Xu Hướng 10/2023 # Nghị Luận: Cuộc Đời Ngắn Ngủi Không Cho Phép Ta Ước Vọng Quá Nhiều # Top 15 Xem Nhiều | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Nghị Luận: Cuộc Đời Ngắn Ngủi Không Cho Phép Ta Ước Vọng Quá Nhiều # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nghị Luận: Cuộc Đời Ngắn Ngủi Không Cho Phép Ta Ước Vọng Quá Nhiều được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngạn ngữ có câu: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”. Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”.

Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu nói trên.

Cách duy nhất để con người không gục ngã trước những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống đó là không ngừng ước mơ. M.Prisvin khuyên: ” Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”. Thế nhưng, có người lại nghĩ rằng: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”.

1. Giải thích: * Ý kiến 1: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”.

+ Cuộc đời ngắn ngủi: Thời gian con người sống, tồn tại không dài → thời gian dành cho mỗi con người luôn có hạn, không ai sống mãi được cùng với thời gian. + Ước vọng: Mơ ước, mong muốn, khát vọng, những điều cần có được, đạt được trong cuộc đời. + Ước vọng quá nhiều: Ước mong quá lớn, quá cao xa, không thực hiện được sẽ dẫn đến bất hạnh.

→ Cuộc sống luôn có những giới hạn, con người sẽ không có đủ thời gian để thực hiện quá nhiều ước mơ, vì vậy không nên quá tham vọng, mơ ước những điều viển vông.

* Ý kiến 2: “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”.

+ Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa, biến những điều con người mơ ước, những điều chưa có trong hiện thực thành những thứ có thực. + Tương lai: Những điều chưa đến, con người đang mong chờ. + Hiện tại: Những cái đang diễn ra.

→ Con người cần mơ ước nhiều hơn, khao khát mãnh liệt hơn để biến những điều mơ ước thành hiện thực.

⇒ Hai ý kiến đưa ra hai quan điểm tưởng như đối lập nhưng thực chất là bổ sung cho nhau, thể hiện trọn vẹn hai mặt của một vấn đề. Con người phải viết vươn cao,vươn xa nhưng đồng thời cũng phải tỉnh táo lựa chọn cho mình những điều phù hợp, không chạy theo những giá trị phù du, viển vông, vô nghĩa.

2. Phân tích, chứng minh:

+ Ước mơ và khát vọng sống làm nên vẻ đẹp cuộc sống. Ước mơ là một trong những thước đo tầm vóc của con người, những người có ước mơ càng đẹp thì càng có khả năng tiến xa trong cuộc sống. Người có ước mơ, hoài bão mới có động cơ, phương hướng tìm tòi, tự học và sáng tạo.

+ Khi sống và làm việc đề thực hiện ước mơ con người sẽ có niềm vui, niềm hạnh phúc, sẽ tìm thấy ý nghĩa, giá trị của sự sống, con người sẽ cảm thấy cuộc sống không trôi đi một cách vô nghĩa, lãng phí…

+ Nếu không biết mơ ước, không có những ước mơ cao xa, con người không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu.

+ Tuy nhiên, không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khao mãnh liệt thì tất cả đều trở thành hiện thực, vì có những ước mơ viễn vông, lãng mạn, xa rời thực tế khiến con người dễ bị rơi vào ảo tưởng, thất vọng. Ước mơ không đồng nghĩa với việc chạy theo những điều viển vông, phi thực tế. Không nên ước mơ xa vời mà phải thiết thực vì cuộc sống là hữu hạn, con người không bao giờ đủ khả năng và thời gian để làm tất cả mọi việc.

+ Cuộc đời được tạo nên từ những điều bình dị, do đó không nên chạy theo những ước mơ viễn vông mà đánh mất đi chân giá trị của cuộc ống. Đôi khi cần phải biết bằng lòng với những gì mình đang có, bằng lòng với cuộc sống con người sẽ cảm thấy thanh thản hơn, bình yên hơn.

+ Cần biết kết hợp giữa ước mơ và thực tại, phải theo đuổi ước mơ nhưng không được mơ ước viển vông. Trong xã hội, có những kẻ sống quá thực dụng, không dám mơ ước và những kẻ mơ tưởng hão huyền, tất cả đều đáng phê phán.

3. Bàn luận, mở rộng:

+ Phê phán hai hiện tượng: Những người sống không có hoài bão, không biết vươn lên để tạo ra một tương lai tốt đẹp. Cuộc sống của những con người này sẽ mãi trì trệ, dậm chân tại chỗ. Ngược lại, có những kẻ quá tham vọng, ước mơ viễn vông mà chạy theo các giá trị phù du để rồi đánh mất mình.

4. Bài học nhận thức và hành động:

+ Phải có những hành động tích cực để biến ước mơ thành hiện thực, phải nỗ lực hết mình để thành công. + Luôn tự tin vào năng lực của bản thân để tránh những biểu hiện của tư tưởng an phận và mơ ước viển vông. Phải trau dồi tri thức, phải rèn luyện ý chí, những kĩ năng sống, rèn đức luyện tài để có khả năng biến ước mơ thành hiện thực. + Phải biết cân bằng giữa ước mơ và thực tại, ước mơ bắt nguồn từ cuốc sống. Hãy xây dựng cho mình những ước mơ và không ngừng ước vọng.

Cuộc sống vốn có những điều khó khăn thử thách và cả thất vọng, nỗi buồn. Hãy dũng cảm vượt qua để luôn là chính mình. Hãy vươn đến bầu trời, dù không thể hái được vì sao sáng nhất nhưng ít ra, bạn cũng có thể đứng giữa muôn vàn tinh tú để thắp sáng ước mơ.

Những Dòng Thơ Ước Vọng…

Posted on by quynhhop

Vừa từ Hà nội về…

Đọc một email…

Hương cốm gọi thu về…

Kính gửi chị Quỳnh Hợp,

Em là Võ Thị Như Mai, thsĩ giáo dục, giáo viên tại Tây Úc (2 tập thơ xb: tản mạn thơ, bên kia tít tắp đại dương).

Hiện tại em đang giúp cho việc xuất bản tập thơ thứ 12 của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng.

Nguyễn Ngọc Hưng (sinh năm 1960) ở Chợ Chùa, Quảng Ngãi, là người bị bại liệt được gia đình người bạn chăm sóc từ năm 23 tuổi đến nay. Với ước mong, tập thơ thứ 12 này (và sau đó là tập thơ song ngữ Việt – Anh do em chuyển ngữ) sẽ vươn ra khỏi Quảng Ngãi và thị trấn Chợ Chùa để đến với đông đảo bạn đọc khắp nơi.

Biết tiếng chị đã lâu, và hâm mộ những bài hát phổ thơ về biển đảo và biết sự bận rộn của chị

nhưng em cũng xin gửi đây một số bài thơ khá hay của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng, với hi vọng lọt vào tầm mắt xanh của chị, để góp một phần mới mẻ vào tập thơ thứ 12 của Nguyễn Ngọc Hưng.

Em rất mong thư hồi âm của chị, và thương mến chúc chị mọi điều tốt lành, sức khoẻ tốt

Như Mai

 ******

Vừa đọc một lượt những bài thơ trong mail. Đó là những bài thơ nhiều ước vọng và giàu nhạc điệu từ CẢM QUAN ĐẶC BIỆT của tác giả

Xin đăng toàn bộ những bài mà Như Mai đã gửi như lời cảm ơn người gửi và  tấm lòng của Như Mai với bạn.

*****

Nguyễn Ngọc Hưng

HÁT RU BÊN BỜ SÓNG

Chiều đã đậu xuống chân trời xa lắc

Ngóng trông hoài không một bóng thuyền câu

Biển vẫn đầy dẫu nắng mưa cười khóc

Ngày lại đêm sóng gọi sóng bạc đầu

Không có cách chi làm nguôi nỗi nhớ

Nửa vầng trăng lơ lửng phía muôn trùng

Anh thả xuống đêm một vì sao vỡ

Nghe dội về trăm địa chấn giật rung

Những tiếng đồn cấp số nhân tung tỏa

Dễ xui người lâm bán tín bán nghi

Còn hít thở trái tim nào chẳng đập

Nhịp chậm nhịp nhanh đâu có lạ gì

Văn vắt nỗi lòng trong xanh nước biển

Soi hồn anh chỉ một đất một trời

Chiều quá chật cho cánh chim vụt hiện

Vụt xa vời như gió chõa ngàn khơi

Khói thuốc tan rồi rượu đã hóa hơi

Có “rót biển vào chai” thì cũng nhạt

Ngọc ước chìm tận đáy mây bàng bạc

Biết tìm đâu duyên cá nước chim trời

Em vừa đây thoắt em đã xa vời

Ngơ ngác mắt còng rơi trên biển vắng

Đôi giọt long lanh mang nghìn chát mặn

Có đủ liều xoa dịu một vết thương

K­hông thể ngây ngô dã tràng xe cát

Cũng khó lòng bơi vượt sóng đại dương

Rỗng càng rỗng tự cầm tay anh hát

Ơi à ơi… sương khói vốn vô thường

Ơi à ơi… mặt nước có con đường

“Thủy thượng phiêu” lại chỉ là mơ ước

Độn thổ đã không thăng thiên chẳng được

Hơi sức này đủ phổ nhớ thương chăng

Ơi à ơi… không tham đó bỏ đăng

Càng sáng nê-ông càng thương hạt đỗ

Chẳng thể nào ngăn biển lòng giông tố

Thì vỗ êm cho sóng đỡ nhọc nhằn

Mở đầu “đêm” kết thúc “giữ thăng bằng”

Thế cũng đủ một lời ru em nhỉ

Cánh buồm đỏ không dong về như ý

Lặng lẽ bắc cầu qua dải yếm thơ …

******

Nguyễn Ngọc Hưng

HÀ NỘI VÀ EM

Biết Hà Nội trước khi biết em

Yêu em rồi thêm yêu Hà Nội

Nhiều khi tự thấy mình có lỗi

Chưa ở bên nhau trọn một ngày!

Đâu chỉ rượu làng Vân mới say

Sen Tây hồ mới thơm mới đẹp

Hà Nội – em dịu dàng mắt kép

Soi vào mọi thứ bỗng nhân đôi

Có nhau trong tâm khảm lâu rồi

Sao là lạ mỗi lần gặp lại

Sông Hồng vẫn nuôi xanh đồng bãi

Khang khác mùi gió Bắc, gió Tây

Hỏi con đường lại hỏi hàng cây

Đường chạy thẳng, hàng cây đứng thẳng

Mặt hồ vẫn trang nghiêm, trầm lặng

Phấp phỏng lòng tôi sóng nổi đầy…

Phố sạch bong mà gió mắc lầy

Đèn rực sáng mà trăng lạc lối

Yêu em rồi thêm yêu Hà Nội

Hà Nội tôi về, em đi đâu?

*****

Nguyễn Ngọc Hưng

HÀ NỘI MỘT CHIỀU THU

Đường hoa sữa giăng mây trắng

Đưa người ngơ ngác vào thu

Chầm- chậm- cây, chầm- chậm- phố

Đó đây lãng đãng sương mù

Thoang thoảng mùi sen cuối hạ

Còn vương tóc liễu Tây Hồ

Nhớ ai nắng vàng lả tả

Lặn vào mưa lá sấu khô

Lặng nhìn mái ngói nhấp nhô

Nghe vó thời gian khấp khểnh

Khoảnh khắc ngày đi – đêm đến

Bừng lên khúc nhạc sâm cầm

Rưng rưng như tiếng gọi thầm

Tím chiều khói hương Trấn Quốc

Một góc vườn hoa thân thuộc

Bao lời thủ thỉ còn xanh…

Một mình một cuộc loanh quanh

Lối xưa mấy vòng xuôi ngược

Em như vầng trăng đáy nước

Tìm đâu cho thấy bây giờ ?

*****

Nguyễn Ngọc Hưng

THU HÀ NỘI

Em bảng lảng mùa thu Hà Nội

Rưng rưng sương khói phủ Tây hồ

Hương sữa theo về đêm gió trở

Vỉa hè xao xác lá vàng khô

Quả sấu sân đình chua chát rụng

Cốm Vòng xanh ngọc ấm lòng tay

Chút se se lạnh gây mùi nhớ

Bún ốc thơm nồng tiêu ớt cay

Lác đác vài đốm sen tàn lửa

Lụi dần trong khúc nhạc mưa thu

Liêu xiêu quán cóc cười nghiêng ngả

Mềm môi ai chén tạc chén thù

Thèm được một lần lang thang phố 

Như người nghệ sĩ của ngày xưa

Lắng nghe hình bóng em nhòa hiện

Trong tiếng dương cầm lúc nhặt thưa

Em- Hà Nội, mùa thu- Hà Nội

Một câu thơ nhỏ mấy lời ru

Bâng khuâng chiều với tay tìm mộng

Vạt áo ai trắng lõa sương mù…

*****

Nguyễn Ngọc Hưng

TÍN HIỆU MÙA XUÂN

Có một mùa xuân bay qua

Lửng lơ xanh màu mắt ngọc

Hạt nắng vô tư treo mình trên tóc

Biêng biếc nói cười

Văn vắt tuổi thần tiên

Có một điều rất riêng, rất riêng

Giấu trong cái bắt tay bạn bè, em có thấy

Mười ngón xanh dại khờ

Run rẩy

Nói thay lời tự thú chân thành

Không còn thế giới xung quanh

Chỉ có mùa mùa xuân, em và tôi

Tan vào nhau

Hóa thân thành hạnh phúc

Đâu đó giữa lòng xỉn nâu lá mục

Mọc lên nghìn tai nấm trắng tinh

Không ai biết chuyện chúng mình

Ngoài gió đông về rêu rao trên cành liễu

Gió không nói

Gió truyền đi tín hiệu

Có hai người yêu nhau

Yêu nhau

Yêu nhau

Yêu nhau…

Share this:

Twitter

Facebook

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Ước Vọng Mùa Xuân Trong Thơ Nguyễn Bính

Nhà thơ Nguyễn Bính

Là một trong những thi sĩ hàng đầu của Phong trào Thơ mới (1932-1945), từ hơn nửa thế kỷ trước, Nguyễn Bính đã ghi đậm dấu ấn phong cách sáng tạo của ông trên những trang thơ tươi ròng sức sống, đọc rồi chẳng dễ dứt ra được:

Đã thấy xuân về với gió đôngVới trên màu má gái chưa chồngBên hiên hàng xóm cô hàng xómNgước mắt nhìn giời đôi mắt trong… (Xuân về)

Hình ảnh thơ khởi đầu năm mới tơ non trong trẻo biết chừng nào! Màu má em màu xuân tươi từng đi qua cái rét xám trời tiết đông hàn khắc nghiệt:

Có cô thợ ruộm về ăn Tết/Sương gió đường xa rám má hồng.

Xuân về, ngõ xóm, đường làng, thửa vườn, hàng cây…tất thảy đều bừng dậy trong bước nhảy đột biến, dập dìu:

Từng đàn con trẻ chạy xun xoeMây tạnh giời quang nắng mới hoeLá nõn nhành non ai tráng bạcGió về từng trận gió bay đi…   (Xuân về )

Mười ba tuổi đoạt giải Nhất cuộc thi ứng tác thơ – ca từ, cậu thiếu niên Nguyễn Bính đã giúp cánh con trai làng Thiện Vịnh thắng cuộc thi diễn xướng, đối đáp tại hội xuân Phủ Dày. Người ta đã kiệu cậu lên mà rước trên vai dọc con đường cỏ non mơn mởn, giữa cờ quạt phơi phới bên dải núi Tiên Hương. Mười chín tuổi nhận giải thưởng Thơ của Tự Lực văn đoàn.

Nhà thơ sinh thành trong một gia đình trọng Nho học, tố chất thi sĩ được nuôi dưỡng bằng mạch nguồn văn học truyền thống. Ông cũng được thừa hưởng những nét văn hoá tinh tuý ở vùng quê Thiên Bản-Vụ Bản, nơi sinh ra Bà Chúa thi sĩ Liễu Hạnh, quan Trạng tài hoa Lương Thế Vinh:

Nhà ta coi chữ hơn vàngCoi tài hơn cả giàu sang trên đờiTa thường mơ ước xa xôiMỗi lần ngõ cũ để rơi hoa hòe… (Con nhà Nho cũ)

Đọc Nguyễn Bính, nhận ra ông làm thơ không phải để lấy cái danh. Con người “Giời bắt làm thi sĩ” này, thơ là hồn vía, là cái nghiệp thắt buộc một đời. Hiện thực và trữ tình, thực và mộng, khắc khoải bâng khuâng và xót xa say đắm, ngu ngơ chân thành và đằm sâu bản lĩnh…

Nguyễn Bính không chịu được những biến dị, những hao hụt xía vào nền nếp văn hóa dân tộc, vào phong vị “hương đồng gió nội” thiêng liêng. Những hương chanh, giậu mồng tơi, giàn đỗ ván, ao cấy cần; những lễ tiết, tập tục, những bến đò, câu hát…thảy đều được thăng hoa khi vào thơ Nguyễn Bính.

Nhắc lại những năm tháng xa xôi trong thế kỷ vừa qua, các bậc cao niên thường không quên đời sống cơ cực bao kiếp người nghèo đói. Nhà văn Tô Hoài viết: “Làng Thiện Vịnh thật, có giữa vùng chiêm khê mùa thối đất Nam Định, Thái Bình, đâu đâu cũng xơ xác nước trắng đồng, gió lùa sóng đồng cờn lên, quẩn lại, lật cả thuyền mảng, cả đến người ra cứu lúa cũng chết đuối.

Mỗi năm, mỗi mùa, biết bao người đã bỏ làng đi tha phương. Nhà thơ bó gối nhìn vào trong đêm. Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng. Nhà thơ tưởng tượng, trên những khổ cực ấy,  phấp phới những lứa tuổi đương tơ, hoa cải vàng tháng Chạp, mưa dây mưa dợ, trăng rằm sáng như ban ngày và những đêm chèo hát… Thơ là niềm khao khát, là ước nguyện của con người”. (1)

Ước nguyện ấy với thi nhân mỗi độ xuân về, lại chờ mong một vận hội mới, có khi “đến bên gốc mai hỏi thăm tin xuân” (Lý Bạch). Nhà thơ hay là cô gái “Dệt lụa quanh năm với mẹ già” khấp khởi mừng l

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bayHoa xoan lớp lớp rụng vơi đầyHội chèo làng Đặng đi ngang ngõMẹ bả “Thôn Đoài hát tối nay”…   (Mưa xuân)

Và:

Xóm giềng đã đỏ đèn đâuChờ em chừng giập miếng giầu    em sangĐôi ta cùng ở một làngCùng chung một ngõ vội vàng chi anh…    (Chờ nhau)

Cô gái dệt lụa và “anh ấy” đã lỡ hẹn trong thơ, lỡ hẹn trong cuộc đời. Còn đôi trai gái “cùng chung một ngõ” thì lại cầm lòng xót xa vì nỗi Ai làm cả gió đắt cau/ Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non? Sự đời là thế.

Hồn quê – Ảnh: chúng tôi align=”justify”>Thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng, ít có bài hội được một niềm vui. Bao nhiêu lầm lụi, truân chuyên, lỡ làng từ nhà thơ đến anh lái đò, từ người mẹ tảo tần đến người con gái lỡ bước sang ngang “Bước chân về đến nhà chồng là thôi”.

Trên bước đường sự nghiệp “thân lập thân” vất vả mưu sinh, sau chót Nguyễn Bính làm kẻ độc hành như bài thơ độc vận “Hành phương Nam” Ta đi nhưng biết đi đâu chứ? Đã dấy phong yên tận bốn trời.

Những cái Tết xa nhà, những mùa xuân tha hương:

Chén rượu tha hương cay đắng lắmTrăm hờn nghìn giận suốt mùa đông……Ai bảo mắc duyên vào bút mựcSống đời mang lấy số long đong… (Xuân tha hương)

Nguyễn Bính vốn là Thi sĩ của thương yêu như ông từng viết. Thơ ông, cái gốc đằm thắm là tình – tình quê nơi ông có những sáng tác khởi đầu một sự nghiệp thi ca thành công.

Những năm cuối đời, quê nhà là nơi ông năng đi về. Quê nhà là nơi ông lấy lại sức vóc, có một sự hồi xuân cảm động nơi bút lực của ông. Nhà thơ tản bộ trên con đường quê “Đi lâu quên cả màu hoa dại/ Quên cả mùi hương gạo tám xoan” gặp lại:

Chiều xuân mưa bụi nghiêng nghiêngMưa không ướt áo người xem hội làngĐây là thực chứ phải đâu trong mộng:Hội xuân gió loạn đuôi cờLàng xa đêm vẳng nhặt thưa trống chèo (Tiếng trống đêm xuân)

Cảnh cũ người xưa trong nắng mới bồi hồi:

Đường lên chợ tỉnh xa tăm tắpNắng mới ôi chao cát bụi mùCác chị trong làng đi bán lụaGiắt đầu từng nắm lá hương nhu (Cuối tháng Ba)

Một chút chạnh lòng khi mùa hoa đã vãn:Nắng lên mất thú ngồi bên lửaMùa hết hoa rồi bạn với ai? (Tháng Ba)

Có nhà phê bình đưa ra một giả định: “Hãy thử hình dung, nếu thơ ta thiếu vắng những bài thơ xuân của Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Bính (Hai phong cách thơ xuân độc đáo – Hồng Diệu) thì phong vị xuân, tết trong văn chương sẽ nhạt đi bao nhiêu!” Quả có thế thật.

Nhà thơ Đoàn Văn Cừ (1913-2004), (Giải thưởng Nhà nước năm đợt II, năm 2001) với Chợ Tết, Đám cưới mùa xuân, Đám hội, Đường về quê mẹ… biểu lộ một” bút lực dồi dào, rực rỡ”(2). Còn Nguyễn Bính (1918-1966) đã để lại cho thi ca Việt Nam hai mươi tác phẩm gồm thơ trữ tình, trường ca, truyện thơ, kịch bản chèo…với cả “một điều quý giá vô ngần là hồn xưa đất nước”(3).

Ông thật xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh được Nhà nước truy tặng năm 2001 với các thi  phẩm: Nước giếng thơi, Đêm sao sáng, Tuyển tập Nguyễn Bính, trong đó có những bài toàn bích thuộc về mùa xuân thi ca của ông.

———

(1):Tô Hoài – Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học,1986,tr.19.

(2),(3): Hoài Thanh-Hoài Chân,Thi nhân Việt Nam – NXB Văn học,1999, tr.178,344.

Nghị Luận Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính – Lingocard.vn

Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật gồm dàn ý chi tiết, cùng 16 bài văn mẫu giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập thật tốt, để đạt kết quả cao trong học tập.

Đang xem: Nghị luận về bài thơ tiểu đội xe không kính

Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Dàn ý phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 4 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 5 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 6 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 7 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 8 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 9 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 10 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 11 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 12 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 13 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 14 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 15 Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 16

Dàn ý phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính

a) Mở bài

– Giới thiệu sơ lược về tác giả Phạm Tiến Duật

+ Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) là nhà thơ lớn, có nhiều sáng tác, trưởng thành trong đội ngũ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ.

– Giới thiệu khái quát Bài thơ về tiểu đội xe không kính

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mĩ, ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

b) Thân bài

* Khái quát hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

– Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc.

– Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn trong đó có những đoàn xe vận tải vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù để ra trận.

– Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc hoạ thành công chân dung người chiến sĩ lái xe.

* Hình ảnh những chiếc xe không kính

– Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực:

Không có kính không phải vì xe không có kính,

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

+ Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết.

+ Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh

* Hình ảnh người lính lái xe

– Tư thế hiên ngang, tự tin hiếm có:

Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

+ Tính từ ung dung nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe.

+ Điệp từ “nhìn”: khí phách kiên cường, như thách đố với khó khăn.

– Thái độ, tinh thần lạc quan, bông đùa với những khó khăn:

+ Bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khô nhanh thôi, xe không kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường “chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”.

+ Điệp từ “ừ thì”: như một cái tặc lưỡi, chép miệng đồng thuận, coi mọi khó khăn là chuyện nhỏ.

– Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, kề cận cái chết:

+ Tiểu đội xe là “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gặp nhau.

+ Tình đồng đội: những cái bắt tay qua “cửa kính vỡ rồi”, là dựng bếp lửa giữa trời, cùng ăn cùng ca hát, cùng mắc võng ngủ trong rừng.

– Niềm tin vào chiến thắng:

+ Điệp từ “lại đi”, lí do “vì miền Nam phía trước” : Không gì ngăn cản được các anh đến chi viện cho chiến trường miền Nam.

+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” và hoán dụ “trong xe có một trái tim”: tình yêu thương dành cho miền Nam, cho Tổ quốc, là niềm tin và chiến thắng, vào tự do.

* Đánh giá đặc sắc nghệ thuật:

– Kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ

– Sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ…

– Sáng tạo được những hình ảnh độc đáo có chất liệu hiện thực sinh động

– Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.

c) Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

– Liên hệ việc giáo dục phát huy tinh thần chiến đấu cho thế hệ trẻ hiện nay.

Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1

Phạm Tiến Duật từ lâu đã được biết đến là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Là một người lính chính vì thế mà nhà thơ có được phong cách trẻ sôi nổi, hồn nhiên mà sâu sắc ở trong thơ. Viết về hình ảnh những người lính trong sáng tác của ông không thể không kể đến là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

Có lẽ rằng trên chiến trường thì hình ảnh của những chiếc xe không có kính – hình ảnh thơ độc đáo đã in sâu vào trong trí nhớ của Phạm Tiến Duật. Với hình ảnh của chiếc xe không kính như đã khiến cho nhan đề bài thơ trở nên hết sức đặc biệt – ta như nhận thấy được tác giả như cũng sắp viết ra một câu chuyện dài và vô cùng đặc sắc vậy. Quả thực cũng chính hình ảnh đó như đã làm nổi bật lên được hình tượng của những người lính trẻ, họ là những người lính lái xe đã anh dũng, bỏ cả tuổi thanh xuân của mình để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc.

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Thật ấn tượng biết bao nhiêu ngay từ ngôn từ, phong cách, nội dung cho đến cả nhịp điệu thơ đều rất tự nhiên và vô cùng mộc mạc, có sức gợi tả, gợi cầm. Câu thơ trên cũng đã làm hiện lên trước mắt người đọc một hình ảnh lạ lùng và mang được sự tếu táo, đó là hình ảnh của những chiếc xe không kính. Mặt khác, ta như nhận thấy được cả lời giải thích của tác giả về những chiếc xe vô cùng đặc biệt ấy cũng được Phạm Tiến Duật miêu tả cũng rất đỗi chân thực đến gần như là lột trần ra một chiếc xe này cũng đã bị phá huỷ bởi chính hình ảnh bom giật, bom rung. Không chỉ vậy ta nhận thấy được có các những động từ mạnh làm nổi bật hình ảnh và ý thơ. Thêm vào đó thì hai câu thơ thật tự nhiên, không có hình ảnh hoa mĩ, cũng chẳng phải hình ảnh tráng lệ, không có hình ảnh tượng trưng, giọng thơ được sử dụng có chút gì đó ngang tàng tạo nên điểm khởi đầu chứa được biết bao nhiêu ấn tượng trong bài thơ. Tiếp đến là khổ cuối cùng của bài cũng đã lại khiến cho Phạm Tiến Duật tái hiện lên hình ảnh chiếc xe như một dụ ý nghệ thuật độc đáo.

Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước

Có thể nói rằng cũng chính với những chiếc xe ấy bị biến dạng, cũng đã bị phá huỷ gần như là toàn bộ. Thế rồi bom đạn, chiến tranh mới khốc liệt và nguy hiểm biết bao nhiêu. Ngay cả sắt thép còn như thế nữa thì huống chi con người bằng da bằng thịt.Tuy khó khăn và thiếu thốn, luôn đối mặt với sự hiểm nguy thì những cỗ xe kia cũng cứ vẫn hiện lên một cách rất độc đáo và cũng lại rất có hồn, rất ngang tàng. Cũng không quá chút nào khi nói rằng hình ảnh chiếc xe không kính như đã trở thành biểu tượng trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Thông qua hình ảnh xe không kính thì còn nổi bật được hình ảnh của người chiến sĩ lái xe cũng thật hiên ngang, mưu trí và dũng cảm.

Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Sử dụng nhịp thơ ngắn, nhanh và phần điệp từ nhìn lặp lại tạo nên tiết tấu hết sức sinh động cho câu thơ. Tiếp đó ta lại nhận thấy được đó cũng chính là một lời kể về những sự vật được nhìn thấy trên đường thông qua đoạn thơ sau:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.

Hình ảnh của những người lính lái xe vẫn ung dung, vẫn cứ nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Thêm vào đó ta nhận thấy được nhịp thơ mà nhịp nhàng, sôi nổi như lời ca, tiếng hát như lại càng khiến không khí bài thơ thật vui tươi, sôi động.

Có thể nói khi mà chiếc xe đã bị phá huỷ, nát tan đến như vậy thì biết bao khó khăn đã nảy sinh cũng chỉ vì xe không có kính mà thành:

Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Thật bất ngờ khi không có kính thì tác giả lại có bụi rồi có mưa tuôn, mưa xối coi những khó khăn này trở thành động lực để luôn lạc quan yêu đời.

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. ….Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Sử dụng giọng thơ âm vang rộn rã, tràn đầy sức sống sôi nổi của tuổi mười tám, đôi mươi. Ta như nhận thấy được hình ảnh của những người lính trẻ ấy thật kiên cường và trẻ trung, hóm hỉnh. Không chỉ dừng lại ở đó thơi đâu, những người họ còn là những người đồng chí gắn bó keo sơn và có tình cảm thật khăng khít. Và cũng không có kính nên họ mới có thể

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

Hình ảnh gia đình – hình ảnh gợi thương gợi nhớ khiến cho con người, cho những người lính Trường Sơn ấy, cũng mang trong mình dòng máu nóng, đó mà một dòng máu sôi sục khát vọng giải phóng miền Nam để có thể giải phóng đất nước:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Hình ảnh chiếc xe như đã bị chiến tranh làm phá hủy đến không có kính, bao nhiêu khó khăn đó như cũng qua hết bởi chỉ cần trong xe có một trái tim là đủ. Tình yêu tổ quốc đã thể hiện vô cùng rõ ràng và khiến cho chúng ta nhận thấy được tình yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu gia đình đã biến thành sức mạnh để có thể giúp người lính có thêm ý chí để có thể vượt lên trên tất cả vì tự do của đất nước.

Phạm Tiến Duật đã sáng tác ra bài thơ về tiểu đội xe không kính với lời thơ, chất thơ trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm đã thế lại có phần tếu táo đã làm cho bài thơ trở nên thật đặc biệt, rất có hồn nữa. Bài thơ như đã để lại trong tâm trí người đọc một thế hệ trẻ anh hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước gian khổ và ác liệt.

Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2

Thời kháng chiến chống Mĩ thấy thế mà cam go lắm, ác liệt lắm. Vậy mà Phạm Tiến Duật lại là nhà thơ trẻ tài cao trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ của ông có giọng điệu sôi nổi trẻ trung hồn nhiên tinh nghịch và sâu sắc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính in trong tập Vầng trăng quầng lửa năm 1969 là bài thơ hay độc đáo về hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang tinh thần lạc quan về một ngày mai tươi sáng.

Mỗi đề tài đều mang một nét hay một nét độc đáo. Người viết đề tài nào cũng phải dành tình yêu và sự hiểu biết của mình vào thì mới thành công. Phạm Tiến Duật nhà thơ trẻ tuổi tài cao chọn đề tài người lính trong thời kháng chiến chống Mĩ. Có thể nói đó là mảng đề tài hay và sâu sắc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là bài thơ có cách viết mới mẻ độc đáo rất cuốn hút người đọc, người nghe. Đó là hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn vì mục đích tiến về Miền Nam thân yêu ruột thịt.

Như tựa đề bài thơ, phần nào Phạm Tiến Duật giúp chúng ta hiểu rõ nội dung là miêu tả về hình ảnh những chiến xe không kính vẫn băng băng trên đường Trường Sơn

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Nhiều từ “không” được lặp đi lặp lại trong dòng thơ mở đầu như một là một lời khẳng định: xưa kia xe vẫn có kính, nó vẫn là chiếc xe lành lặn đẹp đẽ. Nhưng hôm nay “xe không có kính” vì “bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Chiến tranh chống Mĩ ấy tàn khốc lắm, ác liệt lắm đã làm những chiếc xe rơi vỡ mất đi nhiều phụ tùng

Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước

Đúng như vậy đó, chiếc xe ấy chẳng những “không có kính” rồi xe “không có đèn”. Cụm từ “không có” cứ thế mà lặp đi lặp lại để thấy chính chiến tranh đã gây ra bao thiệt hại về tài sản. Dường như tác giả Phạm Tiến Duật cũng dành sự xót thương cho hình ảnh chiếc xe trên đường Trường Sơn. Nó vẫn là con chiến mã quan trọng, là một anh hùng thầm lặng cho những người lính vì mục đích tiến về Miền Nam thân yêu ruột thịt.

Nếu nhắc đến hình ảnh những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn đã làm người đọc xúc động như thế thì hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn lại mạnh mẽ và lạc quan đáng khâm phục

“Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Cụm từ “ung dung” vừa diễn tả hành động lại vừa bộc lộ trạng thái rất tự tại rất thoải mái. Những người lính trẻ cứ như đang tận hưởng tiết trời mát mẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Họ luôn “ nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” một cái nhìn đầy lạc quan đầy niềm tin và hi vọng. Đắt giá nhất là cụm từ “nhìn thẳng” được tác giả sử dụng như một lời khẳng định: dù có bất kì chuyện gì xảy ra những người lính ấy vẫn luôn luôn mạnh mẽ tiến về phía trước về Miền Nam yêu thương.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.

Một khung cảnh hiện lên quá hoàn hảo dưới ngòi bút viết như họa của Phạm Tiến Duật. Khung cảnh ấy có gió, có cánh chim chiều, và có cả ánh sao đêm,… Với hình ảnh nhân hóa “gió vào xoa mắt đắng”, liệu có ai đặt câu hỏi rằng tại sao tác giả lại sử dụng như thế? Vì xe không có kính mà những người lính lại chạy xe xuyên đêm nên cảm giác “ đắng” như thế ấy! Họ luôn ngày đêm nỗ lực chạy thật nhanh thật nhanh tiến về Nam. Mỗi con đường xe chạy qua đều in sâu trong tim và chứa chan đầy tình cảm. Các chữ “ như sa, như ùa” đã cho ta thấy được tốc độ chạy thật phi thường của những chiếc xe không kính, lướt nhanh qua bom đạn dày đặc.

Xe không kính làm các anh chiến sĩ lái xe không chỉ chịu “gió xoa mắt đắng” mà có có “bụi”,”có mưa”. Ôi! Gian khổ biết bao

Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Biết bao nỗi cực nhọc mà những người lính ấy phải gánh chịu. Từ “ừ” tác giả vang lên một cách đầy thách thức, thách thức khó khăn mà mình đang gánh chịu. Họ “ừ” một cách hiên ngang tràn đầy hi vọng về ngày mai tươi sáng. Dọc tuyến đường Trường Sơn ngày ấy có bom có gió có bụi. “Bụi phun tóc trắng như người già” với những từ ngữ gợi tả đủ để ta mường tượng ra cảnh tượng ấy đáng thương như thế nào! Chúng ta phải biết trân trọng, phải biết ơn những gì mà các anh chiến sĩ ngày ấy đã làm cho chúng ta hôm nay.

Ngày hôm nay, khi đi trên đường nếu mưa ta còn cảm thấy vô cùng cực nọc dù xe có đủ mọi phụ tùng. Vậy mà trong thời khắc chiến tranh cam go ấy, xe không kính, không đèn, phải chịu đựng gió, bụi, bom giật, bom rung,..

Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi

Nhiệt tình cách mạng của người lính không còn là trừu tượng nữa mà được tính bằng những cung đường “lái trăm cây số nữa”. Tác giả sử dụng từ chỉ số lượng “ trăm cây số” để chỉ còn đường ấy dù có xa dù có cách trở thì họ vẫn băng băng về trước đầy hiên ngang. Cung đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu. Câu thơ bảy từ mà có đến sáu thanh bằng diễn tả cái phơi phới, thênh thênh đầy nghị lực, bất chấp mọi gian khổ: “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!”

Con đường phía trước còn dài còn khó khăn chồng chất, nhưng tinh thần hiên ngang lạc quan và vui vẻ của các anh thật mạnh mẽ. Các anh vẫn tếu táo, vẫn hồn nhiên

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây hợp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Sau những ngày tháng lái xe gian khổ giữa rừng Trường Sơn phải chịu mưa, gió, bụi, bom đạn,… Hôm nay họ đã có thể gặp lại đồng đội. Những cái “bắt tay” vội vàng nhưng ấm nồng tình đồng chí đồng đội. Cái “bắt tay” như tiếp thêm sức mạnh luôn tiến về phía trước dù có khó khăn và thử thách.

Thời chiến tranh luôn luôn gian khó, họ là những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn kiên trung bất khuất. Con đường giữa rừng núi ấy gặp lại anh em, cùng dựng nồi nấu bếp ăn một chén cơm mà ấm tình đồng đội

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm.

“Bếp Hoàng Cầm” là bếp dã chiến của bộ đội được đặt dưới lòng đất, khi đun khói tản ra địch sẽ không phát hiện. Mọi thứ đều gian khổ như thế ấy nhưng tinh thần họ vẫn rất vui vẻ, lạc quan. Vẫn “dùng chung bát đũa” và xem nhau là đại gia đình lớn, là anh em ruột thịt. Với hình ảnh ẩn dụ “ xanh thêm” và nghệ thuật điệp từ “lại đi” như một lời cỗ vũ, một lời động viên các anh hãy luôn mạnh mẽ kiên cường tiến về phía trước. Rồi cũng sẽ có ngày tìm thấy màu xanh hi vọng màu xanh hòa bình và độc lập!

Hai câu thơ cuối bài là hai câu thơ đắt giá mà Phạm Tiến Duật viết nên một niềm hi vọng cháy bỏng dành cho các anh lái xe trên tuyến đường Trường Sơn anh dũng, lạc quan:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim

“Trái tim” ấy chính là hình ảnh hoán dụ đầy yêu thương. Trái tim nhỏ của từng chiến sĩ tích góp thành một trái tim lớn hướng trọn về Miền Nam thân yêu ruột thịt. Nhưng trái tim ấy cũng chất chứa bao nỗi căm hờn, phẫn uất? Họ căm ghét chiến tranh tàn khốc đã gây ra bao nỗi khốn cùng cho nhân dân, cho những người lính không ngại khó khăn vất vả. Đó chính là trái tim có tình yêu và cả lòng căm hận rất sâu sắc. Với ngòi bút tinh tế sâu sắc và cách dùng từ độc đáo đã góp phần làm hình ảnh mà tác giả muốn truyền tải càng rõ nét hơn trong lòng độc giả.

“Mùa Xuân Nho Nhỏ” Và Khát Vọng Cống Hiến Cho Đời Của Thanh Hải

      Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tâm sự của ông trong những ngày cuối của cuộc đời. Tình cảm dạt dào và suy nghĩ sâu lắng trong tâm tư của ông đã gởi gắm vào bài thơ. Đó là tình yêu đất nước bao la, niềm yêu mến thiết tha đối với cuộc sống đang bước vào thời kì xây dựng.

Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đưa ta về với thiên nhiên tươi đẹp, về với đất trời đang bước vào mùa xuân mới:

Mọc giữa dòng sông xanh,Một bông hoa tím biếc,Ơi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trời.

      Mùa xuân được miêu tả bằng những hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím biếc cùng với tiếng hót trong trẻo của chim chiền chiện. Cảnh mùa xuân ấy gợi ra một không gian tươi mát, dịu dàng và đằm thắm. Cảnh vật mùa xuân đã làm tác giả dâng lên một niềm cảm xúc. Tiếng ơi trong câu thơ là hô ngữ, là từ gợi cảm biểu lộ sự thân thiết, yêu thương. Hai tiếng hót chi là cách, nói dịu ngọt của người dân xứ Huế đã làm tăng tính biểu cảm của vần thơ. Tác giả đã mượn tiếng chim hót để biểu lộ cảm xúc của mình về bức tranh mùa xuân. Tác giả không chỉ biểu lộ sự trân trọng, nâng niu những cái đẹp trong mùa xuân ấy:

Từng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng.

     Động từ hứng đã diễn tả được tâm trạng của tác giả trước cảnh sắc mùa xuân. Có ai ngờ tiếng chim hót vang trời lại đọng thành giọt long lanh rơi xuống? Phải chăng đây không chỉ là âm thanh của tiếng chim mà là âm thanh của mùa xuân, âm thanh của cuộc sống đang khơi dậy trong lòng tác giả? Tâm hồn nhà thơ đang chan hòa cùng cuộc sống, cùng mùa xuân tươi đẹp một cách bất ngờ.

Từ mùa xuân của đất trời, cảm xúc thơ chuyển sang mùa xuân của đất nước một cách tự nhiên:

Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy quanh lưngMùa xuân người ra đồngLộc trài dài nương mạ.

       Đây là hình ảnh của đất nước với hai nhiệm vụ chiến lược: chiến đấu và sản xuất. Mùa xuân của đất nước hòa cung niềm vui trong chiến đấu và niềm vui trong lao động sản xuất. Lộc là hình ảnh của mùa xuân. Đó là chồi non, cành biếc mơn mởn. Lộc là sự sinh sôi, nảy nở, là sức sống mãnh liệt đang vươn lên. Trong chiến đấu, lộc giắt đầy quanh lưng là hình ảnh người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc để che mắt quân thù và còn là biểu tượng của sức sống mùa xuân, là sức mạnh của dân tộc. Trong sản xuất, lộc trải dài nương mạ là hình ảnh của sự lao động cần cù đã làm nên một màu xanh bát ngát ruộng đồng. Người nông dân đã góp phần tô điểm cho mùa xuân đất nước. Hậu phương và tiền tuyến luôn song hành. Người cầm súng và người nông dân lao động, đều đem đến mùa xuân cho đất nước giữa mùa xuân của đất trời. Cả dân tộc đang bước vào mùa xuân với tâm thế khẩn trương và hào hứng:

Tất cả như hổi hảTất cả như xôn xao.

     Hối hả, xôn xao là những từ láy diễn tả sự gấp gáp, khẩn trương, náo nhiệt. Cặp từ láy ấy cùng với điệp ngữ tất cả như… làm cho câu thơ vang lên nhịp diệu vui tươi, mạnh mẽ. Đó là hình ảnh đất nước và dân tộc đang bước vào mùa xuân của thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. Trong mùa xuân tươi đẹp ấy tác giả không quên suy ngẫm về quá khứ của đất nước và cội nguồi dân tộc:

Đất nước bốn ngàn nămVất vả và gian laoĐất nước như vì saoCứ đi lên phía trước.

     Tác giả đã bộc lộ niềm cảm thụ và tự hào về đất nước. Chặng đường lịch sử đã qua với bao gian lao, vất vả. Bốn nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt, sức mạnh dân tộc được khẳng định, đất nước vẫn trường tồn và đi lên. Đất nước như vì sao là sự so sánh đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng vô tận, là vẻ đẹp của vũ trụ, vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Đây là niềm tự hào về đất nước Việt Nam anh hùng, bất diệt.

     Đất nước ấy luôn lớn mạnh, đi lên từng ngày. Hành trình đi tới tương lai của đất nước vẫn không ngừng, cứ đi lên là sự thể hiện chí khí, quyết tâm của dân tộc Việt Nam.

Trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, sự đi lên của cuộc sống, tác giả khát khao được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước:

Ta làm con chim hótTa làm một cành hoa .Ta nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến.

     Điều tâm niệm của tác giả thật chân thành sâu sắc. Con chim hót, một cành hoa là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Một nốt trầm trong giàn hợp xưởng là âm thanh mà mọi người đều thích nghe. Tác giả muốn làm việc, muốn cống hiến cho cuộc đời, cống hiến cho đất nước. Điệp từ một trong đoạn thơ diễn tả sự ít ỏi, khiêm tốn nhưng hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm cuối cùng dã dồn vào hình ảnh thật đặc sắc:

Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.

     Khát vọng của tác giả tuy ẩn chứa sự khiêm nhường qua hình ảnh nho nhỏ, lặng lẽ nhưng thể hiện một tiếng lòng cao cả, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé, và phải không ngừng cống hiến cho cuộc đời. Mỗi con người hãy là một mùa xuân nho nhỏ để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. Một xã hội tốt đẹp thì mỗi con người phải tốt đẹp. Đây là điều tâm niệm và khát vọng của nhà thơ trước lúc đi xa vĩnh biệt cuộc đời.

     Cảm xúc chân thành của nhà thơ không chỉ dừng lại ở khát vọng về cuộc sống, tâm niệm về cuộc đời, tình cảm đối với quê hương, đất nước mà còn thể hệ qua khúc hát yêu thương:

Mùa xuân ta xin hátCâu Nam ai, Nam bìnhNước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tìnhNhịp phách tiền đất Huế.

     Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế, phách tiền là một nhạc cụ dân tộc điểm nhịp cho lời ca. Hình ảnh xin hát diễn tả tình yêu thương, gắn bó với quê hương, sự khao khát về cuộc sống mùa xuân. Tiếng hát ở đây cũng là tiếng lòng của tác giả, nó ngọt ngào sâu lắng và gây được sự đồng cảm với tất cả mọi người.

     Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ đặc sắc. Với thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang, âm hưởng nhẹ nhàng xuyên khổ thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muôn được dâng hiến cho cuộc đời trước lúc đi xa.

Nghị Luận Về Lòng Yêu Nước

Bài làm

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghị Luận: Cuộc Đời Ngắn Ngủi Không Cho Phép Ta Ước Vọng Quá Nhiều trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!