Bạn đang xem bài viết Nhà Thơ Hoàng Trung Thông (1925 được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gọi ông là nhà thơ có lẽ chưa đủ, nhưng ông chỉ thích được gọi như thế. Hồi giữ chức Viện trưởng viện Văn học (1975 – 1985), ông đã thẳng thừng từ chối việc chuẩn bị hồ sơ để được phong học hàm Giáo sư, vì cho rằng ” làm một nhà thơ là đủ lắm rồi “. Thật ra ông còn là một học giả uyên bác, một nhà quản lý văn nghệ tài năng, tâm huyết. Đang làm Vụ trưởng Vụ Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương, ông được trên điều về thay thế Giáo sư Đặng Thai Mai nghỉ hưu ở tuổi 73, để giúp Viện Văn học hoàn thành tốt nhiệm vụ cầm cân nẩy mực đường lối văn nghệ của Đảng trong những năm đầu sau khi đất nước thống nhất.
2.Tính ông nghiện rượu. Bà Hồ Thị Hoa – người vợ hiền thục của ông luôn sắm sẵn cho chồng đủ loại rượu ngon trong nhà, kể cả thuốc giã rượu. Ấy nhưng ông lại thích đi uống ở ngoài, nơi có nhiều người đông vui. Hồi còn làm ở Viện Văn học, bạn bè và nhân viên cũ kể là mỗi sáng ông thường tạt qua 91 Bà Triệu uống rượu trước khi vào cơ quan. Buổi chiều tan sở đã thấy ông ở đó. Họa sĩ Hoàng Phượng Vĩ, con trai út nhà thơ cho biết, lúc nghỉ hưu, ông thường dậy từ 4 giờ sáng, đạp xe lọc cọc ra bến xe, ga tàu để có chỗ mua rượu và để có người cùng uống. Ông uống hết sức rề rà, cốt mượn rượu để trò chuyện. Mà chuyện của ông thì đủ thứ đông tây kim cổ, nhất là chuyện thơ Đường, thơ Tống…Nhiều lần ông uống say mèm, bạn bè phải dìu về tận nhà. Những lần đó trông nhà thơ thật tội nghiệp.
Ai cũng bảo rượu hủy hoại sức khỏe nhà thơ, rượu làm cho ông sớm già trước tuổi. Ngay từ những năm ngoài 50 tuổi, tóc ông đã bạc nhiều, ngoài 60 thì râu tóc đều trắng như tuyết. Bị bệnh cao huyết áp, ông vẫn không chịu chừa rượu. Ông thật thà nói về mình và bạn thân của mình: ” Chế Lan Viên chưa bao giờ khen thơ tôi mà khi viết thường nói thơ tôi phải say hơn nữa. Tôi cố uống rượu để cho thơ say mà thơ tôi vẫn tỉnh như mọi người đều nói“. ” Uống rượu để cho thơ say” chỉ là một cách nói! Là người quản lý giới văn nghệ, hẳn ông phải chịu nhiều sức ép. Nhiều lúc phải làm những việc mình không muốn, ông lại tìm đến rượu. Có người nói: hồi làm Tổng biên tập báo Văn nghệ, đâu như năm 1968, ông phải ký duyệt những bài đánh tùy bút Tình rừng của Nguyễn Tuân mà mắt cứ rưng rưng lệ. ” Cũng từ độ ấy, khi đời sống văn chương ngày mỗi thêm nhiều vụ việc, nhiều chuyện trái chiều, bệnh rượu của ông ngày môĩ thêm nặng ” (1)
3. Gs Phan Ngọc, người bạn cùng tuổi, cùng quê Nghệ An nói Hoàng Trung Thông là ” nhà thơ của những con người nhỏ bé“, ” Không có một Hoàng Trung Thông giáo dục ai trong thơ. Chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông“(2). Phải chăng vì viết cho ” những con người nhỏ bé” nên thơ ông bao giờ cũng giản dị, dễ hiểu? Nhưng thơ ông dễ hiểu, dễ mến mà không hề dễ dãi, như trong các bài: Bao giờ trở lại, Bài ca vỡ đất, Anh chủ nhiệm, Những cánh buồm, Đọc thơ Bác... Tuy đôi khi hơi nhiều lời, nhưng có lúc thật cô đúc như bài Tứ tuyệt : Tôi muốn uống rượu trong/Lại phải uống rượu đục/Ôi sông cũng như người/ Có khúc và có lúc. Hay như đoạn kết bài Đọc thơ Bác:
Còn bài Bao giờ trở lại thì thật trữ tình đằm thắm. Khi được nhạc sĩ Lê Yên phổ nhạc đổi tên là Bộ đội về làng thì lời ca lại càng ” bịn rịn” mãi trong lòng quần chúng: ” Hoa cau thơm ngát đầu nương/ Anh đi là giữ tình thương dạt dào“…hay ” Mẹ già bịn rịn áo nâu/ Thương đàn con ở rừng sâu mới về ”
4. Hoàng Trung Thông có một người vợ thảo hiền với năm người con ngoan, và vợ chồng ông yêu thương tin tưởng nhau rất mực đến trọn đời.(Bà Hồ Thị Hoa vừa vào cõi vĩnh hằng đầu xuân 2011 này). Không thuộc dạng người đẹp trai nhưng khi ông tung hoành ngọn bút lông trên tờ giấy hồng điều viết những dòng chữ Hán đẹp như phượng múa rồng bay tặng bạn bè, biết bao người thán phục. Nhiều nữ sĩ trẻ tình nguyện mua bút lông và mài mực cho nhà thơ để xin chữ, xin câu đối! Mà họ không chỉ mê thư pháp họ Hoàng, họ còn mê thơ ông.
Hoàng Trung Thông viết Lời giới thiệu cho Tuyển tập Xuân Diệu (Nxb Văn học, H.1984) có những nhận xét tinh tế chứng tỏ ông rất hiểu bạn, hết sức khách quan và Xuân Diệu thật biết chọn mặt gửi vàng: ” Anh bồng bột, nhưng sự sôi nổi của anh có lúc hơi quá lời, anh viết nhiều nhưng cũng có lúc hơi tham, anh có kiến thức rộng nhưng cũng có lúc hơi lạm dụng…Cái quý ở anh là sự trung thành, lòng chân thật, sức lao động không mệt mỏi và luôn luôn không muốn trở lại đường mòn “.
Đôi câu đối ông tặng nhạc sĩ Đỗ Nhuận nói đúng tính cách bạn và cả tính cách mình:
Có lẽ nhà thơ Xuân Sách đã vẽ đúng chân dung Hoàng Trung Thông :
Nguyễn Thị Minh Kiên @ 09:14 23/07/2011 Số lượt xem: 1321
Phượng Hồng (Đỗ Trung Quân – Vũ Hoàng)
Nếu như ‘Nỗi buồn hoa phượng’ (Thanh Sơn) là bản nhạc nổi tiếng nhất về tuổi hoa niên viết trước 1975 thì có thể nói ‘Phượng hồng’ (một sáng tác của nhạc sỹ Vũ Hoàng, phổ từ thơ Đỗ Trung Quân) là bài hát sáng tác sau 1975 mà không một ai đã qua tuổi học trò không biết đến. Nhân dịp mùa hè về, Dòng Nhạc Xưa trân trọng giới thiệu bản ‘Phượng hồng’ đến quý vị yêu nhạc xa gần.
BÀI THƠ “CHÚT TÌNH ĐẦU” CỦA ĐỖ TRUNG QUÂN(Nguồn: thivien.net)
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng Em chở mùa hè của tôi đi đâu ? Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối tình đầu
Mối tình đầu của tôi có gì ? Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp Là áo người trắng cả giấc ngủ mê Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp Giữa giờ chơi mang đến lại…. mang về.
Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại Ngày khai trường áo lụa gió thu bay… Mối tình đầu của tôi có gì ? Chỉ một cây đàn nhỏ Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm Ai cũng cũng hiểu – chỉ một người không hiểu Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi… thành câm.
Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng Em hái mùa hè trên cây Chở kỷ niệm về nhà Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa.(1984)
MỐI TÌNH ĐẦU VỚI “PHƯỢNG HỒNG”(Nguồn: tác giả Yến Lan viết trên chúng tôi ngày 29/06/2014)
Bài thơ Chút tình đầu của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc và trở thành bức thư tỏ tình của nhiều chàng nam sinh bao thế hệ. Ca khúc Phượng hồng cũng khiến hình ảnh hoa phượng trở nên gắn liền với những mối tình tuổi học trò.
Lời ca là những day dứt, luyến tiếc vì mối tình đầu thầm kín của chàng trai- mối tính tuổi học trò gắn liền với hình ảnh phượng hồng rực cháy. Màu hoa đỏ thắm như máu trong tim, như khát khao của tuổi trẻ:Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18,Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.
Mỗi năm, khi vào hạ, phượng vẫn lặng lẽ và bừng thắp nỗi nhớ học trò. Lại cũng đều đặn mỗi năm có biết bao mối tình đầu lặng thầm của tuổi học trò đã đi qua bên những cánh phượng hồng đầy lưu luyến. Rời xa ghế nhà trường với biết bao những niềm luyến tiếc chưa thực hiện được càng khiến mỗi người thêm bâng khuâng khi nhìn những hàng phượng vĩ nở rộ.
Mối tình đầu của tôiLà cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,Tà áo ai bay trắng cả giấc mơLà bài thơ còn hoài trong vở,Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.
Ai đã đi qua tuổi học trò đầy mộng mơ, sôi nổi hẳn sẽ dưng dưng trong lòng khi được trở về kí ức với Phượng hồng. Những hình ảnh thật trong sáng, đẹp đẽ về mối tình đầu câm nín của chàng trai 18 tuổi. Đâu rồi những cơn mưa giăng ngoài cửa lớp, tà áo trắng ai bay trắng cả giấc mơ và bài thơ tỏ tình nằm im trong vở… Những cảm xúc rung động đầu đời bao giờ cũng là kỉ niệm đẹp nhất của mỗi con người. Chính vì thế, tình yêu tuổi học trò sẽ mãi không phai mờ trong kí ức của chúng ta. Cái cảm giác chia xa thầy cô, bạn bè và bóng hình người thương mỗi khi hè về sao mà day dứt:
Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,Và mùa sau biết có còn gặp lại,Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.
Cánh phượng hồng ngẩn ngơ hay lòng người đang rối bời nỗi tiếc nuối, chia xa để rồi dẫu có nghỉ hè thì cũng lén đến trường khắc nỗi nhớ lên cây. Trường vẫn còn đây mà người thương đang ở nơi đâu? Mùa khai giảng mới liệu có còn gặp lại tà áo lụa vẫn bay trong gió thu ngày nào? Những hoài niệm, tự sự cứ mãi khắc khoải chìm trong nỗi nhớ:
Mối tình đầu của tôiNhờ cây đàn buông tiếng xa xôi,Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu,Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ.
Ở cái tuổi còn vụng về, thơ ngây, bài thơ tình giấu trong cặp sách, nỗi nhớ được khắc lên cây thì hình ảnh các chàng nam sinh ôm cây đàn ghi ta gửi tiếng lòng mình vào lời ca, tiếng hát cũng đã trở thành kinh điển trong thơ ca. Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, những chàng trai 17-18 bẻ gãy sừng trâu với bao trò đùa nghịch ngợm, quậy phá, vậy mà đứng trước bạn gái lại ấp úng chẳng nói nên lời. Mối tình đầu nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi để có người không hiểu:
Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lạiNắng ngập đường một vạt tóc nào xa
Nàng thiếu nữ dịu dàng trong tà áo dài trắng với chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng như chở mùa hè đi qua và đi rất xa. Bóng nắng ngập đường cũng như vô tình đồng lõa, xóa nhòa đi bóng dáng thân thương.
Ca từ trong sáng, ý nghĩa cùng những giai điệu đẹp đẽ và rất dễ nghe, dễ nhớ đã giúp Phượng hồng ghi điểm trong lòng khán giả. Tuy Phượng hồng không hề dễ hát, nhưng lúc nào ca khúc này cũng là lựa chọn của rất nhiều ca sĩ. Nếu qua tiếng hát của Tấn Minh, Bằng Kiều, bạn có thể cảm nhận những cung bậc da diết, nồng nàn hoàn toàn khác nhau thì với Đàm Vĩnh Hưng, nhiều người lại tìm thấy một chút mạnh mẽ, cá tính. Từ những giọng ca như Đan Trường, Quang Linh tới những ca sĩ hải ngoại như Elvis Phương, Thanh Tuyền và trẻ trung hơn là Dương Triệu Vũ… đều hơn một lần thử giọng cùng ca khúc Phượng hồng.
“Mưa Rừng”, Bài Thơ Ấn Tượng Của Nhà Thơ Hoàng Yến.
Nhà thơ Ngô Thế Oanh nói với tôi rằng nhà thơ Hoàng Yến rất thiêng. Đúng ngày ông mất ( 23/2/2012), Ngô Thế Oanh ra hiệu sách mua tập “ Mắt người Sơn Tây”. Và ông rất ngạc nhiên thấy bài thơ “ Mưa rừng” của nhà thơ Hoàng Yến in nhầm trong tập thơ của thi sỹ lừng danh Quang Dũng. Vài hôm sau, Ngô Thế Oanh nhận được bài viết của Nhất Lãm: “ Về tác giả bài thơ Mưa rừng”. Và ông vội cho in ngay trên Tạp chí Thơ số 3/2012.
MƯA RỪNG
Mưa lầm rầm trong rừngMưa xoay tròn không trungHai bờ mưa mờ mịtCon đường vòng mông lung
Rặng núi về đầu mâyXa khuất những dặm câyTừng sóng xanh tre trúcCơn gió đi trút đầyCơn gió đi mất hútNgười và đường còn đây
Mưa lầm rầm trong rừngMưa xoay tròn không trungHai bờ mưa mờ mịtCon đường vòng mông lung
Mờ mờ hoa gạo đỏLợp lầu giữa núi xanhLay bay dầm mái cỏHạt lại hạt – chuyền cànhHạt mưa gần nhắc nhủHạt xa lời nối lờiĐêm nay chưa nhà ngủMà mưa rừng cứ rơi
Mưa lầm rầm trong rừngMưa xoay tròn không trungHai bờ mưa mờ mịtCon đường vòng mông lung
Chiều càng đi bước dồnNgười càng đi chân chồnĐường dài bóng hoàng hôn…Mưa xa dầm quê hươngƯớt áo bao người thươngChùa chuông hay giọng suối?Tình người soi dặm đường
Mưa lầm rầm trong rừngMưa xoay tròn không trung.
Thời điểm sáng tác của bài “Mưa rừng” đã ghi rõ: Trên đường rừng Hòa Bình, 1948. Nếu chúng ta biết nhà thơ Hoàng Yến, quê Hòa Tiến ,Hòa Vang, Đà Nẵng, cháu ruột Xứ ủy Trung kỳ, cựu tù ĐắcPlây, Huỳnh Ngọc Huệ; từng học trường Esepic Phan Thiết, giỏi võ karate; từng hoạt động cách mạng trong tổ ba người với Võ Quảng, Tố Hữu từ năm 1942, gia nhập Đảng CSVN, giữ chức Chủ sự phòng tư pháp Công an Trung bộ, tham gia cướp chính quyền tại Huế CM tháng 8 năm 1945, sau đó, năm 1946 mang vợ con và gia đình ra Thanh Hóa, làm báo Cứu quốc Khu 4, thư ký cho đồng chí Nguyễn Chí Thanh, sau đó tham gia bộ đội, đại đoàn 304. Thời điểm nhà thơ sáng tác bài “Mưa rừng” chính là thời kỳ ông tham gia quân đội, với cương vị một cán bộ nòng cốt, đi chiến dịch Hòa Bình và chiến dịch Thu đông 1951 – 1952. Bài thơ mở đầu và lặp lại với ba lần điệp khúc: “Mưa lầm rầm trong rừng/ Mưa xoay tròn không trung/ Hai bờ mưa mờ mịt/Con đường vòng mông lung.” Một không gian, thời gian đầy tâm trạng. Nó gợi cho người chiến sỹ – thi sỹ Hoàng Yến, vốn xuất thân từ trí thức tiểu tư sản, có trình độ học vấn ( Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hoàng Yến được trưng tập đi phiên dịch, khai thác tù binh. Rồi sau này ông lại dịch thơ Puskin, bài thơ dài “Đoàn người Tsigan” từ tiếng Pháp ra tiếng Việt), liên tưởng tới quê nhà, vợ con, người thân : Hai bờ mưa mờ mịt/ Con đường vòng mông lung… Cơn gió đi mất hút/ Người và đường còn đây… Đêm nay chưa nhà ngủ /Mà mưa rừng cứ rơi… Đường dài bóng hoàng hôn/ Mưa xa dầm quê hương… Hình tượng Trời mưa và Con đường luôn trở đi trở lại, tạo thành một tứ thơ xuyên suốt toàn bài, mật mã của bài thơ. Mưa xóa mờ đi con đường thực phía trước, làm cho phương hướng nhạt nhòa, mung lung, nhưng Mưa lại làm hiện hữu con đường quá vãng, con đường tâm thức: “ Hạt mưa gần nhắc nhủ/ Hạt xa lời nối lời”, “Mưa xa dầm quê hương/ Ướt áo bao người thương/ Chùa chuông hay giọng suối?/ Tình người soi dặm đường…” Không phải ngẫu nhiên câu cuối của bài “Mưa rừng”: “ Tình người soi dặm đường” được lấy làm tiêu đề cho cả tập thơ. Cuộc ra đi này, người vệ quốc đi được hết con đường – khắp các nẻo đường - đến cuối con đường, là nhờ có Tình Người soi rọi. Ấy là quê hương, người vợ, bạn bè, người thân…: “ Đường đi mặt trận/ Đi qua ngõ nhà/ Ríu chân dồn bước/ Trăng sáng nõn nà/ Bóng trăng người vợ/ Gửi người đi xa” – ( Đường đi mặt trận) ; “Khói thuốc bốc thành mây/ Mây làng xa vời vợi…- ( Bứt lá bỏ dòng suối); “ Nhớ Trường Sơn xanh ngút/ Cây lá bó chân trời”- ( Về xuôi); “ Sông Thu Bồn có còn nắng chói chang/ Nương dâu xanh có còn mượt lá…”,“ Mẹ ơi, sao có thể/ Con đi đông đi tây/ Đi về như đi chợ / Mà mẹ đó con đây/ Chưa một lần gặp gỡ” ( Tiếng hát chiều chiều) “ Tôi giơ tay đẩy cửa/ Bỗng thấy sông Hương/ Con sông tuổi nhỏ/ Vôi trắng cổng trường… Con đường Kim Long/ Tung tăng như con suối nhỏ/ Giữa hai bờ cỏ dâng hương…” ( Một giọng đàn một dòng sông) vv…
***
Nếu bài “ Mưa rừng” chỉ là một thi phẩm bình thường, có lẽ đã không có sự lầm lẫn. Trong tập “ Mắt người Sơn Tây” – thơ văn tinh tuyển – của nhà thơ tài danh, tác giả bài thơ “ Tây Tiến” bất tử: Quang Dũng, vừa do NXB Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam ấn hành quí I/ 2012, không hiểu sao cũng có bài “ Mưa rừng” (Ghi chú năm 1956, tư liệu gia đình)? Như tác giả Nhất Lãm trong bài “ Về tác giả bài thơ Mưa rừng” đăng trên Tạp chí Thơ, số 3/2012 đã chỉ ra sự khác biệt của hai bài “ Mưa rừng” – bản 1,( trong tập “Hoàng Yến tuyển tập) ” và bản 2, (trong tập “ Mắt người Sơn Tây”). Chi tiết hơn, bản 2, ngoài việc bớt 6 câu phần điệp khúc, còn có 12 chữ trong 9 câu khác biệt so với bản 1 ( chữ in nghiêng, trong ngoặc):
- Xa khuất ( cách) những dặm ( rặng) cây- Cơn gió đi ( đã) trút đầy- Người và ( về) đường còn đây- Lợp lầu ( Lấp dần) giữa núi xanh- Lay bay ( Lang bang) dầm mái cỏ- Hạt xa lời ( theo) lối lời- Chiều càng đi bước dồn( rền)- Ướt áo bao ( những) người thương- Tình người ( yêu) soi dặm đường.
Được biết, sinh thời, khi nhà thơ Quang Dũng còn minh mẫn, ông đã kiên quyết không cho in bài” Dặm về” vào thi phẩm của mình ( mãi gần đây nhà thơ Vân Long mới tìm ra tác giả của “Dặm về” là đại tá, nhà văn Nguyễn Đình Tiên ). Và tất nhiên nhà thơ Quang Dũng cũng chưa bao giờ in bài “ Mưa rừng” trong thơ của mình. Phải chăng khi biên soạn “ Mắt người Sơn Tây”, một biên tập viên nào đó có sự nhầm lẫn trong việc đưa “ Mưa rừng” vào tuyển tập? Rất có thể, Quang Dũng và Hoàng Yến vốn là bạn của nhau ( Quang Dũng sinh 1921, hơn Hoàng Yến một tuổi), đồng cảnh ngộ và trọng tài nhau, nên nhà thơ đã chép thơ bạn tặng và ( cũng rất có thể) muốn sửa một vài từ theo ý mình? Rất mong NXB Hội Nhà văn và ban biên soạn “ Mắt người Sơn Tây” lưu ý trường hợp bài thơ “ Mưa rừng”, nếu có thể, có đôi lời với độc giả, và lưu ý cho những lần tái bản sau.
21/3/2012HMT
Những Bài Thơ Hay Nhất Của Nhà Thơ Vũ Hoàng Chương
Vũ Hoàng Chương sinh ngày 1 tháng 4 năm Ất Mão tức ngày 14 tháng 5 năm 1915 tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông sinh ra trong gia đình khoa bảng giàu có, bố làm tri huyện, mẹ buôn gạo tại Bến Thóc, Nam Định. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán ở nhà rồi lên học tiểu học tại Nam Định. Ông đã được dạy Kinh Thi bằng chữ Nho và Quốc sử diễn ca bằng chữ Nôm trước khi đến trường học chữ Quốc ngữ và các sinh ngữ Tây phương khác. Năm 1931 ông nhập học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937.
Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh – Na Sầm. Từ năm 1940, ông bắt đầu hoạt động văn nghệ, với tập thơ Say tự xuất bản tại Hà Nội.
Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó ông trở về Hà Nội lập “Ban kịch Hà Nội” cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 đoàn kịch công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà hát lớn. Cũng năm đó ông gặp Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng và hai người thành hôn năm 1944.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông về Nam Định và cho diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Vũ Hoàng Chương tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến ruồng bắt cả nhà, ông bỏ miền quê, hồi cư về Hà Nội dạy toán rồi chuyển sang dạy văn.
Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam, tiếp tục dạy học ở một số trường trung học, Đại học Văn khoa Sài Gòn và sáng tác ở Sài Gòn. Năm 1959 ông đoạt “Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc” của Việt Nam Cộng hòa với tập thơ Hoa đăng. Trong năm này ông sang châu Âu tham dự Hội nghị Thi ca Quốc tế tại Bỉ.
Năm 1964 ông tham dự Hội nghị Văn bút Á châu họp tại Bangkok; năm sau, 1965 lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Bled, Nam Tư. Năm 1967, ông lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d’Ivoire.
Thời gian 1969-1973 Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam. Năm 1972 ông đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc lần thứ hai. Ông còn được vinh danh là “Thi bá” Việt Nam.
Ngày 13 tháng 4 năm 1976, Vũ Hoàng Chương bị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Thơ Vũ Hoàng Chương được cho là sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông phương.
Tác phẩm chính
Các tập thơ:
Thơ say (1940)
Mây (1943)
Thơ lửa (cùng Đoàn Văn Cừ, 1948)
Rừng phong (1954)
Hoa đăng (1959)
Tâm sự kẻ sang Tần (1961)
Lửa từ bi (1963)
Ta đợi em từ 30 năm (1970)
Đời vắng em rồi say với ai (1971)
Chúng ta mất hết chỉ còn nhau (1973)
Kịch thơ:
Trương Chi (1944)
Vân muội (1944)
Hồng diệp (1944)
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Thơ Hoàng Trung Thông (1925 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!