Bạn đang xem bài viết Nhà Nàng Ở Cạnh Nhà Tôi Cách Nhau Cái Dậu được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn. Hai người sống giữa cô đơn, Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi. Giá đừng có giậu mùng tơi, Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng. Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng… Có con bướm trắng thường sang bên này. Bướm ơi, bướm hãy vào đây! Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi… Chả bao giờ thấy nàng cười, Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên. Mắt nàng đăm đắm trông lên… Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi! Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi, Tôi buồn tự hỏi: Hay tôi yêu nàng? Không, từ ân ái nhỡ nhàng, Tình tôi than lạnh gio tàn làm sao! Tơ hong nàng chả cất vào, Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang. Mấy hôm nay chẳng thấy nàng. Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong. Cái gì như thể nhớ mong? Nhớ nàng? Không! Quyết là không nhớ nàng! Vâng, từ ân ái nhỡ nhàng, Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa. Tầm tầm giời cứ đổ mưa, Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm! Cô đơn buồn lại thêm buồn… Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi? Hôm nay mưa đã tạnh rồi! Tơ không hong nữa, bướm lười không sang. Bên hiên vẫn vắng bóng nàng, Rưng rưng… tôi gục xuống bàn rưng rưng… Nhớ con bướm trắng lạ lùng! Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng. Hỡi ơi! Bướm trắng tơ vàng! Mau về mà chịu tang nàng đi thôi! Đêm qua nàng đã chết rồi, Nghẹn ngào tôi khóc… Quả tôi yêu nàng. Hồn trinh còn ở trần gian? Nhập vào bướm trắng mà sang bên này!
Trong các nhà thơ nổi danh từ phong trào Thơ mới (1932-1945) thì Nguyễn Bính là người có nhiều tập thơ được xuất bản nhất và có lẽ, ông cũng là người đã sử dụng thể thơ lục bát nhiều nhất. Lục bát của Nguyễn Bính đạt đến sự bình dị, dân dã như ca dao. Phong cách độc đáo này đã tạo cho Nguyễn Bính một vị trí vững chắc trên thi đàn. Bài thơ Người hàng xóm được in trong tập thơ Tâm hồn tôi của Nguyễn Bính xuất bản năm 1940, lạ thay, nay đọc lại ta vẫn thấy xúc động… Mời các bạn thơ cùng chia sẻ với lời bình của nhà thơ trẻ Bùi Thanh Tuấn (Nhà thơ Lê Minh Quốc)
Bài thơ vừa khép lại, như tấm màn sân khấu vừa kéo xuống, khép lại một vở kịch thơ với chỉ 3 nhân vật “tôi”, “nàng” và chứng nhân là “con bướm trắng”, mà trong đó, chỉ có nhân vật “tôi” độc thoại với chính mình và cũng là người duy nhất còn tồn tại trong một kết thúc nửa thực, nửa mơ. Hai câu thơ mở đầu quen thuộc đến mức người đời sau dùng nó để làm cách nói ẩn dụ cho một mối tình vừa chớm nở:
” Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn”
Nếu chỉ dừng lại ở đó thì có gì đáng nói? Dường như có điều gì khác lạ phía sau lời phỏng đoán:
” Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi?
Giá đừng có dậu mùng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng “
Dù chỉ là sự tỏ bày, nhưng cái vẻ “rào trước đón sau” ấy rồi cũng đến lúc phải thốt ra lời nói thật. Việc “đổ lỗi” cho dậu mùng tơi không đáng trách mà lại rất duyên và đáng yêu vô cùng! Hình ảnh người hàng xóm – một cô thôn nữ quay tơ nào đấy dễ đến phải xinh đẹp và duyên dáng lắm mới có thể khiến lòng chàng trai ngẩn ngơ đến vậy. Chàng ôm mối tương tư thầm kín vào giấc chiêm bao, và, thay vì tự hỏi lòng, chàng đã bắt gặp nhân vật thứ ba – chứng nhân của mối tình câm lặng:
” Bướm ơi, bướm hãy vào đây
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi
Chả bao giờ thấy nàng cười
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên
Mắt nàng đăm đắm trông lên…”
Cái khoảnh khắc đôi mắt đăm đắm trông lên mới thi vị làm sao! Một giấc mơ đẹp, oái oăm thay, thường kết thúc ở lúc… đẹp nhất, như một “trêu ngươi” của mộng mị dành cho những kẻ mộng mơ. Câu trả lời bởi thế mà vẫn còn treo lơ lửng, vì thật dễ hiểu:
” Con bươm bướm trắng đã về bên ấy rồi…
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng?”
Một chút xao xuyến, hồ nghi đánh động trái tim lỗi nhịp, để rồi cũng chính chàng trai cả quyết:
” Không từ ân ái nhỡ nhàng
Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao”
Thì ra, chàng trai không phải chỉ mới yêu lần đầu. Sự thành thật đến tội nghiệp liệu có giúp gì cho trái tim ngỡ đã hóa đá, nhưng thực ra đang muốn yếu lòng thêm lần nữa? Chàng nhiều lần dặn lòng thôi đừng mộng mơ, đừng nhớ nữa, nhưng càng như thế, tình cảm thầm kín của chàng lại dần hiện rõ hơn. Chàng đã phải lòng cô hàng xóm mất rồi:
” Cái gì như thể nhớ mong Nhớ nàng?
Không, quyết là không nhớ nàng!”
Không phải lòng sao được khi sự vắng bóng của người con gái bên kia dậu mùng tơi đã khiến chàng thơ thẩn đếm thời gian trên nỗi trông đợi mỏi mòn:
” Tầm tầm trời cứ đổ mưa
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm
Cô đơn buồn lại thêm buồn
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?”
Mưa rồi cũng tạnh, nhưng niềm hy vọng gặp lại đã không xảy ra, và, chàng trai đã khóc, khóc như một lời thú nhận:
” Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
Rưng rưng tôi gục xuống bàn rưng rưng…”
Sự yếu đuối trong tình yêu ở những hoàn cảnh cụ thể, hiểu theo một nghĩa nào đó, là điều cần thiết. Nó xảy đến vào lúc người ta muốn được sống thật với lòng mình. Hơn nữa, trách và ngăn làm sao được những giọt nước mắt kia khi kết cục của giấc mơ, hay của câu chuyện tình lại chẳng thể nào buồn hơn được nữa:
” Đêm qua nàng chết thật rồi
Nghẹn ngào tôi khóc: quả tôi yêu nàng
Hồn trinh còn ở trần gian
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này.”
Như một niềm xác tín – dẫu muộn – về một tình yêu thầm lặng, những câu thơ cuối cùng là tiếng lòng thổn thức của chàng trai quê, mà cũng chính là nỗi lòng của chính nhà thơ Nguyễn Bính. Qua nhiều năm tháng, những chuyện tình lãng mạn như thế cứ thưa dần. Hôm nay nhắc lại bài thơ Người hàng xóm, ôn lại những kỷ niệm về nhà thơ Nguyễn Bính để thêm lần nữa, chúng ta tưởng nhớ và tri ân đến một thi sĩ tài hoa đã có nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà.
Vợ Của Nhà Thơ (Nhà Khoa Học, Nhà Dân Chủ, Nhà Dấn Thân, Nhà Nhà…)
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
(thơ Tú Xương)
1.
Mấy năm trước, trong bài viết “Trò chuyện với hoa thủy tiên” gây xôn xao dư luận, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, để chứng minh “nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa” đã dẫn ra 1 câu thơ không nêu tên tác giả:
Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ
Hôm qua nó bảo dí thơ vào l.,
Vợ tôi nửa dại nửa khôn
Hôm nay nó bảo dí l. vào thơ.
Bài thơ này bảo hay thì không phải, nhưng ngộ ngộ vui vui, đọc lên có người tủm tỉm cười, có người đỏ cả móng tay vì ngượng.
Mãi gần đây Cavenui mới biết tác giả của nó là nhà thơ Bùi Hoàng Tám, tất nhiên bản Nguyễn Huy Thiệp là 1 dị bản có khác vài chữ so với bản gốc. Ông Bùi Hoàng Tám đưa lên blog của mình ngày 12/11/2008 kể lại tỉ mỉ xuất xứ bài thơ. Muốn đọc toàn văn bài viết, các bác vào địa chỉ này:
http://bhoangtam.vnweblogs.com/post/8785/107344
Đối với những bác lười kích chuột, Cavenui xin rút trích cái đoạn gay cấn nhất, khiến ông hoàng Tám phải tức cảnh sinh tình làm mấy vần thơ động giời kia:
Ông Tám lần đầu trong đời có thơ được đăng báo Văn Nghệ, hí hửng đem khoe với vợ:
“Sáng hôm sau, chờ cho mụ vợ chuẩn bị hòm hòm hàng họ, tôi mới thẽ thọt: – Anh có bài đăng báo Văn nghệ…
– Cái gì…?
– Anh có bài đăng báo Văn nghệ…
– Bài gì? Mụ vợ cao giọng hỏi, kèm theo cái nhìn sắc như dao hoạn lợn. – Bài… THƠ! – Dí L… vào, Dí L… vào. Thơ với chả thẩn. Đi làm hàng cho tôi bán hàng. Tôi như người đang lên cơn sốt xuất huyết bị dội nước lạnh. Toàn thân giận run lên. Thế mà cả đêm qua, tôi cứ tưởng tượng ra cái khuôn mặt tươi như hoa mào gà của mụ khi tôi báo tin này. Thế mà… Ức thật, thế này thì ức thật. Ức hơn Chí Phèo chờ Thị Nở cái đêm ở bờ sông. Chả lẽ nhà thơ, lại chửi bậy chửi bạ như ánh Chí. Đành nuốt cả “một mối căm hờn trong cuống họng”. Đi nhậu. Khi chai rượu đã vơi đi già nửa, tôi chợt phì cười. Ơ, với cái mụ vợ này thì đến thằng đẻ ra thơ là mình thì mụ cũng dí L… vào từ đỉnh đầu đến gót chân chứ nói gì đến “đứa con tinh thần với chả tâm thần có tên là THI CA?”. Và bật cười. Và làm thơ.
Thơ rằng: Vợ tôi dở dại dở khôn – Ngày năm bảy bận dí L… vào thơ”.
Tiếp đó cái câu thơ dí l. vào thơ đó được ông Tám xuất bản miệng với bạn bè làm thơ, bạn bè góp thêm vài câu, sửa dăm ba chữ chữ thành 1 bài dài dài vui vui. Ông Tám mỗi lần đọc lại hẳn là đắc ý lắm.
Và khi kể lại câu chuyện trên blog của mình, ông Tám vẫn tiếp tục đắc ý lắm.
2.
Đọc những gì ông Tám viết, Cavenui lại thấy ái ngại cho bà vợ của ông, dù cũng hiểu ông không cố ý bôi bác vợ mình.
Muốn sao thì sao, rõ ràng người đọc như Cavenui buộc phải nhận ra rằng, trong khi người chồng lãng mạn, bay bổng với tình yêu thi ca thánh thần như thế thì người vợ thật là trần tục, thô thiển, giản đơn, thiếu văn hóa và tầm nhìn nông cạn, không nhìn xa hơn cái phản thịt nhà mình. Phải chi ông Hoàng Tám chưa hề có vợ và toàn bộ câu chuyện bịa ra cho dzui sẽ không làm hại ai, còn nếu đúng ông có vợ, vợ ông đúng là có bán thịt như ông kể thì câu chuyện có thể là thật có thể là bịa trên blog sẽ xô đẩy người đọc đến những nhận xét không thật hay về vợ ông
Nhưng ông Tám không coi chuyện đó là quan trọng, cũng như hầu hết các đức ông chồng tài ba người Việt Nam ta không coi đó là quan trọng.
Biết bao câu chuyện về mụ vợ nhà tớ, con sư tử hà đông nhà tớ, mụ già thần nanh mỏ đỏ nhà tớ có thật có bịa có một chút thật nhưng được cường điệu lên… được các nhân tài giai Việt xuất bản trong các quán bia hơi hay thì thào với các nàng thơ (ký) chân dài trong các quán karaoke những lúc tiếp “thanh tra trên Bộ” nên về muộn.
Trong khi các đức ông chồng say sưa với thơ ca, nghệ thuật, khoa học, công nghệ thông tin, các vấn đề về lạm phát và tăng trưởng, môi trường và phát triển ổn định, chủ quyền lãnh thổ, nền dân chủ, tương lai dân tộc Việt Nam, hay ít ra thì cũng bận tâm vấn đề Manchester United với Arsenal, nói chung là những vấn đề trọng đại cao cả, người quan tâm đến các vấn đề này rất có thể sẽ là 1 vị cứu tinh cho thơ ca, nghệ thuật, khoa học, công nghệ thông tin, nền kinh tế hay nền dân chủ Việt Nam thì hỡi ôi, những mụ vợ nhà, những con sư tử hà đông nhà, chỉ biết có…, …. và …..
Những tình huống như vậy các bác gặp chưa? Những câu chuyện như vậy các bác đã kể cho chiến hữu nghe chưa các bác giai của em?
3.
Ở 1 đất nước từng có câu thơ rằng “Học trường anh Nguyễn Văn Du/ Làm thơ không bị đi tù là may”, hiển nhiên có rất nhiều án văn tự.
Những nhà văn nhà thơ bị dính án văn tự, đôi người lâm nạn kiểu như đang ngồi nhà bị xe điên tông phải, nhưng hầu hết thực sự dũng cảm dấn thân vì những gì cao cả, đương nhiên là những nhân vật đáng kính trọng.
Nhưng Cavenui cho rằng, những người vợ của họ, chia sẻ sự khổ nạn của họ, còn đáng kính trọng hơn họ nhiều lần.
Vì anh nhà văn nhà thơ trời cho anh chút tài, chút nhạy cảm để sớm nhìn nhận ra một số thứ, sự dấn thân là trách nhiệm của anh, sự khổ nạn là sứ mạng của anh, không thể khác được.
Còn vợ anh nhà văn nhà thơ, không hiểu những gì anh viết ra, không biết gì về thời cuộc, họ không có trách nhiệm nào cả, họ không có sứ mạng nào cả. Nhưng họ vẫn chia sẻ những khổ đau tủi nhục cùng anh, họ gặp khó khăn trong cuộc sống vì có anh chồng là anh, họ cắn răng chịu đựng những đau đớn mà lẽ ra họ không phải chịu. Những người phụ nữ như họ đáng tôn vinh hơn nhiều.
Người vợ nhà thơ nói: “Tôi biết chồng tôi là người yêu nước, những gì ông ấy viết ra không có gì là chống lại đất nước dân tộc, tôi sát cánh với chồng tôi chịu mọi khổ đau” là 1 phụ nữ đáng kính trọng.
Người vợ 1 nhà thơ khác thỉnh thoảng trách chồng trong bữa ăn: “Ông thấy tay B tay C kém tài ông bao nhiêu, thế mà chỉ vì hắn khéo đối xử một tí mà đi tây đi tàu vợ con đỡ khổ. Còn ông ngang ngạnh nên tôi giờ thế này con cái giờ thế kia”. Trách vẫn trách nhưng không bỏ chồng, vẫn nuôi chồng nuôi con, vẫn nuôi chồng để chồng làm thơ ngầm, đến thời đổi mới thì xuất bản. Bà vợ không hiểu rõ công việc của chồng, không chia sẻ những lý tưởng xa vời về thơ ca (tương tự: nghệ thuật, khoa học, công nghệ, dân chủ…) nhưng can trường ở bên chồng chỉ vì đó là chồng bà, đơn giản thế thôi, còn đáng kính trọng hơn cả bà vợ ở trên nữa.
4
Không hiểu sao em cứ tin rằng những bà vợ dí l.vào thơ như bà vợ nhà thơ Bùi Hoàng Tám sẽ là những bà vợ không bỏ rơi chồng lúc người chồng gặp hoạn nạn, khó khăn.
Bác nào không đồng ý xin giơ tay phát biểu ý kiến.
Share this:
Thích bài này:
Thích
Đang tải…
Bài Thơ “Giời Mưa Ở Huế” Của Nhà Thơ Nguyễn Bính
Giời mưa ở Huế sao buồn thế!Cứ kéo dài ra đến mấy ngàyThềm cũ nôn nao đàn kiến đóiGiời mờ ngao ngán một loài mâyTrường Tiền vắng ngắt người qua lạiĐập Đá mênh mang bến nước đầyĐò vắng khách chơi nằm bát úpThu về lại giở gió heo may…
Chúng tôi hai đứa xa Hà NộiBốn tháng hình như kém mấy ngàyLăn lóc có dư mười mấy tỉnhĐể rồi nằm mốc ở nơi đâyThuốc lào hút mãi người ra khóiThơ đọc suông tình hết cả hayTúi rỗng nợ nần hơn chúa ChổmÁo quần trộm mượn, túng đồ thay.Hàng xóm có người con gái lẻÝ chừng duyên nợ với nhau đâyChao ơi! Ba bốn tao ân áiĐã đủ tan tành một kiếp traiTôi rờn rợn lắm giai nhân ạ!Đành phụ nhau thôi, kẻo đến ngàyKhăn gói gió đưa sang xứ lạAi cười cho được lúc chia tay?
Giời mưa ở Huế sao buồn thế!Cứ kéo dài ra đến mấy ngàyXa xôi ai nhớ mà thương nhớ?Mà nhớ mà thương đến thế này!Cố nhân chẳng khóa buồng xuân lạiVung vãi ân tình khắp đó đâyMưa chiều, nắng sớm, người ta bảoCả đến ông giời cũng đổi thay!Gia đình thiên cả lên thành thịBuôn bán loanh quanh bỏ cấy cày“Anh em cánh nhạn người Nam BắcTâm sự hồn quyên lệ ngắn dài…”
Giời mưa ở Huế sao buồn thế!Cứ kéo dài ra đến mấy ngàyHôm qua còn sót hơn đồng bạcHai đứa bàn nhau uống rượu sayNón lá áo tơi ra quán chợTrơ vơ trên bến nước sông đầySầu nghiêng mái quán mưa tong tảChén ứa men lành lạnh ngón tayÔn lại những ngày mưa gió cũNhững chiều quán trọ, những đêm sayNgười quen nhắc lại từng tên mộtKể lại từng nơi đặt dấu giàyTrôi dạt dám mong gì vấn vítSòng đời thua nhẵn cả thơ ngâyTỉ tê gợi tới niềm tâm sựCúi mặt soi gương chén rượu đầyBốn mắt nhuộm chung màu lữ thứĐôi lòng hòa một vị chua cayĐứa thương cha yếu thằng thương mẹCha mẹ chiều chiều… con nước mây 1Không hiểu vì đâu hai đứa lạiChung lưng làm một chuyến đi đầy?Giời mưa ở Huế sao buồn thế!Cứ kéo dài ra đến mấy ngày… 2
Giúp Con Học Bài Hiệu Quả Ở Nhà Thời Gian Dịch Covid
Dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp và chưa biết bao giờ mới kết thúc. Ở Việt Nam, chúng ta chấp nhận chịu thiệt thòi, mất mát về kinh tế để bảo vệ sức khỏe và tính mạng. Một trong những điểm quan trọng trong việc chống dịch là việc đóng cửa các trường học, từ mầm non đến các trường đại học. Đây cũng là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa việc lây lan mạnh dịch bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, khi con ở nhà, trường học đóng cửa cũng đồng nghĩa với việc các con phải tự học ở nhà. Cha mẹ là người đồng hành cùng con. Vậy làm sao để bạn có thể giúp con học bài hiệu quả ở nhà trong thời gian cách ly toàn xã hội này.
1. Ý kiến về việc học tập của các em hiện nay
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề học tập của học sinh hiện nay. Một số ít ý kiến thì cho rằng cứ cho trẻ đúp 1 năm, có người cho rằng học online tại nhà. Có người lại bảo bỏ hẳn chương trình học. Thực ra thì biện pháp nào cũng có những ưu điểm, nhược điểm. Đối với một số ít phụ huynh thì cho rằng để trẻ ở lại 1 năm, 1 học kỳ hay bỏ bớt hẳn 1 học kỳ cũng không sao. Nhưng đó là quan điểm của phụ huynh.
Nếu để trẻ lưu ban một năm tất yếu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến xã hội. Bởi có một năm xã hội không có sinh viên ra trường. Năm sau lại có tận 2 lứa tuổi khác nhau cùng lên lớp một. Vậy thì trường lớp đâu cho đủ mà đảm bảo hiệu quả học tập của các em. Hơn nữa, các em nhỏ ở nhà 1 thời gian dài còn có cha mẹ quản lý. Vậy các em học sinh lớn, các bạn sinh viên ngồi chơi không có việc gì sẽ tìm đến những chỗ nọ chỗ kia để giải trí, chơi game… Như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện, mà dịch bệnh cũng khó kiểm soát hơn nếu các em đi chơi chỗ này chỗ khác.
2. Tình trạng học tập tại nhà của các em thời kỳ cách ly toàn xã hội
Chúng ta đang sống trong thời kỳ cách ly toàn xã hội. Các em học sinh, sinh viên cũng đã nghỉ hơn 2 tháng. Khoảng thời gian ấy cũng đã bằng một kỳ nghỉ hè của các em khi không phải đến trường. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là thời gian này các em cần phải ôn tập để hoàn thành nhiệm vụ cho những kỳ thi quan trọng trước mắt, nhất là các em đang học lớp 9 và học lớp 12.
Đối với các em học sinh từ cấp 2 trở lên, các em có thể tự học. Nhưng nhiều em chưa tự giác nên cha mẹ phải nhắc nhở. Đối với các em đang học tiểu học thì cha mẹ phải ngồi học cùng hoặc nhắc nhở giờ vào học. Rất ít em biết tự giác từ khi còn nhỏ mà đa phần đều phải có sự hỗ trợ từ các phụ huynh.
Với các cha mẹ công việc bị đóng cửa, phải ở nhà với các em thì việc kèm các em có dễ dàng hơn đôi chút. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ than phiền vì cảm thấy bất lực khi con không tự giác làm bài cô giao, cứ phải nhắc nhở, thậm chí quát lên trẻ mới chịu học. Phụ huynh cảm thấy đi làm còn đỡ mệt hơn quản con mình học ở nhà.
Với các phụ huynh cha mẹ đi làm cả ngày, đến tối mới về nhà thì việc kèm con học quả thực rất vất vả. Bởi lúc đó cha mẹ đã thấm mệt, con lại nhiều bài tập. Nếu làm cho hết thì con phải thức rất khuya. Nếu bỏ bớt bài tập thì con không hiểu bài, không nhớ được bài và không thành thạo kỹ năng cũng như kiến thức. Phụ huynh cảm thấy rất áp lực.
3. Các kênh học online hiện nay
Việc học online hiện giờ đang triển khai được hơn 2 tuần và theo nhiều hình thức khác nhau. Học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 thì đã có các kênh truyền hình địa phương phát sóng trực tiếp hàng ngày. Mỗi khối lớp sẽ có giờ học khác nhau. Các em được cô chủ nhiệm thông báo lịch học. Cứ đến giờ học, các em cần chuẩn bị sách vở, giấy bút để ghi bài. Nếu có chỗ nào không hiểu, các em có thể xem lại bài giảng trên Youtube, xem đi xem lại bao nhiêu lần cũng được.
Học sinh lớp nhỏ hơn thì học trên Youtube. Con nhà mình đang học lớp 3 thì học trên Kênh Chuẩn kiến thức. Thầy giáo dạy Toán, Tiếng Việt vào các buổi chiều từ thứ hai đến thứ bảy. Tiếng Anh thì học vào các buổi tối 2, 4, 6. Các con học cũng theo cách thức như các anh chị lớn học trên truyền hình.
4. Cha mẹ giúp con học như thế nào cho hiệu quả
Những buổi đầu tiên, cha mẹ cần kèm con học để con vào nề nếp, nhắc con vào đúng giờ. Những buổi sau khi trẻ đã thành thói quen thì cha mẹ không cần phải nhắc nhở nữa. Nếu cha mẹ phải đi làm cả ngày thì có thể nhờ ông bà để ý nhắc nhở. Nhưng cách tốt nhất vẫn là làm sao để giúp trẻ nhận ra được tầm quan trọng của việc học tập. Con tự giác nhớ giờ vào học trên Zoom, truyền hình, Youtube, làm các bài tập thầy cô giao. Điều này đòi hỏi sự kiên trì và kỹ năng của cha mẹ. Không trẻ nào giống nhau, vì vậy cha mẹ hãy tìm hiểu xem phương pháp nào tốt nhất đối với con mình.
Với các bài con không biết làm, nếu con còn nhỏ cha mẹ có thể biết cách và gợi ý giúp trẻ. Nếu các con đã lớn, cha mẹ hãy bảo con tự suy nghĩ thật kỹ, có thể tìm hiểu cách giải trên mạng nhưng không lạm dụng hoặc nhờ thầy cô giáo.
5. Cha mẹ hãy coi việc học trực tuyến là cơ hội để rèn con kỹ năng tự học
Phụ huynh đừng áp lực về việc phải kèm con hoàn thành hết các bài tập được giao, mệt mỏi rồi than phiền học thế nọ thế kia. Trước đây, các con đi học cả ngày, phụ huynh chẳng phải làm gì. Giờ thì phải kèm con học cả ngày nên phụ huynh mệt mỏi hơn, hay kêu ca than phiền. Nhưng xét về ưu điểm, đây cũng chính là cơ hội để các con được rèn luyện khả năng tự giác, tự ý thức học bài, làm bài mà không có thầy cô kèm trực tiếp trên lớp.
90 views
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Nàng Ở Cạnh Nhà Tôi Cách Nhau Cái Dậu trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!