Xu Hướng 3/2023 # Ngâm Thơ Và Nghe Ngâm Thơ Việt Nam # Top 10 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ngâm Thơ Và Nghe Ngâm Thơ Việt Nam # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Ngâm Thơ Và Nghe Ngâm Thơ Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

THẠCH CẦM

Ngâm Thơ Và Nghe Ngâm Thơ Việt NamPhần I : Ngâm Thơ

: Ngâm trong cụm từ – 越 吟 có nghĩa: rên rỉ, than thở bằng tiếng nước Việt. Là một điển cố Trung Hoa, theo Sử ký Trương Nghi liệt truyện: Tương truyền thời Chiến quốc có người nước Việt tên Trang Tả đến nước Sở làm quan mà không ai biết gốc tích. Trang Tả địa vị cao sang nhưng lòng luôn nhớ về quê hương, khi già bệnh, vua Sở sai người đến thăm, nghe tiếng rên rỉ, than thở của Tả nhận ra là tiếng nước Việt, vua Sở liền cho Tả hồi hương. Về sau, vài tác giả trong một số tác phẩm cổ văn của Trung Hoa dùng cụm từ như một điển tích ví cho tâm trạng nhớ quê hương. ( Lưu Lục Sinh, từ điển điển cố Trung Hoa. NXBVH Hà Nội 2002). : Trong một số thơ cổ điển Trung Hoa, kèm sau đề tựa có thêm từ . Thí dụ: Tần Trung Ngâm 秦中 吟 của Bạch Cư Dị (772-846); Chinh Phụ Ngâm 征 婦吟 của Đặng Trần Côn, nguyên tác Hán văn, xuất hiện vào khoảng 1741, thời sơ Cảnh Hưng,Trung Quốc; nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748) Việt Nam, trước tác thành chữ Nôm.

2. Những cụm từ đi kèm từ ngâm: – Ngâm nga 吟 哦. Nga – 哦: Âm bộc phát như a, ô, ha…. do phấn khích, bất ngờ, hiểu ra, ngạc nhiên. Ngâm nga: (đt. / dt.) Xướng giọng trầm bỗng diễn tả một tác văn (thường là văn vần). Dẫn: Nguyễn Trãi (1380 – 19/9/1442): Nhàn lai vô sự bất thanh nga 閒來無事不清哦 Khi nhàn rỗi, không việc gì mà không ngâm nga thanh nhã; Tống sử 宋史: Độc thi chi pháp, tu tảo đãng hung thứ tịnh tận, nhiên hậu ngâm nga 讀詩之法, 須掃蕩胸次淨盡, 然後吟哦 : Phép đọc thơ, trước hãy quét sạch lòng cho thanh tịnh, sau đó ngâm nga. – Ngâm vịnh 吟 詠. Vịnh – 詠 (đt. / dt.): Mô tả, biểu đạt sự việc, sự vật bằng một tác văn vần. Thí dụ: vịnh cái Quạt, vịnh Quả Mít (Hồ Xuân Hương 1772-1822) Ngâm vịnh: Xướng giọng ngâm nga diễn tả một bài vịnh. – Ngâm thi (thơ – tiếng Việt) 吟诗. Thi (giản thể của chữ vịnh 詠): Hiểu như chữ vịnh nhưng thi / thơ có dụng ý và nghệ thuật câu chữ cao hơn vịnh. (Hán Việt tự điển trích dẫn. Nguồn: http://www.hanviet.org)

II. Tương quan và sự thành hình giữa “ngâm – rên rỉ/ than thở” và “ngâm nga, ngâm vịnh / thơ”.

1. : Phân tích nhạc tính của động thái ngâm: rên rỉ / than thở cho thấy những yếu tố sau: Những âm tiết / lời phát ra tốc độ thoạt nghe chậm đều nhưng có thể bất chợt nhanh lên rồi trở về như cũ; cao độ biến đổi liên tục; cuối những âm tiết hay ngân dài hơi nghe run rẩy; bất ngờ lắp bắp làm biến dạng giọng tiếng; cường độ chuyển qua lại liên tục giữa mạnh yếu; thời lượng phát ra mỗi âm tiết dài ngắn không đều – yếu tố này có từ chuyên môn gọi là không nhịp / tự do ( liberium). Nguyên nhân phát sinh từ bên trong là do sinh lý hay tâm lý chủ thể đang ở trạng thái cực độ. Thí dụ như rên rỉ vì đau đớn do bệnh tật hay than thở vì một trạng thái tình cảm nào đó.

2. : Là từ ghép theo phép tượng thanh (dựa theo âm thanh phát ra mà tạo thành chữ) trong Hán ngữ. Ngâm nga có những yếu tố nhạc tính giống như ngâm / rên rỉ, than thở được tăng thêm bởi những âm tiết của hiện tượng bộc phát, hứng khởi – nga (trở thành bổ từ) . Và trong mục I, dẫn 2 cho thấy ngâm nga là một động thái bởi tác động bên ngoài. Cụ thể là chủ thể chủ động dùng giọng điệu xướng lên những câu, chữ diễn tả nội dung của một tác văn vần. Và những yếu tố nhạc tính của ngâm trở thành thuộc tính của động từ ngâm nga được xử dụng một cách có ý thức kiểm soát.

3. Thành hình cụm từ “ngâm thơ”: Trong một số thơ cổ Trung Hoa có chữ ngâm kèm sau đề tựa thường được giải thích qua nhiều tài liệu: Là một thể thơ xưa / cổ phong. Nếu xét về hình thức thể loại thì không xác định được gì rõ ràng. Ví dụ bài Tần Trung ngâm của Bạch Cư Dị; Bạch Đầu ngâm của Văn Quân đều viết theo thể ngũ ngôn / năm chữ; Chinh Phụ ngâm của Đặng Trần Côn, nguyên tác Hán văn viết theo thể trường đoản cú – câu dài ngắn, số chữ ít nhiều không đồng nhất và Đoàn Thị Điểm (nữ sĩ Việt Nam) chuyển thể tác phẩm này thành chữ Nôm bằng thể thơ song thất lục bát của Việt Nam. Và từ “ngâm” trong cách dùng này chưa thấy văn bảng nào dịch nghĩa mà chỉ chuyển thể bằng những cụm từ như là khúc ngâm, bài ngâm. Thí dụ bài Bạch Đầu ngâm của Văn Quân thường đọc được là: Khúc (bài) ngâm Bạch Đầu của Văn Quân. Như vậy chữ “ngâm” kèm sau tựa bài để nhấn mạnh hay diễn tả điều gì? Phần lớn những bài thơ cổ này đều có văn phong cao nhã, câu chữ diệu dụng tuyệt mỹ; nội dung thường đề cập đến những sự kiện xã hội hoặc một hoàn cảnh, tâm trạng cá nhân có tính nhân bản sâu sắc và cũng có nhiều tác phẩm mang đề tài tôn giáo, triết học cao siêu. Và có phải chữ “ngâm” đó là một “mật ngữ”, một “từ khóa” để phải hiểu rằng đây là một thi phẩm đỉnh điểm của trí tuệ, của một con tim đầy tính nhân bản. Rằng đó là một “ghi chú” kèm văn bảng khẳng định giá trị nội tại của tác phẩm để khi diễn xướng thì phải diễn tả bằng thần thái của ” ngâm nga“. Cho đến bây giờ, cách dùng từ ngâm kèm sau đề tựa của một tác thơ không còn thấy thông dụng nhưng tự “thơ” đã khẳng định một giá trị riêng biệt để như thế nào mới được gọi là “thơ” chứ không phài cứ văn vần đều là thơ. Ngâm nga là động thái có hình thức chuyên biệt của ngâm vịnh, ngâm thơ hay nói cách khác những thuộc tính, nhạc tính của ngâm nga là kỹ thuật, cách thức đặc trưng để ngâm vịnh, ngâm thơ.

4. Thành hình và phát triển : – Khi những tác thơ được phổ biến, cho dù bằng hình thức truyền miệng hay văn bản, từ tác giả đến một chủ thể khác tiếp thu thì có thể sẽ có những cảm nhận khác nhau mà qua đó chỉ có phần nào hoặc hoàn toàn không có gì tương đồng với tác giả. – Tự vần điệu, bằng trắc của một tác thơ đã có nhạc ngữ riêng, cọng hưởng thêm nhạc tính, kịch tính của giọng điệu ngâm nga do mỗi chủ thể sáng tạo với cảm nhận riêng, dựa trên nội dung, hình tượng văn học của tác phẩm, sẽ làm thành những phong cách ngâm nga khác nhau. – Khi một chủ thể muốn sáng tạo, thay đổi cách ngâm nga để tăng hiệu quả diễn cảm sẽ dẫn đến sự lựa chọn những cung bậc trầm bỗng nào đó của giọng điệu có hiệu quả nhất. Sau đó, nếu chủ thể xử dụng lập lại nhiều lần những cung bậc này để diễn tấu một tác thơ khác và được những chủ thể khác mô phỏng, xử dụng lại không biến đổi, sẽ tạo thành một giá trị ổn định Những cung bậc được xử dụng không biến đổi đó được gọi là nhữn g làn điệu theo cách gọi truyền thống của âm nhạc dân gian VN. – Việc đặt tên cho những cung bậc / làn điệu ổn định này dùng để ghi nhớ định dạng, lưu dụng và truyền đạt. Khi cách thức ngâm nga những tác thơ bằng những làn điệu ổn định, lan truyền trong quần chúng, trở thành phổ thông, tự nó sẽ được trau dồi, đắp đổi khi có sự so sánh hiệu quả diễn tả “ngâm nga” giữa người này và người khác. Trong đó, không loại trừ sự vay mượn những cung bậc, âm hưởng của những loại hình âm nhạc dân gian khác để xử dụng. Đó là hình thức “nghệ thuật hóa” và khi được phát triển, bước tiếp theo luôn sẽ là “chuyên môn hóa “, “sân khấu hóa”. – Theo sự phát triển, động thái “ngâm nga một tác thơ” đã trở thành loại hình âm nhạc “ngâm thơ”. Và với chuyên môn của bộ môn lý luận âm nhạc hiện đại, những cung bậc / làn điệu sử dụng trong ngâm thơ đều có thể ký âm lại, phân tích cấu trúc một cách khoa học.

III. Ngâm thơ Việt Namcó từ bao giờ; có vị trí như thế nào trong âm nhạc truyền thống và hiện đại. Tạm dùng thế kỷ thứ 10, ở miền bắc VN, khi Lý Công Uẩn khởi công xây dựng thành Thăng Long làm kinh đô đầu tiên của nước Việt Nam, để làm mốc thời gian Việt Nam thoát sự đô hộ một ngàn năm trước của Trung Hoa. Nhưng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa trong hầu hết phương diện xã hội Việt Nam còn tác dụng dài lâu về sau. Trong lãnh vực giáo dục, cơ bản vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh…của Trung Hoa, với văn tự sử dụng là chữ Hán (chữ Nho / Tàu), xã hội Việt Nam thời đó đã đào tạo ra nhiều thế hệ khoa bảng trí thức người Việt đẳng cấp bãng nhãn, thám hoa, tiến sĩ…. cho đến đầu thế kỷ đầu thế kỷ 19. Nói riêng về văn thơ, các bậc Nho gia, văn nhân ngoài việc chuyển dịch, phổ biến những tác phẩm Trung Hoa, còn đưa những tác phẩm của họ đến quần chúng. Và những tác phẩm này khi cần đọc, xướng thì dùng âm Hán Việt nhưng để diễn giải thì hoàn toàn dùng thuần tiếng Việt. Qua đó những cụm từ ngâm nga / ngâm vịnh / ngâm thơ trong văn thơ Trung Hoa đã thâm nhập, thành hình hòa lẫn vào hệ thống văn học, ngôn ngữ Việt Nam. Và người Việt từ bắc chí nam Việt Nam, đều xử dụng một tiếng nói thuần nhất, cho dù giọng điệu mỗi địa phương có khác nhau nhưng vẫn hiểu được, nên những cụm từ này đã được Việt hóa một cách thống nhất. Trong lãnh vực âm nhạc, bên cạnh những thể loại đặc trưng dân tộc như hát ru, hỏ, nói vè… còn có những loại hình âm nhạc như lễ nhạc, ca múa, diễn kịch, làm trò… do Trung Hoa hướng dẫn, áp đặt tổ chức từ thời còn đô hộ. Xử dụng trong cung đình, triều miếu rồi khai triển ra bên ngoài thành những hình thức sinh hoạt quần chúng và những hoạt động này đã được gạn lọc, tuyển chọn cho phù hợp với văn hóa người Việt mà trong đó việc xử dụng tiếng Việt là nhân tố hàng đầu trong tất cả cách thức thể hiện, nhờ vậy đã làm lan truyền mạnh mẽ trong sinh hoạt quần chúng tại khu vực đồng bằng sông Hồng. Qua hai lĩnh vực thi ca và âm nhạc dân gian nói trên có thể sắp xếp giản lược từ sơ khởi đến phát triển, theo mỗi loại mục từ sinh hoạt cá nhân, gia đình ra đến xã hội, triều miếu, tôn giáo. Từ đây sẽ dẫn ra những hình thức âm nhạc nào sử dụng các tác văn vần, có nguồn gốc là văn chương truyền khẩu dân gian hay bác học, đề xác định loại hình nào thể hiện theo phong cách ngâm nga của ngâm vịnh / ngâm thơ.

1. Loại hình hát xướng dân gian thuần Việt đầu tiên, đơn giản nhất có hình thức, thuộc tính ngâm nga những câu văn vần là cách hát của hầu hết những phụ nữ Việt từ xa xưa dùng để ru ngủ trẻ con. Cả ba miền bắc, trung, nam Việt Nam đều có những cách hát ru chuyên biệt của người kinh cũng như các dân tộc thiểu số. Riêng phần lời hát ru của người Việt đều sử dụng những câu văn vần có cấu trúc theo thể thơ lục bát. Cung bậc trong loại hình hát ru đều có những yếu tố âm nhạc rất ổn định nên về sau được giới chuyên môn gọi là điệu ru con hay điệu hát ru. Khi được sân khấu hóa thì tùy vào nội dung với hình tượng văn học phù hợp của tác thơ, chủ thể trình diễn có thể sử dụng những điệu hát ru đan xen với những làn điệu khác để xử lý tác thơ hầu tăng thêm hiệu quả diễn cảm.

2. Loại hình âm nhạc dân gian có tính quần chúng, mục đích dùng thư giãn hoặc trao đổi tâm tình, kinh nghiệm nghề nghiệp khi đang lao động, có ít người tham gia như hò cấy lúa, hò giã gạo, hò nện, hò chèo đò... cũng thường dùng những tác văn vần, phổ biến nhất là thể thơ lục bát hay song thất lục bát. Tùy địa phương, mỗi cách hò sử dụng nhiều cung bậc ổn định cho nên tự tên gọi mỗi loại hò cũng là tên gọi làn điệu của cách hò đó. Một vài điệu hò có ít nhiều thuộc tính ngâm nga như điệu hò mái đẩy của Thừa Thiên, hò khoan chèo thuyền của Quãng Nam…vẫn thường được nghệ sĩ ngâm thơ sử dụng đan xen trong khi trình bày một tác thơ. Nhưng những điệu hò như hò nện, hò khoan đối đáp vùng Thừa Thiên hoàn toàn không có thuộc tính ngâm nga.

3. Loại hình âm nhạc ca hát giải trí hay sinh hoạt truyền thống dân gian, phát triển theo nhu cầu được sân khấu hóa như Trống Quân, Quan Họ, hát Xoan, hát Xẩm, hát Ghẹo, hát Dặm, hát Ví, nói Vè…cũng sử dụng những tác văn vần nhưng những loại hình âm nhạc này không có những thuộc tính ngâm nga. 4. Loại hình âm nhạc có thể xem là “sân khấu kịch” dân gian đầu tiên của người Việt tại vùng châu thổ sông Hồng là hay còn gọi là . Sơ khai, Chèo thường được trình diễn trên sân đình làng, đền làng của mỗi địa phương. Mỗi tuồng Chèo có mỗi kịch bản riêng biệt. Diễn viên Chèo ngoài diễn xuất còn trao đổi diễn biến tuồng tích với nhau bằng hai hình thức hay còn gọi là và hát những / có lòng bản nhất định, có tên riêng từng điệu như Ngồi Tựa Mạn Thuyền, Trống Quân, Lới Lơ …Lời của những điệu hát này sẽ thay đổi theo nội dung mỗi tuồng tích khác nhau. Giữa thoại và hát có khi diễn viên một vài đoạn văn vần nhưng thường chỉ có tính chấm phá để tăng thêm hiệu ứng nghệ thuật. Rất hiếm khi thấy nguyên một tác phẩm thơ được xử dụng trong tuồng Chèo. Khi được sân khấu hóa, tuồng Chèo vẫn giữ nguyên phong cách truyền thống này. Cho đến bây giờ, nhờ giá trị đặc thù dân gian, đậm tính dân tộc về nhiều mặt, hình thức tuồng Chèo đã được hầu hết các nhà làm nghệ thuật sân khấu, điện ảnh…sử dụng để dàn dựng loại hình với nhiều biến tấu, cách điệu. Nhưng kịch thơ không sử dụng những làn điệu đặc trưng của Chèo, chỉ giữ lại phần nào cách / . Sự khác biệt nổi bật giữa hai loại hình này là sân khấu kịch thơ chỉ sử dụng những làn điệu của bộ môn ngâm thơ để thể hiện những đoạn thơ hoặc có thể cả một bài thơ, được viết theo kịch bản như thế nào đó hay sử dụng nguyên một tác phẩm kịch thơ được viết hoàn toàn bằng văn vần.

5. Từ xa xưa, có vài loại hình âm nhạc dân gian xuất hiện ở đồng bằng bắc bộ gồm nhiều hình thức hát, múa, tấu chuyện, làm trò… rất hưng thịnh từ triều Lê trở đi. Thường được tổ chức vào các dịp lễ tết, lễ hội thờ cúng truyền thống tại chốn triều miếu hay đình đền địa phương Là lễ hội nên vừa có tính nghi thức, thờ cúng… vừa có tính quần chúng vui chơi, giải trí; số lượng người tham gia đông đảo, tạo không khí tưng bừng với các ca khúc, điệu múa rộn ràng có tên như giáo trống, dâng hương, múa đại trạch, múa bài bông… Tập trung nhiều nghệ nhân, ban nhạc thường được gọi là hát cửa đình. Bên cạnh đó còn có hình thức trình diễn nơi không gian thu hẹp có tính thính phòng tại biệt thất, tư gia được gọi là thì đơn giản hơn chỉ với một vài người hát, người đệm đàn. Khán giả thường là chỉ số ít nho gia, văn nhân, viên chức thưởng lãm mà qua đó về sau thành hình cụm từ ca trù và được biết thêm bằng những từ quen thuộc hơn từ khoảng thế kỷ 16, 17 cho đến bây giờ như là hát nhà tơ, hát cô đầu, hát ả đào… Ca trù luôn có hình thức trình diễn đặc trưng gồm một người hát luôn là nữ nên còn gọi là đào nương hay ca nương vừa hát vừa gõ phách; một người đệm đàn đáy, luôn là nam nên còn gọi là kép đàn và một nhân sự gõ một trống nhỏ làm chức năng khen chê, về sau khi sân khấu hóa, nhân sự gõ trống này được xem như bộ gõ phụ họa chỉ để tạo thêm tính nghệ thuật nhưng cũng đã loại bỏ dần. Từ loại hình ca Trù này, bộ môn ngâm thơ mới thành hình một cách chuyên môn và phát triển về sau.a. Thành hình bộ môn ngâm thơ: Trong nghệ thuật Ca Trù, thông thường các ca nương sử dụng những bài bản hay còn gọi là điệu có tên như đưa thư, huê tình, thiếp nhạc, chức cẩm hồi văn…để hát ca từ / lời là những tác văn có nhiều hình thức như thể Phú, thể Ngâm, thể Truyện…trong đó thể Hát Nói được xử dụng thông dụng nhất. Hát Nói là một thể văn vần tổng hợp nhiều hình thức văn vần khác nhau như lục bát, tứ tuyệt…, có quy luật đặt câu và mang tên như mưỡu đầu, mưỡu hậu, xuyên thưa, xuyên mau… Nhưng không phải bài Hát Nói nào bắt buộc cũng phải có đầy đủ các khổ mưỡu đầu, mưỡu hậu…mà chỉ có phần hát nói. Tuy ca trù có từ xa xưa nhưng chỉ từ thế kỷ 18 mới có những tác phẩm Hát Nói của những tác giả như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Tuấn Khải….v.v. được lưu truyền đến bây giờ. Thí dụ bài hát nói:

DUYÊN NỢ PHÙ SINH(Mưỡu đầu) Trời Nam biển Á bao la Nực cười vơ vẩn là ta với mình Ham chi duyên nợ phù sinh Nghìn thu luống để vương tình nước non(Hát nói) Nợ duyên, duyên nợ Kiếp phù sinh xoay trở biết bao xong Chiếc thuyền con chất nặng gánh tang bồng Đâu đã biết nước đời trong với đục Tự thị hành tàng quan thế cục Nhãn tương mộng huyền tống kim sinh Gẫm nghìn xưa, ai anh hùng, ai chí sĩ, ai cao khiết, ai tài tình Trong khổ hải lênh đênh ai cũng thế Thôi thế sự vui buồn chi sá kể Nước non này tri kỷ dễ làm thinh ?

Sa chân xuống cõi phù sinh Một duyên, hai nợ, ba tình, ai ơi Yêu nhau xin nhớ lấy lời (Trần Tuấn Khải 1895 – 1983 )

Hình thức trình diễn, sinh hoạt của ca trù thường là đào nương hát theo một làn điệu cố định nguyên cả một bài Hát Nói nhưng có khi họ dùng cách ngâm nga / ngâm thơ để trình bày phần mưỡu mở đầu rồi sau đó mới hát hoặc có thể ngẫu hứng ngâm trích những đoạn hay trong một bài Hát Nói nào đó bằng những làn điệu có tên như ngâm ru, bồng mạc, sa mạc. Cũng như họ có thể ngâm một bài thơ nào đó theo yêu cầu của các văn nhân, thi sĩ dự khán. Và ngâm thơ trên góc độ nào cũng có thể dễ dàng diễn tả, diễn cảm tác phẩm, thể hiện cảm xúc một cách nghệ thuật không bị gò bó như xử dụng các làn điệu truyền thống. Nhờ vậy, cái “thần “ của cụm từ ngâm nga, qua sự diễn cảm của người thể hiện, mới phát huy được tất cả thuộc tính của nó, làm tăng giá trị của tác phẩm. Qua đó, loại hình ngâm thơ đã xuất hiện cùng thời điểm với bộ môn ca trù.

c. Phát triển kỹ thuật: Ngoài việc sử dụng những làn điệu truyền thống như ngâm ru, sa mạc, bồng mạc…các ca nương xa xưa rất hiếm khi có sự sáng tạo những làn điệu mới. Khi thi hào Nguyễn Du (1765-1820) phổ biến tác phẩm Truyện Kiều của mình thì pho truyện thơ tuyệt tác gồm 3254 câu lục bát viết bằng chữ Nôm này đã nhanh chóng trước tiên được truyền khẩu mạnh mẽ ở miền bắc. Và trong môi trường Ca Trù vào thời điểm đó, với tương tác truyền thống thi nhân và ca nhân, hầu hết các nghệ nhân Ca Trù đều thuộc lòng ít nhiều pho truyện thơ Nôm này qua cách học truyền khẩu bằng âm tiếng Việt với các Nho gia,văn nhân. Và họ đã chế tác ra một làn điệu với những cung bậc chuyên biệt, đặt tên là điệu Kiều lẩy để chuyên trình bày pho truyện Kiều. Thuật ngữ Kiều lẩy này được thành hình với giải thích là mỗi lần trình bày không thể diễn ngâm nguyên tác phẩm Kiều mà chỉ có thể trích ra từng đọan. có nghĩa làtrích ra, lấy ra. Cho nên khi ngâm nga một vài đoạn thì gọi là Những nghệ nhân kế thừa ca trù vẫn hay dùng cụm từ ” lẩy vài câu Kiều” cũng đồng nghĩa như vậy. Điệu Kiều lẩy cho đến bây giờ vẫn được xem là một đỉnh cao sáng tạo cung bậc trong kỹ thuật ngâm thơ cổ điển theo phong cách ngâm bắc. Hầu hết nghệ sĩ ngâm thơ lão thành truyền nhân của ca trù chỉ đánh giá cao các giọng ngâm kế thừa nếu họ thể hiện được điệu Kiều lẩy. Trong đó cách phát âm giọng bắc phải thật chuẩn là tiêu chí hàng đầu. Hiện tại, không chỉ xử dụng khi thể hiện truyện Kiều, các nghệ nhân ngâm thơ vẫn dùng điệu Kiều lẩy để trình diễn những tác thơ lục bát hay song thất lục bát có nội dung, hình tượng văn học phù hợp. Một trường hợp khác nữa dẫn chứng sự thành hình một làn điệu, một cách thức”ngâm nga” mới. Kể từ 1900 khi các giáo sĩ dòng Tên, đạo Công Giáo mở lớp giảng dạy chữ quốc ngữ / tiếng Việt, cùng với chính quyền thuộc địa của người Pháp áp đặt giáo dục, xử dụng vừa chữ quốc ngữ, vừa Pháp ngữ vào chương trình giáo dục, hoạt động hành chính, xã hội Việt Nam thay thế dần chữ Hán cho đến đầu thế kỷ 20 đã đào tạo nhiều thế hệ trí thức, văn nghệ sĩ người Việt. Phần lớn họ không những thông thạo chữ quốc ngữ mới mà còn do ảnh hưởng cách giáo dục tư tưởng, văn hóa văn học Tây phương, đã chế tác ra nhiều thể thơ mới lạ từ hình thức phóng khoáng đến nội dung phong phú, vượt ra khỏi hình thức gò bó của thể văn Hát Nói chẳng hạn hoặc các hình thức thi ca cổ điển Trung Hoa. Có thể kể vài tác giả điển hình quen thuộc như Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận…vv. Ngoài việc in ấn trên sách báo, phần nào những tác phẩm gọi là “thơ mới” này được phổ biến tại hầu hết những nhà hát ca trù bằng hình thức tương tác thi nhân và ca nhân cố hũu. Nhiều đào nương ca trù từ những thập niên đầu thế kỷ 20 đã thuộc lòng nhiều thi phẩm này. Và họ đã sáng tạo ra một kỹ thuật, một cách ngâm có cung bậc phong phú, mới mẽ khác hẳn những làn điệu cổ điển và gọi là cách ngâm thơ mới. Thuật ngữ ngâm thơ mới này được các nghệ sĩ ngâm thơ kỳ cựu miền bắc xuất thân từ ca trù từ khoảng 1945 trở đi như Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc, Châu Loan…xử dụng với thế hệ kế thừa như Trần Thị Tuyết, Hồ Điệp, Giáng Hương…cùng những nghệ sĩ ngâm thơ khác vào miền nam định cư sau 1954, 1975 đã gọi chung với thuật ngữ mới là ngâm tao đàn. Cho đến bây giờ thuật ngữ ngâm tao đàn chỉ định cho một làn điệu chuyên biệt được xem là làn điệu chủ đạo, thông dụng nhất trong nghệ thuật ngâm thơ Việt Nam. Ở miền trung, điển hình vùng Quãng Bình, Quãng Trị, Thừa Thiên, từ thời điểm 1805, hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh khởi công xây dựng kinh thành Huế, lập kinh đô Phú Xuân trở về sau đã làm thành hình một hệ thống âm nhạc theo hình thức, bài bản Trung Hoa truyền sang qua những loại hình lễ nhạc thiết triều, nhã nhạc cung đình, ca múa cúng lễ, ca nhạc nội phủ (khu vực hoàng tộc sinh hoạt) và các loại hình âm nhạc tín ngưỡng như Chầu/ Hầu Văn; âm nhạc quần chúng như hát bội, đàn ca tài tử Huế; âm nhạc dân gian như ru, hò, vè…Riêng thể loại đàn ca tài tử Huế hay còn gọi là Ca Huế được cho là vừa có những bài bản mang âm hưởng nguồn gốc từ nhạc Trung Hoa như những bài ca, đàn được gọi là điệu khách hay hơi bắc (như Lưu Thủy, Phú Lục …) vừa là những bài bản mang âm hưởng có nguồn gốc từ âm nhạc của dân tộc Chiêm / Chăm được gọi là điệu nam hay hơi nam (như Nam Ai, Nam Bình, Tứ Đại Cảnh..) Ghi nhận cho thấy bộ môn ca trù đã xuất hiện một thời gian ngắn với số ít đào nương, kép đàn do các hoàng thân, quốc thích cung đình Huế triệu vào từ miền bắc, chủ yếu là trình diễn trong nội phủ. Đã phổ biến cách ngâm thơ của các đào nương bắc và được các nghệ nhân môn ca Huế tiếp thu, sáng tạo thành một kỹ thuật ngâm nga theo giọng điệu, thổ ngữ địa phương được gọi là Và qua phân tích chuyên môn cho thấy kỹ thuật có cấu trúc cung bậc, yếu tố của những bài bản mang hơi (nam ai, nam bình…) trong bộ môn ca Huế và điệu hò mái nhì (mái đẩy) của dân gian. Đồng thời điệu ngâm thơ mới (điệu tao đàn) cũng đã được các nghệ sĩ ngâm thơ vùng Bình Trị Thiên áp dụng bằng giọng điệu địa phương. Tuy nhiên những làn điệu truyền thống trong ca trù như sa mạc, bồng mạc…đều không thể diễn tấu bằng giọng Bình Trị Thiên được. Cũng như điệu hát ru miền bắc đã được thay thế bằng cách hát ru đặc trưng của vùng Thừa Thiên, Huế. Bên cạnh đó, còn có một hiện tượng là cách ngâm nga riêng biệt của những tác giả thơ và quần chúng ở một địa phương vốn đã có nhận xét rằng ” ở Huế, ai cũng biết làm thơ, ngâm thơ“. Điều này đã làm cho bộ môn ngâm thơ vùng Bình Trị Thiên và nói riêng tại Huế có phong cách rất đa dạng. Ở miền Nam, vào năm 1836, thành Gia Định được nhà Nguyễn xây dựng, đã thành hình hệ thống hành chánh cùng với những hoạt động giáo dục văn hóa xã hội, lễ nhạc triều miếu, âm nhạc dân gian. Loại hìnhđàn ca tài tử được xem như một biến thể của bộ môn đàn, ca Huế do một nhạc quan của triều đình Huế là Nguyễn Quang Đại vào miền nam khoảng 1870 sáng chế và phổ biến một hệ thống bài bản ca đàn phần lớn có tên gọi tương tự như bài bản bộ môn ca Huế với ít nhiều biến đổi như Tứ Đại Oán / Tứ Đại Cảnh; ba bài Nam Ai-Nam Xuân-Nam Đảo ; 10 bài Khách / hơi bắc…v.v. Có giọng điệu thể hiện theo cách phát âm của người miền nam. Hệ thống bài bản ca đàn này đã phát triển mạnh mẽ thành “đàn ca tài từ” và “sân khấu hóa” thành bộ môn cải lương. Trong giai đoạn được xem như khai hoang nam bộ, cách thức ngâm nga những tác văn vần ở miền nam chưa có gì để gọi là đặc trưng ngoài hình thức những câu lục bát ca dao, tục ngữ dân gian. Cho đến khi nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) phổ biến tác phẩm Lục Vân Tiên của ông với pho truyện thơ gồm 2082 câu lục bát, chữ Nôm. Đây là một phẩm lớn của văn học Việt Nam, điển hình cho văn chương cổ điển nam bộ. Nội dung tác phẩm ca ngợi chính nghĩa, giá trị đạo đức, cách xử thế nhân bản trong cuộc sống, đã được phổ biến, lan truyền mạnh mẽ bằng cách ” nghe truyền miệng” bằng tiếng Việt từ các Nho gia, văn nhân, được người dân nam bộ thời đó đặc biệt yêu thích. Và qua đó, từ những người dân dã miền nam đã thành hình một làn điệu có cách ngâm nga đặc trưng, không lẫn lộn với bất cứ hình thức ngâm xướng nào đã có để diễn tấu pho truyện thơ này, được đặt tên là Nói Thơ Vân Tiên. Phần lớn những người dân nam bộ hàng 80, 90 tuổi hiện nay, có gốc gác là nông dân vùng đồng bằng sông Củu Long đều có thể kể lại thời cha ông của họ, vào những đêm sáng trăng, bà con hàng xóm tụ tập trên những sân phơi lúa để Nói Thơ Vân Tiên. Đàn ông thủ vai Vân Tiên, đàn bà thủ vai Nguyệt Nga… Họ say sưa ngâm nga “nói” đi, “nói” lại từng đoạn của pho truyện thơ này với giọng điệu và sự cảm nhận riêng của từng người. Cùng với những điệu hát ru, những điệu hò sông nước miền nam… Cách Nói Thơ Vân Tiên này cho đến bây giờ vẫn được các nghệ sĩ ngâm thơ chuyên nghiệp phía nam xử dụng cùng với những làn điệu ngâm thơ khác, để xử lý những bài thơ lục bát, song thất… có hình tượng văn học, văn phong nam bộ. Ngoài ra, ghi nhận cho thấy hầu hết nghệ sĩ sân khấu cải lương cũng đều rất điêu luyện trong cách Nói Thơ Vân Tiên và họ vẫn thường xử dụng đan xen với những bài bản khác khi thấy phù hợp. So sánh cho thấy làn điệu / cách Nói Thơ Vân Tiên ở miền nam thành hình từ dân gian và sự thành hình kỹ thuật Kiều lẩy, cách ngâm thơ mới ở miền bắc do các nghệ nhân Ca Trù chuyên nghiệp chế tác…

Phần NGHE NGÂM THƠ trình bày với góc nhìn nghệ thuật này đã được sân khấu hóa. Tổng hợp lý thuyết những kỹ thuật, cách thức sử dụng giọng điệu… để diễn ngâm một tác thơ theo những nguyên tắc căn bản của môn lý luận âm nhạc đã được giản lược tối đa từ ngữ chuyên môn, nhằm trao đổi kiến thức với chuẩn mực phổ thông, dơn giản nhất. Đúc kết theo tác nghiệp của hầu hết nghệ sĩ ngâm thơ chuyên nghiệp tại Sài Gòn từ sau 1955 đến nay. I. Làn điệu là gì?: – hay là là cách gọi truyền thống của âm nhạc Việt Nam dùng để chỉ cho những cấu trúc gồm nhiều âm thanh có cao độ chuẩn mực của nhạc âm hợp lại, được dùng để thể hiện những câu, chữ trong một tác văn vần của loại hình ngâm thơ. Mỗi làn điệu có một cấu trúc riêng gồm từ 2 đến 6 cao độ, có cách sắp xếp theo thứ tự riêng biệt, tạo thành những chuỗi cao độ khác nhau được gọi là những thang âm. Khi xướng âm những thang âm này lên sẽ nghe ra những hiệu ứng khác nhau. Mỗi làn điệu đều có tên gọi riêng, thí dụ điệu ru con, điệu tao đàn, điệu sa mạc… Có thể dùng ký âm pháp (solfège) để ghi lại những cao độ / nốt nhạc tạo thành các làn điệu / thang âm này, dùng làm dữ liệu ký hiệu lý thuyết. Một bài thơ có thể ngâm bằng một hoặc vài làn điệu khác nhau, sẽ cho ra những hiệu ứng diễn cảm khác nhau. – Ngoài cách đọc trên dữ liệu ký hiệu lý thuyết. Muốn có hiệu quả tối ưu để nhận biết sự khác biệt của mỗi làn điệu phải luyện nghe mới thẩm thấu được. Thể thơ lục bát hay song thất lục bát có hình thức số câu, luật bằng trắc căn bản, được xem là hai thể thơ khuông mẫu thường được dùng để ngâm hướng dẫn các làn điệu. Một cách thức luyện nghe căn bản là người hướng dẫn chỉ chọn một tác thơ lục bát ít nhất có 4 câu và diễn ngâm bằng nhiều làn điệu khác nhau như tao đàn, ru con, hò, Kiều Lẩy…vv. Thêm sự phân tích, người nghe sẽ cảm nhận rõ ràng sự khác biệt của các làn điệu. Sau đó mới tập nghe các làn điệu được sử dụng riêng biệt hay trộn lẫn với nhau một cách phức tạp trong những tác thơ khác. Làn điệu là phần căn bản còn tất cả những yếu tố khác như trường độ, cường độ, tốc độ, tiết tấu, kịch tính chúng tôi đều được người ngâm tự do sáng tạo diễn tả với một yếu tố quan trọng, đặc trưng nhất của ngâm thơ đó là không có quy định bắt buộc thời gian cố định phát âm các cao độ theo mỗi từ / chữ. Cách gọi chuyên môn của âm nhạc là không có nhịp (non tempo – libirium) II. Các làn điệu căn bản sử dụng trong ngâm thơ:1. Các làn điệu miền bắc: – Ru con bắc – Sa mạc – Bồng mạc – Kiều lẩy – Thiếp nhạc (sử dụng cung bậc của một làn điệu Ca Trù) – Hò (sử dụng cung bậc của một vài điệu hò) – Tao đàn (hay còn gọi là ngâm thơ mới) 2. Các làn điệu miền trung:

– Ru con Huế. – Ngâm Huế – Tao đàn giọng Huế – Ví dặm (sử dụng cung bậc của điệu dân ca Ví Dặm Nghệ An) – Hò (sử dụng cung bậc của một số điệu hò) – Điệu Đường Thi, Tuyết Đường (hai làn điệu này được xác nhận do nhà thơ Ưng Bình Thúc Dạ Thị chế tác, được ái nữ là nhà thơ / nghệ sĩ ngâm thơ Tôn Nữ Hỷ Khương sử dụng một cách chuyên biệt. Chưa được các nghệ sĩ chuyên nghiệp khác sử dụng)

2. Các làn điệu miền nam: – Ru con nam bộ. – Hò (sử dụng cung bậc của một vài điệu hò) – Nói thơ Lục Vân Tiên – Ngâm Xuân (sử dụng cung bậc của điệu cải lương Nam Xuân) – Ngâm Ai (sử dụng cung bậc của điệu cải lương Nam Ai ) – Tao đàn giọng nam

VIII. NHẠC ĐỆM NGÂM THƠ. 1. Loại nhạc cụ. Ở miền bắc, từ sơ khai, ngâm thơ về mặt trình diễn, đã xuất hiện cùng với ca trù vốn có nhạc đệm bằng nhạc cụ VN là cây đàn đáy cho nên có thể xem đây là nhạc cụ đầu tiên được dùng đệm cho ngâm thơ. Dần dà, khi những loại hình ca hát dân gian khác như chèo, hát văn, hát xẩm… có xử dụng các loại nhạc cụ như đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu…thì cũng được dùng đệm theo khi người hát ngâm thơ. Sáo và tiêu chỉ xuất hiện khi có những ban nhã nhạc, lễ nhạc cung đình dàn dựng theo hình thức Trung Hoa, tuy nhiên chỉ có sáo trúc được xử dụng để đệm ngâm thơ. Ở miền bắc, qua chương trình Tiếng Thơ của đài Tiếng Nói Việt Nam từ năm 1945 vào những năm đầu tiên thường chỉ nghe xử dụng các loại đàn đáy, đàn nguyệt. Đàn tranh chỉ xuất hiện từ thời nhà Nguyễn, khi có bộ môn ca Huế với ban nhạc gồm bốn nhạc cụ căn bản là tranh, tỳ, nhị, nguyệt. Và sáo trúc chỉ dùng đệm cho ngâm thơ chung với đàn tranh, đàn bầu. Ở miền nam, từ cuối thập niên 1950, qua chương trình Tao Đàn của đài phát thanh Sài Gòn đã có những nhạc sĩ như Dương Thiệu Tước (1915 – 1995 Hà Đông), Bửu Lộc đàn tranh; Tô Kiều Ngân (1926-2012), Nguyễn Đình Nghĩa (1940-2005) sáo trúc; Ngô Nhật Thanh đàn bầu, Nghiêm Phú Phi (1930 – 2008), Ngọc Bích piano đã dàn dựng ban nhạc đệm ngâm thơ với những nguyên tắc hòa âm do chính họ sáng tạo. Hiện tại cho thấy đàn guitar điện có phím lỏm hay không, đàn organ điện có hổ trợ hệ thống mô phỏng nhạc cụ dân tộc đều có thể dùng đệm ngâm thơ với hiệu quả giới hạn nhất định. 2. Cách phối hợp; hiệu quả xử dụng nhạc cụ. – Ghi nhận đến bây giờ chưa thấy có một tài liệu chuyên môn nào hướng dẫn cách phối khí nhạc cụ hòa đệm cho ngâm thơ. Hình thức phối khí truyền thống để đệm ngâm thơ phổ thông nhất thường sử dụng ba nhạc cụ gồm đàn tranh; sáo; đàn bầu hoặc nguyệt/ tỳ bà. Sự kết hợp này tạo âm lượng nền nhạc có độ dày vừa đủ, tạo hiệu ứng tương phản hài hòa màu âm nhạc cụ của bộ hơi – sáo; bộ khẩy âm bồi của đàn bầu (dây kim loại) hay âm đục của đàn nguyệt, đàn tỳ (dây tơ – nylon); âm sắc kim loại của đàn tranh. – Mỗi nhạc cụ tạo hiệu ứng kịch tính theo tính năng từng loại như sáo làm đầy không gian với giai điệu chính; đàn tranh tạo chuỗi âm réo rắt, diễn tấu rất hiệu quả cảm giác dồn dập; đàn bầu tạo ấn tượng trầm mặc, tha thiết hoặc làm đầy các khoảng lặng khi các nhạc cụ khác tạm ngưng. – Với ban nhạc đệm ngâm thơ phổ thông gồm tranh, sáo, bầu thường có cách phối khí căn bản như sau: sáo mở đầu giai điệu chủ đạo khoảng mươi lăm giây, đàn tranh tiếp theo bằng bè đuổi, đàn bầu gây hiệu ứng đối âm trong khoảng mươi lăm giây nữa rồi tất cả sẽ về chủ âm để người ngâm xướng giọng. Sau đó đàn tranh sẽ giữ bè đệm chính xuyên suốt những khổ thơ đang ngâm chỉ lơi đi khi người ngâm chuyển điệu, ngắt câu hay chuyển sang khổ thơ khác. Lúc này sáo, đàn bầu sẽ diễn tấu và tận dụng sự tương phản âm sắc để làm nổi bật giai điệu chủ đạo, tăng hiệu quả nghệ thuật. Khi người ngâm cất giọng trở lại, đàn tranh sẽ trở lại chức năng ban đầu. Cho đến khi kết thúc bài thơ các nhạc cụ sẽ diễn tấu cùng lúc khoảng mươi lăm giây sau khi người ngâm đã ngưng. Như vậy cơ bản đàn tranh có chức năng chủ đạo diễn tấu xuyên suốt những thang âm xử dụng; các nhạc cụ khác như sáo, bầu…có chức năng phụ họa mở đầu hay kết thúc và chuyển đoạn, chuyển điệu. – Vài vấn đề hay gặp trong một ban nhạc đệm ngâm thơ là: Sáo sẽ làm át giọng ngâm nếu trình diễn trong không gian thính phòng nhỏ hẹp; đàn bầu xử dụng tăng âm điện tử sẽ làm không đồng bộ âm sắc nhạc cụ; không có sự dẫn dắt của một nhạc trưởng để chỉ định tiến trình dẫn dắt các nhạc cụ sẽ làm lấn át lẫn nhau phần hòa âm của mỗi nhạc cụ; trình độ nắm bắt kỹ thuật, làn điệu của nhạc công bị hạn chế; nhạc công muốn phô diễn kỹ thuật cá nhân…sẽ đưa đến những sự cố như làm người ngâm dễ bị lệch làn điệu, làm át giọng ngâm, làm giảm hiệu quả kịch tính của mỗi nhạc cụ…v.v. – Đàn piano hay guitar thùng chỉ có thể tạo những âm giai năm cao độ mô phỏng thang âm ngũ cung khi đệm cho điệu tao đàn; không thể hiện được những kỹ thuật rung, nhấn, luyến láy của những làn điệu truyền thống khác.

Cho đến bây giờ, bộ môn ngâm thơ đã khẳng định giá trị, vị trí trong hệ thống âm nhạc dân tộc Việt nam. “Nó” đã rất quen thuộc để có thể nói đa số người Việt Nam đều biết ngâm thơ “là cái gì” nhưng nếu hỏi tiếp” nó như thế nào” ắt có người sẽ lúng túng giải thích nếu họ không thuộc một vài câu thơ nào đó. Người ta không thể viết lại một “bài ngâm thơ” như một bản nhạc để có thể dựa vào đó mà “ngâm” lên một bài thơ bất cứ lúc nào như hát một ca khúc. Nhưng với ai đã “dính dáng” với thi ca vì lý do nào đó như là một nhà thơ, một giáo viên văn hay đơn thuần chỉ là một người thích thơ nên thuộc vài bài thơ thì một lúc nào đó, họ sẽ cất giọng “ngâm nga’ một vài câu thơ với cách thức vẫn được gọi là “ngâm thơ”. Phải chăng có “thơ” mới có “ngâm thơ”?

Tác Phẩm “Chinh Phụ Ngâm”

TÁC PHẨM “CHINH PHỤ NGÂM” – Văn học 10

 

Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê-Mạc đánh nhau đến Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.

 

Nội dung Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây.

 

Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh. Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thìa nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy.

 

Đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (từ câu 193 đến câu 228) miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khộ ở người chinh phụ đang khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

 

Đoạn trích có thể chia làm ba đoạn nhỏ:

 

–    Đoạn 1 : Từ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước… đến Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng: Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi; cảm giác về thời gian chờ đợi; cố tìm cách giải khuây nhưng không được.

 

–    Đoạn 2: Từ Lòng này gùi gió đông có tiện… đốn Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi: Nỗi nhớ thương người chồng ở phương xa; cảnh vật khiến lòng nàng thêm sầu thảm.

 

–    Đoạn 3: Từ Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc… đến Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!. Cảnh vật xung quanh khiến lòng người chinh phụ rạo rực niềm khát khao hạnh phúc.

 

Sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng ra cảnh chiến trường đầy hiểm nguy, chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng. Một lần nữa nàng tự hỏi vì sao đôi lứa uyên ương lại phải chia lìa? Vì sao mình lại rơi vào tình cảnh lẻ loi? Bấy nhiêu câu hỏi đều không có câu trả lời. Tâm trạng băn khoăn, day dứt ấy được tác giả thể hiện sinh động bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế. Có thể nói, sầu và nhớ là cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ này.

 

Trong mười sáu câu thơ đầu, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của người chinh phụ:

 

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước  Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin, Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ? Đèn có biết dường bằng chẳng biết? Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Buồn rầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

 

Nàng lặng lẽ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước trong nỗi cô đơn đang tràn ngập tâm hồn. Nhịp thơ chậm gợi cảm giác như thời gian ngưng đọng.

 

Giữa không gian tịch mịch, tiếng bước chân như gieo vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc. Nỗi nhớ nhung sầu muộn và khắc khoải mong chờ khiến bước chân người chinh phụ trở nên nặng trĩu. Nàng bồn chồn đứng ngồi không yên, hết buông rèm xuống rồi lại cuốn rèm lên, sốt ruột mong một tiếng chim thước báo tin vui mà chẳng thấy.

 

Nàng khát khao có người đồng cảm và chia sẻ tâm tình. Không gian im ắng, chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng. Lúc đầu, nàng tưởng như ngọn đèn biết tâm sự của mình, nhưng rồi lại nghĩ: Đèn có biết dường bằng chẳng biết, bởi nó là vật vô tri vô giác. Nhìn ngọn đèn chong suốt năm canh, dầu đã cạn, bấc đã tàn, nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình và trong lòng rưng rưng nỗi thương thân tủi phận: Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

 

Hình ảnh người chinh phụ thầm gieo từng bước ngoài hiên vắng và suốt năm canh ngồi một mình bên ngọn đèn chong, không biết san sẻ nỗi niềm tâm sự cùng ai đã miêu tả được tâm trạng cô đơn tột độ của người chinh phụ.

 

 

 

Tác giả đặc tả cảm giác cô đơn của người chinh phụ trong tám câu thơ. Đó là cảm giác lúc nào và ở đâu cũng thấy lẻ loi: ban ngày, ban đêm, ngoài phòng, trong phòng. Nỗi cô đơn tràn ngập không gian và kéo dài vô tận theo thời gian luôn deo đẳng, ám ảnh nàng.

 

Cảnh vật xung quanh không thể san sẻ mà ngược lại như cộng hưởng với nỗi sầu miên man của người chinh phụ, khiến nàng càng đớn đau, sầu tủi:

 

Gà eo óc gáy sương năm trống, Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên. Khắc giờ đằng đẵng như niên, Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

 

Tiếng gà gáy báo canh năm làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch, vắng lặng. Cây hòe phất phơ rũ bóng trong ánh sáng lờ mờ của ban mai gợi cảm giác buồn bã, hoang vắng. Giữa không gian ấy, người chinh phụ cảm thấy mình nhỏ bé, cô độc biết chừng nào!

 

Ở các khổ thơ tiếp theo, nỗi ai oán hiện rõ trong từng chữ, từng câu, dù tác giả không hề nhắc đến hai chữ chiến tranh:

 

Hương gượng đốt hồn đà mê mải, Gương gượng soi lệ lại châu chan. Sắt cầm gượng gảy ngón đàn, Dày uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.

 

Người chinh phụ cố gắng tìm mọi cách để vượt ra khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn đáng sợ nhưng vẫn không sao thoát nổi. Nàng gắng gượng điểm phấn tô son và dạo đàn cho khuây khỏa nhưng càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng. Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, chạm vào tình cảnh lẻ loi đơn chiếc, Khi Hương gượng đốt thì hồn nàng lại chìm đắm vào nỗi thấp thỏm lo âu. Lúc Gương gượng soi thì nàng lại không cầm được nước mắt bởi vì nhớ gương này mình cùng chồng đã từng chung bóng, bởi vì phải đối diện với hình ảnh đang tàn phai xuân sắc của mình. Nàng cố gảy khúc đàn loan phượng sum vầy thì lại chạnh lòng vì tình cảnh vợ chồng đang chia lìa đôi ngả, đầy những dự cảm chẳng lành: Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng. Rốt cuộc, người chinh phụ đành ngẩn ngơ trở về với nỗi cô đơn đang chất ngất trong lòng mình vậy.

 

Sắt cầm, uyên ương, loan phụng là những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng. Nay vợ chồng xa cách, tất cả đều trở nên vô nghĩa. Dường như người chinh phụ không dám đụng tới bất cứ thứ gì vì chúng nhắc nhở tới những ngày đoàn tụ hạnh phúc đã qua và linh cảm đến sự chia Ha đôi lứa trong hiện tại. Tâm thế của nàng thật chông chênh, chơi vơi khiến cho cuộc sống trở nên khổ sở, bất an. Mong chờ trong nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, nàng chí còn biết gửi nhớ thương theo cơn gió:

 

Lòng này gửi gió đông có tiện ? Nghìn vàng xin gửi đến non Yên. Non Yên dù chẳng tới miền, Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

 

Sau những day dứt của một trạng thái bế tắc cao độ, người chinh phụ chợt có một ý nghĩ rất nên thơ: nhờ gió xuân gửi lòng mình tới người chồng ở chiến trường xa, đang đối đầu với cái chết để mong kiếm chút tước hầu. Chắc chắn, chàng cũng sống trong tâm trạng nhớ nhung mái ấm gia đình với bóng dáng thân yêu của mẹ già, vợ trẻ, con thơ:

 

Non Yên dù chẳng tới miền, Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

 

Không gian xa cách giữa hai đầu nỗi nhớ được tác giả so sánh với hình ảnh vũ trụ vô biên: Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Thăm thẳm nỗi nhớ người yêu, thăm thẳm con đường đến chỗ người yêu, thăm thẳm con đường lên trời. Câu thơ hàm súc về mặt ý nghĩa và cô đọng về mặt hình thức. Cách bộc lộ tâm trạng cá nhân trực tiếp như thế này cũng là điều mới mẻ, hiếm thấy trong vắn chương nước ta thời trung đại:

 

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu, Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

 

Hai câu thất ngôn chứa đựng sự tương phản sâu sắc tạo nên cảm giác xót xa, cay đắng. Đất trời thì bao la, bát ngát, không giới hạn, liệu có thấu nỗi sinh li đau đớn đang giày vò ghê gớm cõi lòng người chinh phụ này chăng? Nói như người xưa: trời thì cao, đất thì dày, nỗi niềm uất ức biết kêu ai? biết ngỏ cùng ai? Bởi vậy nên nó càng kết tụ, càng cuộn xoáy, gây nên nỗi đớn đau cho thể xác:

 

Cảnh buồn người thiết tha lòng, Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

 

Giữa con người và cảnh vật dường như có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết, bất tận. Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm lệ buồn thương cho thân phận bất hạnh, cô đơn. Sự giá lạnh của tâm hồn làm tăng thêm sự giá lạnh của cảnh vật. Cũng giọt sương ấy đọng trên cành cây, cũng tiếng trùng ấy rả rích trong đêm mưa gió, nhưng cảnh ấy tình này lại gợi nên bao sóng gió, bao nỗi đoạn trường trong lòng người chinh phụ. Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy tự nó đã nối lên bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ không được sống hạnh phúc, đồng thời cũng phản ánh thái độ lên án chiến tranh của tác giả.

 

Bầu trời bát ngát không cùng và nỗi nhớ cũng không cùng, nhưng suy tưởng thì có hạn; người chinh phụ lại trỏ về với thực tế cuộc sống nghiệt ngã của mình. Ý thơ chuyển từ tình sang cảnh. Thiên nhiên lạnh lẽo như truyền, như ngấm cái lạnh đáng sợ vào tận tâm hồn người chinh phụ cô đơn:

 

Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.

 

Hình như người chinh phụ đã thấm thìa sức tàn phá ghê gớm của thời gian chờ đợi. Tuy nhiên đến câu: Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi thì không khí đã dễ chịu hơn, cũng bởi người chinh phụ chí mới thất vọng mà chưa tuyệt vọng.

 

Tám câu cuối là bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong Chinh phụ ngâm:

 

Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên. Lá màn lay ngọn gió xuyên, Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm. Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!

 

Ý thơ đi từ tinh đến cảnh rồi lại từ cảnh trở về tình, cứ dội qua dội lại như vậy nhằm thể hiện rõ tâm trạng ở đâu, lúc nào, làm gi… người chinh phụ cũng chí vò võ một mình một bóng mà thôi!

 

Từ thốc rất mạnh trong câu Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên báo hiệu sự chuyển sang một tâm trạng mới ở người chinh phụ. Cảnh hoa – nguyệt giao hòa khiến lòng người rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi. Những động từ dãi, lồng toát lên cái ý lứa dôi quấn quýt gần gũi, âu yếm nồng nàn mà vẫn tế nhị, kín đáo.

 

Tác giả lựa chọn và dùng từ rất kĩ, rất đắt: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên… Đặc biệt, tác giả đã sử dụng thành công hàng loạt từ láy: eo óc, phất phơ, đằng đẵng, dằng dặc, mê mải, châu chan, thăm thẳm, đau đáu… về nhạc điệu, tác giả đã phát huy một cách tài tình nhạc điệu du dương của thể thơ song thất lục bát, giống như những đợt sóng dạt dào, diễn tả tâm trạng người chinh phụ hết nhớ lại thương, hết thương lại nhớ trong tình cảnh lẻ loi đơn chiếc.

 

Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tác giả đã diễn tả được những diễn biến phong phú, tinh vi các cung bậc tình cảm của người chinh phụ. Cảnh cũng như tình được miêu tả rất phù hợp với diễn biến của tâm trạng nhân vật.

 

Thông qua tâm trạng đau buồn của người chinh phụ đang sống trong tình cảnh lẻ loi vì chồng phải tham gia vào những cuộc tranh giành quyền lực của các vua chúa, tác giả đã đề cao hạnh phúc lứa đôi và thể hiện tinh thần phản kháng đối với chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm Chinh phụ ngâm đã toát lên tư tưởng chủ đạo trong văn chương;một thời, đó là tư tưởng đòi quyền sống quyền được hưởng hạnh phúc rất chính đáng của con người.

 

 

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

(Trích bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm)

PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn Viện Văn học  

            Trên thực tế, ngoại trừ giới nghiên cứu chuyên sâu, bạn đọc thường không mấy ai chú ý đến nguyên tác Chinh phụ ngâm bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn – quê làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) mà chỉ biết tới bản diễn Nôm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748), người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên).  Tương đồng với Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều trên phương diện khẳng định những giá trị nhân văn và phản ánh số phận người phụ nữ cũng như khả năng vận dụng nhuần nhuyễn thể loại ngâm khúc và thể thơ song thất lục bát, song bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm lại có phần giản lược những suy tưởng triết lý cao siêu và hướng nhiều hơn tới cuộc sống đời thường. Tâm tình người chinh phụ tiêu biểu cho nỗi nhớ mong chồng, khát khao cuộc sống gia đình bình dị và ước  mong về một ngày đoàn tụ vợ chồng. Đặt trong tương quan chung, ước mơ của người chinh phụ cũng hiền hoà, dung dị, gần gũi hơn so với người cung nữ. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy rõ tâm trạng cô đơn của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai tác giả Đặng – Đoàn, trong đó phải kể đến nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.  Tâm trạng nổi bật trong đoạn trích gồm 36 câu thơ trong tổng số 408 câu của toàn tác phẩm là sự thể hiện nỗi đơn côi, trống vắng của người chinh phụ. Trước hết đó là sự ý thức về con người cá nhân chiếu ứng trong các quan hệ với cảnh vật và con người, đặt trong tương quan với thời gian và không gian. Nhân vật chủ thể trữ tình – người chinh phụ xuất hiện như có như không, vừa tỉnh thức trong từng bước đi, từng động tác buông thả tấm rèm nhưng liền đó lại quên tất thảy, thờ ơ với tất thảy:                              Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,                              Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.  Trong khổ thơ mở đầu (từ câu 1 – 16) có hai hình ảnh quan trọng được tô đậm, nhấn mạnh trở đi trở lại là tấm rèm và bóng đèn. Người chinh phụ “ngồi rèm thưa” mà trông ra ngoài ngóng đợi tin chồng nhưng chẳng thấy đâu. Cuộc sống nơi “trong rèm” chính là sự bó buộc, trói buộc trong một không gian chật hẹp, tù đọng. Câu thơ chuyển tiếp Trong rèm dường đã có đèn biết chăng càng tôn thêm vẻ vắng lặng, đơn côi, một mình chinh phụ đối diện với bóng mình, đối diện với người bạn vô tri vô giác Đèn có biết dường bằng chẳng biết và đi đến kết cuộc Hoa đèn kia với bóng người khá thương… Rõ ràng cuộc đời người chinh phụ hầu như đã mất hết sức sống, con người đã bị “vật hoá” tựa như  tàn đèn cháy đỏ kết lại đầu sợi bấc, con người bây giờ chỉ còn là “bóng người” trống trải, vừa đối xứng vừa đồng dạng và là hiện thân của chính kiếp hoa đèn tàn lụi. Ngay đến cảnh vật và sự sống bên ngoài cũng nhuốm vẻ tang thương, vô cảm, chập chờn bất định, không dễ nắm bắt với những “gà eo óc gáy sương”, “hoè phất phơ rủ bóng”… Bên cạnh đó, dòng thời gian tâm lý cũng chuyển hoá thành sự đợi chờ mòn mỏi, thời gian đầy ắp tâm trạng đơn côi nhưng không có sự sống, không sự kiện, không thấy đâu bóng dáng hoạt động của con người:                              Khắc chờ đằng đẵng như niên,                              Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.  Trong sự chờ đợi, người chinh phụ thấy một khoảng thời gian ngắn mà dài như cả năm trường, mối sầu trào dâng như biển lớn mênh mang. Những trạng từ “đằng đẵng”, “dằng dặc” tạo nên âm điệu buồn thương, ngân xa như tiếng thở dài của người thiếu phụ đăm đắm chờ chồng. Rút cuộc, hình bóng người chinh phụ có xuất hiện trở lại thì trước sau vẫn là nỗi chán chường, buông xuôi, vui gượng “Hương gượng đốt”, “Gương gượng soi”, “Sắt cầm gượng gảy” mà không sao che đậy nổi một hiện thực bất như ý “hồn đà mê mải”, “lệ lại châu chan” và “Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng”…  Ở đoạn thơ tiếp theo (câu 17 – 28) là sự phản ánh nỗi lòng chinh phụ khi nhớ về người chồng. Có điều, nếu hình ảnh người chồng hiện diện như một ý niệm xa mờ thì bản thân nỗi nhớ mong cũng chỉ như một ảo giác. Sự gặp gỡ là điều không thể bởi tin tức mịt mờ, bởi khoảng cách về không gian, về địa danh có tính phiếm chỉ, biểu tượng của miền “non Yên”, “đường lên bằng trời”, “xa vời khôn thấu”… Các từ “thăm thẳm”, “đau đáu”, “thiết tha” gợi nhớ gợi thương, day đi dứt lại trong tâm can người chinh phụ. Sắc thái nỗi nhớ tăng tiến, rộng mở từ những suy tưởng dõi theo người chồng nơi phương xa đến sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa, đắng cay nối dài bất tận:                              – Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời                              – Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong  Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”, người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật vô hồn, thê lương nhưng có khi lại cảm nhận cả khoảng không gian và cảnh vật như đang hối thúc, giục giã, đổi thay, không tìm thấy đâu sự hô ứng, đồng cảm giữa tình người với thiên nhiên:                              Cảnh buồn người thiết tha lòng,                              Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.                              Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,                              Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.  Hình ảnh so sánh “sương như búa”, “tuyết dường cưa” là sự cực tả những xao động của thế giới bên ngoài thông qua cách hình dung của chinh phụ, khi nàng bất chợt không còn chịu đựng nổi ngay cả vẻ bình dị đời thường và bột phát thành những ám ảnh dị thường. Đó là những tâm trạng khác biệt nhau cùng tồn tại trong một con người, sự phân thân trong cách cảm nhận về thiên nhiên, cuộc sống. Trong bản chất, chính tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã tạo nên những xung đột tình cảm khác biệt nhau và phổ vào thế giới tự nhiên tất cả những trái ngang, những thất vọng và cả niềm hy vọng mong manh, những giây lát yên tĩnh nhất thời và những cơn bão lòng dường như không thể nguôi khuây.  Bước vào đoạn cuối (câu 29 – 36), người chinh phụ vươn tới không gian  thoáng rộng hơn với những hàng hiên, ngọn gió, bóng hoa, ánh trăng nhưng đó cũng chỉ là thiên nhiên lạnh lùng, thiếu hẳn niềm tin và hơi thở ấm áp của sự sống. Cảnh vật như tách khỏi con người và không thấy đâu hoạt động của con người. Tất cả chỉ đơn thuần là cảnh vật và vì thế càng tôn thêm vẻ lạnh lùng, đối lập với tâm tư con người và hình ảnh nhân vật chinh phụ đang khuất lấp, ẩn chìm đâu đó:                              Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,                              Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.                              Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,                              Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!  Đến hai câu thơ cuối bắt đầu hé mở tâm trạng so sánh. Người chinh phụ nhìn cảnh hoa nguyệt mà trạnh lòng bâng khuâng xót xa cho thân phận mình, tủi phận mình lẻ loi trước cảnh nguyệt hoa. Từ đây có thể nói tới những dự cảm về ý thức cá nhân của người chinh phụ và xa gần liên hệ tới quyền sống, quyền hưởng niềm vui, hạnh phúc lứa đôi giữa chốn nhân gian.  Trên phương diện nghệ thuật, thể thơ song thất lục bát với sự kết hợp hai câu thơ bảy chữ kiểu Đường thi hàm súc, trang nhã, đăng đối và câu thơ lục bát truyền thống giàu âm điệu, gợi cảnh gợi tình đã tạo nên nhịp thơ buồn thương man mác, nối dài không dứt. Quan sát kỹ có thể thấy từng bốn câu thơ đi liền nhau tạo thành một tiết đoạn, trong đó hai câu thất ngôn đóng vai trò khơi dẫn ý tứ, hai câu lục bát tiếp theo hướng tới luận bình, khai triển, mở rộng. Cứ như thế, các ý thơ, khổ thơ tiếp tục luân chuyển, nối tiếp nhau như những ngọn sóng cảm xúc đang trào dâng. Ngay trong từng câu thơ cũng xuất hiện những tiểu đối tạo nên tính chất hô ứng, đăng đối, tạo ấn tượng và sự nhấn mạnh:                              – Dây uyên kinh đứt/ phím loan ngại chùng                              – Cành cây sương đượm/ tiếng trùng mưa phun                             – Sâu tường kêu vắng/ chuông chùa nện khơi  Thêm nữa, tác phẩm diễn Nôm bên cạnh việc giữ lại và Việt hoá được cả hệ thống điển tích và từ Hán Việt (non Yên, sắt cầm, dây uyên, phím loan, gió đông…) thì nhiều ý tứ trong nguyên tác đã được chuyển dịch, nâng cấp thành lời thơ thật sự giàu chất thơ. Chẳng hạn, với câu Sầu tự hải – Khắc như niên (nguyên ý nghĩa chỉ là Sầu tựa biển – Khắc như năm) đã được chuyển dịch thành câu thơ mang sắc thái nội tâm hoá, giàu cảm xúc, khơi gợi âm điệu cảm thương:                              Khắc chờ đằng đẵng như niên,                              Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.  Đoạn trích nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm là tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương người chồng chinh chiến phương xa. Tình cảnh lẻ loi đó được chiếu ứng trong sự cảm nhận về thời gian đợi chờ đằng đẵng, không gian trống vắng vây bủa bốn bề và cuộc sống hoá thành vô vị, mất hết sinh khí. Trên tất cả là tâm trạng cô đơn và sự ý thức về thảm trạng mất đi niềm tin, đánh mất niềm vui sống và mối liên hệ gắn bó với cuộc đời rộng lớn. Trạng thái tình cảm đó một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận và hệ quả tiếp theo là bao nhiêu số phận chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác xác nhận nhu cầu nói lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Không có gì khác hơn, đó chính là khả năng mở rộng diện đề tài, khai thác sâu sắc hơn thế giới tâm hồn con người, xác định nguồn cảm xúc tươi mới và khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong tiến trình phát triển chung của nền văn học dân tộc.

Qua nỗi niềm và tâm trạng cô đơn, tủi hờn của người chinh phụ, tác phẩm đã nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Bản dịch đã thể hiện tài năng của tác giả và dịch giả trong việc thể hiện những trạng thái tâm lí vô cùng tinh tế và phức tạp của người vợ nhớ chồng.

2. Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh quyền quý, nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập công danh nơi yên ngựa và trở về trong cảnh vinh hoa. Thấm nỗi cô đơn lẻ loi, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang đi qua và hạnh phúc lứa đôi ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn cùng cực. Khúc ngâm thể hiện tâm trạng cô đơn ấy của người chinh phụ. Đoạn trích miêu tả tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ trong cảnh chờ chồng.

3. Cách đọc

Đọc kĩ các chú thích trong SGK.

Đây là đoạn trích bản Chinh phụ ngâm diễn Nôm, được dịch theo thể song thất lục bát. Cách đọc đoạn trích này tương tự cách đọc bài Tì bà hành.

II - Kiến thức cơ bản

Đầu đời Cảnh Hưng, chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê – Mạc đánh nhau đến Trịnh – Nguyễn kéo dài cuộc phân tranh, đất nước chia làm hai nửa dưới cái ngai vàng mục ruỗng, rồi khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh nồi da nấu thịt, loạn li chinh chiến, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất thối nát, bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến và nỗi đau khổ của con người – những nạn nhân của chế độ xã hội ấy. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm của rất nhiều nho sĩ. Nhiều bản dịch Chinh phụ ngâm ra đời, trong đó bản dịch được cho là của Đoàn Thị Điểm là bản dịch thành công hơn cả vì dịch giả đã gặp được ở đó sự đồng cảm sâu sắc.

Hình tượng nổi bật của Chinh phụ ngâm là hình tượng người chinh phụ héo mòn trong trông ngóng chờ đợi. Người chinh phụ hiện lên trong khúc ngâm với ước vọng công hầu và khát khao hạnh phúc lứa đôi. Được nuôi dưỡng trong nền giáo dục Nho gia, người phụ nữ quý tộc phong kiến cũng từng mong ước, tự hào về hình ảnh một người chồng dũng mãnh :

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt

Xếp bút nghiên theo việc đao cung

Thành liền mong tiễn bệ rồng

Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao

Thế nhưng sau những ngày mỏi mòn chờ chồng trong tuyệt vọng, nàng rơi vào tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng và cất lời oán trách. Qua tâm trạng của người thiếu phụ, khúc ngâm là tiếng nói oán trách chiến tranh phong kiến đã giày xéo lên hạnh phúc lứa đôi.

Chinh phụ ngâm là một tác phẩm trữ tình, từ đầu đến cuối tác phẩm vẫn chỉ là tâm trạng của nhân vật trữ tình – người chinh phụ. Khúc ngâm được phát triển theo mạch tâm trạng và nỗi nhớ nhung của người chinh phụ. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã bao quát được những trạng thái tâm trạng của người chinh phụ. Nội tâm đầy biến động được diễn tả qua những từ ngữ chỉ ngoại hình, tả hành động, tả việc làm của người chinh phụ. Người thiếu phụ trong Khuê oán của Vương Xương Linh vẫn vô tư trang điểm má hồng để lên lầu biếc ngắm cảnh xuân, chỉ khi ngắm màu dương liễu mới bừng tỉnh và nhận ra cảnh ngộ cô đơn của mình ; còn người chinh phụ này luôn chìm đắm trong nỗi cô đơn. Sự trông đợi mỏi mòn và vô vọng đã khiến nàng trễ nải cả việc điểm phấn tô son, công việc quan trọng nhất của người phụ nữ nơi gác tía lầu son như nàng :

Trâm cài xiêm thắt thẹn thùng,

Lệch vòng tóc rối, lỏng vòng lưng eo.

Nỗi đau buồn của người thiếu phụ trong cảnh đợi chồng đi chiến trận đã khiến nàng mất hết sức lực, như người mộng du trong ngôi nhà của mình :

Há như ai hồn say bóng lẫn,

Bỗng thơ thơ thẩn thẩn như không.

Sự chờ đợi vô vọng đã khiến nàng tê liệt cả tinh thần. Với việc miêu tả dáng vẻ bề ngoài, tác giả đã lột tả được trạng thái tâm lí phức tạp trong nội tâm của người thiếu phụ. Người thiếu phụ hiện lên với vẻ mệt mỏi và buông xuôi, nỗi cô đơn đã giày vò cả tâm thần và thể xác của người thiếu phụ khiến nàng nhạt phấn phai hương. Nỗi cô đơn bao trùm cả lên không gian và thời gian, ngày và đêm. Trong và ngoài căn phòng đều tràn ngập nỗi cô đơn. Chỉ có người thiếu phụ đối diện ngọn đèn, tình cảnh lẻ loi càng hiện rõ hơn. Cái vẻ lẻ loi tội nghiệp ấy hiện lên thật rõ ràng với hình ảnh :

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Giữa cái không gian tĩnh mịch của đêm, tiếng bước chân chậm rãi như gieo vào lòng người cái âm thanh lẻ loi cô độc. Pu-skin trên con đường mùa đông vắng vẻ, cô đơn hơn bởi tiếng lục lạc đơn điệu thì người chinh phụ cô đơn hơn khi nghe tiếng bước chân của mình. Nỗi đau đớn âm thầm nhưng quá lớn ấy khiến nàng khao khát có sự đồng cảm. Nhưng chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng mà thôi. Liệu ngọn đèn có thấu hiểu được không hay sức nặng của nỗi cô đơn, của sự nhung nhớ lại dồn cả lên nàng. Ngọn đèn chỉ là vật vô tri vô giác, “có biết dường bằng chẳng biết” :

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Cảnh vật không san sẻ mà cộng hưởng cùng nỗi sầu của người chinh phụ khiến nàng đau càng đau, sầu càng sầu. Nỗi chờ đợi ngày càng vô vọng. Dường như người thiếu phụ thức trắng cả năm canh và bị nỗi nhớ nhung giày vò :

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.

Dịch giả đã sử dụng rất hợp lí những từ ngữ thuần Việt với những chữ như “eo óc”, “phất phơ”, những từ ngữ ấy dùng để tả cảnh nhưng đã chuyển tải được nỗi cô độc, buồn sầu của người thiếu phụ. Nó vừa gợi hình ảnh, vừa gợi tâm trạng. Dáng hoè phất qua bên nọ bên kia gợi nên hình ảnh người chinh phụ vật vã trong nhớ nhung giữa đêm khuya lẻ loi. Đếm từng khắc thời gian trôi đi chậm chạp, nhìn xung quanh thì bốn phía chỉ là cây hoè rủ bóng, nàng chìm ngập trong nỗi cô đơn. Khi chờ đợi bao giờ thời gian cũng rất dài. Thuý Kiều trong tâm trạng đợi chờ Kim Trọng :

Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê !

Giống như tâm trạng người chinh phụ chờ chồng :

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Thời gian cứ dài dằng dặc và không gian thì mênh mông vô tận, người chinh phụ nhỏ bé và đơn độc trước không gian và thời gian. Biết nỗi đợi chờ là vô vọng, nàng đã cố gắng để đưa mình ra khỏi nỗi cô đơn. Gắng gượng điểm phấn tô son, dạo đàn nhưng càng cố gắng vùng vẫy càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng. Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, cũng nhìn thấy cảnh lẻ loi đơn chiếc. Soi gương thì nước mắt đầm đìa bởi nàng phải đối diện với gương mặt thanh xuân đang mỏi mòn dần và thì xuân sắc đang phũ phàng trôi qua. Khúc đàn loan phượng thì gợi nhớ cảnh chồng vợ chia lìa.

Nỗi đau đớn, tủi hờn của người chinh phụ thể hiện nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi chân chính. Với nỗi niềm cảm thông sâu sắc, tác giả và dịch giả đã thể hiện rất tinh tế và thành công những trạng thái tâm lí phức tạp của người thiếu phụ, qua đó thể hiện thái độ của mình trước những cuộc chiến tranh, binh biến liên miên dưới chế độ phong kiến thế kỉ XVIII. Tuy tác phẩm không nói rõ tính chất cuộc chiến tranh mà người chinh phu tham gia, song dựa trên những điều kiện lịch sử khi tác phẩm ra đời, có thể nhận thấy, đó không phải là cuộc chiến tranh vệ quốc, mà là cuộc chiến giành giật quyền lực của các tập đoàn phong kiến, những cuộc chiến phi nghĩa.

Dịch Chinh phụ ngâm, dịch giả đã chọn thể thơ song thất lục bát, một thể thơ dân tộc có khả năng lớn trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật, nhất là tâm trạng buồn đau, sầu muộn. Dịch giả đã dịch rất thanh thoát nội dung của nguyên tác, thể hiện chân thực nỗi buồn của người thiếu phụ phương Đông, mãnh liệt, da diết nhưng kín đáo. Chinh phụ ngâm đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngôn ngữ văn học dân tộc. Với tác phẩm này, tiếng Việt đã chứng minh khả năng diễn tả tư tưởng tình cảm một cách sâu sắc, tinh tế. Với tấm lòng thương yêu và sự cảm thông sâu sắc với những khát khao hạnh phúc chính đáng của người thiếu phụ, tác giả và dịch giả cất lên tiếng kêu nhân đạo, tiếng kêu phản đối chiến tranh phi nghĩa. Thái độ phản chiến tuy không bộc lộ trực tiếp song lại rất mạnh mẽ. Chiến tranh đã cướp đi của con người hạnh phúc và tuổi trẻ, thậm chí cả mạng sống. Vì một cuộc chiến, có biết bao người vợ phải xa chồng, phải giam mình trong nỗi cô đơn, buồn tủi như người chinh phụ kia. Có người đón chồng trở về khi tóc đã pha sương, nhưng đó còn là may mắn. Có người đau xót đón tin chồng không trở về sau những ngày mỏi mòn trông đợi.

III - Liên hệ

1. Về bản dịch Chinh phụ ngâm hiện có tất thảy bảy bản dịch và phỏng dịch bằng các thể song thất lục bát (bốn bản) và lục bát (ba bản) của các dịch giả : Đoàn Thị Điểm, Phan Huy ích, Bạch Liên Am Nguyễn và hai tác giả khuyết danh, nhưng chưa biết bản dịch nào của ai. Riêng bản dịch thành công nhất và được phổ biến rộng rãi xưa nay, thể song thất lục bát, 412 câu (bản in chữ Nôm cũ hiện còn (1902, AB.26), hoặc 408 câu (một bản khác lưu tại thư viện Pa-ri) có người cho là của Đoàn Thị Điểm, có người cho là của Phan Huy ích.

(Nguyễn Lộc, Từ điển văn học, tập I, Sđd)

2. So bản dịch của bà với bản chữ nho thì thấy văn dịch rất sát nghĩa nguyên văn mà lời văn êm đềm, ảo não, rõ ra giọng một người đàn bà buồn bã, nhưng có vẻ thê lương hơn là vẻ đau đớn, không đến nỗi réo rắt, sầu khổ như giọng văn cung oán, thật là lời văn hợp cảnh vậy. Bản dịch viết theo thể “song thất”. Có nhiều đoạn đặt theo lối liên hoàn, những chữ cuối câu trên láy lại làm chữ đầu câu dưới, cứ thế đặt dài tới mấy câu, thật hợp với tình buồn liên miên không dứt của người chinh phụ.

(Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, 1950)

 

Những Đoạn Thơ Hay Nhất Trong “Chinh Phụ Ngâm Khúc”

Written by

“Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn, tác giả thời Lê Trung Hưng, có thể nói là tác phẩm thơ xuất sắc nhất của văn học Trung đại. Mượn những dòng tâm sự của người chinh phụ nhớ thương người chồng ra chiến trường, Đặng Trần Côn đã gửi gắm trong đó rất nhiều tâm sự. Tác phẩm được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm dịch ra tiếng Nôm ở thể song thất lục bát.

Chúng tôi xin trích giới thiệu một số đoạn thơ hay trong bản tiếng Hán của Đặng Trần Côn cùng với bản dịch của Đoàn Thị Điểm.

LOẠN THỜI

1. Thiên địa phong trầnHồng nhan đa truânDu du bỉ thương hề thuỳ tạo nhânCổ bề thanh động Trường Thành nguyệt5. Phong hoả ảnh chiếu Cam Tuyền vânCửu trùng án kiếm khởi đương tịchBán dạ phi hịch truyền tướng quânThanh bình tam bách niên thiên hạTùng thử nhung y thuộc vũ thần10. Sứ tinh thiên môn thôi hiểu phátHành nhân trọng pháp khinh ly biệtCung tiễn hề tại yêuThê noa hề biệt khuyếtLiệp liệp tinh kỳ hề xuất tái sầu15. Huyên huyên tiêu cổ hề từ gia oánHữu oán hề phân huềHữu sầu hề khế khoátLương nhân nhị thập Ngô môn hàoĐầu bút nghiên hề sự cung đao20. Trực bả liên thành hiến minh thánhNguyện tương xích kiếm trảm thiên kiêuTrượng phu thiên lý chí mã cáchThái Sơn nhất trịch khinh hồng maoTiện từ khuê khổn tùng chinh chiến25. Tây phong minh tiên xuất Vị kiều

BẢN DỊCH:

1. Thuở trời đất nổi cơn gió bụiKhách má hồng nhiều nỗi truân chuyênXanh kia thăm thẳm từng trênVì ai gây dựng cho nên nỗi này?5. Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệtKhói Cam Tuyền mờ mịt thức mâyChín lần gươm báu trao tayNửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinhNước thanh bình ba trăm năm cũ10. Áo nhung trao quan vũ từ đâySứ trời sớm giục đường mâyPhép công là trọng niềm tây sá nàoĐường rong ruổi lưng đeo cung tiễnBuổi tiễn đưa lòng bận thê noa15. Bóng cờ tiếng trống xa xaSầu lên ngọn ải oán ra cửa phòngChàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệtXếp bút nghiên theo việc đao cungThành liền mong hiến bệ rồng20. Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trờiChí làm trai dặm nghìn da ngựaGieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng maoGiã nhà đeo bức chiến bàoThét roi cầu Vị ào ào gió thu

XUẤT CHINH

Vị kiều đầu thanh thuỷ câuThanh thuỷ biên thanh thảo đồTống quân xứ hề tâm du duQuân đăng đồ hề thiếp hận bất như câu30. Quân lâm lưu hề thiếp hận bất như chuThanh thanh hữu lưu thuỷBất tẩy thiếp tâm sầuThanh thanh hữu phương thảobất vong thiếp tâm ưu35. Ngữ phục ngữ hề chấp quân thủBộ nhất bộ hề khiên quân nhuThiếp tâm tuỳ quân tự minh nguyệtQuân tâm vạn lý Thiên Sơn tiễnTrịch ly bôi hề vũ Long Tuyền40. Hoành chinh sáo hề chỉ hổ huyệtVân tuỳ Giới Tử liệp Lâu LanTiếu hướng Man Khê đàm Mã ViệnQuân xuyên trang phục hồng như hàQuân kỵ kiêu mã bạch như tuyết45. Kiêu mã hề loan linhChinh cổ hề nhân hànhTu du trung hề đối diệnKhoảnh khắc lý hề phân trìnhPhân trình hề hà lương50. Bồi hồi hề lộ bàngLộ bàng nhất vọng hề bái ương ươngTiền xa hề Bắc Tế Liễu,Hậu kỵ hề Tây Trường DươngKỵ xa tương ủng quân lâm tái55. Dương liễu na tri thiếp đoạn trườngKhứ khứ lạc mai thanh tiệm viễnHành hành chinh bái sắc hà mangVọng vân khứ hề lang biệt thiếpVọng sơn quy hề thiếp tư lang.60. Lang khứ trình hề mông vũ ngoạiThiếp quy xứ hề tạc dạ phòngQuy khứ lưỡng hồi cốVân thanh hề sơn thươngLang cố thiếp hề Hàm Dương65. Thiếp cố lang hề Tiêu TươngTiêu Tương yên trở Hàm Dương thụHàm Dương thụ cách Tiêu Tương giangTương cố bất tương kiếnThanh thanh mạch thượng tang70. Mạch thượng tang mạch thượng tangThiếp ý quân tâm thuỳ đoản trường

BẢN DỊCH

25. Ngòi đầu cầu nước trong như lọcĐường bên cầu cỏ mọc còn nonĐưa chàng lòng dặc dặc buồnBộ khôn bằng ngựa thuỷ khôn bằng thuyềnNước có chảy mà phiền khôn rửa30. Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuâyNhủ rồi tay lại cầm tayBước đi một bước dây dây lại dừngLòng thiếp tựa bóng trăng theo dõiDạ chàng xa tìm cõi Thiên San35. Múa gươm rượu tiễn chưa tànChỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beoSăn Lâu Lan rằng theo Giới TửTới Man Khê bàn sự Phục BaÁo chàng đỏ tựa ráng pha40. Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết inTiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trốngGiáp mặt rồi phút bỗng chia tayHà lương chia rẽ đường nàyBên đường trông lá cờ bay ngùi ngùi45. Quân trước đã gần ngoài doanh LiễuKỵ sau còn khuất nẻo Tràng DươngQuân đưa chàng ruổi lên đườngLiễu dương biết thiếp đoạn đường này chăng?Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng50. Hàng cờ bay trong bóng phất phơDấu chàng theo lớp mây đưaThiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhàChàng thì đi cõi xa mưa gióThiếp thì về buồng cũ chiếu chăn55. Đoái trông theo đã cách ngănTuôn màu mây biếc trải ngần núi xanhChốn Hàm kinh chàng còn ngoảnh lạiBến Tiêu Tương thiếp hãy trông sangKhói Tiêu Tương cách Hàm Dương60. Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùngCùng trông lại mà cùng chẳng thấyThấy xanh xanh những mấy ngàn dâuNgàn dâu xanh ngắt một màuLòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Một đoạn thơ trong SẦU TỦI

100. Cổ lai chinh chiến nhânTính mệnh khinh như thảoPhong nhận hạ ôn ôn hiệp khoáng chủ ân thâmThời khắc trung lịch lịch hoành qua tráng sĩ yểuKỳ sơn cựu trủng nguyệt mang mang105. Phì thuỷ tân phần phong niểu niểuPhong niểu niểu không xuy tử sĩ hồnNguyệt mang mang tằng chiếu chinh phu mạoChinh phu mạo hề thuỳ đan thanhTử sĩ hồn hề thuỳ ai điếu110. Khả liên tranh đấu cựu giang sơnHành nhân quá thử tình đa thiểuCổ lai chinh chiến kỷ nhân hoàn

BẢN DỊCH

Những người chinh chiến bấy lâu,Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây.Nức hơi mạnh ân dày từ trước,Trải chốn nghèo tuổi được bao nhiêu.95. Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo,Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò.Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.Chinh phu tử sĩ mấy người,100. Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn?Dấu binh lửa nước non như cũ,Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương.

SẦU MUỘN

Bi hựu bi hề cánh vô ngôn235. Đăng hoa nhân ảnh tổng kham liênY ốc kê thanh thông ngũ dạPhi phất hoè âm độ bát chuyênSầu tự hảiKhắc như niên240. Cưỡng nhiên hương hoa hồn tiêu đàn chú hạCưỡng lâm kính ngọc cân truỵ lăng hoa tiềnCưỡng viện cầm chỉ hạ kinh đình loan phượng trụCưỡng điều sắt khúc trung bi yết uyên ương huyềnThử ý xuân phong nhược khẳng truyền245. Thiên kim tá lực ký Yên NhiênYên Nhiên vị năng truyềnỨc quân thiều thiều hề lộ như thiênThiên viễn vị dị thôngỨc quân du du hề tứ hà cùng250. Hoài nhân xứ thương tâm hungThụ diệp thanh sương lýCùng thanh tế vũ trungSương phủ tàn hề dương liễuVũ cứ tổn hề ngô đồng255. Điểu phản cao thungLộ há đê tùngHàn viên hậu trùngViễn tự hiểu chungTất suất sổ thanh vũ260. Ba tiêu nhất viện phongPhong liệt chỉ song xuyên trướng khíchNguyệt di hoa ảnh thướng liêm lungHoa tiền nguyệt chiếu nguyệt tự bạchNguyệt hạ hoa khai hoa tự hồng265. Nguyệt hoa hoa nguyệt hề ảnh trùng trùngHoa tiền nguyệt hạ hề tâm xung xung.

BẢN DỊCH

Buồn rầu nói chẳng nên lời,200. Hoa đèn kia với bóng người khá thương.Gà eo óc gáy sương năm trống,Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.Khắc giờ đằng đẵng như niên,Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa.205. Hương gượng đốt hồn đà mê mải,Gương gượng soi lệ lại chứa chan.Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.Lòng này gửi gió đông có tiện,210. Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.Non Yên dầu chẳng tới miền,Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.215. Cảnh buồn người thiết tha lòng.Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.Sương như búa bổ mòn gốc liễu,Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.Giọt sương phủ bụi chim gù,220. Sâu tường kêu vẳng chuông chùa nện khơi.Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.Lá màn lay ngọn gió xuyên,Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.225. Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm,Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông.Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!

VỌNG TẦM

Tư vị toan hề toan cánh tânToan tân đoan đích vị lương nhânVị lương nhân hề song thiếp lệ295. Vị lương nhân hề chích thiếp thânThiếp thân bất đáo quân chinh trướngThiếp lệ bất đáo quân chinh cânDuy hữu mộng hồn vô bất đáoTầm quân dạ dạ đáo giang tân300. Tầm quân hề Dương Đài lộHội quân hề Tương thuỷ tânKý đắc kỷ phiên hoan hội xứVô phi nhất chẩm mộng trung xuân.Thử thân phản hận bất như mộng305. Lũng Thuỷ, Hàm Quan dữ tử thânMộng khứ mỗi tăng kinh cánh đoạnMộng hồi hựu lự huyễn phi chânDuy hữu thốn tâm chân bất đoạnVị thường khoảnh khắc thiểu ly quân310. Tâm bất ly quân vị kiến quân,Bằng cao kỷ độ vọng chinh luânVọng quân hà sở kiếnGiang châu mãn bạch tầnYên thảo phi thanh lũ315. Tần tang nhiễm lục vânNam lai tỉnh ấp bán binh trầnLạc nhật bình sa lộ nhất quầnVọng quân hà sở kiếnQuan lộ đoản trường đình320. Vân gian Ngô thọ ámThiên tế Thục sơn thanhBắc lai hoà thử bán hoang thànhVi vũ giang lâu địch nhất thanhVọng quân hà sở kiến325. Không sơn diệp tố đôiTự phi thanh dã trĩTự vũ cách giang maiĐông khứ yên lam thảm bất khaiTây phong phiêu bạc điểu thanh ai330. Vọng quân hà sở kiếnHà thủy khúc như câuTrường không sổ điểm nhạn,Viễn phố nhất quy châuTây khứ tùng thu tiếp đoạn vu335. Hành nhân vi một cách thương châuVọng tận thiên đầu hựu địa đầuKỷ nhật đăng lâu cánh há lâuĐống vân trở tận tương tư nhãnHà xứ Ngọc quan chinh chiến tưu.

BẢN DỊCH:

Nếm chua cay tấm lòng mới tỏ,Chua cay này há có vì ai ?255. Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi,Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề!Thân thiếp chẳng gần kề dưới trướng,Lệ thiếp nào chút vướng bên khăn ?Bui còn hồn mộng được gần,260. Đêm đêm thường tới Giang Tân tìm người.Tìm chàng thuở Dương Đài lối cũ,Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa.Sum vầy mấy lúc tình cờ,Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân.265. Giận thiếp thân lại không bằng mộng,Được gần chàng bến Lũng thành Quan.Khi mơ những tiếc khi tàn,Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không.Bui có một tấm lòng chẳng dứt,270. Vốn theo chàng giờ khắc nào nguôi.Lòng theo nhưng chửa thấy người.Lên cao mấy lúc trông vời bánh xe.Trông bến nam bãi chia mặt nước,Cỏ biếc um dâu mướt màu xanh.275. Nhà thôn mấy xóm chông chênh,Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm.Trông đường bắc đôi chòm quán khách,Rườm rà cây xanh ngắt núi non.Lúa thành thoi thóp bên cồn,280. Nghe thôi ngọc địch véo von bên lầu.Non đông thấy lá hầu chất đống,Trĩ sập sè mai cũng bẻ bai.Khói mù nghi ngút ngàn khơi,Con chim bạt gió lạc loài kêu thương.285. Lũng Tây thấy nước dường uốn khúc,Nhạn liệng không sóng giục thuyền câu.Ngàn thông chen chúc khóm lau,Cách ghềnh thấp thoáng người đâu đi về.Trông bốn bề chân trời mặt đất,290. Lên xuống lầu thấm thoát đòi phen.Lớp mây ngại mắt khôn nhìn,Biết đâu chinh chiến là miền Ngọc quan ?

Share

Top 10 Tài Liệu Chinh Phụ Ngâm Khúc Hay Nhất

5

/

5

(

8

votes

)

Tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn có thể coi là tác phẩm thơ xuất sắc nhất của văn học Trung đại Việt Nam. Nhà thơ mượn những dòng tâm sự của người chinh phụ nhớ thương người chồng ra chiến trường, Đặng Trần Côn đã gửi gắm trong đó rất nhiều tâm sự. Tác phẩm được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm dịch ra tiếng Nôm ở thể song thất lục bát và được đưa vào chương trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lớp 10.

 I. 10 tài liệu “Chinh phụ ngâm khúc” hay nhất

Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn là một tài liệu cung cấp toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của tác giả Đặng Trần Côn bản chữ hán và bản chữ Nôm của dịch giả Đoàn Thị Điểm. Đây là tài liệu tham khảo vô cùng đầy đủ, chi tiết và chính xác về mặt nội dung văn bản, rất phù hợp đối với các nghiên cứu chuyên sâu cần tham khảo bản thảo gốc cũng như bản dịch gốc.

Download tài liệu

Download tài liệu

Download tài liệu

Phân tích diễn biến tâm lý người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc là tài liệu phân tích những biến đổi trong tâm lý, diễn biến tâm lý của người chinh phụ. Liệu những diễn biến trong tâm lý của người chinh phụ có ảnh hưởng đến kết cấu của tác phẩm, những giá trị nào đi kèm với sự thay đổi trong cảm xúc của người thiếu phụ,… tất cả những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong tài liệu này.

Download tài liệu

Phân tích nỗi buồn của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc là tài liệu tập trung vào phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc, cụ thể ở đây chính là nỗi buồn. Nỗi buồn từ sự cô đơn, vắng bóng người chồng, nỗi buồn từ cảnh vật, không gian thời gian và chính con người cũng tác động vào ngoại cảnh đó. Tài liệu sẽ phân tích và chứng minh cho chúng ta thấy những giá trị cụ thể được đem lại từ nỗi buồn của người thiếu nữ, một yếu tố tạo nên thành công cho tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.

Download tài liệu

Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du) là luận văn thạc sĩ văn học của tác giả Hoàng Thị Thu Hà. Tài liệu này với hình thức là một luận văn nên được trình bày vô cùng chỉn chu, khoa học, giúp những nhà đánh giá hay độc giả dễ dàng trong việc theo dõi và phân tích nội dung hơn. Tài liệu đi sâu vào nghiên cứu khái niệm bút pháp tả cảnh ngụ tình và lấy tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc để chứng minh cho luận điểm của mình và đồng thời là lấy tác phẩm Truyện Kiều để so sánh, làm nổi bật điều đó.

Download tài liệu

Download tài liệu

Người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương và Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn là luận văn thạc sĩ ngữ văn của sinh viên Nguyễn Thị Hà dưới sự hướng dẫn của giảng viên, Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Nho Thìn. Có thể nói đây là một tài liệu tiến hành so sánh khá thú vị về hai nữ nhân vật trong thi ca, văn học Việt Nam.

Tài liệu cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng về hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại, Cho ta thấy nhan sắc, tài năng, đức hành và những gì họ phải trải qua trong cuộc sống. Từ những giá trị chung, tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích và chứng minh qua hai nhân vật đó là người phụ nữ của Hồ Xuân Hương và người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm khúc.

Download tài liệu

Download tài liệu

Phân tích Nỗi Buồn của người chinh phụ trong bài “Chinh Phụ Ngâm Khúc” là tài liệu tập trung vào phân tích nỗi buồn của người chinh phụ. Bằng những dẫn chứng từ chính những câu thơ của tác phẩm, tài liệu giúp chúng ta hiểu hơn về nỗi nhớ nhung sầu muộn và làm nổi bật tư tưởng ghét chiến tranh, đòi quyền sống tự do, hạnh phúc cho người thiếu nữ. Đây là một tài liệu tham khảo tuyệt vời nếu bạn muốn liên hệ với những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội ngày nay.

Download tài liệu

100+ Tài liệu về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc

Top 10 giáo án ngữ văn 11 chuyên sâu nhất

Tổng hợp những tài liệu giáo án ngữ văn 10 hay nhất

II. Tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc

1. Tác giả

Tác giả Đặng Trần Côn hiện nay còn rất ít thông tin có thể xác thực về ông, năm sinh năm mất của ông cũng không có bất cứ tài liệu nào ghi chép lại một cách chính xác, chỉ biết ông sinh khoảng năm 1700 và mất khoảng 50 đến 60 năm sau đó.

Đặng Trần Côn sinh ra ở huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Lịch sử ghi chép lại rằng ông có làm quan nhưng không mấy nổi bật. Tất cả những gì mà hậu thế biết về ông chính là những tuyệt tác văn chương sống mãi trong dòng chảy của lịch sử. 

Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ. Ông chính là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm, trong đó có một số bản dịch được coi là sát nghĩa nhất có thể kể đến như bản dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích….

2. Tác phẩm

Hoàn cảnh ra đời: Đặng Trần Côn đã “cảm thời thế mà làm ra” khi chứng kiến đầu đời vua Lê Hiền Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, triều đình cất quân đánh dẹp.

Giá trị nội dung và nghệ thuật: Giá trị nội dung ở tác phẩm này là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm này có thể kể đến như thể thơ trường đoản cú (đối với nguyên tác) hay song thất lục bát (đối với bản dịch). Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và phải cảm ơn nội dung bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên một tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển hơn rất nhiều.

Nội dung thông tin cơ bản: Chinh phụ ngâm khúc có nghĩa là khúc ngâm của người vợ có chồng đi chinh chiến, được Đặng Trần Côn viết khoảng năm 1741, nguyên tác chữ Hán dài 476 câu theo lối tập cổ. Xuyên suốt tác phẩm là lời độc thoại nội tâm của người vợ xa chồng.

Chinh phụ ngâm có hình thức là một lời độc thoại nội tâm mà vai chính, cũng là vai duy nhất đứng ra độc thoại trong truyện là một người vợ có chồng tham gia cuộc chiến do triều đình phong kiến chủ xướng, kể về nỗi khổ, nỗi cô đơn buồn tủi phải xa chồng. 

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh của chiến tranh ác liệt và nhà vua truyền hịch kêu gọi mọi người tham gia chiến cuộc. Trong bối cảnh này, nàng chinh phụ hình dung cảnh chồng nàng lên đường phò vua giúp nước, ra đi với quyết tâm giành hàng loạt thành trì dâng vua, hùng dũng trong chiếc chiến bào thắm đỏ và cưỡi con ngựa sắc trắng như tuyết.

Cuộc tiễn đưa lưu luyến kết thúc, người chinh phụ trở về khuê phòng và tưởng tượng ra cảnh sống của chồng nơi chiến địa. Những xúc cảm về một hình ảnh “lẫm liệt” của chồng phút chia ly đã dần mờ nhòe, thay thế vào đó là nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận của chồng giữa chiến trường khốc liệt, đầy oan hồn tử khí, và niềm đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng.

Trong phần tiếp theo, câu chuyện chủ yếu diễn tả tâm trạng trăn trở, cô quạnh của người chinh phụ. Đó là việc chồng quá hạn không về, cũng không có tin tức gì, và người chinh phụ đành phải tính thời gian bằng chu kỳ quyên hót, đào nở, sen tàn. Đó là tâm trạng “trăm sầu nghìn não” khi người chinh phụ quanh quẩn trước hiên, sau rèm, vò võ dưới đêm khuya vắng, đối diện với hoa, với nguyệt. Đó là tâm trạng chán chường khi tìm chồng trong mộng nhưng mộng lại buồn hơn, lần giở kỷ vật của chồng mong tìm chút an ủi nhưng sự an ủi chỉ le lói, thấy thân phận của mình không bằng chim muông, cây cỏ có đôi liền cành. Cuối cùng, chán chường và tuyệt vọng, người chinh phụ đã không còn muốn làm việc, biếng lơi trang điểm, ngày đêm khẩn cầu mong được sống hạnh phúc cùng chồng.

Kết thúc khúc ngâm, người chinh phụ hình dung ngày chồng nàng chiến thắng trở về giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống hạnh phúc trong thanh bình, yên ả.

Bởi sự kết hợp tuyệt vời giữa nội dung tác phẩm và hình thức câu, từ. “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn có thể nói là tác phẩm thơ xuất sắc nhất của văn học Trung đại.

III. Hướng dẫn phân tích tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc

Phân tích 8 câu đầu bài thơ chinh phụ ngâm – đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Nỗi cô đơn và lẻ loi của người chinh phụ.

Không gian: 

Hiên vắng: vắng vẻ, hiu quạnh

Khuê phòng: cô đơn, nhớ nhung- Thời gian:+ Đèn: ban đêm, thời gian của tâm trạng

Hoa đèn: thời gian qua lâu gợi nỗi niềm khắc khoải

Hành động của người chinh phụ:

Dạo – gieo từng bước: đi đi lại lại, quanh quanh, quẩn quẩn

⇒ Nỗi nhớ như ngưng đọng trong từng bước đi

Rủ thác: hành động vô thức, không có chủ đích 

Nghe ngóng tin tức: nhớ mong, khao khát người chồng trở về

Giãi bày, chia sẻ với ngọn đèn – vật vô tri vô giác

Biện pháp nghệ thuật:

Điệp ngữ vòng: đèn biết chăng – đèn có biết, diễn tả tâm trạng buồn triền miên, kéo dài lê thê trong thời gian và không gian, dường như không bao giờ đứt, ngừng.

Câu hỏi tu từ: đèn biết chăng? 

⇒ như một lời than thở, thể hiện nỗi khắc khoải đợi chờ và hy vọng luôn day dứt không yên trong người chinh phụ.

8 câu thơ đầu của tác phẩm đã tạo nên một không gian vắng vẻ hiu quạnh từ ngoài vào trong. Bên ngoài là mái hiên vắng vẻ, phía bên trong là khuê phòng cô đơn…. Cùng với thời gian ban đêm vốn càng nhấn mạnh đến nỗi cô độc của người chinh phụ.

Trong bức tranh không gian và thời gian (đã phân tích ở trên) thấm đượm nỗi buồn ấy, những hành động của người vợ những tưởng chừng như sẽ làm mờ đi được nỗi nhớ nhung nhưng trái lại, nó càng gợi thêm sự cô đơn và trống trải. Người chinh phụ “dạo – gieo” từng bước, đi loanh quanh luẩn quẩn trên hiên nhà, khiến nỗi nhớ như ngưng đọng lại trong từng bước đi. Người vợ trở vào buồng và giãi bày với “ngọn đèn” – là một vật vô tri vô giác để thỏa nỗi lòng của chính bản thân mình.

Phân tích 8 câu tiếp theo bài thơ chinh phụ ngâm – đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Nỗi niềm lo lắng và bất an của người chinh phụ (tiếp)

Cảnh vật thiên nhiên:

Gà eo óc gáy – sương năm trống: gà gáy báo hiệu canh năm, báo hiệu người vợ trẻ xa chồng đã thao thức suốt đêm

⇒ Tiếng gà khắc khoải như xoáy sâu vào tính chất tĩnh lặng của không gian, đồng thời cũng xoáy sâu vào tâm trạng người chinh phụ

Hòe phất phơ: cảnh vật quạnh hiu – Cảm thức của người chinh phụ về thời gian:

Hòe: bóng cây hòe ngoài sân, trong vườn ngắn rồi lại dài, dài rồi lại ngắn, thể hiện sự trôi đi của thời gian – thời gian của xa cách và nhớ thương

Hành động của người chinh phụ:

Đốt hương tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ viển vông, khắc khoải, những dự cảm chẳng lành 

Soi gương nhưng chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt.

Gượng gảy đàn sắt đàn cầm để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm gở. Sự lo lắng không chỉ cho thấy nỗi cô đơn mà còn cho thấy niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

⇒ Sự mâu thuẫn giữa cảm xúc và lý trí 

⇒ 16 câu thơ đầu của bài thể hiện tình cảnh lẻ loi, nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phụ.

Chuyển sang các câu thơ tiếp theo, chúng ta có thể thấy không gian thiên nhiên đã mở rộng ra bên ngoài. Cụ thể là đoạn thơ đã có sự xuất hiện của âm thành tiếng gà gáy, của hình ảnh cây hòe phất phơ. Tiếng gà gáy khắc khoải đã nhấn mạnh sự tĩnh lặng của không gian xung quanh. Thời gian của tâm trạng được thể hiện bằng các cụm khắc “giờ – niên”; “mối sầu – biển xa” khiến nỗi cô độc càng được kéo dài ra mênh mang.

Chuyển đến những hành động trong 8 câu giữa bao gồm: “đốt hương, soi gương, gảy đàn”. Đây là chuỗi hành động tích cực những khi kết hợp với từ ngữ mang tâm thế “gượng” đã làm cho chúng trở nên đầy bất an. 

Phân tích 8 câu cuối bài thơ chinh phụ ngâm – đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ

6 câu thơ đầu:

Hình ảnh thiên nhiên:

Gió đông: gió mùa xuân, gió báo tin vui, thể hiện sự sum họp, đoàn viên.

Non Yên: núi Yên Nhiên, nơi phương bắc xa xăm – nơi người chồng đang chinh chiến.

Biện pháp nghệ thuật:

Hình ảnh ước lệ: non Yên.

Điệp ngữ vòng: non Yên, trời

Từ láy: thăm thẳm, đau đáu.

⇒ Không gian vô tận, mênh mông, không giới hạn, không chỉ là không gian vô tận ngăn cách hai vợ chồng, mà còn là nỗi nhớ không nguôi, không tính đếm được của người chinh phụ, là tình yêu thương của người vợ nơi quê nhà.

2 câu thơ cuối:

Hai câu thơ mang tính khái quát, triết lý sâu sắc

Lời thơ chuyển sang độc thoại nội tâm, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng người chinh phụ với hình ảnh người chinh phụ tràn ngập trong tâm tưởng.

⇒ 8 câu thơ cuối như lời gửi gắm nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi đến người chồng nơi biên ải xa xôi.

8 câu thơ cuối cùng, giờ đây vẫn là hình ảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa với vài nét chấm phá, không gian trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích đã mở rộng ra vô tận mênh mông. Đó không chỉ là không gian địa lý ngăn cách người chinh phụ với chồng, mà đó còn là không gian trống vắng của nỗi nhớ cồn cào, dai dẳng. 

Giá trị nội dung:

Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (đoạn trích được sử dụng trong sách giáo khoa lớp 10) đã miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. 

Giá trị nghệ thuật:

Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (đoạn trích được sử dụng trong sách giáo khoa lớp 10) đã miêu tả tâm lí nhân vật (tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm… Các biện pháp nghệ thuật khác như điệp ngữ, so sánh, từ láy, câu hỏi tu từ… cũng được sử dụng rất hiệu quả.

Top 10 luận án tiến sĩ luật đúng chuẩn nhất

Top 10 slide bảo vệ luận văn thạc sĩ đúng chuẩn nhất

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngâm Thơ Và Nghe Ngâm Thơ Việt Nam trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!