Xu Hướng 6/2023 # Những Đặc Trưng Thi Pháp Cổ Tích Trong Truyện Bánh Chưng Bánh Giầy # Top 15 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Đặc Trưng Thi Pháp Cổ Tích Trong Truyện Bánh Chưng Bánh Giầy # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Những Đặc Trưng Thi Pháp Cổ Tích Trong Truyện Bánh Chưng Bánh Giầy được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vấn đề phân loại truyện dân gian nhất là trên đơn vị tác phẩm cụ thể, đang là vấn đề nhức nhối. Chỉ mới năm học 2001-2002 học sinh lớp 6 trong cả nước đang được học truyện Bánh chưng bánh giầy là cổ tích mà năm học 2002-2003 các em lại được học truyện này là một truyền thuyết. Sách giáo khoa là pháp lệnh, tại sao lại được thay đổi dễ dàng đến vậy? Phải chăng vì kiến thức thể loại truyện này của người biên soạn cũ là sai? 1, Thực trạng phân loại truyện Bánh chưng bánh giầy – Xét về nguồn gốc văn bản, sách Ngữ văn 6 ghi chú: truyện được chọ dựa theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập I, Nxb Văn học 1977, thế nhưng thật ra trong tài liệu này người ta lại xếp truyện Bánh chưng bánh giầy vào cổ tích, trong mục “ Truyện thần thoại, truyện cổ tích”. Như vậy là đã có một cuộc đối thoại ngầm giữa sách Ngữ văn 6 với Hợp tuyển thơ văn Việt Nam về vấn đề thể loại của truyện dân gian này. – Trong giáo trình của Đại học Tổng hợp do Đinh Gia Khánh chủ biên, truyện Bánh chưng bánh giầy được xếp vào cổ tích. – Hoàng Tiến Tựu, trong giáo trình viết cho Cao đẳng Sư phạm, lại giữ quan điểm trung dung khi xếp Bánh chưng bánh giầy vào nhóm những truyện “ rất khó xếp loại, khi thì ở ô này, khi thì đặt sang ô khác, người thì coi là cổ tích, người thì coi là truyện dân gian khác”. Vấn đề phân loại tác phẩm văn học dân gian nói chung, truyện dân gian nói riêng là vấn đề rất khó vì rằng tác giả dân gian khi sáng tạo không hề xuất phát từ những nguyên lý lý luận có trước như các tác gỉa văn học viết. Đó là chưa kể sự lưu truyền bằng miệng trong một quá trình lịch sử lâu dài cũng góp phần làm biến tướng của tác phẩm văn học dân gian theo những chiều hướng khác nhau. Những lí do trên đã tạo nên loại hình truyện dân gian những tác phẩm mang dấu hiệu của nhièu thể loại khác nhau. Trong khi đó việc xác định đúng thể loại lại hết sức cần thiết, nhất là đối với những tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường. Trước hết không thể phủ nhận những dấu hiệu của một truyền thuyết có mặt trong truyện Bánh chưng bánh giầy. Truyện đã hướng người đọc vào một thời gian khá xác định- thời Hùng vương thứ 6. Xác định cụ thể thời gian không gian nghệ thuật là xu hướng phổ biến trong truyền thuyết vì rằng người kể truyền thuyết thường muốn cho người nghe tin vào điều được kể ra. Tuy nhiên không phải ở truyện nào có thoài gian, không gian nghệ thuật xác định thì truyện đó phải là truyền thuyết. Dựa vào những đặc trưng thi pháp nhân vật và thi pháp cốt truyện trong truyện chúng ta thấy Bánh chưng bánh giầy mang nhiều ddawcj điểm của một truyện cổ tích hơn, đến mức không thể xếp nó vào thể loại truyền thuyết được. 2, Những đặc điểm thi pháp cổ tích trong truyện Bánh chưng bánh giầy. 2.1 Đặc điểm thi pháp nhân vật Nhân vật chính và cốt truyện là những yếu tố cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự. Nhwn vật chính bao giờ cũng đóng vai trò trung tâm trong việc thể hiện đề tài. Chính vì vậy, dựa vào đặc điểm xây dựng nhân vật người ta cũng có thể nhận biết được thể loại truyện đó. khảo sát nhân vật chính trong truyện Bánh chưng bánh giầy chúng ta sẽ thấy rất roc hình tượng Lang Liêu mang đầy đủ những đặc điểm thi pháp nhân vật của một truyện cổ tích. – Trước hết Lang Liêu không phải là một nhân vật bán thần như các nhân vật trong truyền thuyết thời Hùng vương. Dựa vào đặc trưng xây dựng nhân vật, các nhà khoa học đã chia các truyền thuyết lịch sử thành hai bộ phận: những truyền thuyết thời kì dựng nước thuộc thế hệ các vua Hùng và các truyền thuyết thời đại giữ nước( thời phong kiến). Những người xem truyện Bánh chưng bánh giầy không phải kà truyền thuyết đã dựa vào các chi tiết như Hùng vương thứ 6 chọn người kế vị, Lang Liêu được chọn nối ngôi vua, tục giỗ chạp bằng bánh chưng bánh giầy… để xếp truyện này vào nhóm truyền thuyết lịch sử thời đại các vua Hùng. Và khi nhận xét về đặc điểm của loại truyền thuyết thời kì này họ viết: “ So với truyền thuyết thời kì đầu dựng nước, những truyền thuyết thời kì sau ít hoang đường hơn”. Nghĩa là họ thừa nhận tính chất hoang đường đậm đặc của bộ phận truyền thuyết này như một đặc điểm nhận diện quan trọng. Quả thật, các nhân vật truyền thuyết thời vua Hùng như Lạc Long Quân, Thánh Gióng đều được thần thánh hoá cao độ, bởi thế mà không phải ngẫu nhiên trước đây các nhiều nhà khoa học đã xếp nhầm các truyện này vào thần thoại. Chúng ta biết rằng truyền thuyết thời các vua Hùng đều ra đời rất sớm, khi mà thế giới quan thần linh chủ nghĩa, hệ tư tưởng chủ yếu để sinh ra thần thoại, chưa bị tan rã như các thời đại về sau. Khi đề cao các anh hùng lịch sử, thế giới quan này đã giúp tác giả dân gian thần thánh hoá họ, biến họ thành những con người có sức mạnh thần kì chứ không phải là những nhân vật lịch sử được các thần linh giúp đỡ như An Dương Vương, Lê Lợi… sau này. Tuy nhiên xem xét kĩ cũng sẽ nhận thấy nhân vật chính của thời Hùng vương khác nhân vật chính của thần thoại ở chỗ nhân vật thần thoại là thần, tức là những sức mạnh tự nhiên được hình nhân hoá trong khi nhân vật truyền thuyết thời kì này là người được thần thánh hoá. Ngày nay khi nói về đặc điểm của các nhân vật trong các thể loại truyện dân gian người ta cho rằng nhân vật chính trong truyền thuyết thời Hùng Vương là bán thần để phân biệt với nhân vật chính trong thần thoại là thần còn nhân vật chính của cổ tích là những người dưới cùng của các lực lượng xã hội. Điều mà cả soạn giả sách Ngữ văn 6 và Nguyễn Xuân Lạc đều không chú ý tới là truyện Bánh chưng bánh giầy nhân vật Lang Liêu không hề mang màu sắc thần thánh như các nhân vật truyền thuyết thời Hùng Vương. Lang Liêu chỉ được thần giúp đỡ bằng lời báo mộng chứ chàng không có sức mạnh thần thánh như Lạc Long Quân, như Thánh Gióng. Chàng hoàn toàn là người đời thường thậm chí là người dưới cùng trong tầng lớp lang. Lang Liêu trong truyện Bánh chưng bánh giầy chỉ là sự gán ghép một nhân vật cổ tích với một vị vua, một thời kì lịch sử đã ăn đậm vào trong tiềm thức của nhân dân. Hình tượng này không mang đặc điểm của một truyền thuyết mà mang đậm những đặc điểm thi pháp của một nhân vật cổ tích. – Lang Liêu thuộc mô típ nhân vật thấp hèn. Trong cổ tích chúng ta bắt gặp một loại mô típ nhân vật phổ biến, đó là nhân vật thấp hèn. Cái thấp hèn được thể hiện thông qua các nhân vật dưới cùng của xã hội hoặc có khi là của một tầng lớp. Đó là những người mồ côi, những người ở, là em út trong nhà, là anh trai cày… Lang Liêu thuộc nhân vật dưới cùng của một tầng lớp, chàng là con thứ mười tám trong số hai mươi người con của Hùng Vương thứ 6, nhưng lại là đứa con mồ côi, bị bỏ rơi phải về quê cày ruộng. Chàng rất giống các nhân vật Hoàng tử út trong các truyện cổ tích Châu Âu. Đó là người thiệt thòi hơn các Hoàng tử anh vì không được vua cha yêu dấu, nhưng lại là người đức độ hiếu thảo và nhờ vậy được thần linh giúp đỡ, được trang bị các trợ thủ thần kì và là người chiến thắng cuối cùng và được lên làm vua… Nhân vật thấp hèn trong cổ tích chính là hình ảnh tượng trưng cho thân phận của những người lao động trong xã hội cũ. – Lang Liêu thuộc mô típ nhân vật bất hạnh. Chính nhân vật thấp hèn cũng là nhân vật bất hạnh rồi, thế nhưng do tính chất cực đoan trong xây dựng nhân vật cho nên nhân vật cổ tích còn được đặt trong những hoàn cảnh éo le. Chúng ta bắt gặp trong cổ tích người Việt một Chử Đồng Tử nghèo đến mức sau khi cha chết đến khố cũng không còn đủ để che thân, một Văn Linh mồ côi mẹ bị dì ghẻ hãm hại ( truyện Người dì ghẻ ác nghiệt hay sự tích con dế – KTTCTVN) một chàng đánh cá nghèo hèn cả gia tài chỉ có một con thuyền nhỏ ( truyện Con gái thần nước mê chàng đánh cá)… chúng ta cũng gặp trong cổ tích nhiều nước Châu Âu một cô LọLem cũng bất hạnh như cô Tấm trong truyện Tấm Cám của cổ tích người Việt… Tất cả đều là những kẻ mồ côi, là người bất hạnh. Theo các chi tiết trong truyện thì Lang Liêu là người thiệt thòi nhất vì “mẹ chàng xưa kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết”. Như vậy, Lang Liêu không chỉ thuộc loại dưới cùng của một tầng lớp ( Hoàng tử út) mà còn là kẻ mồ côi, kẻ bất hạnh, một mô típ phổ biến trong cổ tích nước ta và thế giới. Rõ ràng nhân vật Lang Liêu cũng được tác giả dân gian xây dựng theo mô típ phổ biến này. Lang Liêu là mô típ nhân vật nhân cách. Những nhân vật chính, chính diện trong cổ tích thường mang những nét đẹp về nhân cách. Đó là những nhân vật mang đức tính nghĩa tình, chung thuỷ, trung thực, thương người… nhưng phổ biến nhất là loại nhân vật cần cù lao động. Chính nhờ những đức tính tốt đẹp đó mà họ được các lực lượng thần kì giúp đỡ để đạt được chiến thắng cuối cùng. Chúng ta bắt gặp trong cổ tích vô cùng nhiều loại nhân vật cần cù như cô Tấm, Thạch Sanh, Sọ Dừa, anh trai cày ( cây tre trăm đốt), người em ( trong truyện Hai anh em và con chó đá), anh nông dân nghèo (trong truyện Người dân nghèo và Ngọc Hoàn Lang Liêu là người đại diện cho tình yêu lao động của tác giả dân gian. Chàng là một kẻ mồ côi, một thân phận bất hạnh, nhưng cũng là một nhân cách đẹp, “ suốt ngày chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, rồng khoai”. Hình tượng Lang Liêu chính là hình ảnh người nông dân một nắng hai sương, nhưng cũng chính là người làm ra của cải nuôi sống muôn người. – Lang Liêu là mô típ nhân vật đổi đời. Lang Liêu đang từ một người bị ghẻ lạnh phải về sống nghèo khổ nơi thôn dã bỗng được chọn làm người kế vị vua. Đây là loại nhân vật chính phổ biến trong những truyện cổ tích kết thúc có hậu, một kết thúc dựa trên ước mơ của người lao động. Sự đổi đời trong loại cổ tích này thường là nhân vật được hưởng hạnh phúc tuyệt đỉnh: có nhiều vàng bac châu báu, được làm vua, làm hoàng hậu, làm phò mã… Trong loại truyện này tác giả dân gian muốn chững minh triết lý “Ở hiền gặp lành” và cái hạnh phúc mà nhân vật chính- chính diện được hưởng dù có quá đi bởi ước mơ của họ thì cũng có phần xứng đáng với công sức lao động mà nhân vật đã thực hiện từ đầu truyện. Chính vì lý do này các nhân vật đổi đời bao giờ cũng mang những nhân cách cực đoan tức là rất tốt để xứng đáng với phần thưởng to lớn mà họ được hưởng. Thật ra với kiểu nhân vật đổi đời tác giả dân gian đã thực hiện cái hẳn nhiên dù chưa khả nhiên trong xã hội bất công. Rõ ràng loại nhân vật thân phận, nhân vật nhân cách, nhân vật đổi đời… như Lang Liêu, như người em ( trong truyện Cây Khế), anh trai cày đi ở ( trong truyện Cây tre trăm đốt), cô Tấm và chàng Thạch Sanh mồ côi ( trong truyện Tấm Cám và truyện Thạch Sanh), vua Heo ( trong truyện Vua Heo)… là những môtíp thường gặp trong cổ tích. Những loại truyện này là những cổ tích nhằm ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người lao động chứ không hề hướng tới một vấn đề lịch sử trọng đại như truyền thuyết. Hơn thế nữa, nhân vật cổ tích là những nhân cách đời thường, đấu tranh vì những quyền lợi đời thường, của mỗi cá nhân, cho nên dẫu có được lên làm vua như Thạch Sanh thì cũng chỉ để thoả mãn khát vọng đổi đời của một con người đại diện cho một tầng lớp chứ không hề thay đổi vận mệnh của cả cộng đồng như nhân vật truyền thuyết. Truyền thuyết, nhất là truyền thuyết thời đại các vua Hùng, không xây dựng nhân vật kiểu này, nhân vật của nó có khẩ năng ảnh hưởng đến vận mệnh của cả một cộng đồng. Tóm lại chỉ mới xét đặc trưng thi pháp của nhân vật chính trong truyện chúng ta đã thấy việc xếp truyện Bánh chưng bánh giầy vào truyền thuyết thời đại các vua Hùng là không hợp lý. Nhân vật chính của truyền thuyết không phải là những mẫu người đời thường như thế mà chủ yếu là các anh hùng lịch sử và đối với người nghe truyền thuyết, đó là những “bậc tôn ti”( chữ của Bakhtin). Truyền thuyết bao giờ cũng đề cập đến những sự kiện đã xảy ra, chức năng của nó là đánh giá các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử với cảm hứng chủ đạo là ngợi ca

Sự Tích Bánh Chưng, Bánh Dày

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Sự Tích Bánh Chưng Bánh Dày Và 7 Sự Tích Về Ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam

1. Nguồn gốc sự tích bánh chưng, bánh dày

Vào đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đã dẹp xong giặc Ân, vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho con. Nhân lễ Tiêu Vương, Vua Hùng truyền cho 20 người con rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay đem trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”.

Sau lời vua cha, các lang đều háo hức, chạy khắp nơi đi tìm của ngon vật lạ để dâng lên tổ tiên nhằm tiếp nối ngai vàng. Tuy nhiên, riêng chàng hoàng tử 18 – Lang Liêu là chàng hoàng tử hiền lành, đức hạnh, giàu lòng nhân từ và rất hiếu thảo vì mất mẹ từ sớm nên không ai giúp đỡ nên loay hoay hoài mà không biết làm thế nào.

Nhưng may mắn thay, anh lại được một vị Thần mách bảo trong giấc mộng của mình. Vị Thần chỉ dạy chàng quý nhất vẫn là gạo. Vậy nên, Thần khuyên Lang Liêu làm bánh từ gạo để dâng cho vua cha. Một là bánh hình tròn tượng trưng cho Trời. Hai là bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Và bảo chàng dùng lá bọc ngoài, đặt nhân vào ruột bánh để tượng trưng cho sự sinh thành của cha mẹ.

Được sự mách bảo đó, Lang Liêu nhanh chóng làm theo lời và kết quả là thuận ý vua cha vì bánh không chỉ ngon mà còn ý nghĩa. Từ đó về sau, việc gói bánh chưng, bánh dày trở thành tục lễ mỗi độ Tết đến của người Việt Nam.

2. Nguyên liệu làm bánh chưng, bánh dày

Những nguyên liệu cơ bản để làm bánh chưng:

Gạo nếp: Loại ngon, dẻo ngọt, được đãi sạch, xóc muối, ngâm nở.

Đỗ xanh: Đãi sạch, trộn cùng chút muối, vàng ươm, thơm ngon.

Thịt lợn: Là thịt ba chỉ, vừa mỡ vừa nạc để nhân có cả vị béo chứ không chỉ khô bã.

Lá dong: Lá tươi xanh, mướt mắt, được chần sơ qua nước sôi, đặt vào khuôn gói, bao quanh chiếc bánh.

Dây lạt: Những sợi lạt dai mềm, buộc chặt chiếc bánh không để nước thấm vào khi nấu.

Khi ăn, ăn kèm nước mắm ngon hoặc hành củ muối, dưa món chua ngọt đều rất ngon.

Bánh dày:

Làm từ gạo nếp (có thể cho thêm sữa tươi không đường để tạo độ béo, thơm). Gạo nếp phải là loại ngon, dẻo.

Sau khi nếp được đồ chín thì đổ ra cối giã nhuyễn. Tiếp đến, vo tròn rồi xếp vào lá dong. Chưa hết, chia thành từng cục bột nhỏ rồi nặn tròn và cuối cùng là ấn bẹp.

Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã hoàn thành xong món bánh dày của chàng Lang Liêu rồi đó. Khi ăn, người ta ăn kèm với giò, chả,… để tăng độ ngon cho món ăn.

Tuy nhiên, ngày nay người ta thường thêm nhân cho bánh dày chứ không còn là bánh dày không nhân như thời Lang Liêu nữa.

3. Ý nghĩa sự tích bánh chưng, bánh dày

3.1. Quan niệm về vũ trụ của người Việt ngày xưa

Chắc hẳn bạn đã biết, ngày xưa, người Việt quan niệm rằng trái đất hình vuông và bầu trời hình tròn.

Đó là lí do tại sao bánh chưng (tượng trưng cho Đất) lại có hình vuông và bánh dày (tượng trưng cho Trời) có hình tròn.

Bánh chưng là hình khối cụ thể thuộc âm, có hình vuông, có góc cạnh, tượng trưng cho Đất. Người ta quan niệm rằng nhân đậu và thịt của bánh tượng trưng cho muôn vật trên thế giới này.

Bánh dày là hình khối cụ thể thuộc dương, có hình tròn, không góc cạnh. Vì nó tượng trưng cho Trời nên phải màu trắng và không nhân vị giống như bánh chưng.

3.2. Bài ca về nền văn minh lúa nước

Sự tích bánh chưng, bánh dày là lời nhắc nhở tầm quan trọng của cây lúa đối với con người.

Hơn thế nữa, đó chính là minh chứng cho nền văn hóa lúa nước của người Việt ta. Sự đề cao, ca ngợi về thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu sơ khai.

Một chiếc bánh nhưng gói ghém cả một nền văn minh lúc bấy giờ.

3.3. Mang ý nghĩa biểu trưng

Vì bánh chưng đại diện cho âm nên sẽ dành cho mẹ. Biểu tượng cho mẹ Tiên trong ngày lễ dâng cúng Giỗ Tổ Hùng Vương.

Bánh dày đại diện cho dương tức dành cho cha. Và nếu bánh chưng là biểu tượng cho mẹ Tiên thì bánh dày tức là biểu tượng cho cha Rồng.

Khi dùng bánh chưng, bánh dày làm quà biếu dâng lên cha mẹ thì nó cũng thể hiện được chữ hiếu của người con dành cho đấng sinh thành của mình.

3.4. Tin vào thần linh

Bánh dày thường được dùng để tế trời, tế thần.

Người Việt quan niệm bầu trời là nơi thần linh sinh sống. Chính vì vậy, họ dùng bánh dày để dâng lên trời nhằm cầu mong thời tiết mưa thuận gió hòa để muôn vật sinh sôi nảy nở, cho một năm ấm no, sung túc.

Không chỉ vậy, nó còn mang ý nghĩa cho lòng biết ơn sâu sắc với trời đất đã đem đến mùa màng bội thu cho người dân lao động.

Điều này cũng nói lên rằng, ở xã hội Việt Nam bấy giờ, người ta tin rằng Trời là Đấng khai sáng vũ trụ và là chủ tế của cả thế giới này.

3.5. Nét văn hóa, món ăn truyền thống

Đề cao nét đẹp, xem trọng giá trị sáng tạo của nhân dân, ca ngợi truyền thống cao đẹp của dân tộc.

Nó cũng là sự giải thích nguồn gốc cho thứ bánh truyền thống của ngày Tết cổ truyền Việt Nam.

Đây chính là món ăn truyền thống ngày Tết tô điểm thêm sự độc đáo, ấn tượng trong mắt bạn bè quốc tế của nước ta.

Dù đã trải qua nhiều năm tháng, nhưng tục gói bánh chưng, bánh dày vẫn còn đó, tồn tại mãi trong lòng người Việt và trong những cái Tết sum họp. (Bánh tét cũng là một loại na ná với bánh chưng).

4. Những sự tích về Tết cổ truyền

Sự tích ngày Tết Nguyên Đán: Câu chuyện kể về vương quốc nọ muốn tính tuổi con người. Nhà vua nghĩ ra một cách là mỗi lần hoa đào nở thì tính một tuổi. Người ta tính được mười hai lần trăng tròn rồi lại khuyết, hoa đào sẽ nở một lần. Những ngày vui ấy, sau này người ta gọi là Tết.

Sự tích cây nêu ngày Tết: Câu chuyện xưa kia kể về việc loài quỷ chiếm hết đất nước và ức hiếp dân làng. Tuy nhiên, được sự trợ giúp của Phật thì cuối cùng loài quỷ đã bị đuổi đi nhờ chiếc áo cà sa treo trên cây tre.

Sự tích hoa mai vàng: Câu chuyện kể về cô bé tốt bụng giúp dân làng diệt yêu quái. Tuy nhiên không may cô đã bị quấn chết. Khi được trời thương cho sống lại 9 ngày mỗi năm để ở cùng ba mẹ thì cô thường trở về trong chiếc áo màu vàng. Và khi cả gia đình đều mất, cô hóa thành cây hoa màu vàng là hoa mai mà ta thấy ngày nay.

Sự tích hoa đào: Cây đào to lớn là nơi có 2 vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ. Các vị diệt trừ ma quái, giúp người dân có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Khiếp sợ trước quyền năng của 2 vị thần, lũ yêu ma sợ luôn cây đào. Vì vậy để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ. Đây cũng là hoa Tết được nhiều người yêu thích.

Ngoài ra còn có nhiều sự tích khác như: Táo quân. bao lì xì,…

5. Những bài thơ về bánh chưng, bánh dày hay

5.1. Bài thơ của Lệ Hoa Trang

“Khi xưa ở nước Văn Lang, Đời vua thứ sáu có chàng Lang Liêu. Vua ra ý muốn một điều, Là thay đổi chủ trị điều nước non. Bèn ra quyết định chọn con, Thi nhau nấu món ăn ngon tuyệt vời. Cao sang mĩ vị trên đời, Làm sao có thể bằng trời tính cho.

Ấy nhưng mà lại hay ho, Chàng Lang Liêu được giúp cho còn gì. Trong khi suy nghĩ làm gì, Có ông tiên cụ nhắc ghi vài điều. Bình thường mà ý nghĩa nhiều, Bánh chưng ngày tết làm nhiều người mê. Bánh dày cũng chẳng ai chê, Bánh thơm gạo nếp tràn trề đậu xanh. Tượng trưng mặt đất màu xanh, Bánh chưng gói với lá xanh thành hình. Lấy xôi giã nặn tròn hình, Bánh dày là bánh tượng hình trời cao. Món ăn quý quá làm sao, Lang Liêu lên được chức cao vô cùng. Sau này xuân đến khắp vùng, Người ta lại thấy bánh chưng bánh dày.”

5.2. Bài thơ của Bằng Việt về sự tích bánh chưng, bánh dày

“Thuở tám tuổi trái đào Tôi thức ngủ giữa rất nhiều truyền thuyết Truyền thuyết sao mà đẹp: Trời đất vuông tròn như bánh dày,bánh chưng, Thế giới mỡ màu, đậm đà như nhân đỗ!

Bà tôi chỉ thích việc đời có hậu Suốt đời cả tin chuyện thuở Lang Liêu.

Tôi vẫn nghe Không nỡ lòng cãi lại Bà còn thọ bao năm, thôi chớ để bà buồn!

Nhưng năm lại chồng năm Sống gắn bó cùng bà Có nhiều lúc tôi muốn tin là thật Muốn tắc lưỡi cho việc đời đơn giản! Tự ru mình bằng quan điểm ấu thơ Ưa bám níu mãi niềm tin nguyên thuỷ.

Tôi mất nửa đời để thoát ra truyền thuyết Tấm bánh mang nhiều suy tưởng hơn xưa!”

Hồng Ân tổng hợp

Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Bài Thơ Bánh Trôi Nước Lớp 7

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là bài thơ rất hay trong chương trình lớp 7, trong bài này sử dụng những biện pháp nghệ thuật, tu từ, xem bên dưới để biết tác giả đã sử dụng chúng hiệu quả như thế nào.

Tác giả – Tác phẩm

Hồ Xuân Hương, sống ở khoảng cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Bà được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” với những bài thơ Nôm viết về người phụ nữ nổi tiếng. Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam với những giá trị cho đến tận ngày nay. Cuộc đời Hồ Xuân Hương trải qua nhiều thăng trầm, sống ở thời kì Lê mạt – Nguyễn Sơ, đây được coi là giai đoạn với nhiều biến động trong xã hội. Tuy nhiên, dù ở thời kì cuối phong kiến bà vẫn có cuộc sống êm đềm ở chốn phồn hoa – cổ Nguyệt đường ven Tây hồ. Bà là một người phụ nữ thông minh, tài giỏi, có thiên phú về thơ ca đồng thời cũng hiểu biết rộng và giao du với nhiều nhà thơ, nhà văn lúc bấy giờ. Tuy nhiên trong con đường tình duyên, bà lại không mấy suôn sẻ, đều làm lẽ qua hai đời chồng và hạnh phúc cũng ngắn ngủi.

Các sáng tác của Hồ Xuân Hương luôn để lại những giá trị ý nghĩa sâu sắc. Các đề tài luôn xoay quanh tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Tuy nhiên khi nhắc đến thơ Nôm không thể không nhắc tới những bài thơ viết về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có thể nói thơ Hồ Xuân Hương khi viết về người phụ nữ cũng chính là tiếng lòng của bà, tiếc thay cho thân phận chính mình. Trong đó vừa có sự hóm hỉnh, sâu cay vừa có gì đó xót xa, từng trải nhưng không kém phần ngạo nghễ. Các tập thơ nổi tiếng như “Xuân Hương thi tập”, “Lưu hương ký”…

-Hoàn cảnh sáng tác bài “Bánh trôi nước”: là một người phụ nữ sống trong thời kì phong kiến, bà tiếp xúc với nhiều người dân lao động nghèo, đặc biệt là những người phụ nữ bị áp bức bất công. Trong xã hội đó luôn đề cao tinh thần trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê đa thiếp khiến cho người phụ nữ bị rè rúng, sống cuộc đời bị hắt hủi, đau thương. Chính vì thương thay cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ đó bà đã chiêm nghiệm và viết nên bài “Bánh trôi nước”.

Giá trị nội dung

Bài thơ “Bánh trôi nước” có giá trị nội dung, ý nghĩa sâu sắc. Thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi với nhiều tầng nghĩa, được miêu tả thực, Hồ Xuân Hương đã làm hiện rõ hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa không chỉ cho thân phận người phụ nữ mà còn là cho chính bản thân mình. Sống ở thời kì mà xã hội không có chỗ cho người phụ nữ lên tiếng nên bà chỉ còn cách gửi gắm nỗi lòng vào những vần thơ. Thân phận người phụ nữ hiện lên với những bất hạnh, khổ đau, lênh đênh, lận đận không thể làm chủ cho chính mình. Song người con gái ấy vẫn một lòng son sắt, thủy chung. Vẻ đẹp đó thật đáng ngợi ca.

Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài Bánh trôi nước

Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước gồm có:

-Ẩn dụ: tác giả mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của những người con gái xưa dù tài hoa, xinh đẹp trong xã hội xưa mà số phận lênh đênh trôi nổi, số phận của họ lại bị phụ thuộc vào những kẻ khác.

-Thành ngữ: “bảy nổi ba chìm” mục đích để nói về cuộc đời đầy lận đận, bấp bênh của những người phụ nữ của những kiếp hồng nhan bạc phận của phụ nữ xưa.

– Điệp từ sử dụng từ “vừa” trong câu “thân em vừa trắng lại vừa tròn” nói lên những người phụ nữ xưa đều rất tài giỏi và xinh đẹp.

Dàn ý phân tích tác phẩm

-Hình ảnh bánh trôi nước:

+ Bánh trôi nước là loại bánh nổi tiếng của miền bắc. Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn.

+Cách làm bánh: Lớp bên ngoài là lớp vỏ bánh được nặn tròn, nhân bên trong màu đỏ. Luộc bánh để qua mấy lần chìm nổi thì mới chín và ngon. Khi nặn bánh độ tròn méo như nào phụ thuộc vào tay người nặn. Khi chín vỏ bánh mềm và nhân bên trong vẫn không hề bị méo.

-Hình ảnh người phụ nữ:

+ Cách dùng: thông qua hình ảnh bánh trôi nước để liên hệ đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Hình ảnh bên ngoài của bánh trắng tròn đại diện cho vẻ đẹp hình thức của người con gái. Hình ảnh “bảy nổi ba chìm” chỉ số phận của họ lênh đênh lận đận. “Rắn nát” hay hạnh phúc đều phụ thuộc vào tay người đàn ông trong xã hội.

Các em theo dõi bên dưới để tìm kiếm thêm nhiều bài soạn văn cũng như một số bài văn mẫu hay trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7. Chúc các em học tốt Ngữ Văn 7.

” Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Đặc Trưng Thi Pháp Cổ Tích Trong Truyện Bánh Chưng Bánh Giầy trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!