Bạn đang xem bài viết Nhà Thơ Thi Hoàng: Khuôn Mặt Như Ngọn Đèn Vặn Nhỏ được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ trong dàn đồng ca, Thi Hoàng bật ra không ít lời thơ vang dội, mà hai câu “cây cứ biếc như vặn mình mà biếc/ trời thì xanh như rút ruột mà xanh” trong bài “Giữa cây và nền trời” vẫn được nhiều người xưng tụng. Tuy nhiên, hãy hỏi, sao cái sự biếc lại vật vã thế, sao cái sự xanh lại đau đớn thế?
Nào đâu phải riêng thiên nhiên, mà chính nhà thơ trong câu thơ ấy cũng làm một cuộc vượt thoát cam go khỏi từ trường chữ nghĩa minh họa sản xuất và miêu tả sự việc. Ý thức khác biệt giúp Thi Hoàng có thêm một dấu son nữa để nổi danh giữa thế hệ nhà thơ trưởng thành cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Bài “Thành phố những cánh buồm – mùa hè – cửa bể” không chỉ lạ nhờ cách đặt tên mà còn nhờ hình ảnh “cơn gió đất đưa ta qua đầu sóng/ vạt buồm muốn kéo cả bờ đi”.
Năm 1976, tập thơ đầu tay “Nhịp sóng” được ấn hành, khép lại một thời Thi Hoàng trẻ trung làm thơ tùy hứng. Với ưu điểm sử dụng ngôn ngữ tạo cảm giác mạnh, Thi Hoàng liên tục quẫy đạp qua các tập thơ và trường ca “Ba phần tư trái đất”, “Gọi nhau qua vách núi”, “Bóng ai gió tạt”, “Cộng sinh với những khoảng trống”, “Chìm vào mật nóng”…
Có đôi lúc bàn chân thơ của Thi Hoàng bước chới với sang miền cách tân hụt hẫng “tôi làm thơ theo kiểu/ tát cạn bắt lấy thôi/ cho đến khi bắt được/ thì câu thơ chết rồi”, vẫn thấy nghiêng ngả một bóng dáng khát khao sáng tạo. Theo logic tâm lý học, khi con người khước từ bản năng bầy đàn thì dễ nảy sinh hai thái cực, hoặc tôn thờ sự nổi loạn, hoặc sùng bái sự cầu kỳ.
Trước tiên, Thi Hoàng tự đứng riêng bằng giọng điệu dữ dội “ai đang hát trong mưa, nước như băm như thái… ai đang hát trong mưa, nước như véo như tát”, hoặc “tiếng hát em một thời vón vào trong viên đạn/ mặt kẻ thù tắt lịm sau bờ cây”, hoặc “em làm cao sang viên gạch lát vỉa hè/ làm rực rỡ, bồn chồn những giọt máu đã hy sinh, mất mát/ làm mảng nắng dưới chân tường ngây ngất”, thỉnh thoảng lại pha thêm chút lý sự “giữa muôn nghìn cái riêng trong con người có một cái chung/ là trái tim không chịu được sự lạnh lẽo và hoang vắng” hoặc “giờ thì ta khóc đây, nước mắt làm dịu đi khi vật chất nổi khùng/ khi tinh thần bị vặn hết răng không nhai được món ăn cảm xúc/ khi đồng tiền định ăn hiếp trái tim trong túi ngực”.
Chính Thi Hoàng nhận ra yếu điểm cũng là điểm yếu của mình “chữ nghĩa gườm gườm như thời trang hầm hố/ triết học mọt nghiến vào thớ gỗ/ thơ gieo vần kèn kẹt thế kia ư”, và thay đổi bằng giọng điệu lắt léo “mặt trời lặn sang bên kia vạt áo/ con đường miên man leo ngược lên trời/ vòm chiều chín đầy những lời khuyên bảo” hoặc “ai đang lùng sục trong xương cốt/ nhức buốt lần mò đi hành hương/ ta thấy ta ngày càng nhỏ tắp/ như chân nhang cắm mả bên đường” hoặc “hoa phượng đỏ lúc nào không biết nữa/ kim phút thụ thai, kim giờ có chửa/ vã mồ hôi những sản phụ đồng hồ/ đẻ ra quái thai cái-vẻ-mặt-thờ-ơ”.
Quá trình chuyển tiếp giọng điệu dữ dội sang giọng điệu lắt léo, Thi Hoàng có được vài câu thơ đáng nhớ “mắt em ngước lên như mặt nước ao đầy” hoặc “những sắc màu đánh nhau trên cánh bướm”. Cuộc truy đuổi bút pháp cá nhân có không ít khúc quanh nhọc nhằn, Thi Hoàng cam kết khi “xin phép xuất bản” khá sòng phẳng: “Tôi có lý tưởng hẳn hoi/ và tôi yêu Tổ quốc/ điều này làm tôi vững tâm/ vật gì trong tầm tay tôi, tôi có thể dám cầm/ dẫu vật ấy có khi là thuốc nổ/ xin người yên tâm, xin người đừng sợ/ kẻ tan thây trước hết sẽ là tôi”.
Thử làm một độc giả thiện chí đi cùng nhà thơ “tôi sinh ra dưới cánh hải âu/ cái cuống rốn vùi trong cát mặn” cũng hơi cay cực “thơ đọc nhọc khóc róc nước mắt”, nhưng luôn được đền bù tương đối xứng đáng. Bởi lẽ, Thi Hoàng thường có những câu thơ đột sáng cứu vớt cả đoạn thơ hoặc cả bài thơ. Ví dụ, trong trường ca “Gọi nhau qua vách núi” bên cạnh phẩm chất con người đất cảng khốc liệt “thành phố đàn bà yêu như độc ác/ nổi cơn ghen chém xả bả vai chồng/ thành phố nghênh ngang, thành phố đàn ông/ hất hàm chào nhau đá vỏ đồ hộp” thì một góc Hải Phòng hiện ra đẹp bảng lảng, đẹp xa vắng: “dấu nhật ấn trên con tem bưu điện/ gửi về đâu địa chỉ tuổi lên mười/ gửi cho ai mái phố gió bời bời/ gửi cho ai những ngày thừa, khoảng trống/ một đầu đường chẳng có ai trông ngóng/ một buổi chiều không biết cất vào đâu”.
Đường thơ Thi Hoàng dẫu lô nhô gạch đá gây gổ và dẫu ngổn ngang hố hầm dọa nạt “gió mây chờn vờn nôn mửa thốc tháo/ mắt ti hí mặt trời nhìn đứt cuống họng/ tiếng kêu ném đá vào ruột gan”, thì vẫn thấy lấp lánh những hạt vàng tài hoa.
Sự tinh tế trong thơ Thi Hoàng có thể chia làm ba cấp độ.
Thứ nhất, sự tinh tế có yếu tố quan sát “những con cá khô phơi trên đá trên hè/ dường như chúng nghỉ ngơi rồi chốc nữa lại về biển cả” hoặc “nhìn tấm lưng biết có một người tốt đi qua/ ở người ta có khi cái lưng nói nhiều hơn cái mặt/ sự nhân ái giả vờ thường chường ra phía trước/ nỗi nhẫn nhịn thương người lại hay ẩn đằng sau”.
Thứ hai, sự tinh tế có yếu tố suy tưởng “Năm 1954 – Vĩ tuyến 17/ mỗi chúng tôi đều bị cưa ngang/ chiếc thắt lưng vẫn thắt bình thường đột nhiên cứ làm mình ghê rợn/ đến một sớm mai ra/ nửa dưới hoặc trên thân thể sẽ không còn” hoặc “hoa sen không định thơm/ không định thơm thì mới thơm như thế/ rất tự nhiên là ta nhớ mẹ/ mẹ quá xa rồi/ để ta thành con cái của làn hương” hoặc “chợt ngẫm thấy trẻ con là giỏi nhất/ làm được buổi chiều rất giống ban mai/ thánh cũng hân hoan… đố ai biết được/ Ngài ở trong kia hay ở ngoài này”.
Thứ ba, sự tinh tế có yếu tố xuất thần, ở vùng đệm giữa có và không, giữa hư và thực, Thi Hoàng níu giữ được những khoảnh khắc chỉ cần chớp mắt sẽ biến mất, đó là “Nỗi niềm” thoáng đưa “trong nhà ngoài sân bây giờ/ toàn những khoảng không không có mẹ/ khoảng không ơi khoảng không/ khoảng không không che ai khuất cả/ sao khoảng không che mất mẹ ta”, đó là phút giây “Lang thang ở Cúc Phương” xanh thẳm “cứ như đi vào những ngày không có trong đời mình/ những ngày trời cho thêm không tính vào tuổi thọ”, đó là ham muốn “X-quang” bản thân “mẹ càng hiền lành hơn sau ngày mẹ mất/ mơ thấy mẹ vá áo cho con ngay lúc con đang mặc/ không phải cởi ra đâu, sợ áo nhạt hơi người”.
Thi Hoàng thừa hiểu “cái đẹp nhiều khi cũng oái ăm/ cầu toàn quá hóa ra mù tịt”, nhưng vận động là nhu cầu đeo bám nhà thơ đích thực. Thi Hoàng tìm ra lời giải đáp ngay trong sự loay hoay. Thi Hoàng phát triển thơ theo hai hướng. Một hướng chao chát kỹ thuật, kiểu như “mê mướt gió se môi chiều cắn chỉ/ cây im nước lặng mắt em mềm/ vạt nắng ứa hiên nhà từ duy mỹ/ nhẹ nhàng sang duy cảm tóc em đêm” hoặc “nghe chó sủa vầng hào quang quáng gà/ hoàng hôn chua cay vẩn đỏ một chân trời tương ớt/ miệng vết thương lên cao vút một giọng ca nhói buốt/ tôi leo lên theo cái giọng ca kia nhìn xuống vết thương mình”.
Một hướng thô ráp đời sống, kiểu như “biến cái đẹp thành cái ăn/ mang giá trị thâm canh như đồng tiền rách nát/ lấy biên lai ở cửa hàng danh vọng/ về thanh toán với con tim, về đòi nợ hoa hồng” hoặc “tôi cũng từng được chia quỹ đen được phần sổ đỏ/ góp bâng quơ để dây máu ăn phần/ cũng đem ra nắng vàng phơi phóng chút vinh quang đến Tây đen cũng đỏ mặt/ xin mang nỗi ngượng ngùng bón xuống đất/ mang tinh thần vô cơ thành vật chất hữu cơ/ trồng một vạt rau xanh mơ ước”.
Thi Hoàng rất dụng công cho thơ. Mỗi bài thơ đối với Thi Hoàng như một cơ hội xây dựng hình tượng, hoặc như một cơ hội chau chuốt ngôn từ. Thi Hoàng chấp nhận luật chơi “chữ với nghĩa đi tìm nhà trọ/ sống thử với nhau xem có thành bài thơ/ đã có thuốc tránh thai như là thi pháp/ cãi hộ cho ta những xúc động giả vờ”.
Những câu thơ như “đóng đinh vào những sự tình/ đau thon thót rót cho mình tiếng chim” hoặc “sông thả lỏng một nỗi buồn mướt mượt/ sau vai đê khói vờn lên não nuột” mang đến cảm giác hào nhoáng chốc lát, rồi lộ ra một thủ thuật tuyệt vọng nhằm che đậy trí tưởng tượng đang bị trượt ngả trước bờ vực chai lỳ rung động thẩm mỹ.
LÊ THIẾU NHƠN
Sữa Rửa Mặt Mediheal Có Thực Sự Như Đáng Mong Đợi?
Xin chào các bạn ! Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một en sữa rửa mặt cấp nước chuyên sâu và dưỡng ẩm Mediheal Aquaring Cleansing Foam 170ml. Một sản phẩm từ thương hiệuMediheal – một trong những thương hiệu đi đầu trong việc nghiên cứu và phát triển giải pháp chăm sóc da tại nhà. Đây chắc hẳn là một thương hiệu làm điêu đổ biết bao bạn gái phải không nào. À, nhân tiện mình cũng chia sẻ luôn cho những bạn chưa biết thì Mediheal đã khai trương showroom tại đường Hai Bà Trưng, chúng tôi và hiện đang có chương trình khuyến mãi cực kì hấp dẫn í và tuýp sữa rửa mặt này mình đã sắm lúc cửa hàng khai trương.
Và không để mọi người chờ lâu mình xin review sữa rửa mặt Mediheal này ngay nha:
– : Mediheal Aquaring Cleansing Foam có thiết kế dạng tuýt màu trắng, nắp kín bảo quản tốt cũng không quá chặt, bao bì thiết kế mình rất ưng ý.
– Mediheal Aquaring Cleansing Foam được đánh giá là Về thành phần: sản phẩm này với thành phần chính là N.M.F Aquaring là nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên và cấp nước tức thì cho da. Đây chính là thành phần chủ chốt giải thích lí do tại sao em sữa rửa mặt dưỡng ẩm cho da rất hiệu quả. Ngoài ra, với chiết xuất từ cây phỉ (thành phần đã quá nổi tiếng với toner Thayers hay Dickinson’s ), sản phẩm còn giúp kiểm soát bã nhờn, phòng ngừa mụn, loại bỏ những bụi bẩn từ sâu bên trong lỗ chân lông.
– : về kết cấu của em sữa rửa mặt cấp nước này thì có dạng hơi lỏng, màu trắng đục, mùi hương thơm nhẹ, nếu bạn nào dùng mặt nạ NMF thì thấy em này mùi khá giống chỉ đậm hơn một chút, dễ chịu là điều mình cực kì thích ở sản phẩm này. Nhưng em này lại bị khuyết điểm về khả năng tạo bọt khá ít.
– : Trong bài review sữa rửa mặt Mediheal này mình muốn nói sơ qua về cách mà mình sử dụng em ấy cũng như những cảm nhận của mình. Mình sử dụng em này sau bước và cảm thấy lớp bọt tạo ra khi áp lên mặt rất nhẹ nhàng và làm sạch được lớp tẩy trang của mình. Sau khi sử dụng da mình không bị khô căng nhưng rất sạch và mịn da,và khả năng kiểm soát bã nhờn trên mặt, mình nghĩ em này cũng có thể là sữa rửa mặt cho da mụn và nhạy cảm. Cô mình cũng sử dụng chung và cũng rất ưng ý với em này.
– : hiện tại bên ngoài showroom đang bán với mức giá 288.000đ/1 tuýt. Với mức giá này đối với các bạn học sinh, sinh viên cũng khá cao. Nhưng nếu nói về chất lượng sản phẩm thì mức giá mình thấy hoàn toàn phù hợp cho những bạn nào đang tìm cho mình một em sữa rửa mặt dưỡng ẩm, cấp nước tốt.
Thương hiệu uy tín – Giảm giá 50% Khám phá ngay !
Mặt Trăng Và Mặt Trời
Mặt trăng và Mặt Trời tranh cãi với nhau về Trái Ðất. Mặt Trời nói: “Lá và cây cối, tất cả đều màu xanh”. Nhưng Mặt Trăng thì lại cho rằng, tất cả chúng mang một ánh bạc lấp lánh. Mặt Trăng nói rằng, con người trên Trái Ðất thường ngủ. Còn Mặt Trời lại bảo con người luôn hoạt động đấy chứ. – Con người hoạt động, vậy tại sao trên Trái Ðất lại yên ắng đến vậy? Mặt Trăng cãi.
– Ai bảo là trên Trái Ðất yên lặng? – Mặt Trời ngạc nhiên – Trên Trái Ðất mọi thứ đều hoạt động, và còn rất ồn ào, náo nhiệt nữa.
Và họ cãi nhau rất lâu, cho đến khi Gió bay ngang qua.
– Tại sao các bạn lại cãi nhau về chuyện này chứ? Tôi đã ở bên cạnh Mặt Trời khi Mặt Trời nhìn xuống Trái Ðất, và tôi cũng đi cùng Mặt Trăng khi Mặt Trăng xuất hiện. Khi Mặt Trời xuất hiện, mọi thứ là ban ngày, cây cối màu xanh, con người hoạt đông. Còn khi Trăng lên, đêm về, mọi người chìm vào giấc ngủ.
Nếu chỉ nhìn mọi việc dưới con mắt của mình, thì mọi thứ chẳng có gì là hoàn hảo, trọn vẹn cả. Không thể đánh giá Trái Ðất chỉ bằng con mắt của Mặt Trời hoặc Mặt trăng được.
Cũng vậy khi đánh giá một con người, một sự việc nào đó, không thể nhìn từ một phía…
Nguồn: Tổng hợp.
Quay về trang chủ:
Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:
Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Truyện xem nhiều nhất
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
“Mưa Rừng”, Bài Thơ Ấn Tượng Của Nhà Thơ Hoàng Yến.
Nhà thơ Ngô Thế Oanh nói với tôi rằng nhà thơ Hoàng Yến rất thiêng. Đúng ngày ông mất ( 23/2/2012), Ngô Thế Oanh ra hiệu sách mua tập “ Mắt người Sơn Tây”. Và ông rất ngạc nhiên thấy bài thơ “ Mưa rừng” của nhà thơ Hoàng Yến in nhầm trong tập thơ của thi sỹ lừng danh Quang Dũng. Vài hôm sau, Ngô Thế Oanh nhận được bài viết của Nhất Lãm: “ Về tác giả bài thơ Mưa rừng”. Và ông vội cho in ngay trên Tạp chí Thơ số 3/2012.
MƯA RỪNG
Mưa lầm rầm trong rừngMưa xoay tròn không trungHai bờ mưa mờ mịtCon đường vòng mông lung
Rặng núi về đầu mâyXa khuất những dặm câyTừng sóng xanh tre trúcCơn gió đi trút đầyCơn gió đi mất hútNgười và đường còn đây
Mưa lầm rầm trong rừngMưa xoay tròn không trungHai bờ mưa mờ mịtCon đường vòng mông lung
Mờ mờ hoa gạo đỏLợp lầu giữa núi xanhLay bay dầm mái cỏHạt lại hạt – chuyền cànhHạt mưa gần nhắc nhủHạt xa lời nối lờiĐêm nay chưa nhà ngủMà mưa rừng cứ rơi
Mưa lầm rầm trong rừngMưa xoay tròn không trungHai bờ mưa mờ mịtCon đường vòng mông lung
Chiều càng đi bước dồnNgười càng đi chân chồnĐường dài bóng hoàng hôn…Mưa xa dầm quê hươngƯớt áo bao người thươngChùa chuông hay giọng suối?Tình người soi dặm đường
Mưa lầm rầm trong rừngMưa xoay tròn không trung.
Thời điểm sáng tác của bài “Mưa rừng” đã ghi rõ: Trên đường rừng Hòa Bình, 1948. Nếu chúng ta biết nhà thơ Hoàng Yến, quê Hòa Tiến ,Hòa Vang, Đà Nẵng, cháu ruột Xứ ủy Trung kỳ, cựu tù ĐắcPlây, Huỳnh Ngọc Huệ; từng học trường Esepic Phan Thiết, giỏi võ karate; từng hoạt động cách mạng trong tổ ba người với Võ Quảng, Tố Hữu từ năm 1942, gia nhập Đảng CSVN, giữ chức Chủ sự phòng tư pháp Công an Trung bộ, tham gia cướp chính quyền tại Huế CM tháng 8 năm 1945, sau đó, năm 1946 mang vợ con và gia đình ra Thanh Hóa, làm báo Cứu quốc Khu 4, thư ký cho đồng chí Nguyễn Chí Thanh, sau đó tham gia bộ đội, đại đoàn 304. Thời điểm nhà thơ sáng tác bài “Mưa rừng” chính là thời kỳ ông tham gia quân đội, với cương vị một cán bộ nòng cốt, đi chiến dịch Hòa Bình và chiến dịch Thu đông 1951 – 1952. Bài thơ mở đầu và lặp lại với ba lần điệp khúc: “Mưa lầm rầm trong rừng/ Mưa xoay tròn không trung/ Hai bờ mưa mờ mịt/Con đường vòng mông lung.” Một không gian, thời gian đầy tâm trạng. Nó gợi cho người chiến sỹ – thi sỹ Hoàng Yến, vốn xuất thân từ trí thức tiểu tư sản, có trình độ học vấn ( Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hoàng Yến được trưng tập đi phiên dịch, khai thác tù binh. Rồi sau này ông lại dịch thơ Puskin, bài thơ dài “Đoàn người Tsigan” từ tiếng Pháp ra tiếng Việt), liên tưởng tới quê nhà, vợ con, người thân : Hai bờ mưa mờ mịt/ Con đường vòng mông lung… Cơn gió đi mất hút/ Người và đường còn đây… Đêm nay chưa nhà ngủ /Mà mưa rừng cứ rơi… Đường dài bóng hoàng hôn/ Mưa xa dầm quê hương… Hình tượng Trời mưa và Con đường luôn trở đi trở lại, tạo thành một tứ thơ xuyên suốt toàn bài, mật mã của bài thơ. Mưa xóa mờ đi con đường thực phía trước, làm cho phương hướng nhạt nhòa, mung lung, nhưng Mưa lại làm hiện hữu con đường quá vãng, con đường tâm thức: “ Hạt mưa gần nhắc nhủ/ Hạt xa lời nối lời”, “Mưa xa dầm quê hương/ Ướt áo bao người thương/ Chùa chuông hay giọng suối?/ Tình người soi dặm đường…” Không phải ngẫu nhiên câu cuối của bài “Mưa rừng”: “ Tình người soi dặm đường” được lấy làm tiêu đề cho cả tập thơ. Cuộc ra đi này, người vệ quốc đi được hết con đường – khắp các nẻo đường - đến cuối con đường, là nhờ có Tình Người soi rọi. Ấy là quê hương, người vợ, bạn bè, người thân…: “ Đường đi mặt trận/ Đi qua ngõ nhà/ Ríu chân dồn bước/ Trăng sáng nõn nà/ Bóng trăng người vợ/ Gửi người đi xa” – ( Đường đi mặt trận) ; “Khói thuốc bốc thành mây/ Mây làng xa vời vợi…- ( Bứt lá bỏ dòng suối); “ Nhớ Trường Sơn xanh ngút/ Cây lá bó chân trời”- ( Về xuôi); “ Sông Thu Bồn có còn nắng chói chang/ Nương dâu xanh có còn mượt lá…”,“ Mẹ ơi, sao có thể/ Con đi đông đi tây/ Đi về như đi chợ / Mà mẹ đó con đây/ Chưa một lần gặp gỡ” ( Tiếng hát chiều chiều) “ Tôi giơ tay đẩy cửa/ Bỗng thấy sông Hương/ Con sông tuổi nhỏ/ Vôi trắng cổng trường… Con đường Kim Long/ Tung tăng như con suối nhỏ/ Giữa hai bờ cỏ dâng hương…” ( Một giọng đàn một dòng sông) vv…
***
Nếu bài “ Mưa rừng” chỉ là một thi phẩm bình thường, có lẽ đã không có sự lầm lẫn. Trong tập “ Mắt người Sơn Tây” – thơ văn tinh tuyển – của nhà thơ tài danh, tác giả bài thơ “ Tây Tiến” bất tử: Quang Dũng, vừa do NXB Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam ấn hành quí I/ 2012, không hiểu sao cũng có bài “ Mưa rừng” (Ghi chú năm 1956, tư liệu gia đình)? Như tác giả Nhất Lãm trong bài “ Về tác giả bài thơ Mưa rừng” đăng trên Tạp chí Thơ, số 3/2012 đã chỉ ra sự khác biệt của hai bài “ Mưa rừng” – bản 1,( trong tập “Hoàng Yến tuyển tập) ” và bản 2, (trong tập “ Mắt người Sơn Tây”). Chi tiết hơn, bản 2, ngoài việc bớt 6 câu phần điệp khúc, còn có 12 chữ trong 9 câu khác biệt so với bản 1 ( chữ in nghiêng, trong ngoặc):
- Xa khuất ( cách) những dặm ( rặng) cây- Cơn gió đi ( đã) trút đầy- Người và ( về) đường còn đây- Lợp lầu ( Lấp dần) giữa núi xanh- Lay bay ( Lang bang) dầm mái cỏ- Hạt xa lời ( theo) lối lời- Chiều càng đi bước dồn( rền)- Ướt áo bao ( những) người thương- Tình người ( yêu) soi dặm đường.
Được biết, sinh thời, khi nhà thơ Quang Dũng còn minh mẫn, ông đã kiên quyết không cho in bài” Dặm về” vào thi phẩm của mình ( mãi gần đây nhà thơ Vân Long mới tìm ra tác giả của “Dặm về” là đại tá, nhà văn Nguyễn Đình Tiên ). Và tất nhiên nhà thơ Quang Dũng cũng chưa bao giờ in bài “ Mưa rừng” trong thơ của mình. Phải chăng khi biên soạn “ Mắt người Sơn Tây”, một biên tập viên nào đó có sự nhầm lẫn trong việc đưa “ Mưa rừng” vào tuyển tập? Rất có thể, Quang Dũng và Hoàng Yến vốn là bạn của nhau ( Quang Dũng sinh 1921, hơn Hoàng Yến một tuổi), đồng cảnh ngộ và trọng tài nhau, nên nhà thơ đã chép thơ bạn tặng và ( cũng rất có thể) muốn sửa một vài từ theo ý mình? Rất mong NXB Hội Nhà văn và ban biên soạn “ Mắt người Sơn Tây” lưu ý trường hợp bài thơ “ Mưa rừng”, nếu có thể, có đôi lời với độc giả, và lưu ý cho những lần tái bản sau.
21/3/2012HMT
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Thơ Thi Hoàng: Khuôn Mặt Như Ngọn Đèn Vặn Nhỏ trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!