Bạn đang xem bài viết Nhập Vai Tấm Kể Lại Câu Chuyện Tấm Cám được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài Làm
“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”
Nếu hiểu được đạo lý đó từ sớm, có lẽ tôi đã không bị người dì ghẻ của mình hãm hại đến bao phen chết đi sống lại. Tôi thường được mọi người gọi là Tấm, từ nhỏ đã mồ côi cha, tôi sống cùng dì ghẻ và một người con gái riêng của bà tên gọi là Cám. Chị em tôi ngày ngày lớn lên bên nhau, cùng nhau ra đồng mò cua bắt ốc cùng nhau về nhà nấu gạo thổi cơm, nhưng Cám vốn chẳng bao giờ ưa tôi cả, tôi biết điều đó.
Một ngày nọ, dì đưa cho chúng tôi hai cái giỏ nói tôi và Cám ai xúc được nhiều tôm tép thì dì sẽ cho một cái yếm đẹp. Thực lòng lúc ấy tôi hồi hộp mong đợi lắm, nghĩ đến bộ quần áo của mình đã cũ sờn, bạc màu mà không dám xin tiền dì để mua một cái mới nên tôi nghĩ ngày hôm nay nhất định phải cố gắng làm luôn chân luôn tay để xúc được thật nhiều tôm, thực ra việc này cũng không phải là quá khó với tôi bởi ngày thường tôi cũng đã làm quen, ngày nào cũng được giỏ đầy.
Loading…
Cũng sắp được đầy giỏ rồi, trời cũng đã xế muộn, tôi tự nhủ gắng thêm một chút nữa rồi về. Đang mải mê xúc tôm thì tôi nghe Cám nói “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị nấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”, vốn bản tính nhút nhát lại sợ dì vô cùng, nghe Cám nói vậy tôi không ngần ngại mà hụp đầu xuống nước để giũ sạch.
Ngờ đâu khi quay lên định đi về thì nhìn vào giỏ thấy chẳng có gì. Tôi hoang mang đến cực độ, một cảm giác buồn rầu xen lẫn với lo lắng bỗng chốc khiến tôi chẳng biết làm gì, tôi phải làm sao để về nhà đây, biết ăn nói thế nào với dì đây, rồi dì sẽ lại đánh tôi mất. Trong cơn hoảng loạn ấy tôi chỉ còn biết ngồi bệt xuống mà khóc. Lúc đấy, một ông Bụt già râu tóc bạc phơ bỗng từ đâu hiện ra hiền từ hỏi tôi “Làm sao con khóc?” Ở Bụt có một nét hiền lành nhân hậu của một người cha già đáng kính biết bao, không ngần ngại gì tôi đã kể hết cho Bụt nghe từ đầu đến cuối câu chuyện, thấy vậy Bụt bèn hỏi tôi xem lại trong giỏ còn con gì không, tôi nhìn lại mà trong lòng chẳng có hy vọng gì, nhưng thật kì lạ và may mắn làm sao, tôi bỗng thấy một chú cá bống nhỏ xíu còn mắc lại trong giỏ, vừa mừng vừa tủi, tôi đưa lại cho ông Bụt thì ông dặn tôi đem về và nuôi trong giếng, mỗi bữa cơm đem ra cho Bống một bát và gọi “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” để Bống ngoi lên.
Về nhà tôi vâng lời Bụt, làm theo những gì ông nói, thường ngày tôi ăn 3 lưng cơm thì nay tôi dành lại một mang ra cho Bống, thấy tôi gọi, Bống ngoi lên ngay và ăn hết những hạt cơm mà tôi rắc xuống. Mỗi ngày, Bống đều lớn lên trông thấy, tôi cũng dần coi Bống như một người bạn tâm giao mà chuyện vui buồn gì tôi cũng kể.
Nhưng đến một ngày khi tôi như thường lệ đem cơm ra giếng gọi thì không thấy Bống trồi lên nữa, đoán có sự chẳng lành tôi càng tha thiết gọi Bống thì cuối cùng chỉ thấy có một cục máu đông nổi lên. Trong phút chốc, tôi hiểu vậy là Bống đã xảy ra chuyện rồi, người bạn của tôi đã không còn nữa, đau thương không thể nói thành lời, tôi ngồi xuống và khóc nức nở. Ngay lúc ấy, Bụt, vị cứu tinh của tôi lại một lần nữa hiện ra và hỏi tôi về mọi chuyện. Tôi kể đầu đuôi với ông thì được nghe Bụt nói “Con Bống của con bị người ta ăn thịt rồi, con về đào xương đem chôn vào 4 cái lọ đặt dưới 4 chân giường mình”.
Dù rất đau lòng nhưng với lòng tin mãnh liệt vào Bụt, tôi tin rằng Bụt không làm điều gì một cách vô nghĩa hết, nhưng tìm mãi mà chẳng thấy xương Bống đâu. Lúc tôi đang loay hoay thì một chú gà trống đi qua cục tác “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho” nghe vậy, tôi mừng lắm bèn lấy cho chú gà một nắm thóc, quả nhiên gà chạy vào trong bếp moi từ trong đống tro ra một cục xương nhỏ. Hiểu là xương của Bống tôi liền làm như lời Bụt dặn.
Ngày tháng trôi qua, trên kinh truyền tin nhà vua mở hội kén vợ. Tôi với tâm lí của một cô gái mới lớn cũng tha thiết mong mỏi được đi xem. Nhưng dì và Cám đang thay xiêm y lộng lẫy thấy vậy thì múc một vò thóc và một vò gạo đổ chung lại với nhau rồi dì nói nếu tôi không nhặt riêng ra thì không được đi trảy hội. Bao nhiêu uất ức dồn lên, tôi chỉ biết ngồi khóc, lúc này Bụt lại hiện ra và trấn an tôi bằng cách gọi một đàn chim sẻ xuống giúp tôi nhặt, chỉ một lúc sau, thóc đã ra thóc, gạo một bên nhìn vô cùng thích mắt. Nhưng còn quần áo? Tôi làm sao có thể đi xem hội bằng bộ quần áo rách rưới này đây. Lắng nghe tâm sự của tôi, Bụt lại dặn tôi về đào ở chân giường 4 cái lọ khi xưa lên. Khi tôi đào lên thì thật ngạc nhiên, lần lượt trong từng cái lọ là xiêm y lộng lẫy, môt đôi giày thêu, một con ngựa và một bộ yên cương. Tất cả đều đẹp và lấp lánh đến mức ngạc nhiên, lần đầu tiên tôi được nhìn thấy những đồ vật đẹp như vậy. Sau khi thay đồ tôi cưỡi ngựa đi xem hội, nhưng do lần đầu đi ngựa không quen nên lúc qua cầu tôi hì hụi thế nào mà rơi mất một chiếc hài xuống sông.
Sau đó, tôi biết được rằng nhà vua khi qua cầu thì ngựa không chịu đi tiếp nên đã sai người xuống sông mò được chiếc hài của tôi, vua kêu ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Sau khi tất cả các cô gái đều đã ướm xong, tôi cũng mạnh dạn hết sức tiến lại chiếc hài của mình. Dì và Cám đứng đó thấy vậy bèn nói “Chuông khánh còn chẳng ăn ai. Nữa là mảnh chĩnh vất ngoài bờ tre”. Dì đâu ngờ rằng tôi lại vừa như in với chiếc giầy ấy, vua thấy vậy bèn quyết định tôi sẽ trở thành hoàng hậu của người.
Thời gian trôi đi, đến ngày giỗ cha, tôi ở trong cung xin vua cho về nhà làm giỗ, như mọi năm, năm nay dì tiếp tục kêu tôi trèo cau hái cau để cúng. Lúc lên đến ngọn thấy cây rung dữ dội, tôi hỏi thì dì ở dưới trả lời “À, dưới gốc cây có kiến dì đuổi cho con ấy mà”. Tôi đâu biết rằng người dì ác độc đã nhẫn tâm cưa gốc cây và làm hại tôi rơi chết từ ngày đó.
Nhưng linh hồn vẫn còn, tôi bèn hóa thân thành chú chim vàng anh ngày ngày bay về cung điện hót vang cho nhà vua nghe. Vợ chồng tình sâu nghĩa nặng, chàng như đã linh cảm được điều gì bèn nói “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo”, tôi bay thẳng vào tay áo nhà vua, từ đó chàng nào mua lồng sơn son thếp vàng cho tôi còn ngày ngày bên cạnh lắng nghe tôi hát.
Về phần Cám, sau khi hại chết chị là tôi thì đã vào cung, chị mất nên em vào thay và Cám trở thành vợ của nhà vua từ ấy. Nhưng với tâm địa ác độc, Cám dường như nhận ra mối nguy hiểm từ một chú chim vàng anh là tôi và về nói với mẹ. Nghe lời mẹ, Cám bắt chim làm thịt còn xương thì đổ ra vườn. Cám nào biết rằng linh hồn của tôi là không thể tiêu tan được, chỗ xương của tôi mọc lên thành hai cây xoan đào nhanh chóng lớn như thổi, cành lá xum xuê. Mỗi lần thấy vua qua, tôi lại xòe những tán lá của mình ra che mát và thổi gió cho chàng. Nhà vua có vẻ cũng rất yêu quý tôi vì người đã sai mắc võng dưới cây và ngày ngày đều ra đây ngồi hóng mát.
Nhưng Cám vẫn chưa chịu dừng lại ở đó, Cám còn ghen tức với cả một cái cây, một ngày vua đi vắng Cám đã chặt cây để lấy gỗ làm khung cửi rồi nói dối nhà vua rằng trời mưa gió nên cây đổ.
Lúc này đã hiểu được tất cả những âm mưu và thủ đoạn của mẹ con Cám, tôi lòng buồn vô hạn, thấy Cám ngồi dệt củi, nỗi tức giận xông lên, tôi mới lên tiếng rằng “Kẽo cà kẽo kẹt. Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”. Cám sợ hãi về mách mẹ như mọi lần. Và cũng như mọi lần, Cám đã nghe lời mẹ chặt khung cửi đốt và đem đổ tro ở thật xa hoàng cung. Lần này tôi chọn hóa thân thành cây thị và ẩn nấp trong một trái thị chờ đợi một người dân lành đi qua.
Người dân lành ấy cuối cùng là một bà lão ngày ngày vẫn đi chợ qua đây. Thấy bà lão nhìn tôi và nói “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn” tôi không ngần ngại mà thả mình vào trong chiếc bị của bà. Quả thật là bà đã không hề ăn thị, bà để tôi ở góc buồng để ngửi và ngày ngày vẫn đi làm. Cảm động trước tấm lòng của bà, mỗi ngày chờ bà lão đi làm là tôi chui ra quét tước, nấu nước mong đỡ đần giúp bà những công việc nhỏ nhặt. Tôi đâu biết rằng bà lão đã sinh nghi rồi một ngày vờ đi chợ để quay về bắt tại trận việc tôi chui từ quả thị ra cầm chổi quét nhà. Bà lão chạy lại xé tan vỏ thị bởi không muốn thấy tôi biến mất. Chúng tôi ôm nhau khóc, dường như chẳng cần một lời lẽ ngôn từ nào nhưng giữa chúng tôi đã có một sợi dây liên kết chặt chẽ; với tôi, bà đã trở thành một người mẹ thật sự của mình.
Hai mẹ con sống bên nhau hạnh phúc như vậy, hàng ngày tôi giúp bà lão têm trầu, dọn hàng để bà bán. Một ngày, xe ngựa của nhà vua qua đây, thấy quán nước sạch sẽ, vua ghé lại uống nước ăn trầu. Thấy miếng trầu têm thân quen đẹp mắt vua hỏi bà lão và tỏ ý muốn được gặp tôi.
Nghe tiếng mẹ gọi tôi bước ra thì nào đâu ngờ nhìn thấy người chồng mình xa cách đã lâu ở ngay trước mặt. Hai vợ chồng mừng mừng tủi tủi ôm nhau khóc. Tôi theo chàng về lại cung, trong lòng cảm động khôn xiết vì ân tình thủy chung của chàng, chàng đã không hề quên mình.
Thấy tôi về, mọi việc vỡ lở, Cám đã chẳng thể giấu diếm hay làm gì được nữa. Lòng vì kinh sợ sau bao phen hãm hại mà tôi vẫn nguyên vẹn trở về, có phần còn đẹp hơn khi xưa, Cám bỏ chạy về nhà mẹ đẻ và không lâu sau thì cả hai người cùng bỏ đi, không thấy tăm hơi gì.
Tôi tự nhủ rằng ác giả thì ác báo, gieo nhân nào ắt gặp quả đấy, giữa mẹ con Cám suy cho cùng vẫn là không hề có một chút tình thương đối với tôi. Vậy nên, hãy để mọi chuyện thuận theo lẽ tự nhiên. Tôi chỉ mong rằng cuộc sống của tôi từ nay sẽ hết giông bão, tôi sẽ đón mẹ nuôi về ở cùng và cùng nhà vua sống đến đầu bạc răng long. Lòng tôi chỉ biết cảm tạ và biết ơn sâu sắc tới Bụt, tới trời đất đã giúp người ở hiền gặp lành, cho tôi biết bao cơ hội để cuối cùng được trở lại làm người, sống một cuộc sống thật hạnh phúc.
Loading…
Spread the love
Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể
(NTD) – Doanh thu ấn tượng, đoạt hàng loạt giải thưởng trong và ngoài nước, “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” đang thực sự viết nên một câu chuyện cổ tích đời thực.
“Tấm Cám: Chuyện chưa kể” được lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nổi tiếng “Tấm Cám”. Cuộc đối đầu của hai chị em Tấm và Cám đề giành lấy trái tim của hoàng tử, nhưng sự toan tính của Cám và dì ghẻ đã khiến cho Tấm hết phen này đến phen khác bị hãm hại… đã truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Chính thức tấn công thị trường điện ảnh từ ngày 19/8, “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” được đánh giá là một trong những bộ phim Việt Nam có kỹ xảo hiện đại và ấn tượng nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, đây cũng là bộ phim gần như khắc phục được yếu điểm muôn thuở trong phim cổ trang Việt.
Bộ phim “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” do Ngô Thanh Vân làm đạo diễn đã thực sự tạo nên cơn sốt ở các phòng vé. Mặc dù là câu chuyện cổ tích quen thuộc mà bất cứ người Việt Nam nào cũng biết, nhưng để khắp nơi nói về bộ phim Tấm Cám, mật độ “khủng” người đến phòng vé… thì quả là một hiện tượng. Chắc cũng khá lâu rồi mới có một phim Việt Nam tạo được làn sóng tranh cãi rộng rãi như “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể”.
Với tham vọng mang đến cho khán giả Việt một sản phẩm chất lượng và chỉn chu nhất, “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” như một phát súng ấn tượng và “tâm huyết” của đạo diễn Ngô Thanh Vân. Chỉ sau 3 ngày công chiếu, phim đã đạt doanh thu hơn 21 tỉ đồng và sau 5 tuần công chiếu, doanh thu đã đạt hơn 66 tỷ đồng. Dù chất lượng của “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” vẫn còn được bàn cãi khá nhiều nhưng đây lại là bộ phim “có tâm” của điện ảnh Việt với quá trình đầu tư nghiêm túc.
Tác phẩm có thời gian quay và hậu kì lên đến 18 tháng so với nhiều phim Việt khác chỉ khoảng nửa năm. Ngoài ra, đề tài cổ trang, giả tưởng cũng thể hiện sự tham vọng lớn của ê-kip đoàn phim và Ngô Thanh Vân. Bộ phim gần như đã vượt quá khuôn khổ của việc kinh doanh trong điện ảnh, đây chính là giấc mơ và là một câu chuyện cổ tích đời thường đích thực.
Theo nghiên cứu và thông kê của Q&ME Marketing Research, “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” hiện đang là bộ phim Việt được yêu thích nhất trong năm 2016. Bên cạnh đó, trong tháng 10 vừa qua, phim được mời tham dự tại hạng mục “A Window of Asia Cinema” (Cửa sổ điện ảnh châu Á) là hạng mục dành riêng cho những tác phẩm điện ảnh mới của các nhà làm phim tài năng và các phim được đánh giá hay nhất trong năm của Liên hoan Phim Quốc tế Busan (Hàn Quốc) và được Công ty Phát hành Kidari Ent (Hàn Quốc) mua toàn bộ bản quyền để phát hành tại thị trường nơi đây.
Và gần đây nhất, “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” xuất hiện trong hàng loạt đề cử của giải thưởng Ngôi Sao Xanh 2016. Với Phim hay nhất hay Kỹ xảo xuất sắc nhất cho hạng mục Phim điện ảnh; Diễn viên xuất sắc cho Isaac và Ninh Dương Lan Ngọc; và Đạo diễn xuất sắc nhất cho Ngô Thanh Vân. Đây là giải thưởng tôn vinh những gương mặt, bộ phim trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình đã có nhiều đóng góp xuất sắc trong năm qua.
Ngọc Trâm
Ảnh: Sưu tầm
Kể Lại Truyện Cổ Tích Tấm Cám Theo Lời Nhân Vật Tấm
Đề bài: Kể lại truyện cổ tích ” Tấm Cám” theo lời nhân vật Tấm
Bài làm
Tôi sinh ra hẩm hiu, mẹ mất sớm, cha đi bước nước lấy mẹ kế. Người mẹ kế này sinh hạ được một người con gái tên là Cám, rồi chẳng bao lâu sau cha tôi cũng qua đời, bỏ lại tôi một mình bơ vơ không người thân thích.
Một hôm, dì bảo tôi và em Cám đi bắt ốc ai bắt được ít thì sẽ bị đánh đòn. Tôi sợ lắm nên chăm chỉ từ sáng tới chiều cũng được đầy một giỏ tôm cá. Còn em gái tôi là Cám thì trẻ con mải chơi nên nó chẳng bắt được con nào.
Tới chiều khi hoàng hôn xế bóng tôi va Cám chuẩn bị đi về thì tôi nghe Cám nói “Chị Tấm ơi, đầu chị lấm bẩn hết rồi chị đi tắm đi không về mẹ mắng”. Tôi rất sợ mẹ kế nên nghe Cám nói vậy, tôi vội vàng để giỏ cá trên bờ vội vàng lội xuống ao sâu tắm sạch vết bùn đất trên người.Nhưng khi tôi lên tới nơi thì không còn con tôm cá nào trong giỏ cá
Tôi nghe theo lời ông lão mang cá bống về nhà nuôi, ngày ngày tôi vẫn dành phần cơm của mình cho cá bống ăn. Cá bống lớn nhanh như thổi.
Rồi một hôm, dì bảo tôi đi chợ xa mua đồ về cho dì, tôi nghe theo, nhưng rồi hôm đó khi về nhà đến giờ ăn cơm tôi gọi bống lên ăn mà chẳng thấy cá bống đâu. Tôi lại ngồi khóc. Lúc đó ông lão hôm trước hiện lên bảo với tôi rằng “Người ta ăn thịt cá bống của con rồi, con hay tìm xương nó ở trong đống tro bếp cho vào lọ thủy tinh và chôn ở bốn chân giường con nằm”.
Tôi chẳng hiểu tại sao ông lão lại kêu tôi làm thế nhưng tôi vẫn nghe theo, bởi tôi biết ông lão có ý muốn giúp mình chẳng ác ý. Tôi đi tìm mấy cái lọ thủy tinh nhặt xương cá bống cho vào đó rồi chôn ở bốn chân giường mình thường nằm.
Năm đó, vào dịp lễ hội của làng, tôi muốn đi xem lắm bởi em Cám được dì tôi may cho quần áo mới đi lễ hội nên tôi cũng muốn đi. Nhưng dì không cho, dì lấy một đấu thóc và một đấu gạo trộn lẫn với nhau và bảo tôi phải nhặt hết gạo đi đằng gạo, thóc đi đằng thóc, rồi mới được đi xem hội.
Tôi buồn quá, ngồi khóc một mình. Đúng lúc đó ông cụ hiền từ lại hiện lên. Ông cụ gọi một bầy chim sẻ tới rồi chỉ trong phút chốc bầy chim đã nhặt cho tôi gạo đi đằng gạo, thóc đi đằng thóc.
Tôi mừng khôn xiết nhưng nghĩ tới việc mình đi chảy hội mà quần áo cũ kỹ rách hết, thì người ta cười cho nên tôi lại khóc. Ông cụ bèn bảo tôi ” Con hãy đi đào lọ thủy tinh xương cá bống lại đây”. Tôi làm theo lời ông cụ ông cụ liền hô biến những chiếc xương cá bống biến thành những bộ quần áo đẹp, đôi hài vô cùng xinh đẹp. Tôi mặc quần áo mới, đi hài vào chân rồi vui vẻ đi chảy hội.
Lễ hội rất đông người, tôi thấy nhà vua ở đó vui lắm, người cũng nhìn thấy tôi làm tôi bối rối bỏ chạy ra về đi qua đoạn sông chẳng may một chiếc hài của tôi bị rơi xuống sông. Nhà vua đuổi theo tôi thấy thế liền cho quân lính xuống sông vớt đôi hài đó lên rồi thông báo khắp thiên hạ ai đi vừa chiếc hài của tôi sẽ được vua cưới làm vợ.
Binh lính tới từng nhà gõ cửa, tìm chủ nhân chiếc hài. Con gái làng tôi ai cũng ra thử hài nhưng không ai vừa chân cả. Em Cám của tôi cũng thử nhưng không vừa, tới lượt tôi thử thì vừa như in, vì nó là chiếc hài của tôi mà. Thế là nhà vua cưới tôi làm vợ, lập tôi thành hoàng hậu. Chúng tôi sống hạnh phúc bên nhau một thời gian thì tới ngày giỗ cha tôi.
Tôi xin phép vua cho tôi về lại nhà cũ để cúng giỗ cha mình.Nhà vua đồng ý, chàng muốn đi cùng tôi nhưng tôi sợ chàng bận nhiều việc quốc gia đại sự nên không cho theo. Tôi muốn đi một mình không có nhà vua cũng không có binh lính, bởi khi về lại ngôi nhà thân yêu của mình tôi muốn mình chỉ là Tấm mà thôi không phải là hoàng hậu vợ của vua.
Tôi về tới nhà, dì và em Cám tiếp tôi vui vẻ lắm, dì bảo tôi “Cứ ngỡ con không về được dì buồn lắm. Giỗ cha con mà dì đoảng quá quên mua cau thắp hương, nhà có cây cau con trèo lên hái giúp dì mấy quả”.
Nghe dì nói vậy tôi liền vội vàng làm theo, bởi ngày xưa khi ở nhà với dì tôi vẫn là người chèo câu, nên dành lắm. Tôi lên tới ngọn cây cau thì thấy thân cây cau cứ lắc lư, tôi sợ hãi hỏi dì có việc gì xảy ra thế. Ngay lập tức dì bảo “Dì bắt kiến cho con”, nhưng sau câu nói đó tôi thấy cây cau đổ ào xuống ao và tôi chết đuối một cách tức tưởi.
Tôi chết oan nên hồn không siêu thoát được, tôi khóc nhiều lắm nên quan Nam Tào cho tôi hóa kiếp thành con chim vàng anh. Tôi tìm vào trong cung gặp lại nhà vua người chồng của mình, thì tôi phát hiện ra em Cám đã thay thế tôi là vợ nhà vua, còn dì tôi đã thành mẹ vợ của chồng tôi.
Trong một lần khi tôi đậu ở cành cây nghe mẹ con dì nói chuyện, họ nói về cái chết của tôi. Họ thừa nhận đã âm mưu giết tôi để cho Cám thay thế vị trí hoàng hậu, nhưng vua không quan tâm tới Cám mà chỉ ngày đêm nhung nhớ tới tôi. Tôi cảm động và thương chồng mình nhiều lắm.
Chính vì vậy, ngày ngày tôi ca những bài ca hay nhất cho vua nghe, vua yêu thương tôi cho vào một chiếc lồng son rồi mỗi ngày hai chúng tôi quấn quýt bên nhau. Cám thấy thế nhân cơ hội một ngày vua đi thực tế ở xa nó ở nhà bắt chim vàng anh- là tôi giết thịt, lông và xương tôi nó đổ ra bãi đất trống. Hồn tôi oán khí chồng chất nên tôi hóa thân thành cây xoan đào.
Nhà vua thấy tôi liền yêu mến vội vàng bắc võng nằm chơi, tôi thường thổi gió vi vu cho người ngủ. Thấy thế Cám lại cho người giết tôi nó chặt tôi rồi đóng thành khung dệt vải. Mỗi lúc nó ngồi vào tôi đều dọa cho nó sợ chơi thế là nó vội vàng đốt tôi thành tro rồi đổ ra thật ra bên đường.
Hồn tôi hóa thành cây thị, trên cây thị chỉ có một quả thị vừa to vừa thơm. Có một bà lão bán nước đi qua nhìn thấy tôi đem lòng thích thú và nói “T hị ơi thị rơi bị bà, bà về bà ngửi chứ bà không ăn”
Tôi thương bà cụ sống một mình nên đã rụng vào bị của cụ bà đó. Ngày ngày bà cụ đi làm tôi ở nhà nấu nướng quét nhà cửa tinh tươm. Bà cụ về thì tôi lại chui vào quả thị. Một hôm, khi bà cụ vừa ra khỏi nhà tôi lại từ quả thị chui ra, ngay lập tức bà cụ nắm lấy tay tôi và xé toang vỏ thị vứt đi. Bà bảo tôi hãy ở với bà, bà sống một mình cô đơn, muốn có người con gái tâm tình. Tôi vốn thiếu tình mẹ từ nhỏ nên nhận bà làm mẹ nuôi.
Hai mẹ con tôi bán nước sống qua ngày, một hôm nhà vua đi qua ghé uống nước, mẹ nuôi tôi mới đem trầu cánh phượng ra mời thì nhà vua vô cùng xúc động khi thấy miếng trầu têm giống vợ mình. Lúc đó, mẹ tôi mới gọi tôi ra hai vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Nhà vua đón hai mẹ con tôi vào cung.
Dì tôi và em Cám thấy tôi trở về cùng xấu hổ vì hành động của mình nên vội vàng tìm cách trốn khỏi cung vua chẳng may đi qua sông bị ngã xuống sông chết đuối. Con tôi và nhà vua, cùng mẹ nuôi sống hạnh phúc tới đầu bạc răng long.
Kể Lại Truyện Tấm Cám Bằng Lời Văn Của Em Hay Nhất
Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em hay nhất
Tấm Cám là câu chuyện cổ tích rất nổi tiếng mà tuổi thơ của chúng ta ai cũng từng đọc qua. Em hãy kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em, một bài viết do chúng tôi chia sẻ làm tư liệu hữu ích cho những bạn đang quan tâm.
Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em
Truyện “Tấm Cám” thể hiện giá trị tư tưởng giữa mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và ngoài xã hội. Qua câu truyện, ta còn thấy được ước mơ nhân dân về chiến thắng cái thiện và cái ác, về hạnh phúc gia đình, công bằng xã hội, về năng lực và phẩm chất tuyệt vời của con người.
Truyện kể rằng ở ngôi làng kia có hai chị em cùng cha khác mẹ. Cô chị tên là Tấm, mồ côi mẹ từ nhỏ sống cùng cha và mẹ ghẻ. Cha cô đổ bệnh mà qua đời khiến Tấm khổ cực hơn. Cám – cô em cùng cha của Tấm, được mẹ nuông chiều chỉ biết rong chơi không chịu làm việc. Tấm phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng và sống cùng đứa em đầy mưu mô.
Tấm và Cám được mẹ sai đi hớt tép và mẹ có treo thưởng. Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ trong khi Cám chỉ mải mê rong chơi. Khi Cám nhìn thấy giỏ tép đầy của Tấm, Cám đã bày mưu lừa trút hết giỏ tép đầy kia. Tấm bị lừa ngồi bưng mặt khóc. Tấm khóc và bụt hiện lên giúp đỡ. Bụt hỏi Tấm xem trong giỏ còn thứ gì không và Tấm đã tìm thấy một chú cá bống còn sót lại. Bụt dạy Tấm cách chăm sóc cá bống, ngày ngày Tấm đều phần cơm cho cá bống ăn. Mẹ con nhà Cám rình Tấm và biết được sự có mặt của cá bống dưới giếng liền lập mưu giết chết cá bống của Tấm. Tấm về nhà theo thói quen thường ngày cho cá bống ăn nhưng gọi mãi chả thấy bống đâu và Tấm lại khóc. Bụt lại hiện lên và bảo Tấm đi tìm xương cá bống còn sót lại, kiếm bốn cái lọ cho xương cá bống vào đó rồi chôn xuống chân giường.
Nhà vua cho mở hội già trẻ gái trai ai cũng đều nô nức. Tấm xin dì ghẻ cho đi chơi hội nhưng dì ghẻ đã trộn gạo lẫn thóc và bắt Tấm ở nhà nhặt cho bằng xong rồi mới được đi chơi hội. Uất ức Tấm bật khóc. Lúc này, Bụt lại hiện lên và giúp đỡ cho Tấm nhặt thóc bằng cách gọi bầy chim sẻ đến. Bụt còn chỉ cho Tấm cách có quần áo, giày đẹp, ngựa để đi trẩy hội bằng cách đào bốn cái lọ xương cá dưới chân giường lên. Khi đi qua cầu Tấm đánh rơi một chiếc giày. Ngựa của nhà vua có đi qua chiếc cầu đó và sai quân lính xuống mò xem cái gì và phát hiện chiếc giày xinh đẹp. Vua sai lệnh cho người dân ướm thử, ai vừa sẽ lấy người đó làm vợ. Ai ai cũng muốn ướm thử và mẹ con nhà Cám cũng vậy. Tấm cũng muốn thử và khi đến lượt Tấm thì chiếc giày vừa như in, giống với chiếc giày trong túi của Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu và được vào cung.
Tấm tuy quen với cuộc sống sung sướng nhưng vẫn chẳng quên ngày giỗ của cha mình. Cô đã xin phép nhà vua cho mình trở về làm giỗ cho cha cùng dì và em. Mẹ con Cám có mưu giết hại Tấm và cho Cám vào cung thay thế. Khi Tấm chết, Tấm hóa thành chim vàng anh ngày ngày ở bên cạnh vua. Mẹ con Cám thấy tức với chim vàng anh bèn lập tức giết vàng anh và bỏ lông ra góc vườn. Góc vườn mọc lên hai cây xoan đào, tỏa bóng mát. Nhà vua thấy thích bèn sai quân lính mắc võng ở đây và nằm ngủ. Mẹ con Cám lại bày mưu chặt cây xoan lấy gỗ làm khung cửi. Khung cửi khi dệt toàn vang lên những tiếng chửi rủa khiến Cám sợ hãi và đem đi đốt, vứt tro tại nơi đó mọc lên một cây thị thơm ngào ngạt nhưng chỉ có duy nhất một quả. Một hôm, có bà lão đi qua đem lòng yêu mến bèn hứng túi ra xin thị về ở với bà. Quả thị rơi ngay túi bà và từ đó ngày ngày bà đi chợ Tấm đều xuất hiện từ trong quả thị chui ra ngoài giúp bà lão dọn nhà, nấu cơm. Bà cụ phát hiện nên đã rình và bắt được. Bà xé nát vỏ thị và từ đó Tấm ở lại làm con gái của bà lão.
Một hôm vua vi hành nhận ra cánh trầu têm giống với cách têm trầu của vợ mình. Vua liền gọi bà lão ra hỏi và nhận ra con gái của lão chính là người vợ đã chết của mình – Tấm. Sau đó vua đón Tấm trở lại cung. Khi về, Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa nên đem lòng ghen ghét, hỏi Tấm cách làm trắng da. Cám làm theo sự hướng dẫn của Tấm và chết thảm. Mẹ Cám khi hay tin con gái mình chết cũng lăn đùng ra chết theo.
Theo chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhập Vai Tấm Kể Lại Câu Chuyện Tấm Cám trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!