Xu Hướng 6/2023 # Những Bài Thơ Mừng Xuân Năm Sửu Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh # Top 10 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Bài Thơ Mừng Xuân Năm Sửu Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Những Bài Thơ Mừng Xuân Năm Sửu Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chào đón năm mới, chúc nhau những lời nói tốt đẹp, có lẽ dân tộc nào cũng có, nhưng mỗi năm lại có một bài thơ Chúc Tết đồng bào thì có lẽ chỉ có ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bác Hồ đã sáng tạo ra một phong tục mới đầy thi vị. Và, những bài thơ Chúc Tết của Người có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta.

40 năm Bác Hồ đã đi xa, nhưng mỗi lần Tết đến Xuân về, chúng ta vẫn mong muốn được đọc, được nghe những bài thơ Chúc Tết mừng Xuân của Bác. Nhà thơ Vũ Cao đã viết:

Giọng Bác ấm áp mà gần gũi, thân thương. Và những lời thơ giản dị của Người vang lên như chúc mừng, như biểu dương, như ân cần dặn dò tất cả mọi người. Từ Xuân 1942 đến Xuân 1969, Bác Hồ đã có tất cả 22 bài thơ Xuân Chúc Tết đồng bào. Thơ Chúc Tết của Bác, giản dị mà thiêng liêng, đã đi vào đời sống, vào tình cảm của cả dân tộc với một ý nghĩa thật đặc biệt.

Thơ Chúc Tết của Bác Hồ bao giờ cũng ngắn gọn, súc tích, mang phong vị của thể thơ truyền thống. Những bài thơ thường chỉ từ 4 đến 10 câu. Bác viết bằng một thứ ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, song vẫn chan chứa những ý thơ và tràn đầy những cảm hứng của lịch sử.

Trong 22 bài thơ Chúc Tết của Bác, có hai bài thơ Mừng Xuân năm Sửu. Năm 1949, năm Kỷ Sửu, ngày 1 tháng 1 Dương lịch, Bác có thơ Chúc mừng năm mới in trên Báo Cứu Quốc. Và đến Tết Nguyên đán, Bác lại có thơ Chúc Tết in trên Báo Sự Thật Xuân Kỷ Sửu:

Chúng ta đều biết, ngày 11 tháng 6 năm 1948, Bác Hồ đã viết “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Vì thế, trong bài thơ Chúc Tết Kỷ Sửu 1949 này, Bác đã viết: “Kháng chiến lại thêm một năm mới/ Thi đua ái quốc thêm tiến tới…”. Có thể nói, đây là bài thơ động viên thi đua ái quốc. Bác dặn dò thi đua phải toàn diện: “Người người thi đua, ngành ngành thi đua”. Và, thi đua phải là công việc thường xuyên: “Ngày ngày thi đua”.

Đặc biệt, trong mùa Xuân Kỷ Sửu này, Bác Hồ không chỉ có thơ Chúc Tết toàn thể đồng bào mà còn có thơ “Chúc Tết đồng bào trong vùng tạm bị địch chiếm” và thư Chúc Tết dành riêngcho các cháu nhi đồng toàn quốc nữa.

Năm 1961, Tết Dương lịch, Bác Hồ viết “Lời chúc mừng năm mới 1961” gửi đến đồng bào ta, kiều bào Việt ở nước ngoài và chúc mừng nhân dân các nước bạn. Song, đến Tết Nguyên đán, chào Xuân Tân Sửu, trên Báo Nhân Dân số 2479, Bác Hồ lại có bài:

Năm 1960, nhân dân ta vừa kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, 15 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, với lễ diễu hành, diễu binh lớn tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Không khí phấn khởi thi đua sôi nổi của cả nước đã được Bác đưa vào trong bài thơ Mừng Xuân Tân Sửu 1961 này, với 4 chữ Mừng: “Mừng năm mới, Mừng Xuân mới, Mừng Việt , Mừng thế giới. Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh…”.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Tác giả: Hoàng Yến

NGÀY SINH NHẬT BÁC

Những dòng lục bát anh trao

Nhớ lời ru mẹ nghẹn ngào trầu cay Câu ca đọng mãi tháng ngày Thân cò lặn lội đong đầy yêu thương Trăng thề vành vạnh như gương Dấu chân người vẫn trên đường không phai Đại ngàn đẹp bởi nắng mai Biển vui bởi có sóng ai dạt dào Anh gieo sáu tám ngọt ngào Em là vần tứ xôn xao nghĩa tình

NHỚ QUÊ

Nhớ quê tôi lại về quê Tắm dòng nước bạc dạo đê ven làng Lại đi lễ hội rộn ràng Lại về đồng nội lại sang xóm chùa Nhớ chiều kẽo kẹt võng đưa Rồi phơi nắng hạ gội mưa thỏa lòng Chơi vườn cảnh đón gió đồng Quê tôi đó giữa mênh mông đất trời Quê tôi giờ đã khác rồi Nhà nhà ngói mới ngời ngời đường quê Ngược xuôi xe cộ đi về Xập xình tiếng nhạc làm mê mẩn hồn Tôi vào cuối xóm đầu thôn Tìm người quê cũ thảo thơm mấy còn Bâng khuâng tôi dạo trên cồn Niềm vui mới với nỗi buồn chiều quê Chỉ lo mai mốt tôi về Mái đình ngõ trúc tình quê có còn

(CLB Di sản thơ Lục Bát VN – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)

Phân Tích Bài Thơ Cảnh Khuya Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Chiến khu Việt Bắc – đó là đầu não của cuộc kháng chiến chống xâm lược, là nơi chỉ đạo đấu tranh của Cách mạng. Nhưng không phải vì vậy mà Việt Bắc chỉ trang nghiêm và bận rộn vì những hội nghị quan trọng của trung ương. Đến với Việt Bắc trước hết là đến với núi rừng, với thiên nhiên hoang sơ nhưng rất hào phóng tạo ra những cảnh đẹp diệu kì. Hơn ai hết, Bác của chúng ra hiểu điều đó, và vì vậy trong cảnh khuya, người đã thể hiện một Việt Bắc đẹp như tranh vẽ:

Giữa đêm rừng Việt Bắc thanh vắng, tiếng suối ở đâu róc rách, rì rào… Lúc ấy, tiếng suối ngân vang trong trẻo như chiếm lĩnh cả không gian rừng khuya yên vắng. Hai thanh trắc (tiếng suối) đến hai thanh bằng (trong thơ) rồi lại tiếp tục như vậy (tiếng hát), câu thơ đầu trong ” Cảnh khuya” dường như mang cả âm thanh bổng trầm của tiếng suối chảy. Tiếng suối trong đêm ấy là Bác liên tưởng mới lạ của Bác liên tưởng đến âm thanh gì? Đó chẳng phải là cung đàn đơn lẻ, mà đối với Bác, âm thanh trong ngần ấy như ” tiếng hát xa“. Lạ lùng làm sao, nhưng chính liên tưởng mới lạ của Bác đã giúp ta hiểu được rằng dù Việt Bắc có gian lao đến đâu, những tiếng suối – tiếng hát của rừng núi của các chiến sĩ đồng bào luôn vang xa trong đêm vắng, trong trẻo lạc quan… Âm thanh trong thơ Bác không lẻ loi như tiếng đàn cầm trong thơ Nguyễn Trãi mà vang lên như có sức sống, đầy vui tươi. Trong tiếng vang róc rách, thiên nhiên như phô bày hết vẻ đẹp trong sáng của mình: ” Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa“. Hình ảnh ” Trăng lồng cổ thụ” mang nét truyền thống của thơ cổ, khi kết hợp với hoa, hình ảnh ấy đã tạo nên vẻ đẹp đầm ấm, quấn quýt của thiên nhiên. Hai từ ” lồng” liên kết ba sự vật xa nhau, khác hẳn nhau nhưng không tại tương phản mà dường như chúng hòa quyện lại, vẻ đẹp tôn nét đẹp kia vẽ nên một bức tranh trong sáng. Đọc câu thơ, ta có cảm giác như đang lạc vào chốn tiên, tận hưởng những đường nét, ánh sáng diệu kì mà thiên nhiên Việt Bắc vẽ nên, và ta còn có cảm giác tiếng suối cũng bay bổng, quấn quýt với hình ảnh ” Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa “. Cảnh vật trong thơ Bác sao mà thân thiết với nhau đến thế! Mỗi nét đều nâng vẻ đẹp của nét khác nên, cái tĩnh hòa vào cái động, cái động làm nổi bật cái tĩnh, mảng sáng chén mảng tối tạo thành một tổng thể hoàn hảo lạ lùng.. Đâu phải ai cũng nhìn thấy điều ấy. Bác đã nghe và ngắm cảnh vật Việc Bắc trong đêm khuya bởi Bác thức cùng Việt Bắc.

Câu thứ ba trong bài thất ngôn tứ tuyệt là một câu chuyển, Ở đây, nhà thơ đã tạo ra một hình thức chuyển tiếp mới giữa những ý thơ rất uyển chuyển, độc đáo. ” Cảnh khuya như vẽ…” – Với bốn chữ đầu câu này, Bác muốn nói gì? Cảnh vật như được vẽ nên hay cảnh vật muốn vẽ nên cái gì đó ngoài vẻ đẹp đẹp của chính mình? Có lẽ điều đó không quan trọng, bởi vì chúng ta có bao nhiêu cách hiểu về những ý thơ ” gợi mở” của Bác. Điều quan trọng là câu thơ chuyển từ tả cảnh sang tả tình. ” Người chưa ngủ” trong một cảnh khuya tuyệt vời đến như vậy phải chăng chỉ là để cùng sống với thiên nhiên? Câu trả lời đến thật đơn giản nhưng mang bản sắc riêng của vị lãnh tụ kháng chiến cao cả: ” Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà“. Hai từ ” chưa ngủ” được lặp lại một lần nữa , nối tiếng và nhấn mạnh cho câu thơ trên. Cảnh khuya đẹp thật đấy, và con mắt bác đã thu hết cảnh vật ấy vào tâm hồn của mình, nhưng trong lòng bác còn có một nỗi niềm thao thức lớn – đó là ” nỗi nước nhà“, là vận mệnh của cả dân tộc, là cuộc chiến đấu còn vô vàn thử thách gian lao. Dấu ngã trong từ ” nỗi ” có một cái gì đó như day dứt, trăn trở kéo dài, và tuy không xoáy vào tâm trí ta như dấu hỏi nhưng nó cũng thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt dìu dặt, trong hình ảnh quấn quýt đầm ấm của đêm rừng Việt Bắc, nỗi thao thức của người như lớn dần lên, ngày càng day dứt không nguôi.

…Mở đầu bài thơ, Bác đi ngay vào vấn đề: tả tiếng suối đêm khuya.

Thiên nhiên với Bác đã hát lên tiếng hát tâm tình. Tiếng suối trong thơ vác gợ nhớ tiếng suối xưa:

Người xưa thường nói ” đàn suối” chứ có lẽ chưa ai đem so sáng tiếng suối với tiếng hát bao giờ. Nhưng ở đây, Bác đã tả một chi tiết rất thực, không hề mang bút pháp ướt lệ mà vẫn đầy chất thơ. ” Tiếng suối trong như tiếng hát “, thật trong trẻo, thật êm dịu! Có lẽ chính nhờ vào cách so sánh độc đáo này mà có nhạc sĩ đã phổ nhạc bài thơ, và thi sĩ đã ca ngợi:

Nhưng phải đến câu thơ thứ hai, ta mới nhận thấy được phong cách thơ độc đáo của Bác, đó là sự hòa hợp đặc sắc giữa nét cổ điển ướt lệ và tính chất hiện đại:

Ở đây nổi bật sự ưu đãi đặc biệc với thiên nhiên của nhà thơ, nhất là đối cới trăng. Có lẽ tâm hồn Á Đông rất đa dạng phù hợp với vẻ đẹp duyên dáng mặn mà của chị Hằng chăng? Trăng trong ca dao, trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, trăng trong khúc ngâm Chinh phụ, trong truyện Kiều, thơ Bác cũng sánh ánh trăng, trăng mỗi nơi một khác. Trăng ấm áp tròn trong Nguyên tiêu, trăng tri kỉ trong Vọng nguyệt, ánh trăng soi lạnh trong Dạ lãnh, rồi ánh trăng lung linh trong Đối nguyệt… nhưng có lẽ ở Cảnh khuya đã nổi bật bút pháp trữ tình với ánh trăng quấn quýt đến say người.

… Hai câu đầu Cảnh khuya, Bác tái tạo, sáng tạo một thế giới thực và mộng: thế giới âm thanh, của màu sắc, của tình Người. Thật vậy, còn gì đẹp hơn một đêmm khuya giữa rừng ngồi nghe tiếng thiên nhiên hát, dưới ánh vàng mơ của bóng trăng tròn? Còn gì đậm tình hơn, yêu mến hơn cảnh trăng, cây, hoa, quấn quýt như đang vào nhau, như quyện lấy nhau. Chỉ hai câu khoảng mà có đủ độ gần xa, chiều cao chiều thấp, khoảng sáng khoảng tối và bao trùm một ánh trăng rất sáng đẹp, cứ lung linh lấp lánh qua tàn lá. Câu thơ đầu ngân vang thanh trắc ở ” tiếng suối, tiếng hát“, câu thứ hai trầm giọng ở những thanh bằng mở, khép ” trăng lồng… lồng hoa “. Hai câu thơ vang ca như khúc nhạc, hay như tiếng suối. Chỉ có Bác, con người yêu thiên nhiên lắm, hiểu thiên nhiên lắm mới miêu tả, kết hợp hình ảnh, chất liệu thực hay đến như vậy. Có phải chăng, tâm hồn Người cũng trong trẻo như tiếng suối, cũng thanh cao như vầng trăng và bao la rộng lớn như cảnh khuya.

Nêu Suy Nghĩ Của Em Về Bài Thơ “Tức Cảnh Pác Bó ” Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Ba mươi năm ấy chân không mỏi

Mà đến bây giờ mới tới nơi.

Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể hoạt động cứu nước, tháng 2 – 1941, Nguyễn Ái Quốc đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt nam. Người sống trong hang Pác Bó, điều kiện sinh hoạt vật chật rất gian khổ, nhưng tất cả thiếu thốn đó đối với Bác không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng, mà còn thật là sang. Bởi niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại Hồ Chí Minh là được sống cuộc đời cách mạng cứu dân, cứu nước. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã ra đời trong hoàn cảnh đó.

Bài thơ bốn câu, theo thể thất ngôn tứ tuyệt thật tự nhiên, bình dị, giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa hóm hỉnh. Tất cả cho ta thấy một cảm giác vui thích sảng khoái. Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ cũng toát lên từ đó. Đi tìm hiểu bài thơ chính là đi tìm hiểu niềm vui của nhân vật trữ tình.

Mở đầu bài thơ là câu thơ có giọng điệu rất tự nhiên, rất ung dung và thoải mái, hòa điệu với cuộc sống của núi rừng:

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Câu thơ là sự khái quát của một nhịp sống đã trở thành nếp rất chủ động. Cách ngắt nhịp 4/3 đã tạo thành thế đôi sóng đôi rất nhịp nhàng: sáng ra- tối vào. Nếp sống ở đây chủ động mà đàng hoàng. Đàng hoàng vì ban ngày Bác làm việc đời thường. Tối mới trở về hang để ngủ. Với Bác, còn gì thú vị hơn khi ngày ngày được làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên, tối trở về nhà (nhà vẫn là hang núi) để nghỉ ngơi và lắng nghe tiếng suối chảy. Thật thú vị, thỏa mái khi con người được sống giao hòa với thiên nhiên. Phải chăng quy luật vận động ấy là Bác đã vượt lên được hoàn cảnh. Đó chẳng phải là tinh thần lạc quan hay sao?

Chính sự cân đối ở câu thơ thứ nhất đã làm nền cho các câu thơ sau xuất hiện.

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Nhịp 4/3 là nhịp thông thường ở thơ tứ tuyệt, nhưng ở câu này, nhịp 4 được chuyển thành nhịp 2/2 tạo thành một sự đều đặn cùng với hai thanh trắc liền nhau ở nhịp 3 (vẫn, sẵn) càng khẳng định thêm điều đó. Câu thơ toát nên một sự yên tâm về cuộc sống vật chật của Bác. Thơ xưa thường biểu lộ thú vui vì cảnh nghèo như Nguyễn Trãi đã từng viết: Nước là cơm rau hay tri tức. Điều khác biệt của Bác, với các nhà thơ xưa như Nguyễn Trãi là ở chỗ: Nguyễn Trãi sống ở chốn núi rừng vui với thiên nhiên (ở Côn Sơn) để quên đi nỗi đau không được giúp nước, giúp đời. Còn Bác Hồ sống ở chốn núi rừng, bằng lòng với cuộc sống đạm bạc nơi đầu nguồn để đem ánh sáng cứu dân cứu nước. Vì thế câu thơ thứ ba của bài thơ là một sự chuyển biến đột ngột:

Bàn đá chông chềnh dịch sử Đảng

Hai câu nói về chuyện ăn, chuyện ở thong dong bao nhiêu, thoải mái bao nhiêu thì câu nói về chuyện làm việc vất vả bấy nhiêu. Không có bàn, người chiến sĩ cách mạng phải dùng dạ làm bàn, lại là bàn đá chông chếnh. Rõ ràng là với từ chông chếnh, Bác đã lột tả được điều kiện làm việc rất khó khăn. Công việc lại càng khó khăn hơn, đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải cố gắng hết sức, không ngừng không nghỉ. Ba tiếng cuối cùng sử dụng toàn thanh trắc để thể hiện sự vất vả, nhưng khỏe khoắn, kiên quyết. Như vậy đối với Bác lúc này, việc cách mạng là cần thiết nhất, phải vượt lên tất cả mọi khó khăn. Kết thúc bài thơ là một nhận xét, một kết thúc rất tự nhiên, bất ngờ và vô cùng thú vị:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Ba câu đầu của bài thơ nói về việc ở, việc ăn và việc làm. Câu thứ tư là một lời đánh giá làm người đọc bất ngờ. Và bằng phép loại suy, ta có thể khẳng định việc ăn, việc ở khộng phải là sang, chỉ có việc làm dịch sử Đảng là sáng nhất vì nó đem ánh sáng của chu nghĩa Mác – Lê Nin để phát động đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho toàn dân. Ở đây ta bắt gặp câu thơ có khẩu khí, nói cho vui, phần nào khoa trương (thường gặp trong hàng loạt những bài thơ xưa nói cho vui cảnh nghèo đã trở thành truyền thống) trong văn học phương Đông:

Ao sâu nước cả khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà…

(Bác đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến)

Đúng là nói cho vui! Thật đấy mà lại đùa đấy! Nghèo nhưng mà lại chẳng nghèo! Giọng điệu thơ rất tự nhiên, dí dỏm thể hiện niềm vui của Nguyễn Khuyến khi có bạn đến nhà chơi.

Ta thấy ở đây niềm vui thích của Bác Hồ là rất thật, không chút gượng gạo, lên gân vì thế nên giọng thơ sảng khoái, ngân vang: Thật là sang. Rõ ràng trong cái sang của Bác, của người cách mạng không phải là điều kiện ăn ở, sinh hoạt mà chính là tri thức cách mạng để giải phóng đất nước, đem lại sự giàu sang, hạnh phúc cho cả dân tộc. Ý nghĩa của bài thơ thật lớn lao.

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ Đường rất đúng niêm luật có lẽ bởi ý thứ hai của nó là nói chơi, còn ý đầu tiên vẫn là nói thật. Tính nghiêm túc của bài thơ phải chăng là sự phản ánh nghiêm túc những đòi hỏi có thật của cuộc đời đối với con người cách mạng. Nhưng một khi đã đáp ứng được nó, trụ vững trước nó thì ai có thể cấm được cái quyền nói trêu của người đã biết tự rèn luyện mình mà vượt lên tất cả. Bài thơ đã vượt qua hành trình hơn 60 năm nhưng đến nay vẫn giữ nguyên được giá trị.

Nguồn: chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bài Thơ Mừng Xuân Năm Sửu Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!