Xu Hướng 6/2023 # Những Bài Học Nhân Văn Sâu Sắc Từ Truyện Cổ Andersen # Top 6 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Bài Học Nhân Văn Sâu Sắc Từ Truyện Cổ Andersen # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Những Bài Học Nhân Văn Sâu Sắc Từ Truyện Cổ Andersen được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hans Christian Andersen, một trong những ngòi bút thanh cao và tác động đến số đông người đọc nhất trong lịch sử, vốn sinh thành năm 1805 tại một gia đình nghèo Đan Mạch với bố làm nghề thợ giày và mẹ làm chân rửa bát thuê. Cuộc đời của ông cũng là một câu chuyện đầy màu sắc từ sự chê bai, khinh rẻ đến hàng chục năm nỗ lực phấn đấu, trải nghiệm những chuyến du hành đến khắp mọi miền trên thế giới và sự thành công nổi tiếng lúc cuối đời.

Do đó, dù là tác phẩm văn học, thơ ca hay những mẩu chuyện cổ tích ngắn, Andersen đều chạm đến lòng mọi người đọc từ trẻ đến già, đến mọi thế hệ với những hình tượng nhân vật đơn giản mà sâu sắc. Đã gần 200 năm kể từ ngày được viết ra, những câu chuyện cổ tích mà ông viết không hẳn kết thúc có hậu như nhiều câu chuyện đương đại, song thường đem lại những bài học về triết lý cuộc sống mà mỗi người đều có thể tự liên hệ.

1. Trang phục mới của hoàng đế (The emperor’s new clothes)

Tóm tắt: Ngày xưa có một vị hoàng đế giàu sang và quyền lực thích quần áo mới đến nỗi ngài luôn muốn mình là kẻ đầu tiên sở hữu. Một hôm, có hai người lạ mặt tự xưng là thợ dệt khoe rằng họ có thể dệt ra thứ vải độc nhất thiên hạ: loại vải này sẽ làm cho bất cứ kẻ nào ngu xuẩn nào cũng không thể nhìn thấy được nó, dù đứng rất gần. Hoàng đế mời hết tể tướng, và quan thần đến kiểm tra, kẻ nào cũng sợ lòi ra cái dốt và thói nịnh nọt nên đều khen lấy khen để về thứ vải độc nhất thế gian đó. Hoàng đế không tin được, nên đích thân tới xem – ngạc nhiên thay, ông ta cũng chẳng thấy gì cả nhưng sợ lộ rằng mình ngu xuẩn nên cũng khen lấy khen để dù hai kẻ thợ dệt kia chỉ giả bộ cắt chỉ và gấp vải trong không khí. Đến ngày diễu hành, hai tay thợ dệt mời Hoàng đế cởi trần truồng và xin phép mặc cho ngài chiếc áo đặc biệt. Ông đi ra ngoài phố, mọi người vì sợ lộ mình ngu xuẩn nên cũng tấm tắc khen vẻ đẹp của bộ áo mới. Cho đến khi một đứa trẻ la lớn lên: “Nhà vua cởi truồng kìa!”, mọi người mới vỡ lẽ về trò chơi khăm đầy tinh vi của hai kẻ thợ dệt nay đã cao chạy xa bay.

Câu chuyện bi hài này là một trong ví dụ kinh điển cho tâm lý bầy đàn và sự sợ hãi khi phải khác biệt của loài người. Thay vì tư duy độc lập cho chính mình, mọi người đều sợ hãi khi không được người khác công nhận và hùa theo một thứ phi khoa học mà những kẻ chơi khăm bịa ra (!) Vậy mà chúng ta thấy phổ biến ra sao trên thị trường chứng khoán khi những cá nhân mê muội cùng phản ứng thiếu suy nghĩ với một tin đồn hay những thông tin bất chính từ những kẻ muốn trục lợi?

2. Chiếc rương bay (The flying trunk)

Tóm tắt: Chuyện kể về một chàng trai trẻ vốn xuất thân là con của một thương gia giàu có. Vì ăn chơi trác táng, hắn ta mất toàn bộ tiền bạc và chỉ còn tiền để mua một chiếc rương bay. Trong lúc bay từ trên trời xuống, vô tình hắn ta gặp công chúa xinh đẹp của vương quốc Thổ Nhĩ Kỳ và tự giới thiệu là một vị thần đến để cưới nàng. Bị mê hoặc bởi những câu chuyện phi thường, cả đức vua, hoàng hậu và công chúa đều đồng ý nhận hắn làm hoàng tử. Trong lúc chuẩn bị tiệc cưới, chàng trai trẻ khoe khoang rằng mình sẽ bay như một pháo hoa khắp lâu đài – tất cả người xứ Thổ đều thích thú và kỳ vọng vào màn trình diễn này. Nhưng ngạc nhiên thay, kẻ khoa trương với chiếc rương bay đã không bao giờ đến dự; hắn đã đốt trụi chiếc rương thần kỳ cùng với lửa pháo hoa và dành phần đời còn lại của mình để lang thang khắp nơi khoa trương với mọi người hắn gặp bên đường về câu chuyện phi thường ấy.

Khi ý chí để làm điều lương thiện thiếu sót, khi kỷ luật đạo đức ở một người trở nên hiếm hoi, hậu quả sẽ luôn nghiêm trọng đối với những người cả tin. Chính vì vậy, khi lựa chọn các khoản đầu tư, một trong những yếu tố mà chúng tôi đưa lên đầu chính là đạo đức (integrity) của ban lãnh đạo. Yếu tố đạo đức này được đánh giá dựa trên những gì họ đã làm được trong quá khứ, sự hứa hẹn có hiện thực và liệu lợi ích của ban lãnh đạo có khác biệt với cổ đông. Vì chỉ cần thiếu sót yếu tố này, khoản đầu tư của ta khó có thể bền vững dù mô hình kinh doanh của doanh nghiệp có tốt đến cách mấy.

3. Chú lính chì dũng cảm (The brave tin soldier)

Tóm tắt: Ngày xưa có một chú bé nhận một bộ những 25 chú lính chì làm quà sinh nhật. Trong số ấy, có một chàng lính chì rất độc đáo vì bị mất một chân do lỗi sản xuất nhưng chàng ta vẫn luôn đứng rất hiên ngang. Hằng đêm, chú lính chì đã yêu thầm cô vũ công bằng giấy đối diện vì nàng có dáng điệu cũng một chân giống như anh. Một tên quỷ trong hộp bất thình lình hiện ra và nguyền rủa rằng mối tình trong mơ của chú lính sẽ thất bại. Sáng dậy, cậu bé đặt chú lính một chân bên cửa sổ, và gió đã quật chàng lính xuống. Chàng đã trải qua một hành trình khổ sở từ lúc bị những đứa trẻ cho trôi bồng bềnh giữa nước kênh, bị một con cá nuốt vào bụng và vô tình lại rơi về đúng chủ nhà xưa khi họ đến chợ mua cá. Cho đến giây phút cuối cùng, khi gặp lại tình yêu, chú lính chì bị một cậu bé hàng xóm quăng vào lò sưởi cùng với cô vũ công. Sáng hôm sau, cô người làm của cậu bé đã vô cùng ngạc nhiên vì nhìn thấy hình thù một trái tim bằng chì cháy sém bởi hai kẻ si tình.

4. Cô bé bán diêm (The little match girl)

Tóm tắt: Đầu không đội mũ, một cô bé bán diêm nghèo khó rảo bước trên đôi chân trần giữa mùa đông giá lạnh vì vô tình làm mất chiếc giày mà mẹ cô đã may cho cô. Cô bé mang theo bó diêm còn đầy trong người, đã hết ngày trôi qua mà vẫn chưa một ai thương tình mua cho cô bé một hộp diêm. Từ khắp các cửa sổ, những ngọn nến dần thắp lên và ôi chao, mùi thơm từ thịt ngỗng quay làm cô bé nhớ rằng đây là đêm giao thừa đây mà! Rồi cô bé ngồi xuống một góc tường giữa hai căn nhà, dần đốt lên những que diêm một với từng giấc mơ của cô. Cô bé mơ đến một lò sưởi ấm áp, rồi những dĩa ngỗng quay ngon lành, rồi cây thông rực rỡ màu sắc. Nhưng mỗi lần cô bé gần chạm được với nó, thì que diêm lại vụt tắt. Rồi cô nhìn thấy trong ánh lửa hình ảnh của người bà đã khuất; cô bé tội nghiệp đã khóc và đốt hết que diêm này đến que diêm khác để giữ lấy hình ảnh và nụ cười sáng tuyệt vời của người bà thân thương. Đến sáng, những người đi đường chợt nhìn thấy một cô bé bán diêm đã chết cóng vì lạnh giữa góc phố cô độc với một bó diêm đã đốt trụi – nhiều người nghĩ cô ta cố gắng sưởi ấm – nhưng không ai hay biết rằng cô đã trải qua đêm giao thừa đẹp nhất trong đời.

Nghĩ về sự bất bình đẳng giàu nghèo trong xã hội và những thân phận cơ nhỡ, tôi không thể nào hiểu được vì sao nhiều người trong chúng ta luôn cảm thấy bất hạnh thay vì biết ơn những may mắn (!) mà chúng ta có được cho đến ngày hôm nay. Câu chuyện đau lòng của Andersen đã lay động rất nhiều trái tim người đọc trên thế giới về lời kêu gọi cho sự sẻ chia sự giàu có khi dư thừa và sự nhiệt tình thúc đẩy hoạt động từ thiện cho những mảnh đời trẻ thơ đầy bất hạnh.

5. Chú vịt con xấu xí (The ugly duckling)

Tóm tắt: Chuyện kể về một chú vịt con với bộ dạng khác biệt với bầy vịt nơi nó sinh ra. Nó luôn bị chế giễu, chê cười và trách mắng vì làm xấu mặt đàn vịt trong gia đình. Vốn sinh ra đã “xấu xí”, chú vịt con này cảm giác mình không thuộc về nơi nào cả – và luôn chờ ngày tìm được một nơi đón nhận nó. Bị xua đuổi, bị săn bắt, bị hắt hủi trong giá rét, bị những kẻ ghen tỵ hãm hại, vào giây phút cuối cùng khi chú vịt con chuẩn bị từ bỏ và muốn kết liễu cuộc đời bằng cách dâng mình cho một đàn thiên nga. Bỗng nhiên chú ta nhìn vào hình ảnh phản chiếu dưới nước và nhận ra mình đã hóa thân thành một chú thiên nga lộng lẫy. Chú ta cất cánh cùng bầy thiên nga xinh đẹp lên trời cao. Ở dưới, những loài muông thú khác nhìn lên cất lời ngưỡng mộ vẻ đẹp và sự tự do của bầy thiên nga. Và lần đầu tiên trong đời, chú “vịt con xấu xí” ngày nào mới biết đến cảm giác của sự hạnh phúc.

Qua câu chuyện cảm động và có hậu này, Andersen đã gửi gắm cuộc đời của ông cũng như những tấm gương kiên trì vượt qua số phận khổ nhọc để tìm đến hạnh phúc. Ngoài ra, tôi cũng cảm nhận được bài học về niềm tin vào bản thân: không bao giờ từ bỏ cuộc sống và ước mơ – dù mọi người xung quanh có chê cười và từ chối ta. Cũng như trên thị trường chứng khoán, ngài Graham đã kết luận cho quyển sách để đời của mình rằng: “Bạn đúng hay sai không phải do người khác đồng ý với bạn.”, bạn – và chỉ bạn – mới có khả năng đặt niềm tin vào chính mình trong những khoảnh khắc khó khăn của cuộc đời.

Nguồn: newsletter Viet Nam

Combo sách Khai phá sức mạnh tiềm thức – Đánh thức con người phi thường trong bạn

👉 ĐẶT SÁCH NGAY👈

Truyện Cổ Andersen Vs Truyện Cổ Grim

Truyện cổ Andersen vs Truyện cổ Grim là Hai bộ truyện cổ tích mà tôi cho rằng hay nhất thế giới trong tất cả các bộ truyện cổ tích. Và đây chắc chắn sẽ là 2 bộ truyện không thể thiếu trong tủ sách nhà bạn. Nếu bạn đã có 1 bộ truyện rồi thì đừng chần chừ mà hãy mua ngay bộ còn lại.

Hồi nhỏ, tôi cũng giống như tất cả những đứa trẻ con khác, được đọc và nghe kể rất nhiều truyện cổ tích, không chỉ của Việt Nam mà còn của rất nhiều nước trên thế giới, và 2 bộ truyện mà tôi thích nghe cũng như thích đọc nhất, đó là truyện cổ Andersen và truyện cổ Grim

Ban đầu tôi không thích truyện cổ Andersen lắm, mà chỉ thích truyện cổ Grim bởi Truyện cổ Grim đọc luôn có cảm giác thư giãn, vui vẻ, vẫn có yếu tố phép thuật, thần thoại, có sự hồi hộp, gay cấn nhưng luôn luôn kết thúc có hậu theo cách hiểu của trẻ con, đúng như những gì mà bọn trẻ vẫn nghĩ về truyện cổ tích lúc đó. Kiểu như là hoàng tử cuối cùng phải lấy công chúa, người tốt luôn được giúp đỡ một cách rất kỳ diệu, người xấu phải bị trừng phạt..v..v.. Truyện cổ Grim rất phù hợp để bạn kể cho những em bé khoảng từ 3 tuổi trở lên.

Tuy vậy thì càng lớn lại càng thấy Truyện cổ Andersen rất hay và ý nghĩa, hồi bé không thích vì thường các câu chuyện trong truyện cổ Andersen có cái kết khá buồn và tác giả thường đặt những nội dung có ý nghĩa sâu sắc đằng sau mỗi câu chuyện cổ tích, mà những nội dung ấy đôi khi trẻ con vẫn chưa hiểu được.

Truyện cổ Andersen có mang nhiều yếu tố đời thực, sâu sắc và cần có sự suy ngẫm, phù hợp với những bé lớn hơn khoảng từ 8 tuổi trở lên.

Hai cuốn truyện cổ tích với tác giả khác nhau, truyện cổ Grim tác giả anh em nhà Grim, người Đức còn truyện cổ Andersen là của Hans Christian Andersen, người Đan Mạch. Hai bộ truyện được viết vào thời gian khác nhau với hai phong cách hoàn toàn khác nhau nhưng lại là một cặp truyện bổ trợ cho nhau một cách hoàn hảo. Dường như những điều còn thiếu ở bộ truyện này lại được tìm thấy ở bộ truyện kia và ngược lại. Chính vì vậy tôi mới viết ở đầu bài viết này là nếu bạn đã có 1 bộ truyện rồi thì đừng chần chừ mà hãy mua ngay bộ truyện còn lại. Tuổi thơ của các bạn nhỏ có lẽ không thể thiếu được 2 bộ truyện cổ tích này.

Những câu chuyện trong truyện cổ Grim và Truyện cổ Andersen đã được dựng thành rất nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng giúp cho các nhân vật trong truyện cổ tích trở nên sống động và gần gũi, gắn bó hơn với cuộc sống thực tế như: Nàng tiên cá, Bà chúa tuyết, Em bé bán diêm trong Truyện cổ Andersen hay Cô bé lọ lem, Người đẹp ngủ trong rừng, Nàng Bạch Tuyết trong Truyện cổ Grim.

Bạn có thể đặt sách online có giảm giá ở những trang đặt sách uy tín sau:

Tác giả sưu tầm: Anh em nhà Grimm: Jacob và Wilhelm

Nhiều NXB ( Ưu tiên chọn NXB Văn học)

ĐẶT SÁCH ONLINE

Giảm đến 35%

(Giá bìa: Từ 125.000đ)

ĐẶT SÁCH GIẢM GIÁ 1

ĐẶT SÁCH GIẢM GIÁ 2

ĐẶT SÁCH GIẢM GIÁ 3

ĐẶT SÁCH GIẢM GIÁ 4

Chọn mã miễn phí vận chuyển, giảm giá để nhận được sách chất lượng và

giá rẻ nhất

.

Nếu quan tâm đến các bài viết của chúng tôi, bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.

4.2

/

5

(

5

bình chọn

)

Chia sẻ

Truyện Cổ Tích Andersen: Đôi Giầy Đỏ

Trong làng có một bà thợ giầy già. Thương cô bé, bà nhặt những mẩu da đỏ chắp vá cho cô bé một đôi giầy. Đôi giầy ấy chẳng lấy gì làm đẹp lắm vì bà lão phúc hậu ấy mắt đã kém, tay lại run, nhưng bà lão đã tặng vật ấy cho Karen với tấm lòng trìu mến. Cô bé thích quá.

Ngay ngày hôm ấy mẹ cô qua đời. Đúng ra, nhà có tang không được đi giầy đỏ. Nhưng vì không có đôi giầy nào khác nên cô bé đành phải đi giầy đỏ vậy. Cô bé vừa đi vừa khóc rũ rượi. Chợt có một cỗ xe ngựa lớn và cũ đi qua, trên có một bà quí phái già. Trông thấy cô bé mồ côi đang nức nở, bà động lòng thương, nói với cụ đạo hỏi xin cô bé. Bà nói:

– Cụ cho tôi xin cô bé này, tôi sẽ đem về nuôi nấng và chăm sóc cẩn thận.

Lúc đầu Karen cứ tưởng bà già lưu ý đến em vì em có đôi giầy đẹp, nhưng bà lại bảo đôi giầy xấu lắm phải vứt đi. Rồi bà cho em ăn mặc đẹp đẽ sạch sẽ, lại cho em học viết, học đọc, học may vá. Mọi người khen em đẹp và ngoan. Nhìn vào gương, gương cũng bảo em đẹp và ngoan.

Một hôm nhà vua, hoàng hậu và công chúa ngự giá đến thành phố gần đấy. Nhân dân nô nức kéo nhau đến chiêm ngưỡng long nhan. Cô bé Karen cũng theo người lớn đến xem. Cô trông thấy công chúa bận toàn xatanh trắng đứng trên bao lơn để cho mọi người dân trông thấy. Dưới chân công chúa đi đôi giầy da dê màu đỏ rất đẹp, khác hẳn đôi giầy bà cụ thợ giầy nghèo phúc hậu đã tặng Karen.

Đến ngày Karen chịu lễ thêm sức, bà quý phái may cho cô quần áo đẹp và dẫn cô đến nhà người thợ giầy giỏi nhất thành phố thuê đóng cho cô một đôi giầy. Đến nơi, Karen chìa đôi chân bé nhỏ cho bác thợ giầy đo. Cô nhìn chung quanh thấy trong tủ có một đôi giầy đỏ cũng đẹp như đôi giầy công chúa đi hôm trước. Karen reo lên: Đôi giầy mới đẹp làm sao! Cháu thích đôi giầy ấy lắm! Bác cho cháu đi thử nếu vừa thì bán cho cháu. Bác thợ giầy đưa cho bé thử và nói:

– Đôi giầy này là của con gái vị bá tước đặt, nhưng nhỏ quá đi chật không vừa nên tôi còn để đây.

– Giầy bằng da dê phải không, bà quý phái nói, trông bóng bẩy và đẹp quá!

– Thưa vâng, bằng da dê đấy ạ.

Đôi giầy Karen đi rất vừa nên bà quý phái mua ngay cho em. Nhưng bà không biết là màu đỏ, vì bà kém mắt; nếu biết màu đỏ, bà đã không để cho Karen đi vào ngày chịu lễ thêm sức.

Thấy Karen đi giầy đỏ vào nhà thờ mọi người lắc đầu. Khi đi qua ngưỡng cửa tất cả các bức tranh treo trên tường chằm chằm nhìn cô. Karen không những không ngượng mà còn hãnh diện. Cụ đạo nhắc nhở Karen về bổn phận của cô gái đến tuổi biết suy nghĩ và bước vào hàng ngũ con chiên. Đại phong cầm vang lên điệu nhạc thánh ca. Dàn hợp xướng nhi đồng cũng nổi lên bài hát cầu ngắm nghía đôi giầy đỏ đẹp như giầy của công chúa.

Chiều hôm ấy nghe mọi người xì xào bà quý phái mới biết. Bà bảo cô bé:

– Vào nhà thờ dự lễ, lại đi giầy đỏ như thế là ngạo nghễ. Từ nay đã bước chân đến nhà thờ phải đi giầy đen, dù cũ dù rách cũng phải đi.

Chủ nhật sau Karen phải đi chịu lễ ban thánh thế. Nhớ lời bà quý phái dặn, Karen đã đi giầy đen vào. Nhưng nhìn đi nhìn lại đôi giầy đỏ, thấy đẹp hơn, cô bé lại tháo giầy đen ra, đi giầy đỏ.

Hôm ấy trời đẹp. Muốn tận hưởng ánh nắng ấm áp, bà cụ quý phái dẫn Karen đi qua các con đường nhỏ rồi mới ra đường cái để đến nhà thờ. Họ phải đi qua con đường đầy bụi. Một ông cụ già thương binh chống gậy thấy hai người đi đến. Ông cụ xin bà già quý phái cho đánh giầy. Bà già đồng ý, Karen chìa đôi giày nhỏ nhắn cho ông cụ chải bụi.

– Chà đôi giầy khiêu vũ đẹp quá! Khi khiêu vũ cô phải cho giầy bám chặt vào chân kẻo rơi.

Bà quý phái cho ông lão tàn tật một đồng bạc rồi cùng Karen bước vào nhà thờ. Cả cử toạ trợn to mắt nhìn đôi giầy đỏ. Các bức chân dung treo trên tường cũng dán mắt vào đôi giầy. Còn Karen thì cứ mải nhìn đôi giầy quên cả cầu nguyện khi chịu ban lễ thánh thể, cô lơ đãng chỉ nghĩ đến đôi giầy đỏ dưới chân. Cô cứ tưởng chung quanh người ta ghen tị với cô vì đôi giầy đỏ.

Ở nhà thờ ra, bà quý phái lên chiếc xe đã chờ sẵn ngoài cửa. Karen cũng bước lên theo. Ông già tàn tật lúc này vẫn đang còn đấy. Trông thấy Karen, ông lại tấm tắc.

– Đôi giầy khiêu vũ đẹp thật!

Bỗng Karen thấy người như nhấc bổng lên, đôi chân nhún nhảy liên hồi, muốn ghìm không được.

Truyện Cổ Tích Trong Văn Học Dân Gian

Trước cách mạng Tháng Tám, ở nước ta, tên gọi cổ tích, hay truyện cổ, hay truyện đời xưa được sử dụng để gọi chung cho các thể loại truyện kể dân gian, bao gồm thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười. Về sau, khi công tác nghiên cứu văn học dân gian phát triển, truyện cổ được phân chia thành các thể loại truyện kể dân gian. Tuy nhiên, do bản chất nguyên hợp của văn học dân gian mà việc phân loại đã gặp nhiều khó khăn, ngày nay vẫn chưa thể đi đến thống nhất.

Trong khối truyện kể dân gian người Việt, cổ tích chiếm dung lượng trội hơn nhiều so với các thể loại khác. Một phần vì đặc trưng lịch sử, một phần vì đặc trưng xã hội và tính cách dân tộc mà cổ tích được lưu giữ hiệu quả hơn trong kho tàng truyện cổ người Việt.

Có thể hiểu cổ tích là “một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền), có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt”1.

Mặc dù xuất phát từ thần thoại và thời kì thần thoại, song cổ tích không vì thế mà không thể thoát khỏi cái bóng lớn của thần thoại. Nếu “nhân vật thần thoại thường có ý nghĩa tượng trưng và thể hiện những nỗi gian khổ chung, những niềm hoan lạc chung, những lo âu chung và những ước mơ chung của thị tộc, bộ lạc” thì “truyện cổ tích xuất hiện phần lớn khi công xã thị tan rã và được thay thế bằng gia đình riêng lẻ”; nếu thần thoại có sự gắn kết gần gũi với tôn giáo nguyên thủy và thể hiện tinh thần tự do, ý thức dân chủ của con người khi xã hội chưa phân chia giai cấp thì cổ tích lại phản ánh tình trạng đấu tranh xã hội và thể hiện ý thức hệ của thời đại; nếu thần thoại xây dựng vẻ đẹp kì vĩ, hùng tráng, mĩ lệ, mang tầm vóc của toàn thể bộ lạc thì cổ tích lại hướng về những số phận, những ước mơ cải mệnh của con người trong cái hạn hữu chật hẹp của xã hội.

Trong tính nguyên hợp của văn học dân gian, sự gặp gỡ, hàm chứa nhau giữa các thể loại là hiện tượng không xa lạ. Trong đó, hiện tượng chuyển hóa chất liệu từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, thể loại này sang thể loại khác tạo nên một dòng chảy thú vị. Chẳng hạn trường hợp hình tượng con rùa, nó xuất phát từ thần thoại trong vai thần biển, đã tái sinh trong thời đại truyền thuyết qua “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” và tiếp tục đời sống của mình trong cổ tích “Rùa và Thỏ”.

Vấn đề phân loại truyện cổ tích đến nay vẫn tồn tại như một thách thức. Có lẽ, đặc trưng nguyên hợp là trở lực vĩnh cửu trước mọi nỗ lực phân định văn học dân gian ở bất cứ cấp độ nào. Tuy nhiên, để quán xuyến được việc nghiên cứu, các học giả, theo cách nào đó, phải đưa ra kiến giải về việc phân loại cổ tích.

Nguyễn Văn Ngọc trong Truyện cổ nước Nam chia cổ tích thành 5 loại: những truyện thuộc về lối cổ tích hoặc dã sử; những truyện mà kết cục trở thành phương ngôn; những truyện thuần về văn chương; những truyện ẩn một triết lí cao xa và những truyện vui chơi cười đùa lí thú nhưng chưa phải tiếu lâm. Cách phân chia này đưa ra những tên gọi dài dòng, đồng thời có sự chồng lấn giữa các loại một cách phức tạp.

Theo Nghiêm Toản, cổ tích được chia làm 4 loại: truyện mê tín hoang đường; truyện luân lí ngụ ngôn; truyện phúng thế hài đàm và sự tích các thánh. Cách phân chia này đã sử dụng nội hàm của thuật ngữ truyện cổ. Các loại được phân chia thành tương ứng với các thể loại truyện kể dân gian, song chưa đầy đủ. Ngay cả thể loại cổ tích cũng không tìm thấy vị trí cụ thể trong cách phân chia trên.

Theo Hoàng Trọng Miên, cổ tích được chia làm 6 loại: cổ tích lịch sử; cổ tích phong tục; cổ tích tình cảm; cổ tích thế sự; cổ tích tôn giáo và cổ tích hoang đường. Thanh Lãng thì chia cổ tích thành 7 loại: cổ tích ma quỷ; cổ tích anh hùng dân tộc; cổ tích ái tình; cổ tích luân lí; truyện thần tiên; truyện phong tục và truyện khôi hài. Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam chia cổ tích thành 3 loại: truyện cổ tích thần kì; truyện cổ tích thế sự và truyện cổ tích lịch sử.

Giáo trình Văn học dân gian của các trường Đại học Sư phạm chia cổ tích thành 3 loại: cổ tích hoang đường; cổ tích sinh hoạt và cổ tích lịch sử. Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên trong giáo trình Văn học dân gian của trường Đại học Tổng hợp chia cổ tích thành 2 loại: cổ tích thế sự và cổ tích lịch sử. Nhóm tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ chia cổ tích thành 3 loại: cổ tích loài vật; cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt.

Theo giáo trình Văn học dân gian của Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, căn cứ vào việc có hay không có yếu tố thần kì, có thể chia thành cổ tích thần kì và cổ tích hiện thực; căn cứ vào nội dung phản ánh, có thể chia thành cổ tích thế sự và cổ tích lịch sử.

Như vậy, vấn đề phân loại cổ tích hẳn là vô cùng phức tạp. Dù phân chia theo quan điểm nào thì bên cạnh những kiến giải hợp lí cũng tồn tại kèm theo những bất cập. Điều này xuất phát từ nhiều lí do. Trong đó, tính nguyên hợp của văn học dân gian là trở ngại tất yếu, không thể khắc phục. Với các cách phân loại đã trình bày, chúng tôi tán thành hơn cả quan niệm của Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên. Đây là cách phân loại đơn giản, mặc dù không chi tiết, song đảm bảo được tính hệ thống trong phân loại. Hai bộ phận cổ tích thế sự và lịch sử có thể được minh định sáng rõ nhất. Hẳn nhiên, sự minh định ấy không bao giờ là sự tách biệt hoàn toàn.

Về vấn đề xác lập thể loại truyền thuyết và tiểu loại cổ tích lịch sử, đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến thống nhất từ các nhà nghiên cứu. Có ý kiến không thừa nhận truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian. Theo đó, những truyện kể dân gian có nội dung gắn với lịch sử được xếp vào tiểu loại cổ tích lịch sử. Tuy nhiên, trong tính hệ thống của các thể loại và truyện kể dân gian, cổ tích mang không khí sinh hoạt đời thường trong không gian hẹp hơn so với truyền thuyết. Truyền thuyết là một thu hẹp của thần thoại về không gian và thời gian. Song, với đặc thù biểu đạt, truyền thuyết gắn với không gian đất nước và thời gian lịch sử. Nó mang tầm vóc của cộng đồng, thay vì cổ tích mang giới hạn của những mối quan hệ cụ thể giữa một số ít người. Nhân vật truyền thuyết là nhân vật của cộng đồng, trong khi nhân vật cổ tích là đại diện cho tâm tình của một bộ phận người trong xã hội. Phân tích như vậy để thấy rằng những truyện kể có nội dung gắn kết với sự kiện hay nhân vật lịch sử, nó mang không khí truyền thuyết hơn là cổ tích. Vì vậy, chúng tôi tán thành ý kiến xem truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian.

Cổ tích các dân tộc anh em thể hiện khá phong phú, sinh động phong tục, tập quán sinh hoạt văn hóa dân gian. Truyện “Quả Pa Pao” của người HMông, “Tung còn lấy vợ tiên” của người Tày kể về tục ném còn. Kề về các nhạc cụ dân gian có truyện “Sự tích chiếc kèn môi” của người HMông, “Sự tích chiếc kèn đá” của người Raglai. Truyện kể về sự tích các điệu múa thì có “Sự tích điệu múa công” của dân tộc Thái, “Sự tích điệu múa bắt ba ba” của người Dao.

Bộ phận cổ tích gắn liền với việc lí giải các sự vật trong thiên nhiên như “Sự tích dưa hấu”, “Sự tích trái sầu riêng”, “Sự tích cây huyết dụ”, “Sự tích hồ Ba Bể”, “Sự tích núi Vọng Phu”, “Sự tích núi Bà đội om”, “Sự tích núi Ngũ Hành”, “Sự tích sông Tô Lịch và sông Thiên Phù”…

Phần lớn cổ tích xoay quanh đề tài sinh hoạt gia đình, phản ánh và lí giải những xung đột, mâu thuẫn có tính riêng tư nhưng phổ biến giữa anh em trai: “Cây khế”, chị em gái: “Sọ Dừa”, giữa dì ghẻ con chồng và chị em cùng cha khác mẹ: “Tấm Cám”…

Những xung đột bên ngoài gia đình cũng chịu sự ảnh hưởng, chi phối từ những mâu thuẫn trong gia đình. Giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong gia đình là động lực giải quyết xung đột, mâu thuẫn xã hội.

Suốt quá trình phát triển qua lịch sử lâu dài, những hình tượng nhân vật trong cổ tích không ngừng được nhào nắn lại, bổ sung thêm, đây là yếu tố giúp làm tăng tính khái quát và điển hình hóa cho hình tượng, phản ánh được nhiều vấn đề lịch sử của đời sống xã hội.

Triết lí sống là phần quan trọng trong kết cấu nội dung của thể loại. Vì ở đó phản ảnh chân thực sự đấu tranh không khoan nhượng của nhân dân lao động bị áp bức bóc lột, chống lại những thế lực xâm phạm quyền sống, quyền làm người của họ, đồng thời, khẳng định ý nghĩa, giá trị cao quý trong cuộc sống của họ thành triết lí.

Trước sự nghiệt ngã trong xã hội có giai cấp, người dân lao động đấu tranh chống lại những thế lực xâm phạm nhân quyền của họ; đồng thời tự khẳng định bằng cách nâng lối sống của mình lên thành một triết lí.

Trong cổ tích, phần cốt lõi nhất trong triết lí sống của nhân dân là tinh thần lạc quan, yêu đời, lòng ham sống, tình yêu thương và quý trọng đồng loại. Có thể truyện hướng đến sự ca ngợi, biểu dương những hành vi cao đẹp như tình nghĩa thầy trò trong “Sự tích đầm mực”; hay phê phán, lên án những hành vi trái quy chuẩn đạo đức xã hội, như lừa thầy, phản bạn, ăn ở hai lòng, hay những đứa con bất hiếu như “Cái cân thủy ngân”, “Đứa con trời đánh”…

Nói đến tinh thần lạc quan trong cổ tích người ta thường đề cập đến kết thúc của thể loại này, phần nhiều kết thúc có hậu. Kết thúc có hậu chỉ là một biểu hiện phổ biến nhất, không phải biểu hiện cao nhất cũng như duy nhất của tinh thần lạc quan, yếu tố chủ đạo được đề cập trong thể loại này.

Thực tế cho thấy, kho tàng cổ tích Việt Nam nói riêng, của nhân loại nói chung không phải tất cả đều có kết thúc có hậu. Và cũng không vì thế mà cho rằng những truyện kết thúc không có hậu là bi quan. Không ít cổ tích có kết thúc bi thảm, nhân vật chính diện hoặc phải chết hoặc ra đi về miền khổ ải đọa đày, nhưng đó là cái chết nhằm giúp tỏa sáng, khơi dậy tinh thần lạc quan, niềm tin đối với những phẩm chất tốt đẹp của những con người hiền lành, lương thiện, khẳng định những giá trị đạo đức cao quý giữa dòng tuần lưu vô tận của dòng chảy lịch sử nhân loại.

Triết lí sống của nhân dân trong cổ tích còn thể hiện ở sự thưởng công phạt tội được nhìn nhận và giải quyết theo yêu cầu đạo đức. Chàng Thạch Sanh có những hành vi đạo đức cao đẹp mà chắc chắn còn rất lâu mới có thể trở thành hiện thực một cách phổ biến trong xã hội loài người nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng – đó là sự hào hiệp, vô tư, sẵn sàng xả thân vì việc nghĩa trong mọi tình huống. Từ quan niệm đó, nhân dân ta khẳng định triết lí “ở hiền – gặp lành”. Niềm tin ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ vừa là triết lí sống lạc quan, tích cực, vừa là ước mơ công lí và đạo đức. Tuy hình thức bề ngoài nó khá giống với giáo lí của nhà Phật nhưng nội dung phục vụ cho ý nguyện của nhân dân. Đó là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong hoàn cảnh nghiệt ngã của nhân dân lao động.

Trong gia đình, mặc dù chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi nhưng họ luôn sống có đạo đức. Đạo đức bộc lộ ở sự hiền hậu, thật thà, ngay thẳng, hiếu thảo, thủy chung, chịu thương chịu khó… Họ không hay và không thích trả thù những kẻ đàn anh, những người bề trên trong gia đình, dù những kẻ đó đã gây cho họ nhiều tổn thương, đắng cay, điêu đứng.

Nhân vật người em trong “Cây khế” mặc dù bị người bị người anh chiếm hết gia tài nhưng khi được chim thần đưa ra đảo lấy vàng và trở nên giàu có thì vẫn giữ nguyên tình anh em như trước. Hơn nữa, đã chỉ chỗ đảo vàng cho anh để anh cũng có đời sống sung túc. Còn Thạch Sanh dù bị Lí Thông lừa đảo năm lần bảy lượt một cách trắng trợn, bội nghĩa bạn bè nhưng khi có quyền binh trong tay vẫn sẵn sàng tha cho Lí Thông một con đường sống. Những điều nói trên nhằm bảo vệ quan hệ tình cảm, đạo đức huyết thống của gia đình thị tộc trong cổ tích.

Nạn nhân của những xung đột trong gia đình phụ quyền đang hình thành đáng lẽ phải đứng lên phá vỡ tôn ti trật tự bất công để xây dựng một kiểu gia đình khác, giải phóng mình khỏi những nỗi oan trái. Nhưng quy chuẩn xã hội đương thời không cho họ quyền được làm điều đó, nên họ chỉ có thể phủ nhận, chống lại những quan hệ áp bức, bóc lột của gia đình phụ quyền bằng cách quay về với những quan hệ tốt đẹp của gia đình thị tộc đã và đang trên bờ vực tan rã. Sự lí tưởng hóa những nhân vật đàn em là để củng cố những quan hệ gia đình lung lay, rạn nứt, nhằm cứu vãn nó, làm cho nó trở lại với thời kì “tổ ấm” xa xưa.

Nhưng mọi thứ không diễn ra một cách tốt đẹp như thế. Xã hội đương thời đầy rẫy bất công đã nhẫn tâm đưa họ vào những cạm bẫy, tai ương. Những người đàn em và những người bề dưới luôn chịu thiệt thòi, cay đắng mặc cho phẩm hạnh sáng ngời của họ là vì sự độc ác, vô đạo của những kẻ đàn anh, bề trên. Cổ tích phản ánh nỗi cùng quẫn của những kiểu nhân vật “đức hạnh nhưng bất hạnh” này trong việc tìm đường giải thoát cho mình. Nhưng ở một số truyện, sự sáng tạo của tác giả dân gian đã mang đến cho tác phẩm những làn gió mới, thể hiện ở phần kết thúc các nhân vật đàn em đã dám vượt qua khuôn khổ gia đình, tìm đến sự công bằng, hạnh phúc cho bản thân mình. Trí tưởng tượng của tác giả đã đưa con người khổ hạnh, bị áp bức bất công vượt biên giới gia đình, nhờ việc tạo ra, khai thác những hình tượng hư cấu, các yếu tố kì ảo như: Ông Tiên, Bà Bụt, Chim thần, Rắn thần, Vua, Công chúa, Hoàng tử… Tuy vai trò khác nhau nhưng những nhân vật ấy gắn liền với việc thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của nhân dân. Đây là chiếc cầu nối giữa cuộc đời thực bất hạnh với cuộc đời hạnh phúc công bằng mộng tưởng của nhân vật chính diện. Nếu như các lực lượng thần – ảo góp phần thể hiện lí tưởng xã hội – thẩm mĩ, các nhân vật như vua chúa, hoàng tử, công chúa là phương tiện nghệ thuật, vừa là hiện thực vừa lí tưởng xã hội được hình tượng hóa. Các nhân vật đế vương trong cổ tích được phân thành hai loại đối lập: chính diện và phản diện, tức tốt và xấu. Vua tốt như ông vua trong truyện “Thạch Sanh”, “Tấm Cám”; còn vua xấu như ông vua trong truyện “Ai mua hành tôi”, vua xấu như ông vua Trang vương trong “Phạm Tải Ngọc Hoa”.

Loại truyện về những chàng trai khỏe, dũng cảm hay truyện dũng sĩ của các dân tộc nhằm ca ngợi những tấm gương tài hoa, hiệp nghĩa, những bậc anh hùng trong lao động và chiến đấu. Truyện “Cẩu Khây” của người Tày kể về bốn anh em kết nghĩa có sức khỏe phi thường, dùng sức khóe của mình tham gia lao động sản xuất, giúp đỡ đồng bào. Truyện “Chàng Voi con” của người Thái cũng có cốt truyện tương tự. Hay truyện “Chê Hấu” của người HMông kể về các chàng trai khỏe mạnh hợp sức khai phá đất đai, chế ngự thiên tai, lao động sản xuất. Mở đầu là chàng Nhổ Cây, đến chàng Cắt Tranh, tiếp theo là chàng Chê Hấu trồng trọt, sau đó là chàng Hút Nước chống lũ, cuối cùng là chàng Đục Đá làm cối xay để chế biến lương thực. Truyện “Cẩu Khây” chủ yếu ca ngợi kì tích làm thủy lợi, chế ngự thiên tai. Truyện “Chàng Voi con” ca ngợi kì tích săn bắn. Truyện “Chê Hấu” xây dựng một tập thể những người lao động có trình độ kĩ thuật cao, có sự phân công lao động hợp lí, hiệu quả. Đây là những con người tài ba trong xã hội nông thôn.

Bên cạnh đó người Việt còn có những truyện mang tính hiện thực hơn như truyện “Lê Như Hổ” có tài ăn khỏe, một buổi phát luôn ba mẫu cỏ, một ngày gặt xong hai mẫu lúa. Truyện “Yết Kiêu” ca ngợi tài lặn nhiều giờ trong nước để đánh bắt cá, lặn xuống biển đục thuyền giặc. Lại có những truyện đề cao sự khéo léo trong lao động như: “Ba chàng thiện nghệ”, “Người thợ mộc Nam Hoa”, “Bùi Cầm Hổ”… Đặc biệt như truyện “Phân xử tài tình” ca ngợi vị quan thông minh tài giỏi. Nhưng cốt truyện loại này khá hiếm trong thể loại cổ tích, vì đa số quan lại là đối tượng châm biếm, đả kích của cổ tích …

Nhân dân tin rằng, nếu những con người tài đức làm mẫu nhi thiên hạ, những người khỏe mạnh cường tráng đóng góp công sức lao động sản xuất thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn nhiều, nhân dân sẽ được sống đời bình yên, hạnh phúc.

2/ Đặc trưng nghệ thuật

Nhân vật hay vật thần kì là hiện thân của các thế lực mang sức mạnh thần diệu, phi phàm, đứng ra giúp đỡ nhân vật tuyến thiện hay cùng với nhân vật tuyến ác tạo ra sự hủy diệt cuộc sống. Nhân vật kì diệu thường gặp: Tiên, Bụt (Phật); vật kì diệu: Rùa thần, Chim thần, Cá Bống… hiện ra giúp đỡ người tốt thiệt thòi. Trái lại, Đại Bàng có thể bắt cắp bất kì cô gái đẹp nào, Trăn tinh có thể ăn thịt bất cứ ai… Đôi khi nhân vật hay vật thần kì là phép thử lòng người, phân định bản chất con người thiện ác như Đại Bàng hai lần xuất hiện trong cổ tích “Cây khế” đã tạo ra hai kết cục trái ngược nhau cho hai nhân vật thuộc hai tuyến thiện ác khác nhau, với hai anh em cùng một huyết thống nhưng tính cách thiện ác đối lập.

Nhân vật trong cổ tích trung gian và cổ tích hiện thực không phân tuyến hoặc phân tuyến không rõ. Nhân vật đôi vợ chồng trong truyện “Sự tích đá vọng phu” không phải là nhân vật phân tuyến. Nhân vật người vợ trong “Sự tích con muỗi” là nhân vật phân tuyến không rõ ràng giữa mối quan hệ với chồng và với tình nhân. Những truyện cổ tích lí giải về sự tích không hẳn là cổ tích thần kì, mà là dạng cổ tích trung gian, gần với cổ tích hiện thực. Nhân vật trong “Trương Chi”, “Gái ngoan dạy chồng”… không phải nhân vật lí tưởng hóa, không phân tuyến như nhân vật trong cổ tích thần kì. Nhân vật trong cổ tích thần kì thường không rõ tính cách. Nhân vật thuộc cùng một tuyến có tính cách hao hao giống nhau theo khuôn mẫu đã định.

Kết cấu cổ tích thường gặp là kết cấu đường thẳng. Cốt truyện tuân theo một trật tự nhất định từ trước đến sau, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau. Cuộc đời Thạch Sanh trong cổ tích cùng tên đi theo một trình tự thời gian cụ thể, từ lúc đi đốn củi, qua thăng trầm, cưới công chúa, thuần phục chư hầu, được truyền ngôi báu… là một dạng của kết cấu này.

Loại kết cấu này có ưu điểm: dễ nhớ, đơn giản; nhược điểm: thiếu sinh động. Cổ tích với đặc trưng thể loại không thực hiện sự đảo ngược kết cấu, đôi khi làm giảm hiệu quả diễn đạt, gây nhàm chán.

Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ trong cổ tích cũng tương thích với đặc trưng và chức năng thể loại. Ngôn ngữ mang tính trần thuật, tính kể đặc trưng cho ngôn ngữ kể chuyện. Các câu tả và các đoạn đối thoại ít có mặt trong truyện. Hình thức tả chủ yếu mang tính phác họa những nét đặc trưng nhất của ngoại hình nhân vật. Ta chỉ biết chàng Thạch Sanh khỏe mạnh, thật thà, còn cụ thể chàng khỏe đến mức nào và thật thà ra sao cổ tích không đề cập. Đó cũng có thể là “độ không sáng tạo” dành cho độc giả, theo điểm nhìn hiện đại.

Về phương diện cú pháp, cổ tích thường có ba loại chủ yếu: câu tồn tại, câu luận, câu hoạt động. Câu tồn tại nhằm mục đích giới thiệu nhân vật: “Hồi ấy ở gần làng có anh học trò nghèo, bố mẹ chết sớm” (Lấy vợ cóc). Câu luận nhằm định tính, định danh nhân vật: “Chàng rất hay chữ, tuy chưa đỗ đạt gì, người ta cũng gọi chàng là Tú Uyên” (Tú Uyên). Phổ biến nhất vẫn là câu hoạt động.

Trong cổ tích, có môtip mở đầu và kết thúc. Mở đầu thường có câu: “Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, tại một làng nọ…” hoặc “Ngày xưa, có một nàng công chúa xinh đẹp, nàng sống cùng vua cha trong cung điện tráng lệ nhưng nàng luôn cảm thấy không vui”. Câu mở đầu thường có sự xuất hiện của cả không gian và thời gian theo thủ pháp ước lệ.

Ngôn ngữ cổ tích không có chức phận xác định cụ thể không gian – thời gian, mọi thứ đều hiện lên mơ hồ: thời gian quá khứ xa xưa, không gian xa xôi đâu đó. Ngoài ra, cổ tích còn sử dụng ngôn ngữ của tục ngữ, ca dao… nhằm gây ấn tượng. Cổ tích chứa đựng các câu văn đa dạng, phong phú về kiểu câu, phong cách ngôn ngữ. Càng về sau câu văn cổ tích càng gần với phong cách văn học hơn.

Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích cũng được xây dựng theo hệ quy chiếu thể loại, góp phần xác định diện mạo chung của thể loại. Không gian cổ tích là không gian đời thường, không gian sinh hoạt bao quanh cuộc đời nhân vật chính. Chính vì vậy, không gian còn mang tính chất khép kín, tức không quan tâm những nhân vật phụ, những diễn biến khác trong cuộc sống. Không gian cổ tích khó xác định giới hạn, nơi chốn, đặc điểm. Ta sẽ bắt gặp những không gian quen thuộc trong cổ tích, bởi vì các truyện thường được xây dựng trong một không gian hao hao nhau. Dường như cổ tích chỉ gọi tên địa danh bằng danh từ phiếm chỉ để không gian bớt mơ hồ, còn thực sự địa danh ấy đặc điểm ra sao thì cổ tích không quan tâm đến.

Thời gian cổ tích là thời gian vĩnh hằng, bất biến. Thời gian cổ tích kéo dài theo số phận của đời người. Khi nhân vật chính được giải phóng số phận, thời gian theo đó dừng lại. Tính chất ước lệ được thể hiện rõ trong thời gian cổ tích; chẳng hạn ta thường bắt gặp các thời điểm như: “một hôm”, “một ngày kia”, “ngày xửa ngày xưa”… Ngoài ra, ta có gặp thời gian ước định bằng tuần trăng, “Ba tuần trăng… Rồi sáu… rồi chín tuần trăng” (Sự tích hòn vọng phu). Thời gian trong cổ tích chỉ được gợi ra một cách mơ hồ, hầu như không xác định năm nào, đời vua nào…

Như vậy, không gian – thời gian trong cổ tích có tính ước lệ, áng chừng. Hai yếu tố này luôn đi cùng nhau, vì thời gian chỉ diễn tiến trong không gian nhân vật hoạt động. Trong cổ tích, mọi thứ thường mơ hồ xa xôi, nhưng đôi lúc rất quen thuộc như trong chính ngôi làng của mình là vì thế.

Đặc trưng nghệ thuật của cổ tích còn có sự đóng góp của các thủ pháp nghệ thuật. Trước hết, nghệ thuật phiếm chỉ, cũng tương tự kết cấu đường thẳng, nhằm phục vụ nhu cầu truyền miệng, cổ tích thường gạt bỏ những yếu tố khó nhớ. Do vậy, nhân vật, không gian, thời gian thường có tính phiếm chỉ. Trong cổ tích ít sử dụng danh từ riêng. Điều này khác với truyền thuyết, thường sử dụng danh từ riêng. Nhân dân không có nhu cầu đặt tên, gọi rõ nhân vật, chỉ muốn tạo dựng hình tượng những nhân vật có tính phổ quát cao, nhằm biểu đạt những ý nguyện của mình, mong ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn, công bằng hơn. Một cụm từ thường được sử dụng trong cổ tích là: “ngày xửa ngày xưa”; một số danh từ phiếm chỉ thường gặp trong cổ tích như: một phú ông, một quý cô, một anh tiều phu nọ… Việc chỉ sử dụng danh từ phiếm chỉ như vậy có tác dụng tạo ra một mảnh đời, một số phận có tính khái quát cao.

Nghệ thuật tưởng tượng, hư cấu là một phần quan trọng nhằm giúp con người có thêm trợ lực để hoàn thành được mơ ước của mình. Dĩ nhiên kết quả cuối cùng như thế nào vẫn do bản chất, sự lương thiện hay lòng tham của con người quyết định. Anh canh điền chiến thắng phú ông, lấy được vợ nhờ sự giúp đỡ của Bụt, nhưng muốn có cây tre trăm đốt làm sính lễ, anh đã phải bỏ công sức trèo đèo lội suối, vất vả gian truân không ít. Hơn thế, dù cho hư cấu thế nào, các yếu tố thần kì vẫn phải tuân theo luân lí thông thường. Trong “Cây khế”, phượng hoàng đưa người ra đảo lấy vàng, giúp người trở nên giàu có sung túc, nhưng không phải muốn lấy bao nhiêu của cải cũng được. Thánh thần chỉ giúp đỡ những ai chăm chỉ lao động, nhưng gặp khó khăn. Yếu tố thần kì chỉ là phương tiện nhiệm mầu trong cổ tích, hiện thân của những mong ước quá sức của con người. Yếu tố thần kì giúp nhân vật cổ tích đạt được mong ước tốt đẹp, hợp luân lí; còn ta trong đời thực phải lao động không ngừng mới mong nhận được điều tốt đẹp.

Cổ tích là mơ ước của nhân dân lao động về xã hội tốt đẹp, công bằng, về đời người ấm no, hạnh phúc. Cổ tích cũng là những bài học về lòng thiện, tình yêu thương và đức tính chăm chỉ, cùng tài năng, dũng khí của con người. Đó là những ước mơ gần gũi, là động lực hiện thực mà con người có thể vươn tới.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bài Học Nhân Văn Sâu Sắc Từ Truyện Cổ Andersen trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!