Xu Hướng 6/2023 # Ngữ Văn 10 Thể Loại Truyện Cổ Tích # Top 7 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ngữ Văn 10 Thể Loại Truyện Cổ Tích # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Ngữ Văn 10 Thể Loại Truyện Cổ Tích được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lê Thị Thủy

Website Luyện thi online miễn phí,hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí

Thế nào là truyện cổ tích, Truyện cổ tích la gì, Khái niệm truyện cổ tích lớp 10, Ý nghĩa của truyện cổ tích, Truyện cổ tích sinh hoạt, Truyện cổ tích thần kỳ, Nhân vật trong truyện cổ tích, Ví dụ về truyện cổ tích.Thể loại truyện cổ tích.

Thế nào là truyện cổ tích, Truyện cổ tích la gì, Khái niệm truyện cổ tích lớp 10, Ý nghĩa của truyện cổ tích, Truyện cổ tích sinh hoạt, Truyện cổ tích thần kỳ, Nhân vật trong truyện cổ tích, Ví dụ về truyện cổ tíchThể loại truyện cổ tích, Khái niệm truyện cổ tích lớp 10, Truyện cổ tích sinh hoạt, Truyện cổ tích la gì, Khái niệm truyện cổ tích lớp 6, Ví dụ về truyện cổ tích, Giá trị nghệ thuật của truyện cổ tích, Nguồn gốc của truyện cổ tích

Thể loại Truyện cổ tích

Thể loại Truyện cổ tích là gì?

– Truyện cổ tích là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sửu dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.

– Đặc trưng của truyện cổ tích:

    + Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo

    + Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh

    + Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

– Phân loại truyện cổ tích: truyện cổ tích được chia thành ba loại sau

    + Cổ tích về loài vật

    + Cổ tích thần kì

    + Cổ tích sinh hoạt

– Truyện cổ tích thần kì:

    + Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất.

    + Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.

    + Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

I. Đôi nét về tác phẩm Tấm Cám

1. Hoàn cảnh ra đời

    Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám”): Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm

– Phần 2 (tiếp đó đến “truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung”): Con đường đấu tranh và giữ hạnh phúc của Tấm

– Phần 3 (còn lại): Hành động trả thù của Tấm

3. Tóm tắt

    Tấm là cô gái hiền lành , chăm chỉ , mẹ cha mất sớm , phải ở với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị Cám, con gái của dì ghẻ lừa lấy hết giỏ tép . Bụt hiện lên cho Tấm cá bống làm bạn, nhưng mẹ con Cám cũng lừa ăn thịt mất Bống. Bụt giúp Tấm tìm và chôn xương bống. Ngày hội, mẹ con Cám bắt Tấm nhặt thóc gạo, không cho đi dự. Bụt hiện lên giúp và chỉ cho Tấm cách có quần áo đẹp đi dự hội. Tấm đánh rơi chiếc giày, vua nhặt được và nhờ đó cô được chọn làm hoàng hậu. Ngày giỗ cha, Tấm về trèo hái cau, bị dì ghẻ chặt cây,Tấm ngã xuống ao chết đuối, biến thành chim vàng anh. Cám thế chân chị trong cung vua. Chim vàng anh quấn qu‎ýt bên vua, bị Cám giết thịt, lông chim lại biến thành cây xoan đào che mát cho vua. Cám chặt xoan đào, đóng khung cửi, bị khung cửi mắng, liền đốt khung, vứt tro ven đường. Từ đống tro tàn, một cây thị mọc lên, thị chín, rơi vào bị của bà lão hàng nước. Ngày ngày, tấm chui ra từ quả thị, giúp bà hàng nước dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm nước. Bà cụ xé vỏ thị, Tấm trở lại làm người sống cùng bà lão. Nhà vua đi qua ,nghỉ chân tại hàng nước, nhận ra miếng trầu têm cánh phượng của Tấm. Tấm được đón trở lại cung làm hoàng hậu. Cám bị Tấm trừng trị, dì ghẻ cũng lăn ra chết theo con. Tấm sống cuộc sống hạnh phúc suốt đời .

4. Giá trị nội dung

    Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của cái thiện chiến thắng cái ác qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng đến cùng. Chiến thắng ấy thể hiện niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, tinh thần lạc quan và ước mơ về một xã hội công bằng.

5. Giá trị nghệ thuật

– Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt.

– Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.

– Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo

II. Dàn ý phân tích Tấm Cám

I. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cổ tích và đặc trưng của cổ tích thần kì.

– Giới thiệu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám: Tấm Cám thuộc truyện cổ tích thần kì. Truyện kể về thân phận, con đường đi đến, đấu tranh và giữ gìn hạnh phúc của tấm, qua đó thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện với cái ác và ước mơ về công lí xã hội.

II. Thân bài

1. Thân phận và con đường đi đến hạnh phúc của Tấm

    a) Thân phận của Tấm

– Số phận của Tấm:

    + Mẹ chết khi còn nhỏ tuổi

    + Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ – là mẹ đẻ của Cám

    + Tấm vất vả làm việc suốt ngày đêm

        → Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn. Đồng thời, cô cũng là cô gái hiền dịu và khát khao được vui chơi, hạnh phúc.

– Bản chất của mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám

    + Mâu thuẫn gia đình: mâu thuẫn giữa Tấm và Cám, mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ

        → Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng quyết liệt. Còn mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ đóng vai trò phụ trợ, bổ sung.

    + Mâu thuẫn xã hội: Tấm là hiện thân của cái thiện, hiền lành, lương thiện. Còn mẹ con Cám là hiện thân của cái ác, cái xấu. Do đó, mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con Cám xét đến cùng là mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác.

    b) Con đường đến với hạnh phúc của Tấm

– Đi bắt tép: Tấm chăm chỉ xúc đầy giỏ, Cám lừa Tấm trút hết giỏ cá và nhận phần thưởng. Tấm khóc, Bụt hiện lên và cho Tấm cá bống.

– Mẹ con Cám gạt Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, giết cá bống để ăn thịt. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường.

– Đi trẩy hội, Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt không cho đi trẩy hội. Tấm khóc. Bụt hiện lên, sai một đàn chhim sẻ xuống nhặt giúp

– Tấm không có quần áo đẹp mặc đi hội. Tấm tủi thân khóc. Bụt hiện lên cho Tấm quần áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua, đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành hoàng hậu.

        → Mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần. Tấm luôn thụ động, không tự giải quyết được mâu thuẫn mà phải nhờ vào Bụt.

       

Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù có nhiều khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng, Tấm đã tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam nói chung, truyện cổ tích thế giới nói riêng.

2. Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm

– Ngày giỗ bố, Tấm về nhà trèo lên cây cau, gì ghẻ chặt gốc cây, Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Cám được đưa vào cung thay Tấm.

– Chim vàng anh bay vào cung, báo hiệu sự có mặt của mình bằng lời cảnh cáo đanh thép: “Giặt áo chồng tao/ thì giặt cho sạch/ phơi áo chồng tao/ phơi lao phơi sào/ chớ phơi bờ rào/ rách áo chồng tao”, hai mẹ con Cám bắt chim vàng anh, ăn thịt.

– Tấm tiếp tục hóa thân vào cây xoan đào và tuyên chiến trực tiếp với hai mẹ con Cám: “Kẽo cà kẽo kẹt/ lấy tranh chồng chị/ chị khoét mắt ra”. Hai mẹ con Cám đốt khung cửi.

– Từ đống tro tàn, Tấm tiếp tục hóa thân vào quả thị, Tấm trở lại với cuộc đời.

– Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau đó gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách thảm khốc

        → Mâu thuẫn xung đột ngày càng quyết liệt, dữ dội. Tấm luôn trong thế chủ động, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không còn khóc, không còn Bụt giúp đỡ, những lần hóa thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không thể tiêu diệt của cái thiện.

       

Tấm từ một cô gái nhu mì, thụ động ngày càng trở nên chủ động đấu tranh để giữ hạnh phúc của mình. Sự chiến thắng của Tấm là sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

3. Hành động trả thù của Tấm

– Tấm trở về cung, trở lại làm hoàng hậu, ngày càng trở nên xinh đẹp

– Cám muốn xinh đẹp như chị, Tấm chỉ cách cho Cám, bảo Cám xuống hố sâu rồi dội nước sôi vào hố. Mụ gì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.

       

Hành động trả thù của Tấm là đích đáng, phù hợp với quá trình đấu tranh của Tấm, vì mẹ con cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm con đường sống.Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại. Mặt khác, hành động trả thù của Tấm phù hợp với quan niệm của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiaanjv ới cái ác bởi mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội, là mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữ người bóc lột và người bị bóc lột. Tấm trả thù là để đòi lại quyền sống , quyền làm người.

4. Nghệ thuật

– Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt.

– Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.

– Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo

III. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám

– Mở rộng vấn đề: Tấm Cám nằm trang kiểu chuyện dân gian quen thuộc, phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, song Tấm Cám là câu chuyện đậm chất Việt Nam.

 

Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 22, 23: Tấm Cám (Truyện Cổ Tích)

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

-Nắm được cốt truyện.

-Hiểu được cuộc đời và số phận của Tấm -dẫn đến cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác;

– Thấy được nghệ thuật sử dụng các yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện ” Tấm Cám “nói riêng và truyện cổ tích thần kì nói chung.

B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Ổn định tổ chức: sĩ số

Kiểm tra bài cũ:

Bài mới: “Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời ghì ghẻ lại thương con chồng”

Ngày soạn: 6/10/2007 Tấm cám Tiết theo PPCT: 22-23 (Truyện cổ tích) --------------------------------------- A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: -Nắm được cốt truyện. -Hiểu được cuộc đời và số phận của Tấm -dẫn đến cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác; - Thấy được nghệ thuật sử dụng các yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện " Tấm Cám "nói riêng và truyện cổ tích thần kì nói chung. B.tiến trình dạy học: ổn định tổ chức: sĩ số Kiểm tra bài cũ: Bài mới: "Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời ghì ghẻ lại thương con chồng" Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt ( HS đọc phần tiểu dẫn ) Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì? Chú ý về kiểu xây dựng nhân vật: ( HS đọc văn bản - SGK ) Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? Giải nghĩa từ khó: ( Yêu cầu đọc SGK ) Tấm có cuộc đời và số phận như thế nào? Em có suy nghĩ gì về những chi tiết ấy? Tấm là một cô gái có bản tính như thế nào? Ai là người đã trực tiếp gây ra cuộc sống bất hạnhcủa Tấm? Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh mâu thuẫn và xung đột gì trong xã hội? Xung đột ấy được Truyện cổ tích giải quyết như thế nào? ( Trước những bất hạnh của Tấm có ai giang tay ra giúp đỡ cô không? Kết quả như thế nào?) Con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm cho em suy nghĩ gì? I. Tìm hiểu chung: 1.Tiểu dẫn: - Vài nét về truyện Tấm Cám: + Là truyện tiêu biểu cho loại truyện cổ tích thần kì . Thuộc kiểu truyện người mồ côi rất quen thuộc trong TCT Việt Nam + Truyện Tấm Cám được phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới - có khoảng 564 kiểu truyện Tấm Cám: Cô Lọ Lem ( Pháp ) Con cá vàng ( Thái Lan ) ở Việt Nam có khoảng 30 kiểu truyện Tấm Cám.: ý ưởi, ý Noọng (Thái) Gầu Nà - Gầu Rềnh (Mông) Đôi dày vàng (Chăm)... - Nội dung: Truyện phản ánh số phận bất hạnh của cô gái mồ côi với ước mơ chiến thắng cái ác để giành lấy +hạnh phúc. (Nhân vật TCT thường mang tính đại diện, tiêu biểu cho một loại người, một tầng lớp trong xã hội . Họ là nhân vật hành động theo chức năng của kiểu nhân vật cổ tích, chứ không phải là những cá thể mang tâm lí, tính cách cá nhân. Vì vậy, khi phân tích cần tránh suy diễn về thái độ, tình cảm, cảm xúc của nhân vật.) 2. Văn bản: a. Bố cục: - Tác phẩm chia làm 3 phần: + Phần 1:Mở truyện-Nhân vật và xung đột. + Phần 2:Thân truyện -Miêu tả cuộc đấu tranh không khoan nhượng để chống lại cái xấu, cái ác để giành và giữ hạnh phúc. b.Tấm bị giết, hoá thân trở lại làm người. +Phần kết: Tấm trở lại làm người, kẻ ác đền tội. b. Chủ đề của truyện: - Chủ đề: Miêu tả cuộc đời bất hạnh và con đường đời dẫn đến hạnh phúc của Tấm. Thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc và bảo vệ hạnh phúc của người lương thiện. II. Đọc - hiểu: 1. Nhân vật và xung đột: - Cuộc đời và số phận của Tấm: + Mẹ chết khi Tấm còn nhỏ tuổi. + Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ- là mẹ đẻ của Cám. + Tấm làm việc vất vả suốt ngày đêm: Chăn trâu, cắt cỏ Xay lúa, giã gạo - Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám: Tấm Mẹ con Cám -Chịu thương chịu khó. -Chân thật, cả tin ........ Cái thiện, cái tốt. -Láu cá, lừa đảo - Họ trộn thóc lẫn gạo .......... Cái xấu, cái ác. 2. Quá trình giải quyết mâu thuẫn: + Mẹ con Cám giết thịt cá Bống -Tấm khóc + Không có quần áo đẹo để đi dự hội -Triết lí " ở hiền gặp lành "là quan niệm phổ biến thể hiện trong các truyện cổ tích thần kì ở Việt Nam. Củng cố: quan hệ nhân vật trong truyện cổ tích. Hướng dẫn học bài: Quá trìh đấu tranh giành hạnh phúc của cô Tấm. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 6/10/2007 Tấm cám Tiết theo PPCT: 22-23 (Truyện cổ tích) --------------------------------------- A. Mục tiêu bài học: - Hiểu được cuộc đấu tranh không khoan nhượng của Tấm để giành và giữ hạnh phúc. - Thấy được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác; Tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong tác phẩm. - Thấy được NT sử dụng các yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị NT đặc sắc của truyện " Tấm Cám "nói riêng và TCT thần kì nói chung. B.Các bước lên lớp: ổn định tổ chức : sĩ số Kiểm tra bài cũ: 1.Tóm tắt T/P Tấm Cám? 2.Mâu thuẫn giữa Tấm với dì ghẻ đã phản ánh mối xung đột gì trong xã hội? + Tóm tắt tác phẩm : + Đây là mâu thuẫn xung đột trong gia đình trên bình diện đạo đức Là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu. Bài mới: Con đường dẫn đến hạnh phúc ấy quả là không đơn giản chút nào. Đó là cả quá trình đấu tranh quyết liệt, giành giật HP của Tấm. Vậy qúa trình đó ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần 2 của tác phẩm. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Sau khi trở thành Hoàng hậu, Tấm có được sống yên ổn, hạnh phúc không?Vì sao? Tấm trải qua mấy kiếp hồi sinh? ý nghĩa của những lần hồi sinh đó? Việc Tấm lừa Cám để tự nó kết thúc cuộc đời thể hiện ý nghĩa gì? Từ đầu đến cuối tác phẩm, thái độ của Tấm đối với hành động tàn ác của mẹ con Cám có sự chuyển biến ra sao? Các yếu tố kì ảo đóng vai trò như thế nào? Sự trở về của Tấm ở cuối tác phẩm nói lên quan niệm của người xưa về hạnh phúc như thế nào? Truyện phản ánh ước mơ gì của nhân dân lao động và phản ánh bằng cách nào? Bài tập Những tình tiết nào của truyện thể hiện rõ đặc điểm của truyện cổ tích thần kì? ấn tượng của em khi đọctruyện cổ tích "Tấm Cám "? ở mỗi bài em học hôm nay Có buổi trưa đầy nắng Cánh cò ngang qua quãng vắng Cô Tấm têm trầu trong ngày hội làng ta. b.Tấm bị giết, hoá thân, trở lại làm người. - Khi đã là Hoàng hậu, Tấm bị mẹ con Cám hãm hại: - Những kiếp hồi sinh của Tấm: Cót ca cót két Lấy tranh chồng chị Chị khoét mắt ra đã vùng dậy; Còn cái ác cũng tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện. -Cám tin lời Tấm, về :+Sai người đào hố +Dội nước sôi - Thái độ của Tấm trước hành vi của mẹ con Cám: nhưng bất lực - Càng về sau thái độ càng mạnh mẽ hơn. + ở phần 2: Cuộc đấu tranh quyết liệt nhưng chưa hề thấy Tấm khóc bao giờ và cũng hoàn toàn không thấy sự xuất hiện của Bụt. 3.Phần kết: Cô Tấm trở về, kẻ ác phải đền tội. - Tấm trở về với cuộc đời, trở thành Hoàng hậu nhân dân. - Sự hoá thân trở về với cuộc đời của Tấm phản ánh ước mơ về công bằng xã hội. Người lương thiện không thể chết oan, phải được hưởng hạnh phúc; còn kẻ ác thì nhất định bị trừng phạt. - Truyện phản ánh ước mơ của nhân dân: +Ước mơ đổi đời của nhân dân lao động - Cô Tấm từ đứa trẻ mồ côi bị hắt hủi, hành hạ, bị tước bỏ quyền lợi vật chất và tinh thần đã vụt đứng dậy đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc , cuối cùng trở thành Hoàng hậu trong xã hội phong kiến ngày xưa.. +Truyện thể hiện mơ ước thực hiện công bằng xã hội - Những người bị áp bức bóc lột như Tấm , những người hiền lành như bà cụ hàng nước đều được hưởng HP lãng mạn, niềm lạc quan yêu đời của nhân dân ta khi sáng tạo truyện cổ tích - Trong truyện cổ tích, nhân dân lao động không hề biết đến bi quan. - Đặc điểm quan trọng của truyện cổ tích thần kì là sử dụng các yếu tố kì ảo Truyện "Tấm Cám" có các yếu tố kì ảo sau: + Nhân vật Bụt. + Con gà biết nói tiếng người + Đàn chim sẻ biết nghe lời Bụt nhặt thóc, gạo. + Sự hoá thân của Tấm thành chim vàng anh, xoan đào ( khung cửi), cây thị, rồi trở lại làm người. III.Tổng kết: (Ghi nhớ -sgktr72) - Truyện làm rung động lòng người đọc bởi nỗi niềm bất hạnh đáng thương của cô gái mồ côi và cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc. - Truyện phản ánh ước mơ đổi đời và tinh thần lạc quan của ông cha ta. - Nghệ thuật : Sử dụng yếu tố thần kì với các yếu tố kì ảo, tạo nên vẻ đẹp của thế giới TCT, phù hợp với mong ước của nhân dân . Củng cố: quan hệ nhân vật trong truyện cổ tích. Hướng dẫn học bài: Soạn : Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. Rút kinh nghiệm:

Truyện Cổ Tích Việt Được Chuyển Thể Thành Phim

Quách Khoa Nam – đạo diễn đoạt giải Cánh diều vàng 2014 cho phim “Người chồng điên” lần đầu thử sức làm phim từ những câu chuyện cổ tích Việt.

Sau hàng loạt phim truyền hình được đánh giá cao như Vọng Kim Lan, Cung đường bí ẩn, Người chồng điên… đạo diễn Quách Khoa Nam tiếp tục bắt tay thực hiện 20 tập phim truyện cổ tích. Tuyển tập phim gồm những câu chuyện quen thuộc như Con ma báo thù, Mũi dài, Rủ nhau đi kiếm mật ong, Quan huyện vi hành…

Đạo diễn cho biết: “Trước đây tôi từng tham gia loạt phim về truyện cổ tích trong vai trò diễn viên. 8 năm sau lại được làm nhưng ở vai trò đạo diễn. Tôi rất hào hứng nhưng cũng áp lực vì đạo diễn Minh Chung đã thành công với loạt phim này”.

Ngọc Tưởng tham gia một vai hài trong tập Cha mẹ nuôi. Ảnh: ĐPCC.

Để tái hiện hình ảnh nông thôn xưa trên màn ảnh, Quách Khoa Nam đã dành nhiều thời gian tìm kiếm bối cảnh, trang phục, đạo cụ. Anh chia sẻ phần kỹ xảo được anh xử lý kỹ càng nhằm tạo nên hiệu ứng cổ tích huyền ảo – điều mà nhiều phim cổ tích trước chưa làm được.

Phần kịch bản 20 tập phim được nhà văn Nguyễn Đông Thức và biên kịch Hoài Hương chăm chút tỉ mỉ. Theo đó, mỗi tập phim giữ được tinh thần câu chuyện cổ nhưng vẫn có những tình huống bất ngờ, sáng tạo.

Tham gia seris Truyện cổ tích có sự góp mặt của dàn diễn viên gạo cội như NSƯT Công Ninh, Thanh Điền, Phan Như Thảo, Hoàng Anh, Hoài An…

Ngoài ra, phim còn sự tham gia của các cây hài được yêu thích như Phương Bình, Mạc Văn Khoa – Á quân Cười xuyên Việt 2015. Đặc biệt, diễn viên Hồng Sáp – nghệ sĩ gắn liền với hình ảnh “bà phù thủy độc ác” quen thuộc của tuổi thơ các bé cũng tái ngộ trong phim.

Phim đang được phát sóng vào lúc 19h45 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1. Trong ảnh là diễn viên Thiên Bảo. Ảnh: ĐPCC.

Theo chúng tôi Xem tiếp :

Giáo Án Ngữ Văn 10

Họ tên : Kiều Thị Thảo Lớp: K39C Sư Phạm Ngữ Văn Mssv:135d1402170145 Tiết 40: Đọc văn NHÀN Nguyễn Bỉnh Khiêm I.Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức -Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm. -Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của NBK. 2.Kỹ năng – Biết cách đọc hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm; biết cách đọc bài thơ giàu triết lý thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng việt: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị. 3.Thái độ Yêu thơ NBK và từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. II.Phương tiện thực hiện: Phương tiện +Giáo viên: SGK,SGV,Sách Thiết ké bài giảng Ngữ Văn 10 tập 2,giáo án,phấn +Học sinh: SGK,Vở soạn bài,vở ghi,đồ dùng học tập Phương pháp:Diễn giảng,phát vấn,đàm thoại,đặt câu hỏi III. Tiến trình dạy học. 1.Ổn định tổ chức(1p) + Vệ sinh +Trang phục +Bàn ghế +Sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ(5p) Bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “Cảnh ngày hè” – NT 3.Lời vào bài: Vào những năm (1438-1439)có một vị quan thời Hậu-lê do bất mãn với triều đình với thế sự mà đã cáo quan về ở ẩn.Và khi về ở ẩn Ông ấy đã tìm cho mình một lối sống rất than h cao,giản dị,đó là để tâm hồn mình hòa hợp với thiên nhiên và con người.Trong thời gian đó đã có rất nhiều những bài thơ được ra đời: Côn Sơn Ca “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm. Trong ghềnh thông mọc như nêm, Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm. Trong rừng có bóng trúc râm, Dưới màu thanh mát ta ngâm thơ nhàn” Hay “Cảnh ngày hè” Và hơn 100 năm sau ở Vĩnh Bảo-Hải Phòng cũng có vị quan cáo quan về ở ẩn đó là trạng trình NBK,khi về ở ẩn NBK cũng chọn cho mình lối sống thanh tao,nhàn nhã,thế nhưng ở hai lối sống này có sự khác biệt: Với Nguyễn Trãi lối sống nhàn của ông: thân nhàn nhưng tâm không nhàn,còn với NBK ông lại cho rằng nhàn cả về tâm lẫn thể xác,không vướng bịu bất cứ điều gì.Lối sống đó đã được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Nhàn” 4.Dạy bài mới Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt HĐ1 Tìm hiểu tiểu dẫn. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của NBK? HS trả lời và gv chốt ý Khi làm quan,ông dâng sớ vạch tội và chém đầu 18 tên lộng thần.Vua không nghe ,ông bèn cáo quan về ở ẩn Khi về ở ẩn ông đã tìm cho mình lối sống khoáng đạt,hòa hợp với thiên nhiên lấy tên hiệu. Sau đó ông còn dạy học ,có rất nhiều học trò của là người nổi tiếng,đõ đạt:Nguyễn Dữ Ông không chỉ có vốn kiến thức trên các lĩnh vực chính trị,xã hội,thơ văn mà ông còn có tài đoán định tương lai,vì thế ông là người có tầm ảnh hưởng rất lớn. I. Tìm hiểu chung (7p) 1. Tác giả *Xuất thân – Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), sống thế kỉ XV-XVI -Quê: Làng Trung Am,nay thuộc xã Lí Học,huyện Vĩnh Bảo,ngoại thành Hải Phòng – Năm 1535 đỗ Trạng Nguyên,làm quan dưới triều Mạc -Hiệu Bạch vân cư sĩ -Được học trò suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử (người thầy sông Tuyết). *Con người -Học vấn uyên thâm. -Tính ngang tàng,cương trực -Vị quan thanh liêm,chính trực – Có tấm lòng ưu thời mẫn thế, yêu nước, thương dân,coi thường danh lợi 2. Sự nghiệp sáng tác *Đặc sắc thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: + Mang đậm chất triết lí, giáo huấn. + Ca ngợi chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn. + Phê phán chiến tranh PK, sự mục nát của giai cấp thống trị và thói đời suy đạo. *Các tác phẩm: Bạch Vân am thi tập- gồm 700 bài thơ chữ Hán; Bạch Vân quốc ngữ thi- khoảng trên 170 bài thơ chữ Nôm. Gv hướng dẫn cách đọc với giọng thong thả, nhẹ nhàng; hóm hỉnh (câu 3-4); thanh thản, thoải mái (4 câu cuối). 3.Bài Thơ – Xuất xứ: Bài thơ Nôm số 73 thuộc tập Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhan đề trên do người đời sau đặt. -Chủ đề: Ca ngợi chữ “nhàn”trong cuộc sống ẩn dật và khắc họa vẻ đẹp chân dung NBK -Thể loại và bố cục + Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật. + Bố cục: 2/2/2/2(Đề-thực-luận-kết) -Cuộc sống nhàn đã được thể hiện như thế nào trong 2 câu thơ đề?(Liệt kê gì?điệp từ?Nhịp thơ? HS suy nghĩ và trả lời II. Đọc- hiểu văn bản: Hai câu đề(7p):Giới thiệu cuộc sống Nhàn “Một mai,một cuốc,một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” Câu 1: – Liệt kê dụng cụ lao động: Cày, cuốc, cần câu: Cuộc sống thuần hậu, giản dị giữa thôn quê như của một “lão nông tri điền” – Điệp từ: “Một” nhắc lại 3 lần. – Nhịp thơ: 2/2/3 đều đặn và chậm rãi thể hiện sự ung dung, thanh thản trong cuộc sống và công việc Câu2- Từ láy: “thơ thẩn”: -Cụm từ “dầu ai vui thú nào >>>>Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cs nhàn tản, gần gũi với dân với sự ung dung, thanh thản, thư thái, hài lòng, thích thú cuộc sống thôn quê Đọc đến đây, chắc mỗi người trong chúng ta thấy thấm thía và hài lòng vì cuộc sống mình đang có. Chúng ta đang sống một cuộc sống thôn quê thanh thản, thoái mái mặc dầu không giàu sang, vương giả nhưng không kém phần thanh cao, như vậy, càng thêm yêu cuộc sống , quý trọng tác giả Nếu hai câu đề tg nêu vấn đề thì hai câu thực triển khai vấn đề, NBK đã triển khai vấn đề gì ta cùng tìm hiểu – Sức nặng của hai câu thơ rơi vào những từ ngữ nào? Dại, khôn. – Quan niệm dại, khôn được thể hiện như thế nào? Từ vốn hiểu biết về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm, em hiểu như thế nào về quan niệm dại, khôn của tác giả? – Từ sự thực về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm- một người vừa thông tuệ vừa tỉnh táo trong thái độ xuất-xử và trong cách chọn lẽ sống, việc dùng từ “dại”, “khôn” ko mang nghĩa gốc từ điển (dại- trí tuệ thấp kém ,khôn- trí tuệ mẫn tiệp) mà là cách nói ngược nghĩa, hàm ý thâm trầm, sâu sắc. Quan niệm này còn có ý nghĩa với thời nay nữa k? 2. Hai câu thực. 6p ** Quan niệm dại, khôn: * Biện pháp đối rất chuẩn: * Biện pháp ẩn dụ: – “Nơi vắng vẻ’ + Là nơi ít người, ko có ai cầu cạnh ta và ta cũng ko cần cầu cạnh ai. + Là nơi tĩnh lặng, hoà hợp với thiên nhiên trong sạch, tâm hồn con người thư thái. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ lối sống thanh bạch, ko màng danh lợi, hòa hợp với tự nhiên, yên ả, êm đềm. – “ Chôn lao xao” + Là nơi ồn ào. + Là nơi có cuộc sống sang trọng, quyền thế, con người sống bon chen, đua danh đoạt lợi, thủ đoạn hiểm độc. Đây là cách nói ngược, dại thực chất là khôn, còn khôn thực ra lại là dại . Đúng như ông đã nói: “ Khôn mà khôn độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dại khôn” (Thơ Nôm-94) Tìm đến nơi vắng vẻ NBK đã tìm thấy gì trong cuộc sống. Trong bài khái quát chúng ta đã học tính quy phạm của văn học trung đại, hai dòng thơ này biểu hiện như thế nào? Em hiểu gì về cuộc sống 4 mùa đó? Gv so sánh bổ sung: Cũng gói gọn bốn mùa trong 2 câu, Nguyễn Du viết: “Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân” sử dụng hình ảnh ước lệ trang trọng, đài các.hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng các hình ảnh dung dị, mộc mạc, thấy gì kể vậy, đầm ấm, chân thành… Chúng ta tìm thấy mình trong hai câu thơ của NBK. 3. Hai câu luận 6p * Bức tranh tứ bình về cuộc sống 4 mùa – Thu: măng trúc – Đông: Giá đỗ – Xuân: Tắm hồ sen – Hạ: Tắm ao sự hài lòng với lối sống giản dị và thanh cao. Nguyễn Bỉnh Khiêm hòa cùng sinh hoạt của người nông dân. Ta không còn thấy một Trạng Trình, không thấy tư thế cao ngạo , chiễm trệ của một ông quan mà chỉ hiện lên ở đây một lão nông tri điền Hai câu kết tác giả nêu lên nội dung gì? – Nguyễn Bỉnh Khiêm dẫn điển tích về giấc mộng của Thuần Vu Phần, ý nghĩa? ” Ông tìm đến rượu, uống say để chiêm bao nhưng tìm đến “say” như vậy lại là để “tỉnh”, để bừng thức trí tuệ, khẳng định lẽ sống đẹp của mình. 4. Hai câu kết. 7p – Điển tích về Thuần Vu Phần” phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. Hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? – Từ quá trình tìm hiểu bài thơ trên, em hiểu bản chất chữ “nhàn” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì? – Vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ trên? III. Tổng kết bài học: 7p 1.Nội dung: * Khẳng định quan niệm sống nhàn của NBK: hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi * Bài thơ dựng lên bức chân dung cuộc sống, nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: – Vẻ đẹp cuộc sống: đạm bạc, giản dị mà thanh cao. – Vẻ đẹp nhân cách: vượt lên trên danh lợi, coi trọng lối sống thanh bạch, hòa hợp với tự nhiên, giữ gìn cốt cách thanh cao, trong sạch * Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi, quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực . 2. Nghệ thuật: – Ngôn ngữ: giản dị, hàm súc, giàu chất triết lí. – Cách nói đối lập, ngược nghĩa thâm trầm, giàu chất triết lí. – Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật. IV. Củng cố, dặn dò:

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngữ Văn 10 Thể Loại Truyện Cổ Tích trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!