Bạn đang xem bài viết Nhà Thơ Quang Dũng: Những Câu Thơ Vang Lên Vì Đau Đớn được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thực sự là, ai viết ra những câu thơ đều có thể xưng là nhà thơ được. Nhưng một nhà thơ chân chính phải là người sẵn sàng chấp nhận thua thiệt để gìn giữ phẩm giá nhân văn của mình. Nhà thơ theo đúng nghĩa của từ này không bao giờ là “kẻ huỷ diệt”. Trái tim thi sĩ phải là trái tim biết chịu đựng những nỗi đau đớn vì người khác.
Nhà thơ Quang Dũng (1921-1988) đã sống một cuộc đời không dễ dàng nhưng có lẽ cũng là hạnh phúc. Tài năng đấy nhưng những câu thơ tâm đắc nhất, thành công nhất của ông không phải là thứ có thể dễ dàng được chấp nhận ngay lập tức ở một đất nước phải sống trong cái thời có quá nhiều chuyện quốc gia đại sự cần lo hơn những rung động muôn đời về tinh thần hiệp sĩ. Hào hoa phong nhã lắm, nhưng lại phải cùng cả dân tộc trải qua vô vàn những thiếu thốn vật chất, từ manh áo đến miếng ăn. Ừ, thì đành một nhẽ là, cái hay của thời ấy là nó giúp con người biết tìm thấy niềm vui và sự thỏa mãn tột cùng trong những cái bình dị, đơn giản nhất.
“Đặc sản” khoái khẩu nhất của Quang Dũng đã là, như nhà văn Thanh Châu nhớ lại, “khoai lang hàng bà cụ phố Tuệ Tĩnh, kẹo vừng ông lão ngồi cửa chợ Hôm, quán cơm đầu ghế bất kể chợ nào, quán nước chè tươi (nấu nước mưa, nước sông Hồng truyền thống)”… Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng, cốt cách ấy, tâm hồn lãng mạn ấy, nếu không phải quá bị đời thường câu thúc, hẳn đã viết được không chỉ một Tây Tiến. Chao ôi, cái hào khí Á Đông cổ xưa mà rất hiện đại ấy:
Đó là khẩu khí của những người vì nghĩa lớn coi mọi thiếu thốn, cam go, chết chóc là chuyện nhỏ, dù rất lưu luyến với mọi biểu hiện dù nhỏ nhất của một đời sống tinh tế. Bây giờ đọc lại thơ Quang Dũng, mới thấy thương cho cái chất thơ rất thư sinh và trong sáng nhưng lại bị bủa vây bởi những bó buộc quá “văn xuôi”.
Tất cả những ai từng gặp ông lúc ông còn sống hẳn đều nhớ tới vóc dáng cao lớn, lực lưỡng của ông (“như Tây!”, theo cách nói dân dã thời đó. Người ta kể lại rằng, có lần Quang Dũng đi thực tế dọc sông Đà trong những năm chiến tranh, cứ thơ thẩn mọi nơi. Thấy vậy, một cán bộ an ninh địa phương đã cảnh giác theo dõi ông từng bước; chỉ tới khi hiểu ra đó là tác giả của bài thơ Tây Tiến mới tay bắt mặt mừng cá nước).
“Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” như vậy nhưng đi đâu, trông Quang Dũng lúc nào cũng như muốn thu mình lại. Cũng là người thuở nhỏ quen khá giả, nhưng ông lại học được tác phong sống rất bình dân, cực kỳ dễ hòa đồng ở mọi nơi, mọi lúc. ông không bao giờ muốn trông khác những người xung quanh. Thế nhưng, cái cốt cách thi sĩ bẩm sinh ở Quang Dũng bao giờ cũng hiện ra lồ lộ. Tuy nhiên, chất nghệ sĩ của Quang Dũng không kiểu cách, cao xa mà lại luôn gần gụi.
Nhà thơ Ngô Quân Miện nhớ lại, một lần Quang Dũng vào chùa Bà Đá (Hà Nội) vẽ những gốc đào nở hoa. “Thấy anh hiền và vui, nhà chùa rất mến, cho anh gửi nhờ giá vẽ và mời anh thụ lộc Phật. Thậm chí những người ăn mày tụ tập ở chùa cũng mến anh, hôm nào thấy anh đến là cùng nhau chào “ông bạn” họa sĩ đã đến. Và anh chia sẻ với những người khốn khổ ấy miếng bánh chưng ngày Tết”… Thì rõ rồi, “ăn mày là ai, ăn mày là ta. Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày” – ai nếu không phải là các nhà thơ chân chính có thể đồng cảm được hơn tất cả với những người thất cơ lỡ vận!
Quang Dũng có lẽ là nhà thơ mang trong mình dòng máu lãng du vào loại bậc nhất thi đàn đất Việt thế kỷ XX. Cái nỗi niềm “Chiêu Quân ly xứ” đã ám ảnh thơ ông ngay từ những bài đầu tiên:
Tất nhiên, đây vẫn là tâm sự thư sinh, ngồi mà nghĩ và có gì đó hơi gợi lại không khí bi phẫn trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ (Thế Lữ, như chính lời Quang Dũng về sau tâm sự, là một trong những thi nhân được ông yêu quý và sùng mộ nhất). Và đó chính là tiền đề để phát tiết sau này, khi Quang Dũng hòa mình vào cuộc kháng chiến chống thực dân của cả nước Việt. Thơ Quang Dũng trong 9 năm đó đã đạt được đỉnh cao thi hứng và luôn luôn ở thế chuyển động. Trong bài thơ dài Sử một trung đoàn, viết năm 1947, ông nhớ lại:
” Những làng trung đoàn ta đi qua Lều chợ bay tro đêm lửa trại Rạ thui bò khét cổng làng sau Gạo thổi cơm sôi xôi thơm ngõ ruối Buồng chuối tiễn quân em mới cắt Nhựa cây còn tuôn như sữa vắt Khúc hát đồng ca Vệ quốc quân Cuối xóm trông theo vẫy mấy lần…”
Đã nghe phảng phất âm hưởng Kinh Kha, nhưng hiền lành và giàu mộng tưởng. Sau này về phố ở, Quang Dũng luôn cảm thấy chật chội ở nội đô. Có lần ông đã ví ông như đám mây đầu ô và thốt lên bi phẫn:
” Mây ở đầu ô mây lang thang Ôi! Chật làm sao góc phố phường Mây ở đầu ô Hẹn những chân trời xa lạ Qua một ngọn cột đèn…”
Quang Dũng có lẽ là người luôn cảm thấy tâm hồn mình bị “đói” cảm xúc mới, dù trong đời sống thường nhật, ông là người cam chịu và chấp nhận hơn ai hết. Đọc thơ hay cả văn xuôi của ông, ta luôn có cảm giác như đang nghe thấy văng vẳng từ đâu chẳng rõ một tiếng kêu gọi đàn của một hồn đơn độc đang khao khát được sum vầy với bầu bạn:
” Trưa hè bỗng nhớ sông quê Nước xa không bóng thuyền đi đôi dòng Thóc nhà ai có phơi không? Chói chang lửa thóc sân trông bóng người Vại mưa in dáng mây trời Em soi bóng có nhớ người xa em?…”
Toàn những câu hỏi đặt ra cho đỡ xót lòng chứ không mấy mong muốn nhận câu trả lời. Cái nỗi niềm không thỏa này đã ám ảnh Quang Dũng từ ngày đầu biết nghĩ và cảm cho tới ngày cuối của đời ông. Và đã có ít nhất là một lần nỗi niềm đó bùng lên thành ngọn lửa thi ca sưởi ấm lòng nhiều thế hệ người dân đất Việt. Đó là khi Quang Dũng viết Tây Tiến.
Năm 1947, Quang Dũng làm Đại đội trưởng trong đoàn quân Tây Tiến (tức Trung đoàn 54) trong thời gian đi mở đường qua vùng Tây Bắc. Rồi trở về Phù Lưu Chanh (một tổng ở tỉnh Hà Nam thời trước), tham dự Hội nghị toàn quân, nhớ đơn vị cũ, Quang Dũng đã dồn tất cả chất hào hoa hiệp sĩ của mình để viết nên những câu thơ bi sảng nhất của đời ông, những câu thơ vừa hiện thực vừa siêu thực:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi…”
Trong lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam, những đơn vị như Tây Tiến thực sự là những điểm sáng vừa cần thiết về phần quân sự, vừa rất thú vị về mặt tinh thần. Đoàn quân Tây Tiến được lập ra năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp tác chiến với Bộ đội Lào chống lại các đơn vị quân đội thực dân.
Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến rất rộng nhưng toàn những vùng “thâm sơn cùng cốc” ở sát biên giới Việt Lào: Châu Mai, Châu Mộc, Sầm Nưa… Trớ trêu thay trong đội quân phải tác chiến ở khu vực ác liệt và hiểm trở ấy lại có rất nhiều thanh niên phường phố, mơ mộng hào hoa, nhiều tài năng văn nghệ và lắm khát vọng cống hiến xây dựng cho đời. Sự va đập của một thực tại quá gian khổ, thiếu thốn và truân chuyên với những thanh tịnh nhất của tâm hồn tiểu tư sản có lẽ đã tạo nên được những nguồn cảm hứng không dễ gì có đối với con người và giúp cho nhiều cựu binh Tây Tiến về sau trở thành nghệ sĩ.
Quang Dũng là một trong những người có được sự nghiệp sáng tạo đáng kể nhất từ Tây Tiến và có lẽ cũng là người thành danh nhất trong số những văn nghệ sĩ trưởng thành từ “đoàn binh không mọc tóc” này. Cho tới hôm nay, bài thơ Tây Tiến vẫn là một trong những đỉnh nghệ thuật của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Khi viết bài thơ đó, Quang Dũng còn quá trẻ, lòng vừa giác ngộ lý tưởng cách mạng vô sản vừa vẫn vấn vương tinh thần Tiêu Sơn tráng sĩ. Người chiến sĩ trong Tây Tiến không sợ hy sinh “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” và biết nhìn thấy cái bi lẫn cái hùng trong những “rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Có lẽ chưa bao giờ trong thơ Việt Nam lại có được những câu thơ vừa giản dị vừa ngạo nghễ như thế khi viết về cái chết của người chiến sĩ:
” Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”
Làm người lính, không ai muốn phải hy sinh, nhưng nếu có hy sinh mà được sảng khoái ra đi như trong bài thơ Tây Tiến thì âu cũng cam lòng!
PHÚ BÌNH
Nhà Thơ Quang Dũng Và Bài Thơ Tây Tiến
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi…
*
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa…
*
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành!
*
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Về văn bản, bài thơ này in trong Ngữ văn lớp 12 tập 1, tr. 88, 89; NXB Giáo dục 2013. Văn bản này dựa theo tập Mây đầu ô, thơ Quang Dũng, NXB Tác phẩm mới, 1986 – tập thơ đã được Quang Dũng khi còn sống xem lại. Hai cái dấu ba chấm và một cái dấu chấm than cuối khổ là chúng tôi thêm vào.
Nhà thơ Quang Dũng (1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Dậu. Sau đổi giấy khai sinh cho người anh họ là Bùi Đình Diệm, từ đó Diệm trở thành tên chính thức. Quang Dũng là tên con trai cả, cũng là bút danh. Quê ông là làng Phượng Trì, nay là Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng. Đan Phượng thời Lê thuộc phủ Quốc Oai, Trấn Sơn Tây. Sau đó chuyển đi chuyển lại giữa hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây; nay thuộc Hà Nội.
Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là những người nông dân mặc áo lính mà còn có những người thành phố, những trí thức có bằng tú tài tây hoặc cao đẳng, đại học… Tất cả làm nên phẩm chất Anh bộ đội Cụ Hồ: Vì nước quên thân trong ý chí; ruột thịt yêu thương trong tình cảm; chất phác, mộc mạc nông dân nhưng cũng hào hoa trí thức trong phong cách. Hai phong cách đó đến từ hai hướng khác nhau do xuất thân trong chống Pháp sẽ được hòa quyện nhuần nhụy hơn trong mỗi tâm hồn người lính thời chống Mỹ.
Bài thơ được in lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ của Hội Văn nghệ Việt Nam số 11-12 tháng 4, tháng 5 năm 1949 với tên bài là Nhớ Tây Tiến. Sau, tác giả thấy rằng, chỉ nhắc đến Tây Tiến là nhớ nao lòng, nhớ “nẫu ruột” rồi, không cần chữ “Nhớ” nữa.
Tây Tiến là một bài thơ hay, hay từ tình cảm, hình ảnh đến nhạc điệu; là một viên ngọc toàn bích của thơ ca Việt Nam hiện đại; ai nhìn cũng thấy đẹp, ai đọc cũng thấy hay, nhiều người thuộc. Bởi thế, thật khó diễn tả về cái hay của bài thơ này một cách cụ thể. Mỗi câu thơ vừa rất thật lại vừa ảo; nó hàm súc, hồn vía, nên dùng để cảm thì được, mà nói bằng lời thì khó hết. Xin nêu một vài cảm nhận, một vài chú thích để cùng chia sẻ, khi cảm thụ bài thơ.
1.Bài thơ bắt đầu từ Nỗi Nhớ. Nhớ là một tình cảm thảng thốt, trào dâng, quay quắt, không nén được, bắt người ta phải cất lên thành tiếng gọi Huế ơi, quê mẹ của ta ơi (Tố Hữu). Những bài thơ viết từ nỗi nhớ là những bài thơ sâu sắc, đáng tin và dễ hay nhất. Ca dao tuyệt vời ám ảnh với Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai/ Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm; Khăn thương nhớ ai/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất…/ Đèn thương nhớ ai/ Mà đèn không tắt.Viết về nỗi nhớ, lý trí không chỉ đạo, mà tuôn theo dòng tình cảm, bởi thế nó có sự tự nhiên như nhiên, không gò gẫm, không lệ thuộc vào sự chi phối bên ngoài, không cả hướng theo “mục đích” của tác giả. Chỉ là sự tự thể hiện. Cho nên không thể nhìn Tây Tiến như một bài thơ miêu tả sự gian khổ và tinh thần vượt gian khổ của anh bộ đội Cụ Hồ. Trong kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Khương Hữu Dụng tả rất hay điều đó: Rồi dốc, rồi truông, leo rồi leo/ Rồi khe, rồi lạch, vòng cong queo/ Lên, bám vào mây, xuống, bíu gió/ Trượt chân, suối cuốn một làn rêu! (Từ đêm 19). Và Hữu Loan với Đèo Cả: Dưới cây bên suối độc/ cheo leo chòi canh/ như biên cương/ tóc râu trùm/ vai rộng/ Không nhận ra người làng/ rau khe/ cơm vắt/ áo phai màu chiến trường/ ngày thâu/ vượn hú/ đêm canh gặp hùm/ lang thang. Ở những câu thơ này, hay thì hay nhưng dụng công nghệ thuật đã ít nhiều phạm đến cái đẹp của tự nhiên, không đáng yêu như Tây Tiến.
2. Con người (tâm hồn) Quang Dũng được thể hiện như thế nào? “Hướng dẫn học bài”, phần ghi nhớ của sách Ngữ văn 12 viết: “Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng Miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mỹ lệ”. Đó có thể là một câu tổng kết hay. Nhưng nó lại khuôn văn học vào tính mục đích, vào sự phản ánh. Như trên đã nói, Quang Dũng chỉ nói về nỗi nhớ của ông, tâm trạng của ông, còn qua tâm trạng ấy thấy gì là chuyện của người đọc. Vì là nỗi nhớ, nó không nhất định phải tập trung cho người lính Tây Tiến, mà tất cả những gì nhà thơ đã nếm trải, đã đau khổ hoặc hào hứng. Nỗi nhớ không cần mạch lạc, tập trung. Nó chỉ là tất cả những gì không quên được. Các câu thơ đến từ mọi hướng. Đang nói về dốc núi, cồn mây, cọp Mường Hịch, cái chết gục lên súng mũ, bỗng lại Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. Rồi bỗng nữa lại đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm! Thực tế những câu không viết trực tiếp cho chiến tranh, cho người lính lại sống lâu hơn, lại tự dựng cho mình một tượng đài riêng như Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. Người ta biết đến Mai Châu nhiều hơn và mãi mãi biết dến Mai Châu vì câu thơ này! Con người Quang Dũng cũng phải phải là lát cắt ngang thời đại, là một anh bộ đội thuần túy. Mà còn là tráng sĩ thời phong kiến, còn là cái tráng khí nam nhi thời nào cũng có, thích gian khổ, ngang tàng; thích yêu đương lãng mạn. Trai không có phong sương, không mơ mộng về một nàng; thơ không có tình yêu, nó như không còn nó nữa! Quang Dũng còn là hồn văn chương dân tộc ở cách viết hiện thực lẫn trong ước lệ, trong những từ ngữ, hình ảnh có tính biểu tượng như đuốc hoa, xiêm áo, dáng kiều, viễn xứ, áo bào. Nhịp điệu thơ cũng vừa Đường thi, vừa tự do. Có lẽ đây là một kinh nghiệm cho những người làm thơ: biết làm mới trên nền cũ, không thể cắt đứt cái cũ. Từng chi tiết trong bài thơ là rất thực, là những gì nhà thơ chứng kiến trong cuộc hành binh Tây Tiến; song cái thực ấy được “nhớ” lại; nó lắng qua hồn rất sâu, khi dâng lên đã thành hương. Những gì tạp và nặng, không gợi cảm xúc thẩm mỹ đã rơi rụng. Như nhìn dòng nước lũ không thấy rều rác mà chỉ thấy hoa đung đưa. Như đêm lửa trại, không thấy cái cụ thể, mà chỉ thấy hình ảnh của ước mơ, của những Quý Phi, Vương Chiêu Quân, của một man nương ( kìa em xiêm áo). Rồi cây lau cũng hóa hồn; Sông Mã cũng như người khi êm đềm lặng chảy, khi gầm lên trong khúc độc hành. Chỉ một câu Sông Mã gầm lên khúc độc hành, vừa thấy cái khí mạnh, cái thống nhất của đoàn quân Tây Tiến; vừa thấy cái xa khác với đời ở nhiều phương diện.
Tây Tiến là một bài thơ có sức sống vì nó luôn luôn hiện đại; nó luôn luôn hiện đại vì nó viết về con người, viết một cách tự nhiên, chân thực.
3. Về một số từ. Chơi vơi trong “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” là gì? Ngày nay ta hiểu chơi vơi là một trạng thái không vững, nó gợi tới một cái gì đó chênh vênh trên cao. Cũng hiểu chơi vơi là cái gì trong khoảng không, trong tư tưởng không xác định, không vững vàng. Tôi không cho là nhớ về những cái chơi vơi mà nhớ về những cái làm tác giả chơi vơi, không yên được, không vững được.Ca dao có câu: “Ra về nhớ bạn chơi vơi/ Nhớ chiếu bạn trải, nhớ nơi bạn nằm”, thì nỗi nhớ này là không thể hời hợt, “chơi vơi” như cách nghĩ hiện nay. Về chữ đuốc hoa (Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa), sách giáo khoa 12 và các bài viết khác đều chú là “hoa chúc”, nến thắp trong phòng đêm tân hôn. Cổ thi, in trong sách Ấu học ngũ ngôn thi ngày xưa viết về bốn niềm vui (tứ hỉ) như sau: Cửu hạn phùng cam vũ/ Tha hương ngộ cố tri/ Động phòng hoa chúc dạ/ Kim bảng quải danh thì (Hạn lâu gặp mưa rào, Xa quê gặp bạn cũ, Đêm tân hôn động phòng, Bảng vàng treo tên thi đỗ). Đây có phải giấc mơ về đêm tân hôn không? Tôi nghĩ là không. Nếu trích điển thì nó gần với câu Trú đoản khổ dạ trường/ Hà bất bỉnh chúc du (Khổ vì đời ngắn mà đêm dài, Sao không đốt đuốc mà đi chơi đêm) hơn. Đây là quan sát sáng tạo của Quang Dũng: Mỗi cô gái (Thái hoặc Lào, có lẽ là Lào) là một bó đuốc hoa, nhờ những cô gái đó mà cả doanh trại thành một hội đuốc hoa: những người lính cục mịch, gian khổ, đánh đấm bỗng thăng hoa, hồn thơ, tỏa sáng… Không chỉ đàn bà, con gái; nhưng rõ nhất là đàn bà, con gái mới thức dậy được bản năng, bản tính tốt đẹp của người đàn ông, vì đó đời mới là đời, đời đáng sống hơn! Man trong “Man điệu”: Dân Hoa Hạ Trung Quốc xưa coi phía bắc là Bắc địch; phía nam là Nam man; phía tây là Tây nhung; phía đông là Đông di; gồm những tộc thiểu số kém văn minh hơn. Chữ man điệu vừa chỉ điệu nhạc, điệu múa của người thiểu số, song ở đây cũng ca ngợi cái tự nhiên, mạnh mẽ bản năng con người. Bản năng được thừa nhận, được coi là cái đẹp cũng là bước tiến về tư tưởng và nghệ thuật!
Cuối cùng xin nói về câu Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày sinh nhà thơ Quang Dũng do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức ngày11-11-201 tại 19 Hàng Buồm, chúng tôi mời nhà thơ Vân Long, người bạn thân trong nhóm chơi Phan Kế An, Trần Lê Văn, Ngô Quân Miện, Lữ Giang, Vân Long, Quang Dũng… phát biểu. Ông kể, xưa Nguyễn Ngọc Chương (Chiêu Dương) và Bùi Đình Diệm (Quang Dũng) chơi rất thân. Bước vào kỳ thi “đíp-lôm” (lấy bằng Thành chung) ở Hà Nội, Chương rủ bạn đến chơi nhà mấy chị em cô Kiều nổi tiếng xinh đẹp, con một ông chủ thầu khoán, ở số 68 Hàng Bông. Mấy chị em này có tên bắt đầu bằng “Kiều”: Kiều Vinh, Kiều Dinh, Kiều Hinh và Kiều Hương. Chàng Chương đã phải lòng Kiều Dinh, định giới thiệu cho bạn một trong ba cô còn lại. Ông bố thấy hai chàng trông đẹp mã, nhưng giao hẹn phải thi đỗ, “phi đíp-lôm” bất thành phu phụ”; không ngờ cả hai chàng sau đó đều trượt vỏ chuối!
Không chỉ có Tây Tiến. Quang Dũng có nhiều bài thơ hay khác trở thành những giá trị văn hóa của dân tộc. Ông có những câu thơ biến thành thiên nhiên đất nước. Ngoài Mai Châu mùa em thơm nếp xôi còn có Mắt người Sơn Tây, Tôi nhớ Xứ Đoài mây trắng lắm…
Mỗi lần bước ra khỏi ô Cầu Giấy, tôi lại ngước mắt nhìn trời tìm những đám mây trắng nghìn năm. Mỗi lần gặp người con gái Sơn Tây, tôi lại thầm soi vào ánh mắt để dò biết cái độ luyến láy, thăm thẳm của tình yêu. Và nhớ những nhà thơ Xứ Đoài, nhớ Sóng gợn Sông Đà con cá nhảy/ Mây trùm non Tản cái diều bay. Chiều xanh vẫn thấy bóng Ba Vì nhưng những Tản Đà, Quang Dũng, Ngô Quân Miện đã biệt vào miền hư ảnh… Hay các ông vẫn đó, vòi vọi Ba Vì?
Nguyễn Sĩ Đại
Phát Biểu Cảm Nhận Về 14 Câu Đầu Bài Thơ Tây Tiến Của Nhà Thơ Quang Dũng
Những câu thơ tài hoa quen thuộc ấy cứ thế đi vào lòng người đọc bao thế hệ. Bên cạnh “Hai con mắt người Sơn Tây”, Quang Dũng còn ghi dấu ấn trong thâm tâm người đọc với thi phẩm “Tây Tiến”. Bài thơ “Tây Tiến” đã khắc họa lại một cách chân thật, đầy sống động về chân dung hình ảnh người lính Tây Tiến cũng như thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, hoang sơ. Vấn đề này được thể hiện rõ nét trong 14 câu thơ đầu.
Những nét chính về nhà thơ Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến
Khi cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến cũng như tìm hiểu về giá trị nội dung và thẩm mỹ và nghệ thuật, người đọc cần nắm được đôi nét về tác giả cũng như tác phẩm.
Thơ Quang Dũng phóng khoáng, hồn hậu lãng mạn và tài hoa. Mỗi tác phẩm của Quang Dũng đều phải sở hữu sự kết hợp hài hòa và là mình chứng cho “thi trung hữu nhạc” và “thi trung hữu họa”. Năm 2001, Quang Dũng được truy tặng phần thưởng Hồ Chí Minh về văn học thẩm mỹ và nghệ thuật. Một số tác phẩm chính của Quang Dũng phải nhắc đến các bài thơ nổi tiếng ghi dấu ấn trên văn đàn như Tây Tiến, Hai con mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, Quán bên đường, Lính râu ria,…
Tây Tiến được nghe biết là một đơn vị quân nhân thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối phù hợp với quân nhân Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa phận đóng quân và hoạt động của quân đoàn Tây Tiến khá rộng, gồm có các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nứa (Lào).
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Thành Phố Hà Nội, trong đó cũng đều có nhiều học sinh trí thức. Tuy phải chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn về vật chất và căn bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng họ vẫn sáng sủa và chiến đấu rất dũng cảm. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52.
Quang Dũng là đại đội trưởng của quân đoàn Tây Tiến đến ở thời gian cuối năm 1948 thì chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, Phù Lưu Chanh – một làng thuộc tỉnh HĐ Hà Đông cũ, Quang Dũng viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Khi in lại, tác giả thay tên bài thơ là “Tây Tiến”. “Tây Tiến” là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng. Thể hiện thâm thúy phong cách thẩm mỹ và nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập “Mây đầu ô”.
Cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
“Ra về nhớ bạn chơi vơi; Nhớ chiếu bạn trải, nhớ nơi bạn ngồi.”
Tây Tiến trong nỗi nhớ của Quang Dũng hiện lên qua rất nhiều hoài niệm về chiến trường xưa. Đặc biệt quan trọng khi cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến, ta sẽ thấy rất rõ ràng điều này.
“Nhớ gì như nhớ người yêu; Trăng lên đầu núi, nắng chiều sống lưng nương” (Việt Bắc – Tố Hữu)
Nỗi nhớ là cảm hứng chủ đạo của toàn đoạn thơ nói riêng và của bài thơ nói chung thể hiện ở hai câu đầu:
Khi cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến, ta thấy câu thơ thứ nhất được mở đầu bằng hình ảnh dòng sông Mã. Đây là dòng sông chảy từ vùng biên giới Tây Bắc qua tỉnh Thanh Hóa rồi đổ và biển Đông. Như vậy “sông Mã” đã gắn bó với địa phận hoạt động của đoàn quân Tây Tiến nên nó như một chứng nhân tận mắt chứng kiến những vui buồn, hy sinh mất mát của đời chiến binh với những đoạn đường hành quân cheo leo bên núi cao hiểm trở.
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên rất cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Cụm từ “Sông Mã xa rồi” là hiện thực xa cách nhớ nhung đến quắt quay của Quang Dũng với dòng sông lịch sử vẻ vang này. Hô ngữ “Tây Tiến ơi” là tiếng gọi tha thiết của nhà thơ về quân đoàn mà ông đã mội thời gắn bó. Tiếng gọi như vang lên từ chính tâm hồn, khơi gợi những kỷ niệm, những ngày tháng, những miền đất, những con người…mà ông từng chung sống lưng đấu vật, tay súng tay gươm nhưng nay đã chia xa. Lúc mới sáng tác, bài thơ được đặt tên là “Nhớ Tây Tiến” nhưng sau này tác giả ngại “ý nông, mạch lộ” nên đã sửa tên bài thơ lại là “Tây Tiến”.
Tuy đã bỏ đi từ “nhớ” ở tựa đề nhưng nhà thơ không thể nào kềm nén cảm xúc ở lòng mình nên đến câu thơ thứ hai thì từ “nhớ” được điệp lại đến hai lần để bộc lộ nỗi nhớ chất chồng, tha thiết. “Rừng núi” là hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho thiên nhiên Tây Bắc. “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ mông lung, bàng bạc, lửng lơ, không đầu cuối, không điểm dừng, không kết thúc. Cụm từ này làm ta liên tưởng đến câu ca dao:
Chắc chắn, câu ca da trên là nỗi nhớ của đôi lứa yêu nhau, bởi ta nghe chất đằm ngọt và da diết quá. Có thể Quang Dũng đã ảnh hưởng tác động từ câu ca da trên chăng? Nếu quả đúng như vậy, thì nỗi nhớ của Quang Dũng về thiên nhiên Tây Bắc giống nỗi nhớ của lứa đôi, quay quắt không nguôi. Nhà thơ Tố Hữu trong bài “Việt Bắc” đã và đang từng tha thiết về nỗi nhớ ấy khi đã rời xa vùng đất kháng chiến
Thán từ “ơi”, điệp từ “nhớ”, âm “ơi” được láy đi láy lại, kiểu câu cảm thán..nhằm khẳng định nỗi nhớ về thiên nhiên và con người là nỗi nhớ có hình, có ảnh, da diết ngàn trùng, lan tỏa khắp không gian, khắp cả đất trời.
Cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến ta còn nhận ra trong những lời thơ ấy tràn đầy những kí ức về thiên nhiên hùng vĩ của Tây Bắc hòa cùng với dãy phố hành quân nhiều gian khổ:
Khi cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến, người đọc nhận ra từng địa danh được liệt kê như từng trang hồi ức chợt ùa về. Tại “Sài Khao”, nhà thơ nhớ tới một hiện tượng lạ thời tiết khắc nghiệt là “sương” mịt mù xuất hiện. Sương neo đậu trên từng nhành cây, ngọn cỏ; sương phủ khắp đỉnh đèo; sương giăng khắp lối; cả đất trời Tây Bắc bao quanh trong màn sương dày đặc. Sương còn tạo ra cái giá lạnh, rét buốt như sao hàn quốc cắt vào da thịt con người. Nhân hóa trong cụm từ “sương lấp” cho thấy sương như quyện lại thành khối, thành tảng có thể che và vùi lấp cả quân đoàn.
Hình ảnh “đoàn quân mỏi” cực tả sự gian nan, khó khăn trắc trở của thời tiết chốn biên giới khiến bước đi của người lính mệt mỏi, rã rời. Câu thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” lại thể hiện cảnh hành quân trong đêm của người lính. Vì trời tối nên họ không thấy sắc màu hoang sơ của thiên nhiên Tây Bắc nhưng họ cảm nhận được bằng khứu giác hương hoa về tối.
“Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước; Tưởng dãy Ngân Hà tuột khỏi mây”.
Cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến sẽ thấy biện pháp nhân hóa “hoa về” thể hiện sự gắn bó giữa thiên nhiên với con người. Hương hoa quyện vào không khí, theo từng bước đi hành quân như xua tan cái giá buốt lạnh lẽo, mệt mỏi ở những chàng trai. Mùi hương tinh khiết ấy còn khắc họa vẻ tâm tâm hồn tinh tế nhạy cảm, lãng mạn của những người dân con đất Hà thành. Giữa bộn bề, gian nan, nguy hiểm nhưng họ vẫn tìm vẻ đẹp đơn sơ, thi vị của núi rừng như một thứ ngôn ngữ, tiếng nói riêng của thiên nhiên để chào đón bước đi của người lính Tây Tiến.
Núi rừng Tây Bắc ngút ngàn được dựng lên một cách dữ dội: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”. Độ dốc, độ cao, độ xa được thể hiện qua hai từ láy bạo khỏe: “khúc khuỷu” và “thăm thẳm” cùng năm thanh trắc (“dốc”, “khúc”, “khuỷu” , “dốc”, “thẳm”) gợi hình ảnh những con dốc ngoằn ngoèo, cứ lên rất cao, lên rất cao mãi nhấp nhô, trập trùng khó đi. Khi cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến, người đọc cũng nhận ra được hơi thở nặng nhọc cùng bước đi nặng nề của người lính đang chinh phục độ cao của núi rừng Tây Bắc.
Còn với câu thơ “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” đã vẽ ra độ tốt nhất của một ngọn núi ở Tây Bắc. Quần đảo ngữ trong hình ảnh “heo hút cồn mây” vừa tả cảnh núi quanh năm mây phủ vừa nhấn vào cái vắng vẻ, cheo leo, rợn ngợp khi người lính đã đoạt được một ngọn núi tốt nhất ở nơi này.
Nhân hóa “súng ngửi trời” thật ngộ nghĩnh, dí dỏm. Đứng trên đỉnh một ngọn núi cao, người lính như ngỡ mũi súng đã chạm vào vùng đất của nhà trời và các anh đang đứng trước cửa nhà trời. Câu thơ là cách đo độ cao ngọn núi thật độc đáo của Quang Dũng, đồng thời cũng nâng cao hình ảnh người lính trong một không gian rộng lớn vời vợi khí thế ngất trời. Và khi cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến, ta thấy câu thơ vừa thể hiện sự bông đùa, cười cợt vừa cho thấy tinh thần sáng sủa, yêu đời của người lính trước khó khăn gian khổ.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”
Sự kỳ vĩ, dữ dội của núi rừng Tây Bắc còn thể hiện ở cảnh núi hiểm trở với vách đá dựng đứng. Câu thơ “Ngàn thước lên rất cao, ngàn thước xuống” như vẻ gãy làm đôi cùng với điệp ngữ “ngàn thước” và đối lập giữa “lên rất cao” với “xuống thấp” đã cụ thể hóa độ cao chất ngất, chót vót rồi gấp khúc đổ xuống gần như thẳng đứng hun hút với muôn ngàn lũng sâu. Vùng đất thâm sơn cùng cốc này đã được bước đi của những chàng trai Tây Tiến đến khám phá. Câu thơ của Quang Dũng làm ta nhớ đến một hình ảnh thật kỳ vĩ trong bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của thi tiên Lý Bạch
Cảm nhận về thiên nhiên của Lý Bạch và Quang Dũng có sự đồng điệu tại phần phát hiện hình ảnh ngọn núi dốc đứng và cao đến tận trời. Ở Pha Luông, tác giả nhớ đến cảnh đoàn binh hành quân trong mưa mịt mù trời đất “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
Hình ảnh phóng đại “mưa xa khơi” đã tái hiện cảnh mưa nguồn thác lũ dữ dội ở Tây Bắc. Đó là những ngày mưa từ thượng nguồn đổ về, mưa từ thời điểm ngày này qua ngày khác đã biến cả núi rừng, bản làng, những ngôi nhà ở Pha Luông như chìm trong đại dương mênh mông. Câu thơ toàn thanh bằng như gợi nhớ về sự việc êm dịu, tươi mát, sáng sủa, yêu đời của tâm hồn những người dân lính trẻ.
Trong màn mưa rừng, nhưng các chiến binh vẫn hướng về những bản mường, những mái nhà đất của đồng bào Tây Bắc thân thương. Khi cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến, ta thấy nhà thơ Quang Dũng đã lấy ngoại cảnh núi rừng miền Tây hiểm nguy, dữ dằn để tô đậm và khắc họa chí khí anh hùng của đoàn quân Tây Tiến. Mỗi vần thơ đều để lại ấn tượng về sự việc gian nan tột bậc mà cũng can trường tột bậc! Đoàn quân vẫn tiến bước, người nối người, băng lên phía trước. Uy lực thiên nhiên như bị giảm xuống và giá trị con người như được nâng cao hẳn lên một tầm vóc mới.
“Rải rác biên giới mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Nỗi nhớ đồng đội trên đường hành quân hiện lên rất rõ ràng qua hai câu thơ:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
“Anh bạn” đó là đồng đội là đồng chí là chiến hữu của Quang Dũng. Gọi họ là “anh bạn” nhà thơ như thể hiện tất cả tình cảm yêu thương, trìu mến với những người dân đã từng một thời kề vai sát cánh với mình. Từ láy “dãi dầu” đã lột tả hết những nhọc nhằn, nắng mưa dầu dãi, những giá rét mà người lính phải chịu đựng khi vượt qua bao dốc, bao đồi, bao núi, bao khe.
Cụm từ “không bước nữa” để nói về những phút nghỉ chân hiếm hoi quý giá và các anh tranh thủ “gục lên súng mũ” nghĩa là thiếp đi trong chốc lát quên mũ, trên súng của mình. Giấc ngủ đến thật nhanh và người lính có cảm giác như không còn nhớ gì, quên hết những nhọc nhằn, gian nan mà người ta đã từng chịu đựng.
Cũng luôn tồn tại thể hiểu hai câu thơ nói về sự việc hy sinh của người trên bước đường trường chinh đầy khó khăn gian khổ. Vì để kịp có mặt nơi sa trường nên các anh dường như không quản khó nhọc mà hành quân bất chấp đêm ngày. Mặt khác, sống lưng phải mang balo, vai đeo súng, tay phải khiêng đạn pháo, lại thêm đoạn đường hành quân với biết bao chông gai thử thách nhưng người chiến sĩ Tây Tiến dường như không sờn lòng.
Các anh chỉ dừng bước khi không còn lê nổi đôi chân, khi sức tàn lực kiệt. Và không một lời rên rỉ, không một tiếng kêu than, các anh gục xuống giã từ đồng đội ra đi. Cụm từ “bỏ quên đời” là cách nói giảm nói tránh để ngợi ca những người dân xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Khi đối chiếu với các anh, hy sinh không phải là chết mà chỉ là là “bỏ quên… đời”. Cách nói ấy vừa để mềm hóa đi những hy sinh mất mát vừa cho thấy quan niệm về cái tắt hơi nhẹ nhàng của rất nhiều anh. Quan niệm này cũng sẽ được Quang Dũng nói tới ở đoạn thơ sau:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Nét dữ dội của núi rừng Tây Bắc không phải trải rộng ra theo không gian mà nó còn là một bí ẩn, lẩn khuất theo thời gian:
Cặp từ “chiều chiều” đối lập với “đêm đêm” đã mở ra khoảng tầm thời gian ghê gớm nhất khi đối chiếu với người lính Tây Tiên, bởi bao nguy hiểm đang rình rập, rình rập đe dọa tính mạng của rất nhiều anh. Hình ảnh nhân hóa “thác gầm thét” đã miêu tả tiếng nước thác đổ ồ ạt từ những ngọn núi “ngàn thước” tạo ra một thứ âm thanh dữ dội như gầm rú thét gào của thiên nhiên.
Khi cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến, ta bỗng chợt nhớ đến âm thanh của những thác đá sống Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa đang nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Âm thanh của thác nước sông Đà không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử. Thứ âm thanh ấy càng làm tăng tính chất oai phong thiêng liêng, bí mật của rừng thẳm.
Tiếng nước thác của núi rừng Tây Bắc như đang thử sức chịu đựng của những chàng trai Tây Tiến. Còn “đêm đêm” tiếng cọp gầm bí hiểm giữa rừng khuya dạo thành tiếng vọng dữ dội của đại ngàn. Đứng trước cái chết đang rình rập, lẩn khuất nhưng người lính vẫn đùa vui, cười cợt qua hình ảnh nhân hóa “cọp trêu người”. Cọp vồ người, cọp ăn thịt người nhưng tác giả đã mềm hóa những nguy hiểm, chết chóc qua động từ trêu thật đắc. Điều đó cho thấy tinh thần sáng sủa yêu đời, sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ đạp trên gian nan, thử thách của rất nhiều anh.
Cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến, người đọc nhận ra trong nỗi nhớ về đoạn đường hành quân gian khổ ấy, nhà thơ không quên nhớ tới một khung cảnh ấm áo trong cuộc sống sinh hoạt của đồng bào Tây Bắc:
Cụm từ “Nhớ ôi Tây Tiến” bộc lộ tình cảm dạt dào là tiếng lòng da diết nhớ nhung của nhà thơ về đồng đội. Sau khoản thời gian vượt qua bao dốc cao, vực sâu, thú dữ, người lính phát hiện một làn khói nơi phòng bếp lửa nhà ai với mùi thơm lừng của nếp xôi đang nguyện tỏa. Hai hình ảnh “cơm lên khói” và “thơm nếp xôi” cho thấy tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và sự khát khao cuộc sống bình yên của những chàng trai Tây Tiến. Họ cảm nhận được mùi vị núi rừng, tình nghĩa, tấm lòng cao quý của đồng bào Tây Bắc thân yêu. Đó cũng là động lực giúp các anh vượt qua mọi gian nan để quyết tâm chiến đấu tiêu diệt kẻ thù chung.
Nhận xét tác phẩm khi cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến
Khi cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến, ta nhận thấy đoạn thơ đã tập trung làm nổi bật tính chất dữ dằn của vùng đất Tây Bắc thời bấy giờ được xem là nơi ma thiêng nước độc, núi cao hiểm trở, rừng sâu núi dữ, có đi mà không có về. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả có ngày có đêm, có những hình ảnh kỳ vĩ, dữ dội nhưng cũng đều có những cảnh thi vị, hiền hòa.
Kết bài: Chỉ với 14 câu đầu cô đọng nhưng thiên nhiên Tây Bắc cũng hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra khắc sâu vào lòng người đọc. Đó là một thiên nhiên hào hùng, và trên phông nền thiên nhiên ấy, những người dân lính Tây Tiến hiện lên vừa hào hùng lại vừa pha chút trẻ trung, tinh nghịch của những chàng trai trẻ Hà Thành. Một thời Tây Tiến đã qua nhưng những kỷ niệm ấy không thể nào xoá nhòa…
Dàn ý cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Trong quá trình tìm hiểu về giá trị nội dung và thẩm mỹ và nghệ thuật của tác phẩm cũng như cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến, tất cả chúng ta cần nắm được dàn ý cơ bản như sau:
Đôi nét về nhà thơ Quang Dũng và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Giới thiệu 14 câu đầu Tây Tiến là hình ảnh về núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và những người dân lính anh dũng mà không kém phần tinh nghịch.
Những kí ức về núi rừng Tây Bắc cùng đơn vị chiến đấu cũ.
Hình ảnh rừng núi hoang sơ và dãy phố hành quân gian khổ.
Hình ảnh về người lính Tây Tiến cùng những kỉ niệm tình quân dân.
Tóm tắt khái quát giá trị của 14 câu đầu của bài thơ.
Gợi mở thêm về vấn đề và nêu suy nghĩ của tôi.
Cảm Nhận 14 Câu Thơ Đầu Bài Thơ Tây Tiến Của Quang Dũng
Cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
“Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời ! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Mở bài:
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất của hồn thơ Quang Dũng và là một trong những bài thơ hay nhất trong số những bài viết về đề tài người lính thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Với sự kết hợp tài tình giữa bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn, bài thơ đã khắc hoạ chân thực cuộc sống và chiến đấu đầy gian khổ, sự hy sinh anh dũng và vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của người chiến sĩ Tây Tiến. Bức chân dung người lính Tây Tiến oai hùng, lẫm liệt hiện lên rõ ràng qua 14 câu thơ đầu bài thơ.
Thân bài:
Bài thơ được viết năm 1948, lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta gặp muôn vàn khó khăn. Không những phải chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính Tây Tiến còn phải đối diện với sự thiếu thốn về quân trang, quân dụng, lương thực và thuốc men. Thế nhưng, bằng tất cả sức mạnh của lý tưởng yêu nước, người lính đã kiên cường bám trụ địa bàn, sống lạc quan tin tưởng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dẫu có mất mát, hi sinh. Tất cả được Quang Dũng ghi nhận trong bài thơ vừa hào hùng vừa hết sức bi tráng.
Sự kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và bút pháp hiện thực đã tạo ra chất bi tráng rất đặc biệt cho 14 câu thơ đầu bài thơ, đem đến những màu sắc và âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng cho sự hy sinh, mất mát của người chiến sỹ Tây Tiến. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ: nhớ đồng đội thân yêu, nhớ đoàn binh Tây Tiến, nhớ bản mường và núi rừng miền Tây, nhớ kỉ niệm đẹp một thời trận mạc… Bốn câu thơ đầu mở ra nỗi nhớ mênh mang:
“Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.
Nói về nỗi nhớ ấy, bài thơ đã ghi lại hào khí lãng mạn của tuổi trẻ Việt Nam, của “bao chiến sĩ anh hùng” trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ mà vinh quang. Hai câu thơ đầu nói lên nỗi nhớ, nhớ miền Tây, nhớ núi rừng, nhớ dòng sông Mã thương yêu.
Đã “xa rồi” nên nỗi nhớ không thể nào ngui được, nhớ da diết đến quặn lòng, đó là nỗi nhớ “chơi vơi”. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” vang lên tha thiết như tiếng gọi người thân yêu. Từ cảm “ơi!” bắt vần với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng câu thơ sâu lắng, bồi hồi, ngân dài, từ lòng người vọng vào thời gian năm tháng, lan rộng lan xa trong không gian. Hai chữ “xa rồi” như một tiếng thở dài đầy thương nhớ, hô ứng với điệp từ “nhớ” trong câu thơ thứ hai thể hiện một tâm tình đẹp của người chiến binh Tây Tiến đối với dòng sông Mã và núi rừng miền Tây. Sau tiếng gọi ấy, biết bao hoài niệm về một thời gian khổ hiện về trong tâm tưởng.
Những câu thơ tiếp theo nói về chặng đường hành quân đầy thử thách gian nan mà đoàn binh Tây Tiến từng nếm trải:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
Các tên bản, tên mường: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu… được nhắc đến không chỉ gợi lên bao thương nhớ vơi đầy mà còn để lại nhiều ấn tượng về sự xa xôi, heo hút, hoang dã, thâm sơn cùng cốc,… Nó gợi trí tò mò và háo hức của những chàng trai “Từ thuở mang gươm đi giữ nước – Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Đoàn binh hành quân trong sương mù giữa núi rừng trùng điệp
Bao núi cao, đèo cao, dốc thẳng dựng thành phía trước mà các chiến sĩ Tây Tiến phải vượt qua. Dốc lên thì “khúc khuỷu” gập ghềnh, dốc xuống thì “thăm thẳm” như dẫn đến vực sâu. Các từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” đặc tả gian khổ, gian truân của nẻo đường hành quân chiến đấu: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời!”. Đỉnh núi mù sương cao vút. Mũi súng của người chiến binh được nhân hóa tạo nên một hình ảnh: “súng ngửi trời” giàu chất thơ, mang vẻ đẹp cảm hứng lãng mạn, cho ta nhiều thi vị. Nó khẳng định chí khí và quyết tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh mọi tầm cao mà đi tới “Khó khăn nào cũng vượt qua – Kẻ thù nào cũng đánh thắng!”.
Thiên nhiên núi đèo xuất hiện như để thử thách lòng người: “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Hết lên lại xuống, xuống thấp lại lên cao, đèo nối đèo, dốc tiếp dốc, không dứt. Câu thơ được tạo thành hai vế tiểu đối: “Ngàn thước lên cao
Có cảnh đoàn quân đi trong mưa: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ được dệt bằng những thanh bằng liên tiếp, gợi tả, sự êm dịu, tươi mát trong tâm hồn những người lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Trong màn mưa rừng, tầm nhìn của người chiến binh Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những mái nhà dân hiền lành và yêu thương, nơi mà các anh sẽ đến, đem xương máu và lòng dũng cảm để bảo vệ và giữ gìn.
Gian khổ không chỉ là núi cao dốc thẳm, không chỉ là mưa lũ thác ngàn mà còn có tiếng gầm của cọp, beo nơi rừng thiêng nước độc, nơi đại ngàn hoang vu:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
“Chiều chiều…” rồi “đêm đêm” nhưng âm thanh ấy, “thác gầm thét”, “cọp trêu người”, luôn khẳng định cái bí mật, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng. Chất hào sảng trong thơ Quang Dũng là lấy ngoại cảnh núi rừng miền Tây hiểm nguy để tô đậm và khắc họa chí khí anh hùng của đoàn quân Tây Tiến. Mỗi vần thơ đã để lại trong tâm trí người đọc một ấn tượng: gian nan tột bậc mà cũng can trường tột bậc! Đoàn quân vẫn tiến bước, người nối người, băng lên phía trước. Uy lực thiên nhiên như bị giảm xuống và giá trị con người như được nâng cao hẳn lên một tầm vóc mới. Quang Dũng cũng nói đến sự hy sinh của đồng đội trên những chặng đường hành quân vô cùng gian khổ:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời…”
Hiện thực chiến tranh xưa nay vốn như thế! Sự hy sinh của người chiến sĩ là tất yếu. Xương máu đổ xuống để xây đài tự do. Vần thơ nói đến cái mất mát, hy sinh nhưng không chút bi luỵ, thảm thương.
Hai câu cuối đoạn thơ, cảm xúc bồi hồi tha thiết. Như lời nhắn gửi của một khúc tâm tình. Như tiếng hát của một bài ca hoài niệm, vừa bâng khuâng, vừa tự hào:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
“Nhớ ôi!” tình cảm dạt dào, đó là tiếng lòng của các chiến sĩ Tây Tiến “đoàn binh không mọc tóc”. Câu thơ đậm đà tình quân dân. Hương vị bản mường với “cơm lên khói”, với “mùa em thơm nếp xôi” có bao giờ quên? Hai tiếng “mùa em” là một sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ thi ca, nó hàm chứa bao tình thương nỗi nhớ, điệu thơ trở nên uyển chuyển, mềm mại, tình thơ trở nên ấm áp. Cũng nói về hương nếp, hương xôi, về “mùa em” và tình quân dân, sau này Chế Lan Viên viết trong bài “Tiếng hát con tàu”:
“Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương”
“Nhớ mùi hương”, nhớ “cơm lên khói”, nhớ “thơm nếp xôi” là nhớ hương vị núi rừng Tây Bắc, nhớ tình nghĩa, nhớ tấm lòng cao cả của đồng bào Tây Bắc thân yêu.
Kết bài:
14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Bức tranh thiên nhiên hoành tráng, trên đó nổi bật lên hình ảnh chiến sĩ can trường và lạc quan, đang dấn thân vào máu lửa với niềm kiêu hãnh “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh…”. Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến mà sự thành công, là kết hợp hài hoà giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nửa thế hệ đã trôi qua, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng ngày một thêm ý nghĩa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Thơ Quang Dũng: Những Câu Thơ Vang Lên Vì Đau Đớn trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!