Bạn đang xem bài viết Những Bài Thơ, Ca Dao Tục Ngữ Về An Giang Hay Nhất được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổng hợp Những bài thơ, ca dao tục ngữ về An Giang hay nhất
Có những bài thơ, ca dao tục ngữ về An Giang hay nhất nhỉ?
Những bài thơ, ca dao tục ngữ về An Giang hay nhất
Những bài thơ, ca dao tục ngữ về An Giang hay nhất 1:Núi thất sơn
Anh đi lên Bảy Núi, Anh chạy thẳng núi Tà Lơn, Căn nợ keo sơn, thấu đến ông Trời; Ngó lên trời thấy trời cao, Ngó xuống đất thấy đất thấp, Anh đến tam cấp Lập Cửu Trùng Đài Thời hư trời khiến; anh lập hoài cũng phải nên.
Bài thơ là câu chuyện huyền bí về núi thất sơn đã lưu truyền ngàn năm.Nơi có ông đạo tu hành.Đến nơi đây tác giả như lọt vào giữa cõi thần thiên giữa đời thực cảnh vật như chứng kiến được cả tam giới.
Top Những bài thơ, ca dao tục ngữ về An Giang hay nhất 2:An giang trù phú
Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc Dốc nào cao bằng dốc Cần Thơ Anh thương em lững đững lờ đờ Giả như Tôn Các mà chờ Bạch Viên.
Bài thơ sử dụng các hình ảnh lịch sử danh lam thắng cảnh trùng trùng điệp điệp núi non hùng vĩ của nơi đây cũng bao la rộng lớn như tình yêu của con người dành cho nhau
Chọn lọc Những bài thơ, ca dao tục ngữ về An Giang hay nhất 3:Ngắm núi cao
Thất Sơn ai đắp mà cao Sông Tiền, sông Hậu ai đào mà sâu
Năm non ở tại núi Đà (tức Đà Nẳng) Bảy núi Châu Đốc gọi là Thất Sơn
Nếu có cuộc hành trình qua nơi đây, các bạn sẽ chỉ thấy những cánh đồng bao la, cò bay thẳng cánh, xanh mướt một màu, thấp thoáng những mái nhà ẩn sau những hàng cây cao vút. Nhưng khi qua khỏi Long Xuyên, trên cánh đồng lúa xanh bao la tận chân trời là ngọn Thất Sơn sừng sửng ngạo nghể trong mây mờ
Những bài thơ, ca dao tục ngữ hay nhất về An Giang 4: Không đề
Vàm Nao chữ đặt Hồi Oa Chỗ nhằm mũi nước chảy qua quanh dòng Sông Sau sông Trước hai dòng Phân ra hai ngả ngoài trong vận đào Các ngả gần chảy nhập vào Tạc kêu là xứ Vàm Nao rõ ràng
Trong bài thơ nhắc đến Vàm Nao. Có thể giải thích rằng Vàm là do chữ “Pãm” của Miên, chỉ chổ sông con chảy vào sông cái. Tiếng “Vàm Nao” cũng phát xuất từ tiếng Miên “pãm pênk Nàv”. Sông Vàm Nao chuyển nước sông Tiền vào sông Hậu nên dòng sông chảy xiết, rất hiểm nguy cho tàu bè. Sử sách viết sông Vàm Nao là “Hồi Oa” (nước chảy xoáy tròn) vì dòng sông chảy xiết có nhiều nước xoáy. Trong sách “Nam kỳ phong tục diễn ca”, ông Nguyễn Liêng Phong có bài thơ về Vàm Nao:
Thương em Bảy núi cũng trèo Ghét em núi Két vượt đèo cũng không (Núi Két thuộc Thất Sơn)
Bài thơ là hình ảnh núi non trùng điệp cao lớn đối lập với đó hình ảnh được mang ra so sánh chính là tình cảm yêu ghét của con người.Đã thương nhau thì cho dù vượt bảy núi cũng trèo (Thất sơn núi) còn đã chán ghét thì chẳng phải phí công sức như vậy
Tuyển tập Ca dao tục ngữ về An Giang hay nhất 6:Noname
Chiều chiều quạ nói với diều Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.
Tại cù lao Ông Chưỡng có Rạch Ông Chưởng, người Miên gọi “Péam prêk chaufay”, nối Sông Tiền với sông Hậu, là nơi rất trù phú.Nên vì lẽ đó nơi đây như một thiên đường hải sản ẩm thực được truyền tai nhau mỗi khi đặt chân đến đây
Thơ An giang 7 :Thiên nhiên hùng vĩ Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,Đất nào dốc cho bằng đất Nam Vang Châu Đốc, câu này để chỉ địa hình nơi đây vì gần biên giới ở mặt Tây Nam, có sông Tiền sông Hậu làm phương tiện giao thông tới Cao Miên và Lào, trên sông rộng mênh mông, lại lắm cồn, người Pháp có đặt đèn hiệu trên cột cao, tương tự như hải đăng trên biển cả để hướng dẫn ghe tàu.
Sưu tầm thơ An giang 8:cưới được cô gái Tân Châu:
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu Anh thương em chẳng ngại sang giàu Mứt hồng đôi lượng, trà Tàu đôi cân.
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu Anh thương em chẳng ngại sang giàu Thương vì cái nết trước sau chung tình.
Bài thơ ngợi ca hình ảnh cô gái Tân Châu rất đảm đang, khéo léo và chung tình.Vì là xứ sở dệt lụa tơ tằm nên các cô gái ở đây không những xinh đẹp mà còn nữ công gia chánh chịu thương chịu khó rất nhiều
Những bài thơ, ca dao tục ngữ về An Giang Chọn lọc 9:Không đề
Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ, Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an
Chuyện xưa tích cũ kể lại rằng có chàng lên núi Sam để viếng đền Bà Chúa Xứ và đền thờ Thoại Ngọc Hầu, nguời đã có công lao đào kinh Vĩnh Tế và kinh Thoại Hà, cùng việc mở mang Châu Đốc:
Những bài thơ, ca dao tục ngữ về An Giang tuyển tập 10:No name
Đi ngang qua cảnh núi Sam, Thấy lăng ông lớn hai hàng lụy rơi. Ông ngồi vì nước vì đời, Hy sinh tài sản không rời nước non.
Tuy công lao như vậy, vì nghe lời xàm tấu vu oan, vua Minh Mạng giáng chức ông, tịch biên điền sản, lột ấn hàm con ông, làm con ông trốn đi biệt xứ không biết ở đâu, con cháu nào còn ở lại thì trở nên nghèo nàn, vì vậy ai ai cũng đau lòng
Bài thơ, ca dao tục ngữ về An Giang hay nhất 11:Non nước quê hươngCa dao về An Giang 12:Không đề
Hang Tra là xứ quê mùa, Đi thăm cháu ngoại cho vừa Cà na.
Những bài thơ, ca dao tục ngữ về An Giang hay nhất 13:Thăm thú thiên nhiênTuyển tập những bài thơ, ca dao tục ngữ về An Giang hay nhất 14 anh lam thắng cảnhSưu tầm Những bài thơ, ca dao tục ngữ về An Giang hay nhất 15:Hãy đến quê hương tôi
Có ai thích đến xứ thơ Ghé qua xứ lụa bên bờ Tiền Giang. Dòng sông thẳng tắp hàng ngàn, Tàu ghe xuôi nước đò sang bên này.
Bên nàng mặc lãnh Mỹ A Đưa đò sang chợ, tưởng xa hóa gần.
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Tình Bạn Hay Nhất
Từ ngàn đời xưa, bạn bè được coi là thứ tình cảm thiêng liêng. Để có được một tình bạn đẹp thì giữa những người bạn cần có sự chân thành, không toán tính, giúp nhau lúc hoạn nạn, chia sẻ niềm vui lúc hạnh phúc vui vẻ. Vì vậy, ca dao tục ngữ Việt nam có những câu rất ý nghĩa về tình bạn đẹp như nói về phẩm chất của tình bạn, thiết đãi bạn những món ăn ngon hay đạm bạc khi bạn đến chơi với cả tấm lòng.
1. Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bờ mới nên
2. Bắt con cá lóc nướng trui Làm mâm rượu tắng đãi người phương xa
3. Ai ơi nhớ lấy câu này Tình bạn là mối duyên thừa trời cho
4. Ra đi vừa gặp bạn thân Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời
5. Ra đi vừa gặp bạn hiền Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời
6. Tình bạn là cái chi chi Nướng con cá lóc chơi liền một ve Chơi xong mới thấy ngà ngà Ôm nhau một cái bạn bè muôn năm
7. Tình bạn là vạn bông hoa Tình bạn là vạn bài ca muôn màu
8. Ra về nhớ bạn khóc thầm Năm thân áo vải ướt đầm cả năm
9. Khi nào trái đất còn quay Trái tim còn đập vẫn là bạn nhau
10. Cho tôi tôi chọn hoa hồng Cho tôi chọn bạn tấm lòng thủy chung
11. Tình bạn tươi thắm như hoa Tình bạn là bản tình ca tuyệt vời
12. Sống trong bể ngọc kim cương Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
13. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
14. Bạn bè là nghĩa tương thân. Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau. Bạn bè là nghĩa trước sau. Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai
15. Mực xanh giấy trắng viết ngắn còn dài Mong rằng tình bạn nhớ hoài ngàn năm
16. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
17. Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu
18. Tứ hải giai huynh đệ
Ca Dao Tục Ngữ Về Mẹ
Một số bài thơ và ca dao tục ngữ hay về mẹ.
Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru
Công cha nghĩa mẹ cao vời, Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta. Nên người con phải xót xa, Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao. Đội ơn chín chữ cù lao, Sanh thành kể mấy non cao cho vừa
Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới chân tu
Công cha đức mẹ cao dày, Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ. Nuôi con khó nhọc đến giờ, Trưởng thành con phải biết thờ song thân
Mẹ già ở tấm lều tranh, Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Đêm khuya trăng rụng xuống cầu, Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau
Biển Đông còn lúc đầy vơi, Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng
Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời, Cầu cho cha mẹ sống đời với con
Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá, Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua. Đi về lập miếu thờ vua, Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha
Muốn cho gần mẹ gần cha, Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền
Ai về tôi gởi buồng cau, Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy. Ai về tôi gởi đôi giày, Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi
Ơn hoài thai, to như bể! Công dưỡng dục, lớn tựa sông! Em nguyện ở vậy không chồng, Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con
Chim đa đa đậu nhánh đa đa, Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa. Mai sau cha yếu mẹ già, Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?
Nếu mình hiếu với mẹ cha, Chắc con cũng hiếu với ta khác gì? Nếu mình ăn ở vô nghì, Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?
Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận, Ngỗ nghịch nào con có khác chi! Xem thử trước thềm mưa xối nước, Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì
Ở đời ai cũng có lần, Làm cha mẹ mới biết ơn sinh thành. Người xưa khó nhọc nuôi mình, Khác gì mình đã hết tình nuôi con
Mẹ dạy thì con khéo, Bố dạy thì con khôn
Mồ côi cha, ăn cơm với cá Mồ côi mẹ lót lá mà nằm
Ai rằng công mẹ như non, Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
Lòng mẹ như bát nước đầy, Mai này khôn lớn, ơn này tính sao
Nhớ ơn chín chữ cù lao, Ba năm bú mớm biết bao thân tình
Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi
Nuôi con chẳng quản chi thân, Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
Mẹ ngoảnh đi, con dại, Mẹ ngoảnh lại, con khôn
Mẹ giàu con có, mẹ khó con không
Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau
Bồng cho con bú một hồi, Mẹ đã hết sữa, con vòi con la
Nuôi con buôn tảo bán tần, Chỉ mong con lớn nên thân với đời. Những khi trái nắng trở trời, Con đau là mẹ đứng ngồi không yên. Trọn đời vất vả triền miên, Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con
Thêm một người quả đất chật thêm, Thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt
Ca Dao Tục Ngữ Về Bạn Bè, Tình Bạn Hay Nhất
Ca dao tục ngữ về tình bạn hay nhất
Tình bạn là gì? Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm với người mà bạn tin tưởng để chia sẽ những niềm vui, nỗi buồn.
Tình bạn có thể chia ra nhiều giai đoạn: tình bạn trong giai đoạn ngắn, tình bạn lâu dài (hoặc cả đời), tình bạn xã giao (hay gọi là bạn bè xã giao).
Những câu ca dao tục ngữ về tình bạn hay nhất 1.
Đã là bạn thì mãi mãi là bạn Đừng như sông lúc cạn lúc đầy
Ý muốn nói hãy luôn là bạn của nhau, mặc dù sau này có những người bạn mới cũng đừng quên bạn năm xưa.
2
Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bờ mới nên
Đã là bạn bè thì trước sau như một, luôn bên cạnh nhau lúc cần.
3.
Ai ơi nhớ lấy câu này Tình bạn là mối duyên thừa trời cho
Ý muốn nhắc nhở tình bạn là duyên trời cho, cho nên đừng đánh mất tình bạn.
4.
Bắt con cá lóc nướng trui Làm mâm rượu tắng đãi người phương xa
Tức là 2 người bạn sau khi gặp lại thì người kia đón tiếp bạn 1 cách nồng hậu, thể hiện tình bạn cao đẹp.
5.
Cho tôi tôi chọn hoa hồng Cho tôi chọn bạn tấm lòng thủy chung
Luôn đề cao tình bạn, không quên tình nghĩa khi xưa.
6.
Mực xanh giấy trắng viết ngắn còn dài Mong rằng tình bạn nhớ hoài ngàn năm
Một so sánh rất hay giữa “mực xanh giấy trắng” và tình bạn. ý muốn nói hãy luôn tôn trọng và giữ gìn tình bạn.
7.
Sống trong bể ngọc kim cương Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
Câu này khá thâm thúy, cho dù có giàu sang mấy đi nữa, thì không có tình bạn cuộc đời thật nhàm chán/
8.
Tình bạn tươi thắm như hoa Tình bạn là bản tình ca tuyệt vời
Tình bạn luôn tươi đẹp như hoa thể hiện 1 tình bạn luôn vui vẻ, tình bạn như bản tình ca thể hiện sau này vẫn mãi mãi bên nhau.
9.
Bạn bè là nghĩa tương thân Khó khăn thuận lợi ân cần bên nhau.
Ý muốn nói bạn bè thì bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào hãy luôn giúp đỡ nhau.
10.
Bạn bè là nghĩa trước sau Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai.
Ý muốn nhắc nhở hãy luôn giữ tình bạn trường tồn theo thời gian cho dù sau này có già nua đi chăng nữa.
11.
Khi nào trái đất còn quay Trái tim còn đập vẫn là bạn nhau.
Câu này dễ: trọn đời bên nhau ^^
12.
Mùa hoa phượng là mùa thi cử
13.
Thói thường gần mực thì đen Anh em bạn hữu phải nên chọn người Những người lêu lổng chơi bời Cùng là lười biếng ta thời tránh xa.
Khuyên chúng ta nên chọn bạn mà chơi, hãy chọn những bạn tốt đẹp, chứ đừng chọn những bạn không tốt, sau này ta cũng sẽ học hỏi theo thói xấu của bạn.
14.
Anh em bốn bể là nhà Người dưng khác họ vẫn là anh em.
Có ý nghĩa muốn nhắn nhủ với chúng ta luôn đoàn kết, cho dù không phải là dòng họ nhưng sống cùng chung 1 nước thì nên đùm bọc nhau.
1.
Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
Khuyên chúng ta nên chọn bạn để chơi, đừng nên chơi với những bạn có thói xấu.
2.
Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
Muốn nhắn nhủ những người đang là bạn của nhau thì hãy luôn sát cánh bên nhau dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
3.
Thêm bạn bớt thù.
Hãy luôn tìm kiếm những người bạn mới để tránh những thù hận đáng tiếc trong cuộc sống.
4.
Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở
Nên chọn bạn tốt mà chơi, đừng theo những bạn xấu, sau đó bạn sẽ học theo những thói xấu ảnh hưởng tới bạn và nặng hơn là gia đình bạn.
5.
Trong hoạn nạn mới biết ai là người bạn tốt.
Tức là trong hoàn cảnh khó khăn nhất thì mới biết được ai là bạn ai là thù, ai là người giúp ta và ai là người bỏ rơi.
6.
Học thầy không tày học bạn.
Hãy luôn học hỏi những điều tốt đẹp từ bạn.
7.
Giàu đổi bạn sang đổi vợ.
Đã là bạn bè tốt thì phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, giúp nhau cùng phát triển, như thế sẽ mang lại cuộc sống giàu có, sung túc cho cả bản thân và bạn bè.
8.
Tứ hải giai huynh đệ
Có ý nghĩa là nghĩ lạc quan rộng rãi, bốn bể là nhà và tất cả đều là anh em bạn bè.
Khánh Hòa Qua Ca Dao, Tục Ngữ
Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp. Đây là bãi biển Nha Trang:
“Bãi biển Nha Trang mịn màng, trắng trẻo Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh Đêm đêm thơ thẩn một mình Đố sao cho khỏi vướng tình nước mây?” (1)
Đặc biệt, ở Khánh Hòa có khu di tích Tháp Bà, thuộc phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang. Đây là một trong những kiến trúc đền tháp Chăm còn lại đẹp nhất hiện nay, đã được Nhà nước công nhận là di tích văn hóa quốc gia. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng ba (lịch trăng), lễ hội Tháp Bà được tổ chức rất lớn. Trong lễ hội, ngoài lễ tắm tượng, còn có múa quạt, múa đèn, dâng bông, hát bóng. Hiện nay dưới chân Tháp Bà còn có một làng gọi là Xóm Bóng (xóm của những người hát bóng chuyên nghiệp (2). Trước khi Nhà nước ta xếp hạng, công nhận di tích này, ca dao địa phương đã lưu giữ nó trong tâm trí nhiều người:
“Ai về xóm Bóng quê nhà
Hỏi thăm điệu múa Dâng Bà còn không?”
Nhiều địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa được nhắc đến trong mảng ca dao, tục ngữ nói về thời tiết:
+ Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi
Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa.
+ “Mưa Đồng Cọ, gió Tu Hoa, cọp Ô Gà, ma Đồng Lớn” (Đồng Cọ thuộc tỉnh Phú Yên).
Trầm hương, đặc biệt là kỳ nam ở Khánh Hòa thì không đâu sánh bằng. Dân địa phương đã đúc kết kinh nghiệm phân biệt giá trị các loại kỳ nam: “Nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, từ hắc”. Trong số ba tỉnh có yến sào (Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa), thì sản lượng và chất lượng của Khánh Hòa là cao nhất. Hơn một lần ca dao đã ca ngợi hai đặc sản trầm hương và yến sào của tỉnh này:
+ “Khánh Hòa là xứ Trầm Hương
Non cao biển rộng, người thương đi về
Yến sào mang đậm tình quê
Sông sâu đá tạc lời thề nước non”.
+ “Khánh Hòa biển rộng non cao
Trầm hương Vạn Giã, yến sào Nha Trang”.
+ “Tỉnh Khánh Hòa đậm đà mưa nắng
Non chồng nghĩa nặng, nước chứa tình thâm
Ngọn gió bay phảng phất hơi trầm
Mây xây tháp bút, trăng dầm bến ngân”.
Tỉnh Bình Định có loại nhà “mái lá”, tường bằng gạch hay bằng đất sét nện rất dày, mái nhà cũng có một lớp đất sét nện cách nhiệt, do đó mùa nắng thì mát mẻ, mùa đông lại ấm áp, còn tránh được hỏa hoạn. Tỉnh Phú Yên có đồng ruộng màu mỡ, Khánh Hòa có trâu tốt. Chỉ với hai dòng lục bát, ca dao Nam Trung bộ đã ghi nhận:
“Tiếng đồn Bình Định tốt nhà
Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu”.
Có khi ca dao tập trung phản ánh cảnh và vật của một địa phương. Nhưng cũng có khi một bài ca dao đã phản ánh hiện thực của nhiều địa phương; trong trường hợp này thật khó mà tách bạch đâu là ca dao Bình Định, đâu là ca dao Phú Yên, đâu là ca dao Khánh Hòa:
“Anh về Bình Định thăm cha
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em”.
Để giữ gìn non sông tươi đẹp, để bảo vệ thành quả lao động của cha ông, nhiều khi người dân đã phải cầm vũ khí chống giặc ngoại xâm. Dưới hình thức hỏi đáp, ca dao Khánh Hòa đã tạc bia ghi công những người con ưu tú của tỉnh nhà.
Đầu tiên cô gái hỏi:
“Tiếng đồn anh hay chữ
Lại đây em hỏi thử
Đôi câu lịch sử Khánh Hòa
Từ ngày Tây cướp nước ta
Những ông nào đã dựng cờ khởi nghĩa,
Anh hãy nói ra cho em tường?”
Chàng trai trả lời:
Nghe lời em hỏi mà thương!
Thương người nghĩa kiệt, tơ vương vấn lòng
Vì thù non sông
Thề không đội trời chung với giặc
Từ Nam chí Bắc
Thiếu chi trang dạ sắt, gan đồng
Ở Khánh Hòa thì có ba ông
Ông Trần Đường giữ đèo Dốc Thị
Ông Trịnh Phong trấn nơi biển Cù
Ông Nguyễn Khanh lo việc quân nhu
Ba ông một bụng nghìn thu danh truyền”
Cô gái đâu đã “chịu thua”:
“Ba ông là bậc anh hiền
Gọi “Khánh Hòa tam kiệt”
Người người đều biết
Đều thương đều tiếc
Chưa thỏa nguyền núi sông
Tấm thân xem nhẹ như lông hồng
Hỏi anh còn nhớ “Quảng Phước tam hùng” là ai?”
Cũng may là chàng trai không phải tay vừa:
“Dám đâu quên kẻ anh tài
Rèn gan sắt đá khôn nài bể dâu
Gương phấn dũng làu làu Phạm Chánh
Cùng Phạm Long chung gánh nước non
Cha con trung nghĩa vẹn tròn
Cùng Nguyễn Sung nguyện mất còn có nhau
Bao phen cay đắng hận thù
Tam hùng, tam kiệt nghìn thu trăng rằm”
Người Khánh Hòa rất giàu tình cảm:
“Gió đâu bằng gió Tu Bông
Thương ai bằng: thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương con?”
Ca dao thường được sáng tác theo thể lục bát. Nói đến thể thơ này, người ta thường nghĩ đến đơn vị tế bào của nó là hai dòng: trên sáu tiếng (lục) và dưới tám tiếng (bát). Tuy nhiên, để thể hiện nội dung tình cảm phong phú, trong lời ca dao vừa dẫn, người xưa đã sử dụng hình thức lục bát biến thể. Ở hình thức này, số tiếng của dòng dưới đã được thay đổi (kéo dài thành 11 tiếng), chỉ có số tiếng của dòng trên và khuôn hình vần vẫn được giữ (Bông vần với chồng).
“Yến sào Hòn Nội
Vịt lội Ninh Hòa
Tôm hùm Bình Ba
Nai khô Diên Khánh
Cá tràu Võ Cạnh
Sò huyết Thủy Triều…
Đời anh cay đắng đã nhiều
Về đây sớm ngọt, ngon chiều với em”
Ở bài khác, người dân không chỉ dùng thể hỗn hợp, hình thức lục bát biến thể, mà còn sử dụng các địa danh để thể hiện tình cảm tha thiết và quyết tâm chung thủy:
“Anh đứng ở Nha Trang
Trông sang xóm Bóng
Ánh trăng lờ mờ, lượn sóng lăn tăn
Gần nhau chưa kịp nói năng
Bây giờ sông cách, biển ngăn ngại ngùng!
Biển sâu con cá vẫy vùng
Sông sâu không dễ mượn dòng đưa thư
Anh nguyền cùng em:
Bao giờ Hòn Chữ bẻ tư
Biển Nha Trang cạn nước, anh mới từ duyên em”.
Hòn Chữ là một hòn đá rất to như một ngôi nhà nằm nơi bãi sông Cù, trên có khắc chữ Chăm cổ. Các nhà khảo cổ học ngờ rằng hòn đá xưa kia nằm trên núi Tháp Bà do đất lở, lăn xuống dòng sông. Bài ca dao đang phân tích có ba cặp lục bát thì cặp thứ ba là lục bát biến thể (dòng trên sáu tiếng, dòng dưới: mười).
Thể song thất lục bát cũng có mặt trong ca dao tình yêu của Khánh Hòa:
“Đứng ở Hòn Chồng, trông sang Hòn Yến
Lên Tháp Bà, về viếng Sinh Trung
Giang Sơn cẩm tú chập chùng
Đôi ta gắn bó thủy chung một lòng”
Nói đến thể song thất lục bát là nhắc đến một thể thơ mà đơn vị tế bào của nó gồm bốn dòng: hai dòng thất (mỗi dòng bảy tiếng) và một cặp lục bát. Ở bài ca dao vừa dẫn, tác giả đã sử dụng hình thức song thất lục bát biến thể (ở hai dòng thất là tám tiếng và bảy tiếng).
Qua một số bài ca dao đã phân tích, chúng ta hay bắt gặp hình thức biến thể. Hiện tượng này cho thấy hai điều. Thứ nhất, sáng tác dân gian chưa được kỳ công, tinh xảo như văn chương bác học. Văn chương bác học không có hình thức biến thể, thêm bớt số tiếng. Thứ hai, sáng tác dân gian thể hiện sự phóng khoáng hồn nhiên, không gò bó theo hình thức của người bình dân (2).
Qua ca dao, tục ngữ lưu truyền ở Khánh Hòa, chúng ta có thể cảm nhận được rằng: Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp, thức ăn ngon, lâm sản quý, mà còn có những con người thủy chung, nồng hậu, biết trân trọng giữ gìn những gì tốt đẹp của truyền thống.
NGUYỄN XUÂN KÍNH
(1) Nam Trung bộ do Thạch Phương, Ngô Quang Hiển biên soạn, NXB KHXH, Hà Nội, 1994.
Ca Dao Tục Ngữ Về Mẹ, Tình Mẹ Con
Những câu ca dao tục ngữ hay nhất về mẹ Mẹ là gì? Dường như không thể diễn tả hết về mẹ, câu trả lời là vô tận. Mẹ là một thứ gì đó rất thiêng liên mà mỗi con người chúng ta không thể nào lý giải hết.
Ca dao tục ngữ về mẹ hay nhất
1.
Đêm đêm con thắp đèn trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Người con trải lòng cầu nguyện trời cao luôn cho cha mẹ sức khỏe để sống lâu dài với con. Câu ca dao thể hiện sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ của mình.
2.
Mẹ cha gánh vác hy sinh Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
Câu ca dao thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái, cha mẹ luôn xả thân mình hình sinh để bảo vệ con cái dù con cái có ra sao đi nữa.
3.
Lễ Vu Lanbâng khuâng nhớ cha, ơn dưỡng dục Mùa báo hiếu ngậm ngùi thương mẹ, đức cù lao.
Câu ca dao có nhắc về “lễ vu lan” tức là lễ báo hiếu cho cha mẹ vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Chữ cù lao là nói lên công ơn sinh thành của cha mẹ, mang nặng 9 tháng đẻ đau sau đó còn nuôi nấng con nên người.
4.
Dù đi khắp bốn phương trời Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.
Câu ca dao có nghĩa là chẳng ai tốt bằng cha mẹ cả, cho dù có những lúc giận mắng la con cái nhưng vẫn luôn yêu thương bảo vệ con trong mọi hoàn cảnh.
5.
Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ Ý muốn nói cho dù sau này có trưởng thành “đủ lông đủ cánh” rồi thì vẫn là con của mẹ, muốn nhắn nhủ đừng quên công ơn sinh thành của mẹ.
6.
Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.
Hai câu ca dao thể hiện rõ sự yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái. Dù cho gian khổ đến đâu thì vẫn lo cho con nên người.
7.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
2 câu thơ trên có ngụ ý là muốn chúng ta kính trọng cha mẹ, làm tròn chữ hiếu, trọn đạo làm con. Đừng bao giờ làm cha mẹ phải buồn lòng vì mình.
8.
Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con
Mẹ làm lụng vất vả thức khuya dậy sớm để nuôi con nên người, cha luôn bảo vệ con những lúc khó khăn nhất. Do vậy 2 câu thơ muốn nhắc nhở chúng ta không bao giờ được quên công ơn sinh thành của cha mẹ.
9.
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không
Hai câu thơ cho ta thấy một thông điệp tuy nhẹ nhàng nhưng thấm thía, ai trong chúng ta khi nghe câu này đều cảm thấy thương cha mẹ vô cùng. Những ai còn mẹ, những ai còn cha, những ai còn cả cha lẫn mẹ xin hãy trân trọng những gì mình đang có, xin đừng làm đau lòng các đấng sinh thành dù chỉ là một điều gì đó rất nhỏ.
10.
Tử hiếu song thân lạc Gia hoà vạn sự thành
2 câu thơ ý muốn nói: con cái mà hiếu thảo thì cha mẹ vui và nhà hòa thuận trên dưới làm gì cũng thành công.
11.
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.
Câu ca dao có hàm ý là cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta kiến thức. Để thành danh trên cuộc đời, chúng ta không thể nào quên đi sự dạy bảo ân cần của người thầy. Và đến khi trưởng thành thì không bao giờ được quên ơn nghĩa của cha mẹ
12.
Mẹ già như chuối chín cây Gió lay Mẹ rụng con thời mồ côi.
2 câu thơ trên ý muốn nhắn nhủ chúng ta luôn phải quan tâm chăm sóc đến mẹ của mình, để rồi đến một ngày mẹ không còn nữa thì chúng ta có ân hận cũng không còn ý nghĩa gì nữa.
13.
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đây là câu ca dao rất nổi tiếng nói về tình cha mẹ. Nó thể hiện ngụ ý công ơn dưỡng dục sinh thành nuôi ta lớn khôn của cha mẹ rất đẹp đẽ và cao cả, qua đó nhắn nhủ chúng ta phải luôn hiếu thảo và biết ơn cha mẹ.
14.
Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, Con nuôi mẹ con kể từng ngày. Mẹ nuôi được mười con Mười con không nuôi được một mẹ.
4 câu thơ trên muốn nhắn nhủ những người hiện tại đang nuôi dưỡng lại cha mẹ khi tuổi già lại khó khăn với cha mẹ của chính mình, quên đi công ơn nuôi dưỡng từ nhỏ của cha mẹ từ nhỏ đến khi trưởng thành.
15.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
2 câu ca dao có ý nghĩa là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con cái xa quê đối với mẹ già.
Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru
Công cha nghĩa mẹ cao vời, Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta. Nên người con phải xót xa, Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao. Đội ơn chín chữ cù lao, Sanh thành kể mấy non cao cho vừa
Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới chân tu
Công cha đức mẹ cao dày, Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ. Nuôi con khó nhọc đến giờ, Trưởng thành con phải biết thờ song thân
Mẹ già ở tấm lều tranh, Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Đêm khuya trăng rụng xuống cầu, Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau
Biển Đông còn lúc đầy vơi, Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng
Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời, Cầu cho cha mẹ sống đời với con
Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá, Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua. Đi về lập miếu thờ vua, Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha
Muốn cho gần mẹ gần cha, Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền
Ai về tôi gởi buồng cau, Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy. Ai về tôi gởi đôi giày, Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi
Ơn hoài thai, to như bể! Công dưỡng dục, lớn tựa sông! Em nguyện ở vậy không chồng, Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con
Chim đa đa đậu nhánh đa đa, Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa. Mai sau cha yếu mẹ già, Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?
Nếu mình hiếu với mẹ cha, Chắc con cũng hiếu với ta khác gì? Nếu mình ăn ở vô nghì, Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?
Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận, Ngỗ nghịch nào con có khác chi! Xem thử trước thềm mưa xối nước, Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì
Ở đời ai cũng có lần, Làm cha mẹ mới biết ơn sinh thành. Người xưa khó nhọc nuôi mình, Khác gì mình đã hết tình nuôi con
Mẹ dạy thì con khéo, Bố dạy thì con khôn
Mồ côi cha, ăn cơm với cá Mồ côi mẹ lót lá mà nằm
Ai rằng công mẹ như non, Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
Lòng mẹ như bát nước đầy, Mai này khôn lớn, ơn này tính sao
Nhớ ơn chín chữ cù lao, Ba năm bú mớm biết bao thân tình
Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi
Nuôi con chẳng quản chi thân, Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
Mẹ ngoảnh đi, con dại, Mẹ ngoảnh lại, con khôn
Mẹ giàu con có, mẹ khó con không
Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau
Bồng cho con bú một hồi, Mẹ đã hết sữa, con vòi con la
Nuôi con buôn tảo bán tần, Chỉ mong con lớn nên thân với đời. Những khi trái nắng trở trời, Con đau là mẹ đứng ngồi không yên. Trọn đời vất vả triền miên, Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con
Thêm một người quả đất chật thêm, Thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bài Thơ, Ca Dao Tục Ngữ Về An Giang Hay Nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!