Xu Hướng 6/2023 # Nhan Đề Giữ Vị Trí Quan Trọng Đối Với Người Sáng Tác Và Người Tiếp Nha # Top 8 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Nhan Đề Giữ Vị Trí Quan Trọng Đối Với Người Sáng Tác Và Người Tiếp Nha # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Nhan Đề Giữ Vị Trí Quan Trọng Đối Với Người Sáng Tác Và Người Tiếp Nha được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ý NGHĨA NHAN ĐỀ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9

1. ĐỒNG CHÍ (CHÍNH HỮU)

– Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt, xuất hiện từ đầu thời kỳ kháng chiến chống Pháp và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. – Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng. 2. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (PHẠM TIẾN DUẬT)

– Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “ bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng là sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. 3. ÁNH TRĂNG (NGUYỄN DUY) Ánh trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu mà nó còn là một thứ ánh sáng diệu kỳ (đối với nhân vật trữ tình trong bài thơ, đó là nghĩa tình đẹp đẽ của quá khứ), ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những lẽ sống cao đẹp – lẽ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Đó chính là ý nghĩa của bài thơ được Nguyễn Duy gửi gắm trong qua nhan đề “Ánh trăng”. Ánh trăng là một hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong tác phẩm. 4. KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ (NGUYỄN KHOA ĐIỀM) Bài thơ là một khúc hát ru. Người mẹ dân tộc Tà-ôi, rông hơn là cả dân tộc ViệtNam (trong đó có tác giả) hát ru những em bé dân tộc thiểu số lớn lên trên lưng mẹ trong kháng chiến chống Mỹ. Nhan đề làm nổi bật vẻ đẹp của người mẹ Tà-ôi có tình yêu con gắn liền với tình yêu đất nước, có những mong ước vừa bình dị vừa lớn lao. 5. BẾP LỬA (BẰNG VIỆT)

– Bếp lửa là hình ảnh thân thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người phụ nữ, người bà; gợi tình cảm gia đình ấm áp, tình bà cháu yêu thương. – Bếp lửa trong bài thơ còn là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất nước; cho những gì gần gũi, thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người có sức tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. – Bếp lửa vừa là hình ảnh thực vừa là một hình tượng nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. 6. LÀNG (KIM LÂN) – Kim Lân đặt tên truyện là “Làng” (chứ không phải là “Làng Chợ Dầu”) vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong tâm hồn người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp: tình yêu, gắn bó sâu nặng với quê hương, với đất nước. – Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân. 7. LẶNG LẼ SA PA (NGUYỄN THÀNH LONG) – Đảo chữ “lặng lẽ” lên đầu đã nhấn mạnh cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, nơi mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Nhưng thực ra đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. 8. CHIẾC LƯỢC NGÀ (NGUYỄN QUANG SÁNG) – Chiếc lược ngà trong tác phẩm là kỷ vật cuối cùng người cha gửi tặng cho con trước lúc hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. 9. BẾN QUÊ (NGUYỄN MINH CHÂU) – “Bến” là chỗ đỗ, chỗ đậu; “Quê” là quê hương, gia đình, là những gì thân thương, gắn bó sâu nặng với tâm hồn mỗi người. “Bến quê” là một nhan đề gợi nhiều suy nghĩ: Gia đình, quê hương chính là bến đỗ của cuộc đời, nơi neo đậu của tâm hồn con người. – Cùng với nhan đề, câu chuyện thức tỉnh mỗi chúng ta phải biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương. 10. MÙA XUÂN NHO NHỎ (THANH HẢI) – Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. – Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời con người. – Nhan đề thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời. – Nhan đề gợi suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. 11. SANG THU (HỮU THỈNH) – Không phải là “Thu sang” mà là “Sang thu”, sang thu như một bước đi, bước chuyển giao. Nhan đề bài thơ “Sang thu” trước hết giúp người cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Nhan đề thể hiện được nội dung tư tưởng của bai thơ đó là cảm nhận tinh tế về cảnh thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu và những suy ngẫm về đời người lúc sang thu. – “Sang thu” còn mang nghĩa ẩn dụ: bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời con người: giai đoạn tuổi trung niên. Điều đó góp phần lý giải những lưu luyến, bịn rịn của tam hồn con người với mùa hạ (sự sôi nổi, những khao khát của tuổi trẻ) đang đi qua. 12. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (LÊ MINH KHUÊ) -Hình ảnh những ngôi sao chỉ là một chi tiết xuất hiện thoáng qua trong kí ức của nhân vật chính Phương Định khi bất chợt có cơn mưa đá, gợi cho cô nhớ đến những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. – Đó có thể là ngôi sao trên mũ hoặc trên vai áo người chiến sĩ – Những ngôi sao là biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng, tâm hồn trong sáng, lãng mạn của những cô gái thanh niên xung phong ở chiến trường Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, có sức cuốn hút kì lạ. Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu, chúng ta mới cảm nhận được hết vẻ đẹp diệu kì. Họ là những ngôi sao xa xôi đã vượt lên khói bom, đạn lửa,vượt qua cái chết để lung linh, lấp lánh, tỏa sáng trên bầu trời Trường Sơn. – Nhan đề góp phần làm giảm bớt hiện thực khốc liệt nên chiến trường đầy bom lửa – Nhan đề làm nổi bật cảm hứng ngợi ca thế hệ nữ thanh niên xung phong ở Trường Sơn thời kỳ chống Mỹ. Văn học trẻ sưu tầm

Thú Vị Bài Thơ Phản Biện Của Người Da Đen Với Người Da Trắng Về Màu Da

“Coloured” (Da màu)  là một bài thơ rất thú vị, hài hước nhưng nội dung được đề cập đến lại rất nghiêm túc: nạn phân biệt chủng tộc. Trong bài thơ, tác giả đã vào vai một người da đen để phản biện người da trắng về lí do tại sao họ gọi người da đen là “da màu”, trong khi chính bản thân họ mới là “da màu”.

Lí do tác giả đưa ra rất thuyết phục: Người da đen, từ khi sinh ra đến khi chết đi vẫn chỉ một màu da đen, trong khi người da trắng thì thay đổi màu da liên tục: Đỏ hỏn khi sinh, lớn lên da trắng, đỏ ửng khi nóng, tái xanh khi lạnh, tím tái khi ốm, lúc chết xanh lè.

Vậy thì ai mới đúng gọi là “da màu” đây?

Bài thơ “Da màu”:

Da đen khi sinh Da đen khi lớn Da đen khi nóng Da đen khi lạnh Da đen lúc ốm Cho đến lúc chết Tôi vẫn da đen.

Còn anh thì sao? Đỏ hỏn khi sinh Lớn lên da trắng Đỏ ửng khi nóng Tái xanh khi lạnh Tím tái khi ốm Lúc chết xanh lè Đúng chăng khi anh gọi tôi là Da Màu?

Tác giả: một học sinh không rõ tên của Trường King Edward VI, Birmingham, Anh quốc.

Trong cuốn sách “Tuyển tập thơ, lời cầu nguyện và thiền định cho trẻ em” của tác Liz Attenborough (Nhà xuất bản Element Books, năm 1998)

Chuyển ngữ: Bùi Đại Dũng

Nguyên tác

Coloured

When I was born, I was black. When I grew up, I was black. When I get hot, I am black. When I get cold, I am black. When I am sick, I am black. When I die, I am black.

When you were born, You were pink. When you grew up, You were white. When you get hot, You go red. When you get cold, You go blue. When you are sick, You go purple. When you die, You go green.

AND YET YOU HAVE THE CHEEK TO CALL ME COLOURED!!!

(By an Anonymous pupil of King Edward VI School, Birmingham, UK.)

Found in The children’s book of poems, prayers and meditations ed. Liz Attenborough (Element Books, 1989)

Bạn đang đọc bài viết: “Thú vị bài thơ phản biện người da đen với người da trắng về màu da” tại chuyên mục Nghệ thuật của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: chúng tôi Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected] Xin chân thành cảm ơn!

Clip ý nghĩa:

Your browser does not support the video tag. Please upgrade to lastest version

So Sánh Vị Trí, Chức Năng Của Các Motif Chính Trong Truyện Cổ Tích Nàng Ốc Sên Của Hàn Quốc Và Người Lấy Cóc Của Việt Nam

Chúng tôi nhận thấy Nàng Ốc sên của Hàn Quốc và Người lấy cóc của Việt Nam thuộc cùng một kiểu truyện Người mang lốt hay kiểu truyện Người lấy thú, giữa chúng có sự tương đồng về những motif tạo ra cốt truyện tuy có sự khác nhau về vị trí và chức năng của các motif được sắp xếp để tạo nên nội dung truyện. Các motif này được chúng tôi tiếp cận khảo sát với vị trí là một đơn vị cấu tạo nên truyện kể dân gian theo phương pháp phân tích cấu trúc – chức năng. Nghĩa là dựa theo lý thuyết cấu trúc – chức năng chúng tôi sẽ xem xét những motif này như là những chức năng hoạt động của nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ. Cách tiếp cận nghiên cứu motif truyện kể dân gian theo hướng này có thể chỉ ra được vai trò và giá trị của các motif có mặt trong cốt truyện với tư cách là một đơn vị, là một thành phần cấu tạo nên cái toàn thể. Đồng thời còn có thể chỉ ra được các motif ấy với tư cách là một yếu tố truyền thống đã vận hành và biến đổi như thế nào trong cơ chế tạo dựng nội dung của hai cốt truyện nêu trên

COMPARE POSITION AND FUNCTION OF MAIN MOTIFS IN MISS SNAIL OF KOREA AND MAN MARRIED TOAD OF VIETNAM

LA MAI THI GIA[ii]

ABSTRACT

We realized that Miss snail of Korea and Man married toad of Vietnam belonged to the same type as Man in disguise or Men married animals. They are similar in terms of motifs which created a plot but they are different from each other in terms of position and function of motifs. These motifs are considered as units which created folktales by a structural and functional analysis. In other words, based on a theory of structure- function, we will consider these motifs as functions of activity of characters in magical folktales. Approaching and studying folktales this way can reveal the role and the value of motifs existing in the plot as a unit, that is, a component that makes up a whole. At the same time, through the method, we can find out how those motifs as traditional factors operate and change within the framework of producing the content of two stories above-mentioned.

Kiểu truyện Người mang lốt hay Người đội lốt vật là kiểu truyện phổ biến rộng khắp trong kho tàng truyện cổ tích thế giới. Nhân loại đã từng rung động biết bao trước mối tình lãng mạn và ngọt ngào của một cô gái xinh đẹp tuyệt trần và một con quái thú từ những nét vẽ điêu luyện của hãng phim hoạt hình Walt Disney. Mối tình ấy diễn ra trong một tòa lâu đài lộng lẫy của nước Pháp, từ xứ sở của tình yêu, từ câu chuyện cổ tích nổi tiếng làm nức lòng cả nhân gian Người đẹp và quái vật. Belle là con gái út của một thương gia, trong một chuyến đi buôn xa, tàu của ông đã bị cướp biển và mất hết hàng hóa. Ông lưu lạc đến một tòa lâu đài trong rừng sâu rồi được chủ nhân giấu mặt của nó đón tiếp rất nồng hậu và cho ngủ qua đêm tại đó. Mất tất cả tài sản nên ông không thể thực hiện được lời hứa với hai cô con gái đầu là mua trang sức quý giá cho họ. Nhưng còn lời hứa tìm một chiếc bông hồng cho cô con gái út dịu dàng và hiếu thảo của ông. Sáng hôm sau ông ra vườn và tìm thấy được một bông hồng rực rỡ trong tuyết lạnh nhưng khi ông vừa đưa tay lên ngắt bông hồng thì chủ nhân của khu vườn đó xuất hiện, đó là một con quái thú to lớn và hung bạo. Nó nổi cơn giận dữ và đòi xé xác ông. Cuối cùng khi biết được nguyên nhân vì sao ông phạm lỗi, quái thú đã yêu cầu ông đưa cô gái út đến với nó thì ông mới thoát được cái chết. Belle thương cha nên chấp nhận đi đến lâu đài dù biết rằng mình sẽ chết trong đôi tay hung bạo kia. Lần đầu tiên nhìn thấy quái thú, Belle đã ngất đi vì sợ hãi. Nhưng dần dần, nàng đã hiểu được trong hình hài to lớn đáng sợ ấy là một trái tim khao khát yêu thương và đầy ắp thương yêu. Rồi họ đã yêu nhau trước cả khi nàng phát hiện ra một sự thật rằng – cái hình hài xấu xí ấy chỉ là vỏ bọc bên ngoài của một vị hoàng tử khôi ngô phải chịu một lời nguyền rủa độc ác của mụ phù thủy. Và Belle cũng có ngờ đâu, chính tình yêu trong trẻo của nàng đã hóa giải được lời nguyền thâm độc ấy. Hoàng tử cởi bỏ lốt quái vật, hạnh phúc đời đời bên cô gái xinh đẹp tuyệt trần và nhân hậu mà mình yêu thương tha thiết.

Trong kho tàng văn học dân gian của thế giới, hầu như ở quốc gia nào cũng đều tồn tại những câu truyện cổ tích về nhân vật người mang lốt này. Ở Việt Nam nổi tiếng với truyện Sọ Dừa của người Kinh và rất nhiều những câu chuyện có cùng motif này ở các dân tộc thiểu số khác như Chàng Lợn của người Giá rai; Chàng Cóc của người Ê Đê; Chàng Rắn và Chàng Dê của người Mèo; chàng Bầu của người Mường; Con rùa vàng của người Tày hay Chàng Rùa của người Xơ Đăng… Trên thế giới có thể kể đến truyện Con sói trắng, Hoa hồng đẹp hay Người đẹp và quái vật của Pháp, Nàng công chúa Ếch của Nga, truyện Lấy chồng dê trong Nghìn lẻ một đêm của Ả rập, Hoàng tử Rắn hay Sọ Dừa của Miama, Hoàng tử Cua và Vua Cá sấu của Ấn độ hay Chàng kỵ sĩ nhái và Người đẻ trứng của Trung Quốc…

Không hẹn mà cùng khi truyện cổ tích của các quốc gia trên thế giới thuộc kiểu truyện này đều luôn luôn kết thúc có hậu khi nhân vật xấu xí được cởi bỏ lốt vật để hiện ra với hình dáng của một cô gái xinh đẹp tuyệt trần hay một chàng trai tuấn tú khôi ngô. Phải chăng đó là ước mơ của nhân loại từ ngàn năm nay mong muốn những con người bất hạnh chẳng may được sinh ra với hình hài xấu xí, tật nguyền sẽ luôn luôn gặp được tình yêu và hạnh phúc đời đời. Hay lớn hơn, dân gian muốn chứng minh rằng có một chân lý vĩnh hằng trên thế giới này, rằng tình yêu chân thật xuất phát từ những trái tim chân thành sẽ vượt qua được mọi khó khăn, hóa giải được mọi rào cản, kể cả đó là những lời nguyền thâm độc nhất?

Tôi muốn kể về hai câu chuyện thuộc kiểu truyện người mang lốt, một của Hàn Quốc và một của Việt Nam. Giữa hai câu chuyện cổ tích ấy có sự trùng hợp gần như là khớp nhau hoàn toàn về sự xuất hiện của các motif đóng vai trò là những tình tiết tạo nên cốt truyện. Tuy nhiên sự mang lốt của hai nhân vật chính trong hai câu chuyện này không phải là do chịu lời nguyền như số phận vị hoàng tử của Châu Âu mà là do… họ muốn thế. Họ là những nàng tiên chọn cách mang lốt để có thể giao tiếp được với thế giới loài người và tiếp cận đối tượng mà họ yêu thương. Đó là truyện Nàng Ốc Sên của Hàn Quốc và truyện Người lấy cóc của Việt Nam.

Truyện của Hàn Quốc kể rằng, vì xúc động trước thân phận mồ côi lẻ loi nhưng tính tình hiền lành chăm chỉ của chàng đánh cá mà cô con gái yêu của Long Vương đã đội lốt ốc sên để chui vào lưới của chàng và tự nguyện theo chàng về sống trong một túp lều bé xíu. Ngày ngày khi chàng trai vác lưới ra sông cũng là lúc Ốc sên bước ra khỏi lu nước nhỏ và hóa thân thành một cô gái nhan sắc tuyệt trần. Cô gái ấy chăm sóc nhà cửa, chuẩn bị cho chàng những bữa ăn ngon. Vài lần như vậy, chàng trai quyết tìm ra ai là người đã giúp đỡ mình nên một hôm giả vờ ra khỏi nhà để rồi quay lại núp đằng sau cánh cửa. Cuối cùng chiếc vỏ ốc đã bị chàng phá vỡ và nàng Ốc sên chẳng còn nơi nào để ẩn náu nữa. Nàng ở lại bên người con trai mình đã thầm yêu thương và họ sống mặn nồng hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên một tên vua háo sắc đã rung động trước nhan sắc của nàng. Hắn bày trò thi thố với chồng nàng để mong cướp nàng về làm vợ. Rốt cuộc, với sự giúp sức của Long Vương, chàng trai đã 3 lần đánh thắng tình địch. Chàng và Ốc sên cùng nhau lên ngôi và hạnh phúc đời đời.

Nhân vật chính trong Người lấy cóc của Việt Nam cũng là một nàng tiên xinh đẹp, vì cảm động trước nỗi khao khát của đôi vợ chồng già hiếm muộn nên đã đầu thai làm con của họ trong lốt của một con cóc xấu xí. Con cóc ấy đã được một chàng học trò yêu thương và họ cùng nhau nên vợ thành chồng. Tuy nhiên thử thách cũng đã được đặt ra cho tình yêu của họ. Hai lần thử thách đầu tiên chồng của cóc đã dành được thắng lợi với mâm cỗ thịnh soạn và bộ trang phục tuyệt đẹp dành cho thầy giáo, tất cả đều do người vợ cóc xấu xí của anh làm ra. Lần thử thách cuối cùng và cũng khó khăn nhất là một cuộc thi nhan sắc. Bạn học của anh quyết làm cho anh bẽ mặt vì họ biết chắc rằng nàng cóc của anh dù có giỏi giang đến đâu, đáng yêu đến đâu và dù có là… hoa hậu cóc đi nữa cũng không thể so sánh được với con người. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh một nàng cóc xinh đẹp tuyệt trần khi không còn là cóc nữa. Bộ lốt xấu xí ấy đã bị anh học trò xé nát và vứt đi. Và tình yêu chân thành của anh học trò đã được đền đáp xứng đáng với nhan sắc tuyệt vời của một người vợ mà tất thẩy bạn bè đều mơ ước.

1.Motif người mang lốt và Motif xuất thân thần kỳ

Các câu chuyện thuộc kiểu truyện người đội lốt vật thường có chứa đựng hai motif quan trọng là motif người mang lốt và motif xuất thân thần kỳ (hay sinh đẻ thần kỳ). Các nhân vật mang lốt nếu là một con người trần thế thì tình tiết chỉ sự xuất thân của họ thường không được nhắc đến, và thường là do phải chịu một lời nguyền rủa nào đó mà họ biến thành vật. Còn nếu nhân vật có nguồn gốc xuất thân từ thần linh thì thường chủ động đội lốt vật để có thể đầu thai làm người hay giao tiếp với thế giới loài người. Với kiểu nhân vật mang lốt do bị nguyền rủa thì sự cởi bỏ lốt của họ thường là do sự tác động của một con người bình thường không hề có phép thuật nhưng có trái tim chân thành. Những con người đó đã yêu thương họ thật lòng và chính tình yêu chân thật đó đã hóa giải được lời nguyền. Còn với kiểu nhân vật đội lốt một cách chủ động thì kết quả của việc cởi bỏ lốt là do họ tự làm lấy hoặc do ai đó đã hủy đi lốt vật của họ khiến họ không còn nơi nào để ẩn náu nữa. Hai nhân vật người mang lốt trong truyện của Hàn Quốc và Việt Nam mà chúng tôi so sánh đều thuộc kiểu nhân vật mang lốt một cách chủ động. Nàng Ốc sên vì muốn được tiếp xúc với chàng chài lưới mà nàng thầm yêu nên đã hóa thành con ốc sên và chui vào lưới đánh cá của chàng. Còn nàng Cóc vì cảm động với nỗi khát khao của đôi vợ chồng già nên đã hóa thành một con cóc và đầu thai làm con của họ. Chính trong lốt vật đó hai nhân vật có gốc gác thần kỳ là nàng Cóc và nàng Ốc sên đã chủ động tìm kiếm và lựa chọn tình yêu hạnh phúc cho mình chứ không bị động chờ đợi tình yêu như các nhân vật người bình thường mang lốt do bị nguyền rủa kể trên.

Khi nghiên cứu về motif sinh đẻ thần kỳ, các nhà nghiên cứu folklore cho rằng đây là motif có nguồn gốc từ thần thoại, xuất phát từ quan niệm nguyên thủy rằng người mẹ đã giao tiếp với giới thần linh hoặc được thần linh cảm ứng vào cơ thể để sinh ra những đứa con có hình dạng, tính cách và tài năng khác thường… Và những đứa con đó sau này sẽ trở thành những vị thần linh cứu nhân độ thế hoặc những anh hùng có sức khỏe phi thường thực hiện những chiến công hiển hách để bảo vệ cộng đồng dân tộc… Tuy nhiên với nguồn gốc xuất thân của hai nhân vật nàng Cóc và nàng Ốc sên, ta có thể thấy rõ được bản chất thần linh của hai người vì thực ra họ là con cái của thần linh chứ không phải ra đời từ sự kết giao của thần linh và một người mẹ trần thế. Hai nhân vật này có dòng máu thần thánh hoàn toàn chứ không phải là các nhân vật bán thần như trong thần thoại. Ốc sên là con gái yêu của Long Vương, mượn vỏ ốc để chui vào lưới của chàng trai đánh cá. Nàng Cóc là ái nữ của Ngọc Hoàng, xúc động trước tấm chân tình của đôi vợ chồng già mà mượn vỏ cóc để đầu thai. Ngay từ đầu, trong hai câu truyện này, ta đã thấy tác giả dân gian muốn khẳng định tính thần linh của hai nhân vật đội lốt, và nếu có thể tìm một khái niệm chính xác hơn, theo tôi phải gọi nàng Ốc sên và nàng Cóc là kiểu nhân vật “thần tiên đội lốt” chứ không thuộc kiểu nhân vật “người mang lốt” như chúng ta vẫn quen gọi. Như vậy sự xuất thân thần kỳ trong hai câu truyện này nhằm để khẳng định và làm rõ thêm yếu tố mang lốt của nhân vật, giải thích cho nguyên nhân vì sao nhân vật xuất hiện trong lốt vật mà không phải trong hình dạng của người bình thường

Xét về vị trí chức năng của motif người mang lốt trong Nàng ốc sên và Người lấy C óc trong kết cấu của cốt truyện nói chung, theo tôi motif này vừa đóng vai trò là một công thức sơ khởi, là một yếu tố bất biến xuất hiện và di chuyển trong nhiều cốt truyện khác nhau. Tại mỗi cốt truyện nó có thể cùng kết hợp với các motif khác để tạo nên toàn bộ nội dung, đóng vai trò là một bộ phận quan trọng có tính quyết định trong cái toàn thể mà nó góp phần tạo nên. Đồng thời motif người mang lốt cũng có thể là một motif có khả năng phát triển thành cốt truyện, ban đầu chỉ là một hình thức phôi thai, là hạt nhân của đề tài cốt truyện, motif này trải qua một quá trình nhào nặn, di chuyển qua lại trong các cốt truyện khác nhau và ở mỗi cốt truyện sau khi được gia tăng, nối dài, bổ sung thêm nhiều tình tiết quan trọng, nó sẽ phát triển thành cốt truyện. Trường hợp này theo như nghiên cứu của nhà folklore học người Nga Vexelopxki – người khởi xướng ra lý thuyết của trường phái thi pháp lịch sử trong nghiên cứu truyện kể dân gian – cho rằng cốt truyện như là sự tiến hóa tất yếu của motif hay motif phát triển thành cốt truyện. Như vậy có nghĩa là rõ ràng không phải cốt truyện là sự cộng gộp đơn giản của những motif tạo ra nó mà lúc này bên trong motif sẽ xuất hiện những tính chất mới, có những đặc trưng, khả năng và quy luật riêng của mình. Theo ý nghĩa đó thì motif có thể được định nghĩa như là những khái quát hóa đơn giản nhất, theo thời gian có thể tạo nên những khái quát hóa phức tạp hơn[iii]. Trong trường hợp nghiên cứu của chúng tôi, có thể thấy motif người mang lốt từ vai trò là một công thức góp phần tạo nên cốt truyện, về sau này đã phát triển thành một kiểu truyện phổ biến trên toàn thế giới là kiểu truyện người mang lốt.

2.Motif thử thách và sự xuất hiện những biện pháp thần kỳ

Như đã nói ở trên, sự xuất thân thần kỳ của nhân vật nhằm để giải thích cho những tính cách thần kỳ của họ, và những tính cách ấy chỉ có thể được bộc lộ thông qua motif thử thách. Đồng thời chính vì sự xuất thân cùng với tính cách thần thánh và khả năng phi thường của mình mà nhân vật dễ dàng vượt qua được mọi thử thách dù là khó khăn đến đâu. Trong truyện của Việt Nam và Hàn Quốc đều xuất hiện motif thử thách này tuy nhiên tính chất của cuộc giao tranh và người trực tiếp thực hiện cuộc giao tranh này rất khác nhau. Trong Nàng Ốc sên và Người lấy Cóc, hai nhân vật đội lốt đều có vai trò như là những nguyên nhân dẫn đến các cuộc gia tranh giữa chồng họ và các nhân vật đối thủ. Tuy nhiên trong truyện Nàng Ốc sên, cuộc giao tranh có tính chất quyết liệt hơn vì kết quả của cuộc thi sẽ quyết định ai sẽ là người dành được nàng Ốc sên xinh đẹp (sau khi đã cởi bỏ lốt). Nàng Ốc sên trong truyện của Hàn Quốc vừa là nguyên nhân gây ra sự giao tranh vừa là phần thưởng cho người thắng cuộc nhưng vai trò của nàng trong cuộc thi này hết sức mờ nhạt, chính chồng nàng mới là nhân vật phải vượt qua những thử thách khó khăn. Không như trong truyện của Việt Nam, vai trò của nàng Cóc hết sức quan trọng, nàng chính là đối tượng mà motif thử thách hướng đến, là nguyên nhân và là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ để giúp chồng thắng cuộc.

Về sự khác biệt này ta có thể lý giải bằng motif về sự xuất thân thần kỳ của 2 nhân vật chính. Ở Nàng Ốc sên, nguồn gốc xuất thân của nàng không được nói rõ, chỉ kể rằng chàng đánh cá thấy được một con ốc sên trong lưới của mình và mang về nuôi. Lai lịch của nàng chỉ được hé lộ khi nàng gởi chiếc nhẫn và thư cho Long Vương cha nàng nhờ giúp đỡ chồng nàng vượt qua được những thử thách trong cuộc thi với tên vua háo sắc. Ta thấy rằng ngoài khả năng có thể cởi bỏ lốt vật, nàng Ốc sên không còn một phép thuật gì khác dù nàng là con gái của nhân vật có nhiều quyền năng như Long Vương, do vậy ngoài việc đóng vai trò là nguyên nhân thì nàng đứng bên ngoài cuộc giao tranh và số phận của nàng phụ thuộc vào sự thành bại của người chồng cũng như khả năng giúp đỡ của Long Vương cha nàng. Ngược lại, trong truyện Người lấy Cóc của Việt Nam, ngay từ đầu đã có sự xuất hiện của motif sinh đẻ thần kỳ. Cóc được kể chính là con gái của Ngọc Hoàng thượng đế, đầu thai xuống làm người trần thế vì cảm động trước lòng mong mỏi con cái của 2 vợ chồng già nhân hậu. Và khi mới sinh ra, dù trong thân thể một con cóc xấu xí, nàng đã có thể nói được tiếng người, có thể giúp cha mẹ đỡ đần trong công việc đồng áng và đặc biệt có được sự hiểu biết thiên bẩm về thơ phú cùng với khả năng giao tiếp dịu dàng thu hút người nghe. Chi tiết Cóc lên tiếng xin anh học trò đừng ngắt lúa của mình theo tôi là một chi tiết hết sức Việt Nam vì lời của nàng Cóc nghe như âm vang của thể thơ lục bát người Việt ” Chàng ơi chàng, sao chàng lại ngắt lúa vàng nhà em?”. Từ câu hỏi như là câu chào làm quen ban đầu này mà Cóc và anh học trò quen biết nhau, cùng nhau tâm sự chuyện trò và cuối cùng là đem lòng cảm mến, yêu thương. Nghe giọng nói của Cóc trong trẻo, dịu dàng, thái độ lại chân thật, vui vẻ, anh học trò bụng bảo dạ: – ” Xấu hình nhưng tốt nết, thật là ít có!”. Mấy lần qua lại đám ruộng, anh đều thấy Cóc đón chờ mình để trò chuyện. Dần dần anh đâm ra phải lòng Cóc và xin cha mẹ đến nhà Cóc dạm nàng về làm vợ. Chi tiết Cóc là người mở lời đầu tiên và đón chờ anh học trò đi học về để trò chuyện hàng ngày tương tự như chi tiết nàng Ốc sên lọt vào lưới của anh chài nghèo. Ở đây ta thấy có sự chủ động của hai cô gái trẻ trong lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của mình.

Trở lại với motif thử thách trong truyện, đi kèm với nó là sự xuất hiện của các biện pháp thần kỳ giúp cho nhân vật vượt qua được khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ của mình, đôi khi chính biện pháp thần kỳ ấy có thể tiêu diệt được kẻ đối thủ đã đưa nhân vật chính và cuộc giao tranh. Trong kho tàng truyện cổ tích trên thế giới, các biện pháp thần kỳ thường xuất hiện hết sức đa dạng và phong phú. Đó có thể là những con vật có phép thuật như con ngựa biết bay, con thỏ biết hát, con mèo biết múa hay con chuột biết nói tiếng người… Đó cũng có thể là những đồ vật có phép thuật như chiếc thảm bay, chiếc gậy sinh tử, chiếc nhẫn có quyền năng, chiếc hài ngàn dặm… hay cũng có thể những phẩm chất thần kỳ mà nhân vật nhận được từ người trợ giúp của mình như khả năng đi trên mặt nước, đi xuống âm phủ hay có thể nhìn thấy trong bóng đêm… Các biện pháp ấy đôi khi là do nhân vật được ban thưởng hay được người khác chỉ cho biết, cũng có khi các biện pháp thần kỳ ấy đã được chuẩn bị sẵn để dành tặng cho nhân vật, đôi lúc những biện pháp ấy xuất hiện một cách ngẫu nhiên vô tình như nhân vật uống được, ăn được các vật phẩm thần kỳ và có được sức mạnh phi thường…

Trong motif thử thách này ở truyện của Hàn Quốc, nàng Ốc sên không phải là người trực tiếp tham gia vào cuộc giao tranh và cũng không phải là người trực tiếp tạo ra hay sử dụng các biện pháp thần kỳ. Những thử thách được đặt ra cho chồng của Ốc sên và chàng cần phải vượt qua được mọi khó khăn để giữ vững hạnh phúc của mình với người vợ xinh đẹp. Nhiệm vụ của chàng là phải giành quyền thắng trong ba cuộc thi do nhà vua tổ chức và đồng thời chính nhà vua cũng là đối thủ của chàng. Cuộc thi thứ nhất là thi chặt cây trong một cánh rừng rậm rạp, cuộc thi thứ hai là chạy đua qua cầu trên lưng ngựa và cuộc thi thứ ba là đua thuyền vượt biển sâu. Ở đây, biện pháp thần kỳ xuất hiện trong Nàng Ốc sên là do Long Vương – với vai trò như là một nhân vật trợ giúp trong truyện cổ tích thần kỳ – ban cho chồng nàng, đầu tiên là chiếc bầu nậm chứa hàng trăm người tí hon giúp chàng chặt cây thi với quân lính của nhà vua. Lần thứ hai đồ vật thần kỳ là một chú thỏ bé xíu và ốm yếu tưởng có thể sẽ bị ngã vì một cơn gió nhẹ. Nhưng chính thú thỏ ấy đã giúp chàng trai giành chiến thắng trong cuộc đua với con tuấn mã mạnh mẽ của nhà vua. Và lần cuối cùng, vật báu Long Vương ban cho chàng là một chiếc thuyền nan nhỏ bé, chiếc thuyền ấy đã đưa chàng vượt biển, băng qua muôn trùng sóng gió, lướt ào qua mũi thuyền rồng to lớn vững chắc của nhà vua trong cuộc đua cuối cùng để dành lấy hạnh phúc vững chắc cho mình.

Nếu nàng Ốc sên có một khởi đầu thuận lợi là được chàng đánh cá mang về nhà nuôi khi nàng còn đang ở hình dạng của một con ốc thì nàng Cóc lại phải đối diện với sự lựa chọn sinh tử ngay từ khi mới được sinh ra. Cha mẹ Cóc đã hoảng sợ khi thấy hình dạng quái dị của đứa con mà họ ngày đêm mong mỏi, và họ đã định mang Cóc vứt vào rừng sâu. Tuy nhiên ngay trong lần thử thách đầu tiên này, Cóc đã bộc lộ cho cha mẹ thấy được những khả năng và tính cách giống như con người bình thường của mình để dành quyền được sống, được tồn tại. Những thử thách tiếp theo về sau này được đặt ra trong ba cuộc thi giữa các người vợ của những người học trò. Nếu như cuộc giao tranh ở Nàng Ốc sên có tính quyết liệt sống còn giữa hai đối thủ để tranh giành người đẹp thì các thử thách ở Người lấy Cóc có tính chất là một cuộc thử thách nhẹ nhàng hơn. Mục đích tạo ra sự thách đố này là vì các bạn học của chồng Cóc muốn làm bẽ mặt chàng và vì họ không thể chấp nhận được khi có một người bạn lại đi lấy cóc về làm vợ. Họ muốn chàng thất bại trong các cuộc thi để giúp chàng tỉnh ngộ, rằng rốt cuộc người vợ mà chàng hết mực yêu quý chẳng qua cũng chỉ là một con cóc xấu xí tầm thường, không thể sánh được với những người vợ xinh đẹp của họ được. Các thử thách được đặt ra ở đây nhằm vào đối tượng là những người vợ và họ phải hoàn thành các nhiệm vụ đó. Đầu tiên những người vợ phải tự tay nấu một mâm cỗ thật ngon dâng lên cho thầy giáo của chồng. Thứ hai là họ phải may cho thầy một bộ trang phục thật đẹp và vừa vẹn. Và thứ 3 là cuộc thi sắc đẹp giữa những người vợ để tìm ra ai là người đẹp nhất.

Các biện pháp thần kỳ trong truyện Người lấy cóc xuất hiện trong ba cuộc thách đố và do chính nhân vật đội lốt thực hiện. Vì như ta đã nói ở trên, ngay từ đầu Cóc đã ra đời từ motif sinh đẻ thần kỳ, Cóc là con của thần linh vì thế Cóc mang trong mình dòng máu của thần linh và có quyền năng phép thuật của thần. Lần thử thách đầu tiên, bằng phép thuật của mình, Cóc đã gọi lên đến thiên đình và cầu xin chị em của nàng là các tiên nữ hóa thành chim xuống giúp Cóc sửa soạn mâm cỗ dâng thầy đồ Lê. Lần thứ hai, chính Cóc hóa thành một con ruồi bay theo chồng đến trường học và đậu lên người thầy giáo để lấy số đo. Nhờ vậy mà Cóc đã may được cho thầy một bộ trang phục tuyệt đẹp vừa vẹn như in đến từng kích cỡ. Lần thứ ba cũng chính Cóc tự trút bỏ lốt vỏ xấu xí của mình để hiện ra là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần khiến cả chồng nàng lẫn bạn bè đồng môn đều ngơ ngẩn.

Như vậy, trong cả hai câu truyện kể trên của Hàn quốc và Việt Nam đều có chứa đựng motif thử thách và đi kèm theo nó là sự xuất hiện của các biện pháp thần kỳ. Motif thử thách đứng ở vị trí vào giữa cốt truyện, là chi tiết đóng vai trò như những nút thắt, tạo ra những bước ngoặc quan trọng trong diễn biến truyện, dẫn dắt câu chuyện đến những tình tiết càng lúc càng gây cấn hơn. Bên cạnh đó sự xuất hiện kèm theo của các biện pháp thần kỳ đan xen với motif thử thách thì đóng vai trò như là một chi tiết mở nút, là vật trợ thủ quan trọng để giúp nhân vật vượt qua thử thách. Đồng thời motif biện pháp thần kỳ còn có vị trí ở cuối truyện, đóng vai trò như một tình tiết kết thúc truyện, tạo nên một trong những đặc trưng quan trọng của thể loại truyện cổ tích thần kỳ là sự kết thúc có hậu.

3.Motif cởi bỏ lốt và sự nhận ra.

Trong kiểu truyện người mang lốt bao giờ cũng tồn tại motif này và trong đa số các cốt truyện trên thế giới thì motif cởi bỏ lốt thường xuất hiện vào cuối câu chuyện. Cùng với sự cởi bỏ lốt của nhân vật chính là sự được nhận ra hình dạng thật sự của họ đối với những người xung quanh. Đây là motif đặc biệt có vị trí và chức năng khác nhau trong truyện Nàng Ốc sên và truyện Người lấy Cóc. Sau khi cởi bỏ lốt vật xấu xí, cả hai nhân vật mang lốt đều được nhận ra trong hình dạng của những con người bình thường và đều là những cô gái có sắc đẹp tuyệt trần. Tuy nhiên nếu như trong truyện của Hàn Quốc, sự cởi bỏ lốt của nàng Ốc sên là để bắt đầu cho cuộc hôn nhân với con người và cũng là ngọn nguồn của mọi tai họa và thử thách về sau thì trong truyện của Việt Nam, khi Cóc ra khỏi lốt vật thì cũng là lúc nàng đã vượt qua được mọi thử thách khó khăn trong đời sống và được yên ổn hạnh phúc đời đời bên người đã yêu thương và lấy nàng khi nàng chỉ là một con cóc xấu xí. Như vậy ta có thể thấy được chính sự khác nhau về vị trí xuất hiện của cùng một motif trong hai cốt truyện khác nhau đã khiến dẫn đến những chức năng khác nhau mà motif này đảm nhận trong cấu tạo nội dung cốt truyện.

Sự cởi bỏ lốt của nàng Ốc sên diễn ra một cách bị động, giống như cô Tấm bước ra từ quả thị, nàng Út bước ra từ ống tre hay người đẹp bước ra từ tranh vẽ… Tất cả những nhân vật này bị người khác tình cờ (thực ra là cố ý) thấy được sự cởi bỏ lốt của họ nên đã nhanh chóng giấu đi hoặc phá hủy lớp vỏ đó khiến họ không thể nào quay lại trong hình dạng cũ được nữa và phải chấp nhận cuộc sống của người bình thường. Trong Nàng Ốc sên, vì muốn biết ai là người đã đến giúp mình chăm sóc nhà cửa và nấu những bữa cơm ngon nên chàng đánh cá đã cố tình tìm kiếm, cuối cùng khi “bắt” được Ốc sên, chàng đã đập vỡ ngay vỏ ốc để nàng không có đường lui và chịu ở lại cùng chàng trong vai trò người vợ. Lúc này motif cởi bỏ lốt trong truyện của Hàn Quốc lại chính là nguyên nhân dẫn đến tình tiết sự kết hôn giữa người và nhân vật mang lốt (đã cởi lốt) và cũng chính là nguyên nhân đưa đến motif thử thách là các cuộc giao tranh quyết liệt trong truyện. Chính sắc đẹp của Ốc sên đã mang đến tai họa cho vợ chồng nàng khi sắc đẹp ấy lọt vào mắt một nhân vật có quyền lực nhất trong xã hội thời bấy giờ là nhà vua. Ta thấy ở đây có sự tương đồng với truyện Sọ Dừa của Việt Nam. Khi Sọ Dừa xuất hiện với hình dạng thật sự là một chàng trai khôi ngô tuấn tú thì đó lại là mầm mống dẫn đến sự ganh ghét của hai cô chị đối với nàng Út. Họ khao khát muốn có được người chồng đẹp trai và tài năng như em gái của mình, trong khi cách đó ít lâu chính họ đã khinh bỉ, dè bĩu Sọ Dừa khi chàng vẫn còn là một cục thịt lăn lông lốc. Lúc này motif cởi bỏ lốt trong Nàng Ốc sên và Sọ Dừa có chức năng như là tình tiết tạo ra nút thắt trong diễn biến cốt truyện. Nàng Ốc sên, từ motif cởi bỏ lốt trở đi, sau hành động đưa cho chồng chiếc nhẫn và lá thư để cầu cứu Long Vương, ta thấy vai trò của nàng trong câu truyện này hầu như đã chấm dứt. Những hành động còn lại để tiếp tục dẫn dắt câu chuyện là của nhân vật người chồng cùng đối thủ là nhà vua và các nhân vật phụ trợ có tính chất thần kỳ khác như Long Vương, những người tí hon có sức khỏe phi thường, chú thỏ ốm yếu có thể chạy như bay và con thuyền nan lướt nhanh trên sóng biển…

Chi tiết kết thúc vai trò của nhân vật chính sau khi cởi bỏ lốt trong truyện Nàng Ốc sên và Người lấy Cóc là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên ở truyện Việt Nam, vai trò của nhân vật kết thúc cũng đồng thời là kết thúc truyện, khi để lộ thân phận thật sự của mình, nhân vật cũng đồng thời đã khẳng định được tài năng của mình khiến cho các đối thủ đều phải tâm phục khẩu phục. Ở đây đã có sự khác nhau về vị trí xuất hiện của motif, ở truyện của Hàn Quốc là vào giữa câu truyện, còn ở truyện Việt Nam là khi câu truyện kết thúc. Đồng thời sự diễn ra hành động cởi bỏ lốt của nàng Cóc cũng hết sức chủ động chứ không như truyện Nàng Ốc sên. Vì để một lần nữa vượt qua được thử thách dành cho mình, Cóc đã cởi bỏ lốt và hiện ra là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, giành thắng lợi trước tất cả các đối thủ của mình trong cuộc thi nhan sắc. Kéo theo sau thắng lợi của Cóc là niềm sung sướng hạnh phúc của anh học trò nghèo đã chân thành yêu thương Cóc khi nàng vẫn còn là một con vật xấu xí. Ngược lại với Nàng Ốc sên, sự cởi bỏ lốt là nguyên nhân dẫn đến hôn nhân và tai họa, thì trong Người lấy cóc chính sự “chưa cởi bỏ lốt” lại là ngọn nguồn dẫn đến các thử thách về sau và cuộc hôn nhân đã diễn ra trước đó. Vì thế, trong người lấy Cóc, motif cởi bỏ lốt đóng vai trò là một tình tiết mở các nút thắt, giải quyết mâu thuẫn và tạo nên kết thúc truyện. Một lần nữa, so sánh motif cởi bỏ lốt vật trong hai cốt truyện khác nhau của Việt Nam và Hàn Quốc để khẳng định rằng sự thay đổi về vị trí sẽ dẫn đến sự thay đổi về vai trò và chức năng của motif trong quá trình hình thành nên đề tài cốt truyện.

KẾT LUẬN

Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia đều nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, sự ảnh hưởng đó phần nào thể hiện trong nếp sống và cả trong văn học của hai nước, kể cả là trong văn học dân gian. Gần gũi nhau về mặt địa lý nên có sự giao lưu, di chuyển, truyền bá các thể loại văn học dân gian giữa hai nước là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên mục đích của chúng tôi trong bài viết này không nhằm để chứng minh nền văn học nào là chịu ảnh hưởng của nền văn học nào khi cùng tồn tại một kiểu truyện người mang lốt. Vì suy cho cùng đây là kiểu truyện phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới với nhiều nội dung hết sức đa dạng tùy theo nét đặc trưng trong văn hóa của mỗi quốc gia. Có thể Người lấy Cóc của Việt Nam hay Nàng Ốc sên của Hàn Quốc là một biến thể được di chuyển từ các vùng văn hóa khác đến nhưng cũng có thể là sản phẩm tự sinh của nền văn hóa, văn học dân tộc. Mục đích của chúng tôi cũng không nhằm để chứng minh sự ra đời của kiểu truyện này ở Hàn Quốc và Việt Nam là từ đâu mà có vì đó là nhiệm vụ của việc nghiên cứu truyện kể dân gian theo phương pháp nguồn gốc lịch sử. Chỉ là sự tình cờ bắt gặp hai câu chuyện cổ tích thần kỳ xinh đẹp của hai quốc gia có những nét tương đồng trong nội dung cốt truyện và trong sự xuất hiện các motif chính của truyện nên chúng tôi thử so sánh các motif giống nhau ấy theo phương pháp phân tích cấu trúc chức năng nhằm để tìm ra được vị trí và vai trò của các motif này trong những tương đồng và dị biệt của văn học dân gian Việt Nam và Hàn Quốc. Chúng tôi cũng mong muốn rằng về sau này sẽ có điều kiện triển khai đề tài này theo hướng nghiên cứu sâu hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Hữu Kham, Ahn Kyong Hwan (2006) Truyện cổ Hàn Quốc, NXB Trẻ.

2. Jeon Hye Kyung (Toàn Tuệ Khanh)(2005) Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam – thông qua tìm hiểu sự tích động vật; NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Đổng Chi (2002) Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam; tập 1; NXB GD.

4. I. K. Gorki (1989); Thi pháp lịch sử của Veselovski (bản tiếng Nga), NXB Đại học.

5. Nhiều tác giả dịch (2003 và 2004); Tuyển tập V.Ia.Propp; Tập 1; NXB Văn hóa Dân tộc; HN.

6. Nguyễn Thị Huế (1999) Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam; NXB KHXH, HN.

7. Ngô Quang Vinh (2006); Người đẹp và quái vật – truyện cổ tích thế giới; NXB Văn hóa thông tin

8. Xuân Mỹ, Hai Nguyễn; 100 truyện cổ tích thế giới; NXB Văn hóa thông tin.

[i] NCS, Ths, GV Khoa Văn học & Ngôn ngữ, ĐHKHXH & NV. TPHCM

[ii] MA., PhD Candidate, Lecturer of Literature & Language Faculty, USSH – VNU-HCMC

[iii] I. K. Gorki (1989); Thi pháp lịch sử của Veselovski (bản tiếng Nga), NXB Đại học.

Tứ Phủ Quan Hoàng, Tứ Phủ Thánh Hoàng, Thập Vị Quan Hoàng

Tứ phủ Quan Hoàng còn gọi là Tứ Phủ Thánh Hoàng. Tứ phủ Quan Hoàng gồm có mười vị Quan Hoàng, hầu hết được quy về làm con Đức Vua cha Bát Hải Động Đình.

Tứ phủ Ông Hoàng hay Tứ phủ Thánh Hoàng là các Ông Hoàng trong đạo Mẫu còn được dân gian gọi là Thập vị Ông Hoàng mà ta hay thấy tọa dưới hàng Chầu Bà và Ngũ Vị Tôn Quan trên ban thờ Tứ phủ, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cô và Tứ Phủ Thánh Cậu. Đây là các vị Thánh nam thuộc về bốn phủ: Thiên, Điạ, Thoải và Nhạc. Huyền tích về sự xuất hiện của họ thường có liên hệ mật thiết với các nhân vật lịch sử, danh tướng có công đánh dẹp giặc hay những người khai sáng, mở mang cho đất nước, địa phương nơi họ hiển linh.

Trong hệ thống thần điện của tín ngưỡng thờ đạo Mẫu Tứ Phủ, ở hàng Tứ phủ Thánh Hoàng ta thường thấy có đại diện là Ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười.

Các Ông Hoàng này thường được thờ ở ban công đồng hoặc ban riêng trong trang phục với màu sắc khác nhau, tượng trưng cho từng phủ. Các Thánh Hoàng thường đảm nhiệm chức năng thay quyền Vua Cha, Thánh Mẫu để ban tài, tiếp lộc, ban công, ban quyền, phù trợ việc học hành, thi cử cho người dân. Đôi khi, các ngài cũng chấm lính, bắt đồng hoặc thậm chí ứng đồng xem bói.

Thập vị Quan Hoàng gồm có:

1. Thánh ông Hoàng Cả

Ông Hoàng Cả hay còn gọi là Ông Hoàng Quận là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông có nhiệm vụ trông coi giữ sổ sách trên thiên đình. Ông thường rong chơi khắp chốn bồng lai, tiên cảnh” Khi chơi Thiếu Lĩnh, lúc chơi Non Bồng”. Trên dạo chơi trên thượng giới Ông thường cưỡi con Xích Long, khi dạo chơi trên mặt nước Ông Hoàng cưỡi lốt Tam đầu Cửu vĩ. Ông thường phù hộ cho người làm ăn buôn bán hoặc kẻ học hành khoa cử.

Ông Hoàng Cả không giáng trần nên không có thần tích về các hiện thân của Ông và chính thế Ông hầu như không có đền thờ chính. Nghe nói trước đây tại Lý Nhân, Nam Hà cũng có một ngôi đền thờ Ngài nhưng đã bị phá. Hiện nay, Ông được phối thờ một ban riêng có tên là ban Quan Hoàng Quận ở đền Trung Suối Mỡ (Bắc Giang).

2. Thánh Ông Hoàng Đôi Hoàng Triệu

Về tứ phủ cho rằng Quan Hoàng Đôi là con Vua cha Bát Hải và Ông có giáng trần. Hiện thân của Ông là Tướng quân Nguyễn Hoàng. Ông theo lệnh vua cha, giáng sinh lên cõi trần gian, làm con trai thứ hai nhà họ Nguyễn, sau đó ông trở thành danh tướng, có công giúp nhà Lê trong công cuộc “Phù Lê Dẹp Mạc”. Ông đã từng đã đem quân truy đuổi họ Mạc đến tận đất Cao Bằng. Ông được vua Lê phong nhiều công trạng. Nơi đóng quân của Ông là đất Tống Sơn, Triệu Tường, Thanh Hóa.

Đền thờ chính của Ông Hoàng Đôi được lập ở nơi mà xưa kia ông đã kéo binh về đóng ở đó gọi là Đền Triệu Tường (hay còn gọi là Đền Quan Triệu) ở đất Tống Sơn, núi Triệu Tường, thuộc tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra, ở Chèm, Hà Nội cũng có một ngôi đền thờ Ông gọi là Đền Quan Triệu.

Thân thế của Quan Hoàng Đôi Triệu Tường:

Theo các tư liệu cổ thì Quan Hoàng Triệu chính là Nguyễn Hoàng – Thủy tổ của 9 đời Chúa Nguyễn và 13 đời vua Nguyễn.

Nguyễn Hoàng là người Gia Miêu, Hà Phong, Hà Trung, Thanh Hóa ngày nay. Ngài sinh năm Ất Dậu 1525, là con trai thứ hai của một công thần triều Lê là Nguyễn Kim.

Sau khi, cha và anh của Nguyễn Hoàng bị đầu độc chết. Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê và trấn thủ Thuận Hóa. Từ nơi đây, Nguyễn Hoàng và các con cháu đã có công mở mang bờ cõi nước Nam từ Quảng Bình đến tận mũi Cà Mau và thống nhất các vùng đất Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng thuộc cai trị của Chúa Bầu và Mạc thành nước Việt Nam ngày nay.

Có thể nói Quan Hoàng Đôi là một nhân thần có thật trong lịch sử. Ngài có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, sự mở mang bờ cõi nhất là xâm lược thôn tính các nước như Chiêm Thành, phần lớn nước Chân Lạp (đất của Campuchia ngày nay) không thể được nhà nước ta suy tôn vì lý do nhạy cảm với quốc tế, Vì vậy, lịch sử công khai ít nhắc đến công lao to lớn này của Ngài.

Ngài là một thánh quan vô cùng linh thiêng không kém Quan Hoàng Bảy hay Quan Hoàng Mười. Đặc biệt, đến đền Ngài cầu danh, cầu lộc, cầu thi cử rất linh nghiệm. Đây là điều còn ít người biết đến.

Quan Hoàng Đôi có 2 đền chính tại: Đền Quan Hoàng Triệu tại Thanh Hóa (Gắn với nơi sinh và nơi được vua Lê phong đất), Đền Hoàng tại Chèm – Hà Nội (gắn với nơi đóng quân của Ngài khi ra bắc giúp vua Lê diệt nhà Mạc.

Ngoài ra, Ngài còn được phối thờ tại Ban Tứ Phủ Thánh Hoàng tại một số đền phủ khác.

3. Thánh ông Hoàng Bơ ( Quan Hoàng Ba)

Hiện có 3 đền thờ Ngài là Đền Quan Hoàng Ba tại Hàn Sơn, Thanh Hóa; Đền Hưng Long tại Thái Bình; Đền Vạn Ngang ở Đồ Sơn. Quan Hoàng Bơ cũng có nhiều dị bản về thần tích.

– Ta là con gái Động đình Long Vương, Thủy Tinh Ngọc Dung Xích Lân Long Nữ Công Chúa thấy vợ chồng ngươi siêng năng làm phúc, chăm sóc đèn hương, nên cho Hoàng tử Long cung đầu thai làm con để lo báo hiếu, sau này sẽ cứu giúp dân lành nhiều phen.

Sau đó, bà mang thai và hạ sinh một bé trai khôi ngô, tuấn tú. Bé trai sau này lớn lên chỉ mộ về đạo Phật không màng chuyện hôn nhân phu phụ. Năm hăm hai tuổi Minh Đức lập một thảo am để hàng ngày nghiên cứu Phật Pháp. Sau khi Thái ông, Thái bà về tiên, thì Minh Đức cũng đi đâu không rõ. Thảo am trở nên nhang lạnh khói tàn, bỗng một đêm dân làng ai ai cũng đều mơ thấy có một vị hoàng tử khôi ngô tuấn tú đầu đội kim khôi, mình mặc áo trắng lưng giắt kiếm bạc, cưỡi trên đôi bạch xà hiện lên trên mặt biển nói rằng:

– Ta là hoàng tử long cung, giáng sinh vào để tác phúc cho Thái ông, Thái bà nay hết hạn ta về thủy cung. Dân làng thời phải nên thờ phụng Thánh Mẫu Thủy Tinh cho nghiêm cẩn như xưa khi có nạn ắt ta đến cứu. Về sau sẽ âm phù cho đất đai rộng mãi. Sáng dậy ai cũng thuật lại cho nhau giấc mơ y hệt, bèn cung kính sợ hãi mà cho rằng thảo am rất linh thiêng nên lập thêm long ngai bài vị Minh Đức Hoàng Bơ Thoải đại vương để phụng thờ, hương hỏa ngày đêm không dứt. Từ đó thảo am trở thành một ngôi đền thờ và Ngài trở thành Thành Hoàng của làng. Đức Thành Hoàng sau này được triều Nguyễn sắc phong nhiều mỹ tự ” Đông Hải Minh Đức Đại Vương thượng đẳng thần.

+ Thần tích Quan Hoàng Bơ ở Đền Vạn Ngang Đồ Sơn

Vào năm niên hiệu Hoằng Định thứ 6 vào đêm ngày mồng 6 rạng ngày mồng 7 tháng 3 các bậc nho sinh bình văn đọc thơ bổng xuất hiện một vị nho sinh mặt mày khôi ngô tuấn tú mặc sắc phục trắng xưng danh là Đệ Tam Thái Tử cùng bình văn đọc thơ. Rạng ngày hôm sau thì không thấy vị nho sinh đâu nữa. Vì thế, người đời sau cứ mỗi độ xuân về lại tổ chức các cuộc bình văn đọc thơ để mong các bậc thần tiên giáng phàm. Cũng vì vậy, Đền Vạn Ngang Đồ Sơn đã lập thờ Quan Đệ Tam Thái tử tức Quan Hoàng Bơ là quan thủ đền.

– Trong các thần tích về Quan Hoàng Bơ ở trên chúng ta thấy: Đền Quan Hoàng Ba tại Hàn Sơn, nghe đâu mới xây dựng gần đây. Tuy đền có lưu truyền một thần tích, nhưng không có nhắc đến ngài xuất thân nơi đâu. Đền Hưng Công ở Thái Bình, tuy có thần tích khá rõ ràng về nơi giáng trần, nhưng Ngài lại được thờ như một Thành Hoàng làng. Riêng tại Đền Vạn Ngang có thần tích về sự hiển linh của Ngài.

– Đền Vạn Ngang và Đền Hưng Công có sắc phong của triều đình phong kiến, còn đền Quan Hoàng Ba tại Hàn Sơn không có sắc phong nào. Trên cơ sở trên có thể nói đền Vạn Ngang và đền Hưng Công được coi là đền chính với hai thần tích khác nhau. Nhưng nhiều người cho rằng đền Vạn Ngang – Đồ Sơn mới là đền chính vì nơi đây Ngài đã hiển linh giáng trần.

Đền Cờn Ngoài, trước đây nhiều người cho rằng đây là nơi thờ của Quan Hoàng Bơ. Tuy nhiên, gần đây, Đền Cờn Ngoài đã được Trung tâm Nghiên cứu Tiềm Năng Con người xác định là nơi thờ Quan Hoàng Chín chứ không phải là thờ Quan Hoàng Bơ. Vì vậy, thần tích Quan Hoàng Bơ là Tống Đế Bính – vua Nam Tống cần phải xem xét.

4. Thánh ông Hoàng Tư

Quan Hoàng Tư là con của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Trong Tứ Phủ ngài cai quản thủy cung. Ngài không giáng trần nên không có đền thờ. Do không giáng trần nên không có thần tích về Ngài.

Tuy nhiên, có người cho rằng Ngài có giáng trần, hiện thân của Ngài chính là Tướng Quân Nguyễn Hữu Cầu.

Tướng quân Nguyễn Hữu Cầu là ai?

Tướng quân Nguyễn Hữu Cầu sinh tại Lôi Động, Thanh Hà, Hải Dương trong một gia đình nông dân nghèo. Ngài từ bé nổi tiếng hiếu học và học rất giỏi. Sau khi lớn lên ông bất bình với triều đình Vua Lê Chúa Trịnh để dân chúng lâm vào cảnh lầm than. Ngài đã tập hợp quân sĩ khởi nghĩa cướp của quan tham, ác bá chia cho dân nghèo. Cuộc khởi nghĩa được lòng dân, nên chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng nghĩa quân rất mạnh đánh đâu, thắng đó. Nhiều tướng giỏi của triều đình đã bị Nguyễn Hữu Cầu chém chết. Cuối cùng, triều đình phải cử Tướng Quân Phạm Đình Trọng, bạn học của của Nguyễn Hữu Cầu đem quân chinh phạt. Do Phạm Đình Trọng quá hiểu Nguyễn Hữu Cầu ngay từ thời nhỏ nên mới đánh bại được Nguyễn Hữu Cầu.

Nguyễn Hữu Cầu nổi danh là một tướng tài ba, dũng cảm, gan dạ, giỏi võ nghệ, có tài thu phục nhân tâm. Có lần ngài bị vây và chỉ còn vài chục người sống sót phá vây chạy thoát. Nhưng chỉ một thời gian ngắn số quân của ngài lại lên hàng vạn.

Khởi nghĩa sau này bị dập tắt. Năm 1751, ngài bị triều đình giết, thân xác của ngài trôi dạt vào bãi Trà Cổ. Nhân dân tôn xưng ngài là Thủ Thần Đông Bắc Bộ.

Ngài còn được gọi là Quận He bởi ngài bơi lội còn hơn cả cá he ngoài biển đông.

Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại, nhưng hình ảnh một tướng quân uy nghi, chính trực hết lòng vì cuộc sống dân nghèo không bao giờ phai lạt. Tưởng nhớ và ghi ơn ông, nhân dân nhiều nơi đã lập thờ ông.

Đền thờ chính của Tướng quân Nguyễn Hữu Cầu tại thôn Cửu Điện, Nhân Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

5. Thánh ông Hoàng Năm

Thánh ông Hoàng Năm không giáng trần nên không có đến thờ riêng và không có thần tích. Ngài có nhiệm vụ gì trên thiên cung cũng không ai được rõ và cũng không ai biết Ngài có thể phù hộ cho dương gian được những điều gì. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng Ngài có giáng trần và hiện thân của Ngài chính là Tướng Quân Hoàng Công Chất.

Tướng quân Hoàng Công Chất là ai?

Hoàng Công Chất là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình Lê Trịnh cứu dân nghèo vì nghĩa lớn “Bảo Quốc an dân” diệt cường hào ác bá, lấy của giàu chia cho dân nghèo, với hoài bão xoá bỏ bất công, lập lại kỷ cương, phục hưng đất nước thống nhất giang sơn, thái bình muôn thủa.

Nhiều tài liệu cho rằng Ngài không giáng trần nên không có đến thờ riêng. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng Ngài có giáng trần và hiện thân của Ngài chính là Tướng Quân Hoàng Công Chất.

Năm 1739, Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu (Người được coi là hiện thân của Quan Hoàng Tư) đi theo cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Cừ. Sau khi quân Nguyễn Cừ bị đánh bại, Hoàng Công Chất tụ tập lực lượng riêng tiếp tục hoạt động.

Năm 1746, Hoàng Công Chất phối hợp với Nguyễn Hữu Cầu đánh Sơn Nam và Thăng Long nhưng thất bại. Cuối năm 1748, Hoàng Công Chất chạy vào Thanh Hoá. Năm 1750, Ông liên kết với một thủ lĩnh nghĩa quân ở Vân Nam (Trung Quốc), tiếp tục tiến đánh triều đình, nhưng cuộc tấn công thất bại. Năm 1751, Hoàng Công Chất đành rút quân lên Điện Biên để tính kế lâu dài. Ông đã cho xây dựng thành Bản Phủ làm tổng hành dinh.

Đến năm 1768, Hoàng Công Chất lâm bệnh và mất tại thành Bản Phủ. Lợi dụng việc Hoàng Công Chất mất, chúa Trịnh Sâm đã tăng cường trấn áp cuộc khởi nghĩa. Năm 1769, cuộc khởi nghĩa thất bại.

Hiện nay, thành Bản Phủ tại thành phố Điện Biên là nơi thờ chính của Hoàng Công Chất.

6. Thánh ông Hoàng Sáu

Cũng như Quan Hoàng Tư, Quan Hoàng Năm, Quan Hoàng Tám thì Quan Hoàng Sáu không giáng trần nên không có đền thờ chính và tất nhiên, Quan Hoàng Sáu không có thần tích.

Tuy nhiên, cũng có người phân vân tướng quân Hoàng Lục có phải là hiện thân của Quan Hoàng Sáu hay không, bởi chữ Lục là Sáu nên làm người ta liên tưởng đến Hoàng Lục chính là Quan Hoàng Sáu.

An Biên Đại Tướng quân Hoàng Lục là ai?

Tướng quân Hoàng Lục – người có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, giữ vững biên cương phía Bắc dưới triều Lý, được nhà Lý phong “An Biên tướng quân” .

Hoàng Lục sinh trưởng trong một gia đình khá giả, dân tộc Tày ở làng Lũng Đính, châu Thượng Lang. Năm 18 tuổi được cử làm thổ tù. Hoàng Lục là người khảng khái, trọng nghĩa, khinh tài luôn đem tài sản chia cho dân nghèo, mọi người trong vùng đều quí mến ông.

Năm 1076 (thời Lý Anh Tông), quân Tống tiến hành xâm lược Đại Việt lần thứ 2. Hoàng Lục và Lưu Kỷ đã lập chiến tuyến tại Quảng Nguyên chống trả quyết liệt.

Theo lưu truyền trong dân gian thì chính khu vực đền thờ hiện nay là nơi Hoàng Lục lập trận địa để chặn bước tiến của quân xâm lược Tống. Hoàng Lục là một tướng giỏi có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, được triều đình nhà Lý phong chức An Biên tướng quân, thống lĩnh quân mã để bảo vệ biên cương phía Bắc. Sau khi ông mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của ông.

Đền thờ của Hoàng Lục hiện nay tọa lạc trên ngọn đồi Đoỏng Lình (linh thiêng) thuộc làng Chi Choi, xã Đình Phong (Trùng Khánh) – Cao Bằng.

7. Thánh ông Hoàng Bảy

Tương truyền Ngài tên Ngài là Nguyễn Hoàng Bảy. Ngài được thờ chính tại đền Bảo Hà nằm ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giáp ranh tỉnh Yên Bái, còn được gọi là đền ông Hoàng Bảy.

Đền Quan Hoàng Bảy được xây dựng dưới chân đồi Cấm, có quang cảnh thiên nhiên “trên bến dưới thuyền” đẹp đẽ. Phía tả ngạn là dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy. Còn bên hữu ngạn là một hồ rộng, tạo cho nhà đền cảnh đẹp trữ tình. Ngôi đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng). Ông đã được các triều vua phong tặng mỹ tự: “Trần An Hiển Liệt” và “Thần Vệ Quốc”.

Tượng Quan Hoàng Bảy tại đền Bảo Hà

Thần tích Quan Hoàng Bảy: Theo tích này Ông bị giặc sát hại trên chiến trường.

Vào thời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng 1740 – 1786, khắp vùng Bảo Hà và biên cương phía bắc, giặc giã bên Trung Quốc tràn sang cướp phá, các tù trưởng cát cứ đánh phá lẫn nhau. Tạo nên một thế nguy hiểm: Thù trong, giặc ngoài. Vì vậy, Triều đình đã của một danh tướng tên là Nguyễn Hoàng Bảy lên trấn thủ biên ải. Đối với giặc ngoại xâm, Tướng Nguyễn Hoàng Bảy đánh đâu thắng đó, phá tan thế giặc ngoại xâm. Đối với nội bộ, Tướng Nguyễn Hoàng Bảy đã có công chiêu dụ các thổ ti, tù trưởng, thổ hào quanh vùng đoàn kết quanh ông thanh một khối đoàn kết thống nhất. Bảo Hà trở thành một căn cứ quân sự lớn bảo vệ biên ải của Tổ quốc. Trong một trận chiến không cân sức với giặc Tầu, ông đã anh dũng hy sinh. Thân xác ông trôi dạt vào đất Bảo Hà ngày nay. Nhân dân ngậm ngùi thương nhớ và đã lập đền thờ ông.

Có một tương truyền khác về Quan Hoàng Bảy: Theo tích này, ông bị triều đình sát hại.

Vùng Bảo Hà và lân cận là một vùng giặc giã, mà chưa tướng quân nào bình định nổi: Giặc Tầu thường xuyên xâm lấn bờ cõi, các thổ ti, tù trưởng đánh nhau liên miên. Trước tình hình đó, triều đình đã cử Tướng Quân Nguyễn Hoàng Bảy lên trấn ải vùng biên cương này. Với tài năng xuất chúng về thao lược của Ngài, giặc Tầu không dám vào xâm lấn, các thổ ti, tù trưởng đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Ngài. Có Tướng quân Hoàng Bảy, một vùng biên cương xưa đầy binh đao, khói lửa nay đã hết sức thanh bình. Lòng dân phấn khởi và cảm phục tài năng, đức độ của Ngài, coi ngài như một vị thánh sống. Uy danh của Ngài vang dội không chỉ ở vùng biên cương xa xôi mà còn lan tỏa khắp đất nước. Chính vì thế, trong triều đình có kẻ nghi kị với Ngài nên đã xàm tấu với triều đình: Nếu để Nguyễn Hoàng Bảy mãi ở nơi này thì e rằng có ngày hắn sẽ làm phản. Tốt nhất là trừ khử đi để trừ họa về lâu dài. Triều đình đã nghe lời xàm tấu đó, nhưng không dám ra mặt, nên cử một toán quân nhỏ giả làm giặc Tầu phục kích Ngài. Khi đó, Ngài đi tuần thú nên chỉ mang theo một nhóm nhỏ lính hầu. Bị bất ngờ phục kích, cuộc chiến chênh lệch, nên cha con Nguyễn Hoàng Bảy đã anh dũng hy sinh. Lũ quân quan triều đình sau khi giết được cha con Ngài đã vứt hai cha con xuống sông. Nhân dân đã vớt được xác cha con ông. Tưởng nhớ công ơn của hai cha Ngài, nên nhân dân đã lập đền thờ Ngài (nay là đền Quan Hoàng Bảy Bảo Hà) và thờ con gái Ngài là Nguyễn Hoàng Bà Xa (đền Cô Tân An ngày nay).

Tại sao khi lễ Ông Hoàng Bảy hay dâng trà Ô Long và thuốc phiện?

Để có thể thu phục được các thổ ti, tù trưởng thì Tướng quân Nguyễn Hoàng Bảy không chỉ dùng biện pháp quân sự mà còn bằng sự thu phục nhân tâm. Để thu phục nhân tâm ông đã chủ động hòa nhập vào cuộc sống của các tù trưởng thô ti như uống trà, đánh bạc, hút thuốc phiện…. Có lẽ vì vậy, cứ nói đến ông Hoàng Bảy là chúng ta nghĩ đến một vị quan ăn chơi bậc nhất trong các vị thánh. Tuy vậy, sự ăn chơi của ông không phải là thú vui của ông mà chính là cách ông tiếp cận với các thổ ti, tù trưởng và sau đó cảm hóa họ để tạo nên sự đoàn kết và ổn định biên cương tổ quốc.

8. Thánh ông Hoàng Tám

Quan Hoàng Tám không giáng trần nên không có đền thờ và không có thần tích. Tuy nhiên, có người cho rằng Quan Hoàng Tám có giáng trần và hiện thân của Ngài chính là Tướng Quân Nùng Chí Cao.

Nùng Chí Cao là người dân tộc Nùng là một thủ lĩnh có chí khí, khí phách vô song. Nùng Chí Cao đã nhiều lần đánh chiếm đất của nhà Tống (Trung quốc) và đất của triều đình. Nùng Chí Cao đã nhiều lần khiến vua quan nhà Lý khốn đốn và nể phục. Nhà Lý cũng đã có lần bắt được ông, nhưng rồi lại thả và phong thêm chức sắc.

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, Nùng Trí Cao là con của Nùng Tồn Phúc – thủ lĩnh châu Thảng Do. Năm 1038, Nùng Tồn Phúc chiếm châu Vũ Lặc và Quảng Nguyên, xưng “Chiêu thánh hoàng đế”, lập nước “Trường sinh”, phong vợ làm “Minh đức hoàng hậu”, phong con cả Trí Thông làm “Điền nha vương”, đồng thời sắm sửa vũ khí, xây dựng thành trì.

Năm 1039, vua Lý Thái Tông thân chinh đem quân đánh Nùng Tồn Phúc, bắt Nùng Tồn Phúc và Trí Thông đem về kinh đô xử tử, Nùng Trí Cao cùng mẹ chạy đến động Lôi Hỏa, phía Tây Bắc Cao Bằng (thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc ngày nay).

Năm 1041, hai mẹ con Nùng Trí Cao từ động Lôi Hỏa về chiếm châu Thảng Do, chiêu tập lực lượng, lập nước “Đại Lịch'” Triều đình nhà Lý cử quân lên đánh, bắt Nùng Trí Cao đem về kinh đô nhưng không trị tội mà còn cho Nùng Trí Cao giữ châu Thảng Do, đồng thời cai quản thêm các động: Lôi Hỏa, Bình, An, Bà, châu Tư Lang và được phong làm châu mục Quảng Nguyên

Năm 1048, Nùng Trí Cao nổi dậy ở động Vật Ác (thuộc đất Tống); Năm 1043, vua Lý Thái Tông sai Ngụy Trưng đến châu Quảng Nguyên, phong cho Nùng Trí Cao tước “Thái Bảo”- một chức quan cao cấp thời Lý;

Năm 1050, Nùng Trí Cao chiếm động Vật Dương (thuộc đất Tống), lập nước “Nam Thiên”, đặt niên hiệu Cảnh Thụy;

Năm 1053, Địch Thanh (một viên tướng của nhà Tống) dã dẫn quân đi đánh Nùng Trí Cao, Nhà Lý sai Vũ Nhị mang quân tiếp ứng, nhưng do tình thế không cứu vãn nổi nên cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao chấm dứt. Năm 1052, sau khi dâng biểu xin cống vua Tống không được, Nùng Trí Cao đã dẫn 5000 quân tiến đánh thành Ung Châu, sau đó xưng “Nhân hậu hoàng đế” , đổi niên hiệu là “Khải Lich”, đặt quốc hiệu “Đại Nam”.

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, ngoài di tích đền Kỳ Sầm, nhiều địa phương cũng có đền thờ Nùng Trí Cao như: Huyện Quảng Uyên, huyện Hà Quảng , huyện Thông Nông, huyện Bảo Lạc.

Đền Kỳ Sầm là nơi thờ chính của Nùng Chí Cao. Khu đền khá rộng, khuôn viên khá đẹp. Khu nhà đền chỉ có 2 cung nhỏ tạo nên một sự tĩnh mịch, linh thiêng, huyền bí. Cung phía trước là cung công đồng thờ quan, quân của Ngài. Cung phí sau thờ Ngài và Thân Mẫu cùng 3 bà vợ. Tương truyền ba bà là người Hoa, Kinh và Nùng.

9. Thánh ông Hoàng Chín

Ngài là con đức Vua Cha, là Quan Hoàng Chín có tính yểu điệu nhất. Về đồng mặc áo dài đen, chân đi guốc, tay cầm ô, mặc kiểu ông đồ thời cổ Việt Nam. Ông về đồng giáng bút, ngâm thơ, uống rượu bằng bát. Gốc tích của ông ít được lưu truyền, tuy nhiên ông có giáng trần, với tài văn chương, thơ phú kinh luân biệt tài. Ồng đăng khoa triều đình lúc tuổi vừa đôi tám. Và Ông cũng là một tướng tài được giao trọng trách thống lĩnh cửa Cờn Môn. Chính vì thế nhân dân còn gọi là Ông Hoàng Chín là Ông Cờn Môn. Sau ông còn là vị quan thanh liêm, cứu dân, giúp nước và luôn trợ người hữu duyên. Thường những đồng cựu và sát căn duyên mới bắc ghế hầu ông

10. Thánh ông Hoàng Mười

Có tài liệu cho rằng Ông là hiện thân của Tướng Quân Nguyễn Xí. Có tài liệu cho rằng Ông là hiện thân của Tướng Lê Khôi, lại có một dị bản khác cho rằng ông chính là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai Vua Lý Thái Tổ.

Tín ngưỡng dân gian còn cho rằng, ông Hoàng Mười là hoá thân của các vị Lý Nhật Quang, Lê Khôi, Nguyễn Duy Lặc, Nguyễn Duy Nhân và Nguyễn Xí. Đó là những nhân vật lịch sử có nhiều công trạng của xứ Nghệ.

Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu văn hóa thì giả thuyết ông Hoàng Mười chính là Nguyễn Xí (xuất thân tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An ngày nay) có sức nặng hơn cả. Bởi xét về lịch sử ngôi đền được xây dựng vào năm 1634, tức cùng thời của Nguyễn Xí. Hơn nữa, Nguyễn Xí lại là quan đại thần, là bậc Khai Quốc Công thần có công phò vua đánh tan giặc Minh xâm lược. Sau khi đánh tan giặc Minh xâm lược, ông được Lê Lợi phân công cai quản đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Nguyễn Xí là vị quan phò tá qua 4 đời vua Lê gồm: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông. Khi thiên hạ thái bình, ông lại cùng ăn, cùng ở với dân, giúp bách tính vượt qua khổ ải vươn đến phú quý, hưng thịnh. Xét trên công lao đó, dân chúng chí tôn ông là Thánh Hoàng Mười là điều hiển nhiên và dễ hiểu hơn.

Về thần tích Quan Hoàng Mười với hiện thân là tướng Lê Khôi và tướng Nguyễn Xí lại khá giống nhau.

Thần tích Quan Hoàng Mười với hiện thân là tướng Nguyễn Xí:

Theo thần tích này, Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế. Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Trong khi mọi người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời.

Thần tích Quan Hoàng Mười với hiện thân của Tướng Lê Khôi

Đây là thần tích được lưu truyền tại Đền Củi: Lê Khôi là một tướng quân rất giỏi của Lê Lợi. Lê Khôi là cháu gọi Lê Lợi bằng chú. Chuyện kể rằng khi ông đánh thắng giặc trở về thì một trận cuồng phong ập vào làm nhiều nhà dân vị đổ nát. Thương dân ông lại cùng binh sỹ lên ngàn chặt tre, gỗ đưa về giúp dân làm nhà. Một lần không may khi bè xuôi sông Lam về đến chân Hồng Lĩnh ở núi Ngũ Mã thì cuồng phong lại ập đến làm vỡ bè, ông gặp nạn. Quân sỹ và dân làng chưa kịp mai táng cho ông thì mối đã đùn đất lên thi hài ông thành mộ. Cảm phục và biết ơn ông, người dân đã lập đền thờ. Ông rất linh thiêng và thường hiển thánh cứu giúp muôn dân.

Đền thờ chính của Ông Hoàng Mười:

Hiện có thể coi Ông có hai đền thờ chính là Đền Chợ Củi bên đất Hà Tĩnh và đền Hưng Nguyên bên đất Nghệ An.

Theo Trái tim Việt Nam Online thì Đền Củi trước đây là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Sau này sau khi tướng Lê Khôi mất, Ông Hoàng Mười mới được phối thờ vào đền:

” Trên mặt Tiền ở nhà hạ điện dài 9m, rộng 0,6m của ngôi đền có 4 chữ hán to: “Thánh mẫu linh từ”. Nghiên cứu các tài liệu thành văn và khảo sát thực địa, có thể khẳng định vị thần được thờ chính trong đền Củi là thánh mẫu Liễu Hạnh. Hiện nay chưa tìm được niên đại ra đời của đền Củi. Khi Lê Khôi đến trấn thủ ở Nghệ An đã thấy có ngôi đền này nhưng quy mô còn rất nhỏ và lợp tranh. Sau nhiều lần trùng tu tôn tạo đền mới được lợp ngói. Diện mạo ngôi đền Củi ngày nay, có phong cách kiến trúc đậm đà dấu ấn thời Nguyễn.

Để nhớ công ơn ông Lê Khôi, người đưa lại cuộc sống ấm no cho mình nên sau khi ông mất (1446), nhân dân lập bài vị ông đưa vào phối thờ ở đền. Trong đền Củi còn thờ cả Hưng Đạo đại Vương, nhân dân tôn kính gọi là Đức Thánh Trần”.

Đền Hưng Nguyên hay còn gọi là Mỏ Hạc Linh Từ nằm ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền được xây dựng năm 1634 từ thời hậu Lê trên diện tích hơn 1 ha. Nhưng sau này trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi đền đã trở thành phế tích và hầu như không còn gì. Dân gian quanh vùng còn kể rằng năm 1986. Do mưa lũ do đền bên Mỏ Hạc bị hư hại nặng nên đã gửi đồ tế tự của Ông Mười sang đền Củi. Đến năm 1995, nhà nước mới bắt đầu cho xây dựng lại ngôi đền từ nền đất cũ.

Nhân vật chính được thờ tại đền Hưng Nguyên là Thái uý Vị Quốc công Lê Khôi; Phúc Quận công; Thượng Tướng quân Nguyễn Duy Lạc.

Điều rất quan trọng và đáng suy ngẫm là đền Ông Hoàng Mười Hưng Nguyên mới là đền lưu giữ đến 21 đạo sắc phong về Quan Hoàng Mười. Như vậy, theo các sắc phong của các triều đại phong kiến thì đền Hưng Nguyên mới là đền chính của Ngài, còn theo tâm thức của người đời thì đền Củi là đền chính của Ngài.

Các đạo sắc phong thần được họ Nguyễn làng Xuân Am cất giữ. Có thể do trong số bốn vị thần được thờ ở đây có Ngài Nguyễn Duy Lạc. Ngài Nguyễn Duy Lạc cũng là một tướng tài của Lê Lợi

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhan Đề Giữ Vị Trí Quan Trọng Đối Với Người Sáng Tác Và Người Tiếp Nha trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!