Xu Hướng 3/2023 # Nhà Thơ Ngọc Khương Với Quê Hương Quảng Bình # Top 7 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nhà Thơ Ngọc Khương Với Quê Hương Quảng Bình # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Nhà Thơ Ngọc Khương Với Quê Hương Quảng Bình được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhà thơ Ngọc Khương với quê hương Quảng Bình Cập nhật lúc 17:54 17/08/2019

Tôi nghe tên Ngọc Khương đã từ lâu (năm 1971), khi lần đầu tiên bước chân tới Trường cấp 3 Nam Quảng Trạch, Quảng Bình. Ngày đó, trước mỗi tiết học, bạn quản ca lại bắt cho cả lớp hát một bài. Bài hát đầu tiên trong ngày bao giờ cũng là “Trường ca Nam Quảng Trạch”. Bài hát do thầy Trần Văn Dũng kí âm theo giai điệu một bài hát ngoài Bắc, còn lời do Ngọc Khương và các anh chị học sinh khóa (1966-1968) phóng tác.

Ngọc Khương phải xa cha mẹ từ năm lên hai tuổi. Anh ở với bà nội, lớn lên đi học, đi dạy rồi làm thơ. Về hưu, anh vào đất phương Nam lập nên câu lạc bộ thơ-nhạc “Hương nguồn” và dựng nhiều nhà hàng tiệc cưới ở thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 7-2018, tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Tân Bình, Ngọc Khương ra mắt ba tập thơ Cò bay giữa phố, Đất nước tôi và Lục bát đảo. Nhiều văn nghệ sỹ Quảng Bình đã vào dự.

Các tập thơ của nhà thơ Ngọc Khương.

Ra thăm Đèo Ngang, đứng trên Hoành Sơn quan nhìn xuống biển nhớ lại một thời đạn lửa, anh đã viết bài Hòn La: “Lên đèo trông xuống Hòn La/Nhớ thời đạn lửa/Làm ta rùng mình!/Bao nhiêu gạo nổi gạo chìm/Bấy nhiêu sinh mạng/Bom dìm đáy khơi!”. Thăm mộ Đại tướng, anh theo thuyền ra thăm đảo Yến. Anh như lạc vào giữa thiên đường một cõi trời mây sóng nước: “Yến chọn đảo làm quê hương/Đảo hoang bỗng hóa thiên đường gió say/Muôn ngàn cánh yến lượn bay/Đong đưa nôi sóng tháng ngày biển ru/Ai giăng chi vạt sương mù/Bâng khuâng…Đại tướng vén thu ngắm trời”.(Đảo Yến).

Quê hương Quảng Bình là cái nôi nuôi dưỡng Ngọc Khương khôn lớn, nơi một thời anh nhọc nhằn bươn chãi mưu sinh để nay được thả hồn theo ký ức, chưng cất thành thơ. Về quê, anh cùng Nguyễn Hương Duyên vẫn thường gửi bài cho tập san của câu lạc bộ Văn nghệ Quảng Minh. Hai người gốc cùng một xã Thị Lệ ngày xưa, cái thời “Nhất xã ngũ thôn”.

Một tin vui nữa làm nức lòng giới văn nghệ sỹ Quảng Bình, cuối năm 2018, nhà thơ Ngọc Khương và nhà văn Nguyễn Hương Duyên đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Có lẽ thành công của họ hôm nay cũng cất cánh bay lên từ chùm khế ngọt và tôi rất tin là như thế!

Chùm Thơ Hay Viết Về Quê Hương Quảng Ngãi

Tuyển chọn những bài thơ hay viết về vẻ đẹp, cuộc sống, con người vùng đất Quảng Ngãi. Đó là những vần thơ ca ngợi quê hương Quảng Ngãi hay nhất!

CHÙM THƠ LIÊN QUAN: ♥ Chùm thơ nỗi nhớ cha mẹ của người con xa xứ thật hay ♥ Chùm thơ nhớ nhà, nhớ quê của người tha phương

BÀI THƠ: QUẢNG NGÃI

Tác giả: Tấn Bảo Huỳnh

Câu ca núi Ấn sông Trà là đây

Màu xanh mạ mới ngất ngay hương đồng

Sa Quỳnh cát mịn ong ong ánh vàng

Khơi xa tôm cá đầy khoang

Vụ mùa thắng lợi xóm làng rộn vui

Lòng người trìu mến, ngọt bùi, thiết tha

Chùa Hang chuông vọng trời xa

Hồn thiêng sông núi âm ba cõi lòng.

BÀI THƠ: QUẢNG NGÃI QUÊ TÔI

Tác giả: Hoang Than

Giữa Miền Trung mưa dầm nắng dãi

Đất Quảng Ngãi vẫn mãi tươi xinh

Một vùng nhân kiệt địa linh

Quê hương tôi đấy trung trinh nghĩa tình

Bến Tam Thương còn vương vấn đợi

Nước Sông Trà, bống gợi hương quê

Long Đầu Hý Thuỷ chiều về

Phê Vân Thiên Bút mấy bề mây sa

Triện Thiên Ấn Niêm Hà ngỏ ý

Tự bao đời thi sĩ mộng mơ

Sương giăng mây xoã lững lờ

Tiếng chuông đêm vắng đôi bờ ngân nga

Rặng Thạch Bích chiều tà soi bóng

Biển Mỹ Khê gió đọng tiếng dương

Trà Bồng cây quế ngát hương

Thu Xà đậu phụng kẹo gương ngọt lành

Dòng Sông Vệ nước thanh gió mát

Lắng phù sa mía ngọt lúa xanh

Đồng quê hoạ khéo tựa tranh

Con don, bánh tráng, ui sành, lời rao

Bên Cổ Luỹ nao nao cánh nhạn

Hoàng hôn về bảng lảng trời mây

Cô thôn, Chiếu Cói nơi nầy …

Đá xây thành cổ, dừa dương dịu dàng

Chiều Sơn Hải Sa Bàn biển nắng

Mùa gió nồm cát trắng vun mâm

Xóm Câu, Cây Mắm triều ngâm

Hình Nhân đá dựng rì rầm sóng xô

Mõm An Vĩnh nhấp nhô ghềnh đá

Cảng Sa Kỳ nước khỏa buâng khuâng

Thạch Cơ Điếu Tấu buông cần khoan thai

Đảo Lý Sơn hình hài núi lửa

Tỏi mồ côi nhớ cửa Chùa Hang

Đêm trăng Thới Lới rực vàng

Hải Đăng tỏ ngọn soi đàng hùng binh

Nền văn hoá Sa Huỳnh xưa cổ

Lắng bờ nghe sóng vỗ miên man

Biển xanh, muối trắng, cát vàng

Châu Me ghềnh đá ngỡ ngàng chiều phân

Trời Minh Long mây vần Thác Trắng

Giữa Trường Sơn gió nắng hoan ca

Rừng xanh, vạt nước khảm hoa

Cá niên, rượu ché cùng ta thi cầm

Làng Teng dệt thổ cầm vang tiếng

Vọng bao đời truyền thuyết Ba Tơ

Hồn thiêng sông núi, cõi bờ hiển linh

Quảng Ngãi ơi! Người xinh xinh lắm

Ta yêu Người tình thắm duyên quê

Ngàn sau nguyên vẹn câu thề

Bến xưa vẫn đợi ta về bên ta.

BÀI THƠ: VỀ THĂM QUẢNG NGÃI

Tác giả: Phạm Đình Dũng

Anh đưa em về thăm Quảng Ngãi

Thăm bờ xe nước bến sông Trà

Thăm đồng lúa mới quê Mộ Đức

Chiều về Thiên Ấn ngắm chân mây

Dòng nước Trà Giang bên Thiên Ấn

Ghi dấu Niêm Hà, Trời hạ ban

Lặng lẽ trôi về nơi cửa Đại

Tô thắm đôi bờ Cổ Lũy thôn

Long Đầu Hý Thủy chiều in bóng

Nhớ mãi chuyện xưa thấy chạnh lòng

Hà Nhai Vãn Độ mờ sương khói

Đò chờ đưa khách vội sang sông

Nhìn lên Thiên Bút màu xanh thẳm

Ngọn bút trời Nam viết mây vàng

Ngàn năm thiên cổ còn lưu lại

La Hà Thạch Trận dấu chân qua

Thạch Bích Tà Dương chiều in nắng

Ngày về lá rụng biết thu sang

Đường lên đỉnh núi mây giăng lối

Thơ thẫn đường về bóng nhạn sa

Vân Phong Túc Vũ mây và gió

Đưa nước về nguồn tắm suối mơ

Đỉnh núi Vu Sơn xanh màu cỏ

Hưu về đoàn tụ thỏa mong chờ

Liên Chiểu ao sen vui sum họp

Liên Trì Dục Nguyệt đón trăng thơ

Thuyền ai thấp thoáng bên bờ nguyệt

Xin chở sen hồng đến bến mơ

An Hải Sa Bàn trên bờ cát

Gió đi còn đó dấu châu sa

Mâm cát vàng kia ai để lại

Muôn đời cô độc nhìn trăng qua

Thạch Ky Điếu Tẩu ai ngồi đó

Mây trắng giăng ngang đường chân trời

Ta về dừng chân nơi góc biển

Chân trời ta đến đón duyên tơ

Mười hai cảnh đẹp quê Quảng Ngãi

Tô thắm non sông thắm tình người

Anh đưa em về thăm Quảng Ngãi

Vui tình Đất nước đẹp tình ta.

QUẢNG NGÃI TA VỀ

Tác giả: Bằng Lăng Tím

Miền quê đẹp yên bình Quảng Ngãi

Trai anh hùng con gái đảm đang

Chung tay xây dựng xóm làng

Chiến công lừng lẫy vẻ vang một thời

Cánh đồng mía ngút trời xanh mát

Nhà máy đường ngào ngạt hương bay

Phù sa nước ngọt tràn đầy

Con sông xuôi chảy trái cây trĩu cành

Làn gió biển trong lành thổi mát

Muối Sa Huỳnh từng hạt trắng tinh

Long Môn cảnh đẹp hữu tình

Đèo Vi Ô Lắc uốn mình non xanh

Từng dãy núi giăng thành chiến lũy

Trường Sơn Đông hùng vĩ đại ngàn

Chim rừng cất tiếng ca vang

Cô em gái nhỏ dịu dàng váy hoa

Đây Quảng Ngãi quê ta đổi mới

Nhà cao tầng phấn khởi lòng dân

Đường xa cũng thấy như gần

QUẢNG NGÃI QUÊ MÌNH Tác giả: Nguyễn Duy Luân

Bạn hãy đến quê mình quảng Ngãi

Mảnh đất cằn trai gái hiên ngang

Núi sâu cho đến đồng làng

Căn cứ cách mạng rạng vang một thời

Dọc Trà Khúc nước xuôi tượi mát

nghe đâu đây thơm ngát hương bay

Ngày xưa đồng bãi nay xây phố phường

Kìa biển rộng gió nồm man mát

Kìa kéo dài bờ cát trắng tinh

Đất xưa Tư Nghĩa hữu tình

Vùng căn cứ cũ của mình đã xanh

Vùng Đá Vách đá xây thành lũy

Đất Trà Bồng dũng khí hiên ngang

Tiếng reo đồng khởi vang vang

Mở đầu cho cả Miền Nam chống thù

Thuở “Chín Năm Tự Do” phơi phới

Đất “Ba Tơ vùng cội” giành dân

Phổ Nhơn, Hành Tín Rất gần

Quê Ta Quảng Ngãi, đất xuân vạn đời.

Thơ Phái Đẹp Quảng Bình

(QBĐT) – Nhà thơ Huy Cận trong bài Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam đã viết: “Chèo mẹ Suốt vang sông, chị Khíu giành lại biển/ Gái Quảng Bình khí phách đọ Trường Sơn” để ca ngợi những tấm gương lao động và chiến đấu quên mình của phụ nữ Quảng Bình trong những năm tháng kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược.

Đó là những câu thơ làm náo nức trái tim nhiều thế hệ. Nhưng “gái Quảng Bình” không chỉ tay cày, tay súng, mà còn là những con người có tâm hồn rộng mở. Nhiều thế hệ phụ nữ Quảng Bình đã làm thơ. Với họ, đó là những tiếng thầm thì của trái tim mình. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ-nữ thi sỹ quê Quảng Bình trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bằng tất cả sự đằm thắm, dịu nhẹ và sâu sắc của mình đã sáng tác nhiều bài thơ đi cùng năm tháng.

Dù thời gian mải miết trôi, người Quảng Bình vẫn không quên hình ảnh những cô gái mở đường trong bài thơ Khoảng trời hố bom của bà: “Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/ Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”. Để rồi: “Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất/ Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng/ Những vì sao ngời chói lung linh…”. 

Nhà thơ Trần Thị Thu Huề tại Ngày thơ Việt Nam “Hướng về biên cương Tổ quốc” năm 2019. Ảnh: Tiến Hành

Em-khoảng trời con gái-khoảng trời nằm yên trong lòng đất, không thấy khói lửa chiến tranh, không thấy mịt mù tang tóc, chỉ thấy sự hóa thân tuổi thanh xuân vào Tổ quốc vĩnh hằng.   Một nữ sỹ người Quảng Bình không thể không nhắc đến là nhà thơ Lê Thị Mây, tác giả của nhiều bài thơ viết về người phụ nữ. Trong bài thơ Đôi chim trong lồng ngực có đoạn: “Sâu thẳm tự nơi anh tiếng hát rót vào em/ Tháng ba xinh tươi tháng ba nồng thắm/ Tuổi trẻ anh trên chiến trường thầm lặng/ Cũng rót vào em tiếng hát yêu thương…

Rót vào em mãi mãi bài ca/ Có mùi cỏ cây cháy nồng ngoài trận địa/ Có mùi bùn non giữa đầm lầy truy kích/ Có mùi gỗ dầm lát bánh xe đêm…”. Chỉ một khổ ngắn, nhà thơ đã khắc họa rõ nét chân dung tình yêu đôi lứa thời kỳ cả nước xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ.  “Sâu thẳm tự nơi anh tiếng hát rót vào em” là tiếng hát về tình yêu đất nước. Người con gái hạnh phúc với tình yêu ấy.   Phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Quảng Bình cũng là những người vợ không hề tiếc nuối hạnh phúc riêng tư, lặng lẽ tiễn biệt người chồng ra trận: “Lặng lẽ tiễn chồng về nơi tiếng súng/ Lặng lẽ nhìn bóng núi khuất hoàng hôn/ Lặng lẽ sinh con đớn đau ruột thắt/ Lặng lẽ mẹ già ốm buốt mùa đông/ Lặng lẽ chờ chồng mỏi mòn con mắt/ Lặng lẽ bên con mười tám tuổi lại lên đường…”.

Đó là những dòng thơ được trích từ bài Lặng lẽ của nhà thơ Đặng Thị Kim Liên. Bài thơ là lời tự sự lắng sâu nhưng không hề ẩn chứa chút gì của thở than hay tiếc nuối. Tâm trạng của người vợ, người mẹ trước chia xa, trước thiệt thòi diễn ra trong sự bình thản đến không ngờ.

Nhưng những cụm từ “bóng núi khuất hoàng hôn”, “đớn đau ruột thắt”,  “ốm buốt mùa đông”, “mỏi mòn con mắt”… đủ cho ta thấu hiểu được những gì đang cồn cào trong nội tâm người phụ nữ. Có điều tất cả đều diễn ra trong lặng lẽ. Điều gì để những con người yếu đuối ấy vượt qua tất cả nỗi cô đơn, niềm thương nhớ và cả dằng dặc đợi mong kia nếu không phải là sự hy sinh vô điều kiện cho hòa bình của đất nước?   Nếu thế hệ các nhà thơ trưởng thành từ chiến tranh luôn sáng tác trong tâm thế thượng tôn Tổ quốc, ca ngợi sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ, thì lớp tác giả nữ xuất hiện trong giai đoạn từ sau tái lập tỉnh lại hướng đến cái tôi cá nhân với những cung bậc tình cảm riêng tư đa chiều.

Vẫn là những “người mẹ sớm chiều gánh nặng/ Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng”, nhưng người phụ nữ hôm nay đã dám bứt ra khỏi mọi ràng buộc nặng nề của ý thức hệ. Họ để cho trái tim mình lên tiếng. Hãy xem một người đàn bà có thân phận đa đoan làm thơ: “Bóng Thần Đinh ngã vào thung lũng/ Em quảy vừa một gánh đong đưa…” .

Tác giả Trương Thị Cúc với những câu thơ không ngờ ấy đã nói hộ tiếng lòng nhiều người đàn bà khao khát yêu và được yêu. Hình ảnh quê hương và tâm trạng tác giả tưởng chẳng hề ăn nhập lại được kết nối tinh tế đến bất ngờ. Tác giả Trần Thị Thu Huề cũng đã có những câu thơ viết bằng hết thảy cảm nhận sâu sắc của mình “Gốc bần neo đậu con đò/ Bóng trăng rớt xuống, giọng hò bay lên”.

Chỉ là cảnh làng quê mộc mạc và thân thuộc như ta vẫn gặp, thậm chí có lúc còn vô cảm lướt qua nhưng đi vào thơ bỗng trở nên lãng mạn và quyến rũ đến lạ. Đâu đó, thấp thoáng bóng dáng một tình yêu thơ mộng đang được nhen nhóm âm thầm. Chỉ có ánh trăng là hữu tình, đánh động cho giọng hò ai đó bay lên… Với cách cảm, cách nghĩ của người phụ nữ, cuộc sống trong thơ phái đẹp Quảng Bình luôn hiện ra thật dung dị nhưng lắng đọng. Không ồn ào, lên gân. Không cầu kỳ trình diễn. Các chị làm thơ là các chị đang thủ thỉ, tâm tình, đang giãi bày, chia sẻ, đang vỗ về, âu yếm tâm hồn nhau.

Cứ nghĩ chị đang dỗ dành mình đấy nên không thể không rưng rưng. Nhắn cho ai đó, nếu buồn hãy tìm đọc thơ của Hiếu, mắt sẽ ướt nhưng lòng sẽ nhẹ. Thơ phái đẹp không cần gì hơn thế ngoài một tâm hồn trong trẻo và một tấm lòng đôn hậu. Chỉ thế thôi là thơ đã đi vào lòng người. Trong dòng chảy chung của thơ ca đất nước, những năm gần đây thơ Quảng Bình cũng xuất hiện nhiều khuynh hướng sáng tác mới. Nhiều tác giả nữ đã bắt nhịp được với xu thế của thời đại.

Có thể kể đến Trần Thị Huê, Hoàng Thụy Anh, Hoàng Thúy. Không còn là những câu thơ dịu dàng, nữ tính và e ấp mà họ đã chuyển hướng thi pháp để cho ra đời những bài thơ theo lối cách tân, hiện đại và đi thẳng vào vấn đề. Trần Thị Huê viết: “Tôi gặp anh/ Anh xách tình đi nửa đêm qua bờ cát trắng/ Bàn chân in dấu có mười ngón đa tình/ Tôi học cách ghen mà không làm được…”.

Tất cả được đưa vào thơ rất thật. Người phụ nữ không còn âm thầm, không còn ẩn ức nữa mà bộc lộ tâm trạng trực diện, không né tránh và không giấu giếm điều gì. Như thế sẽ bớt day dứt hơn chăng?! Cũng như thế ở Hoàng Thụy Anh “Người đàn bà sinh ra từ mưa” nhưng không thật thà như thơ Huê. Hoàng Thụy Anh với những câu thơ ướt đẫm mà lạ kỳ thay càng đọc càng thấy lửa ngùn ngụt cháy. Tôi gọi đó là lửa khát. Không có gì lạ, người phụ nữ vốn vậy, luôn tham lam tình cảm, chỉ là lâu nay không có ai nói ra thôi.

Hoàng Thụy Anh nói hộ mọi người: “Em sẽ xé rách mọi khoảng cách/ buồn vui/ khổ đau hạnh phúc/ dối trá chân thành/ muôn trùng gần gũi/ đang nhảy múa nơi anh/ để anh thổn thức rực rỡ ấm nóng/ trên hình hài em/ trên nham thạch em/ suốt đời/ em tin như đã từng tin/ không ai dư thừa hồn nhiên mua hay trả góp dăm ba mớ trùng phức/ anh hãy tưới lên em/ một cách chân thành nhất có thể/ được không anh/ được không anh/được không anh”. Nếu Trần Thị Huê thật thà, Hoàng Thụy Anh tinh tế thì Hoàng Thúy là một giọng thơ hiền lành: “đôi khi chẳng biết lòng buồn hay vui/ chỉ thấy hạnh phúc mắc kẹt giữa bàn tay nhìn không ra năm ngón/ để lạc trái tim gầy và cả nỗi nhớ mong manh/ em muốn thương mình hơn sau những ngày chông chênh/ dẫu mùa đã khô khốc/ hoa cúc nào vừa chết trên nụ môi trinh nguyên/ Vẫn là những khóc, cười cứ đến rồi đi”. Đường đi của thơ bắt đầu từ trái tim và sẽ trở về rung cảm trái tim. 

Người con gái trong thơ Hoàng Thúy mong manh hình hài, mong manh tình yêu và đa chiều tâm cảm. Nhưng cuộc sống cứ trôi như khóc cười đến rồi đi và tình yêu của em cũng vậy. Không có gì lạ, bản nguyên của cuộc đời là hạnh phúc và khổ đau. Vậy nên, em vẫn sẽ yêu như đã từng yêu dẫu cho “hoa cúc nào vừa chết trên nụ môi trinh nguyên”. Phải chăng, đã yêu thì không cần thương lượng?! Thơ phái đẹp Quảng Bình là tiếng thầm thì của trái tim. Hình ảnh người phụ nữ với mọi cung bậc tình cảm được các tác giả bày tỏ thông qua những cảm nhận tinh tế và sâu sắc. Có hy sinh và mất mát. Có hạnh phúc và khổ đau. Có khát khao dâng hiến và thất vọng chìm sâu.

Nhưng vào thơ, tất cả hiện ra nhẹ nhõm và tinh khiết. Chỉ lắng lại rất dày trong người đọc sự trân trọng và những tình cảm mến yêu trong trẻo. Phụ nữ Quảng Bình trong thơ nữ Quảng Bình gan góc can trường, chịu thương, chịu khó và mênh mông yêu thương.

Trương Thu Hiền  

Chứng Minh Bài Thơ Cảnh Khuya, Khi Con Tu Hú, Quê Hương Biểu Hiện Tình Cảm Của Nhà Thơ Đối Với Quê Hương Đất Nước

Chứng minh bài thơ Cảnh Khuya, Khi con tu hú, Quê Hương biểu hiện tình cảm của nhà thơ đối với quê hương đất nước

Đề bài: Anh chị Chứng minh rằng những bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Hồ chủ tịch, Khi con tu hú của Tố Hữu, và Quê hương của Tế Hanh… đều biểu hiện rõ tình cảm tha thiết của các nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước.

Mở bài: Chứng minh bài thơ Cảnh Khuya, Khi con tu hú, Quê Hương biểu hiện tình cảm của nhà thơ đối với quê hương đất nước

Thân bài: Chứng minh bài thơ Cảnh Khuya, Khi con tu hú, Quê Hương biểu hiện tình cảm của nhà thơ đối với quê hương đất nước

Chỉ có thiên nhiên mới có thể làm tâm hồn ta thư thái, thanh thản, tinh thần sảng khoái. Hòa mình vào thiên nhiên cảm thấy tâm hồn ta nhẹ nhõm, bay bổng thả mình theo những làn gió thổi… tất cả đều có đặc điểm chung là toát lên tình yêu quê hương đất nước tha thiết, đằm thắm. Mỗi bài thơ là một dòng cảm xúc riêng của tác giả, là một bức tranh nhiên nhiên tươi sáng đẹp đẽ dưới con mắt của người thi sĩ đều ẩn chứa tình cảm sâu đậm với quê hương.

” Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

( Cảnh khuya – Hồ Chí Minh )

Bốn câu thơ là tâm trạng của người thi sĩ nhớ về quê hương khi bị giam cầm trên nơi đất khách quê người. Tiếng suối,tiếng hát, trăng, hoa đều là những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhất được cảm nhận dưới con mắt của con người lạc quan, yêu đời.. và đặc biệt hơn cả là nó ẩn chứa lòng yêu nước sâu sắc: ” chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Với bốn câu thơ ngắn ngọn, mà tác giả đã cho ta cảm nhận được lòng yêu nước nồng nàn, dù có bị giam trong ngục tối nhưng tinh thần lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng vẫn lan tỏa ra khắp không gian nơi đây. Gửi tâm tình của mình vào những hình ảnh vô cùng tươi đẹp, bút pháp ước lệ tô đậm thêm cho tình yêu của Người đối với đất nước. Cũng là viết về quê hương nhưng Tố Hữu lại vẽ một bức tranh vô cùng nhộn nhịp:

” khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Vườn rân dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

Bức tranh thiên nhiên đồng quê vui nhộn với những tiếng tu hú gọi bầy, tiếng ve ngân râm ran, trên đồng lúa đã chín vàng rộ gọi theo trái cây bắt đầu căng mọng, ngọt dần. Nền trời xanh trong vắt, lại được điểm thêm đôi con diều nhào lộn trên không….. bức tranh đồng quê như hiện ra trước mắt người đọc, ta lại nhớ về một tuổi thơ đầy áp những tiếng cười và niềm vui. Nhưng đọc đến khổ thứ hai ta cảm nhận được cảm xúc của tác giả được đẩy lên đến đỉnh điểm, dường như tác giả muốn thoát ra khỏi sự kiềm chế, áp bức:

” Ta nghe hè dây bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ơi

Ngột ngạt làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”

Hình như đây cũng là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng, muốn thoát khỏi sự tù túng, muốn đi đến cái tự do. Muốn đạp tan cánh cửa ngột ngạt để hòa mình với thên nhiên, đó là một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, mượn tiếng tu hú đến giải tỏa nỗi lòng của mình. Và cái chất muối nồng đậm trong bài thơ quê hương của Tế Hanh lại làm lòng ta càng thêm yêu quê thương tha thiết hơn:

” làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai cháng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang

Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

Khác với hai bài thơ trên, Quê hương của Tế Hanh lại là một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của người dân làng chài. Tác giả nhớ đến từng con người, từng khung cảnh khi làm việc bầu trời trong xanh với từng cơn gió thổi nhè nhẹ…. những chàng trai dướn tấm thân rám nắng của mình ra biển đánh cá, tuy chiếc thuyền không to không đẹp nhưng nó vẫn hăng hái ra biển không kém gì những con tuấn mã. Đọc mấy câu thơ đầu mà ta cảm thấy được vị muối nồng mặn trong từng câu từng chữ của thơ Tế Hanh, hiện lên là những con người lao động chất phác, cần cù, chăm chỉ.Tình cảm ấy thấm đượm trong từng câu thơ của ông, và ngẫm lại ta vẫn cảm nhận được vấn vương đâu đó là chất muối nặn của người dân chài lưới.

Kết bài: Chứng minh bài thơ Cảnh Khuya, Khi con tu hú, Quê Hương biểu hiện tình cảm của nhà thơ đối với quê hương đất nước

Đều là thiên nhiên, đều là tình yêu quê hương đất nước mà mỗi bài thơ đều có những nét đẹp riêng, một vẻ đẹp riêng biệt. Mỗi bài thơ là mỗi bức tranh tâm trạng mà các nhà thơ gửi gắm, ta hiểu được phần nào tình yêu, tình thương của các tác giả khi hướng về quê hương. Là một đề tài không mới nhưng thiên nhiên, quê hương, đất nước luôn là đề tài mà các tác giả muốn hướng tới, đọc mỗi bài thơ ta càng cảm thấy yêu đất nước mình nhiều hơn.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM Chứng minh bài thơ Cảnh Khuya, Khi con tu hú, Quê Hương biểu hiện tình cảm của nhà thơ đối với quê hương đất nước Em hãy Chứng minh bài thơ Cảnh Khuya, Khi con tu hú, Quê Hương biểu hiện tình cảm của nhà thơ đối với quê hương đất nước Chung minh bai tho Canh khuya, Khi con tu hu, Que huong bieu hien tinh cam cua nha tho doi voi que huong dat nuoc Em hay Chung minh bai tho Canh khuya, Khi con tu hu, Que huong bieu hien tinh cam cua nha tho doi voi que huong dat nuoc Theo chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Thơ Ngọc Khương Với Quê Hương Quảng Bình trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!