Xu Hướng 3/2023 # Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đặc Sản Quảng Nam, Đà Nẵng # Top 6 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đặc Sản Quảng Nam, Đà Nẵng # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đặc Sản Quảng Nam, Đà Nẵng được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hỏi nơi mô ơn trượng nghĩa dày bằng ta?

* Trái bòn bon trong tròn ngoài méo

Trái sầu đâu trong héo ngoài tươi

Em thương anh ít nói ít cười

Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng…

* “Tiếng đồn mì Quảng Phú Chiêm

Cao lầu Phố Hội, mắm nêm Cẩm Hà

Nam Ô nước mắm đậm đà thơm ngon

Đại Lộc nhiều trái bòn bon

Khoai lang Trà Đóa, Quế Sơn nếp mường

Gạo ngon thơm phức, trăng tròn mùa thu

Cá trôi mùa lũ, sông Thu chảy về

Vĩnh Điện chả lụa khỏi chê

Xu xoa Khúc Lũy, thịt bê Chợ Cầu

Quán Rườn, Chợ Đước Câu Lâu

Bánh tráng cá hấp ở đâu ngon bằng?

Kho rim nước mắm đâu bằng Hội An

Tằm dâu là xứ Trường Giang

Đông Yên bủa kén, nhộng non mít xào

Mía mưng, nón lá quai thao tóc thề

Duy Trinh đắp đập khai đê

Cho cây thêm trái sum suê đầy vườn

Quảng Nam, Đà Nẵng tình thương quê nhà

Khế non, chuối chát, ớt pha mắm gừng.”

Em thương anh ít nói ít cười

Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng…

Hỏi quân Hường Hiệu có còn đánh Tây?

Sớm mai đi chợ, tối đan mành mành;

Tiếng mai cửi dệt, tiếng chiều xa quay;

Chiều chiều mây phủ Hải Vân

Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn;

Đêm nằm nghe trống Mỹ Sơn

Nghe chuông Trà Kiệu, nghe đờn Phú Bông;

Gió nam thổi xuống Lò Vôi

Ai đồn với bạn ta có đôi bạn buồn?

Dời chưn bước xuống ghe buôn

Sóng bao nhiêu dợn dạ ta buồn bấy nhiêu!

Đường mô xa bằng đường Gia Cốc

Dốc mô ngược bằng dốc Phú Cang

Lời em than hai hàng lụy nhỏ

Em còn mẹ già biết bỏ cho ai?

Phần thời chị gái chẳng có em trai

Anh có thương thì thủng thỉnh rài rài chờ nhau…

Nhớ tô mì Quảng,tình quê mặn nồng .

Mồ côi có kẽ trâu đôi, nhà rường

Nhờ tay thợ rừng mới lọt tay anh,

Phân du, bạch chỉ rành rành ,

Cân tiểu ly mới xứng, ngọc liên thành mới cân.

Trà My là huyện chuyên sản xuất quế rừng, được các tay thợ rừng lột vỏ, cắt đoạn, và sắp xếp theo các hạng để định giá xuất khẩu.

Share and Enjoy

Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Tính Tự Lập

Share

Facebook

Twitter

Pinterest

Ca dao tục ngữ về tính tự lập

1. Muốn ăn thì lăn vào bếp

Câu tục ngữ có 2 ý nghĩa đó là khen những ngừoi nội trợ giỏi dang,hay nấu nướng,thích nấu nướng. Ý thứ 2 chê kẻ tham ăn tục uống,lúc nào cũng nghĩ đến ăn mà lại lười làm và dạy họ nếu có làm thì mới có ăn,không dưng ai dễ đem phần đến cho. Thể hiện tính tự lập.

2. Giúp lời, không ai giúp của; giúp đũa, không ai giúp cơm.

Câu tục ngữ nói về tính tự lập, với ý nghĩa chẳng ai giúp được gì hoàn thiện cho mình cả, mình tự phải nỗ lực, hay phải có đòn bẩy thì mới có thể thành công trong cuộc sống

3. Thân tự lập thân.

Câu tục ngữ này muốn nói rằng Nếu bạn muốn tự lập thân thành công thì bạn phải xây dựng, đào luyện từ trong tâm hồn,tư tưởng của mình, tự nó chính là nguồn cội xuất phát nên thái độ và hành động của bạn. Không dao động, không thể chờ đợi, không để phụ thuộc vào các điều kiện từ bên ngoài đưa tới mà hãy luôn vững tinh thần,quyết tâm đi theo con đường đã chọn.

4. Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ.

5. Có thân thì lo.

Câu tục ngữ này có ý nghĩa rằng mỗi người chúng ta ai cũng sở hữu một cơ thể riêng thể hiện qua chữ “thân”, do vậy mà cần phải tự lo cho bản thân mình chứ đừng dựa dẫm vào ai, đặc biệt là người trưởng thành phải biết tự lập chứ đừng phụ thuộc vào ba mẹ, gia đình.

6.Có thân phải khổ, có khổ mới nên thân.

Trong cuộc sống trải qua đau khổ thì sau đó mới sung sướng, đều có luật nhân quả cả. Câu tục ngữ trên nói rằng phải trải qua nhiều chông gai, vấp ngã trong cuộc sống thì con người chúng ta mới có thể trưởng thành, tự lập được.

7. Hữu thân hữu khổ.

Câu trên ý nói là đã là con người phải lo lập thân, từng trải, chịu đựng mọi khó khăn và vượt qua các thử thách để thực hiện nguyện vọng, thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình.

8. Có trời cũng phải có ta.

Câu tục ngữ này có ý nghĩa là việc làm thành bại có nguyên nhân bên ngoài, quy luật khách quan ( trời) nhưng phải có nguyên hân chính ở bản thân mình.

9. Đầu người nào tóc người ấy.

Câu tục ngữ thể hiện quan điểm tự lập, ý muốn nói rằng mỗi người đều phải tự tập thì mới có thể trưởng thành. Sử dụng hình ảnh “đầu và tóc” để nói về tính tự lập.

10. Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

Câu này nghĩa là: lấy nước lã mà vã được thành hồ, tay trắng mà dựng nên cơ nghiệp, như thế mới giỏi. Đại ý câu này ngợi khen người không nhờ tiền của, vốn liếng của cha ông, chỉ nhờ tài trí và sức làm việc của mình mà làm nên cơ nghiệp. Cũng có thể cho là lời khuyến khích những người không được cha ông để lại cho tư cơ, điền sản gì, nên vận dụng sức mình ra làm việc để tạo lấy cơ nghiệp.

11. Có khó mới có miếng ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

Câu ca dao này nghĩa là phải lao động cự nhọc để có cái ăn, chứ lười biếng ăn rồi ở không thì ai cho mình ăn đâu. Chữ khó trong câu này nghĩa là phải lao động vất vả cực nhọc. Câu ca dao khuyên chúng ta phải lao động để sống, bỏ đi thói lười biếng ngồi trong mát nhưng đòi ăn bát vàng.

12. Làm người ăn tối lo mai Việc mình hồ dễ để ai lo lường.

13. Đói thì đầu gối phải bò Cái chân hay chạy cái giò hay đi.

14. Giàu người ta chẳng có tham Khí thì ta liệu ta làm ta ăn.

Đây là câu tục ngữ nói về sự giàu có, nhưng người ta lại nhờ vào tính tự lập mà có được như ngày hôm này. Câu tục ngữ muốn căn dặn chúng ta hãy sống tự lập và cố gắng lao động để có được thành công.

15.Tự lực cánh sinh

Thường cha mẹ dùng lời này để khuyên con cái phải sớm tự lập, đừng quá ỷ lại. Ai đội mũ lệch, người ấy xấu. Kẻ nào làm kẻ ấy phải chịu trách nhiệm về việc làm của người ấy, không việc gì đến mình phải lo lắng

16.Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

Qua cách nói ẩn dụ, câu tục ngữ nêu lên những hình ảnh giản dị mà gợi được ý nghĩa sâu sắc. Hình ảnh tay làm nói đến những con người chăm chỉ hay làm, tay quai chỉ con người lười biếng, ham chơi. Hàm và miệng giúp con người ăn uống. Hàm nhai ý nói là có ăn, là có thu nhập để sống còn tai quai miệng trễ nghĩa là nếu không chịu lao động, nếu lười biếng thì không có cái ăn, không có gì để sống, cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thốn.

17. Tự lực, tự cường

Câu thành ngữ này nói về tính tự tập là một trong những phẩm chất quan trọng, đáng quý của con người, mỗi chúng ta cần phải cố gắng rèn luyện cho mình những phẩm chất đạo đức, quan trọng và đáng quý.

18. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo

Câu này có ý nghĩa là bạn phải tự tin vào bản thân mình, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động trước những khó khăn

19. Ta về ta tắm ao ta Dú trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng tắm ở ao nhà mình dù nước có sạch hay bẩn vẫn cảm thấy dễ chịu, tự nhiên hơn tắm ở những ao hồ lạ. Còn nghĩa bóng thể hiện lòng tự hào, yêu mến, gắn bó với những gì thân thuộc nơi “chôn rau cắt rốn Ngoài ra trong tục ngữ này còn nói vế tính tự lập.

20. Khi ăn chẳng nhớ đến ai Đến khi chết bỏng cứ tai mà rờ!

Đây là câu ca dao về tự lập trong ăn uống. Có ý nghĩa rằng bạn keo kiệt chỉ nghỉ đến mình chẳng nhớ đến ai, thì khi có việc gì cần sự giúp đỡ thì chẳng ai giúp bạn cả. Cuộc sống là vậy “có qua có lại mới toại lòng nhau”.

21.

Ăn 1 mình đau tức Làm 1 mình cực thân.

Câu tục ngữ về tính Tự lập trong lao động, ý muốn nói rằng khi tự lập thì chắc chắn bạn sẽ phải trải qua nhiều khổ “cực thân”, nhưng khi tạo ra được thành quả, trải qua nhiều sóng gió trong cuộc sống thì bạn sẽ trưởng thành.

22. Hãy đặt tương lai vào bàn tay đáng tin cậy – bàn tay của chính bạn.

23.Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác.

24.Tôi là chính bản thân tôi. Tôi thích điều tôi thích. Tôi yêu điều tôi yêu. Tôi làm điều mình muốn làm. Tránh ra và chấp nhận đi. Đây là cuộc đời tôi, không phải của ai khác.

25. Người sáng tác chính bản thân mình thông thái hơn người sáng tác một cuốn sách.

26.Chừng nào một người vẫn còn khả năng tự làm mới bản thân, anh ta vẫn còn đang sống.

27. Chừng nào một người vẫn còn khả năng tự làm mới bản thân, anh ta vẫn còn đang sống.

28. Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu.

29. Tất cả những người đáng giá đều có phần tự lập trong học vấn của mình.

30. Thần linh sẽ giúp những người tự giúp mình.

31. Hạnh phúc phụ thuộc vào bản thân ta.

32. Hãy tự mình làm chỗ nương tựa cho mình. Lấy người khác làm chỗ nương tựa cho mình sao được. Chính sự khéo tự chế ngự là chỗ nương tựa khó có.

33. Cuộc đời là một dòng sông. Kẻ nào không chịu học bơi sẽ bị nước nhấn chìm.

Khánh Hòa Qua Ca Dao, Tục Ngữ

Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp. Đây là bãi biển Nha Trang:

“Bãi biển Nha Trang mịn màng, trắng trẻo      Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh      Đêm đêm thơ thẩn một mình      Đố sao cho khỏi vướng tình nước mây?” (1)

Đặc biệt, ở Khánh Hòa có khu di tích Tháp Bà, thuộc phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang. Đây là một trong những kiến trúc đền tháp Chăm còn lại đẹp nhất hiện nay, đã được Nhà nước công nhận là di tích văn hóa quốc gia. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng ba (lịch trăng), lễ hội Tháp Bà được tổ chức rất lớn. Trong lễ hội, ngoài lễ tắm tượng, còn có múa quạt, múa đèn, dâng bông, hát bóng. Hiện nay dưới chân Tháp Bà còn có một làng gọi là Xóm Bóng (xóm của những người hát bóng chuyên nghiệp (2). Trước khi Nhà nước ta xếp hạng, công nhận di tích này, ca dao địa phương đã lưu giữ nó trong tâm trí nhiều người:

“Ai về xóm Bóng quê nhà

Hỏi thăm điệu múa Dâng Bà còn không?”

Nhiều địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa được nhắc đến trong mảng ca dao, tục ngữ nói về thời tiết:

+     Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi

       Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa.

+ “Mưa Đồng Cọ, gió Tu Hoa, cọp Ô Gà, ma Đồng Lớn” (Đồng Cọ thuộc tỉnh Phú Yên).

Trầm hương, đặc biệt là kỳ nam ở Khánh Hòa thì không đâu sánh bằng. Dân địa phương đã đúc kết kinh nghiệm phân biệt giá trị các loại kỳ nam: “Nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, từ hắc”. Trong số ba tỉnh có yến sào (Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa), thì sản lượng và chất lượng của Khánh Hòa là cao nhất. Hơn một lần ca dao đã ca ngợi hai đặc sản trầm hương và yến sào của tỉnh này:

+ “Khánh Hòa là xứ Trầm Hương

 Non cao biển rộng, người thương đi về

 Yến sào mang đậm tình quê

 Sông sâu đá tạc lời thề nước non”.

 + “Khánh Hòa biển rộng non cao

 Trầm hương Vạn Giã, yến sào Nha Trang”.

 + “Tỉnh Khánh Hòa đậm đà mưa nắng

 Non chồng nghĩa nặng, nước chứa tình thâm

 Ngọn gió bay phảng phất hơi trầm

 Mây xây tháp bút, trăng dầm bến ngân”.

Tỉnh Bình Định có loại nhà “mái lá”, tường bằng gạch hay bằng đất sét nện rất dày, mái nhà cũng có một lớp đất sét nện cách nhiệt, do đó mùa nắng thì mát mẻ, mùa đông lại ấm áp, còn tránh được hỏa hoạn. Tỉnh Phú Yên có đồng ruộng màu mỡ, Khánh Hòa có trâu tốt. Chỉ với hai dòng lục bát, ca dao Nam Trung bộ đã ghi nhận:

“Tiếng đồn Bình Định tốt nhà

Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu”.

Có khi ca dao tập trung phản ánh cảnh và vật của một địa phương. Nhưng cũng có khi một bài ca dao đã phản ánh hiện thực của nhiều địa phương; trong trường hợp này thật khó mà tách bạch đâu là ca dao Bình Định, đâu là ca dao Phú Yên, đâu là ca dao Khánh Hòa:

“Anh về Bình Định thăm cha

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em”.

    Để giữ gìn non sông tươi đẹp, để bảo vệ thành quả lao động của cha ông, nhiều khi người dân đã phải cầm vũ khí chống giặc ngoại xâm. Dưới hình thức hỏi đáp, ca dao Khánh Hòa đã tạc bia ghi công những người con ưu tú của tỉnh nhà.

Đầu tiên cô gái hỏi:

“Tiếng đồn anh hay chữ

Lại đây em hỏi thử

Đôi câu lịch sử Khánh Hòa

Từ ngày Tây cướp nước ta

Những ông nào đã dựng cờ khởi nghĩa,

Anh hãy nói ra cho em tường?”

Chàng trai trả lời:

Nghe lời em hỏi mà thương!

Thương người nghĩa kiệt, tơ vương vấn lòng

Vì thù non sông

Thề không đội trời chung với giặc

Từ Nam chí Bắc

Thiếu chi trang dạ sắt, gan đồng

Ở Khánh Hòa thì có ba ông

Ông Trần Đường giữ đèo Dốc Thị

Ông Trịnh Phong trấn nơi biển Cù

Ông Nguyễn Khanh lo việc quân nhu

Ba ông một bụng nghìn thu danh truyền”

Cô gái đâu đã “chịu thua”:

“Ba ông là bậc anh hiền

Gọi “Khánh Hòa tam kiệt”

Người người đều biết

Đều thương đều tiếc

Chưa thỏa nguyền núi sông

Tấm thân xem nhẹ như lông hồng

Hỏi anh còn nhớ “Quảng Phước tam hùng” là ai?”

Cũng may là chàng trai không phải tay vừa:

“Dám đâu quên kẻ anh tài

Rèn gan sắt đá khôn nài bể dâu

Gương phấn dũng làu làu Phạm Chánh

Cùng Phạm Long chung gánh nước non

Cha con trung nghĩa vẹn tròn

Cùng Nguyễn Sung nguyện mất còn có nhau

Bao phen cay đắng hận thù

Tam hùng, tam kiệt nghìn thu trăng rằm”

Người Khánh Hòa rất giàu tình cảm:

“Gió đâu bằng gió Tu Bông

Thương ai bằng: thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương con?”

Ca dao thường được sáng tác theo thể lục bát. Nói đến thể thơ này, người ta thường nghĩ đến đơn vị tế bào của nó là hai dòng: trên sáu tiếng (lục) và dưới tám tiếng (bát). Tuy nhiên, để thể hiện nội dung tình cảm phong phú, trong lời ca dao vừa dẫn, người xưa đã sử dụng hình thức lục bát biến thể. Ở hình thức này, số tiếng của dòng dưới đã được thay đổi (kéo dài thành 11 tiếng), chỉ có số tiếng của dòng trên và khuôn hình vần vẫn được giữ (Bông vần với chồng).

“Yến sào Hòn Nội

Vịt lội Ninh Hòa

Tôm hùm Bình Ba

Nai khô Diên Khánh

Cá tràu Võ Cạnh

Sò huyết Thủy Triều…

Đời anh cay đắng đã nhiều

Về đây sớm ngọt, ngon chiều với em”

    Ở bài khác, người dân không chỉ dùng thể hỗn hợp, hình thức lục bát biến thể, mà còn sử dụng các địa danh để thể hiện tình cảm tha thiết và quyết tâm chung thủy:

“Anh đứng ở Nha Trang

Trông sang xóm Bóng

Ánh trăng lờ mờ, lượn sóng lăn tăn

Gần nhau chưa kịp nói năng

Bây giờ sông cách, biển ngăn ngại ngùng!

Biển sâu con cá vẫy vùng

Sông sâu không dễ mượn dòng đưa thư

Anh nguyền cùng em:

Bao giờ Hòn Chữ bẻ tư

Biển Nha Trang cạn nước, anh mới từ duyên em”.

Hòn Chữ là một hòn đá rất to như một ngôi nhà nằm nơi bãi sông Cù, trên có khắc chữ Chăm cổ. Các nhà khảo cổ học ngờ rằng hòn đá xưa kia nằm trên núi Tháp Bà do đất lở, lăn xuống dòng sông. Bài ca dao đang phân tích có ba cặp lục bát thì cặp thứ ba là lục bát biến thể (dòng trên sáu tiếng, dòng dưới: mười).

Thể song thất lục bát cũng có mặt trong ca dao tình yêu của Khánh Hòa:

“Đứng ở Hòn Chồng, trông sang Hòn Yến

Lên Tháp Bà, về viếng Sinh Trung

Giang Sơn cẩm tú chập chùng

Đôi ta gắn bó thủy chung một lòng”

Nói đến thể song thất lục bát là nhắc đến một thể thơ mà đơn vị tế bào của nó gồm bốn dòng: hai dòng thất (mỗi dòng bảy tiếng) và một cặp lục bát. Ở bài ca dao vừa dẫn, tác giả đã sử dụng hình thức song thất lục bát biến thể (ở hai dòng thất là tám tiếng và bảy tiếng).

Qua một số bài ca dao đã phân tích, chúng ta hay bắt gặp hình thức biến thể. Hiện tượng này cho thấy hai điều. Thứ nhất, sáng tác dân gian chưa được kỳ công, tinh xảo như văn chương bác học. Văn chương bác học không có hình thức biến thể, thêm bớt số tiếng. Thứ hai, sáng tác dân gian thể hiện sự phóng khoáng hồn nhiên, không gò bó theo hình thức của người bình dân (2).

Qua ca dao, tục ngữ lưu truyền ở Khánh Hòa, chúng ta có thể cảm nhận được rằng: Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp, thức ăn ngon, lâm sản quý, mà còn có những con người thủy chung, nồng hậu, biết trân trọng giữ gìn những gì tốt đẹp của truyền thống.

NGUYỄN XUÂN KÍNH

(1) Nam Trung bộ do Thạch Phương, Ngô Quang Hiển biên soạn, NXB KHXH, Hà Nội, 1994.

Top 5 Cuốn Sách Hay Nhất Về Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam

Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, ca dao tục ngữ Việt Nam vốn đã trở nên rất gần gũi và thân quen đối với mỗi người dân Việt, nó đã phản ánh và truyền tải rõ nét về con người và phong tục tập quán của người dân Việt Nam qua nhiều giai đoạn lịch sử…

Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn Top 5 cuốn sách hay nhất về ca dao tục ngữ Việt Nam qua bài viết sau đây.

1. Tục Ngữ, Ca Dao, Dân Ca Việt Nam – Vũ Ngọc Phan

Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan được biết đến rất nhiều trong sự đóng góp và cống hiến của ông cho nền văn học nước nhà. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh thuộc lĩnh vực văn nghệ dân gian vào năm 1996.

Sau gần 60 năm cống hiến và nghiên cứu sâu rộng về nền văn học dân gian và hiện đại của nước nhà, ông đã cho ra mắt nhiều tác phẩm có giá trị lớn, có thể kể đến những tác phẩm như: “Nhà văn hiện đại (4 tập, 1942 – 1945)”, “Truyện cổ tích Việt Nam (1955)”, “Những năm tháng ấy” (1987)…

Và đối với cuốn sách Tác phẩm Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam này, được ông ra mắt vào năm 1956. Cuốn sách này đã được tái bản rất nhiều lần và cho đến nay cuốn sách này vẫn còn chứa đựng rất nhiều giá trị về văn học. Cuốn sách như là một công trình nghiên cứu và tìm tòi của tác giả để tổng hợp đầy đủ nên những câu tục ngữ, ca dao, dân ca… của các anh em dân tộc ở Việt Nam. Qua đó, cho chúng ta thấy sự đa dạng và phong phú trong ca dao tục ngữ Việt Nam, nhằm phản ánh thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán và tâm tư tình cảm của người dân trên khắp đất nước Việt Nam chúng ta

2. Từ Điển Thành Ngữ Và Tục Ngữ Việt Nam – Nguyễn Lân

Cuốn sách Từ Điển Thành Ngữ Và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân sẽ sưu tập và tổng hợp lại đầy đủ những câu thành ngữ và tục ngữ để giúp bạn tra khảo và tìm kiếm chúng mỗi khi cần đến. Các câu thành ngữ và tục ngữ trong cuốn sách được tác giả sắp xếp theo thứ tự của bảng chữ cái như một cuốn từ điển nhằm giúp người đọc dễ dàng tra cứu và tìm kiếm.

Thông qua cuốn sách này, sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu thành ngữ và tục ngữ đó để biết cách vận dụng và sử dụng chúng một cách thật phù hợp và linh hoạt trong văn nói, văn viết, hay các giao tiếp hàng ngày.

3. Vui học Thành Ngữ Tục Ngữ Ca Dao Bằng Tranh – Mai Hương (Sưu tầm, Biên soạn)

Ngoài ra, bên dưới mỗi câu thành ngữ, tục ngữ và ca dao còn được tác giả chèn thêm lời giải thích ngắn gọn và đơn giản để giúp các em nhỏ dễ dàng tìm hiểu và nắm bắt các ý nghĩa, quan điểm của từng câu trong sách, được minh họa bằng hình ảnh tạo nên sự sinh động, gần gũi để tạo hứng thú và khả năng ham học hỏi của các em khi đọc cuốn sách này.

Mong rằng cuốn sách này sẽ là một người bạn thân thiết và bổ ích đối với các em nhỏ trong việc tìm tòi và học hỏi thêm về nền văn học dân tộc Việt Nam của đất nước mình.

4. Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam – Vân Anh (biên soạn)

Ca dao tục ngữ về thiên nhiên, quê hương, đất nước và con người Việt Nam.

Ca dao tục ngữ về tình yêu nam nữ, hôn nhân gia đình và chuyện tình cảm, cảm xúc con người.

Ca dao tục ngữ nói về các giai đoạn lịch sử của Việt Nam, thường tập trung ở thời kỳ phong kiến.

Qua một kho tàng ca dao tục ngữ dân gian đồ sộ của Việt Nam, chính là những thông điệp, bài học, lời khuyên nhủ thiết thực và gần gũi mà ông cha ta từ thời xa xưa muốn nhắn gửi và truyền đến các thế hệ con cháu sau này của mình. Từ đó, khơi gợi lòng yêu thương, tình yêu lứa đôi, tình yêu gia đình và nhất là tình cảm quê hương đất nước.

5. Tục Ngữ Phong Dao – Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc

Tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc vốn được sinh ra và lớn lên ở Hải Dương. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã có những đóng góp to lớn đối với nền văn học của nước nhà nói chung và văn học dân gian nói riêng. Ông cũng đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và cho ra mắt rất nhiều cuốn sách được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như tiếng Hán, tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ… điều này cho thấy trình độ kiến thức sâu rộng của ông cũng như tài năng đặc biệt trong việc biên soạn các thể loại sách như sách giáo khoa, sách tham khảo nghiên cứu chuyên môn….

Quay trở lại với cuốn sách Tục ngữ phong dao này của tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, đây được coi là một tác phẩm ví như là một kho vàng chung của toàn nhân loại. Cuốn sách được tác giả tổng hợp đầy đủ những câu tục ngữ, ca dao, dân ca… phổ biến ở khắp các vùng miền đất nước ở Việt Nam ta. Nhờ thế, giúp cho người đọc nhận biết sự đa dạng và phong phú trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, nhằm tăng thêm sự hiểu biết và thêm quê hương đất nước con người Việt Nam.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đặc Sản Quảng Nam, Đà Nẵng trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!