Xu Hướng 3/2023 # Nêu Cảm Nhận Của Anh (Chị) Về Hai Câu Thơ: “Sóng Biếc Theo Làn Hơi Gợn Tí Lá Vàng Trước Gió Khẽ Đưa Vèo”. ( “Câu Cá Mùa Thu” # Top 9 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nêu Cảm Nhận Của Anh (Chị) Về Hai Câu Thơ: “Sóng Biếc Theo Làn Hơi Gợn Tí Lá Vàng Trước Gió Khẽ Đưa Vèo”. ( “Câu Cá Mùa Thu” # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Nêu Cảm Nhận Của Anh (Chị) Về Hai Câu Thơ: “Sóng Biếc Theo Làn Hơi Gợn Tí Lá Vàng Trước Gió Khẽ Đưa Vèo”. ( “Câu Cá Mùa Thu” được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nêu cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ: “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. ( “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến)

Mùa thu xưa nay vẫn luôn là mùa khơi gợi cho lòng người nhiều cảm xúc nhất. Nguyễn Khuyến có hẳn một chùm các bài thơ nói về mùa thu, mỗi bài mang một màu sắc, một góc nhìn riêng nhưng đều góp phần làm nên bức tranh mùa thu ở làng quê Việt Nam thật ấn tượng. “Câu cá mùa thu” là tên của một bài trong số đó. Giữa không gian ao thu, từ một chiếc thuyền câu “bé tẻo teo”, cái nhìn của nhà thơ bao quát ra xung quanh:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Một bức tranh thu cổ điển về thi liệu và thi đề. Đó là vẻ đẹp của “thu thuỷ”, “thu thiên” trong cái “cộng trường thiên nhất sắc” thường gặp trong ý thơ của người xưa. Bức tranh cảnh vật hiện lên sống động, hài hoà. Trên chiếc thuyền con nhìn ra, làn nước ao thu lạnh lẽo, trong veo đến hết độ sắc trong của nước, sóng biếc chỉ hơi khẽ gợn và lá vàng trước gió cũng cũng “khẽ đưa vèo”, nhẹ nhàng chuyển động. Câu thơ rất động nhưng là cái động nhẹ nhàng đến mức tinh vi. Lấy động tả tĩnh. Bút pháp quen thuộc trong thơ văn trung đại ở đây đã được sử dụng một cách đắc địa. Cái động làm phong phú đường nét và màu sắc của cảnh thu. Hơn thế nữa, nó khiến cho cái tĩnh lặng của không gian càng trở nên tĩnh lặng hơn. Chiếc thuyền đang ở trên mặt ao nhưng dường như tất cả những tác động mà nó gây ra cũng chỉ khiến cho làn ao hơi gợn sóng. Người ngồi trên thuyền phải trầm ngâm, yên lặng đến mức nào! Và cũng phải tĩnh lặng đến mức tuyệt đối thì mới nhận ra được chiếc lá thu “khẽ đưa vèo” trong không gian. Không chỉ là gợi hình ảnh mà dường như còn nghe thấy được tiếng lá rơi và những động thái chuyển động tinh vi của nó. Ấn tượng về bức tranh thu thanh vắng, quạnh hiu được tô đậm. Dường như chỉ có mỗi thi nhân trong vai trò ông già câu cá đối diện trước thiên nhiên thu nhỏ để lắng vào cõi suy tư. Tất cả đều hài hoà, hoà phối với nhau làm nên đường nét của mùa thu. Và sự hoà phối đã đạt đến mức tinh vi cao độ khi “Cái thú vị của bài thơ là ở điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi” (Xuân Diệu). Nguyễn Khuyến đã dùng chiếc lá vàng để làm điểm nhấn cho bức tranh thu, gợi cho người ta một ân tượng vừa bất ngờ lại vừa thích thú. “Diệp lạc tri thu”, chỉ một chiếc lá vàng thôi cũng đủ để gợi ra hồn thu vĩnh cửu. Cái “đưa vèo” trong câu thơ gợi ta nhớ đến một câu thơ của Tản Đà khi ông cảm nhận sự đổi thay của thời thế: “Vèo trông lá rụng ngoài sân”. Phải chăng, đó cũng là cái “vèo” bay của lá của hai người nhưng cùng một tâm trạng?

Cái tài của Nguyễn Khuyến là đọc cả bài thơ cũng như hai câu thơ, người ta vẫn cảm nhận được sự chuyển động của cảnh vật, nhưng tất cả những chuyển động ấy lại làm nên bức tranh thu tĩnh lặng tuyệt đối. Tĩnh lặng mà không chết lặng. Chỉ tĩnh lặng bởi mùa thu quá thanh khiết, nhẹ nhàng, còn người thơ thì lại quá trầm ngâm, tự lự. “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Bức tranh cảnh thu đã hé mở cho ta về tình thu của người trong cảnh. Cái tĩnh lặng của bài thơ hay cũng chính là cái tĩnh lặng của một người trong lòng đang nặng trĩu suy tư. Là một nhà thơ có khí tiết trong sạch, giữa thời đại “Vua chèo còn chẳng ăn ai/ Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề” ông chọn con đường cáo quan về quê mà đã có lúc tự trào:

“Cờ đang dở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng”.

Thái độ bất hợp tác “ra về” để giữ trọn thanh danh khí tiết trong thời kì trắng đen lẫn lộn là dứt khoát nhưng vẫn không thể tránh khỏi những lúc:

“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy Độ dăm ba chén đã say nhè”.

Và có lẽ nên mùa thu của ông dù đẹp đến mấy thì cũng vẫn thấm đẫm buồn. Cảnh vật buồn mà lòng người thì lại càng buồn hơn. Mùa thu ở đây đã cho ta biết thêm về một tâm hồn thiết tha với thiên nhiên đất nước.

Mùa thu, có lẽ nếu như trước đó đã có, và sau này vẫn sẽ có rất nhiều những bài thơ viết về nó nhưng người ta sẽ không thể nào quên được bức tranh “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến khi mà:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. chúng tôi

Cảm Nhận Của Anh Chị Về Đoạn Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ của nữ thi sĩ dễ đi vào lòng người đọc với vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm. Đó là những tâm tình, suy tư của người phụ nữ luôn khao khát được yêu thương. Trong đó, “Sóng” là một thi phẩm nổi bật của thơ Xuân Quỳnh. Đặc biệt là những dòng thơ đầu : “Dữ dội và dịu êm…Khi nào ta yêu nhau”.

Xuyên suốt trung tâm của bài thơ là hình tượng sóng và hình tượng em. Sống là một hiện tượng của thiên nhiên. Nhưng ẩn sâu trong đó là sóng tình yêu, sóng lòng trong tâm hồn của người phụ nữ. Hình tượng em là sự hóa thân của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nữ sĩ trải lòng mình trên những trang thơ, mượn hình ản sóng để nói lên những nỗi lòng.

Trong hai câu thơ trên, tác giả nêu lên những trạng thái đối lập của sóng: lúc thì mạnh mẽ, dữ dội, lúc lại trôi lững lờ. Đó cung là đặc điểm của tâm trạng người con gái khi yêu. Có lúc cuồng nhiệt, đắm say, có lúc lại dè dặt e ấp. Những trạng thái tuy đối lập nhưng lại thống nhất với nhau. Hai câu thơ đầu được tổ chức theo phép đối, tạo nên cấu trúc hài hòa, cân xứng. Tác giả đặt những tính từ như “dịu êm”, “lặng lẽ” ở dưới mỗi câu thơ cũng cho thấy được sự nữ tính của con sóng .

Phép nhân hóa đã thổi hồn vào sóng để biến nó trở thành một con người. Sóng không chấp nhận giới hạn chjat chội, khi không được sông hiểu,khi không tìm thấy được sự đồng điệu, nó vươn ra tìm đến với đại dương mênh mông. Cũng giống như trong tình yêu, người phụ nữ không chấp nhận những gì tầm thường, chật hẹp mà luôn hướng tới những điều cao cả, lớn lao.

Ở đoạn thơ tiếp theo, tác giả viết:

Con sóng đa vỗ bờ từ ngàn xưa, cho đến bây giờ và mãi mãi sau này. Đó là quy luật bất biến của tự nhiên. Trong tình yêu, cũng có sự tương đồng khi mà tình yêu, nỗi khao khát luôn thường trực trước đây, ngày nay và mãi cả về sau. Chừng nào con người còn tồn tại thì tình yêu cũng như một món quà diệu kì mà thượng đế ban tặng cho nhân loại. Khát vọng tình yêu là khát vọng bất diệt của con người, đặc biệt là những con người trẻ tuổi.

Nhân vật trữ tình đứng trước biển khơi với những suy nghĩ sâu lắng:

Người con gái đang yêu nghĩ về bản thân mình, nghĩ về người thương và cũng suy tư về sóng biển. Nhân vật trữ tình đang ở trong niềm khao khát lí giải nguồn gốc của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu.

“Em” đã không đi truy tìm được căn nguyên của sóng, cũng như tình yêu. Tình yêu diệu kì nhưng cũng thật bí ẩn như thế giới tự nhiên. Nó là những rung động của con tim, có những khi lí trí không thể chiến thắng được con tim mách bảo. Tình yêu vẫn luôn là câu hỏi không khó nhưng cũng chẳng dễ dàng nào có thể lí giải được căn nguyên, cội nguồn. Nhân vật trữ tình cũng phải bộc lộ rằng “em cũng không biết nữa/khi nào ta yêu nhau”. Chính ái không biết đấy ủa em lại là minh chứng chân thành nhất cho tình yêu sâu đậm, không toan tính. Đó chính là tiếng lòng của người phụ nữ đang yêu.

Có thể thấy rằng, đoạn thơ mở đầu khắc họa được trọn vẹn hình tượng sóng và hình tượng em. Sóng là em và em cũng là sóng. Sóng mang ý nghĩ biểu trưng cho những trạng thái cảm xúc của người phụ nữ đang yêu. Qua hình tượng sóng để tác giả cũng nói lên quy luật bất diệt của tình yêu. Các câu thơ mặc dù ngắn về số lượng từ nhưng lại có sức cô dộng và giàu giá trị gợi hình gợi tả. Để rồi, người đọc cũng cảm thấy những con sóng đang gối thúc vào lòng mình.

Cảm Nhận Của Anh/ Chị Về Khổ Thơ Đầu Của Bài Thơ “Đồng Chí” Của Chính Hữu

“Đồng chí” là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về người nông dân mặc áo lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bài thơ được viết vào đầu xuân 1948, sau chiến tháng Việt Bắc thu đông 1947, nó đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

Hai mươi dòng thơ, với ngôn ngữ bình dị, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén, hình tượng thơ phát sáng, có một vài câu thơ để lại nhiều ngỡ ngàng cho bạn đọc trẻ ngày nay.

Hai câu thơ đầu cấu trúc song hành, đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt” người chiến sĩ rất trẻ, như đang tâm sự cùng nhau. Giọng điệu tâm tình của một tình bạn thân thiết:

“Quê hương anh nước mặn, .

Quê hương anh và làng tôi đều nghèo khổ, là nơi “nước mặn, đồng chua”, là xứ sở “đất cày lên sỏi đá”. Mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị, chất thơ mộc mạc, đáng yêu như tâm hồn nguời trai cày ra trận đánh giặc. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc làm nên tình bạn, tình đồng chí sau này.

Năm câu thơ tiếp theo nói lên một quá trình thương mến: từ “đôi người xa lạ” rồi “thành đôi tri kỉ”, về sau kết thành “đồng chí”. Câu thơ biến hóa, 7, 8 từ rồi rút lại, nén xuống 2 từ, cảm xúc vần thơ như dồn tụ lại, nén chặt lại. Những ngày đầu đứng dưới lá quân kì: “Anh với tôi đôi người xa lạ – Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Đôi bạn gắn bó với nhau bằng bao kỉ niệm đẹp:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

“Súng bên súng” là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến đấu; “anh với tôi” cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc lập, tự do và sự sống còn của dân tộc. “Đầu sát bên đầu” là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” là câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm một thời gian khổ. Chia ngọt sẻ bùi mới “thành đôi tri kỉ”. “Đôi tri ki” là đôi bạn rất thân, biết bạn như biết mình. Bạn chiến đấu thành tri kỉ, về sau trở thành đồng chí! Câu thơ 7, 8 từ đột ngột rút ngắn lại hai từ “đồng chí” làm diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga mãi trong lòng. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu của những người binh nhì vốn là những trai cày giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc. Các từ ngữ được sử dụng làm vị ngữ trong vần thơ: bên, sát, chung, thành – đã thể hiện sự gắn bó thiết tha của tình tri ki, tình dồng chí. Cái tấm chăn mỏng mà ấm áp tình tri kỉ, tình đồng chí ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính, không bao giờ có thể quên

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Bài Thơ Hai Chị Em

Nín đi em, Bố Mẹ bận ra toà!

Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi

Thằng bé khóc bụng chưa quen chịu đói

Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm.

Bố mẹ đi từ sáng, khác mọi hôm

Không nấu nướng và không hề trò chuyện

Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm

Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?

Biết lấy gì dỗ cho em nín đâu

Ngoài hai tiếng ra toà vừa nghe nói

Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi

Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về.

Mẹ bế em âu yếm, vuốt ve

Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp

Nó sung sướng vào ra tíu tít

Rồi quây quần, nồi cơm mở vung ra!

Nó biết đâu bố mẹ nó ra toà

Đối mặt nhau, đối mặt cùng pháp lý

Chẳng phải chỗ năm xưa đi đăng ký

Chẳng phải lời dịu ngọt tháng ngày xa.

Nó biết đâu Bố Mẹ nó ra toà

Là cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ

Đứa còn Mẹ thì thôi, không còn Bố

Hai chị em rồi sẽ mất nhau…

Nín đi em! Em khản giọng khóc gào

Chị mếu máo, đầm đìa nước mắt

Những bố mẹ bên bờ chia cắt

Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình!

Mời các bạn độc giả tham khảo những câu nói hay về tình yêu buồn và danh ngôn cuộc sống hay nhất mọi thời đại.

Cảm nhận bài thơ Hai Chị Em của Vương Trọng

Vương Trọng sinh năm 1943 tại Nghệ An. Những tập thơ được nhiều người biết đến nhất của anh là Khoảng trời quê hương, Về thôi nàng Vọng phu, Tặng người trong mơ… Bên cạnh bài thơ Bên mộ cụ Nguyễn Du rất nổi tiếng đã được chọn đăng trong tuyển tập 100 bài thơ hay thế kỷ XX (1), anh còn có một bài thơ được các “trung niên thi sĩ” chọn ngâm dài dài trong các buổi sinh hoạt, đó là bài Hai chị em.

Bài thơ bảy khổ này đã được truyền tụng từ rất lâu. Với tôi, đây là một trong những bài độc đáo nhất của anh, vì nó đã khiến cho biết bao người xúc động và trăn trở thật sự, đặc biệt là những cặp hôn nhân “bên bờ chia cắt”. Khi có dịp diễn giải về sức mạnh của ngôn ngữ thơ, bản thân tôi cũng thường viện dẫn bài thơ này của anh, xem đó như là một câu chuyện văn học đáng suy gẫm.

Quả đúng như vậy, ngay từ khổ đầu, nhà thơ đã mang đến cho người cảm thụ thơ hình ảnh hai đứa trẻ rơi vào một hoàn cảnh đáng thương tâm: Bố mẹ ra tòa, chị bảy tuổi phải dỗ em ba tuổi. Chúng từ đâu đến trong cõi đời lạ lẫm này, để rồi giờ đây người lớn bỏ đi đâu cả, hai chị em bơ vơ lạc lõng trong cảnh thèm cơm khát cháo thế này?

” Thằng bé khóc, bụng chưa quen chịu đói

Hai bàn tay níu áo chị đòi cơm “

À, thì ra lâu nay chúng vẫn được bố mẹ đoái hoài, vậy còn hôm nay, bố mẹ đi đâu? Đứa chị có thể hiểu, mà hiểu mơ hồ, không rõ ràng. Ra tòa là sao nhỉ?

” Bố mẹ đi từ sáng, khác mọi hôm

Không nấu nướng và không hề trò chuyện”

Lên bảy, cô bé có thể hiểu rằng bố mẹ ra đi, dường như tất bật lắm, tất bật đến độ không kịp nói với nhau nửa lời, không kịp nấu nướng gì. Hay là giữa họ đã có một điều gì chăng? Điều này thì cô bé không hề nhận ra được, không hề biết được, chỉ thấy rằng bố mẹ đã ra đi từ rất sớm.

” Hai bóng nhỏ, hai đầu ngõ hẻm

Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?”

Vậy thì ai thắc mắc đây? Có phải là cô bé lên bảy hay chính là tác giả? Cô bé còn liu riu ngủ, cô bé mải mê với em, hay cũng có thể cô bé đã “để mắt” đến bố mẹ? Cặp câu này ý rất rõ nét, nhưng ai nhận ra “tình trạng bất thường” này thì không biết được, chính cái lấp lửng ấy tạo cho người đọc một cảm giác rất thơ. Dường như căn cứ vào giọng điệu của câu, căn cứ vào lối đặt câu hỏi rất chững, có thể nghĩ rằng đây là “nghi vấn” của tác giả, một người lớn, “nhân vật thứ năm” trong chuyện thơ chứ không phải là của cô bé.

” Biết lấy gì dỗ em nín đâu

Ngoài hai tiếng ra tòa vừa nghe nói

Chắc nó tưởng như ra đồng ra bãi

Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về”

Dỗ em, nhưng cô bé bảy tuổi ấy không biết dựa vào đâu, nhờ vào đâu mà dỗ cho được, thành thử chỉ biết nói “Nín đi em, bố mẹ bận ra tòa!”. Khổ thế! Ra tòa, chẳng biết là đi đâu, về đâu, làm gì. Nhưng nó một mực yên trí, vì thế nào lát nữa bố mẹ cũng về, ra tòa chứ có phải đi đâu xa mà sợ! Vương Trọng rành tâm lý trẻ em nên mới am hiểu được một cô bé lên bảy thì chẳng nghĩ ra điều gì phức tạp hơn. Ra tòa mà, có gì đâu!

” Mẹ bế em âu yếm vuốt ve

Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp”

Bây giờ tới lượt cô bé tưởng tượng đây. Khi bố mẹ về thì mọi sinh hoạt sẽ đâu ra đấy. Nó sẽ nhìn thấy mẹ ẳm em và chơi đùa với em nè. Em khóc gì thì mẹ dỗ, đôi lúc mẹ cho em bé ngậm vú nữa nè. Còn bố, bố sẽ tươi cười xách nước cho mẹ, mà hay lắm nhen, bố sẽ xách nước đúng vào cái lúc mẹ nhóm bếp cơ! Ôi, thích thú lắm! Cô bé lên bảy đáng yêu của chúng ta tha hồ hồi tưởng về quá khứ và dự tưởng về tương lai gần một hình ảnh gia đình sum vầy, mỗi người mỗi việc, đỡ đần cho nhau, ăn nhịp với nhau.

Thật vui vẻ, hồn nhiên, êm thắm. Hình ảnh bữa ăn đạm bạc mà vui tươi, nồi cơm bốc hơi nóng, mọi người quây quần bên nhau từ lâu đã là biểu trưng của hạnh phúc trong truyền thống gia đình Việt Nam. Tác giả đã rất tinh tế khi đưa vào thơ hình ảnh ăm ắp tình thương yêu này. Mà hình ảnh ấy thì không có gì xa lạ, ngay một em bé lên bảy cũng biết được, cũng cảm được. Nhưng thực tế mà nó sắp nếm trải là gì?

” Nó biết đâu bố mẹ nó ra tòa

Đối mặt nhau, đối mặt cùng pháp lý

(…)

Nó biết đâu bố mẹ nó ra tòa

Là cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ”

Rõ mười mươi đây là tư duy của “nhân vật thứ năm”. Tác giả với tấm chân tình và sự rung cảm của một người trưởng thành đứng trước cảnh hai chị em như thế thì không thể im lặng được nữa! Chẳng đao to búa lớn, chẳng vạch lá tìm sâu, nhưng, với một tấm lòng dành cho hai đứa trẻ vô tư bị bỏ rơi về tình cảm, chủ thể trữ tình đã cay đắng nói lên một sự thật đau lòng: Ra tòa, chẳng khác nào người ta cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ! Lưỡi cưa sắc bén là thế, xưa nay chỉ để cắt lìa sắt, xẻ phứt gỗ, nào hay lại có ngày lưỡi cưa sáng bóng kia đành lòng cắt luôn tình gia đình ruột thịt, đau đớn lắm thay! Dường như đây là lần đầu tiên trong văn chương trữ tình có bóng dáng của lưỡi cưa não nề cứa ngang tình máu thịt.

Hai Chị Em là một tác phẩm nói lên được nỗi buồn của hai đứa trẻ thơ khi cha mẹ sắp xa nhau. Bài thơ thể hiện sự hồn nhiên trong suy nghĩ của cô bé mới 7 tuổi, nó đâu biết rằng điều gì đang sắp xảy ra. Bài thơ như lòng nhắn nhủ của nhà thơ đến các bậc làm cha mẹ hãy biết bảo vệ gia đình mình, bảo vệ tâm hồn của những đứa trẻ thơ chưa hiểu chuyện. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này! Theo chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Nêu Cảm Nhận Của Anh (Chị) Về Hai Câu Thơ: “Sóng Biếc Theo Làn Hơi Gợn Tí Lá Vàng Trước Gió Khẽ Đưa Vèo”. ( “Câu Cá Mùa Thu” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!