Xu Hướng 12/2023 # Nhớ Về Bài Thơ “Tây Tiến” # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nhớ Về Bài Thơ “Tây Tiến” được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhắc đến bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có lẽ ai ai cũng cảm nhận được thi vị lãng mạn, chất tráng ca của đoàn quân cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Họ là những học sinh, sinh viên, trí thức trẻ Hà Nội, vì độc lập tự do của Tổ quốc đã xếp bút nghiên, bỏ lại sau lưng Hà Nội phồn hoa, bạn bè, người yêu, gia đình… cầm súng bảo vệ nền độc lập non trẻ của đất nước. Đơn vị bộ đội này hoạt động chủ yếu trên địa bàn núi rừng miền Tây Bắc sang tới Thượng Lào, có nhiệm vụ đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp bảo vệ biên giới Việt-Lào. Sinh hoạt vô cùng thiếu thốn và gian khổ nhưng người lính Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn, lạc quan cách mạng. Cũng như những học sinh, sinh viên Hà Nội Tây tiến năm nào, chúng tôi, lứa học sinh năm cuối cấp ba (tháng 12 năm 1972) tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu, là lực lượng dự bị cho “mùa hè đỏ lửa”. Đó là lúc chiến tranh hết sức ác liệt với nhiều hy sinh mất mát…

Năm 1977, Đại đội chúng tôi đóng quân ở phía Đông thị xã Saravane (Sa-la-vẳn) miền Nam nước bạn Lào, cách Pakse (Pắc-xế) chừng 125 km, nơi tiếp giáp biên giới Thái Lan và Campuchia. Chúng tôi cùng các đơn vị bạn khôi phục tuyến đường huyết mạch chạy từ Nam Lào đến biên giới Campuchia. Công việc làm đường chủ yếu dùng sức người vô cùng vất vả nhưng gian lao hiểm nguy nhất lại là những cơn sốt rét rừng dai dẳng tàn phá sức khoẻ của bộ đội, là lũ phỉ Vàng Pao đeo bám tấn công bất cứ lúc nào. Vậy nên chúng tôi hệt như “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc - Quân xanh màu lá dữ oai hùm - Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”. Vừa làm đường vừa tiễu phỉ bảo vệ mình và bảo vệ nước bạn, có những cán bộ, chiến sĩ hy sinh bởi sốt rét rừng, bởi đạn giặc đã nằm lại trên đất bạn như các anh bộ đội Tây Tiến xưa “Tây Tiến người đi không hẹn ước - Đường lên thăm thẳm một chia phôi-Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy-Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

Thế đấy, con người ta thường nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào, những bước thành đạt còn chúng tôi lại nhớ về thời gian khổ, hy sinh, nhớ bài thơ Tây Tiến, nhớ những cậu học trò “trói gà không chặt” nhưng khi mặc áo lính thì dũng cảm anh hùng. Có lẽ ngoài lý tưởng cách mạng, nhiệt huyết, sức trẻ còn có sự tiếp sức của những “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” mà họ có thể là bóng kiều, là bạn bè, là người chị, người mẹ, là dòng người thân thương nơi phố phường và hơn cả là sức mạnh của dân tộc Việt Nam yêu hoà bình dưới sự dẫn dắt của Đảng ta. Đa số họ chưa là đảng viên nhưng họ đi theo Đảng, họ chiến đấu vì Tổ quốc. Trong thời khắc cả nước đang nô nức chuẩn bị chào mừng kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, nhớ về bài thơ “Tây Tiến”, chúng tôi nhớ đến thời kỳ cách mạng oai hùng của dân tộc, về Đảng quang vinh.

Mỹ Hạnh

Những Bài Thơ Hay Về Nỗi Nhớ

Sau một cuộc tình, thì nỗi nhớ, nỗi day dứt về một người đã từng yêu luôn chiếm trọn trái tim ta. Dù biết rằng phải quên đi hình bóng đó nhưng chẳng thể làm được. Những bài thơ hay về nỗi nhớ là sự trải lòng đến chân thật nhất những cảm xúc nhớ người yêu, nhớ người tình cũ…

Những vần thơ về nỗi nhớ không tên viết vội gửi đến một người đã từng yêu, là những vần thơ tình buồn da diết và sâu lắng nhất. Những câu thơ nhớ em, nhớ anh… càng đọc, càng nghẹn lòng và lòng càng thổn thức nhớ đến một người mang tên ” người yêu cũ”.

15 Bài thơ hay về nỗi nhớ người yêu

Cùng đọc và cùng cảm nhận 15 bài thơ hay về nỗi nhớ người yêu, càng đọc càng nhớ người yêu nhiều hơn. Có những cuộc tình dù rất yêu, nhưng chẳng thể ở bên nhau, những bài thơ nhớ người yêu là sự bày tỏ nỗi lòng nhớ về một người đã từng rất yêu.

NHỚ EM NHỚ AI NHỚ NGƯỜI YÊU Biển Nỗi Nhớ Và Em Chợt Nhớ Anh

Tác giả: Ngược Miền Thương Nhớ

Em Nhớ Anh

Tác giả: Ngược Miền Thương Nhớ

Hoài Nhớ Người Ơi Lại Nhớ Em

Tác giả: Ngược Miền Thương Nhớ

Mưa Và Nổi Nhớ Nhớ

Tác giả: Hoài Nhớ – Hoài Nam

Giữa trưa hè anh cứ ngỡ là mơ Nhưng không em…đó hoàn toàn là thật Xa nhau rồi,chắc hẳn người chẳng nhớ Tấm hình xưa… người gửi tặng cho tôi.. Tôi vẫn giữ và tìm về quá khứ Em xa rồi… tôi vẫn mãi hoài thương… Hoài Nhớ. Hoài Nam

Những bài thơ hay về nỗi nhớ không tên

Có muôn vàn nỗi nhớ chưa được đặt tên, có muôn lời thơ về nỗi nhớ không tên gửi tới ai đó đang sầu, đang bi. Những bài thơ hay về nỗi nhớ không tên với bao cảm xúc, thật khó tả, thật chơi vơi.

Nỗi nhớ không tên CHO… LẠC LÕNG CÓ MỘT NGƯỜI DUYÊN-NỢ CHỮ TÌNH CHỜ KHÓC ĐI EM Top bài thơ nhớ em, nhớ anh da diết nhất

Những bài thơ nhớ em, thơ nhớ anh là những bài thơ tình gửi đến người yêu ở xa, chất chứa bao nỗi nhớ nhung tuôn trào. Anh nhớ em đến cháy bỏng, nhớ hình bóng, nhớ nụ cười, nhớ cái ôm siết chặt…

GỬI NHỚ

Thơ Cúc Họa Mi

NHỚ MÀU CỦA NỖI NHỚ! CÓ LÚC NÀO ANH NHỚ ĐẾN EM. NHỚ XƯA NHỚ AI

Thơ Phan Huy Hùng

Bỗng dưng sao lại nhớ ai Nhớ ai – ai nhớ kéo dài dài đêm Sương buông giọt lệ bên thềm Nhớ ai thềm cũng nhũn mềm như sương Ngày thì muôn sợi vấn vương Nắng đan sợi nhớ sợi thương mỗi chiều Nắng chiều hỏi được bao nhiêu Bao nhiêu cũng chẳng thấy nhiều ai ơi ? Những ai đi trọn một đời Nhớ thương , thương nhớ lấy trời mà đong Đêm nằm với chiếc giường không Ai thương … ôm gối vào lòng mà thương ?

Những Bài Thơ Viết Về Nỗi Nhớ Sài Gòn

Tác giả: Sinh Hoàng

Tạm biệt Sài Gòn ta vào miền cát nắng

Nỗi nhớ em mỗi bước mãi giăng hàng

Nhớ Sài Gòn cơn mưa chiều bất chợt

Bay bay qua đẫm ướt áo em xanh

Nhớ Sài Gòn nhớ đôi mắt long lanh

Chợt nhìn anh thẹn thùng em khẽ nói

Anh anh ơi đường đời muôn vạn lối !

Đừng bao giờ anh nhé nói xa nhau

Nhớ Sài Gòn lá me bay trên đầu

Đậu trên tóc em lung linh trong nắng

Anh yêu em, yêu em nhiều lắm

Nắng Sài Gòn sóng sánh giọt yêu thương

Sài Gòn ơi! Tạm biệt nhé lên đường

Đời sương gió trót vương thân lữ thứ

Nhớ Sài Gòn dẫu ngày mai, quá khứ

Sài Gòn và em nỗi nhớ muôn đời.

Tác giả: Phạm Văn

Sài Gòn chợt nắng chợt mưa

Gió đung đưa rớt câu thơ giữa hè

Tuổi đời thổn thức lắng nghe

Tiếng thời gian bước mà se sắt lòng

Sài Gòn thả nỗi hoài mong

Ngóng người xa xứ sao không thấy về

Từng con hẻm nhỏ đèn le lói buồn

Quán hàng khuya lắc hãy còn đợi nhau

Người xưa có thấu không mau trở về

Sài Gòn chợt phố chợt quê

Câu thơ lục bát gieo về phương xa.

Thơ: Nguyễn Nhật

Sài Gòn vẫn hết mưa rồi lại nắng

Ghế công viên tựa ngắm lá vàng bay

Ngả nghiêng rơi để sợi nắng thêm gầy

Từng cánh mỏng chao xa chiều lộng gió

Trên phố cũ âm vang đều nhịp gõ

Đếm thời gian lẳng lặng bước chân quen

Xuống hoàng hôn lộng lẫy những hoa đèn

Nghe văng vẳng bản tình ca nức nở

Trong quán nhỏ nhạc buồn như gợi nhớ

Giữa Sài Gòn đứng ngắm giọt mưa rơi

Để sông mưa uốn lượn tận phương trời

Mang bóng dáng người yêu xa khuất mãi

Em rời bước bỏ Sài Gòn ở lại

Với những chiều hò hẹn thả tình bay

Thoảng mùi hương của mái tóc ai dài

Làm Hoa cỏ nép mình không dám ngẩng

Đêm thác loạn Sài Gòn sao trống vắng

Tiếng cười ai khúc khích dậy trời yêu

Thiếu người xưa nên góc phố tiêu điều

Cành phượng rũ đong đưa buồn héo hắt

Sài Gòn hỡi đến bao giờ gặp mặt

Kỷ niệm xưa len lén gọi hồn tôi

Nỗi khát khao như thúc giục bồi hồi

Để mưa nắng Sài Gòn luôn bất chợt !

Những Bài Thơ Hay Về Nỗi Nhớ Nhà, Nhớ Cha Mẹ, Nhớ Quê Hương Của Người Con Xa Xứ

Tuyển chọn những bài thơ hay viết về nỗi nhớ cha mẹ, nhớ nhà, nhớ quê hương của những người con phải tạm xa nhà, xa quê hương, tha phương cầu thực.

“Mẹ ơi! Con muốn trở về quê hương, ở nơi ấy có tình thương của mẹ. Đất quê người con thấy mình nhỏ bé, không người thân – không bạn cũng chẳng bè.Sẽ có ngày con trở lại với quê, cùng mẹ cha ra ruộng đồng cấy lúa. Cùng lũ bạn mà ngày xưa một thủa, hay rủ nhau chơi trận giả ngoài đồng..” (Mây Nguyễn)

“Ta lại về quê hương ta đất Việt, ngắm con diều mải miết những chiều bay. Ta lại về cánh đồng lúa hăng say, cùng năm tháng ngất ngây trong mùa vụ.Ta đã xa bao nhiêu ngày chưa đủ, bao ngày dài vần vũ nhớ quê hương. Nơi quê nghèo bao nỗi nhớ niềm thương, của bao người canh trường mong ta đó” (Bình Minh)

Những bài thơ vê nỗi nhớ cha mẹ

THA HƯƠNG NHỚ MẸ Tác giả: Thái Tài

BÀI THƠ: THƯƠNG CHA Ở QUÊ NHÀ Tác giả: Lê Huy Tưởng

NHỚ MẸ Tác giả: Nguyễn Vân Anh

BÀI THƠ: NGƯỜI CON XA XỨ Tác giả: Phan Thanh Tùng

NỖI NIỀM XA QUÊ Tác giả: Hoàng Thanh Tâm

Trăng treo vành vạnh ưu tưGhe bầu lắc lẽo khư khư nỗi niềm.

THƠ GỬI MẸ PHƯƠNG XA: TÌNH MẸ Tác giả: Huyền Thư

ĐỜI CON XA XỨ Tác giả: Nguyễn Nguyễn

LỜI NGƯỜI XA XỨ Thơ: Nguyễn Đắc Vy

Năm dài, tháng rộng sầu vơiNhớ quê em gửi mấy lời về quêThân em phận gái làm thuêVì tương lai cả đừng chê bạc tìnhChồng ơi hãy hiểu cho mìnhNhớ em chồng bỏ tấm hình ngắm em.

NHỚ QUÊ Thơ: Đỗ Vinh

NHỚ QUÊ Thơ: Phan Đình

Thấy cảnh đồng quê chợt nhớ nhàNăm dài mỏi bước tận trời xaNhìn cha bón ruộng dằm sương gió

Thấy mẹ trồng rau đuổi vịt gàMấy giọt mồ hôi tan sỏi đáBao nguồn nước mắt mọc đài hoa

Người ơi hãy chọn tình cao cảTrở lại về thăm đấng cội già.

ANH CÒN NỢ EM Thơ: Hải Dương

Quê nhà nhớ lắm ai ơiBởi tôi xa cách chân trời kiếm ănThầm mong vơi bớt nhọc nhằnDẫu cho có phải khó khăn không màngƯớc mơ ngày mới khang trang

Bình minh nó rạng đan cài đẹp xinhQuê hương yêu dấu thân tìnhMai này gặp lại hương trinh nồng nàn .

NHỚ MẸ !!! Thơ: Thu Hà

NHỚ MẸ Thơ: Huyền Thi

Những bài thơ về nhớ nhà, nhớ quê hương

NỖI NIỀM NGƯỜI XA XỨ Tác giả: Đặng Minh Mai

BÀI THƠ: NHỚ CƠM QUÊ Tác giả: Hoa Cúc Tím

NHỚ QUÊ Tác giả: Trần Thiên Lý

Nhớ con sông nhỏ, đò ơi!Nhớ câu ví dặm cả đời nặng mang.

THƠ LỤC BÁT: NHỚ QUÊ Tác giả: Lãng Du Khách

VỀ QUÊ Tác giả: Trương Thị Anh

Bốn mươi năm ấy dãi dầuCon về vắng mẹ, thu sầu thiên thu.

BÀI THƠ: TRĂNG QUÊ Tác giả: Đặng Minh Mai

ANH MUỐN Tác giả: Nguyễn Xuân Trung

NỖI NIỀM NGƯỜI VIỄN XỨ Tác giả: Đặng Minh Mai

Dẫu cho xa cách chân mâyXứ người con vẫn đêm ngày nhớ quê!

NỖI NIỀM NGƯỜI XA QUÊ Tác giả: Nguyễn Quang Định

TÌM VỀ ĐẤT MẸ Tác giả: Hoàng Thanh Tâm

LỤC BÁT QUÊ HƯƠNG Tác giả: Long Vương

BỨC TRANH QUÊ NHÀ Tác giả: Nguyễn Đình Huân

HOÀI NIỆM QUÊ XƯA Tác giả: Nguyễn Đình Huân

(đang cập nhật..)

Các bạn vừa xem qua những bài thơ nói lên nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của những người tha phương. Những vần thơ thật hay và cảm động phải không các bạn!?..

Cảm Nhận Về Bài Thơ “Giữa Hai Chiều Quên Nhớ”

Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi nhân từ xưa đến nay. Ai cũng có một lần lạc chân đến vườn yêu và hiếm người không bị quyến rũ bởi vườn yêu của thi ca. Ở mảnh đất địa đàng đó có tình yêu đầu trong sáng tựa trăng rằm, có nỗi buồn nhớ tương tư, có sầu muộn của chia xa, có ngọt ngào mê đắm ngày hội ngộ,… Chính vì vậy mà mỗi bài thơ tình lại là một lần gọi tên xúc cảm  khác nhau của tình yêu, mỗi bài thơ lại mở ra từng khoảnh khắc yêu thương rất đỗi riêng tư.

Bài thơ “Giữa hai chiều quên nhớ” của Bùi Sim Sim cũng mang trong mình âm hưởng tình yêu ấy nhưng với những cảm xúc tình yêu rất lạ.

“Chưa đủ nhớ để gọi là yêu

Chưa đủ quên để thành xa lạ”

Với hai câu thơ mở đầu đầy mâu thuẫn, nhà thơ đã mở ra tâm trạng của nhân vật em. Sự bối rối được thể hiện với kết cấu lặp lại “chưa đủ…” và những từ chỉ mức độ tình cảm trái ngược: nhớ/quên, yêu/ xa lạ. Đó là sự diễn tả lưng chừng của tình cảm. Từ đó, nhà thơ gọi tên cái cảm xúc kỳ lạ ấy bằng hai từ “ám ảnh”. “Ám ảnh” là từ vừa có thể biểu cảm tâm trạng của cô gái, vừa diễn tả nối tiếp “chưa đủ nhớ”, “chưa đủ quên” của hai câu thơ trên. Và tâm trạng của nhân vật em không còn dừng lại ở sự băn khoăn mà hình như “nhớ” và “quên” đang giằng xé cả tâm hồn khiến nhà thơ phải thốt lên “nghiệt ngã” để trải nỗi lòng sâu kín của cô gái.

“Anh ám ảnh em hai chiều nghiệt ngã       

Nghiêng bên này lại chống chếnh bên kia”

Bài thơ có ba khổ thơ. Và nếu tách mỗi khổ thơ ra đứng riêng thì các khổ ấy cũng có thể trở thành một bài thơ ngắn bốn câu. Bởi lẽ, mỗi khổ thơ có một cái tứ riêng, hoàn chỉnh từ hình thức đến nội dung. Tuy nhiên, khi đặt trong một thể thống nhất, chúng ta sẽ thấy được một hành trình cảm xúc của tình yêu.

Nếu như khổ thơ đầu tiên là sự băn khoăn, giằng xé trong nhân vật em bởi ám ảnh đối tượng trữ tình anh giữa hai chiều quên – nhớ thì khổ thơ cuối là sự khắc khoải của nhân vật em khi nỗi nhớ ấy bật thành tiếng gọi da diết, nhưng vẫn không thể lý giải được“anh là gì”. Tuy nhiên sự không thể lý giải ấy chính lại là đáp số cho xúc cảm, tâm trạng của nhân vật em. Cô gái đã “nghẹn lòng khi thốt gọi thành tên”.

Đọc bài thơ, chúng ta có cảm giác nhà thơ không chỉ tả tâm trạng của nhân vật em mà dường như kéo chúng ta vào cái không gian hư ảo giữa hai chiều quên – nhớ. Dọc theo bài thơ, nhà thơ đã mở  ra không gian ấy bằng một trường từ láy (chống chếnh, chòng chành, lắc lư) và những từ ngữ được chọn lọc tinh tế. Với hiệu ứng thẩm mỹ do ngôn từ tạo ra, người đọc như bước vào tâm hồn nhân vật em thật khẽ, thật nhẹ nhàng. Nhà thơ đã dùng ngôn ngữ để vẽ nên không gian rộng như biển khơi mênh mông cùng trăm ngàn con sóng vỗ về. Và tất cả những từ ngữ: “nghiêng, nhịp sóng, lắc lư…” và đặc biệt là từ “chở” đã hóa tình cảm, tâm trạng của nhân vật em trở thành một hình tượng hoán dụ trong tác phẩm. Đó là một chiếc thuyền tình yêu bé nhỏ, đơn chiếc chòng chành giữa không gian mênh mông của hai chiều quên – nhớ. Có thể khẳng định rằng: không gian hư ảo đầy sóng, đầy gió và chiếc thuyền bé nhỏ, lẻ loi là hai hình tượng thành công mà nhà thơ đã tạo dựng được trong bài thơ. Và đồng thời nhà thơ đã có một khám phá mới, một trải nghiệm mới khi gọi tên cái cảm xúc “chưa đủ nhớ,chưa đủ quên” là “tình yêu chòng chành”.

“Giữa hai chiều quên nhớ” chính là sự thăng hoa tình yêu của nhà thơ Bùi Sim Sim.

Cảm Nhân Về Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ

Bài thơ mượn lời một con hổ ở vườn Bách thú, đề tài đầy kịch tính. Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn, bất lực, hồn vía là một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do. ông chúa đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình, cam chịu cảnh gặm nhấm một mối căm hờn, nằm dài trông ngày tháng qua, mặc cho thân thế bị tụt xuống ngang cấp với các loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói con hổ này đã được thuần hóa, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài thôi, còn thế giới bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay, vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của Thơ mới khi dựng lại khung cảnh kỳ vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm.

Mối bi kỹ:h thân ỏ’ nơi tù, hồn ở giang sơn cũ đã tạo nên chất men ngưỡng mộ đối với hoài niệm. Qua tâm linh của loài hổ, rừng núi hiện lên trong vẻ kỳ vĩ đắm say. Kỳ vĩ vì thâm nghiêm bóng cả cây già, kỳ vĩ vì dữ dội oai hùng với các từ gào, hét, thét, dữ dội; kỳ vĩ hoang vu bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên tuổi, riêng phần bí mật.

Trong cảnh núi rừng kỳ vĩ đó hiện lên hình ảnh oai linh của chúa sơn lâm. Trọng tâm của bức tranh rừng này là con hổ. Nhưng trước khi để hổ hiện ra, Thế Lữ đã dựng cảnh để gợi không khí oai hùng, kinh sợ. Vào đúng lúc tiếng gào thét của thiên nhiên đang ở đỉnh cao dữ dội, chúa sơn lâm xuất hiện. Đầu tiên chỉ thấy bàn chân,

một bước chân dõng dạc, đường hoàng. Câu thơ như đoạn phim cận cảnh quay chi tiết, thu hút sự chú ý của khán giả. Sau bàn chân là tấm thân, xuất hiện rất từ tốn nên càng oai hùng, to lớn. Chiều dài của tấm lưng trải ra theo câu thơ, một sự mềm mại tích chứa sức mạnh.

Lượn tấm thăn như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Cách miêu tả từng động tác, lại là những động tác có chọn lựa của bàn chân, tấm thân và ánh mắt đã thể hiện được sự chế ngự của mãnh thú trước phông cảnh. Mấy câu thơ sau đã hoàn tất nốt bức chân dung chúa sơn lâm. Cái oai của chúa rừng còn chế ngự cả cảnh vật khi chúa đã đi qua khiến cho mọi vật đều im hơi. Câu nói kiêu hãnh của loài hổ không có gì quá đáng:

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Chỉ một đoạn thơ này đã đủ nói cái quá khứ oai hùng, giang sơn nhất khoảnh của chúa rừng. Thế Lữ còn dư sức bút, một đoạn nữa, cũng chủ ý ấy nhưng chi tiết lấy từ sinh hoạt của ác thú. Óc tưởng tượng của nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ mới thật phong phú, từ chi tiết thật của đời thú, ông đã dựng được chân dung tâm hồn của vị chúa tể. Có bốn cảnh: đêm trăng – ngày mưa – sáng xanh – chiều đỏ. Bức tứ bình này (Thế Lữ cũng là hoạ sĩ đã từng học Cao đẳng mỹ .thuật) ít chi tiết, nhưng nét đậm rõ, màu lên từng mảng lớn, trong cảnh có cả âm thanh khi tưng bừng tươi sáng, khi câm lặng bí ẩn. Bút pháp tả cảnh ở đây hiếm thấy trong thơ Việt Nam. Vẫn là tả tập tính của thú nhưng sức gợi của câu thơ rộng xa, giúp người đọc thấy cái hồn của cảnh và “tâm trạng” con thú.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Sự im lặng thiêng liêng có chút ghê rợn nhưng thật kỳ ảo quyến rũ: bên suối trăng một mãnh thú uống nước, rình mồi.

Tác giả nâng uy quyền của chúa rừng bằng cách đế’ hắn đối diện với thiên nhiên, tạo hóa trong cả bốn bức tranh đó – đôi diện với trăng, với mưa, với bình minh, với hoàng hôn. Và ở cả bốn khung cảnh, con hổ đều ỏ’ thế chế ngự – chú ý các động từ tả hoạt động của

hổ trong bôn cảnh:

Say mồi đứng uống

Lặng ngắm giang sơn

Đợi mặt trời chết, để chiếm lẩy….

Đẹp nhất, dữ dội, bi tráng nhất là cảnh hoàng hôn. Bức tranh rực rỡ trong gam đỏ: đỏ của máu lênh láng, đỏ của mặt trời gay gắt. Tác giả dùng chữ mảnh để gọi mặt trời, tưởng như mặt trời cũng bé đi trong mắt nhìn loài hổ. Không khí chết chóc bao trùm, gợi lên do máu lênh láng, do giây phút hấp hối gay gắt của mặt trời. Chỉ ít phút nữa vũ trụ sẽ chết lặng, ngự trị trong bóng tối, chỉ còn có oai linh của hổ. Đấy là điểm cao trào nhất của quyền lực, gần như sự bất tử. Từ trên đỉnh cao huy hoàng của hồi tưởng, hổ đã sực tỉnh cái thân tù:

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?.

Lời than có sức lay động và ngân vang do sự tương phản ấy. Hùm thiêng khi đã sa cơ… Bản thân sự hồi tưởng này đã cụ thể hóa cảnh ngộ của câu thơ: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt. Mỗi lần hồi tưởng là một lần ý thức thêm sự bất lực, là một lần gặm nhấm thất bại.

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu Ghét những cảnh không đời nào thay đổi Những cảnh sửa sang, tầm thường giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén; lối phẳng, cây trồng Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng Len dưới nách những mô nò thấp kém Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm Củng học đòi bắt chước vẻ hoang vu Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Niềm uất hận đương nhiên là vì tù túng, nhưng cái uất nhất do sự tù túng gây nên là phải chấp nhận cái tầm thường. Hổ nhó’ rừng không chỉ là nhó’ tự do mà còn là, theo tôi lại là chủ yếu nếu căn cứ theo văn bản của bài thơ, nhó’ cái cao cả, cái chân thực, cái tự nhiên. Tới đây, chúng ta gặp thuộc tính của chủ nghĩa lãng mạn: buồn tẻ, đơn điệu, bé nhỏ trong tầm tay trần tục của con người: hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng. Xuân Diệu thuở ấy từng mo’ ước:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Đây không phải là chỗ để luận cái đúng sai của nhân sinh quan này, chỉ xin nói tới nó như một đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn. Thế Lữ cũng thường say đắm những cảnh siêu phàm, những tương phản rất xa nhau của thiên nhiên:

Cảnh vĩ đại, sóng nghiêng trời, thác đổ Nét mong manh, thấp thoáng cánh hoa bay.

Thơ Thế Lữ, do vậy, nhiều lần đắm vào cảnh tiên. Niềm khát khao của con hổ nhớ rừng là khát khao trỏ’ về với cái kỳ vĩ, siêu phàm, không chung sống được với cái tầm thường, thấp kém giả tạo. Đó cũng là vẻ đẹp của nhân cách, tuy rằng mang nỗi-khát khao ấy trong mình là đã mang sẵn niềm thất vọng, vì cái phi thường của các nhà lãng mạn cũng là cái phi thực. Vả lại, siêu phàm cũng dễ đồng nghĩa với cô đơn. Hãy đọc Xuân Diệu:

Ta là một, là Riêng, là Thứ Nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta (…) Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!

(Hi mã lạp sơn)

Nỗi lòng của Hi mã lạp sơn trong thơ Xuân Diệu cũng là nỗi lòng con hổ trong cũi sắt của Thế Lữ, nó thuộc về bản chất của chủ nghĩa lãng mạn. Quá nhấn mạnh, đến chỉ thấy ý nghĩa xã hội, e làm hẹp đi chất nhân bản của bài thơ và cũng làm mờ đi qui luật thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn. Còn một lý do nhỏ nữa: tự do của con hố là tự do của một ông chúa, ta biết ta là chúa tể của muôn loài, khát

khao tự do của hổ, qua một hình tượng của bài, là khát khao ngự trị, khát khao tước đoạt tự do của kẻ khác. Cho nên coi hổ trong cũi là thân phận của dân tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới tính thống nhất của hình tượng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhớ Về Bài Thơ “Tây Tiến” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!