Xu Hướng 3/2023 # Nhà Thơ Thanh Tùng Đã Vội Vã # Top 9 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nhà Thơ Thanh Tùng Đã Vội Vã # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Nhà Thơ Thanh Tùng Đã Vội Vã được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhà thơ Thanh Tùng

Nhà thơ Thanh Tùng tên thật là Doãn Tùng, sinh ngày 7-11-1935 tại Nam Định nhưng ông dành phần lớn tuổi thanh xuân sinh sống tại TP Hải Phòng.

Và cũng tại nơi đây ông đã sáng tác bài thơ nổi tiếng nhất của mình có nhan đề Thời hoa đỏ. Nhiều nhà phê bình tin chắc rằng màu hoa đỏ ở đây chính là màu hoa phượng vĩ, loài hoa đã trở thành biệt danh của TP Hải Phòng và được nhà thơ xem như là nhân chứng của tình yêu trong bài thơ.

Nhà thơ Thanh Tùng có nhiều sáng tác nhưng nổi tiếng nhất có thể kể đến Thời hoa đỏ, Hà Nội ngày trở về, Mùa thu giấu em… Các tác phẩm này càng trở nên nổi tiếng hơn khi được các nhạc sĩ phổ nhạc như Nguyễn Đình Bảng phổ bài Thời hoa đỏ hay Phú Quang phổ bài Hà Nội ngày trở về, Mùa thu giấu em.

Tuy Thời hoa đỏ rất nổi tiếng cũng như được tác giả ưa thích nhất nhưng chính bài hát Hà Nội ngày trở về mới là tác phẩm khiến ông được bạn đọc nhớ đến nhiều nhất. Đã có một thời gian, điệp khúc “Vội vã trở về/Vội vã ra đi” trong bài hát được những người con Hà Nội nhắc đến nhiều nhất khi nói về Hà Nội.

Năm 1997, nhà thơ Thanh Tùng được cử làm đại diện của Việt Nam sang Hy Lạp đọc thơ với đại biểu các nước. Cảm xúc về chuyến đi này ông có viết lại bằng mấy câu thơ: “Tôi đã ở ngoài vòng tay Tổ quốc/ Bây giờ tôi phải là tất cả/ Từ ngọn cỏ dại quê hương đến máu những anh hùng/ Như người thủy thủ sắp ra khơi, kiểm tra lại phần nước ngọt/ Tôi hát thầm bài Tiến quân ca”.

Nhà thơ Thanh Tùng cùng con và cháu trong lễ thượng thọ 80 của ông

Khoảng năm 1995 ông chuyển vào sinh sống và lập gia đình tại TPHCM. Tại đây, ông tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm như Trường ca Phương Nam, xuất bản một số tập thơ như Thời hoa đỏ (2001), Khúc hát quê xa (2004), Cái ngày xưa ấy (2004), Thuyền đời (2006)…

Nhà thơ Thanh Tùng có hai đời vợ, người đầu như chính ông thừa nhận là đến vì thơ mà chia tay cũng vì thơ, bà cũng được xem là “nàng thơ” của Thời hoa đỏ. Người vợ thứ hai của ông nguyên là một chiến sĩ cách mạng, đến với ông cũng từ tình yêu thơ. Bà mất năm 1989 và ông ở vậy nuôi con cho đến khi con khôn lớn.

Nhà thơ Thanh Tùng thời sống ở Hải Phòng (cùng người vợ đầu)

Nhà thơ Thanh Tùng có cuộc sống thời trẻ khá gian nan. Ông từng làm khuân vác trên bến cảng Hải Phòng, làm công nhân đóng tàu, đi bán sách dạo… Thanh Tùng viết về nghề mưu sinh của mình: “Cái nghề khuân vác của tôi/ Trong mơ còn thấy giọt mồ hôi cười/ Tôi sợ nó và tôi yêu nó/ Như người mẹ sợ cơn đau đẻ nhưng vẫn thèm có con”.

Ngoài ra, có một giai đoạn ông còn đi làm vệ sĩ bảo vệ các xe tải hàng từ Hải Phòng lên Hà Nội. Nhà thơ Trần Nhuận Minh (anh ruột nhà thơ Trần Đăng Khoa) từng làm hẳn một bài thơ nhan đề Nhà thơ áp tải (đăng trong tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ) viết về Thanh Tùng với các dòng thơ như: “Có ai ngờ nhà thơ/ Phải sống bằng nắm đấm” hay ” Chai rượu ngang dốc ngược/ Đứng bên trời uống chung” …

Nhận xét về ông, các bạn bè đều cho rằng Thanh Tùng là con người của thi ca. Ông sống khó khăn nhưng lại luôn lạc quan, chỉ cần nhắc đến thơ là đã đủ vui. Điều này có lẽ góp phần khiến thơ ông, dù đau buồn nhưng lại không bao giờ bi lụy, thậm chí luôn chất chứa niềm tin vào cuộc sống.

TƯỜNG VY

Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Đề bài: Phân tích bài thơ Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu

Bài làm

Phân tích bài thơ Vội Vàng – Cố nhà thơ Xuân Diệu được người đời đặt cho biệt danh là ông hoàng của các loại thơ tình. Trong những bài thơ ông sáng tạo đều thể hiện được tình yêu mãnh liệt trào dâng trong trái tim. Một trái tim luôn khát khao yêu thương, luôn muốn níu giữ thời gian cho riêng mình để hòa cùng thiên nhiên mà sống. Trong những bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu ta bắt gặp được những vần thơ nhẹ nhàng sâu lắng, những vần thơ tha thiết mãnh liệt thể hiện được sự bất lực của tác giả khi không giữ được mùa xuân và tuổi trẻ cho riêng mình.

Bài thơ “Vội Vàng” là một bài thơ hay thể hiện được những khát khao trong lòng tác giả. Những vần thơ nhẹ nhàng như tha thiết đã làm cho người động thật sự thấu hiểu được những tâm sự trong lòng nhà thơ Xuân Diệu. Trong “Vội Vàng” nhà thơ Xuân Diệu đã theerh iện một trái tim luôn say đắm trong tình yêu luôn muốn hòa mình và thiên nhiên cây cỏ. Luôn muốn giữ lấy mùa xuân của đất trời, mùa xuân của tuổi trẻ thật dài lâu. Khi mùa xuân qua đi, tuổi trẻ qua đi tác giả như cảm thấy sợ hãi và tiếc nuối.

Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi

Trong từng câu thwo nhà thơ Xuân Diệu đã nói lên nỗi lòng luôn khát khao nắm giữ mùa xuân cho riêng mình. Tác giả muốn mùa xuân sẽ là mãi mãi không qua đi không bao giờ thay đổi. Nhưng tạo hóa vốn rất công bằng không có gì là mãi mãi nên quy luật của cuộc sống sẽ điều chỉnh theo từng mùa. Tác giả Xuân Diệu muốn làm trái quy luật muốn cất giữ mùa xuân đẹp nhất là của riêng mình là một điều không thể nào thành hiện thực. Khi Tác giả cũng muốn những màu nắng đừng bay đi đưng thôi chói chang bởi tác giả sợ hãi khi phải đối diện với tuổi xế bóng của mình. Khi mùa xuân của tuổi trẻ không còn nữa. Ông luôn muốn giữ những gì tươi đẹp xuân xanh nhất cho riêng mình. Điều này thể hiện một ước mơ phi thường nhưng cũng thể hiện được khát khao tuổi trẻ trong lòng tác giả.

Của ông bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ lơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa

Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Trong những câu thơ này của bài thơ “Vội Vàng” tác giả đã nói lên một quy luật tự nhiên của đất trời. Nó cũng là điều lo lắng cho bản thân không khi thời gian trôi đi, không còn trong thời kỳ xuân sắc, khiến cho tác giả cảm thấy vô cùng tiếc nuối thời gian và tuổi trẻ của mình. Ông lo lắng rằng tuổi trẻ của mình không còn nhiêu nữa, ông sẽ phải đối diện với tuổi già xế bóng. Thời gian chính là một món quà vô giá của con người mà khi chúng ta có tiền cũng không bao giờ mua được, bởi thời gian chính là một chuyến tàu không có vé cứ hồi một đi không bao giờ trở lại. Chẳng có ai có sức mạnh để thay đổi quy luật của thời gian.

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng mà lượng trời cứ chật Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian

Trong sâu thẳm trái tim của nhà thơ Xuân Diệu luôn mong muốn thời gian sẽ là mãi mãi. Mùa xuân của thiên nhiên của con người sẽ không bao giờ tan biến, sẽ kéo dài bất tận. Con người muốn được cống hiến được sống hết tuổi trẻ và sự nhiệt huyết của mình với cuộc sống này. Nhà thơ Xuân Diệu là một nhà thơ đa sầu, đa cảm và có một trái tim khát khao yêu thương vô cùng mạnh mẽ ông luôn muốn được sống mãi với những giây phút tuyệt vời của cuộc đời mình, không muốn đánh mất đi mùa xuân của thiên nhiên hay mùa xuân của cuộc đời mình.

Trong lòng ông luôn muốn níu giữ tất cả cho riêng bản thân mình, để một lần nữa ông sẽ được thỏa thích làm những điều mà tuổi trẻ cần phải làm. Cuộc sống vốn dĩ luôn đi theo một quy luật nhất định không ai cưỡng lại được quy luật đó nên nhà thơ Xuân Diệu muốn nhắn nhủ tới các bạn trẻ hãy sống thật ý nghĩa sống hết mình với mùa xuân của tuổi trẻ, đừng để khi mùa xuân đi qua chúng ta sẽ hối hận.

Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lợn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu một cái hôn chiều

Trong lòng tác giả Xuân Diệu luôn thể hiện một khát khao yêu đương mãnh liệt, muốn níu kéo mùa xuân của đất trời và tuổi trẻ. Điệp từ “Ta muốn” thể hiện rõ được những mong ước, những khát khao của tác giả muốn ôm trọn vẹn tuổi xuân và mùa xuân vào lòng mình để có thể tận hưởng nó một lần nữa. Khát khao đó thể hiện sự mong muốn chiếm hữu vô cùng to lớn, không muốn mùa xuân sẽ trôi đi mất, không muốn tuổi trẻ của đời mình tuột khỏi tầm tay với.

Bài thơ “Vội Vàng” của tác giả Xuân Diệu là một bài thơ vô cùng hay, bởi nó đã lột tả hết cảm xúc mạnh mẽ, khát khát tột đỉnh của tác giả qua từng câu thơ khi thì da diết, khi thì vội vàng mãnh liệt. Từng câu thơ vô cùng lãng mạn, trau chuốt khiến người đọc dù chỉ đọc một lần những ấn tượng mãi mãi không quên. Thông qua những vần thơ của mình nhà thơ muốn các bạn trẻ hãy sống trọn vẹn với tuổi trẻ của mình đừng để tuổi xuân và mùa xuân của cuộc sống trôi đi vô ích.

Mai Hoàng

Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Nhà Thơ Thanh Hải

Bài làm

Thi phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải. Có lẽ chính vì thế mà sáng tác này không chỉ mang được cách nhìn nhận hay về mùa xuân, sự đầy tự hào về đất nước mà còn mang được một tâm nguyện như muốn hiến dâng sức xuân trong cuộc sống cách mạng của nước nhà của nhà thơ Thanh Hải.

Đọc tác phẩm ta nhận thấy được nó dường như cũng đã lại đi theo một mạch cảm xúc, ta cũng nhận thấy được chính từ khi bắt đầu từ những cảm xúc trực tiếp thật đẹp trước vẻ đẹp của sức sống mùa xuân ở nơi xứ Huế. Thế rồi nhà thơ Thanh Hải từ đó liên tưởng tới mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng. Không dừng lại ở đó thì nhà thơ cũng đã đẩy được cảm xúc của mình thành những ước nguyện của cả cuộc đời. Bài thơ như hiện lên với cảnh vật thật đẹp.

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tim biếc

Nhà thơ Thanh Hải cũng chỉ bằng một vài nét phác hoạ, bức tranh mùa xuân quê hương dường như cũng đã hiện lên với một khoảng không gian trông thật khoáng đãng. Độc giả cũng có thể thấy trên nền bức tranh ấy được mở ra bằng chiều dài của dòng sông, và lại như được mở rộng ra với chính chiều cao của bầu trời và chiều sâu của cảm xúc nữa. Không thể phủ nhận được chính bức tranh là một sự pha trộn đặc biệt của màu sắc thật đẹp đẽ. Nó dường như lại có màu sắc như thật đẹp tím biếc của bông hoa và nghe đâu đây có tiếng chim chiền chiện hót thật vui ta. Tất cả những điều đơn giản đó cũng đã vẽ được lên gương mặt của mùa xuân.

Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.

Những câu thơ trên dường như càng đẹp và lại được nhìn qua lăng kính của nhà thơ Thanh Hải. Chính bằng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, mùa xuân tình cảm của tác giả lúc này đây cũng lại được thể hiện thật mãnh liệt biết bao nhiêu. Nhà thì sĩ dường như cũng lại dang rộng đôi vòng tay, mở rộng tấm lòng thế rồi cũng lại rất trân trọng nâng niu đón nhận mùa xuân đến. Mùa xuân thật đẹp và đâu cần cứ phải miêu tả thật nhiều mới thấy được cái đẹp của mùa xuân cơ chứ. Chính bằng sự say đắm, ngỡ ngàng và hơn hết cũng chính là những thái độ đón nhận trân trọng, nâng niu của tác giả Thanh Hải đã khiến cho mùa xuân thật đẹp.

Đến với khổ thơ thứ hai trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” đó cũng chính là những cảm nhận thật hơn về sức xuân nảy nở. Và mùa xuân lại càng đẹp hơn khi ở nơi những con người chiến đấu và lao động cho tổ quốc thêm giàu đẹp. Người ta dường như cũng nhận thấy được rằng cũng chỉ với hai mẫu người gắn liền với chiều dài lịch sử phát triển của đất nước thật rõ rệt. Câu thơ trong đoạn như cứ lặp lại cấu trúc và luôn nhận thấy được sự sóng đôi cùng mùa xuân. Mùa xuân là mùa của lộc non và người ta thấy được hình ảnh của lộc non như giắt đầy trên lưng của người lính để làm lá ngụy trang hay hình ảnh người lao động hiện lên đó là lộc non trải lài nương mạ. Đây thực sự là một sự hô ứng thật hoàn chỉnh và đẹp đẽ. Tất cả dường như cũng đã lại nhắc nhớ đó chính là mùa xuân dường như cũng đã và đnag nảy nở thật mãnh liệt, tất cả đnag ở độ non tơ và tươi đẹp nhất.

Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ

Những con người lao động và những người lính chính họ cũng đã mang cả mùa xuân, hay mang cả sức xuân ra đồng rồi cũng lại ra chiến trường và hơn thế nữa, đặc biệt hơn đó chính là họ như cũng lại đang mang cả mùa xuân về cho đất nước. Thông qua đây người đọc dường như cũng nhận thấy được cũng chính từ hai hình ảnh của hai lớp người này dường như tác giả đã đi tới một khái quát cao hơn đối với tất cả bằng khổ thơ:

Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao…

Có lẽ rằng, lúc đó thì cả dân tộc đang hứng sức sống mới trước mùa xuân thật tươi đẹp. Đồng thời cũng chính với tất cả đang vội vã như cũng lại rất khẩn trương trong công việc để cống hiến và như cũng lại để xây dựng đất nước. Tất cả mọi người luôn luôn cố gắng để có thể hoàn thiện chính mình, để cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn và tươi sáng hơn nữa.

Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.

Những vần thơ cũng thật hay và đặc sắc, ta đọc cũng có những cảm nhận đó là mùa xuân của đất nước dường như cũng đã lại được cảm nhận trong sự tổng kết trong chính chiều dài lịch sử bốn nghìn năm. Thế rồi cũng với bao vất vả, gian lao và đất nước mới có thể sánh được bới những vì sao. Và câu thơ “cứ đi lên phía trước” như cũng đã là một lời tổng kết, một sự thôi thúc và một niềm tự hào tin tưởng đất nước sẽ phát triển hơn, hạnh phúc hơn.

Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoa ca Một nốt trầm xao xuyến.

Trong khổ thơ này nhà thơ Thanh Hải cũng đã có lối nghệ thuật độc đáo, và đó cũng chính là việc sử dụng sự lặp lại cấu trúc ngữ pháp. Người đọc như cũng lại bắt gặp những hình ảnh bông hoa hay có cả hình ảnh con chim, những tín hiệu mùa xuân đã được nên ra ở ngay khổ thứ nhất. Thực sự người ta không khỏi băn khoăn vì sao trong muôn vàn điều ước thì Thanh Hải cũng lại chỉ mong muốn những điều nhỏ nhoi đó. Nếu như hình ảnh con chim, một bông hoa tím biếc kia cũng đã làm lên mùa xuân, một mùa xuân nho nhỏ thì ông cũng chỉ muốn làm từ những điều nho nhỏ đó mà tạo lên mùa xuân chung của cả dân tộc. Và trong một bản nhạc bao giờ nốt trầm cũng lại thật nhỏ, và như một quãng nghỉ không ngân vang như những nốt bổng thế nhưng vẫn cứ tạo được một sự tinh tế và đặc sắc. Đồng thời thông qua đó cảm nhận được tác giả Thanh Hải như cũng thật khiêm nhường, với nhà thơ ông luôn luôn nghĩ những đóng góp của mình cho đất nước còn nhỏ bé và cũng thật khiêm tốn.

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.

Thực đây cũng chính là một lời nhắn nhủ, một lẽ sống. Bởi lẽ ở Thanh Hải người ta như cảm nhận thấy được ông luôn quan niệm sống là để cống hiến. Tiếp theo đó ta cũng nhận thấy được bài thơ ít nói đến Huế nhưng người đọc vẫn nhận ra một điều, bài thơ vẫn đậm đà chất Huế. Có lẽ rằng chính cái chất Huế nằm trong cảnh sắc nên thơ trong tâm hồn dịu dàng, nằm trong sự đằm thắm trong những bài thơ ngũ ngôn, trong những bài dân ca Huế thông qua những câu:

Mùa xuân tôi xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế.

Khỏ thơ thật đặc sắc bà thông qua đó người đọc cũng lại có thể nhận thấy được lời ca như vang vọng. Thế rồi nó dường như cũng đã lại gợi mở ra một cái tình nhỏ bé trong cái ngàn dặm rộng lớn, thật là mênh mang nhưng vẫn rất gần gũi, tràn đầy yêu thương và ấm áp.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thật hay và cũng xúc động, bài thơ cũng được viết theo thể thơ năm tiếng, ta đọc cũng lại cảm nhận thấy được bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần giũ và nó dường như lại thể hiện nguyện ước chân thành, tha thiết vừa như dựng lên một lẽ sống cao đẹp. Hơn hết đó chính là cống hiến hết mình, bền bỉ mà âm thầm, lặng lẽ của nhà thơ và của những con người vô danh có công với đất nước nữa.

Minh Tân

Phân Tích Bài Thơ ‘Chiều Hôm Nhớ Nhà’ Của Bà Huyện Thanh Quan

Phân tích bài thơ ‘Chiều hôm nhớ nhà’ của Bà Huyện Thanh Quan

Ai đã từng đọc ‘Truyện Kiều’ chắc không thể nào quên được câu thơ của Nguyễn Du nói về hoàng hôn:

‘Song sa vò võ phương trời,

Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng’.

Cũng nói về hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương, bài thơ ‘Chiều hôm nhớ nhà’ của Bà Huyện Thanh Quan là một kiệt tác của nền thơ Nôm Việt Nam trong thế kỉ thứ mười chín:

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.

Gác mái ngư ông về viễn phô’,

Gõ sừng mục tử lại cô thôn.

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,

Dặm liễu sương sa khách bước dồn.

Kẻ chôn Chương Đài, người lữ thứ,

Lấy ai mà kể nổi hàn ôn?

Câu thơ đầu tả ánh hoàng hôn một buổi chiều viễn xứ. Hai chữ ‘bảng lảng’ có giá trị tạo hình đặc sắc: ánh sáng lờ mờ lúc sắp tối, mơ hồ gần xa, tạo cho bức tranh một buổi chiều thấm buồn:

‘Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn’

Hai chữ ‘bảng lảng’ là nhãn tự – như con mắt của câu thơ. Nguyễn Du cũng có lần viết:

‘Trời tây bảng lảng bóng vàng'(Truyện Kiều)

Chỉ qua một vần thơ, một câu thơ, một chữ thôi, người đọc cũng cảm nhận được ngòi bút thơ vô cùng điêu luyện của Bà Huyện Thanh Quan.

Đối với người đi xa, khoảnh khắc hoàng hôn, buồn sao nói hết được? Nỗi buồn ấy lại được nhân lên khi tiếng ốc (tù và) cùng tiếng trống đồn ‘xa đưa vẳng’ lại. Chiều dài (tiếng ốc), chiều cao (tiếng trống đồn trên chòi cao) của không gian được diễn tả qua các hợp âm ấy, đã gieo vào lòng người lữ khách một nỗi buồn lê thê, một niềm sầu thương tế tái. Câu thơ vừa có ánh sáng (bảng lảng) vừa có âm thanh (tiếng ốc, trống đồn) tạo cho cảnh hoàng hôn miền đất lạ mang màu sắc dân dã:

‘Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn’

Phần thực và luận, các thi liệu làm nên cốt cách bài thơ được lựa chọn tinh tế, biểu đạt một hồn thơ giàu cảm xúc. Ngư ông, mục tử, khách… thế giới con người được nói đến. Cảnh vật thì có ngàn mai, có gió và sương, có ‘chim bay mỏi’… Những thi liệu ấy mang tính chất ước lệ của thi pháp cổ (người thì có: ngư ông, mục tử; cảnh vật, cây cỏ, hoa lá thì có: phong sương, mai liễu, cánh chim chiều…) nhưng với tài sáng tạo vô song: chọn từ, tạo hình ảnh, đối câu, đối từ, đối thanh, ở phương diện nào, nữ sĩ cũng tỏ rõ một hồn thơ tài hoà, một ngòi bút trang nhã. Vì thế cảnh vật trở nên gần gũi, thân thuộc với mọi con người Việt Nam. Cảnh vật mang hồn người đậm đà bản sắc dân tộc.

Chiều tà, ngư ông cùng con thuyền nhẹ trôi theo dòng sông về viễn phố với tâm trạng của một ‘ngư ông’ – ông chài nhàn hạ, thoải mái. Động từ ‘gác mái’ biểu đạt một tâm thế nhàn của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi:

‘Gác mái, ngư ông về viễn phố’

Cùng lúc đó, lũ trẻ đưa trâu về chuồng, trở lại ‘cô thôn’. Cử chỉ ‘gõ sừng’ của mục đồng thật hồn nhiên, vô tư, yêu đời:

‘Gõ sừng mục tử lại cô thôn’

Đó là hai nét vẽ về con người, hai bức tranh tuyệt đẹp nơi thôn dã đáng yêu.

Hai câu luận tiếp theo mượn cảnh để tả cái lạnh lẽo, cô liêu, bơ. vơ của người lữ khách trên nẻo đường tha hương nghìn dặm. Trời sắp tối. Ngàn mai xào xạc trong ‘gió cuốn’-, gió mỗi lúc một mạnh. Cánh chim mỏi bay gấp về rừng tìm tổ. Sương sa mù mịt dặm liễu. Và trên con đường sương gió ấy, lạnh lẽo ấy chỉ có một người lữ khách, một mình một bóng đang ‘bước dồn’ tìm nơi nghỉ trọ. Hai hình ảnh ‘chim bay mỏ.i’ và ‘khách bước dồn’ là hai nét vẽ đăng đối, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn. Con người như bơ vơ, lạc lõng giữa ‘gió cuốn’ và ‘sương sa’, đang sống trong khoảnh khắc sáu cảm, buồn thương ghê gớm. Câu thơ để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc. Đảo ngữ làm nổi bật cái bao la của nẻo đường xa miền đất lạ:

‘Ngàn mai, gió cuốn chim bay mỏi,

Dặm liễu, sương sa khách bước dồn’

Bằng sự trải nghiệm của cuộc đời, đã sống những khoảnh khắc hoàng hôn ở nơi đất khách quê người, nữ sĩ mới viết được những câu thơ rất thực miêu tả cảnh ngộ lẻ loi của kẻ tha hương hay đến thế!

Hai câu kết hội tụ, dồn nén lại tình thương nhớ. Nữ sĩ cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Câu bảy gồm hai vế tiểu đối, lời thơ cân xứng đẹp: ‘Kẻ chốn Chương Đài II người lữ thứ’. Chương Đài là điển tích nói về chuyện li biệt, nhớ thương, tan hợp của lứa đôi Hàn Hoành và Liễu thị đời Hán xa xưa. Bà Huyện Thanh Quan đã vận dụng điển tích ấy một cách sáng tạo. ‘Chương Đài’ và ‘lữ thứ’ trong văn cảnh gợi ra một trường liên tưởng về nỗi buồn li biệt của khách đi xa nhớ nhà, nhớ què hương da diết. Khép lại bài thơ là một tiếng than giãi bày một niềm tâm sự được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ. ‘Ai’ là đại từ phiếm chỉ, nhưng ta có thể biết đó là chồng, con, những người thân thương của nữ sĩ. ‘Hàn ôn’ là nóng lạnh; ‘nỗi hàn ôn’ là nỗi niềm tâm sự. Người lữ thứ trong chiều tha hương thấy mình bơ vơ nơi xa xôi, nỗi buồn thương không sao kể xiết:

‘Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?’

‘Chiều hôm nhớ nhà’và ‘Qua Đèo Ngang’ hai kiệt tác thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đó là chùm thơ của Bà Huyện Thanh Quan sáng tác trong những tháng ngày nữ sĩ trên đường thiên lí vào kinh nhận chức nữ quan trong triều Nguyễn. Có thể coi đó là những bút kí – thơ vô cùng độc đáo. Thơ của Bà Huyện Thanh Quan thấm một nỗi buồn li biệt hoặc hoài cổ, hay nói đến hoàng hôn, lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt (bảng lảng, hoàng hôn, ngư ông, viễn phố…) tạo nên phong cách trang trọng, cổ kính, nhạc điệu trầm bổng hấp dẫn. ‘Chiều hôm nhớ nhà’ là một bông hoa nghệ thuật chứa chan tình thương nhớ, bâng khuâng…

Nguồn: chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Thơ Thanh Tùng Đã Vội Vã trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!