. Cao thấp mập ốm, vẫn mày tao; Thương nhau thật. Bạn ngồi xe lăn nói với bạn đẩy xe Tao với mày nằm gần nhau. Tao Nhảy Dù mày ra Bộ Binh. Thằng chữi thề gặp thằng hiền như thư sinh Một đứa nói và một đứa cười Thằng đi bộ, thằng ngồi trong xe bọc sắt Thằng bắn súng nòng dài ở phía sau, thằng ôm tiểu liên xông lên phía trước. Hai thằng ở hai nơi cùng yểm trợ cho nhau. Thằng là lính Biệt Động Quân đi tăng phái, thằng Địa Phương Quân ôm súng gát cầu. Nhiều chuyện kể cho nhau nghe Nước mắt rơi, miệng cười, Bốn mươi năm gặp lại. Bốn mươi năm xa nhau Bạn về đâu? Tôi về đâu? Vợ con thế nào? gia cảnh thế nào? Dồn dập! Dồn dập! Những câu chào, Những lời thăm hỏi. Ồn ào, ai nói người đó nghe, Hả! Hả! Cứ hỏi…Hả! Hả! Trong không gian ồn ào. Người đứng bên ngoài thấy lạ. Dư âm! Dư âm! Đã chia tay nhau mà sao còn bịn rịn, Miệng nói không cần, tim ẩn giấu một niềm đau. Bángiùi ( post Mar.14-2012)

Tao nói cho tụi mày biết Chẳng có thằng nào xỉn đêm nay Thằng nào về cũng mang theo một vali thật đầy Tình nghĩa bốn mươi năm hội ngộ.

Buổi sáng đi ăn phở uống café Buổi chiều rượu thịt ê hề Miệng thằng nào cũng không ăn được Có thằng không ngăn được dòng nước mắt Bốn mươi năm còn sống đề gặp nhau Bốn mươi năm đâu đó chuyện bể dâu Nhưng bốn bảy mốt trước sau như một. Tiếng telephone reo từng phút một Thằng này hỏi thằng kia đứa nào mất đứa nào còn Thằng thì nhắc hồi tao vào non nước Còn thuận an mày về đó khi nào Thằng nhắc chuyện ừ tao vào thượng tứ Thằng ở núi sam, thằng ở plây cu Ôi chao ôi câu chuyện như sương mù Thằng nào cũng ráng gào lên gặp mày vui quá Nâng ly lên đêm nay mình uống đả Ngày mai có ai biết ra sao Ừ nhỉ….bốn mươi năm mà như mới hôm nào Trung đội tao vào thế cho mày ra quốc lộ Còn mấy bà ngồi nhìn chúng tôi dường như ngồ ngộ Các ông chưa phải tuổi sáu mươi Thương quá mấy anh chồng vui quá Uống cho thật đả Chai rượu này là tình là nghĩa anh em Đêm nay rượu có say mềm Không…tao say vì bạn Sách xưa nói khi hoạn nạn Mới nhìn ra đâu là nghĩa kim bằng Ừa thật vậy. Đêm nay đất trời vùng dậy Mặt trăng khuya vừa ra khỏi hàng cây Chúng ta đêm nay tụ hội nơi đây Kỷ niệm bốn mươi năm thời chinh chiến.

Bángiùi

40 năm còn lại những gì gửi Bạn

Con số 4… Ừa, chúng ta đang nhắc về con số Bốn Bốn Mươi Năm, Bốn Bảy Một về đây Bốn Mươi Năm hội ngộ lần nầy Hội Ngộ 4-40 Năm Thời Chinh Chiến.

Bốn Mươi Năm xưa gặp cơn quốc biến Bao nhiêu chàng trai từ giả bút nghiên Bao nhiêu năm làm lính? Bao nhiêu chàng trai không thể tính Chắc một điều trong số đó có hơn một ngàn năm trăm.

Bảy hai, bày ba, bảy tư, bảy lăm Là bao nhiêu năm bạn nhỉ? Có phải bốn năm lăn lóc gió sương Bốn năm khắp bốn vùng chiến thuật, mọi chiến trường? Rừng, Núi, Sình, Lầy…có đủ

Rồi, một sớm … Chấm dứt không lời từ giả Không có trống, không có kèn đưa tiển Không khai quân hiệu, bế quân hiệu Cuộc chia tay không nói được một lời Chia tay nhau đi khắp mọi nơi Vào tù, ra biển, lên rừng Bốn mươi năm thay đổi chẳng ngừng Ai biết được máy trời chuyển đổi. Sống thác rõ phân Mọi sự có phần Nhứt ẩm nhất trác giai do thiên định? Cứ vậy…và vậy Bốn mươi năm. Ừ! Đã bốn mươi năm

Tháng Ba hai không mười hai Thành phố nhỏ Sài Gòn Hoa Kỳ, đất Trích Ta về bắt tay họp mặt Bảy đại đội, 15 tiểu bang Xa và gần có Boston, Florida Oklahoma, Houston, Tếch-Xịt Atlanta-Georgia, Kansas, Missourri Washington State, Oregon Rồi Phila, Delaware, Ohio Có Nam Bắc California, San Diego…Canada Hội Ngộ, là thêm một lần hạnh ngộ Tay bắt mặt mừng có người lần đầu gặp lại Có người thiếu vắng hôm nay Có người yếu đau Có người ở xa Chiều Tiền Hội Ngộ, họp mặt đếm đầu người Dường như 50 hay bảy chục?! Tổng kết bàn giao đến lần 5 Boston. Nhìn hình đếm thử…

Thay mặt nhận lệnh anh em Hứa Hiền Phong, Thuận Lê, Quách Đình Bình Ben Nguyễn chạy vòng ngoài cùng Mai Thước, Phan Văn Đuông, Nguyễn Văn Nên, Ngân Nguyễn làm slide show Ngô Văn Hiệp và Trần Thanh Hiệp quân trang quân dụng Phạm Ngọc Lân dự phòng Dù xa cũng có phần Võ Hữu Hòa ban nhạc. Các phu nhân làm văn nghệ vui Bài Xuất Quân và Bốn Bảy Mốt hành khúc Văn nghệ, khiêu vũ…

Nhà hàng Emperal Bay ghế bọc khăn trắng muốt Như cô gái mời về nhà chồng Cổng chào, cờ quạt, âm thanh Bảng tên trên túi áo Lăng xăng làm việc Cũng có anh ngồi hút thuốc Có mấy chị tiếp tân Có tặng sách, ly, hình, áo thun Cũng có những giọt nước mắt

Các ông café, rượu mạnh Hai buổi gặp nhau Tiền Hội Ngộ chào sân Chính thức chào cờ có ba vị Đại Đội Trưởng Có đông bằng hữu anh em.

Tiếng hô hùng hồn…Vào hàng, Phắt! Lịnh ban ra tập họp Nhạc trổi khơi mào bản Xuất quân Đủ màu áo trận, Có đại lễ, tiểu lễ Có màu áo hoa rừng, áo xanh sóng biển Có anh SĐ 7, SĐ 5, SĐ 1 Truyền Tin, Biệt Động, Nhảy Dù Súng nòng dài, Thiết Giáp Có Địa Phương Quân, Tiểu Khu, Biệt Khu Máy ảnh nhấp nháy

Nói sao cho hết những cảm tình Còn lại gì sau bốn mươi năm? Nhìn lại những quân trang Máy PRC 25, PRC 10 Trái 72, trái 26, dây ba-chạc Nón sắt hai lớp, giày saut Chiếc lưới ngụy trang… Ôi bốn mươi năm Một Thời Chinh Chiến.

Ba ngày hai đêm tiếng cười sảng khoái Café, thuốc lá, rựơu, bia Thức đêm và từ giả chia tay Hỏi thăm bạn từng ngày Đếm lại những hành trang còn mất Sáu mươi năm cuộc đời Nhìn lại thưở đi qua Và nhìn thấy tuổi thêm già, sống thêm sống thọ Còn bao lần hội ngộ. Bao năm? Còn lại bao nhiêu người? Câu hỏi chưa có giải đáp.

Thôi thì cố gắng gặp nhau Hỏi thăm lấy số điện thoại Ba ngày cố nói cho thật nhiều Cố ghi vào trí những đường nhăn Những vết chân chim trên khóe mắt… Khòc, Cười, và tay nắm cho thật chặt Ghi vào tâm: Là những giờ sống bên nhau Là những tiếng chưỡi thề rất ngọt Dường như không còn tuổi tác Náo động cả mấy góc phố, con đường, Quán café, tiệm ăn, sân khu nhà ở. Con chim se-sẽ mở tròn mắt nhìn ngơ ngác Con Sóc dừng trên nhánh cây thông Con mèo ở cuối dãy phòng Và cả bầu trời màu xanh, mây trắng đứng lặng im Tất cả chào mừng cuộc hạnh ngộ

Ta gặp lại nhau Ta thấy được nhau Cười cho thật nhiều Biết đâu ta sẽ sống thêm nhiều năm… Tâm ta thanh thản.

Nói không hết, Nên ghi vội mấy hàng, Trên đường về chiếc xe bềnh bồng như đi trên mây Cảm ơn cuộc hạnh ngộ.

Bángiùi Little Saigon, Nam CA 2012

Post Mar. 19-2012 Các anh hội ngộ đã về, Nhìn trang ảnh mới chợt nao nao lòng Oai nghi một thuở hôm nào Giờ đang mở lại một thời chinh nhân Gặp nhau sao kể niềm vui Tao,mày còn có đứa nào nữa đây? Cờ bay,quân nhạc trổi dài Cất cao tiếng hát tưởng ngày xa xưa Còn đây một phút gửi về Linh hồn bạn hữu một thời liệt oanh Chinh y, vũ khí trưng bày Giữ gìn như giữ màu cờ không phai Cờ bay trên ngọn cờ bay Là hồn đất Việt không thay màu cờ Các anh- chiến sĩ oai hùng Hôm nay gặp lại tưng bừng niềm vui Rượu vui,vui ngất hồn say Cho nhau sống lại một ngày liệt oanh Kể nhau nghe chuyện di hành Đồn xa đánh giặc không nề hiểm nguy… Đã xin sống lại một ngày Tao, mày nâng cốc bỏ ngày xa nhau Ngày mai,xin chậm thời gian Cho nâng mãi cốc rượu đầy tình thân Bốn mươi năm thấy thật gần, Để cho tình bạn ân cần hôm nay Chia tay xin nhớ ngày này Anloc hội ngộ chúng mình gặp nhau… T.H.

ANH ĐI HỘI NGỘ

( Post Mar. 19-2012) Anh đi hội ngộ em cùng bước Gặp lại người xưa thấy nghẹn lòng Áo xanh nón lệch nghiêng vầng trán Nhìn dáng phong trần sao quá yêu. Tuổi trai mười tám ngày xưa ấy Sao cứ như là mới hôm nay Rượu nâng bước nhảy thêm lả lướt Dạ vũ quay cuồng đêm cũng say Anh đi tìm lại thời xưa cũ Giầy bốt, áo xanh của núi rừng Bạn anh còn đó bao người nhỉ Kể chuyện thằng đi đã chẳng về. Đêm say rượu uống mềm môi nhá Để bỏ ngày qua vắng bạn bè Vui đi -còn nhớ thời chinh chiến Tròn bốn mươi năm của chúng mình. Em gặp lại người trai Anloc Đủ sắc màu quân chủng ngày xưa Tóc chẳng xanh đượm tình chiến hữu Ngồi quanh nhau nhắc chuyện quân trường. Đêm sâu lắng phủ mờ khói thuốc Thấy mắt cay mai đã xa rồi Chim chắp cánh bay về muôn nẻo Dặm đường xa-hẹn buổi tương phùng.T.H.

Thơ Cho Bé: Những Vần Thơ Mẹ Kể Con Nghe

“Thơ cho bé: những vần thơ mẹ kể con nghe” tập hợp các sáng tác vô cùng trong sáng và sâu sắc của các tác giả khác nhau. Nhiều bài trong số những bài thơ này các bà mẹ có thể sử dụng để đọc thay những bài hát ru hay những câu chuyện cổ tích để đưa bé vào giấc ngủ êm đêm.

Trên đời này, không có tình cảm nào sâu sắc bằng tình mẫu tử. Với mẹ, con là tất cả, kể từ khi con được sinh ra, mẹ đã luôn dõi theo bước chân con, nhìn con lớn lên từng ngày mà trong lòng mẹ thấy vô cùng hạnh phúc, những đêm mất ngủ vì con ốm… Chỉ có tình mẹ mới bao la được như thế.

Trăng non ngoài cửa sổ Mảnh mai như lá lúa Thổi nhẹ thôi là bay

Mẹ ru khúc hát ngày xưa Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn Chân trần mẹ lội đầu non Che dông giữ tiếng cười giòn cho ai… Vì ai chân mẹ dẫm gai Vì ai tất tả vì ai dãi dầu Vì ai áo mẹ phai màu Vì ai thao thức bạc đầu vì ai?

Lớn từ dạo đó ta đi Chân mây góc biển mấy khi quay về Mẹ ngồi lặng cuối bờ đê Đếm năm tháng đếm ngày về của ta Mai vàng mấy lượt trổ hoa Hàng hiên hanh nắng sương sa mấy lần Đồng xa rồi lại đồng gần Thương con mẹ lội đồng gần đồng xa

“ầu ơ…” tiếng vọng xé tim Lời ru xưa bỗng về tìm cơn mơ Đâu rồi cái tuổi ngày thơ Mẹ ta nay đã mịt mờ chân mây Chiều đông giăng kín heo may Tìm đâu cho thấy tháng ngày “ầu ơ…”

Ngủ đi em, Trời xanh thêm Ngọn gió nhón chân qua rất nhẹ Cái hương chỉ dám thơm khe khẽ Như một tiếng ru không hát bằng lời Giấc ngủ em chơi vơi….

Ta là kẻ đi tìm hạt giống Cho mùa gieo mai sau Ta đã qua những vườn cây chín ngọt mời chào Những hương thơm tự mình, trong vắt, Vẫn biết có mùi hương rất thật Thơm từ lòng đất thơm lên.

Bùi Thanh Huyền

Tưởng đời cũng trải, cũng khôn… Chợt ra thân trẻ tầm thường ngu ngơ!

Liên Nguyễn Nguyễn Quốc Văn

Bao người trồng gốc cây si Mẹ cười: chọn lấy lối đi một người!

Những Vần Thơ Hay Về Ngày Đức Phật Đản Sinh

Chiều nay gió thổi qua hiên

Lá rơi rất nhẹ

Như nghiêng nỗi sầu

Con về úp mặt nỗi đau

Nghe hơi thở nặng

Nhuộm nâu sân chùa.

Mẹ ngồi đan sợi gió mưa

Đan thời gian ướt

Về chưa một người?

Đã bao năm tháng dần trôi

Mà con đường vẫn lặng hoài dấu chân.

Chiều nay nắng rớt quanh sân

Chuông chùa rơi giọt

Bần thần ngổn ngang

Con về úp mặt thời gian

Tháng Tư đã điểm bàng hoàng lệ rơi

Phố phường níu kéo con rồi

Quên đi người mẹ bồi hồi nhớ thương

Quét từng nỗi nhớ đêm sương

Bên chùa hiu quạnh mà thương cuộc đời

Có ai thấu hiểu cho người?

Có ai bỏ nửa đoạn đời tha phương?

Con về úp mặt gió sương

Úp vào tựa cửa lệ vương nhạt nhòa

Ngoài kia gió trách thờ ơ

Sao về quá muộn

Mẹ giờ biệt ly?

Ngày rằm tháng bốn vô vi

Con về trước mẹ mà quỳ lệ rơi

Trên cao Phật đản hoa trời

Dưới chân có kẻ lặng rơi nỗi niềm…

Nhà tôi nép dưới chân đê

Ao cá trước mặt, bờ tre sau nhà

Đêm trăng cau thả ngàn hoa

Trắng ngần vại nước tưởng là sao rơi

Mảnh sân ngửa mặt nhìn trời

Ngày mùa thóc lúa nằm phơi nắng hè

Hương ổi ngọt lịm gió se

Chào mào, sáo sậu bay về vườn xưa

Mái nhà bạc phếch nắng mưa

Ngó lên lỗ dột mây đưa xanh trời

Đông tràn trâu thở ra hơi

Gió lùa kẽ liếp vào chơi trong nhà

Tựa song trông nắng tháng Ba

Thắp lửa cây gạo đỏ hoa cổng làng

Tìm đâu mái rạ chín vàng?

Che tôi lớn giữa mơ màng lời ru…

Chạm đá thành chậu bông.

Chưng đăng trước thiền viện.

Cùng hoa đỏ vàng tím

Hướng về miền thinh không.

Hoa tựa đất phô sắc.

Chậu nương mây tỏ lòng.

Cả hai cùng tĩnh lặng.

Cả hai cùng dung thông.

Chậu không chờ người trồng

Cội phúc cho ngàn năm

Cõi đi về lồng lộng.

Ai người gieo chút tâm.

Chậu không người hằng chăm.

Nở hoa không quanh năm

Hoa dâng Tam thế Phật.

Hương lừng người thiện tâm.

Cảm niệm ngày Phật Đản sanh

Con kính lạy đấng cha lành Từ Phụ

Gieo nhân từ rưới khắp cả trời xanh

Chốn u minh Ưu Đàm kia chớm nở

Bảy bước chân rực rỡ khắp đất trời

Bậc Đại Giác từ đây đã thị hiện

Đem phép mầu cứu khổ độ quần sanh

Phá si mê ngục tối đã hành hình

Thuyền Bát Nhã vươn cao buồm trí tuệ

Rồi từ đó trải qua bao thế hệ

kiếp phù sinh trôi nổi biết bao lần

Nương thuyền từ giữa gió mát trăng thanh

Bờ giác ngộ nay cúi đầu gặp gỡ

Trước Phật đài cúi nguyền xin Phật Tổ

duỗi cánh tay xoa dịu tấm lòng con

Phật đản về trong lòng con mừng rỡ

Đem an bình phúc lợi đến trần gian

Chùa làng soi bóng hồ sen

Tháng Ba đom đóm rước đèn hoa đăng

Rủ nhau đi cấy sáng trăng

Thoảng mơ tiếng mõ đêm rằm nhặt khoan…

Giọt chuông thánh thót tam quan

Nhành mai gọi chú bướm vàng vờn hoa

Sân chùa tiểu quét lá đa

Khói nhang trầm mặc, la đà câu kinh…

Sương vương hồng đóa môi xinh

Gót tiên đội nắng bình minh lên chùa

Thềm nào rụng quả táo chua?

Thị Màu rình rập bỏ bùa áo nâu…

Về làng hồn tựa vào đâu?

Mái chùa cong vút xanh màu rêu phong

Lại đi cấy giữa sáng trăng

Lại nghe tiếng mõ đêm rằm… nhặt… khoan…

Để dành trong góc thời gian

Một nơi chốn của bao tàn lá trưa

Con nằm trong võng đong đưa

ầu ơ mẹ kể chuyện xưa ruộng vườn

để dành trong những ví von

lời ca dao giấu nỗi buồn mẹ quê

ầu ơ…hết giặc cha về

bóng ai trên vách lá kia thay chồng!

để dành tóc trắng như bông

những chiều sương gió bềnh bồng dáng xưa

mẹ già lẩn quẩn, bâng quơ

ngóng con mắt đã mịt mờ khói sương

để dành tôi một chén cơm

lúa ba trăng vẫn ngọt thơm thuở nào

vẫn cho tôi đói cồn cào

mỗi khi nhớ mẹ hát câu ru buồn

để dành em một giang sơn

trẻ măng như lúc mẹ còn tóc xanh

mẹ nào cũng mẹ của mình

lời ca dao vẫn để dành ru em…

Sớm nay trời ửng nắng hồng

Lời chim hót – tiếng ca trong ngọt ngào

Hải triều âm dậy dạt dào

Hỏi ra mới biết Phật vào cõi hương

Sớm nay nhân thế triều dương

Tin vui truyền khắp mười phương đất trời

Vinh quang hạnh phúc cõi người

Ca tì la vệ rạng ngời pháp thân

Rằng nghe Linh thoại ngàn năm

Ưu đàm hoa nở trăng rằm tỏa hương

Viên thành diệu sử một chương

Đản sinh Văn Phật ơi hương ơi trầm

Trời xanh hiện cát tường vân

Trần gian xuân sắc thanh tân diệu kỳ

Mười phương một niệm Tam quy

Chân như hiện bóng từ bi cát tường.

Khi trải lòng ( Kính tặng Thầy La Tòng nhân mùa Phật Đản!)

Khi trải lòng với gió

Gió mang hơi mát về

Khi trải lòng với cỏ

Cỏ biếc tràn chân đê…

Khi trải lòng với sông

Sông vỡ òa khao khát

Trải lòng với cánh đồng

Lúa vàng ươm dào dạt…

Khi trải lòng với đất

Đất dâng mùa ngọt thơm

Trải lòng cùng câu hát

Hồn chan đầy yêu thương…

Khi trải lòng với nắng

Hóa sắc màu muôn hoa

Khi trải lòng với biển

Biển dâng tình bao la…

Khi trải lòng chân thực

Người gần thêm con người

Khoảng trời xanh tha thiết

Mắt niềm tin mỉm cười…

Sầu treo trên đỉnh vô ngôn

Chạm triền hư ảo ngược dòng Tào Khê

Dấu hài còn lạc bến mê

Vọng lời kinh nguyện lối về ngút xa

Suối nguồn vô tận kinh hoa

Vượt tam thiên giới lời ca chân thường

Mộng treo đầu sóng triều vương

Xanh rêu dạ lạc mơ trường thiên thư

Sắc không đậu cõi phù hư

Phả tâm kinh chạm ngôn từ nhân gian

Như nhiên một hạt bụi ngàn

Trăm năm thoắt bóng thiều quang chạnh lòng.

Hai nghìn năm kinh sử truyền ghi

Một sáng tháng Tư đẹp diệu kỳ

Khắp cõi nhơn thiên bừng tỏ rạng

Đón mừng Phật đản, đấng Từ bi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ra đời mở cửa huyền vi nhiệm mầu

Cứu muôn loài thoát khổ đau

Đến bờ an lạc dạt dào yêu thương.

Hôm ấy Tỳ Ni bỗng lạ thường

Vô ưu nở rộ ngạt ngào hương

Líu lo chim hót, hoa khoe sắc

Thiên nhạc ngân vang mọi nẻo đường.

Hân hoan nô nức muôn phương

Mừng bậc xuất thế phi thường giáng sinh

Ba ngàn thế giới chuyển mình

Ca Tỳ mở hội cung nghinh thân vàng.

Thắp nén hương lòng con kính dâng

Mừng ngày Phật đản, niệm hồng ân

Nguyện cùng muôn loại đồng khai ngộ

Thông điệp Từ bi chiếu rỡ ràng.

Lưu truyền khắp cõi nhơn gian

Đạo mầu tỏa ánh từ quang rạng ngời

Chúng sanh thoát cảnh lầm mê

Nương nhờ pháp lạc, lối về thong dong.

TP.HCM, mùa Phật đản PL.2553 – DL.2009

Đôi vai mẹ gánh đời con

Vượt qua suốt những chặng buồn tháng năm

Thân cò lặn lội gian nan

Cho con hạnh phúc an nhàn sống vui

Cuộc đời đâu phải cuộc chơi

Thế nên con vẫn chơi vơi u buồn

Biết rằng mẹ chẳng trách con

Lòng con lại thấy càng thương mẹ nhiều

Con lo sợ một ngày nào… Mẹ ơi!

Điều con sợ đã thật rồi

Nhạt nhòa nước mắt khóc người mẹ yêu.

Bỗng rộn ràng đầu ngõ

Tiếng ve xuyên nắng hè

Nao nao miền thương nhớ

Kéo xanh trời nghiêng che…

Ơi vườn quê, vườn quê

Biếc xanh dừa bóng mát

Tiếng ve có bao giờ

Gợn lòng người man mác?

Tuổi thơ về đâu đây

Trong tiếng ve hàng phượng

Trong con nước vơi đầy

Trong cánh cò thấp thoáng…

Tuổi thơ về đâu đây

Giữa mùa đồng trắng khói

Mát rượi mưa đầu mùa

Giữa trời cao vời vợi…

Tuổi thơ nào đi mãi

Chiều ngóng chim bay về

Tiếng ve ngân thủ thỉ

Tiếng lòng người xa quê…

Những Vần Thơ Tha Hương

Hơn nửa thế kỷ trước, nhà thơ Nguyễn Bính đã làm một chuyến “Hành phương Nam”*. Xa nơi chôn rau cắt rốn của mình có gần sáu trăm cây số, nghĩa là vẫn loanh quanh trên dải đất Việt Nam này, mà ông đã phải thốt lên:

“Chén rượu tha hương trời: đắng lắm! Trăm hờn nghìn giận suốt mùa đông.” (Xuân tha hương – Huế 1942)   Hiện nay có hơn ba triệu người Việt đang sống ở hải ngoại – hơn ba triệu linh hồn tha hương!    Tha hương nghĩa là rời bỏ làng quê của mình mà đi đến một nơi khác, một phương trời khác để lập nghiệp, để làm ăn sinh sống. Cũng có thể vì một lý do nào đó, phải rời bỏ quê hương…   Đã có lúc tôi nghĩ rằng chỉ trong thơ của người Việt mới có nỗi niềm tha hương. Bởi con người Việt Nam ta vốn mang gốc gác nhà nông, những cư dân trồng lúa nước, rất gắn bó với làng quê của mình. Mỗi lúc đi xa là thấy nhớ, thấy thương quê mình đến đứt ruột và còn không quên bảo nhau:         “Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”    Hóa ra tôi đã nhầm. Tình cảm đối với quê hương xứ sở dường như là một “thuộc tính” của nhân loại. Gần một trăm năm trước, nhà thơ Nga I.Bunin sau khi rời nước Nga sang sống lưu vong ở Pháp đã từng viết:                              “Là con thú có hang, con chim có tổ Sao trái tim non trẻ của tôi khổ đau đến thế Nhà của cha tôi mà tôi từ bỏ Và nói lời vĩnh biệt quê hương…” I. Bunin tự so sánh mình với cầm thú, cho rằng thân phận của mình không bằng cầm thú, có nỗi cay đắng tủi, nhục nào hơn? Với một người nặng lòng với đất nước như ông, có nỗi đau đớn nào hơn khi phải “nói lời vĩnh biệt quê hương” ? Nhiều người Việt bỏ nước ra đi trong những năm cuối thập kỷ 70 thế kỷ XX ít nhiều cũng mang tâm trạng giống I. Bunin. Tha hương đối với những con người này không chỉ mang ý nghĩa di cư, đi đến một phương trời xa lạ nào đó để mưu sinh mà đã trở thành một sự bắt buộc, một áp lực. Mà thực sự, chẳng có ai bắt buộc cả. Tình cảnh bất đắc dĩ ấy đã được nhà thơ Cao Tần nói đến bằng những câu thơ: “Giữa đỉnh sương mù thông đáy vực Ngược xuôi ngơ ngẩn một linh hồn Còng lưng gánh nốt đời lưu lạc Nặng trĩu nghìn cân nhớ nước non” (Chốn tạm dung) Một khi đã bất đắc dĩ, cuộc sống nơi đất khách quê người chẳng khác gì một gánh nặng. Trong suy nghĩ của Cao Tần, dẫu có sống đến hết đời, quê người cũng chỉ là “chốn tạm dung”, vô nghĩa đến mức nhà thơ đã phải tự hỏi: “Ta làm gì cho hết nửa đời sau?”  Cùng chung cảnh ngộ, nhà thơ Thanh Nam đã thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa về thân phận của mình và chắc hẳn đây cũng là tâm trạng của không ít người: “Quê người nghĩ xót thân lưu lạc Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du Thức ngủ một mình trong tủi nhục Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ”  (Thơ xuân đất khách) Nhà thơ Du Tử Lê, một sĩ quan trong quân đội Sài Gòn, sau khi sang Mỹ đã có những vần thơ mang đỉnh điểm của sự tuyệt vọng: “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển Đời lưu vong không cả một ngôi mồ Vùi đất lạ thịt xương e khó rã Hồn không đi sao trở lại quê nhà … Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển Và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi Cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối Biết đâu chừng xác tôi hẳn đến nơi” (Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển) Du Tử Lê định cư tại California – một bang nằm ở bờ Tây nước Mỹ. Bờ Tây nước Mỹ với quê hương ông cùng chung một Thái Bình Dương. Người Việt Nam có câu: “Lá rụng về cội”. Có rất thấm thía điều này, Du Tử Lê mới viết nên những câu thơ thấm đẫm nước mắt như vậy. Cứ mỗi lần đọc “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”, tôi như nhìn thấy một người đàn ông Việt Nam tuổi không còn trẻ, mỗi buổi chiều ra đứng bên bờ Thái Bình Dương mà trông vọng cố quốc… Như thế, nỗi niềm tha hương đối với một số người Việt ở Bắc Mỹ không chỉ dừng lại ở nỗi nhớ quê nhà, xa hơn nữa, đó là tâm trạng “mất quê hương”. Và có lẽ tâm trạng này chỉ xuất hiện ở những người ra đi với suy nghĩ  “một đi không trở lại”. Do đó, mới có thể đau buồn và tuyệt vọng đến thế! Thơ của người Việt đang sinh sống tại Đông Âu cũng nói rất nhiều đến nỗi niềm tha hương, tuy không dữ dội như một số bài thơ của người Việt định cư ở Bắc Mỹ,. So với người Việt ở Bắc Mỹ, người Việt ở Đông Âu có hoàn cảnh khác hơn. Phần lớn những người Việt di cư đến Đông Âu là vào những năm 90 của thế kỷ XX – những năm đất nước bắt đầu đổi mới và mở cửa. Sự ra đi của họ nhẹ nhàng hơn, mục đích cũng khác hơn. Trong thơ của họ, người ta không thấy tâm trạng “mất quê hương”, nhưng cái mặc cảm tha hương vẫn đeo đẳng, vẫn là một gánh nặng: “Tha hương Sớm chiều trĩu nặng. Đêm Khúc hát dân ca Thêm buồn nơi xứ lạ. Quê hương mẹ già đau đáu Đứa con biền biệt nơi đâu?” (Khúc hát nơi tha hương – Linh Lam) hay: “Tha hương đi giữa dòng đời Buồn vui thì cũng xứ người mà thôi” ( Không đề – Thanh Hiên) “Đã bao năm rồi Em và tôi phiêu bạt, Đã bao năm rồi Chân ta không chạm đất, Làm kẻ mộng du, lơ lửng xứ người…” (Thu cảm – Lâm Hải Phong) Cũng cần phải nói thêm rằng nửa đầu những năm 90 thế kỷ XX, sống trên đất Đông Âu, người Việt muốn tìm một tờ báo mới xuất bản từ trong nước cũng khó như tìm một lọ cà muối hay một mớ rau muống. Internet lại chưa có, sự liên hệ với trong nước gặp rất nhiều trở ngại. Trong hoàn cảnh đó, nỗi nhớ quê hương xứ sở, nhớ người thân… càng nhân lên gấp bội. Nỗi nhớ ấy có khi được biểu hiện rất cụ thể: “Con đi làm người biệt xứ Quả sung muối chín đậm bùi Bếp tro ủ niêu tép mạt Đêm nằm day dứt khôn nguôi”. (Lê Tử Vũ) hoặc: “Ba mươi Tết mẹ đồ xôi, rước ông Vải chưa? Bàn thờ ngát hương, những bông hoa đỏ Nồi bánh chưng reo, bếp tường vôi lở Tấm lưng còng in bóng đung đưa (Xuân về nhớ mẹ – Lan Hải Thu Quỳnh) Những lúc Tết đến Xuân về, nỗi buồn nhớ quê nhà càng cháy bỏng. Lợi Hồng Diệp, một người đang sống tại Ba Lan, đã nói về một cái Tết tha hương hết sức cô đọng và xúc động: Ở đây đông lạnh quá xuân ơi! Khói hương níu kéo giao thừa tới Tàn rơi cháy ruột khách quê người”. (Xuân tha hương – Lợi Hồng Diệp) Với nhiều người Việt xa xứ, quê hương luôn là gốc rễ, là sợi dây ràng buộc. Nhờ đó, nhiều nhà thơ đã có những ý nghĩ rất trong sáng và đẹp đẽ: “Ở nơi đó, tuổi thơ tôi đã sống Tôi yêu thương bằng tất cả tâm hồn Dẫu lưu lạc khắp chân trời góc bể Giấc mơ nào cũng bóng dáng quê hương” (Tổ quốc- Nguyễn Huy Hoàng) Dù ở Bắc Mỹ, Đông Âu hay bất cứ một nơi nào khác trên địa cầu, chỉ khi nào trong lòng của mỗi một con người Việt Nam có quê hương thì mới có nỗi niềm tha hương. Những vần thơ tha hương của người Việt ở hải ngoại mang đậm dấu ấn của một thời kỳ lịch sử. Bước sang thế kỷ XXI, những khoảng cách xa xôi ngày càng được thu hẹp lại bởi xu hướng toàn cầu hóa. Những khoảng cách trong lòng người cũng dần dần mất đi. Chỉ có tình yêu quê hương trong mỗi con người Việt Nam luôn luôn là điều không thể mất. Nhưng mặc cảm tha hương có lẽ sẽ không còn nặng nề như trước.

Đà Lạt tháng 6 – 2011

* Tên một bài thơ của Nguyễn Bính

Những Vần Thơ Chống Trung Quốc

Tất cả những bài thơ này đều đăng tải trên các trang facebook cá nhân hay trên các trang blog lề trái, chúng đều có chung một nội dung: đau cái đau bị xâm lược và giận dữ trước các chính sách ngăn chặn của nhà cầm quyền đối với các hoạt động biểu tỏ thái độ của người dân đối với phương Bắc.

Văn học sử Việt Nam không bao giờ hết hãnh diện với bài “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Đại Vương, một tuyệt phẩm cổ động tinh thần binh sĩ trước giặc phương Bắc của Trần Hưng Đạo. Từ năm 1284 tới nay cứ mỗi lần có giặc lấn chiếm bờ cõi là cả nước lại được dịp suy gẫm từng câu từng chữ trong tác phẩm chống giặc bất hủ này.

Tuy nhiên Việt Nam không phải lúc nào cũng bị động trước giặc phương Bắc, gần 150 năm sau, trận chiến lịch sử Chi Lăng khiến 10 vạn quân của nhà Minh bị nghĩa quân Lam Sơn đánh cho thất điên bát đảo buộc quân Minh phải lâm vào thế cầu hòa để dược yên thân rút quân về nước, vào ngày 29 tháng 4 năm 1428 Bình Định Vương Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô Đại Cáo” tác phẩm thứ hai trong lịch sử trở thành bất tử trong văn học yêu nước. Tác phẩm này được sáng tác theo thể loại ‘Cáo” một trong vài thể loại văn học Trung Hoa cổ khó sáng tác nhưng rất được xem trọng.

Theo TS Phạm Tuấn Vũ, Khoa Ngữ Văn – Đại học Vinh thì Cáo là một thể trong loại văn chiếu lệnh, loại văn được người xưa coi trọng nhất. Theo TS Phạm Tuấn Vũ thì giá trị của “Bình Ngô đại cáo” trước hết là ở phương diện một trước tác chính luận, loại văn bản được đánh giá cao khi có hệ thống lập luận chặt chẽ, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc.

Trong thời đại thơ chữ Hán gần như tuyệt chủng tại Việt Nam thể loại hịch, phú và đặc biệt là cáo trở nên khó khăn hơn lúc nào hết cho người còn chút lòng với văn chương cổ thi, tuy nhiên đối với thi sĩ Kha Tiệm Ly, nói về giặc phương Bắc hiện nay thì không gì thích hợp hơn thể loại mà Nguyễn Trãi đã dùng trong “Bình Ngô Đại Cáo”.

Hoàng Sa nộ khí phú

Giới trẻ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hôm 12/6/2011 tại Hà Nội. AFP Photo.

Theo nhà báo Phạm Viết Đào cho biết trên trang blog của ông thì thi sĩ Kha Tiệm Ly tên thật là Thái Quốc Tế sinh năm 1946 tại Bến Tre. Hiện ông đang sống ở Mỹ Tho. Trước ngày 30/4/1975 thi sĩ Kha Tiệm Ly đã có nhiều bài thơ hay đăng trên các báo và được ngâm trên chương trình Thơ của Hồng Vân Đài phát thanh Sài Gòn.

Tác phẩm “Hoàng Sa nộ khí phú” của Kha Tiệm Ly được sáng tác trong lúc Internet làm bá chủ trong mọi sinh hoạt học thuật nhưng cái hồn của bài thơ vẫn có khả năng nhắc nhở những ai còn chút lòng với dân tộc, nhất là trước họa diệt vong là có thật trước mắt.

Ngựa cũ quen đường,Đĩ già lậm nết.Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,Mộng bá chủ bao đời y hệt!

Ta thấy ngươi,Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.Đất Trường An thây chất chập chùng,Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!

Đã biết,Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.Vậy mà sao,Chẳng lo điều yên nước no dân,Lại quen thói xua quân chiếm đất?Như nước ta,Một dải non sông, nam bắc chung giềng,Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long, là máu là xương,Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.Máu xương đâu lẽ tách rời,Thịt da dễ gì chia cắt?Mà là liền tổ quốc phồn vinh,Mà là khối giang sơn gấm vóc.Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát.Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma(1),Chợt nghe tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt (1).Hùng khí dù dậy trời Nam,Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc:Thương ngươi binh bại, tàn quân về còn cấp xe ngựa rình rang (2)Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được khói hương chăm chút (3).Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ đón người,Hoa Kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm xẻ thóc.Phúc cùng hưởng khi mưa thuận gió hòa,Họa cùng chia lúc sóng vùi gió dập.Giúp các ngươi như kẻ một nhà,Thương các ngươi như người chung bọc!Thế mà nay,Ngươi lại lấy oán trả ơn,Ngươi lại lấy thù báo đức!Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa,Quay súng thần công, ầm ỉ tấn công Đá Bắc.Chẳng chấp hải qui,Chẳng theo công ước.Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn,Lậm thói cũ nghênh ngang, chơi trò bạo ngược.Nói cho ngươi biết; dân tộc ta:Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài,Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc.Từng đánh Tây bằng ngọn tầm vông,Từng đuổi Nhật với thanh mác vót!Vì khát tự do mà uống nước đìa,Vì đói độc lập mà ăn cơm vắt.Sá chi tóc gội sa trường,Đâu quản thây phơi trận mạc.Hãy liệu bảo nhau,Nhìn thây Gò Đống mà liệu thắng liệu thua,Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước!Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm,Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ,Thì ta cũng có tuần dương, đại bác.So vũ khí, thì kẻ nhược người cường,Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt?Thư hãy xem tường,Hoàng Sa hạ bút.

Tạm rời những câu chữ hào hùng cổ thi trên mực tàu giấy bản, quay lại với thế kỷ 21, khi mà văn học thường được sử dụng như một phương tiện chuyển tải những ẩn ức thời đại cũng như những phản ứng mang tính thời sự được không gian Internet hỗ trợ triệt để. Chúng ta may mắn có được những bài thơ mà hồn phách của chúng sừng sững tuyên chiến với những đồng minh phương Bắc mà trước đây vài mươi năm cho tới thời cổ đại chưa bao giờ xuất hiện trên đất nước Việt Nam.

Thế lực này đã thúc đẩy cho những vần thơ chống Trung Quốc hào sảng hơn, khí phách hơn và nhất là căm hờn hơn trước những hậu duệ của Lê Chiêu Thống.

Biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam không là cái mode như tại các nước phương Tây. Nó có đổ máu. Nó có tù đày, tra tấn. Nó cũng có bách hại âm thầm trong bóng tối và kể cả xóa tên trong danh sách cộng đồng. Vậy mà người ta vẫn đi biểu tình, đi trong ý thức của một cuộc lên đường đầy bất trắc.

Nhà văn Nguyễn Tường Thụy đi trong tâm thức ấy. Ông nhắn lại với vợ mình qua bài thơ “Hãy để anh đi” trước khi đi biểu tình như là ra trận. Bài thơ được sáng tác vào ngày 1 tháng 7, ngày Chúa Nhật đầu tiên của năm 2012 khi người Hà Nội đi biểu tình chống Trung Quốc.

Hãy để anh đi

Người Việt Nam tập trung biểu tình trước Tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội hôm 1/7/2012. Photo AFP/Hoang Đình Nam.

Trong khi đó cùng lúc tại Sài Gòn, nhiều người đi biểu tình bị đánh, bị bắt giữ như những kẻ phạm pháp. Không ai có thể giải thích vì sao công an Việt Nam lại đánh đập những người chống Trung Quốc. Nếu họ lãnh lương do Bắc Kinh chi trả thì dễ hiểu, đàng này áo quần, giày dép nhà cửa của họ đều lấy từ tiền thuế của nhân dân Việt Nam. Nhà thơ Đỗ Trung Quân tả lại niềm đau khi thấy đồng bào anh đi biểu tình bị đánh qua bài thơ “Không đau và rất đau”

Không đau và rất đau

Cô Huỳnh Thục Vy bị bắt một cách thô bạo ngày 1 tháng 7, 2012. TTCCT/danlambao TTCCT/danlambao

Các anh bẻ quặt tay tôiDẫu gìCũng không đau lắmCác anh thúc cùi chỏ vào hàm tôiThú thậtCũng không đau lắmCác anh đạp vào mặt tôi

Dẫu gìCũng không ê ẩm lắmCác anh dúi chúng tôi vào xeThú thậtCũng chỉ ngồi chật một tíCác anh kẹp cổ lên gối tôiDẫu gì cũng chỉ bầm dập chútCái chúng tôi đaurất đau…Cái chúng tôi bầm dậpCái chúng tôi ê ẩmChính làCác anh thay mặt kẻ cướp nướcBọn cướp biểnBẻ tay, đánh đập, bắt bớ, đàn ápChính – đồng- bào – mình

Có thể những người công an thi hành bạo lực giữa đám đông không bao giờ lên Internet để đọc những bài thơ nói về họ, tuy nhiên người ta không tin rằng con em của những kẻ dã tâm ấy lại mù tịt vể Internet. Khi chúng thấy hình ảnh cha anh của mình xuất hiện bên cạnh các bài thơ miêu tả sự trân tráo, lạnh lùng đánh đập đồng bào thì không biết cái gia đình ấy có còn cảm thấy ngon miệng trong bữa cơm vừa được chan bằng máu của người bị đánh hay không?

Nhắc đến Hoàng Sa thì hình ảnh ngư dân sẽ là những tiếng kêu tang thương đầu tiên nhắc nhở cả dân tộc một sự thật vẫn diễn ra hàng ngày: họ bị xua đuổi, tấn công, bắt giữ trên chính vùng biển của ông cha mình để lại. Tác giả Bùi Công Tự với bài thơ “Những ngư phủ anh hùng” lột tả những đau đớn mà lẽ ra họ không phải chịu. Những ngư dân ấy bám biển kiếm sống nhưng đồng thời đã trở thành chiến sĩ tự khi nào.

Những ngư phủ anh hùng

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt hồi năm 2009.Source lysonforum. Source lysonforum.

Khi các ngư dân ra Hoàng Sa đánh cá trong bão bùng và giặc lạ tấn công các anh đã trở thành người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền biển đảo non sông

Vùng biển ấy ta đời đời đánh bắt ông truyền cha, cha truyền lại cho con Hoàng Sa ơi, thân quen từng luồng lạch những đoàn tàu đi từ đảo Lý Sơn

Chúng đã cướp của ta quần đảo ấy biển của ta mà chúng cấm dân ta các ngư phủ vẫn kiên cường bám biển không một ngày vắng mặt ở Hoàng Sa

Chúng cướp bắt bao lần dân ta đó đã giam cầm, đã đánh đập dã man giờ lại bắt chín công dân ta nữa mối thù này muôn thuở không tan

Chín ngư phủ, chín anh hùng nước Việt giờ phút này đang chưa biết nơi đâu Mai Phụng Lưu ơi, các anh còn sống sót có ai chìm nơi đáy biển sâu

Hơn một tháng chúng giam cầm đàn áp lũ cướp ngày kia tội ác không ghê biển giông tố, các anh thì đói khát có ai chăng ra rước các anh về?

Về đi các anh, vợ con trông đỏ mắt mấy chục đêm rồi vắng bặt tin nhau các anh không về ai người gánh vác những vành tang không thể trắng trên đầu.

Blogger Gió Lang Thang với bài thơ “Viết cho một ngày tháng Bảy” khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi cho số phận Việt Nam. Tháng Bảy mưa ngâu theo truyền thuyết và Tháng Bảy biểu tình trong nước mắt có khác gì nhau?

Viết cho một ngày tháng bảy

Người dân biểu tình bị công an ngăn chặn tại góc đường Điện Biên Phủ, Trần Phú – Hà Nội hôm 22-07-2012. File photo.

Hình hài Tổ quốc tôiBốn ngàn năm chân đấtTừ thủa cha ông dựng cờ mở nướcĐến bây giờ chân vẫn lấm lem.Đất nước này có phải sinh từ truyền thuyết nàng NgâuNước mắt cứ rơi mỗi ngày chứ không riêng gì tháng bảyHận thù căm phẫn trong lòng người vẫn từng giờ bùng cháyTiếng khóc mẹ già vẫn day dứt từng đêm.Ai vẽ hình hài Tổ quốc tôiNhững chiến công trong sử sách vẫn được đem ra đếmNhưng không đếm đượcCó bao nhiêu giọt máu đào rớt xuống quê hương.Lịch sử đất nước đâu chỉ được viết bằng máu xươngMà bằng cả tiếng nói thân thương mà khi lọt lòng mẹ gọiBằng cả ca dao chầu văn hát nóiTiếng hát mong chờ khi mẹ tiễn con đi…Ai vẽ hình hài Tổ quốc tôiVẽ nên hình Nam Bắc phân liĐể mấy triệu người dân đất ViệtÔm súng đạn ngoại bang mà trút thẳng vào nhauRồi biết bao người nằm dưới những thân tàuChìm dưới biển Đông khi trên đường bỏ xứGạt nước mắt khi nhìn quê hương từ mặt biểnLần cuối cùng nhìn về chữ S Việt Nam?Để hôm nayNhững những người nông dân lầm lũiKhóc không thành lời trên mảnh đất mìnhRơi vào tay kẻ lạNhững người vợ khóc chồng những đứa nhỏ khóc chaĐi biệt không vềCó biết chăng?Những người con xót xa vì mẹ ViệtBước xuống đường hô vang tên đất nướcNhìn thấy trước mặt mình là những tai ương.Việt Nam ơi! Con xin gọi tên Người là Tổ quốcNon nước này chưa một phút bình yênĐứng cạnh con, người hô “Muôn năm!” khản tiếngCon cay mắt mình rồi, ơi hỡi Việt Nam!

Bài thơ cuối cùng chúng tôi giới thiệu hôm nay xin dành cho tác giả Đỗ Trọng Khơi với bài Buồn Thiêng.

Nỗi buồn mang tên thiêng liêng mà tác giả gợi mở mặc dù không một chữ nào nhắc tới Trường Sa, Hoàng Sa nhưng người đọc man mác cảm nhận rằng cái nỗi buồn ấy nếu không vì đất nước, vì dân tộc thì yếu tố nào làm cho nó trở thành thiêng khiến Đỗ Trọng Khơi phải quỳ xuống như quỳ trước mẹ hiền?

Buồn thiêng

Thanh niên, sinh viên xuống đường phản đối TQ lấn chiếm lãnh hải Việt Nam. AFP photo.

Tôi quỳ trước Nỗi Buồn như quỳ trước MẹMẹ thiêng liêng và Nỗi Buồn cũng thếtrước Mẹ – con được còn thơ bé!trước Nỗi Buồn – con sẽ lớn khôn lên!

Sống nghĩa là mang Nỗi Buồn thiênggì cao quý hơn. Gì lớn lao hơn vậy?Tôi – người lớn tuổi cô đơn. Tôi – trẻ thơ khờ dạitôi sợ Nỗi Buồn rời bỏ tôi!

Niềm vui dù không đến trong đờikhông niềm vui con vẫn là con mẹkhông Nỗi Buồn trái tim con sẽtro lạnh dưới mặt trời.

Tầm vóc Nỗi Buồn mang tầm vóc Con Ngườicái tầm vóc – cội nguồn nhân tính

con người mang sứ mệnh thực hiện niềm vui sướngvà Nỗi Buồn – vị bảo mẫu niềm vui.

Ẩn sâu nơi hồn cốt mỗi con ngườitrong tiếng thở than, tiếng thét vang căm giậnthanh gươm tuốt trên tay người lính trậncó Nỗi Buồn gươm sẽ hoá gươm thiêng!

Theo dòng thời sự:

Du Xuân Qua Những Vần Thơ

Vẻ đẹp và sức sống mùa xuân luôn tạo cảm hứng cho các văn nghệ sĩ.

Tác giả Nguyễn Bình, hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh được biết đến với những áng thơ đi vào lòng người bởi chất giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Với ông, xuân đến mang nét đẹp dịu dàng với những lời thầm thì chất ngất yêu thương: “Mùa xuân nói lời thương nhớ/Hạt mưa bụi vương tóc mềm/Chồi non xanh bên khung cửa/Mộng mơ lúng liếng mắt em” (Lời mùa xuân).

Trong thời khắc đầy sức sống của đất trời, bên khung cửa xuất hiện  hình ảnh của cô gái đang thả hồn với thiên nhiên. Những hạt mưa nhẹ nhàng vương trên mái tóc, những chồi non căng tràn sức xuân. Thiên nhiên như hòa cùng cảm xúc với con người. Ánh mắt cô gái mộng mơ, háo hức muốn nói lên lời tương tư ngọt ngào. Mùa xuân là mùa của ước hẹn, đôi lứa thường tìm đến nhau gửi trao men tình dịu ngọt.

Trong bài thơ “Đêm lá hát” nhà thơ Cao Xuân Thái vẽ nên khung cảnh mùa xuân thật đẹp và lãng mạn. Khi lửa tắt chỉ còn than hồng âm ỉ, trai gái xích lại gần nhau và thổn thức cùng tiếng kèn lá. Trong những âm thanh du dương, bay bổng, em tựa vào anh để rồi chất ngất trong niềm hạnh phúc: “Mỗi mùa xuân búp lộc lại trùng trùng/Hát mãi chiếc lá không còn héo rũ/Em tựa và anh ngắm ngôi sao mất ngủ/Đang lịm đi trong thăm thẳm lòng trời…” (Đêm lá hát – Cao Xuân Thái).

Xuân đến! mỗi nhà thơ dành cho xuân những lời giới thiệu riêng. Thi ca là cả một trời ngôn ngữ yêu thương, mong ước để thi nhân cảm tác, dâng hiến cho đời những thanh âm tuyệt diệu. Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Ngọc Hiệp (hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh) khẽ hỏi người con gái và dường như đó là cái cớ để tác giả ngỏ lời yêu đương: “Em có nghe mùa xuân/… Em có nghe rừng cây/Mở lá mầm đón gió/Chim bay về làm tổ/Ríu rít đôi, từng đôi” (Thầm thì mùa xuân).

Còn Nguyễn Tuấn miêu tả mùa xuân thật tỉ mỉ, tinh tế: “Xuân đã tới như cây đầy nhựa ứa/Lành vết đau rạn nứt cuối đông tàn” (Xuân). Mùa xuân trong thơ Nguyễn Tuấn là liều thuốc diệu kỳ chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn, mang theo nguồn sinh khí mới, tràn đầy sức sống.

Xuân đến đồng nghĩa với mùa của những lễ hội. Hòa vào không gian tuyệt đẹp ấy, các cô gái xúng xính trong bộ váy mới, đôi má ửng hồng ngượng ngùng, bẽn lẽn: “Thêm một chút má hồng/Một đôi môi thắm đỏ/Xấu hổ gì đẹp quá/Xuân đang về bên ta”  (Hội làng – Nguyễn Hữu Dực).

Dòng người nô nức chen chân bước vào đêm hội, lời ca, tiếng nhạc, điệu múa làm bừng thêm sức xuân. Không gian mùa xuân rộn ràng xua đi cái tĩnh mịch thường ngày của màn đêm núi rừng: “Trai làng trên chân xòe trái núi/Gái bản dưới ngực nở trái đồi/Tìm nhau qua ánh mắt/Mời nhau uống câu hát người Tày” (Đêm hội – Tạ Bá Hương).

Thi sĩ thật đa tình và dường như mùa xuân cũng làm cho những nỗi lòng ấy thêm nhiều xúc cảm. Ngắm nhìn một dáng hình bước đi trong làn mưa xuân, Ngọc Hiệp chợt thổn thức và ước ao: “Tôi muốn hồn tôi thành mưa bụi/ Vương trên gò má đỏ hây hây/Mưa xuân của trời dành cho đất/Như tình em đến để tôi say?” (Mưa xuân).

“Nàng xuân” mênh mông trong vô vàn cung bậc xúc cảm của thi nhân. Mỗi tác giả nhìn nhận, cảm tác về xuân, gửi gắm tâm hồn vào xuân với một nét riêng, hết sức phong phú: “Đông giấu heo may vào núi/Xuân bừng lộc biếc chồi non/… Mưa xuân giăng vào nỗi nhớ/Dáng hoa như nét ai cười” (Nét xuân – Phạm Ngọc Khuê).

Mùa xuân luôn đồng điệu với thi ca và hương sắc mùa xuân là xúc cảm để các thi sĩ mặc sức say sưa, trải lòng. Thiên nhiên trong mùa xuân giống như tấm gương soi chiếu tâm hồn, để từ đó làm lên một cuộc du xuân trong thơ vốn nhiều sắc màu, thanh âm, ý vị.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Vần Thơ Cho Ngày Hội Ngộ I trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!