Bạn đang xem bài viết Nghĩ Ra Một Kết Thúc Khác Cho Truyện Tấm Cám được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
kết thúc truyện Tấm Cám vẫn còn là 1 đề tài khá gây tranh cãi hiện nay vì nó có nhiều hành vi không phù hợp với đạo lý cho lắm BÀI VĂN MẪU SỐ 1 NGHĨ RA MỘT KẾT THÚC KHÁC CHO TRUYỆN TẤM CÁM Sau khi gặp lại được vợ mình, nhà vua cho kiệu xe cờ hoa lộng lẫy để rước Tấm về cung. Nghe tin Tấm trở về, hai mẹ con Cám lúc này đang ăn sung mặc sướng trong hoàng cung trở nên bàng hoàng, ngạc nhiên như không tin vào tai mình. Mụ dì ghẻ đi đi lại lại quả quyết: – Không thể như thế được! Không thể như thế được! Sao nó có thể chết đi sống lại như vậy chứ… Rồi mụ lẩm bẩm điều gì đó một mình. Cám lúc này bắt đầu hoảng hốt, lo lắng, sợ hãi: – Mẹ, chúng ta phải làm sao đây? Chị Tấm trở lại sẽ không tha cho chúng ta. Có tiếng ngựa chạy hối thúc, tiếng xua dẹp đường, tiếng kèn trống rộn rã khắp nơi như báo hiệu hoàng hậu đã trở lại. Ai nấy đều vui mừng hớn hở, cúi lạy hoàng hậu đã quay về. Tim hai mẹ con Cám như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, đập loạn xạ cả lên. Mụ dì ghẻ vồn lắm toan tính mưu mô thì nay đầu óc cũng trở nên trống rỗng và rối như tơ vò. Đúng như dự đoán, chỉ một lúc sau khi hồi cung, Tấm cho sai thuộc hạ mời mẹ con Cám.
Nhìn thấy Tấm mặc y phục lộng lẫy, nét mặt thanh cao và vẫn còn tươi trẻ, sắc đẹp vẫn không thay đổi gì, Cám vẫn sinh lòng ghen ghét đố kỵ dù đang trong tình thế nguy hiểm. Tấm mở giọng thỏ thẻ hỏi hai người: – Dì và em sống trong đây sung sướng chứ? Hai mẹ con cúi đầu không đáp. Tấm vẫn tiếp tục: – Làm sao hai người vẫn vui vẻ sung sướng sau khi hại chết con hết lần này đến lần khác. Danh vọng và sự giàu sang đã làm cho hai người mờ mắt. Nhà vua đã cho ta toàn quyền định đoạt truyện này. Ta phải làm sao đây? Câu hỏi cuối của Tấm như có cái gì đó nghẹn ngào trong cổ họng, khóe mắt khẽ đỏ hoe. Mụ dì ghẻ lạnh lùng đáp: – Mày dám trừng phạt ta sao? Đừng quên ta đã nuôi ngươi suốt bằng ấy năm trời. Mẹ mất, cha mất, nếu không có ta, mày còn sống sao? Trong khi đó, Cám có vẻ hiểu được tình hình hơn, chạy xuống, van xin Tấm: – Chị ơi, chị hãy tha cho hai mẹ con em. Em biết em sai rồi, em sẽ rời khỏi đây… Chưa nói hết câu, Cám đã bị mẹ mình lôi phắt dậy rồi mụ hằn học như Tấm. Tấm lắc đầu ngao ngán, thở dài rồi sai quân đem hai mẹ con họ giam lỏng trong lãnh cung- nơi không hề được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mụ dì ghẻ vẫn chưa tỉnh ngộ, vẫn ganh ghét với Tấm nên sinh bệnh mà qua đời ở nơi tối tăm lạnh lẽo. Trong đám tang của mụ, Tấm vẫn đến thực hiện nghĩa vụ của một người con. Nàng vẫn nhỏ những giọt nước mắt khóc thương người đã khuất, người có công cưu mang nàng sau khi cha qua đời. Nhưng nàng cũng nặng trĩu nỗi suy tư vì sự cứng đầu và bảo thụ của mụ. Khi mọi việc dần qua, Tấm đến gặp Cám, cầm tay em thủ thỉ: – Chị mong em không giống mẹ mình, cứ mãi không tỉnh ngộ rồi đau buồn uất ức mà sinh bệnh… Cám giàn giụa nước mắt: – Chị, em đã biết lỗi của mình rồi. Chị cứ việc trừng phạt em đi! Em và mẹ em đã làm không biết bao nhiêu chuyện có lỗi với chị. Cái chết của mẹ có lẽ chính là quả báo mà bà phải chịu… Nhận thấy sự thành tâm hối lỗi của Cám, Tấm cảm động, cho em một cơ hội để bắt đầu một cuộc sống mới, lương thiện và giản dị hơn. Sau khi được xuất cung, Cám chọn một làng quê yên bình để trồng cấy, dệt vải và xây dựng được một mái ấm cho riêng mình. Hằng năm, Tấm vẫn đến thăm Cám đôi ba lần, tình cảm chị em ngày một gắn bó. -Phan-vfo.vn-
BÀI VĂN MẪU NGHĨ RA MỘT KẾT THÚC KHÁC CHO TRUYỆN “TẤM CÁM” Trong kho tàng dân gian Việt Nam, không chỉ có những bài ca dao, những câu ca dao tục ngữ mượt mà đi vào lòng người bao nhiêu thế hệ, hay là những câu chuyện truyền thuyết kể lại phần nào đó quá trình lịch sử tráng lệ của cha ông từ bao đời này với những người anh hùng, những bậc đại trượng phu khí thế ngút trời mà còn có những câu chuyện cổ tích thấm đẫm hồn quê dân tộc với những số phận cực khổ và những khát khao, mơ ước được đổi đời của người nông dân làng quê Việt Nam. Có rất nhiều những câu chuyện cổ tích tiêu biểu, nhưng hay nhất đối với em vẫn là truyện cổ tích “Tấm Cám”. Cô Tấm từng một thời ăn sâu vào trong tiềm thức của thế hệ mọi người dân. Tuy vậy, kết thúc của “Tấm Cám” lại mang đến cho mọi người nhiều ý kiến trái chiều do hành động trả thù của Tấm dành cho mẹ con nhà Cám. Và sau đây, chúng ta hãy sửa lại, suy nghĩ thêm một cách kết thúc khác cho truyện “Tấm Cám”.
Kết thúc ban đầu của câu chuyện cổ tích này là: Sau những thử thách, những mối nguy hại mà mẹ con nhà Cám hãm hại cô Tấm để có thể đạt thành mục đích giàu sang của mình thì cô Tấm nhờ sức mạnh của mình mà có thể vượt qua hết. Và sau đó, cô Tấm khi đã trở lại ngôi vị Hoàng hậu của mình, trở lại với cuộc sống hạnh phúc bên cạnh Hoàng thượng thì Tấm đã trừng trị mẹ con nhà Cám. Cám bị lừa dẫn tới bị chết bỏng do tắm bằng nước sôi, còn sọ của Cám được Tấm mang đi làm mắm và gửi tới cho mẹ Cám. Sau khi ăn hết lọ mắm đó thì mụ dì ghẻ mới biết đó là mắm làm từ xác con người mình nên đã ngay lập tức lăn đùng ra chết. Một cái kết đem lại nhiều ý kiến trái chiều cho mọi người. Người thì cho rằng đây là một cái kết thúc chính đáng, là sự trả thù chính đáng của Tấm dành cho những hành động xấu xa, tàn nhẫn, vô nhân tính của mẹ con Cám. Tuy nhiên, lại có một bộ phận người cho rằng, sự trả thù của Tấm quá tàn ác, không phù hợp với tính cách hiền hậu, bao dung, vị tha của cô Tấm từ đầu câu chuyện tới giờ.
Xây dựng một kết thúc khác cho truyện “Tấm Cám” như sau: Sau khi cô Tấm trở về với Hoàng thượng, quay lại ngôi vị Hoàng hậu của mình thì mẹ con nhà Cám đã có thái độ ăn năn, hối cải và muốn quay đầu là bờ. Sau khi nhận ra mọi lỗi lầm của mình thì mẹ con Cám tới để xin lỗi Tấm. Lúc đầu, họ có vẻ rất sợ sệt vì lo rằng chắc Tấm sẽ không tha thứ cho mình đâu. Nhưng không ngờ, sau khi nghe hết lời thú tội của mẹ con nhà Cám thì Tấm bằng lòng tha thứ cho bọn họ rồi cho họ về quê sống an nhàn. Từ đó, Tấm sống hạnh phúc bên hoàng thượng, đồng thời ra sức cùng Cám chăm sóc tốt cho mụ dì ghẻ tuổi cao sức yếu. Cái kết này phù hợp với kết thúc có hậu trong truyện cổ tích, vẫn giải quyết được mâu thuẫn và không làm mất đi vẻ đẹp trong nhân phẩm của cô Tấm.
Cái kết thúc nào cũng có những ưu điểm cũng như nhược điểm của nó. Vì vậy, chúng ta cần chú ý để lựa chọn ra một cái kết phù hợp và đúng đắn nhất.
Chứng Minh Tấm Cám Là Một Truyện Cổ Tích Thần Kì
1. Có sự tham gia của yếu tố kì ảo, nhân vật thần kì:
Trong truyện vai trò của yếu tố kì ảo được chia làm 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1 (lúc Tấm chịu áp bức): giúp đỡ Tấm
+ Nhân vật thần kì Bụt có vai trò quan trọng: Tấm mất phần thưởng yếm đỏ → cho cá bống; mất cá bống → cho khăn, quần áo đẹp…cho cơ hội đổi đời; mất giày → cho cơ hội gặp vua và trở thành hoàng hậu…
+ Con vật thần kì: chim sẻ; vật thần kì: lọ tro xương cá bống… → giúp Tấm
2. Kết cấu đặc trưng là 3 phần: ban đầu là hoàn cảnh khổ sở buồn tủi của nhân vật chính, trải qua 1 chuỗi khó khăn thử thách cuối cùng được hạnh phúc…
– Hoàn cảnh của Tấm:
+ Mẹ chết, bố đi bước nữa
+ Thường xuyên bị mẹ con Cám hành hạ, bắt làm việc cực nhọc
– Quá trình đấu tranh giành hạnh phúc:
+ Vào cung vua vẫn bị mẹ con Cám tìm cách hãm hại (phân tích sơ lược)
+ Tấm đấu tranh bằng các lần hoá thân
→ Rút cục thì Tấm trở lại làm hoàng hậu và mẹ con Cám bị trừng trị.
– Mâu thuẫn gia đình mẹ ghẻ – con chồng: mẹ Cám thôi thì tìm mọi cách bắt Tấm làm việc nặng nhọc, luôn đối xử bất công; Tấm vào cung làm hoàng hậu mà vẫn khiến phải Tấm chết (chặt cây cau…) (kể và phân tích)
– Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám: Cám lừa lấy giỏ tép của Tấm, tranh mất ngai hoàng hậu, Tấm hoá thành cái gì cũng tìm cách loại bỏ (kể và phân tích),…
→ Mâu thuẫn trong xã hội giữa cái thiện và ác → khẳng định thiện luôn thắng ác
1. Có sự tham gia của yếu tố kì ảo, nhân vật thần kì:
Trong truyện vai trò của yếu tố kì ảo được chia làm 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1 (lúc Tấm chịu áp bức): giúp đỡ Tấm
+ Nhân vật thần kì Bụt có vai trò quan trọng: Tấm mất phần thưởng yếm đỏ → cho cá bống; mất cá bống → cho khăn, quần áo đẹp…cho cơ hội đổi đời; mất giày → cho cơ hội gặp vua và trở thành hoàng hậu…
+ Con vật thần kì: chim sẻ; vật thần kì: lọ tro xương cá bống… → giúp Tấm
2. Kết cấu đặc trưng là 3 phần: ban đầu là hoàn cảnh khổ sở buồn tủi của nhân vật chính, trải qua 1 chuỗi khó khăn thử thách cuối cùng được hạnh phúc…
– Hoàn cảnh của Tấm:
+ Mẹ chết, bố đi bước nữa
+ Thường xuyên bị mẹ con Cám hành hạ, bắt làm việc cực nhọc
– Quá trình đấu tranh giành hạnh phúc:
+ Vào cung vua vẫn bị mẹ con Cám tìm cách hãm hại (phân tích sơ lược)
+ Tấm đấu tranh bằng các lần hoá thân
→ Rút cục thì Tấm trở lại làm hoàng hậu và mẹ con Cám bị trừng trị.
– Mâu thuẫn gia đình mẹ ghẻ – con chồng: mẹ Cám thôi thì tìm mọi cách bắt Tấm làm việc nặng nhọc, luôn đối xử bất công; Tấm vào cung làm hoàng hậu mà vẫn khiến phải Tấm chết (chặt cây cau…) (kể và phân tích)
– Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám: Cám lừa lấy giỏ tép của Tấm, tranh mất ngai hoàng hậu, Tấm hoá thành cái gì cũng tìm cách loại bỏ (kể và phân tích),…
→ Mâu thuẫn trong xã hội giữa cái thiện và ác → khẳng định thiện luôn thắng ác
Phát Biểu Cảm Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Tấm Và Cám Trong Truyện Cổ Tích Tấm Cám
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Tấm và Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám.
Giới thiệu chung về hai nhân vật Tấm, Cám. Điều yêu ghét?
– Trình bày ý kiến riêng của bản thân qua hai nhân vật tương phản Tấm, Cám trên cơ sở đặc điểm của hai nhân vật này.
– Bộc lộ cảm xúc riêng của mình, liên tưởng đến thái độ của nhửng người khác với hai nhân vật Tấm, Cám.
Nhận xét chung về nhân vật, suy nghĩ về cuộc đời. Về điều thiện, ác.
Hoa cau nhẹ nhàng vương trên mái tóc mẹ, dìu dặt trong lời lẽ yêu thương, đưa trẻ thơ về với cõi xa xăm: “Ngày xưa.. ” Bạn và tôi đều lớn lên bên gốc cau, gốc thị. Trong mỗi đứa mình đều mang hình ảnh cô Tấm dịu hiền, đều yêu thương cô Tâm. Còn Cám thì ai cũng ghét, vì đó là một con người độc ác, ích kỷ. Riêng tôi, tôi thương hại Cám vì Cám sinh ra là một người nhưng không biết làm người.
Truyện xưa kể rằng: “Tấm, Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ…”. Có lẽ chăng chính vì thế mà hai chị em hoàn toàn khác nhau? Tấm dịu hiền, nết na, Cám tham lam độc ác.
Khi lần đầu tiên ta làm quen với Tấm, đó là môt cô gái quê lam lũ, chân lấm tay bùn. Nhưng tìm thấy sau cái vẻ bề ngoài lam làm đó của Tấm là cả một tấm lòng đôn hậu, cả tin, chịu thương chịu khó. Còn Cám, dường như ta cảm thấy Cám đang còn bé tí, chưa dạn dày mưa nắng. Phải rồi, có một bà mẹ toàn quyền độc ác như vậy thì chả gì cũng sướng. Cám dựa dẫm, ăn ngon mặc sướng (cho dù những thứ đó không phải do cô làm ra). Khổ thân cho Tấm phải è lưng chịu mọi đớn đau. Cám luôn tìm cách lọc lừa, gian ác, hành hạ Tấm.
Đã là một cô gái trưởng thành mà còn rách rưới nên cái yếm đỏ đối với Tấm là một món quà quý giá. Thế mà Cám cũng nỡ cướp không?
Lời nói tưởng như ngọt ngàọ nhưng mà gian dối . Không, ta không thể tin được đó là lời nói phát ra từ miệng Cám. Đây chỉ là lời mẹ mớm cho Cám chăng? Không! Không!
Cha me mất, cá bống Bụt tặng là người bạn duy nhất hình như cảm thông với Tấm. Vì lòng độc ác của mẹ con Cám, bống chỉ còn lại một dúm xương tàn. Tấm khố sở trăm đường, ngàn nỗi. Còn Cám vẫn cố tình móc nỗi đau thương sâu trong lòng chị. Phật dạy rằng: “Con người có lúc sướng, lúc khổ” và Tấm đã được đền bù… Xinh xinh dịu dàng trang xiêm y lộng lẫy của một bà hoàng hậu, Tấm sánh vai cùng vua.
Một chiếc hài đánh rơi – sự ngẫu nhiên đã làm thay đổi cuộc đời Tấm. Đáng lẽ vui cùng chị thì Cám lại ngùn ngụt hờn ghen, tức tối Ngôi hoàng hậu đã khiến cô quên hết sự đời, cùng mẹ nhúng tay vào tội ác.
Tấm chết rồi nhưng ta cứ tin vào sự huvền diệu của cồ tích.. Tấm hoá thành chim vàng anh, xoan đào, khung cửi… nhiếc móc, thức tỉnh Cám nhưng Cám nào có nghe. Phải nói rằng cũng có lúc Cám sợ sự biến hoá khôn lường của Tấm. Nhưng lòng tham của mẹ Cám lại xúi giục, thúc đẩy cô lao vào tội ác, thế nhưng Cám không thể giết nổi Tấm. Tấm lại biến thành quả thị vàng, quả thị thơm thảo trong đời sống của người dân đất Việt, trong giấc mơ nhẹ nhàng của tuổi thơ, trong lời kể chuyện dịu dàng của bà của mẹ… Và rồi nhờ miếng trầu cánh phượng, Tấm được trở lại làm người, được trở lại làm một bà hoàng hậụ hiền dịu xinh tươi như ngày nào.
Cám ơi! Giờ phút Tấm trở lại làm bà hoàng hậu chắc là Cám đau khổ nhất trên đời, khổ vì hờn ghen, ganh ghét, khố vì những thủ đoạn độc ác không thành.
Trong truyện, cuối cùng Tấm đã tự tay trừng trị mẹ con Cám. Đã có người cho rằng: việc Tâm thẳng tay trừng trị mẹ con Cám đã làm mờ đi vẻ đẹp nhân hậu của Tấm? Không, ở hiền thì gặp lành, ở ác thì phải đền tội. Mẹ con Cám độc ác quá chừng, chúng phải chịu những hình phạt như bị sét đánh, biến thành bọ hung… là đích đáng.
Lời kế của mẹ đã dứt, câu chuyện đã hết nhưng hình ảnh của Tấm, của Cám vẫn còn vương vấn mãi trong tôi. Tôi thương cô Tấm hiền lành, nết na, chịu thương chịu khó mà gặp nhiều bất hạnh, đành rằng cuối cùng Tấm cũng được làm hoàng hậu. Nhưng điều sung sướng của hoàng hậu là những cái mơ hồ còn cái khổ của Tấm là những cái rất cụ thể mà ta có thể nhìn thấy được, cảm thấy được. Bởi vậy thương một cô Tấm hiền, tốt bụng mà khổ vẫn là tình thương ám ảnh trong tôi..
Còn đối với Cám, một kẻ ác độc, đầy âm mưu đen tối – một nhân vật đáng ghét, đáng căm thù thế nhưng tôi vẫn thương. Tât nhiên đó là một tình thương khác với tình thương cô Tâm. Tôi thương hại cho Cám, thương một kẻ sinh ra là người nhưng không biết làm người mà lại là một con rắn độc.
Từ khóa tìm kiếm
Truyện Tấm Cám Chế Zui Zui Đây !
8/1 Family
Nơi học tập, giải trí và phấn đấu của lớp 8/1
Trang Chính Tìm kiếm Tìm kiếm
Display results as : Số bài Chủ đề
Advanced SearchĐăng ký Đăng Nhập
Cập nhật thông tin chi tiết về Nghĩ Ra Một Kết Thúc Khác Cho Truyện Tấm Cám trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!