Xu Hướng 6/2023 # Nhà Thơ Trần Đăng Khoa: Thần Đồng Thứ Thiệt # Top 13 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Nhà Thơ Trần Đăng Khoa: Thần Đồng Thứ Thiệt # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Nhà Thơ Trần Đăng Khoa: Thần Đồng Thứ Thiệt được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hiện ở ta, không hiếm người đang ngộ nhận về mấy chữ “thần đồng”, nhất là “thần đồng văn chương”. Hình như với họ, cứ làm thơ viết văn khi còn ít tuổi, lại viết “khôn” hơn tuổi, thế là đủ thành thần đồng. Từ quan điểm ấy, họ đã có cách so sánh thật nực cười: Xếp Trần Đăng Khoa và một số cây bút cùng làm thơ thuở thiếu nhi với anh vào một rọ, rồi “tiếc” cho những người nào đó sau này đã chuyển sang ngả khác, không thành “nhà” này “nhà” nọ, để chỉ mình Trần Đăng Khoa lúc cúc theo đuổi nghiệp viết. Họ đâu hay trong văn chương nghệ thuật, cái quan trọng không phải là anh viết “khôn” hơn tuổi mình, mà phải viết sao cho đến độ người lớn cũng… ngả mũ kính chào. Mà về điểm này, giữa Trần Đăng Khoa và những người cùng được gọi là “thần đồng” kia khác nhau một trời một vực. Nói không sợ quá lời, Trần Đăng Khoa chính là một định nghĩa trọn vẹn nhất, xác đáng nhất cho bốn chữ “thần đồng văn chương” ở Việt Nam ta từ trước tới nay. Đúng là, để có được những bài thơ đặc sắc ngay ở độ tuổi lên 8, lên 9 như Trần Đăng Khoa là một hiện tượng hiếm gặp không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thi đàn thế giới. Từ sự ngoại lệ ấy, đã có không ít người liên hệ khả năng đột biến của Trần Đăng Khoa với những yếu tố hoang đường, kỳ bí, để rồi mường tượng việc làm thơ của anh như một sự “nhập đồng”. Sự thực đâu phải vậy. Đọc những bài thơ thuở nhỏ của Trần Đăng Khoa, điều tôi lấy làm lạ chính là ở chỗ: Yếu tố thần linh thể hiện trong cách thức làm thơ của Trần Đăng Khoa hơi ít, trong khi yếu tố nhân tạo lại nhiều. Tác giả “nhí” tỏ ra rất “nhà nghề”. Mượn cách nói của một nhà thơ thì thơ Trần Đăng Khoa ngày ấy “có nhiều câu hay có thể giải thích được”. Trần Đăng Khoa sớm biết thế nào là thơ hay và làm thơ một cách chủ động (chứ không phải theo kiểu ngẫu hứng ném bóng vu vơ, “may ra thì trúng”). Nói vậy là tôi rất tin câu chuyện do nhà thơ Trần Nhuận Minh kể lại: Một lần, Trần Nhuận Minh vừa từ nơi dạy học về nhà thì thấy mọi người khen ầm lên là đêm qua, Đài Tiếng nói Việt Nam trong mục Tiếng thơ có phát bài thơ “Gửi Rạch Giá” của anh. Trong khi ai nấy xúm vào bày tỏ cảm xúc của mình thì cậu em Trần Đăng Khoa ngồi im không nói gì. Thấy vậy Trần Nhuận Minh hất cằm hỏi: “Mày có nghe không?”. Trần Đăng Khoa lặng lẽ bảo: “Có”. “Thấy thế nào?”. Cậu bé 8 tuổi buông sõng một câu khiến ông anh trai hết sức bất ngờ: “Thơ thế thì ai chả viết được”. Ý thức sáng tạo khiến Trần Đăng Khoa ít khi chịu viết một bài thơ nào chỉ toàn những câu… suông, không điểm xuyết một sự liên tưởng hoặc có đúc kết mang tính khái quát. Trong bài “Thả diều”, sau khi đưa ra một loạt hình ảnh ví von: “Diều là hạt cau/ Phơi trên nong trời”,”Trời là cánh đồng/ Xong mùa gặt hái/ Diều em – lưỡi liềm/ Ai quên bỏ lại”, tác giả đã chốt lại bằng hai câu nghe thì có vẻ tự nhiên song ngẫm ra lại không hề thường tình: “Dây diều em cắm/ Bên bờ hố bom”. Vâng, thường tình sao được: Cánh diều là biểu tượng của hòa bình, hố bom – biểu tượng của chiến tranh. Cắm dây diều bên bờ hố bom là một cách nói khái quát, thể hiện sâu sắc ước vọng hòa bình của trẻ em Việt Nam, nói rộng ra là của dân tộc Việt Nam. Trẻ em thường mạnh về tưởng tượng. Thơ Trần Đăng Khoa thuở “Góc sân và khoảng trời” (gồm những bài tác giả viết từ năm lên 8 đến năm 15 tuổi) cũng rất giàu tưởng tượng, liên tưởng. Bài “Mưa”, bài “Cây dừa” là những mẫu mực của loại văn tả cảnh. Trong bài “Mưa”, tác giả đem đến cho người đọc biết bao liên tưởng sinh động: Mía – múa gươm; cỏ gà rung tai – nghe; bụi tre – gỡ tóc; hàng bưởi đu đưa – bế lũ con đầu tròn trọc lốc. Đặc biệt: “Ông trời mặc áo giáp đen ra trận”, một liên tưởng thật sáng tạo: Mây đen che kín ngực Trời, như thể chiếc áo giáp của Trời trước khi vào trận chiến. Bài “Cây dừa” cũng chi chít… sáng tạo. Cả cây dừa, từ gốc tới ngọn, không chỗ nào tác giả nhỏ không tìm ra những liên tưởng thú vị. Mở đầu là việc nhân cách hóa cây dừa với những động tác mềm mại của con người: “Cây dừa xanh tỏa nhiều tầu/ Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”. Tác giả nhỏ đã sử dụng phép đăng đối rất chắc: Động từ đối với động từ (“dang” đối với “gật”), danh từ đối với danh từ (“tay” đối với “đầu”, “gió” đối với “trăng”). Đến như cái “thân dừa bạc phếch” tác giả cũng tìm được một cách nói: “Thân dừa bạc phếch tháng năm”. Rồi thì “Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao”, “Tầu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh”. Không chỉ dừng lại ở việc tả… hình, tác giả còn quay sang tả… tiếng: “Tiếng dừa làm dịu nắng trưa/ Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo”. Có thể nói, trong bài “Cây dừa”, mật độ sáng tạo của tác giả ken dày, thậm chí gây một cảm giác thừa thãi. Bài “Trăng ơi… từ đâu đến?” cũng thể hiện khả năng tưởng tượng phong phú của tác giả nhỏ. Đặc biệt, với những liên tưởng kiểu như: “Trăng ơi… từ đâu đến?/ Hay biển xanh diệu kỳ/ Trăng tròn như mắt cá/ Chẳng bao giờ chớp mi” và “Trăng ơi… từ đâu đến?/ Hay từ một sân chơi/ Trăng bay như quả bóng/ Đứa nào đá lên trời” – có lẽ qua bao thiên niên kỷ rồi, giờ mới là lúc vầng trăng được một nhà thơ nhỏ tuổi ở Việt Nam phát hiện ra những nét thú vị như vậy? Cũng có hình ảnh trở đi trở lại trong thơ Trần Đăng Khoa, nhưng mỗi lần xuất hiện là một lần thay đổi, rất sinh động. Đó là hình ảnh con cò với “Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy”, với “Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra”, với “Đàn cò áo trắng khiêng nắng qua sông” v.v và v.v… Không chỉ sáng tạo trong hình ảnh, Trần Đăng Khoa còn thể hiện sự năng động, sáng tạo trong cấu trúc vần điệu. Bài “Trăng sáng sân nhà em” văng vẳng như một khúc đồng dao. Bài “Kể cho bé nghe” cũng vậy, có thể đọc quay vòng như đèn kéo quân. Trần Đăng Khoa có thơ hay ở nhiều thể loại: Thơ 3 chữ, 4 chữ, ngũ ngôn, lục bát, thất ngôn, thơ tự do. Độ kết dính giữa các câu với nhau cũng khiến mạch thơ trở nên cuốn hút hơn. Đọc “Góc sân và khoảng trời”, ta thấy nội dung Trần Đăng Khoa đề cập khá phong phú và các hình thức phản ảnh cũng rất uyển chuyển, đa dạng. Đây là một điều thực sự lạ ở một tác giả tuổi đời còn nhỏ với một không gian sống gần như bị bó hẹp. Một điều nữa khiến Trần Đăng Khoa vượt hẳn lên so với các cây bút cùng trang lứa: Thơ anh không chỉ hay ở tài quan sát, ở óc tưởng tượng, mà hay ở khả năng cảm thụ “bề sâu, bề xa” của đời sống, ở sự “biết nghĩ” trước những vấn đề lớn gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng, đặc biệt là với những người nông dân chân lấm tay bùn. Nền thơ Việt Nam có cả một đội ngũ tác giả viết cho thiếu nhi. Từng có lúc Trần Đăng Khoa được xếp vào hàng ngũ tiên phong của đội quân ấy. Nhưng, khác với nhiều tác giả, thơ Trần Đăng Khoa đâu chỉ dành riêng cho đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi. Nhà thơ Tố Hữu từng nói “Giời đã mượn cái miệng trẻ con của Khoa để làm thơ cho người lớn đọc” cơ mà. Vả chăng, đọc các bài “Mẹ ốm”, “Hạt gạo làng ta”, chúng ta thấy tác giả chỉ “trẻ con” trong cách xưng hô, còn thì vấn đề đặt ra thật lớn, thật “người lớn”. Bài “Mẹ ốm”, với những ý nghĩ sâu sắc được chuyển tải trên nền của một giọng thơ ngùi ngẫm, thuộc trong số những bài thơ hay nhất viết về người mẹ. Tiếc là, bên cạnh lối nói chững chạc, giàu trắc ẩn: “Nắng mưa từ những ngày xưa/ Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”, “Cả đời đi gió đi sương/ Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi”, tác giả lại để lọt những câu kể lể hết sức thật thà, giản đơn, chỉ thuần túy mang tính thông tin (Khắp người đau buốt nóng ran/ Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm/ Người cho trứng, người cho cam/ Và anh y sĩ đã mang thuốc vào), khiến bài thơ chưa được thật sự hoàn hảo. Về mặt này, thi phẩm “Hạt gạo làng ta” trọn vẹn hơn.

Soạn Bài: “Mưa” Của (Trần Đăng Khoa)

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, nguyên quán: xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội.

Tác phẩm đã xuất bản: Từ góc sân nhà em (thơ, 1968); Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968); Thơ Trần Đăng Khoa (tập I, 1970); Em kể chuyện này (thơ, 1971); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974); Trường ca trừng phạt (thơ, 1973); Trường ca dông bão (thơ, 1983); Thơ Trần Đăng Khoa (tập II, 1983); Bên cửa sổ máy bay (thơ, 1986); Chân dung và đối thoại (tiểu luận, 1999); Đảo chìm (truyện và kí, 1999),…

Nhà thơ đã được nhận: Giải thưởng thơ báo Thiếu niên Tiền phong (1968-1969-1971); Giải A cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1981-1982); Giải thưởng Nhà nước năm 2001 với các tác phẩm: Thơ Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Bên cửa sổ máy bay.

1. Bài thơ tả cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ kèm với mưa thường có giông, sấm chớp, gió mạnh.

Bài thơ tả cơn mưa qua hai giai đoạn: Lúc sắp mưa và khi trời mưa. Bốn câu cuối cùng khi trời mưa có thể tách thành một phần riêng. Từ đó, có thể chia bài thơ thành ba phần.

Phần 1: Từ đầu đến “ngọn muông tơi nhảy múa”: Khung cảnh sắp mưa.

Phần 2: Tiếp đến “cây lá hả hê”: Trong khi mưa.

Phần 3: Còn lại: Hình ảnh người nông dân trong mưa thật to lớn, đẹp đẽ.

2. Bài thơ làm theo thể tự do ngắt nhịp linh hoạt gồm các nhịp 1, 2, 3, 4 mà chủ yếu là nhịp 2. Điều đó tạo thuận lợi cho việc diễn tả một cách phóng túng những quan sát về sự vật của người viết.

3.Tác giả đã quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa.

+ Các con vật khi sắp mưa có phản ứng khác nhau

– Mối trẻ bay cao, mỗi già bay thấp.

– Gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp.

– Kiến hành quân đầy đường

+ Các cây cỏ cũng mỗi loại mỗi vẻ:

– Muôn nghìn cây mía múa gươm

– Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lóc

Những động từ như rối rít, hành quân, múa, rung tai nghe, đu đưa… những tính từ như tròn trọc lóc, mù trắng, chéo, chồm chồm, hả hê… được sử dụng rất đúng chỗ, góp phần diễn tả sinh động cảnh vật.

+ Phép nhân hóa được sử dụng hết sức rộng rãi

– Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa…

Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người. Thiên nhiên như đang vào trận chiến: ông trời mặc áo gióng đen, mía múa gươm, kiến hành quân nhưng lại vẫn có những hoạt động bình dị khác như gỡ tóc, bơi, nhảy múa, bế con…

Phép nhân hóa được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh tế của tác giả, kết hợp với sự liên tưởng dồi dào. Nhân hóa nhiều, nhưng không có sự lập lại, mà có những nét độc đáo.

4. Bài thơ chỉ tả cảnh thiên nhiên, đến cuối bài mới hiện ra hình ảnh con người:

Ông bố chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường, ông đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dấn có tầm vóc lớn lao tư thế vững vàng, hiên ngang, như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Mưa là bài thơ được sáng tác theo thể tự do. Khi đọc, chú ý mạch thơ để các định tiết tấu thể hiện sự quan sát và miêu tả hiện tượng thiên nhiên của một cậu bé chín tuổi. Ví dụ:

2. Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển hoặc mưa xuân ở làng quê.

Tôi chưa thấy nơi nào mưa nhiều như ở Huế. Mưa rả rích bắt đầu từ cuối đông cho đến lúc sang thu khi đã loáng thoáng có những cơn gió heo may từ miền Bắc thổi vào. Mưa gần như quanh năm làm cho Huế lúc nào cũng mát mẻ. Cây cối ở Huế xanh um và bốn mùa hoa trái xum xuê, đặc biệt là ở vùng thôn Vĩ Dạ. Cỏ ở Huế, nhất là cỏ ở ven bờ sông Hương non tơ đến mỡ màng. Có lúc, chúng mềm oặt đi vì mưa nhiều và vì phải ngâm mình nhiều trong mưa.

Song điều đáng nói nhất về mưa Huế chính là những cơn mưa cuối xuân đầu hạ. Có lẽ không ở đâu mưa lại dài và dai như thế. Nó là thứ mưa khác hẳn mưa ngâu, mưa phùn, hai thứ mưa cũng dai dẳng hay diễn ra ở miền Bắc Bộ. Mưa Huế ào ào, xối xả khiến người ta có cảm giác như ông trời đang trút tất cả nước xuống Thừa Thiên. Chả thế mà, lúc còn sống, nhà thơ Tố Hữu đã đề những câu thơ bất tử về mưa Huế:

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.

Bài Thơ Mẹ Ốm Của Trần Đăng Khoa

Chủ đề người mẹ đã và luôn là dòng chảy cảm hứng bất tận của thơ ca, nghệ thuật. Trong đó, tôi rất thích bài thơ “Mẹ ốm” của nhà thơ Trần Đăng Khoa bởi nhan đề và nội dung thật độc đáo.

Mọi hôm mẹ thích vui chơiHôm nay mẹ chẳng nói cười được đâuLá trầu khô giữa cơi trầuTruyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Cánh màn khép lỏng cả ngàyRuộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưaNắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

Khắp người đau buốt, nóng ranMẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thămNgười cho trứng, người cho camVà anh bác sĩ đã mang thuốc vào

Sáng nay trời đổ mưa ràoNắng trong trái chín ngọt ngào bay hươngCả đời đi gió đi sươngBây giờ mẹ lại lần giường tập đi

Mẹ vui, con có quản gìNgâm thơ, kể chuyện rồi thì múa caRồi con diễn kịch giữa nhàMột mình con sắm cả ba vai chèo

Vì con mẹ khổ đủ điềuQuanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhănCon mong mẹ khoẻ dần dầnNgày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Rồi ra đọc sách, cấy càyMẹ là đất nước, tháng ngày của con…                                                           Trần Đăng Khoa

Chủ đề người mẹ đã và luôn là dòng chảy cảm hứng bất tận của thơ ca, nghệ thuật. Trong đó, tôi rất thích bài thơ “Mẹ ốm” của nhà thơ Trần Đăng Khoa bởi nhan đề và nội dung thật độc đáo, không giãi bày cảm xúc với mẹ nói chung như nhiều thi sỹ khác mà viết về mẹ bị ốm. Mặt khác bài thơ được sáng tác bởi một tác giả nhí, khi viết Trần Đăng Khoa mới 10 tuổi – toàn bộ cảm xúc, hình ảnh của bài thơ đều rất hồn nhiên.

Bài thơ là lời kể của một em bé về mẹ rất ngây thơ: “Mọi hôm mẹ thích vui chơi/ Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu”. Khác biệt giữa mọi hôm mẹ bình thường và hôm nay mẹ ốm mệt, đứa con đã cảm nhận bằng trực giác. Cách nói “mẹ thích vui chơi” đúng là cái nhìn của trẻ thơ khi thấy trước đó, hễ có thời gian ở nhà là mẹ vui đùa chơi cùng con – còn khi mẹ làm ngoài đồng con đâu thấy được?

Những câu thơ tiếp tưởng như vẫn cảm nhận về mẹ qua những gì con thấy: “Lá trầu khô giữa cơi trầu/ Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay” nhưng thực chất, câu thơ đã nói rõ hơn những việc yêu thích của mẹ thường ngày. Mẹ ăn trầu cũng là thói quen duy trì một phong tục từ lâu đời của người Việt. Mẹ rất thích đọc Truyện Kiều bởi mẹ thuộc nằm lòng. Mẹ kể Kiều, ngâm Kiều cho các con nghe, dùng thơ Kiều hát ru con ngủ…

Tuy nhỏ tuổi, tác giả đã biết nghĩ đến những vất vả của mẹ: “Nắng mưa từ những ngày xưa/ Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”. Hình ảnh ẩn dụ ở đây thật gợi cảm, nhấn mạnh tính cần cù ở mẹ. Mẹ ốm mệt có lẽ vì quá vất vả chăm lo cho gia đình: thường ngày mẹ vẫn “cày cuốc” làm ruộng, chăm vườn từ sớm tới trưa bất kể mưa nắng. Là thiếu nhi nhưng tác giả đã sớm ý thức được những hy sinh thầm lặng đó của mẹ khiến mẹ và tất cả những ai đã đọc bài thơ đều cảm động.

Phần thơ tiếp cho thấy sự quan tâm thăm hỏi của cô bác qua những hình ảnh rất giản dị, mộc mạc: “…Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm/ Người cho trứng, người cho cam/ Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào”. Điều này cho thấy thường ngày mẹ sống rất nghĩa tình, giờ mẹ được nhận lại tình cảm ấm áp và sự quan tâm của xóm làng là xứng đáng. Nhờ người thân chăm sóc và xóm làng sẻ chia mẹ lui dần bệnh tật. Sự gượng dậy của mẹ được đứa con tái hiện sinh động và hồn nhiên làm sao: “Cả đời đi gió đi sương/ Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi”. Với mong ước mẹ vui và khoẻ lại, chủ thể trữ tình đã cố gắng hết mình, làm trò vui, diễn xuất đủ mọi hình thức: ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn chèo: “Mẹ vui, con có quản gì/ Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca/ Rồi con diễn kịch giữa nhà/ Một mình con sắm cả ba vai chèo”. Không chủ đích phản ánh nhưng các hoạt động cố gắng làm mẹ vui tỏ rõ người con có khả năng văn hóa, văn nghệ và bộc lộ rõ nhất tình yêu, lòng biết ơn đối với mẹ rất chân thành: “Vì con mẹ khổ đủ điều/ Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn/ Con mong mẹ khoẻ dần dần/ Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say”.

Khép lại bài thơ là những câu từ dung dị nhưng có tầm khái quát lớn “Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…”. Cho dù tác giả còn rất nhỏ nhưng với câu thơ này, tình yêu giành cho mẹ không chỉ hướng tới một cá nhân nữa mà đã mở ra không gian, thời gian cao xa, rộng lớn đã nâng giá trị bài thơ rất nhiều. Tình yêu mẹ cha gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước.

NGUYỄN THỊ THIỆN

Cảm Nhận Về Bài Thơ Mưa Của Trần Đăng Khoa

Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.

Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:

Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn… Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:

Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió…

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Thơ Trần Đăng Khoa: Thần Đồng Thứ Thiệt trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!